Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

SKKN nang cao kỹ năng sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (605.03 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
MÔ TẢ SÁNG KIẾN

TRANG

1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
2. Cơ sở lý luận của vấn đề
2.1. Cơ sở lý luận
2.2. Cơ sở thực tiễn
3.Thực trạng của vấn đề
3.1. Thuận lợi
3.2. Khó khăn
3.3. Khảo sát thực trạng chất lượng

1-2
2-5
2-4
4-5
5-7
5
5-6
6-7

4. Các biện pháp thực hiện
4.1. Trang bị nội dung, kiến thức cơ bản về kỹ năng sống cho

7
7 - 11



giáo viên
4.2. Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống vào

11 - 12

các chủ đề trong năm học
4.3. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống cho trẻ

13 - 15

thông qua các hoạt động trong ngày
4.4. Chú trọng tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống thông

15 - 17

qua hoạt động trải nghiệm
4.5. Quản lý chặt chẽ giáo viên xây dựng và thực hiện các hoạt

17 - 18

động giáo dục kỹ năng sống
4.6. Phối hợp với phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng sống
5. Kết quả đạt được
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN


1 - 23

18 - 19
19 - 22
22 - 23
24 - 25
24
24 - 25

1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ
năng sống cho trẻ mẫu giáo
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục mầm non
3. Tác giả:


Họ và tên: - Nữ
Ngày/ tháng/năm sinh:
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm Mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác:
Điện thoại:
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu:
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trình độ giáo viên, trẻ mẫu
giáo, cơ sở vật chất…
6. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN


XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT

TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Trong xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội đang đặt
ra những yêu cầu ngày càng cao đối với giáo dục, nó đòi hỏi sản phẩm tạo ra
của Giáo dục đào tạo phải là những con người “phát triển về trí tuệ, cường
tráng về thể lực, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức’’. Trong đó


giáo dục kỹ năng sống là bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục, là bộ phận có
tính cốt lõi, nền tảng của công tác giáo dục trẻ. Kỹ năng sống giúp con người
làm chủ cuộc sống, sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng. Kỹ năng sống
như những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, giá trị, hành
vi và thói quen lành mạnh. Vì vậy cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ ngay từ
khi còn thơ bé, sẽ giúp trẻ tự biết chăm sóc và bảo vệ bản thân tránh khỏi
những nguy hiểm. Nếu thiếu các kỹ năng sống cần thiết, trẻ sẽ khó tránh khỏi
những lúng túng, sai phạm thậm chí gặp nguy hiểm khi phải giải quyết các tình
huống xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Việc trang bị những kỹ năng sống phù
hợp giúp trẻ có cơ hội phát triển nhân cách đầy đủ và đúng hướng. Song, trên
thực tế, việc dạy kỹ năng sống cho trẻ trong trường Mầm non chưa được quan
tâm đúng mức, giáo viên chưa thực sự coi trọng việc nghiên cứu, học hỏi để tổ
chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống có hiệu quả.
Vậy làm thế nào để nâng cao sự hiểu biết của giáo viên về kỹ năng sống?
Cách thức để truyền đạt đến trẻ những kỹ năng sống không thụ động, gò bó?
Làm thế nào để những tiết dạy kỹ năng sống thật thoải mái và có hiệu quả? Để
làm tốt công tác nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ người quản lý sẽ làm
gì?... Đó là những câu hỏi luôn thôi thúc tôi lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp
chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo”
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến

Điều kiện: Trình độ của giáo viên, Cơ sở vật chất....
Thời gian: Từ tháng 9/2019 đến tháng 3/2020
Đối tượng áp dụng sáng kiến: GV khối mẫu giáo và trẻ từ 3 - 5 tuổi
3. Nội dung sáng kiến
Trong những năm qua nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn sơ sài,
chưa có hướng dẫn và kế hoạch cụ thể. Một số giáo viên lựa chọn hình thức tổ
chức giáo dục kỹ năng sống còn gò bó, chưa hướng đến giáo dục theo hướng
trải nghiệm cho trẻ.


Cho nên, quá trình dạy kỹ năng sống đã có có kết quả bước đầu nhưng
hiệu quả chưa cao. Qua nghiên cứu, tôi đã vận dụng một số biện pháp sau:
*/ Biện pháp 1: Trang bị nội dung, kiến thức về kỹ năng sống cho đội ngũ GV
*/ Biện pháp 2: Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
vào các chủ đề trong năm học
*/ Biện pháp 3: Tích hợp, lồng ghép nội dung rèn kỹ năng sống trong hoạt
động giáo dục
*/ Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên thực hiện giáo dục kỹ năng qua hoạt
động trải nghiệm
*/ Biện pháp 5: Phối hợp với phụ huynh học sinh
Các biện pháp này được tôi và giáo viên khối Mẫu giáo áp dụng mọi lúc
mọi nơi, áp dụng với tất cả cá nhân trẻ, áp dụng với mọi hoàn cảnh nảy sinh có
vấn đề, trong tất cả các môn học, các hoạt động của lớp.
Qua đó giáo viên có được những kiến thức cần thiết về các kỹ năng sống
và áp dụng vào trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Với mỗi cá nhân trẻ: trẻ
đã có những kiến thức và kỹ năng sống cần thiết trong những tình huống cụ thể.
Qua quá trình áp dụng sáng kiến tôi đã thu được những kết quả rất đáng khích
lệ. Chính vì lẽ đó tôi khẳng định những biện pháp tôi thực hiện là đúng và phù
hợp với giáo viên và học sinh mẫu giáo của trường tôi.
Từ những kết quả có được, tôi đề nghị với nhà trường, các cấp lãnh đạo

cùng tập thể giáo viên trong khối mẫu giáo cùng học hỏi, bổ sung để sáng kiến
của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng một cách rộng rãi.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân,
có vai trò đặc biệt quan trọng, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển
nhân cách con người. Vì thế, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non giúp trẻ
sớm hoàn thiện nhân cách và khả năng tự lập trong cuộc sống khi trưởng thành.


Trong những năm gần đây, để trẻ phát triển toàn diện hơn ngay từ những
năm đầu đời, các trường mầm non đã xây dựng kế hoạch, lựa chọn nội dung,
hoạt động, phương pháp giáo dục phù hợp nhằm hình thành cho trẻ các kỹ năng
cơ bản cần thiết.
Tuy nhiên việc lưạ chọn nội dung dạy và cách thức tổ chức của mỗi
trường khác nhau, đôi khi giáo viên chưa nhận thức rõ ràng và chuẩn bị kỹ khi
dạy kỹ năng sống cho trẻ. Bài học vô cùng đau lòng tại một trường Mầm non tư
thục ở xã Duy Minh, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, các cô giáo đã tổ chức dạy
cho trẻ học về kỹ năng phòng chống cháy nổ bằng cách đổ cồn vào mâm làm
giáo cụ rồi châm lửa. Do gió lớn thổi từ cửa sổ, ngọn lửa đã bốc cháy và tạt vào
3 cháu nhỏ khiến các cháu bị bỏng nặng phải nhập viện cấp cứu. Sự việc trên
đã khiến nhiều phụ huynh lo lắng, bức xúc cho rằng chính các cô giáo không
hiểu về kỹ năng sống hoặc hiểu một cách sai lệch, thiếu cơ sở khoa học nên đã
gây ra hậu quả tai hại mà người gánh chịu đau đớn cả về thể xác và tinh thần lại
chính là những đứa trẻ đáng thương. Nhìn lại những hình ảnh của giáo cụ trực
quan đó chúng ta càng khẳng định chắc chắn rằngsự thiếu hiểu biết về kỹ năng
sống đang là một hạn chế đòi hỏi mỗi giáo viên phải nỗ lực học hỏi để thay
đổi. Từ nhận thức, hiểu biết về kỹ năng sống còn chủ quan, thiếu khoa học của
bản thân người dạy cũng như sự chỉ đạo còn lỏng lẻo hoạt động giáo dục kỹ

năng sống của nhà quản lý đã dẫn đến hậu quả thật khó lường.
Nếu như hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống phụ thuộc trực
tiếp vào người hướng dẫn - người dạy và người học thì việc quản lý nó chính là
đường hướng, là kim chỉ nam để hoạt động giáo dục kỹ năng sống được phát
triển và thực sự có ích.
Xuất phát từ những vấn đề trên bản thân là cán bộ quản lý, tôi nhận thấy
để giúp đội ngũ giáo viên thực hiện có hiệu quả nội dung này là một việc làm
rất cần thiết và cực kỳ quan trọng. Vì thế tôi lựa chọn đề tài “Một số biện pháp
chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo” làm
đề tài nghiên cứu trong năm học 2019 –2020.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề


2.1. Cơ sở lý luận
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục Mầm non có một vị trí đặc
biệt quan trọng trong việc đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác dụng rất lớn
đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có mục tiêu,
nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình cảm, đạo
đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người mới xã
hội chủ nghĩa và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước vào lớp Một.
Trong quá trình phát triển nhân cách nếu trẻ được sớm hình thành và tôn
vinh các giá trị đích thực của mình thì các em sẽ có một nhân cách phát triển
toàn diện, bền vững và có khả năng thích ứng và chống chọi với mọi biến động
xã hội, biết tự khẳng định mình trong cuộc sống.
Trẻ em là giai đoạn học, tếp thu, lĩnh hội những giá trị sống để phát triển
nhân cách, do đó cần giáo dục kỹ năng sống để trẻ có nhận thức đúng và có
hành vi ứng xử phù hợp ngay từ khi còn nhỏ. Có thể nói rằng: giáo dục kỹ năng
sống là một hình thức can thiệp sớm, có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa
những hành vi lệch lạc của trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 6 tuổi.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), kỹ năng sống là kỹ năng mang tính
tâm lí xã hội, là các khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực giúp các cá
nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống
hàng ngày.
Kỹ năng sống cần thiết cho mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nó giúp cho
mọi người thể hiện kiến thức, thái độ và các giá trị, hành vi lành mạnh nhằm
giảm thiểu các nguy cơ có hại cho sức khỏe và cải thiện cuộc sống của mình.
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nhằm giúp trẻ có kinh nghiệm trong
cuộc sống, biết được những điều nên làm và không nên làm. Đồng thời giúp trẻ
có thể chuyển kiến thức, thái độ, cảm nhận thành những khả năng thực thụ,
giúp trẻ biết xử lý hành vi, ứng phó hiệu quả với các tình huống, thách thức
trong cuộc sống hàng ngày. Định hướng của giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là


giúp các con làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích
nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích
cực trong các tình huống của cuộc sống. Theo một số nghiên cứu cho thấy, các
kỹ năng sống khác nhau theo địa lý, thời gian…ví dụ như trẻ em vùng biển thì
có một số kỹ năng sống khác với trẻ em vùng núi, kỹ năng sống của trẻ em
thành phố khác với kỹ năng sống trẻ em nông thôn, kỹ năng sống của trẻ em
ngày xưa khác với kỹ năng sống trẻ em bây giờ…Tuy nhiên có thể thấy rất rõ
ràng là kỹ năng sống luôn gắn với các giá trị. Các giá trị sống đúng đắn là kết
tinh được truyền lại như sự tôn trọng, sống trách nhiệm, yêu thương, sự tự tin,
sự sáng tạo, lòng ham hiểu biết…các giá trị này được truyền lại nhằm giáo dục
giúp cho con người sống có chuẩn mực và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội.
Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân, cộng đồng, nâng cao
chất lượng cuộc sống và giúp cho con người xây dựng một xã hội có văn
hóa. Các kỹ năng sống chỉ được hình thành thông qua giáo dục, đào tạo và
rèn luyện. Giáo dục kỹ năng sống rất quan trọng và cần thiết cho trẻ nhỏ.
Giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ phát triển thể chất, nhân cách, tình cảm,

giao tiếp, ngôn ngữ, tư duy một cách toàn diện, là nền tảng để trẻ tự tin bước
vào trường Tiểu học.
Về thể chất: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ tăng cường thể chất, sự
kiên trì, bền bỉ, tháo vát… thông qua các bài học và các hoạt động vận động
trong quá trình dạy kỹ năng sống. Trẻ sẽ được rèn luyện sự dẻo dai, khéo léo,
kiên trì, giúp cho trẻ nhanh thích ứng với các điều kiện sống thay đổi.
Về tình cảm: giáo dục kỹ năng sống giúp trẻ biết lắng nghe, chia sẻ, sống
có trách nhiệm, biết yêu thương, biết ơn công lao của cha mẹ.
Về giao tiếp - ngôn ngữ: giáo dục kỹ năng sống cho trẻ giúp trẻ tự tin,
giao tiếp hiệu quả, đặc biệt rèn luyện cho trẻ biết lắng nghe, nói chuyện lễ
phép, hòa nhã.
Về nhận thức: giáo dục kỹ năng sống giúp cho trẻ có một nền tảng kiến
thức, ham mê hiểu biết, khám phá, xây dựng cho trẻ niềm ham mê học tập suốt


đời. Việc giáo dục kỹ năng sống từ sớm giúp trẻ có khả năng thích nghi với sự
thay đổi môi trường sống, khả năng hòa nhập nhanh, giúp trẻ tự tin bước vào
lớp Một. Đây cũng là bước đệm chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho giai đoạn học
tập mới ở trường Tiểu học.
2.2. Cơ sở thực tiễn
Một cá nhân nếu có đầy đủ kiến thức trong cuộc sống nhưng lại chưa có
kỹ năng cuộc sống (Bao gồm rất nhiều kỹ năng) chưa biết sử dụng linh hoạt kỹ
năng này thì không đảm bảo cá nhân đó có thể đưa ra các quyết định hợp lý,
giao tiếp có hiệu quả và có mối quan hệ tốt với mọi người. Kỹ năng sống chính
là năng lực tâm lý xã hội để đáp ứng và đối phó những yêu cầu và thách thức
trong cuộc sống hàng ngày.
Một nghiên cứu gần đây về sự phát triển trí não của trẻ cho thấy khả năng
giao tiếp, khả năng biết tự kiểm soát, thể hiện các cảm giác của mình, biết cách
ứng xử phù hợp và tự biết cách giải quyết các vấn đề cơ bản một cách tự lập rất
quan trọng đối với trẻ. Chính vì vậy, việc đi sâu lồng ghép dạy kỹ năng sống

cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi từ lứa tuổi mầm non vô cùng cần thiết và quan
trọng hàng đầu.
Muốn vậy, người lớn phải tạo cho trẻ có môi trường để trải nghiệm, thực
hành. Nhưng trên thực tế, trong xã hội hiện nay các gia đình thường chú trọng
đến việc học kiến thức của trẻ mà không chú ý đến phát triển các kỹ năng cho
trẻ. Luôn bao bọc, nuông chiều, làm hộ khiến trẻ ỷ lại, ích kỷ, không quan tâm
đến người khác và các kỹ năng trong cuộc sống rất hạn chế gây khó khăn cho
trẻ trong việc có tình huống bất ngờ xảy ra.
Thông qua hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày, các kỹ năng của
trẻ được hình thành và trở thành những vốn kinh ngiệm sống của trẻ. Từ đó trẻ
sẽ học cách tự giác, sự tự tin, tính tò mò ham học hỏi. Cũng qua những kỹ
năng sống trẻ biết chia sẻ, lắng nghe, trình bày và diễn đạt được ý của mình
trong nhóm bạn. Giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin khi tiếp nhận các thử thách mới.
Biết giới thiệu về bản thân và gia đình mình trước đám đông, biết mình đang


học lớp nào, thích cái gì và điạ chỉ nhà mình ở đâu. Nhận biết các ưu khuyết
điểm của bản thân. Biết cách ứng xử với mọi người xung quanh. Học cánh lắng
nghe mọi người và đối đáp. Nhận biết những nơi không an toàn, cách giữ an
toàn cho mình nơi công cộng (trong sân trường, trên đường làng, trong gia
đình, công viên, siêu thị, khi gặp người lạ,…)
3. Thực trạng của vấn đề
3.1.Thuận lợi
Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đầy đủ theo quy định
cho các độ tuổi.
Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo, luôn năng
nổ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, có nhiều kỹ năng tốt để hướng dẫn trẻ trong
quá trình học tập.
Trẻ được phân chia học theo độ tuổi 100% và được thực hiện chương trình
Giáo dục mầm non.

Đã có một số tài liệu, sách báo cũng đề cập tới giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ mẫu giáo.
Trong quá trình thực hiện, tôi thấy giáo viên và trẻ mẫu giáo trường tôi đã
có một số kiến thức nhất định về kỹ năng sống.Một số giáo viên đã biết lồng
ghép một số nội dung giáo dục kỹ năng sống vào trong bài dạy của mình.
3.2. Khó khăn
Khu vực sân, vườn; khu vui chơi trải nghiệm của trẻ chưa được quy hoạch
đồng bộ nên việc thực hiện các hoạt động giáo dục cho trẻ cũng gặp tương đối
nhiều khó khăn.
Chưa có nhiều tài liệu, sách báo về việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để
giáo viên nghiên cứu và tham khảo.
Giáo viên chưa đi sâu nghiên cứu về những nội dung cơ bản dạy kỹ năng
sống cho trẻ, cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ còn
gò bó chưa linh hoạt.


Một số phụ huynh còn nuông chiều con cháu quá mức dẫn đến việc kết hợp
giáo dục kỹ năng sống cùng với giáo viên chưa đồng bộ.
3.3. Khảo sát thực trạng chất lượng trước khi thực hiện đề tài
Để việc nghiên cứu đạt hiệu quả, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành
một cuộc khảo sát nhằm đánh giá vốn kỹ năng sống hiện tại của trẻ trước khi
thực hiện đề tài và mức độ kiến thức dạy kỹ năng sống cho trẻ của giáo viên.
Bảng 1. Kết quả khảo sát học sinh về vốn kỹ năng sống (Số học sinh
được khảo sát 218 trẻ)
Nội dung khảo sát

Kết quả
Số lượng

Tỷ lệ (%)


Kỹ năng mạnh dạn, tự tin

130/218

59,6%

Kỹ năng hợp tác, chia sẻ

145/218

66,5%

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

135/218

62 %

Kỹ năng vệ sinh, tự phục vụ và giữ an toàn.

155/218

71,1%

Kỹ năng học hỏi khám phá xung quanh

110/218

50,4%


Nhìn vào bảng khảo sát ta thấy: trẻ đến lớp chưa thật sự tự tin, còn nhút
nhát, chưa mạnh dạn; kỹ năng hợp tác chia sẻ, giao tiếp ứng xử còn hạn chế;
nhất là sự nhận thức, khám phá môi trường xung quanh chưa nhanh nhạy.
Bảng 2. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên trước khi thực hiện đề tài:
(Số giáo viên được khảo sát 12 người)
Nội dung khảo sát

Kết quả
Số lượng

Nắm vững nội dung, kiến thức về kỹ năng sống 09/12

Tỷ lệ (%)
75%

cơ bản
Lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống phù 8/12

67%

hợp
Biết lồng ghép giáo dục kỹ năng sống vào hoạt 7/12

58,3%

động trong ngày
Biết tổ chức giáo dục kỹ năng sống thông qua 5/12
hoạt động trải nghiệm.


42 %


Qua bảng khảo sát của đội ngũ giáo viên có thể nhận thấy: Số giáo viên
biết lựa chọn nội dung giáo dục kỹ năng sống phù hợp còn thấp; Giáo viên tích
hợp nội dung giáo dục kỹ năng vào các hoạt động còn gò bó, chưa linh hoạt;
chậm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực để nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ về kỹ năng sống.
Trước thực trạng đó tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để nâng cao được chất
lượng giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng mạnh dạn tự tin, sự nhận thức
nhanh nhạy của trẻ với môi trường sống. Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn đề xuất:
“Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo”.
4. Các biện phápthực hiện
4.1.Biện pháp 1. Trang bị nội dung, kiến thức cơ bản về kỹ năng sống
cho đội ngũ giáo viên
Xác định được việc muốn nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho
trẻ thì trước tiên giáo viên phải hiểu về những nội dung kiến thức dạy trẻ. Để
giúp giáo viên có vốn kinh nghiệm về việc dạy kỹ năng sống cho trẻ thì việc
xây dựng kế hoạch bồi dưỡng là một việc làm không thể thiếu. Chính vì vậy tôi
đã bồi dưỡng cho giáo viên như sau:
- Cung cấp tài liệu: Ngay từ đầu năm học tôi đã sưu tầm và phôtô tài liệu
cho giáo viên tham khảo về những nội dung, kiến thức, các hoạt động dạy kỹ
năng sống cho trẻ mẫu giáo. Có rất nhiều kênh thông tin nói về nội dung giáo
dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu giáo. Tuy nhiên tôi đã lựa chọn nội dung cơ bản
để phù hợp với khả năng của trẻ và thực tế của nhà trường Sau đó yêu cầu giáo
viên nghiêm túc đọc và nghiên cứu.
- Bồi dưỡng về lý thuyết: Qua khảo sát học sinh về các kỹ năng sống Tôi
nhận thấy trẻ của trường mình một số kỹ năng còn hạn chế. Vì vậy tôi đã tập
chung bồi dưỡng cho giáo viên về lý thuyết những nội dung mà trẻ còn yếu để

giáo viên có kiến thức dạy trẻ.


Bồi dưỡng cho giáo viên hiểu những nội dung cơ bản,phù hợp với độ tuổi,
những nguyên tắc vàng khi tổ chức dạy kỹ năng sống. Đặc biệt nhấn mạnh đến
những nhóm kỹ năng cơ bản sau:
Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân
Nhóm kỹ năng hợp tác, chia sẻ
Nhóm kỹ năng giao tiếp và ứng xử
Nhóm kỹ năng thích tìm tòi khám phá và học hỏi
Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc
Từ các nhóm kỹ năng trên tôi đã cụ thể hóa thành các nội dung giáo dục
kỹ năng sống cơ bản cho trẻ mẫu giáo, cụ thể như sau:
+ Kỹ năng mạnh dạn, tự tin: Một trong những kỹ năng đầu tiên mà giáo
viên cần chú tâm là phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Ngày từ khi đến
lớp giáo viên nên khuyến khích động viên trẻ giới thiệu tên của mình với các
bạn trong lớp. Nghĩa là giúp trẻ biết được mình là ai, cả về cá nhân cũng như
trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng này giúp trẻ luôn cảm thấy
tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi, mọi lúc. Nếu trẻ không mạnh dạn tự tin
thì sẽ rất khó khăn trong việc giao tiếp sau này.
+ Kỹ năng lao động tự phục vụ: Với đa số tâm lý của ông bà, bố mẹ là
cưng chiều con cháu nên hay làm hộ trẻ như xúc cơm khi thấy trẻ còn lúng túng
khi cầm thìa xúc làm rơi vãi hoặc là khi đến lớp bố mẹ không để cho con cất
giầy dép, cởi bớt áo khoác, cất ba lô mà lại làm giúp cho con. Vì thế giáo viên
cần xác định rằng phải dạy cho trẻ có kỹ năng lao động tự phục vụ bản thân.
Đó là cách trẻ học làm người lớn, để cho trẻ tự cần thìa xúc cơm ăn, tự mặc
quần áo.... lúc đầu có thể chưa quen nhưng sau đó dần dần trẻ sẽ thành thục
trong việc tự phục vụ cho mình trong ăn uống. Biết cách sử dụng những đồ
dùng, vật dụng trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi
vãi, nhai nhỏ nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời

trước khi ăn, ngồi ngay ngắn, ăn hết suất, biết cảm ơn sau khi ăn, biết tự dọn,
cất đúng chỗ bát, chén, thìa...


+ Kỹ năng vệ sinh cá nhân: Giáo viên dạy trẻ có thể tự súc miệng, đánh
răng và rửa mặt. Dạy trẻ cách rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh và khi
tay bẩn theo các bước thường quy để phòng tránh một số dịch bệnh; nhận biết
khi nào thì quần áo của mình bị bẩn cần phải giặt. Với các bé gái, giáo viên
phải giáo dục thêm thói quen chải tóc gọn gàng; trẻ biết chọn trang phục phù
hợp với thời tiết hoặc biết giúp người lớn dọn dẹp những công việc vừa sức đối
với trẻ.
+ Kỹ năng giữ an toàn: Đây là một nội dung đặc biệt cần thiết đối với trẻ.
Vì vậy tôi đã nhắc nhở giáo viên phải chú ý đến việc giúp trẻ nhận ra những
nơi nguy hiểm, những vật dụng nguy hiểm; biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm;
không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người lớn cho phép; một
số cách ứng phó với tình huống nguy hiểm; biết ý nghĩa và ý thức thực hiện
theo quy định của một số biển báo giao thông, biển cấm nguy hiểm...
+ Kỹ năng hợp tác, chia sẻ: Hợp tác, chia sẻ là một kỹ năng quan trọng
để trẻ có được thành công trong cuộc sống. Rèn luyện cho trẻ kỹ năng hợp tác
là tạo cơ hội cho trẻ học tập từ bạn bè, học cách giao tiếp, đàm phán, chia sẻ và
lắng nghe. Biết kết hợp tốt với những người xung quanh, trẻ sẽ đạt được nhiều
thành tựu hơn so với việc đi một mình một hướng.. Khi dạy trẻ kỹ năng hợp tác
sẽ giúp trẻ hiểu có những công việc một mình sẽ không thể làm được mà phải
có sự hợp tác của các thành viên trong nhóm.
Cung cấp cho giáo viên những đoạn clíp, kết hợp với kể một câu chuyện
sáng tạo theo nội dung để làm tư liệu dạy trẻ về kỹ năng hợp tác.
Ví dụ: Đoạn vidio kể một chú kiến bị con hà mã to lớn hút. Trong lúc
nguy cấp chú kiến con đã được các bạn kiến khác cùng nhau hợp tác lại tạo
thành một khối kiến lớn vì vậy hà mã đã không hút được mà còn bị cả đàn
kiến đốt sưng vù.

Bồi dưỡng giáo viên dạy kỹ năng hợp tác chia sẻ thông qua dạy trẻ các trò
chơi, câu chuyện, bài thơ, bài hát giáo viên giúp trẻ học cách cùng làm việc với
bạn, hợp tác với bạn trong quá trình chơi. Sự đoàn kết, hợp tác chia sẻ cùng


nhóm bạn sẽ giúp trẻ dễ hòa đồng, biết lắng nghe và sẵn sàng giúp đỡ khi bạn
gặp khó khăn. Giúp trẻ hiểu dược tầm quan trọng khi làm việc có sự chia sẻ và
giúpđỡ của người khác… Mục đích của việc này chính là dạy trẻ cách trân
trọng những gì mình đang có cũng như ý thức trách nhiệm với những thứ là của
mình và của bạn.
+ Kỹ năng học hỏi, khám phá: Đây là một trong những kỹ năng quan
trọng nhất cần có ở trẻ vào giai đoạn này. Là sự khát khao được học hỏi, được
tìm hiểu, thích khám phá, tìm tòi, trẻ thích được trải nghiệm để có thể phát hiện
ra nhiều điều mới lạ ở xung quanh trẻ. Giáo viên cần sử dụng nhiều tư liệu và ý
tưởng khác nhau để khơi gợi tính tò mò tự nhiên của trẻ. Nhiều nghiên cứu cho
thấy, các câu chuyện, các hoạt động và tư liệu mang tính chất khác lạ thường
khơi gợi trí não nhiều hơn là những thứ có thể đoán được.
+ Kỹ năng giao tiếp và ứng xử: Đây là một kỹ năng cơ bản và tương đối
quan trọng đối với trẻ. Giáo viên cần phải dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn
đạt ý tưởng của mình cho người khác hiểu, trẻ cần cảm nhận được vị trí, kiến
thức của mình trong thế giới xung quanh. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về
một ý tưởng hay chính kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng
tiếp nhận những suy nghĩ mới.
Ngay từ khi còn bé, nếu trẻ hiểu được nên dùng những lời cảm ơn và xin
lỗi trong hoàn cảnh phù hợp thì sẽ rất có lợi cho việc hình thành nhân cách của
trẻ sau này. Cho nên giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ sử dụng các lời nói đó
vào những hoàn cảnh cụ thể. Ví dụ khi có người lớn cho quà trẻ phải biết nhận
bằng hai tay và nói lời “cảm ơn”, hoặc khi không may lỡ làm bạn ngã thì phải
biết dùng lời “xin lỗi” đối với bạn. Giáoviên cần lưu ý hướng trẻ tới việc giao
tiếp thân thiện, biết lắng nghe thay vì để trẻ tự bộc lộ cảm xúc và lời nói tiêu

cực khi không hài lòng một việc gì đó.
- Bồi dưỡng về thực hành: Sau khi đưa ra nội dung dạy kỹ năng sống,
giáo viên các khối lớp lựa chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi. Để giáo viên
nắm chắc kiến thức hơn tôi tổ chức hoạt động dạy kỹ năng sống theo chuyên
đề, ví dục như chuyên đề: vệ sinh chăm sóc; chuyên đề phòng chống tai nạn


thương tích; phòng chống xâm hại trẻ em… Phối hợp với tổ chuyên môn thiết
kế giáo án, sau đó cho giáo viên dạy để cả khối cùng dự, thảo luận và chia sẻ và
áp dụng lại.
Thông qua các hình thức bồi dưỡng này giúp cho giáo viên nhận thức
đúng đắn về: yêu cầu - nội dung - hình thức cũng như phương pháp giáo dục
để áp dụng vào dạy trẻ kĩ năng sống hàng ngày đạt hiệu quả cao.
4.2. Biện pháp 2. Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục kỹ năng sống
vào các chủ đề trong năm học
Việc lập kế hoạch chính là thực hiện bắc một nhịp cầu từ trạng thái hiện
tại của chúng ta tới chỗ mà chúng ta muốn có trong tương lai. Lập kế hoạch
giáo dục kỹ năng sống cho trẻ trong trường mầm non là thiết kế các bước đi
cho hoạt động giáo dục kỹ năng sống của trẻ để đạt được mục tiêu, hình thành
và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
Lập kế hoạch là một chức năng quan trọng trong công tác quản lý. Chất
lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng của
hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho trẻ. Vì vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã
bám sát vào nhiệm vụ năm học 2019 - 2020 của Phòng giáo dục, của nhà
trường và khả năng thực tế của học sinh để lập kế hoạch nội dung tích hợp giáo
dục kỹ năng sống một cách cụ thể và chi tiết nhất. Sau đó tôi cùng với tổ
chuyên môn, các giáo viên cốt cán xây dựng lên kế hoạch chi tiết về nội dung
này một cách cụ thể theo khả năng nhận thức từng độ tuổi, từng chủ đề. Thông
qua lập kế hoạch giúp họ xác định được mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ cụ thể,
các biện pháp hợp lý và các điều kiện để thực hiện được mục tiêu đề ra.

Khi lập kế hoạch, giáo viên lưu ý: nội dung giáo dục trẻ mẫu giáo cần
được lựa chọn dựa vào khung kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Khung kiến thức, kỹ năng và thái độ được quy định cho cả độ tuổi mẫu
giáo. Giáo viên của từng lớp cần dựa vào đặc điểm, tình hình của lớp mình mà
lựa chọn khung cho phù hợp.


Ví dụ: Khi dạy trẻ kỹ năng giữ an toàn cho bản thân. Khung kỹ năng: Trẻ
làm được một số việc cụ thể để tránh nguy hiểm cho bản thân.
- Với trẻ 3-4 tuổi: Giáo viên có thể dạy trẻ: Hét to và gọi người lớn giúp
khi có cháy, khi bị chảy máu, khi bị bắt cóc…
- Với trẻ 4-5 tuổi: Ngoài những kỹ năng trên, cô giáo dạy trẻ biết dùng
khăn ướt bịt mũi, bò thấp và thoát ra ngoài khi có cháy; không đi theo và nhận
quà người lạ…
- Với trẻ 5- 6 tuổi: Ở độ tuổi này, giáo viên sẽ cung cấp thêm cho trẻ
những kiến thức như: Ghi nhớ số điện thoại khẩn cấp: 113,114, 115 để gọi cho
đúng với trường hợp xảy ra; khi có cháy không được chạy vì lửa sẽ càng cháy
nhanh hơn, không được nấp dưới gầm bàn, gầm tủ, tạo tiếng động để mọi
người biết nơi bé ẩn nấp… Khi bị người lạ có ý đồ xấu thì biết ôm chặt chân,
ôm vào đồ vật không để người lạ kéo đi, quẫy đạp để tụt khỏi vòng tay…
4.3. Biện pháp 3. Chỉ đạo giáo viên lồng ghép giáo dục kĩ năng sống
cho trẻ thông qua các hoạt động trong ngày
Trong quá trình chỉ đạo khối mẫu giáo thực hiện, tôi luôn nhấn mạnh với
giáo viên: Các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫũ giáo có thể thực
hiện trong các chủ đề khác nhau hoặc một chủ đề giáo dục riêng biệt theo kế
hoạch giáo dục dự kiến trước và có thể lồng ghép vào trong các hoạt động giáo
dục trẻ như ở hoạt động học, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều... và ở mọi
lúc mọi nơi.
Thông qua giờ đón và trả trẻ : Giúp cho giáo viên nhận thấy rằng việc
dạy kỹ năng chủ yếu ở hoạt động này là kỹ năng tự phục vụ và kỹ năng ứng xử:

Cất gầy dép, ba lô, chào cô, chào bố mẹ. Ngoài ra giáo viên trò chuyện hoặc kể
cho trẻ nghe các câu chuyện thông qua đó giáo dục và khắc sâu các kỹ năng
sống cho trẻ.
Ví dụ: Cô hỏi trẻ : Hôm qua nghỉ ở nhà con làm gì ? Ở nhà chơi như thế nào
là an toàn nhất? Khi đi thăm người ốm cùng bố mẹ con phải như thế nào ….


Thông qua họat động học: Qúa trình học tập sẽ giúp trẻ hình thành kinh
nghiệm cũng như kiến thức nhất định giúp trẻ tăng thêm kỹ năng sống cho bản
thân một cách tích cực. Vì vây tôi hướng dẫn giáo viên tích hợp vào các hoạt
động khác nhau: Phát triển thể chất; Khám phá khoa học; Âm nhạc; làm quen
tác phẩm Văn học; Tạo hình...
Ví dụ: Hoạt động học: Truyện: Nhổ củ cải, giáo viên lồng ghép nội giáo
dục kỹ năng hợp tác, chia sẻ thông qua hệ thống câu hỏi đàm thoại:
+ Vì sao ông lão không nhổ được cây cải?
+ Ông đã nhờ những ai giúp đỡ mình?
+ Tại sao cây củ cải đã nhổ được lên?
+ Khi cả nhà ông nhổ được cây cải mọi người cảm thấy điều gì?
Thông qua giờ ăn: Qua tổ chức giờ ăn trẻ sẽ định hình và tích lũy được rất
nhiều kỹ năng cần thiết tự phục vụ bản thân. Những việc vừa sức với trẻ như:
Sắp bàn ăn, xếp ghế, lau bàn, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, cất bát thìa đúng
chỗ…Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất cần có ở trẻ vào giai
đoạn này. Giáo viên cần hiểu rõ tâm lý của trẻ cũng như sử dụng nhiều biện
pháp khác nhau để hình thành cho trẻ kỹ năng sống. Chỉ đạo giáo viên rèn cho
trẻ khả năng tự phục, nhất là tự phục vụ trong ăn uống bằng cách: Tập cho trẻ
cùng cô sắp bàn ăn, sắp khăn lau tay, khăn lau miệng. Ở lứa tuổi mẫu giáo lớn
và nhỡ tập cho cháu tự lấy đồ ăn theo sự chỉ dẫn của cô. Đồng thời tập cho trẻ
cách sử dụng khăn lau miệng khi ăn như thế nào cho đúng. Ăn xong cất bát thìa
ở đâu, để như thế nào cho gọn gàng nhất.



Hình ảnh: Trẻ rửa tay, rửa mặt
Thông qua hoạt động vui chơi: Trẻ mẫu giáo chơi mà học – học bằng chơi.
Vì vậy thông qua vui chơi sẽ đáp ứng nhu cầu của trẻ, đồng thời tích hợp được
các nội dung giáo dục kỹ năng sống rất hiệu quả mà không gò bó. Tôi đã chỉ
đạo giáo viên khi tổ chức tất cả các trò chơi từ trò chơi phân vai, trò chơi học
tập, trò chơi vận động cho đến trò chơi dân gian đều có thể lồng ghép dạy các
kỹ năng sống.
Vi dụ: Trò chơi bác sĩ: qua vai chơi cô giáo rèn trẻ kỹ năng giao tiếp, ứng
xử. Trẻ biết cảm thông chia sẻ với người bệnh, nói năng nhẹ nhàng với bệnh
nhân, có ứng xử phù hợp với vai chơi của mình.
Thông qua hoạt động chiều: Hoạt động chiều là thời gian lý tưởng để tổ
chức các hoạt động rèn kỹ năng sống cho trẻ. Tùy vào từng chủ đề giáo viên có
thể lựa chọn các nội dung phù hợp để dạy trẻ.
Ví dụ: ở chủ đề: Bản thân, giáo viên có thể rèn cho trẻ những kỹ năng tự
bảo vệ bản thân như: Bé làm gì khi bị người lạ có ý đồ xấu hoặc thực hành thao
tác rửa tay, rửa mặt, gấp quần áo…


Hoạt động lao động: Thông qua hoạt động hàng ngày, giáo viên cho trẻ
làm những công việc vừa sức.Tùy theo độ tuổi giáo viên có thể giao cho trẻ các
công việc phù hợp để rèn kỹ năng cho trẻ.
Ví dụ: Với trẻ mẫu giáo bé, giáo viên cho trẻ tham gia lao động cùng cô
những công việc đơn giản như: Thu dọn đồ chơi sau khi chơi, giúp cô thu dọn
bàn ăn, nhặt rác, cùng nhặt lá cây trên sân trường…
Với trẻ mẫu giáo nhỡ, cô có thể giao những công việc mà trẻ có thể thực
hiện độc lập để hình thành thói quen, trẻ có thể biết giúp đỡ bạn và yêu cầu bạn
giúp đỡ như: tự kê bàn ghế, lau giá đồ chơi, chăm sóc cây trong góc thiên
nhiên… Do vậy giáo viên có thể giao công việc theo nhóm để trẻ thi đua.
Với trẻ mẫu giáo lớn, các hoạt động lao động để rèn kỹ năng sống mang tính

chất thường xuyên và phong phú hơn. Trẻ có thể thực hiện được những công việc
phức tạp như: lau bàn ăn, quét nhà, chải đầu buộc tóc, xới đất, nhặt cỏ…
4.4 Biện pháp 4. Chú trọng tổ chức các hoạt động rèn kỹ năng sống
thông qua hoạt động trải nghiệm
Hoạt động trải nghiệm là một cách học thông qua thực hành, với quan
niệm việc học là quá trình tạo ra tri thức mới trên cơ sở trải nghiệm thực tế, dựa
trên những đánh giá, phân tích trên những kinh nghiệm, kiến thức sắn có. Như
vậy thông qua các hoạt động trải nghiệm, trẻ được cung cấp kiến thức, kỹ năng
từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm khiến trẻ sử dụng tổng hợp các giác quan (nghe,
nhìn, chạm, ngửi…) để có thể tăng khả năng lưu giữ những điều đã tiếp cận
được lâu hơn. Hoạt động trải nghiệm giúp trẻ có thể tối đa hóa khả năng sáng
tạo, tính năng động và thích ứng. Trẻ được trải qua quá trình khám phá kiến
thức và tìm giải pháp, từ đó giúp phát triển năng lực cá nhân và tăng cường sự
tự tin. Giáo dục kỹ năng sống thông qua hoạt động trải nghiệm giúp cho việc
học trở nên thú vị hơn với trẻ và việc dạy trở nên thú vị hơn với người dạy. Khi
trẻ được chủ động tham gia tích cực vào quá trình hoạt động, trẻ sẽ có hứng thú
và chú ý hơn đến những điều được tiếp cận và ít gặp vấn đề về tuân thủ kỷ luật.


Trong các hoạt động trải nghiệm, giáo viên có vai trò định hướng, hỗ trợ,
đánh giá, uốn nắn, sửa sai cho trẻ. Tùy thuộc vào từng hoạt động trải nghiệm, giáo
viên đưa ra các tình huống có vấn đề để trẻ trải nghiệm với các tình huống đó.
Như vậy, trẻ rất hứng thú và kiến thức, kỹ năng sẽ hình thành một cách nhẹ nhàng,
tự nhiên. Do vậy, tôi đã chỉ đạo giáo viên nên lựa chọn hình thức này để rèn kỹ
năng sống cho trẻ. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện về cơ sở vật chất của trường, lớp,
khả năng nhận thức của trẻ, sự linh hoạt sáng tạo của giáo viên mà lựa chọn các
hoạt động giáo dục kỹ năng sống theo hướng trải nghiệm cho phù hợp.
Ví dụ: Ở chủ đề gia đình, giáo viên xây dựng các hoạt động trải nghiệm về
cách thoát hiểm khi xảy ra cháy ở gia đình; Không đi theo và nhận quà của

người lạ; Kỹ năng bảo vệ môi trường… hay trong chủ đề nghề nghiệp, giáo
viên có thể xây dựng được rất nhiều hoạt động trải nghiệm mà trẻ rất hào hứng
như: Bé tập làm bác lao công; Bé tập làm nội trợ; Bé làm bác nông dân…

Hình ảnh trẻ tham gia bảo vệ môi trường và chăm sóc cây
Tuy nhiên, khi tổ chức hoạt động trải nghiệm cho trẻ, tôi lưu ý giáo viên
cần chú ý đến các điều kiện như:
Đảm bảo môi trường hoạt động an toàn cho trẻ cả về thể chất, tinh thần.
Môi trường hoạt động phong phú, đa dạng, phù hợp với các mục đích, mục
tiêu cần đạt của hoạt động trải nghiệm - môi trường là cuộc sống thực của trẻ.


Nhất thiết giáo viên phải xây dựng chương trình, nội dung phát triển trẻ
hướng đến các mục tiêu phát triển cụ thể: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ và giao
tiếp, tình cảm xã hội… phù hợp với đặc điểm sinh lý của trẻ.
Khi thực hiện, giáo viên phải tăng cường quan sát từng trẻ để đặt ra các
mục tiêu khác biệt cho từng trẻ trong hoạt động trải nghiệm.
Hoạt động trải nghiệm có sự tương tác xã hội với giáo viên và các bạn
cùng độ tuổi, trang lứa để có thể học hỏi, trợ giúp lẫn nhau.
Các đồ chơi, công cụ, vật liệu… trong hoạt động trải nghiệm phải chú ý
tới kích cỡ vừa độ tuổi của trẻ, thật an toàn, không gây nguy hiểm cho trẻ. Làm
thế nào để kết thúc hoạt động trải nghiệm, trẻ thực sự có tâm trạng vui thích,
phấn khởi, tích cực và mong muốn được tham gia các hoạt động tiếp theo.
4.5.Biện pháp 5. Quản lý chặt chẽ giáo viên xây dựng và thực hiện các
hoạt động giáo dục kỹ năng sống
Do nhận thức của giáo viên mầm non về giáo dục kỹ năng sống chưa
chuyên sâu, sự hiểu biết về một số lĩnh vực khoa học còn hạn chế nên rất dễ sinh
ra sự chủ quan. Vụ việc dùng cồn và đốt để làm giáo cụ trực quan tại một lớp mẫu
giáo tư thục tại Nam Định là một bài học đắt giá với cả giáo viên và cán bộ quản
lý mầm non. Giá như người dạy không chủ quan và có chút kiến thức về lĩnh vực

khoa học, giá như nhà quản lý không buông lỏng việc kiểm tra, giám sát việc lập
kế hoạch cũng như cách thức tổ chức hoạt động thì sự việc đau lòng chắc chắn sẽ
không xảy ra. Chính vì vậy, để quản lý chặt chẽ nội dung tổ chức giáo dục kỹ năng
sống cho trẻ tôi đã nghiêm túc thực hiện việc kiểm tra, duyệt giáo án theo đúng
thời gian quy định. Qua quá trình kiểm duyệt giáo án tôi sẽ phát hiện ra những nội
dung giáo dục kỹ năng sống có phù hợp với trẻ hay không? cách tổ chức hoạt
động có đảm bảo an toàn cho trẻ hay không? để từ đó có sự điều chỉnh hợp lý. Sau
đó tôi sẽ thường xuyên kiểm tra việc giảng dạy của giáo viên về nội dung này
thông qua kế hoạch mà giáo viên đã xây dựng. Đồng thời khảo sát các kỹ năng
của trẻ với từng tình huống cụ thể.
4.6.Biện pháp 6. Phối hợp với phụ huynh học sinh về giáo dục kỹ năng sống


Việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo
sự liên kết và thống nhất giữa nhà trường và cha mẹ trẻ về nội dung, phương
pháp, cách thức tổ chức giáo dục trẻ ở lớp cũng như ở gia đình. Đây là điều
kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến
thức giáo dục trẻ cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhằm giúp trẻ có sự phát
triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, nhận thức, tình cảm, thẩm mĩ, ngôn
ngữ, giao tiếp ứng xử... góp phần thực hiện tốt mục tiêu giáo dục mà nhiệm vụ
năm học đã đề ra.
Nhận thức rõ về điều này, trong những năm qua và đặc biệt năm học 2019
– 2020, tôi luôn chú trọng chỉ đạo giáo viên đẩy mạnh công tác tuyên truyền
phổ biến kiến thức, thực hiện có hiệu quả mối quan hệ giữa giáo viên và phụ
huynh. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền với các nội dung giáo dục kỹ năng
được thể hiện trong chương trình từng năm học học kỳ, từng tháng.
Khi tổ chức các hoạt động ngày hội, ngày lễ giáo viên đã kết hợp mời phụ
huynh cùng tham gia với các con. Việc yêu cầu phụ huynh tham gia vào kế hoạch
hoạt động của trường, của lớp không chỉ mang tính chất thông báo mà quan trọng
hơn là coi cha mẹ trẻ như một “kênh” thông tin hữu hiệu giúp giáo viên có thêm

những hiểu biết về trẻ để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
Trong thời đại công nghệ thông tin, việc tuyên truyền, trao đổi với phụ
huynh trên các trang tin như là Zalo, Facebook của lớp cũng là cách tôi muốn
hướng đến cho giáo viên. Các hoạt động của trẻ trên lớp; các nội dung kiến
thức mà phụ huynh cần giáo dục kỹ năng cho các con ở nhà; cách giáo dục như
thế nào để tạo sự đồng nhất giữa giáo viên và phụ huynh... Chính nhờ có những
trang tin này đã tạo điều kiện giúp giáo viên và phụ huynh hiểu và tin tưởng
nhau hơn. Đặc biệt trong thời gian vừa qua, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp
do chủng mới của virus corona gây ra, giáo viên đã tích cực tuyên truyền đến
phụ huynh để phòng chống dịch bệnh cho trẻ tại nhà. Qua kỹ năng mà giáo
viên đã rèn cho trẻ ở lớp như: các bước rửa tay thường quy, ho hắt hơi biết che
miệng, uống nước ấm khi trời lạnh... đã được trẻ thực hành ở nhà để phòng
chống dịch bệnh do Covid 19 nguy hiểm gây ra.


5. Kết quả đạt được
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của tập thể sư phạm, sự ủng hộ tích cực của các bậc cha mẹ đã
giúp nhà trường đạt được một số kết quả trong việc dạy trẻ mẫu giáo các kỹ
năng sống cơ bản, thể hiện ở các kết quả sau:
* Đối với trẻ
100% trẻ đều được giáo viên tạo mọi điều kiện cho trẻ được trải nghiệm
thực tế, khuyến khích khơi dậy tính tò mò, phát triển trí tưởng tượng, năng
động, mạnh dạn, tự tin. Trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện
kỹ năng tự lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động thô, vận động tinh thông
qua các hoạt động hàng ngày trong cuộc sống của trẻ ở trong nhà trường. Trẻ
có những kiến thức và kỹ năng về lao động tự phục vụ như tự đánh răng, rửa
mặt, rửa tay, mặc quần áo…



Trẻ được rèn luyện kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; hợp tác
và chia sẻ. Trẻ mạnh dạn, tự tin, hòa đồng với tập thể, trẻ có tinh thần hợp tác
với bạn chơi, sẵn sàng giúp đỡ khi bạn cần và biết yêu cầu sự giúp đỡ của bạn
bè khi mình gặp khó khăn.
Kết quả khảo sát cuối năm về vốn kỹ năng sống của trẻ được thể hiện trên
bảng sau:
Bảng 3. Kết quả khảo sát học sinh về vốn kỹ năng sống sau khi thực
hiện đề tài (Số học sinh được khảo sát 218 trẻ)
Nội dung khảo sát

Kết quả trước khi Kết quả sau khi
thực hiện đề tài
thực hiện đề tài
Số lượng

Tỷ lệ (%)

Số lượng Tỷ lệ (%)

Kỹ năng mạnh dạn, tự tin

130 /218

59,6%

197/218

90,4%

Kỹ năng hợp tác, chia sẻ


145 /218

66,5%

187/218

86 %

Kỹ năng giao tiếp, ứng xử

135/218

62%

200/218

92%

Kỹ năng vệ sinh, tự phục
vụ và giữ an toàn.

155 /218

71,1%

205/218

94%


Kỹ năng học hỏi khám
phá xung quanh

110/218

50,4%

190/218

87,1%

*Đối với giáo viên
Giáo viên đã nắm vững các nội dung giáo dục kỹ năng sống đối với trẻ
mẫu giáo và biết vận dụng vào các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trên lớp
một cách phù hợp với các hoạt động và các chủ đề.
Biết tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ nhằm nâng cao chất lượng
giáo dục kỹ năng sống.
Chất lượng và nội dung tuyên truyền các bậc cha mẹ được nâng lên rõ rệt,
hình thức tuyên truyền được thay đổi theo chủ đề, theo thực tế một cách phù hợp.
Bảng 4. Kết quả khảo sát đội ngũ giáo viên sau khi thực hiện đề tài (Số
giáo viên được khảo sát 12 người)


Kết quả trước khi Kết quả sau khi thực
Nội dung khảo sát

thực hiện đề tài
Số
lượng


Nắm vững nội dung, kiến thức 09/12

Tỷ lệ (%)

hiện đề tài
Số
lượng

Tỷ lệ (%)

75%

11/12

94%

67%

10/12

88%

58,3%

11/12

97%

42 %


9/12

75%

về kỹ năng sống cơ bản
Lựa chọn nội dung giáo dục 8/12
kỹ năng phù hợp
Biết lồng ghép giáo dục kỹ 7/12
năng sống vào hoạt động trong
ngày
Biết tổ chức giáo dục kỹ năng 5/12
sống thông qua hoạt động trải
nghiệm.
* Đối với các bậc phụ huynh
Phụ huynh rất quan tâm đến việc chăm lo cho con cái, thường xuyên phối
hợp với nhà trường để giáo dục trẻ một cách khoa học, không còn xem nhẹ về
việc dạy kỹ năng sống. Đã có những trao đổi với giáo viên chủ nhiệm về tình
hình con em mình, cùng bàn bạc tìm giải pháp để khắc phục đối với trẻ cá tính.
Phụ huynh không còn nôn nóng trong việc dạy cho trẻ học trước chương
trình và đã thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không
chiều trẻ thái quá, không còn hình ảnh ba bế con, mẹ đi sau xách cặp cho con,
tranh thủ đút cho con ăn, ngược lại xuất hiện khá nhiều hình ảnh trẻ tự đeo ba
lô, tự đi lên cầu thang, tự cất ba lô, giầy dép vào nơi quy định …..
Phụ huynh rất tin tưởng vào kết quả giáo dục của nhà trường, không chê
bai chỉ trích cô giáo, ngược lại cha mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của
cô giáo, cung cấp vật liệu, phụ giúp giáo viên trang trí lớp, làm đồ chơi.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng
Để sáng kiến nâng cao chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mẫu
giáo của tôi được nhân rộng theo tôi cần những điều kiện sau:



×