Tải bản đầy đủ (.docx) (69 trang)

CƠ sở lý LUẬN về VIỆC GIÁO dục PHÒNG CHỐNG tệ nạn xã hội CHO học SINH các TRƯỜNG TRUNG học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.31 KB, 69 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VIỆC GIÁO DỤC
PHÒNG CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI
CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG THCS


- Tổng quan vấn đề nghiên cứu
- Những nghiên cứu liên quan đến sự phối hợp giữa
nhà trường và các lực lượng xã hội trong giáo dục học
sinh
- Ở nước ngoài
Với quan niệm “Giáo dục phải được thực hiện trên
từng mét vuông” tức là phải thực hiện ở cả trong nhà
trường và ngoài xã hội. Chính vì vậy, rất cần sự phối hợp
của các lực lượng giáo dục là nhà trường - gia đình và xã
hội trong giáo dục học sinh. Ý thức được tầm quan trọng
đó, nên có rất nhiều nghiên cứu liên quan đến vấn đề này
được tiến hành ở trong và ngoài nước.


Một số tài liệu, công trình tiêu biểu đã đề cập đến vai
trò quan trọng của các lực lượng xã hội trong việc tham
gia vào sự nghiệp phát triển nhà trường, cũng như các hoạt
động giáo dục của nhà trường một cách có hiệu quả nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường và kết quả
học tập của học sinh.
Tác giả Tangri, S. và Moles trong cuốn sách “Cha mẹ
và cộng đồng” đã nghiên cứu và chỉ ra những ảnh hưởng
khi cha mẹ học sinh có những hình thức tham gia vào quá
trình học tập của học sinh. Các thành tích, kết quả đạt
được và hành vi, thái độ của học sinh có liên quan đến
việc như: cha mẹ tham gia với tư cách là trợ lý lớp học,


cha mẹ làm tình nguyện viên, hỗ trợ làm bài tập ở nhà và
tạo môi trường giáo dục ở nhà [Tangri, S., and Moles, O,
(1987), Parents and the Community, In Educators'
Handbook: A Research Perspective, edited by V.
RichardsonKoehler.
Press].

New York/London:

Longman


Tác

giả

Laura

Brannelly



Joan

Sullivan-

Owomoyela trong cuốn sách “Thúc đẩy sự tham gia của
cộng đồng đóng góp cho giáo dục trong các điều kiện
xung đột” đề cập đến sự tham gia củacộng đồng và phát
triểnmô hìnhcộng đồng tham giavào giáo dục ở các nước

Jordan, Afghanistan,Iraq, Liberia, Uganda và vùng lãnh
thổ Palestine. Các tác giả đã nghiên cứu sự tham gia của
cộng đồng vào giáo dục trong các hoàn cảnh chính trị của
mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ khác nhau. Các tác giả đã
đưa ra tầm quan trọng và vai trò của cộng đồng trong việc
tham gia vào bối cảnh tái thiết đất nước sau xung đột và
xây dựng lại giáo dục [Laura Brannelly and Joan
Sullivan-Owomoyela, (2009), Promoting participation
Community contributions to education in conflict
situations, International Institute for Educational
Planning].


Tác giả Anne Henderson và Karen Mapp đã nghiên
cứu hơn 50 công trình được công bố từ năm 1995 để biên
dịch cuốn sách: “Minh chứng mới về những tác động của
nhà trường, gia đình và cộng đồng đến kết quả học tập
của học sinh”. Kết quả cho thấy, để có được sự tham gia
tích cực của cha mẹ học sinh thì nhà trường phải liên kết
các hoạt động của cha mẹ học sinh với mục tiêu học tập
của học sinh và phải quan tâm đến hoàn cảnh khác nhau
của mỗi gia đình học sinh [Henderson, A. T, & Mapp, K. L.
(2002). A new wave of evidence: The impact of school,
family,

and

achievement,

community

Austin,

TX:

Development Laboratory].

connections
Southwest

on

student

Educational


Luận án của Cynthia V.Crites“Sự tham gia của cha
mẹ học sinh và cộng đồng: một nghiên cứu điển hình”.
Luận án nghiên cứu dựa trên phân tích điển hình, mô tả
những cách thức để tăng cường sự tham gia của cha mẹ
học sinh và cộng đồng vào giáo dục. Nghiên cứu chỉ ra
rằng để tăng cường sự tham gia của CMHS và cộng đồng
thì nhà trường phải để họ tham gia vào quá trình ra quyết
định, lập kế hoạch hoạt động của nhà trường [Egan, K
(1990). Educating and Socializing: a proper distinction,
Teachers College Record, Vol. 85].


Luận án của Marie DeLuci, với đề tài “Nghiên cứu
điển hình về sự tham gia của xã hội vào các trường tiểu

học ở ba trường của Ethiopia” đã nêu tầm quan trọng của
cộng đồng tham gia phát triển nhà trường. Đồng thời tác
giả đã chứng minh rằng để huy động được sự tham gia của
CMHS và cộng đồng cần có một tổ chức hay một uỷ ban
nào đó đại diện cho cộng đồng hay CMHS để cải tiến nhà
trường, đặc biệt rất cần sự nỗ lực phối hợp giữa Nhà nước
– CMHS và các tổ chức phi chính phủ trong việc cùng
quan tâm đến nhà trường cũng như con em họ [Putman,
M. (1995), Making democracy work, Princeton
Univercity Press].


Qua nghiên cứu các nghiên cứu về sự tham gia của
các lực lượng xã hội vào giáo dục nhà trường trên thế giới,
có thể thấy, các công trình đều khẳng định cần huy động
sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động giáo dục của
nhà trường. Đồng thời có thể rút ra một số kinh nghiệm tổ
chức các hoạt động có sự tham gia của các lực lượng xã
hội, cộng đồng vào hoạt động giáo dục của nhà trường.
Trong đó nhà trường vẫn phải giữ vai trò chủ trì, phát huy
mạnh mẽ vai trò là đầu mối huy động CMHS và các lực
lượng xã hội tham gia quá trình GD, lập kế hoạch hoạt
động, ra quyết định và kiểm tra đánh giá v.v.
- Ở Việt Nam


Ở Việt Nam, giáo dục giữa nhà trường, gia đình và
xã hội đã được Đảng và Nhà nước quy định trong các văn
kiện, nghị quyết v.v. Trong các tư liệu nghiên cứu đề cập
rất nhiều sự cần thiết phối hợp giữa các lực lượng trong

cộng đồng với sự nghiệp giáo dục. Nhiều hội thảo tập
trung bàn về các vấn đề lý luận và các quan điểm mới và
sự phối hợp của các tổ chức xã hội, cộng đồng trong giáo
dục nhà trường. Một số hội thảo đi sâu vào phân tích các
yếu tố quan trọng để thực hiện thành công sự phối hợp các
lực lượng trong giáo dục.
Bên cạnh đó là các công trình nghiên cứu về sự tham
gia của cha mẹ học sinh, cộng đồng của các tác giả khác
đã tổng hợp những quan điểm lý luận và thực tiễn về vai
trò và nhiệm vụ của cộng đồng, sự phối hợp của Nhà
trường - Gia đình – cộng đồng trong giáo dục học sinh:


Trong cuốn “Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa
của thế kỉ XXI” tác giả Phạm Minh Hạc khẳng định sự
nghiệp giáo dục của Việt Nam không phải chỉ do Nhà
nước gánh vác, mà phải có sự chung sức của các lực lượng
xã hội cùng tham gia vào sự nghiệp giáo dục nước nhà, tạo
nên một xã hội học tập [Phạm Minh Hạc (2009), Giáo
dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội].


Võ Tấn Quang, trong cuốn sách “Những nhân tố mới
về giáo dục trong công cuộc đổi mới” đã nhấn mạnh tầm
quan trọng của quần chúng trong công tác giáo dục, theo
tác giả: xã hội hóa trong giáo dục là phải phát động phong
trào quần chúng làm giáo dục, huy động toàn xã hội tham
gia sự nghiệp GD&ĐT, hình thành và phát triển nhân cách
thế hệ trẻ [Võ Tấn Quang (2001), Xã hội hóa Giáo dục,

NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội]. Ngoài ra còn các các
nghiên cứu như “Về tính thống nhất, liên tục và toàn vẹn
trong quan hệ giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội” [Võ
Tấn Quang (1992), Về tính thống nhất, liên tục và toàn
vẹn trong quan hệ giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội,
Tạp chí Nghiên cứu giáo dục 9/1992, Hà Nội], nghiên
cứu của tác giả Nguyễn Thị Kỷ và Hà Nhật Thăng về
“Những quan điểm phương pháp luận của việc liên kết
giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho học sinh
hiện nay” [Nguyễn Thị Kỷ, Hà Nhật Thăng (1995),
Những quan điểm phương pháp luận của việc liên kết
giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội cho học
sinh hiện nay, Đề tài cấp cơ sở, Viện Khoa học Giáo


dục, Hà Nội] v.v.
Qua các công trình nghiên cứu liên quan đến việc sự
phối hợp giữa nahf trường với các lực lượng xã hội trong
giáo dục HS có thể rút ra những vấn đề cốt yếu sau:
Sự phối hợp của các lực lượng xã hộivới nhà
trường là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển
giáo dục. Sự tham gia của các lực lượng xã hộivào nhà
trường là một trong giải pháp quan trọng để giúp cho học
sinh đạt được kết quả cao nhất trong học tập và giảm tỉ lệ
bỏ học cũng như có ảnh hưởng tốt đến hành vi và tính tích
cực của học sinh.
Tùy vào tình hình thực tế và điều kiện kinh tế - xã
hội của mỗi nước, mỗi địa phương mà sự tham gia của cha
mẹ học sinh, sự phối hợp của các lực lượng xã hộimà có
những phương thức khác nhau, có biện pháp phối hợp

khác nhau. Sự tham gia của các lực lượng xã hộisẽ hiệu
quả và bền vững khi có sự phối hợp đồng bộ. Trong đó
nhà trường giữ vai trò chính trong tổ chức, điều phối các
hoạt động tham gia của các lực lượng xã hội.


- Các nghiên cứu liên quan đến sự phối hợp giữa nhà
trường và các lực lượng xã hội trong phòng chống tệ
nạn xã hội
- Ở nước ngoài
Tệ nạn xã hội là một căn bệnh làm cản bước tiến của
xã hội loài người. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc
gia, tệ nạn xã hội không ít thì nhiều đã gây ảnh hưởng xấu
đến đời sống xã hội. Đặc biêt, vào những năm cuối thế kỷ
XX và đầu thế kỷ XXI, khi nền kinh tế thị trường phát
triển, CNTT bùng nổ cùng xu thế hội nhập và toàn cầu hóa
thì TNXH càng có cơ hội phát sinh, phát triển và gây tác
hại không nhỏ về kinh tế, chính trị, an ninh, sức khỏe, đạo
đức, lối sống đối với xã hội.
Mỗi loại TNXH đều có quy mô và mức độ ảnh hưởng
khác nhau đến xã hội. Một số TNXH có xu hướng giảm
dần và bị loại trừ khỏi đời sống xã hội. Song bên cạnh đó,
một số TNXH khác trước đây ít xuất hiện, đã được khống
chế, kiểm soát nay lại phát triển mạnh mẽ và ngày càng
phổ biến như Ma túy, cờ bạc, trộm cắp, bạo lực học


đường, hút thuốc lá, quan hệ tình dụng tuổi vị thành niên
v.v.
Do đó, vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội đã trở

thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới. Liên
hiệp quốc, Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế INTERPOL,
Tổ chức Y tế thế giới WHO, Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
UNICEF, nhà xã hội người Pháp Edukheim, A. I. Đôngôva
và các tổ chức quốc tế đã tổ chức nhiều hội nghị quốc tế
và xuất bản nhiều ấn phẩm về phòng chống tội phạm trong
đó có nêu vấn đề về phối hợp các lực lượng xã hội trong
phòng chống tội phạm.
- Ở trong nước
Tại Việt Nam, các cơ quan Nhà nước, các nhà
nghiên cứu của Bộ Công an, Bộ Lao động – Thương binh
và Xã hội, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc
gia v.v đã nghiên cứu về TNXH, tội phạm dưới nhiều góc
độ, khía cạnh khác nhau. Trong số này nổi bật là các công
trình nghiên cứu như Đề tài cấp Nhà nước “Luận cứ khoa
học đổi mới chính sách xã hội đảm bảo an ninh xã hội và
khắc phục các tệ nạn xã hội” mã số KX 04.14 của Tổng


cục Cảnh sát, Bộ Công an (1992-1995) [Tổng cục Cảnh
sát, Bộ Công an (1996), Luận cứ khoa học đổi mới
chính sách xã hội đảm bảo an ninh xã hội và khắc
phục các tệ nạn xã hội, Đề tài nghiên cứu cấp Nhà
nước]. Đề tài này đã tập trung đi sâu phân tích nguyên
nhân, điều kiện, đặc biệt là những nguyên nhân, điều kiện
về các chính sách xã hội làm phát sinh, phát triển và tồn
tại của các tệ nạn xã hội trong đó có tệ nạn ma túy, từ đó
đề ra những giải pháp, kiến nghị đổi mới, ban hành một
số chính sách xã hội nhằm khắc phục các tệ nạn xã hội;
Sách chuyên khảo “Phát hiện và điều tra các tội phạm về

ma túy” của các tác giả Trần Văn Luyện và Nguyễn Xuân
Yêm (2001) của Nhà xuất bản CAND [Nguyễn Xuân
Yêm, Phan Văn Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003),
Mại dâm, ma túy, cơ bạc, tội phạm hiện đại, NXB Công
an Nhân dân, Hà Nội]. Luận án tiến sĩ Luật học “Tăng
cường đấu tranh phòng chống TNXH bằng pháp luật
trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phan Đình Khánh
[Phan Đình Khánh (2001), Tăng cường đấu tranh
phòng chống TNXH bằng pháp luật trong giai đoạn


hiện nay, Luận án tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị
Quốc gia Hồ Chí Minh]; “Mại dâm, ma túy, cơ bạc, tội
phạm hiện đại” của các tác giả Nguyễn Xuân Yêm, Phan
Văn Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên [Nguyễn Xuân Yêm,
Phan Văn Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Mại
dâm, ma túy, cơ bạc, tội phạm hiện đại, NXB Công an
Nhân dân, Hà Nội], Đề tài “Thử nghiệm các giải pháp
phòng ngừ tệ nạn xã hội trong sinh viên hiện nay” của tác
giả Trần Quốc Thành v.v.
Từ những phân tích và bày trên, chúng tôi rút ra một
số nhận xét sau: các công trình nghiên cứu mới chỉ tập
trung đề cập tới phần lý luận chung, cách tiếp cận về tội
phạm và xã hội học hiện đại về phòng chống TNXH trong
điều kiện kinh tế thị trường từ đó đề ra các giải pháp
phòng ngừa TNXH nói chung và ngăn chặn, hạn chế
TNXH xâm nhập vào nhà trường nói riêng. Tuy nhiên rất
ít đề tài nghiên cứu về phối hợp giáo dục giữa gia đình,
nhà trường và xã hội trong việc phòng chống tội phạm
cho học sinh THCS. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài

“Giáo dục phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh các
trường trung học cơ sở huyện Kiến Thụy, thành phố Hải


Phòng dựa vào cộng đồng” nhằm góp phần thực hiện mục
tiêu nâng cao chất lượng giáo dục địa phương.
- Phòng chống tệ nạn xã hội
- Khái niệm về tệ nạn xã hội
Khái niệm tệ nạn xã hội (TNXH) cho đến nay có
nhiều định nghĩa khác nhau, nhưng tựu chung các tác giá
đều cho rằng: Tệ nạn xã hội là hiện tượng xã hội tiêu cực,
có tính phổ biến, biểu hiện bằng những hành vi sai lệch
chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức, pháp luật hiện hành,
phá vỡ thuần phong mỹ tục, lối sống lành mạnh, tiến bộ
trong xã hội và gây hậu quả nghiêm trọng cho các cá nhân,
gia đình và xã hội.
Dưới góc độ Khoa học Quản lí, nhóm tác giả Nguyễn
Xuân Yêm, Phan Đình Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên cho
rằng: “TNXH là một hiện tượng xã hội tiêu cực, có tính
chất lịch sử cụ thể biểu hiện bằng những hành vi vi phạm
pháp luật và sai lệch các chuẩn mực xã hội, có tính lây
lan, phổ biến gây nguy hiểm cho xã hội và được quy định
trong pháp luật hình sự, pháp luật hành chính và các


chuẩn mực đạo đức xã hội” [Nguyễn Xuân Yêm, Phan
Văn Khánh, Nguyễn Thị Kim Liên (2003), Mại dâm,
ma túy, cơ bạc, tội phạm hiện đại, NXB Công an Nhân
dân, Hà Nội]. Cũng dưới góc độ này, tác giả Đảm Hữu
Đắc trong báo cáo chuyên đề: “Vấn đề tệ nạn xã hội trong

thời kỳ đổi mới” cho rằng “TNXH là một hiện tượng xã
hội, thể hiện ra những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội
có tính phổ biến bao gồm các hành vi có tính nguyên tắc
về lối sống, truyền thống văn hóa, đạo đức, thuần phong
mỹ tục và những quy tắc được thể chế hóa bằng pháp
luật, gây ra hậu quả nghiệm trọng cho đời sống kinh tế,
văn hóa, đạo đức và xã hội của nhân dân”.
Dưới góc độ đạo đức và giáo dục học, trong tài liệu
hướng dẫn chương trình phòng chống TNXH của Bộ Giáo
dục và Đào tạo, nhóm tác giả Mai Huy Bổng, Nguyễn Văn
Sơn, Lê Trung Hiếu cho rằng: “TNXH là một hiện tượng
xã hội tiêu cực, nó liên quan tới các đặc điểm của xã hội,
tâm lý, sinh lý, đạo đức, kinh tế, văn hóa của mỗi cá nhân
và gia đình”.


Nhóm tác giả Lê Ngọc Hùng, Ngô Thị Ngọc Anh cho
rằng TNXH bao gồm tất cả những hành vi vi phạm pháp
luật, kể cả pháp luật hình sự, những hiện tượng xã hội tiêu
cực, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc, gây ảnh
hưởng xấu cho xã hội. [Lê Ngọc Hùng, Ngô Thị Ngọc
Anh (2006), Phòng chống xâm nhập của các tệ nạn xã
hội vào gia đình, Hà Nội].
Trong báo cáo khoa học của tác giả Nguyễn Mạnh Tề
- Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an cho rằng: Tệ nạn xã
hội là những hành vị vi phạm pháp luật nhưng chưa phải là
tội phạm, là những thói hư tật xấu trái với thuần phong mỹ
tục, đạo đức dân tộc do nhiều người mắc phải, gây tác hại
đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta. TNXH rất
đa dạng, gồm cả văn hóa phẩm đồi trụy, cao bồi càn quấy,

bói toán, mại dâm, nghiện hút, cờ bạc v.v.”
Nói tóm lại bản chất của tệ nạn xã hội là xấu xa, trái
với nếp sống văn minh, trái với đạo đức, bản chất của chế
độ xã hội. Tệ nạn xã hội là biểu hiện cụ thể của lối sống
thực dụng, coi thường các chuẩn mực đạo đức, xã hội và


pháp luật, làm xói mòn các giá trị đạo đức truyền thống,
thuần phong mỹ tục của dân tộc, phá vỡ tình cảm, hạnh
phúc gia đình, phá hoại nhân cách, phẩm giá con người,
ảnh hưởng đến kinh tế, sức khoẻ, năng suất lao động, làm
băng hoại giống nòi dân tộc v.v là con đường dẫn đến tội
phạm.
Tệ nạn xã hội phong phú và đa dạng về thể loại, phức
tạp về bản chất. Có nhiều loại tệ nạn xã hội gây nhức nhối
hiện nay, đặc biệt là các tệ nạn ma túy, cờ bạc, mại dâm,
mê tín dị đoan…gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tinh
thần và đạo đức con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình,
gây rối loạn trật tự xã hội, suy đồi về mặt văn hóa và làm
mất tư cách của một công dân. Gây ảnh hưởng sâu sắc tới
nguồn lao động trẻ khi mà đất nước đang cần một nguồn
trí thức mới có chất lượng trong công cuộc hội nhập thế
giới hiện nay.
- Những ảnh hưởng của tệ nạn xã hội
Tệ nạn xã hội đang tác động tiêu cực đến mọi mặt của
đời sống, kinh tế, xã hội/ TNXH là hiểm họa lớn cho toàn


xã hội, gây tác hại đến đến sức khỏe, tinh thần và đạo đức
con người, làm tan vỡ hạnh phúc gia đình, rối loạn trật tự xã

hội, suy thoái giống nòi, dân tộc, văn hóa suy đồi. Làm mất
tư cách của một người công dân, gây ảnh hưởng sâu sắc đến
nguồn lao động trẻ khi đất nước Việt Nam đang trong đà đi
tới hội nhập và phát triển. Người mắc tệ nạn xã hội cũng ít
nhiều nêu gương xấu cho thế hệ sau, làm họ đi theo vết xe
đổ. Các tệ nạn xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ma
túy, mại dâm là những con đường ngắn nhất làm lây
truyền HIV/AIDS, đại dịch thế kỷ. Từ những hệ quả đó kéo
theo hệ lụy là làm gia tăng đói nghèo, phân tầng xã hội, mất
cân đối các nguồn lực, làm biến động ổn định trật tự xã hội,
chi phí xã hội tăng do phải giải quyết các vấn đề xã hội
phức tạp do TNXH gây ra [Lê Ngọc Hùng, Ngô Thị Ngọc
Anh (2006), Phòng chống xâm nhập của các tệ nạn xã
hội vào gia đình, Hà Nội].
Cụ thể:
Tác hại đối với chính bản thân người tham gia các tệ
nạn xã hội đó: Các tệ nạn xã hội có thể gây những tổn


thương nghiêm trọng đối với sức khỏe của chính bản thân
người tham gia (gây các bệnh về hệ hô hấp, hệ tim mạch,
hệ thần kinh đối với người nghiện ma túy, các bệnh nội
ngoại khoa đặv biệt là HIV/AIDS v.v); làm tha hóa về
nhân cách, rối loạn về hành vi, rơi vào lối sống buông thả,
dễ vi phạm pháp luật và phạm tội.
Tác hại đối với gia đình: Đối với các gia đình có
người thân tham gia các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng
hoảng về mặt tài chính cũng như tinh thần. Ví dụ như tệ
nạn cờ bạc sẽ làm phát sinh các mâu thuẫn trong quan hệ
hôn nhân - gia đình của những người nghiện cờ bạc, gây

sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và có thể
dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.
Tác hại đối với cộng đồng xã hội: các tệ nạn xã hội là
những hiện tượng gây bức xúc, bất bình trong dư luận xã
hội, ảnh hưởng tới trật tự, an toàn xã hội; gây tâm lý hoang
mang, lo lắng, sợ hãi cho những người dân lương thiện.
- Các loại tệ nạn xã hội
- Tệ nạn ma túy


Tệ nạn ma túy là khái niệm dùng để chỉ tình trạng
nghiện lệ thuộc vào ma túy, các tội phạm về ma túy và các
hành vi trái phép khác về ma túy.
Là một loại tệ nạn xã hội mà nạn nhân có thói quen
sử dụng chất ma tuý dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào ma
tuý khó có thể bỏ được. Nghiện ma tuý gây hậu quả lớn
cho bản thân người nghiện, gia đình và cho xã hội. Hình
thức sử dụng ma tuý chủ yếu là hút, hít, tiêm chích thuốc
phiện, hêrôin. Hiện nay, hình thức sử dụng ma tuý tổng
hợp, thuốc lắc đang có xu hướng phát triển mạnh trong
thanh niên và học sinh, sinh viên.
Nguyên nhân của tình trạng nghiện ma túy rất đa
dạng: do hậu quả của lối sống đua đòi, lười lao động, ăn
chơi với nhu cầu khoái cảm cao chọn ma tuý để mua vui;
do gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bị lôi kéo, rủ rê, hoặc bị
khống chế v.v.
- Tệ nạn mại dâm


Tệ nạn mại dâm là một hiện tượng xã hội tiêu cực,

biểu hiện tình trạng các cá nhân dùng các dịch vụ tình dục
ngoài hôn nhân và tiền bạc, lợi ích vật chất hay các lợi ích
khác để trao đổi với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục
(đối với người mua dâm) hoặc nhu cầu về tiền bạc, lợi ích
vật chất (đối với người bán dâm).
Tệ nạn mại dâm bao gồm các hành vi: bán dâm, mua
dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng
bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm và các
hành vi khác liên quan đến tệ nạn mại dâm. Căn cứ vào
tính chất của các hành vi, đối tượng tham gia tệ nạn mại
dâm bao gồm các loại đối tượng chủ yếu: người bán dâm,
người mua dâm, người chứa mại dâm, người môi giới mại
dâm
- Tệ nạn cờ bạc
Tệ nạn cờ bạc là hiện tượng xã hội trái pháp luật, biểu
hiện tình trạng các cá nhân tổ chức và tham gia các trò
chơi cờ bạc dưới mọi hình thức, gây ra những hậu quả
xấu, tác động tiêu cực tới trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội.


Tệ nạn cờ bạc là một loại tệ nạn xã hội bao gồm các
hành vi lợi dụng các hình thức vui chơi giải trí để cá cược,
sát phạt nhau bằng tiền hoặc vật chất.
Tệ nạn cờ bạc bao gồm các hành vi:
Đánh bạc: là hành vi dùng tiền hoặc lợi ích vật chất
khác để sát phạt được thua thông qua các trò chơi.
Tổ chức đánh bạc: là hành vi rủ rê, lôi kéo, tập hợp
người khác cùng đánh bạc, người tổ chức cũng có thể cùng
tham gia đánh bạc.
Gá bạc: là hành vi dùng nhà ở của mình hoặc địa

điểm khác để chứa các đám bạc từ đó trục lợi cho mình
qua những người đánh bạc.
Đối tượng tham gia tệ nạn cờ bạc bao gồm: đối tượng
tổ chức đánh bạc, đối tượng gá bạc và đối tượng đánh bạc
Tệ nạn cờ bạc được biểu hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau như: tổ tôm, chắn cạ, xóc đĩa, tam cúc, xì tố,
xập xám, tú lơ khơ, tá lả...và các hình thức cá cược khác.
Tệ nạn cờ bạc có nhiều người mắc phải và có tính lây lan


×