Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Tim mạch và cơ xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.09 KB, 3 trang )

Những nhận thức sai lầm về tim mạch, xương, da
Bất chấp việc các kiến thức y học được phổ biến ngày càng
rộng rãi, hiện nay trong dân gian vẫn tồn tại nhiều quan niệm
sai lầm về bệnh tật như cho rằng nữ giới thì không thể đau
tim, nam giới không bị loãng xương, thuốc không cần toa có
thể uống thoải mái...
1. BẠN KHÔNG THỂ BỊ NHỒI MÁU CƠ TIM (NMCT) NẾU KHÔNG BỊ ĐAU
NGỰC - SAI!
Cơn đau thắt ngực thường xuất hiện trước NMCT nhưng điều này không phải
lúc nào cũng đúng. Theo TS-BS Võ Thành Nhân, Trưởng Đơn vị Tim mạch
học can thiệp Bệnh viện Chợ Rẫy, khoảng 23% bệnh nhân NMCT cấp mà
không biết vì không có cơn đau ngực hoặc có các triệu chứng không điển hình
nên bệnh nhân không lưu ý. Bệnh nhân càng lớn tuổi thì triệu chứng đau
ngực càng nhẹ hoặc càng không điển hình. Điều này cũng gặp ở NMCT trên
bệnh nhân đái tháo đường mà thuật ngữ chuyên môn gọi là “cơn tương
đương”. Các triệu chứng không điển hình thường gặp là: buồn nôn, nôn,
choáng váng, đổ mồ hôi lạnh, khó chịu ở tay, ở thượng vị hay hàm dưới. Tỷ lệ
bệnh nhân bệnh mạch vành có tăng huyết áp đi kèm NMCT cấp mà không
nhận biết vì không có triệu chứng, hoặc có triệu chứng không điển hình, có
thể lên tới 35% ở bệnh nhân nam và 49% ở bệnh nhân nữ.
Phần lớn bệnh nhân tim mạch thường vào bệnh viện trễ. Lý tưởng nhất là vào
viện trong vòng một giờ kể từ khi bắt đầu đau ngực, nhưng ngay cả ở các
nước đã phát triển như Mỹ cũng chỉ 20% bệnh nhân NMCT cấp làm đúng điều
này. TS Võ Thành Nhân khuyên đối với bệnh nhân đã có chẩn đoán bệnh
mạch vành (hay còn gọi là suy mạch vành, thiểu năng vành, bệnh tim thiếu
máu cục bộ), khi đau ngực nên uống liền 1 viên Aspirine 325 mg và ngậm một
viên Nitroglycerine 0,3 mg (hoặc Risordan® 5 mg) dưới lưỡi. Năm phút sau
vẫn không đỡ đau ngực thì ngậm thêm viên thứ hai. Năm phút sau vẫn không
đỡ thì ngậm viên thứ 3 và đi ngay vào bệnh viện gần nhất.
2. THUỐC BÁN KHÔNG CẦN TOA LÀ THUỐC KHÔNG NGUY HIỂM - SAI!
Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại thuốc bán không cần toa bác sĩ, nhưng


theo TS -DS Nguyễn Hữu Đức, Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, trong
trường hợp này bạn cũng nên sử dụng đúng liều lượng, không bừa bãi để
tránh phản ứng phụ. Đơn cử là acetaminophen (Paracetamol, Panadol,
Decolgen...), loại thuốc mà hằng năm tại Mỹ có hơn 450 người chết vì uống
quá liều! Tại Pháp, acetaminophen được khuyến cáo là thuốc có nguy cơ gây
- 1 -
ngộ độc cao cho gan, thận. Vì thế, để an toàn, dù uống thuốc không cần toa,
mọi người cũng nên tuân theo những chỉ dẫn trên lọ thuốc.
3. LOÃNG XƯƠNG LÀ BỆNH CỦA PHỤ NỮ - SAI!
Khi đo mật độ xương 110 người nam khỏe mạnh đang sống và làm việc tại Hà
Nội trong năm 2002, nhóm nghiên cứu Bộ môn Nội Đại học Y Dược Hải
Phòng nhận thấy nam giới cũng bị loãng xương với tỷ lệ đáng lưu ý: 50,9%
loãng xương khi đo ở xương gót và 24,5% loãng xương khi đo ở xương cẳng
tay. Nếu so với nam giới châu Âu và Đông Bắc Á, mật độ xương của nam giới
Việt Nam còn thấp hơn nhiều. Điều này được giải thích người Việt Nam có
khung xương nhỏ hơn và chế độ cung cấp calci trong khẩu phần ăn của
người Việt Nam thấp hơn. Tuy nhiên, đáng lưu ý trong khảo sát này là tình
trạng loãng xương ở người nam tăng lên theo tuổi, càng lớn tuổi, càng bị
loãng xương nhiều, nguyên nhân là giảm chức năng tạo cốt bào, giảm hấp thu
calci ở ruột... TS-BS Lê Anh Thư, Trưởng Khoa Nội Cơ Xương Khớp BV Chợ
Rẫy, cho biết những nguy cơ gây loãng xương ở nam giới là sử dụng nhiều
rượu, bia, cà phê, thuốc lá vì những chất này làm tăng thải calci qua đường
thận và giảm hấp thu calci ở đường tiêu hóa. Một khảo sát ở Mỹ trong năm
1999 cho thấy ở lứa tuổi 50-70, có 3,1% nam giới bị loãng xương (ít hơn nữ 8
lần); nhưng hơn 70 tuổi thì tỉ lệ này lên đến 19,6% (ít hơn nữ 3 lần).
4. BỆNH MẠCH VÀNH CHỈ XẢY RA Ở NAM GIỚI - SAI!
TS-BS Võ Thành Nhân cho biết: Phụ nữ bị bệnh mạch vành trễ hơn nam giới
(thường là sau 65 tuổi so với sau 55 tuổi ở nam giới), hay nói cách khác tỉ lệ
bệnh nhân nữ mắc bệnh mạch vành thấp hơn bệnh nhân nam trong lứa tuổi
còn hành kinh nhờ được bảo vệ bởi hormone estrogen. Tuy nhiên, sau khi

phụ nữ mãn kinh thì nguy cơ bệnh mạch vành của hai phái tương tự nhau.
Hơn thế nữa, một khi bị NMCT cấp thì nguy cơ tử vong và tái phát ở phụ nữ
cao hơn nam giới. Do đó, mặc dù phụ nữ thường lo lắng về ung thư vú hơn là
bệnh mạch vành nhưng trên thực tế các số liệu thống kê ở Mỹ cho thấy mỗi
năm chỉ có 44.000 phụ nữ chết vì ung thư vú, trong khi có đến 500.000 phụ
nữ chết do bệnh mạch vành! Biện pháp phòng ngừa bệnh mạch vành, dù nam
hay nữ, vẫn là tập thể dục thường xuyên, không hút thuốc lá và ăn ít mỡ.
5. BÔI KEM CHỐNG NẮNG THÌ RẤT AN TOÀN MỖI KHI RA NẮNG - SAI!
Nhiều người bôi kem một lần cho một ngày đi nắng mà không để ý đến chỉ số
kem và cách thức sử dụng, nên cuối cùng da vẫn bị rám nắng và không
phòng ngừa được nguy cơ ung thư da. Theo BS Trần Thị Ngọc Ánh, giảng
viên Trung tâm Đào tạo và Bồi dưỡng cán bộ y tế TP Hồ Chí Minh, để đạt hiệu
quả, người ta cần bôi kem chống nắng trước khi ra nắng 20 phút, và tùy từng
- 2 -
loại da, thời tiết mà sử dụng kem có chỉ số thích hợp. Người da nhờn mà bôi
kem chống nắng có chỉ số cao thì da càng nhờn, vì vậy nên sử dụng kem có
chỉ số thấp, nhưng tối thiểu phải trên 30 SPF vì Việt Nam là xứ nóng. Sau khi
bôi kem từ 2-3 giờ nên rửa mặt và bôi kem trở lại. Để tránh nguy cơ ung thư
da, nên tránh ra nắng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều và luôn luôn đội nón.
Ph.Sơn - Nh.Phương
Theo Người lao động
- 3 -

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×