Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

ĐỀ CƯƠNG ôn tập CÔNG NGHỆ ĐÓNG mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.96 KB, 15 trang )

BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 7: Bệ lắp ráp và hàn phân đoạn – tổng đoạn?


Nêu các loại bệ lắp ráp và hàn phân đoạn phẳng, phân đoạn cong và các tổng đoạn
-

Bệ lắp ráp và hàn như những thiết bị không thể thiếu trong công nghệ đóng tàu hiện đại.

-

Qui mô chuẩn bị bệ lắp và hàn phụ thuộc vào tình hình sản xuất thực tế của nhà máy, tùy
thuộc số lượng tàu đóng trong seri

-

Tạo bệ hàn, chuẩn bị đồ gá đòi hỏi phải tính toán, cân nhắc đến tính kinh tế. Cần chú ý đến
khả năng chịu lực của khu vực đặt

-

Có thể qui ước chia thiết bị này thành các nhóm:
+ Theo cấu hình phân đoạn: bệ cho phân đoạn phẳng, phân đoạn khối, phân đoạn nửa khối và
tổng đoạn
+ Theo chức năng phân đoạn: bệ phân đoạn vách, phân đoạn đáy, phân đoạn mạn, boong,...
+ Theo vật liệu: bệ đúc, bệ hàn
+ Ngoài ra việc sử dụng bệ cố định đến nay đang dần được thay thế bởi những bệ được cơ
giới hóa từng phần, tự động hóa với mức độ cho phép. Nó có thể tạo những mặt cong sát mặt


cong mà tấm vỏ của phân đoạn phải có. Tuy nhiên, do giá thành luôn cao nên ít được sử dụng
ở nước ta.

-

Các thiết bị gá lắp, thiết bị định vị kết cấu
+ Đồ gá chiếm vị trí quan trọng trong thành phần các bệ lắp, hàn
+ Các thiết bị nhóm này giúp điều chỉnh vị trí các chi tiết đúng như yêu cầu của thiết kế, giữ
chặt chi tiết, cụm chi tiết tại vị trí đã định
+ Sau khi đã xong công việc lắp và hàn nối các thiết bị này được tháo khỏi phân đoạn mà
không để lại dấu vết ngoài ý định người thiết kế
+ Các thiết bị gá thông dụng: quai vòng ép hàn bằng trục vít, quai vòng hàn chêm, quai vòng
dùng tăng đơ, ép hàn bằng đai ốc, ép hàn bằng mã, ép hàn bằng đòn bẩy
+ Bộ đồ gá nhiều chức năng: dùng trục vít, dùng đòn bẩy, dùng nêm, dùng tăng đơ, dùng mã
răng lược

-

Bệ và đồ gá dùng trong chế tạo phân đoạn phẳng
+ Bệ hàn và đồ gá đảm bảo hình dáng, kích thước của phân đoạn, giảm chi phí lao động, thời
gian lao động cho sản phẩm
+ Thiết bị vạn năng cần cho sản xuất seri lớn, giá thành luôn cao. Thiết bị chuyên ngành phục
vụ sản xuất đơn chiếc hoặc seri nhỏ có thể chế tạo với giá thấp hơn
+ Bệ lắp cỡ nhỏ dùng cho tấm thép kích thước chuẩn, có diện tích làm việc 4x20m. Bệ chế
tạo phân đoạn phẳng phổ thông, kích thước chính 10x10m, 15x15m, 20x20m hoặc lớn hơn
đang được dùng rộng rãi
+ Thiết bị giữ tấm với sàn lắp ráp: giữ bằng tai hồng, giữ bằng tăng đơ, giữ bằng đai ốc

-


Bệ và đồ gá dùng trong chế tạo phân đoạn có độ cong
+ Bệ cố định, bệ vạn năng, bệ sản xuất phân đoạn cong với độ cong phức tạp

-

Bệ và đồ gá dùng trong chế tạo phân đoạn khối (3D)

1


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

+ Bệ cong hai chiều ( cong trụ): bệ cố định hoặc bệ có thể điều chỉnh
+ Bệ điều giá đỡ cơ khí hoặc thủy lực
+ Khuôn thi công tổng đoạn
+ Bệ quay




Cách chế tạo và kiểm tra từng loại bệ lắp ráp
- Yêu cầu đối với bệ lắp ráp:
+ Bề mặt bệ có hình dáng, kích thước giống mặt phẳng chế tạo
+ Độ cao: 0.8 ÷ 1.0 m
+ Vật liệu đế kê, tính số lượng và khoảng cách các đế kê
+ Khung xương của bệ
Đo và kiểm tra bệ khuôn theo các yêu cầu:
+ Độ thăng bằng ngang và dọc của mặt phẳng bệ theo thủy bình

+ Sai lệch cục bộ giữa hai kết cấu kề nhau
+ Độ lượn sóng trên bề mặt
Chức năng của các bệ:
Tạo thuận tiện để lắp các thành phần kết cấu với độ chính xác lắp mong muốn
Tạo điều kiện để thợ hàn được hàn ở tư thế thuận tiện nhất, hàn bằng, hàn từ trên tấm
Hình dạng, kích thước phân đoạn đảm bảo như thiết kế định, biến dạng hàn phải ít nhất
Lợi ích:
+ Giảm giờ công thực hiện công việc nếu so với trường hợp không có bệ, nhờ vậy rút ngắn
thời gian thực hiện công trình
+ Nâng cao chất lượng công việc
+ Giảm vật tư phụ trong chế tạo phân đoạn

2


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 8: Quy trình công nghệ lắp ráp và dựng phân đoạn vách ngang


Trình bày quy trình chế tạo phân đoạn vách ngang: từ khâu chuẩn bị bệ lắp ráp , vật tư, thiết bị,
nhân công,... đến khâu hoàn thiện phân đoạn, kiểm tra và nghiệm thu
1. Chuẩn bị:
Tiếp nhận vật tư dạng tấm, cụm chi tiết đã qua tiến chế từ các nguồn cung cấp về nơi chế
tạo phân đoạn
Gia công phụ kiện
Chuẩn bị sàn phẳng hoặc bệ lắp ráp là bệ phẳng
Chuẩn bị con người

2. Qui trình chế tạo:
Bước 1: Trải tôn tấm trên sàn hoặc bệ đã chuẩn bị, đấu đầu các tấm, chuẩn bị mép hàn
Trải tôn thì trải từ giữa ra bốn phía
Trải tấm tôn chuẩn → dùng tăng đơ cố định ( hoặc dùng mã cố định) với khung
Lắp tấm tôn (1) theo tấm tôn chuẩn, rà mép theo mép tôn chuẩn để đảm bảo khe hở trên
đường nối tôn đều
Sau khi rà chuẩn xong thì (1) lại làm chuẩn cho tấm tiếp theo
Dùng mã răng lược để đính các tờ tôn. Nếu tôn hàn một phía thì lắp mã răng lược ngược
phía với đường hàn để chạy máy hàn bán tự động
Trong trường hợp các tấm tôn sử dụng mà chưa được cắt định hình thì cần lấy dấu đường
bao. Ngược lại, tấm tôn được định hình thì không cần lấy dấu đường bao
Dùng máy hàn thủ công hàn đính trước, nếu sử dụng máy hàn bán tự động thì hàn chính
thức tôn với tôn luôn:
+ Hàn từ giữa ra bốn phía
+ Hàn nối các tờ tôn trong cùng một dãy trước sau đó hàn nối các dãy tôn với nhau
+ Nếu đường hàn phải hàn nhiều lớp thì lưu ý phải đổi chiều đường hàn để khử biến dạng
Bước 2: Lấy dấu
Lấy dấu cho phân đoạn phẳng
Lấy dấu mặt phẳng cơ bản
Lấy dấu vị trí lắp đặt các cơ cấu
Lấy dấu đường bao của phân đoạn
Bước 3: Lắp cơ cấu
Ưu tiên lắp cơ cấu hướng chính trước, lắp cơ cấu dầm ngáng sau
Lắp từ mặt phẳng cơ bản lắp ra và phải lắp đối xứng
Đặt đúng đường lấy dấu, sau khi kiểm tra thì hàn đính với tôn
Sau khi lắp cơ cấu hướng chính thì lắp dầm ngáng ,hàn đính dầm ngáng với tôn
Tiến hành hàn đính cơ cấu với cơ cấu, ưu tiên hàn bản thành trước bản cánh sau
Hàn đính cơ cấu với tôn, hàn từ giữa ra hai phía
Nếu sử dụng máy hàn bán tự động thì hàn chính thức với tôn luôn
Bước 4: Hàn chính thức

Cơ cấu với cơ cấu: hàn bản thành trước bản cánh sau
Cơ cấu với tôn: quy tắc vành khuyên (mắt sàng)
Tôn với tôn: nếu hàn hai phía thì hàn phía có cơ cấu trước, hàn phía không có cơ cấu sau
Bước 5: Cắt đường bao của tấm tôn chưa định hình sau đó phá mối hàn đính của tôn với bệ

3


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

3. Kiểm tra, xử lý khuyết tật hàn và nghiệm thu:
Kiểm tra sai
thủy lực
+ Dùng ống thủy bình ở 2 bên mạn để kiểm tra nghiêng ngang trên đường kiểm tra
+ Kiểm tra chúi bằng cách thả quả dọi
+ Xác định lượng dư , vạch dấu, cắt lượng dư ,chuẩn bị mép hàn chân vách
+ Điều chỉnh chính xác vị trí chân vách, độ nghiêng ngang, độ chúi sau đó hàn đính với tôn
đáy
Bước 4: Dựng phân đoạn vách dọc
- Vẽ một đường kiểm tra trên vách dọc để thực hiện kiểm tra trên triền
Quy trình thực hiện tương tự phân đoạn vách ngang nhưng lưu ý:
+ Dùng ống thủy bình ở 2 đầu trên đường kiểm tra để kiểm tra chúi
+ Kiểm tra nghiêng ngang bằng cách thả quả dọi
+ Cắt lượng dư, điều chỉnh sau đó hàn đính với vách ngang và tôn đáy
Bước 5: Dựng phân đoạn mạn
Đánh dấu hai đường sườn tận cùng và kẻ đường kiểm tra
Quy trình thực hiện tương tự phân đoạn vách dọc nhưng lưu ý:
+ Dùng ống thủy bình ở 2 đầu trên đường kiểm tra để kiểm tra chúi

+ Kiểm tra nghiêng ngang bằng cách thả quả dọi
+ Cắt lượng dư, điều chỉnh sau đó hàn đính với tôn đáy
Bước 6: Lắp boong
- Lấy dấu đường dọc tâm của phân đoạn boong
- Quy trình thực hiện:
+ Dựng một số thanh chống trước, cẩu phân đoạn boong vào
+ Kiểm tra vuông góc phân đoạn boong với phân đoạn mạn bằng cách thả con dọi trong ống
tránh gió
+ Các cơ cấu đối đầu cho phép lệch ½ chiều dày cơ cấu
+ Hàn đính
Bước 7: Lắp các phân đoạn trên thượng tầng
+ Lấy dấu vị trí tất cả các phân đoạn của thượng tầng trên boong
-

9


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

+ Dựng vách ngang → vách dọc → mạn
+ Căn chỉnh, kiểm tra, đường tâm thượng tầng trùng đường tâm dọc tàu
+ Hàn đính
3. Hàn chính thức:
- Mạn: hàn từ đường trung hòa hàn ra hai phía
- Những nguyên tắc chung áp dụng cho phương pháp pyramide và xây đảo:
+ Hàn nối ki tại vùng đang xây đảo → hàn tấm vỏ đáy ngoài với ki
+ Lắp đáy trong sau khi hàn xong các mối hàn đáy ngoài trong khu vực
+ Liên kết phân đoạn với tấm đáy ngoài → lắp và khớp chi tiết mối nối giáp mép của những

phân đoạn kề nhau
+ Hàn các phân đoạn đáy, tấm đáy tại vùng đang xây đảo → dựng vách dọc, vách ngang
+ Hàn các vách dọc, ngang với nhau nếu có, hàn các vách vào tấm đáy → lắp phân đoạn mạn,
boong tại đây
+ Hàn mối hàn giáp mép của phân đoạn boong, phân đoạn mạn → hàn mối nối đối đầu các
nẹp dọc. Các mối nối khác thực hiện từ phía trong
+ Hàn nối các phân đoạn boong tại vùng có vách → hàn vách với boong
+ Hàn nối các phân đoạn mạn tại vùng có vách → hàn vách với mạn
+ Hàn mạn và boong tại vùng quan tâm → hàn tấm mạn với boong
+ Hàn các mối nối của boong → lắp các phân đoạn trên đó
+ Lắp và hàn kết cấu đỡ bệ máy → Lắp và hàn bệ máy
4. Nghiệm thu tổng thể:
- Kiểm tra mối hàn, kiểm tra khuyết tật, khắc phục
- Thử kín nước, kín hơi

10


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 19: Hạ thủy tàu trong đóng mới?
• Các phương pháp hạ thủy tàu hiện nay:
1. Theo phương hạ thủy, nhờ trọng lượng của tàu: hạ thủy trên triền dọc, hạ thủy trên triền ngang
- Hạ thủy trên triền dọc ( hạ thủy dọc):
+ Ưu điểm:
+ Nhược điểm:
+ Phạm vi ứng dụng:
- Hạ thủy trên triền ngang (hạ thủy ngang):

+ Ưu điểm: Quá trình hạ thủy diễn ra nhanh, thiết bị hạ thủy khá đơn giản, đường triền một
nửa trên khô một nửa dưới nước hoặc đường triền tới mép nước, xử lý được vấn đề đường
triền bị hụt, không có trôi dạt mà chỉ lắc đứng và lắc ngang
+ Nhược điểm: Thân tàu bị vặn do trọng lượng chênh lệch
+ Phạm vi ứng dụng:
2. Hạ thủy bằng cơ giới:
- Dùng xe triền kéo xuống:
+ Ưu điểm:
+ Nhược điểm:
+ Phạm vi ứng dụng:
- Cho chạy trên đường triền dọc, ngang bằng xe gòng:
+ Ưu điểm:
+ Nhược điểm:
+ Phạm vi ứng dụng:
- Cẩu xuống, sử dụng giàn nâng thủy lực:
- + Ưu điểm:
- + Nhược điểm:
- + Phạm vi ứng dụng:
- Sử dụng túi khí, con lăn, tời kéo:
+ Ưu điểm:
+ Nhược điểm:
+ Phạm vi ứng dụng:
3. Hạ thủy nhờ lực nổi Acsimet:
- Ụ khô, âu tàu:
+ Ưu điểm: Công tác chuẩn bị cho quá trình hạ thuỷ nhanh, an toàn, ít xảy ra sự cố
+ Nhược điểm: Thời gian tàu nằm trên âu lâu, hệ số quay vòng tác dụng của tàu nhỏ
+ Phạm vi ứng dụng: Hạn chế kích thước của tàu, thường sử dụng cho tàu nhỏ
- Ụ nổi, sàn nâng, pongton:
+ Ưu điểm:
+ Nhược điểm:

+ Phạm vi ứng dụng:

11


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 20: Các giai đọan của phương pháp hạ thủy doc bằng tự trọng trên triền có độ nghiêng α?

• Trình bày các giai đoạn trong hạ thủy dọc bằng tự trọng, phân tích các thành phần lực tác
dụng trong từng giai đoạn cụ thể:
-

Giai đoạn I: Từ lúc bắt đầu chuyển động đến lúc ki tàu chạm vào nước

-

Giai đoạn II: Nối tiếp giai đoạn I đến khi phần đuôi tàu trồi lên mặt nước bằng động tác quay
tàu quanh mép triền
+ Momen tác động lên tàu hạ thủy trong giai đoạn này tính theo biểu thức:
W.d = F.w + R.r
Giai đoạn III: Kể từ lúc phần đuôi đã trồi lên cho đến khi tàu bơi tự do trên mặt nước: W = F
→ Giai đoạn nguy hiểm do chỉ còn tiếp xúc điểm tại điểm xoay, để tránh xuất hiện bước nhảy
khi tàu chạy hết đường triền mà W > F → điểm xoay phải nằm trên đường triền
Giai đoạn IV: Quá trình tàu bơi trên nước để xa dần mép triền và giai đoạn này chấm dứt khi
tàu đượ giữ lại

-


-

• Nêu những sự cố có thể xảy ra trong quá trình hạ thủy và biện pháp khắc phục:
-

-

-

-

-

Tàu không chịu dịch chuyển hoặc không chịu xuống nước mà dừng lại giữa triền
+ Khắc phục và xử lý:
Dùng tàu kéo kéo đuôi tàu xuống
Tạo độ rung giữa tàu và máng trượt trên đà trượt để khắc phục ma sát ì của tàu và
máng trượt trên đà trượt
Tàu lao một phần thân xuống nước để rồi bị lật khi không thực hiện được động tác bơi
+ Biện pháp:
• Kéo dài đường triền
Làm hỏng tất cả các giá đỡ và hư hại toàn bộ kết cấu đáy tàu: Sửa lại đáy, Gia cố giá đỡ
Tàu chỉ xuống nước mà không nổi lên:
+ Biện pháp:
• Tăng ma sát, giảm chuyển động, gắn phao nổi để tăng lực nổi (W = F), Vớt lên
Đuôi tàu đâm sang bờ bên kia:
+ Luồng lạch không đảm bảo → đào thêm
+ Thay đổi góc nghiêng đường triền
Mũi tàu va đập mút đường triền:

+ Nối dài thêm đường triền
Ảnh hưởng của tốc độ dòng chảy:
+ Dùng các sà lan chắn ngang để giảm tốc độ dòng nước để đảm bảo quá trình hạ thủy

12


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

Câu 21: Trình bày qui trình hạ thủy dọc bằng phương pháp đà trượt, máng trượt?
• Trình bày công tác chuẩn bị khi hạ thủy:
- Thiết bị hạ thủy:
+ Gồm đà trượt, máng trượt, căn kê và đỡ thân tàu, giá đỡ (bệ) phía mũi và giá đỡ (bệ) phía lái
+ Đà trượt được chế tạo dưới hai dạng: cố định và đà tháo lắp được
• Có 3 kiểu bố trí: hệ thống một máng nằm dưới ki tàu, hệ thống hai máng song song nằm
đối diện qua ki và hệ thống ba máng trong đó một máng nằm dưới ki tàu
• Hai đà trượt đặt song song, cách nhau chừng ⅓ chiều rộng tàu
• Chiều rộng đà trượt tính nhằm chịu tải phân bố không nhỏ hơn 20÷23 T/m2, 30 T/m2 nếu
phải chuẩn bị cho tàu cỡ lớn với tải 10000T trở lên
+ Máng trượt: kiểu thấp với kiểu cao
• Phủ chừng 80% chiều dài tàu
• Làm từ thanh gỗ nhẹ ( thông), mặt cắt 200x200mm hoặc 300x300mm, chiều dày
4÷12mm
• Các góc cạnh của máng trượt phải được bo cong hoặc chặt góc
+ Thiết bị kê, đỡ tàu: nằm trên máng trượt và đỡ thân tàu trong thời gian chuẩn bị hạ thủy và
lúc hạ thủy. Các thiết bị tấm đỡ, gối đỡ, nêm,... nằm tại vùng giữa máng trượt và vỏ tàu
- Thiết bị khởi động:
+ Gọi chung là thiết bị nhả tàu khỏi hệ thống giữ chặt, cho phép máng trượt chuyển động trên

đà trượt, bắt đầu hạ thủy
+ Yêu cầu kỹ thuật:
• Độ tin cậy cao trong mọi hoàn cảnh làm việc
• Độ an toàn phải cao nhất
• Trường hợp dùng nhiều thiết bị đồng thời, phân bố tải cho mỗi thiết bị phải như nhau, các
thiết bị phải làm việc đồng thời
• Dễ lắp, dễ sửa khi có sự cố
• Có khả năng điều khiển từ khoảng cách nhất định
• Đo được tải tác động lên thiết bị
- Thiết bị hãm chuyển động của tàu:
+ Thả neo của tàu trong quá trình hạ thủy
+ Neo cắm sẵn tại đáy vùng nước hạ thủy
+ Các xích hãm trên triền
+ Neo hoặc trọng vật bố trí dọc triền
+ Phanh ma sát
Qui trình hạ thủy:
1. Tài liệu cần cho hạ thủy:
- Bố trí chung thiết bị, dụng cụ hạ thủy
- Bản vẽ giá đỡ phía mũi, phía lái
- Bản vẽ đà trượt, máng trượt, giá đỡ
- Bố trí các thiết bị “ nhả tàu” và thiết bị “hích tàu”
- Bản vẽ thiết bị hãm tàu
- Mỡ bôi trơn đà trượt
- Kết cấu giữ bánh lái, chân vịt
2. Chuẩn bị hạ thủy:

13


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI


-

-

-

-

-

-

LỚP VT14

Bố trí đà trượt, các giá kê, đỡ tàu:
+ Từ các tài liệu nhà thiết kế cấp, căn cứ bản vẽ đà trượt tiến hành bố trí đà trượt và các thiết
bị nhả tàu (cò súng) có khi gọi là hố hãm
+ Bố trí và cố định các máng đặc biệt, bố trí các thiết bị hãm, bố trí thêm máng thường từ
đuôi về mũi
+ Cố định đà trượt xuống triền. Khi đã cố định các thành phần đà trượt cần tiến hành đặt các
thanh giữ để tránh bung ra, nằm ngang giữa hai máng song song. Phía bên ngoài máng bố trí
các thang đỡ nhằm chống xê dịch máng ra hai bên
+ Hạ thủy đuôi xuống trước
Bôi trơn và lắp máng trượt:
+ Bôi trơn trước khi hạ thủy thực hiện theo 1 trong 2 cách:
• Bôi trơn đà trượt trước, đưa các máng trượt vào sau
• Bôi trơn sau khi đã đưa máng trượt vào. Trước khi bôi trơn cần thiết làm sạch bề mặt
đà trượt, máng trượt và làm khô bề mặt tiếp xúc
+ Đưa máng trượt vào sau khi làm xong việc bôi trơn. Tùy vị trí bố trí thiết bị nhả tàu, định

hướng di chuyển các máng trượt. Phải dọn dẹp sạch bề mặt trước khi đưa vào
+ Khoảng cách giữa hai máng trượt phải cố định, không được văng ra khỏi đà trượt trong mọi
trường hợp
Lắp các giá đỡ thân tàu:
+ Độ chính xác lắp phải cao
+ Đặt nêm ngay trên máng trượt → đặt các thanh gỗ mặt cắt tối thiểu 200x200mm đến khi
giá áp sát thân tàu
+ Những vùng đáy tàu có độ vát mặt tiếp xúc của giá đỡ nhằm ôm sát vỏ tàu
Lắp các giá đỡ phía mũi, phía lái:
+ Thường được làm khuôn sau đó chế tạo riêng, mặt tiếp xúc phù hợp hình dáng phần mũi lái
Nối các giá đỡ:
+ Có thể dùng bulong, dùng dây buộc lên trên boong,.. để tránh hiện tượng giá bị tách ra khỏi
hệ thống đỡ khi tàu hạ thủy hoặc bị thất lạc khi tách khỏi thân tàu
Chốt bánh lái và chân vịt tàu:
+ Bánh lái được cố định bằng các mã hàn với thân tàu hoặc bằng các tăng đơ
+ Cố định các cánh của chân vịt bằng các thanh gỗ với sống lái nếu nó được sử dụng làm vật
cản như thiết bị hãm
+ Nếu chưa có ổ đỡ chịu lực dọc trục ta phải làm ổ đỡ thay thế từ gỗ hoặc dầm kim loại hàn
với thân hầm trục để chống trục chân vịt lao về phía mũi làm hư hại các ổ đỡ
Kiểm tra sẵn sàng:
+ Hệ thống chằng buộc phải hoàn thành trước khi hạ thủy và sẵn sàng cho việc buộc tàu, giữ
tàu tại vị trí chỉ định
+ Toàn bộ hệ thống van, ống được kiểm tra và khóa trước khi cho tàu xuống nước, trường
hợp chưa hoàn thành thì phải có biện pháp bịt tạm để đảm bảo an toàn
+ Lúc hạ thủy, các khoang két trống không chứa nước dằn, những két ballast nếu phải chứa
nước cần chứa đầy để tránh hiệu ứng mặt thoáng
+ Vùng nước cuối triền phải được thăm dò và nạo vét, mọi vật cản không nằm trong tính toán
phải tháo gỡ, kiểm tra lại phần đường trượt dưới nước và trạng thái chiều sâu của vùng eo
nước
+ Sau khi sơn lớp sơn cuối thì tiến hành tháo rỡ giàn giáo, sửa chữa những khuyết tật còn sót


14


BAN HỌC TẬP VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ THI

LỚP VT14

+ Cử hành lễ hạ thủy long trọng
+ Chuẩn bị sẵn sàng: búa gỗ, búa thường, chìa vặn các đệm đỡ,...
3. Quá trình hạ thủy:
- Hạ thủy tàu thực hiện theo quy trình cụ thể, rõ ràng, vạch cụ thể cho từng cơ sở đóng tàu,
phải nêu rõ từng công việc, thời gian thực hiện và số người tham gia
- Giai đoạn tháo nêm và tháo gỡ cột chống cố định đòi hỏi tay nghề người thợ
- Nguyên tắc cơ bản là thời gian lớp bôi trơn, thiết bị hãm chịu đựng toàn bộ tải trọng phải
ngắn nhất
- Các việc được thực hiện lần lượt:
+ Tháo các tấm che mỡ bôi trơn trên máng → sơ bộ làm lỏng nêm dọc tàu
+ Tháo nêm chia hai nhóm: Nhóm phụ trách việc tháo nêm và nhóm dọn dẹp các thiết bị cố
định chống đỡ tàu
+ Tháo lỏng nêm các gối đỡ từ lái về mũi. Cũng có thể tháo từ lái đến giữa tàu sau đó từ mũi
tàu đến giữa tàu
+ Tháo nêm các ki đáy trước, các đệm đỡ hông được tháo cuối cùng
- Hạ thủy:
+ Chỉ huy ra lệnh tháo căn dưới tàu
+ Tháo toàn bộ “ căn chết” trung tâm, từ phía lái về mũi
+ Tháo toàn bộ “ căn chết” hai bên, dàn phẳng đôn trong gầm tàu để mặt nhô các đôn thấp
hơn các thanh giằng đường đà
+ Tháo toàn bộ căn xả nhanh trung tâm, từ lái về mũi
+ Tháo toàn bộ căn xả nhanh hai bên, từ lái về mũi, tháo đều và đối xứng qua mặt dọc tàu

+ Mở bulong chốt hãm an toàn. Cắt đồng thời hai dây công tác. Chỉ dùng kích trong trường
hợp có lệnh từ chỉ huy

15



×