Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tìm hiểu phạm trù dạng theo ngữ pháp tạo sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.19 KB, 16 trang )

TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN

Số 1 (26) - Tháng 1/2015

TÌM HIỂU PHẠM TRÙ DẠNG THEO NG

PHÁP TẠO SINH
TRƯƠNG VĂN ÁNH (*)
HỨA BÍCH THỦY(**)

T M TẮT
P ạ

ù dạ
o


ổb
o
A .S ả b
âu ủ ộ
uấ
k

k
A
eo K u
âu Âu. C
sâu o ạ
ù dạ


ều k ó k
quy ì

y
ú
ơ sưu ầ
ẫu âu ủ ộ -b ộ
theo
ơ
ì
ủ No C o sky (
ạo s
ý uy
ý

u ạ ý uy
ắ k ý uy
buộ
bộ).
óa:
ắ k

ạo s
ý

uy

ý
buộ


uy
bộ

ý

uy dờ quy ắ


u
. Để ú

ý ả
ú
uy dờ quy
-b

u ạ ý



uy

ABSTRACT
The voice is very popular in English. Transformation of active-passive sentences
always appears in the exams, espcially the exams on English competence under the
Common European Framework for Reference. The further students learn the voice, the
more difficult they find it. To help address this situation, we have collected sample activepassive sentences and explain them in the works of Noam Chomsky (generative grammar,
trace theory, move theory, projection rules, government and binding theory, bound theory)
Keywords: generative grammar, trace theory, move theory, projection rule,
government and binding theory, bound theory

1. MỞ ĐẦU(*)(**)
Dạng (залог - voice) là một phạm trù
ngữ pháp bao gồm hai ý nghĩa ngữ pháp bộ
phận đối
lập
nhau:
chủ động
(действительный - active) và bị động
(страдательный- passive). Cải biến câu bị
động hay phạm trù dạng có từ lâu đời khi
các điểm ngữ pháp của các ngơn ngữ được
xây dựng có hệ thống. Có thể nói những cấu
trúc cải biến câu cơ bản và có từ lâu nhất là
hình thức chuyển đổi dạng câu: chủ động và
bị động. Năm 1 7, học giả người Mỹ,
Noam Chomsky, chính thức đưa ra lý thuyết
cải biến tạo sinh (generative transformation)
là cơ sở ban đầu cho ngữ pháp tạo sinh
(*)

(generative grammar). Kể từ đó thuật ngữ
cấu trúc chìm (deep structure) là hữu hạn có
thể tạo ra rất nhiều những cấu trúc nổi
(surface structure) là vơ hạn xuất hiện và
dẫn đến sự ra đời của một loại hình bài tập
mới trong các kỳ thi: Cải biến câu, đặc biệt
là cải biến câu ở phạm trù dạng.
Kết hợp phương pháp nghiên cứu định
lượng và định tính, chúng tơi sưu tập ngữ
liệu từ nhiều nguồn (gồm sách và đề thi

trong và ngồi nước), khảo sát việc học tập
của sinh viên, biên soạn những cấu trúc
bằng các cơng thức cơ đọng, dễ hiểu về cải
biến câu thuộc phạm trù dạng. Dựa trên lý
thuyết cải biến tạo sinh, lý thuyết vết, lý
thuyết dời, quy tắc gắn kết và chi phối,…
của Noam Chomsky chúng tơi cố gắng

ThS, Trường Đại học Sài Gòn
ThS, Trường Đại học Bạc Liêu

(**)

53


Khi nghiên cứu về thụ đắc câu bị động,
chúng tôi đã nghiên cứu xây dựng những
mẫu câu chủ động – bị động tiêu biểu. Các
mẫu câu này là những cặp phạm trù dạng
có mối quan hệ tương đương.
2.2. C c lý t uyết liên quan đến cải
biến câu bị động
Cải biến câu (sentence transformation)
để tạo ra các cấu trúc câu mới có nghĩa
tương đồng với các cấu trúc sâu/chìm
(deep structure). Câu được cải biến hay các
cấu trúc câu mới được xem là cấu trúc
nổi/bề mặt (surface structure).
Ban đầu Noam Chomsky cấu trúc câu

trong các ngôn ngữ được cải biến tập trung
ở phạm trù dạng: chủ động và bị động.
Theo ông, câu bị động trong ngữ pháp cải
biến – tạo sinh gắn với phép cải biến động
từ là một phổ niệm hình thức của các ngôn
ngữ. Mặc dù cả cấu trúc chủ động và cấu
trúc bị động ở đây đều là cấu trúc nổi,
nhưng trong quan niệm của hầu hết các nhà
ngữ pháp cải biến-tạo sinh thì cấu trúc chủ
động được coi là gần gũi với sự biểu hiện
của cấu trúc sâu, còn cấu trúc bị động được
phái sinh từ cấu trúc chủ động nhờ “phép
cải biến bị động” (passive transformation).
Chomsky đã lý giải về điều này như sau:
“Nếu ngữ pháp chứa trong cơ sở của nó cả
câu chủ động và bị động thì sẽ trở nên
phức tạp hơn nhiều so với khi câu bị động
được đưa ra khỏi bộ phận cơ sở và được
miêu tả bằng cải biến” (Chomsky 1 2:
488).
Theo lý thuyết vết (Trace Theory)
được phát triển bởi Fiengo (1974;1977) và
Chomsky (1975;1976), nhiều ngôn ngữ
trình bày sự phi đối xứng trái - phải nằm

minh họa việc cải biến các mẫu câu thuộc
phạm trù dạng. Khoảng 40 mẫu câu được
sắp xếp theo cấp độ khó tăng dần để phục
vụ cho việc phân tích và nghiên cứu sự cải
biến.

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. K i niệm mô ìn ngôn ngữ
Theo Nguyễn Đức Dân, xuất phát từ
một số hữu hạn các quan sát, thí nghiệm,
người ta xây dựng thành những lý thuyết
khái quát – những mô hình – nhằm giải
thích các sự kiện đã biết và dự đoán được
những sự kiện trong tương lai. Để nghiên
cứu một đối tượng, người ta thường xây
dựng những mô hình của nó – xây dựng
những cái đẳng cấu với nó theo những
phương diện mà ta quan tâm. Lý thuyết T
(theory) được xây dựng trên các mô hình
M (model) dựa trên các mối quan hệ R
(relation). Những mô hình này có các thuộc
tính chung là:
A1 – mọi đối tượng x đều có quan
hệ với chính nó.
Ta viết: (˅x) (x R x)
A2 – Với mọi đối tượng x và y, nếu
x có quan hệ với y thì y cũng có quan hệ
với x.
Ta viết: (˅x) (˅y) (xRy yRx)
A3 – Với mọi đối tượng x, y và z,
nếu x có quan hệ với y và y có quan hệ với
z thì x cũng có quan hệ với z.
Ta viết: (˅x) (˅y) (˅z) (xRy & yRz 
xRz)
Đây là những mẫu câu có mối quan hệ
đồng nghĩa (M4 – các từ ngữ; R4 – đồng

nghĩa), quan hệ cùng phạm trù cú pháp (M5
– các từ; R5 – cùng phạm trù cú pháp), và
quan hệ cùng kiểu câu (M6 – các câu; R6 –
cùng kiểu câu). (Nguyễn Đức Dân, 2012).
54


theo các ngữ cảnh khác nhau, nhưng điều
căn bản là ý nghĩa gốc không thay đổi.
Trong câu bị động, các yếu tố được phân
bố theo ngữ cảnh nhất định. Chủ ngữ của
câu bị động sẽ đưa lên đầu câu, động từ TO
BE sẽ xuất hiện trước ngoại động từ chính
ở dạng quá khứ phân từ. Các trạng từ, nếu
có sẽ được phân bố trong ngữ cảnh mới:
trạng từ nơi chốn/phương hướng ở trước
tân ngữ bị động (có BY ở trước) và trạng
từ thời gian sẽ xuất hiện ở cuối câu. Chủ
ngữ trong câu chủ động sẽ có ngữ cảnh
mới: theo sau BY và đưa về phía sau câu.
Cải biến câu cũng được Chomsky giải
thích dựa trên lý thuyết chi phối và gắn kết
(Government and Binding Theory (GB),
1 0). GB miêu tả sự hiểu biết về ngôn
ngữ như là một tập hợp những lý thuyết bộ
phận gắn kết với nhau, bao gồm những
nguyên lý phổ quát và tham biến vận dụng
cho từng ngôn ngữ cụ thể. Trong tiếng Anh
lý thuyết GB được thể hiện qua sự chi phối
của các quy tắc cú pháp trong việc kết hợp

câu. Các cấu trúc chìm, trên thực tế, được
vận dụng linh hoạt để tạo ra các cấu trúc
nổi theo lý thuyết này.

trong việc xử lý cú pháp. Vì vậy, thí dụ
như, hầu hết thuyết dời chỗ trong tiếng
Anh đều dời chỗ các yếu tố sang trái; các
thí dụ tương tự là việc đặt câu hỏi, sự đưa
lên trước, thao tác chủ đề hóa và sự cải
biến thành tiểu cú liên quan. GS. Nguyễn
Đức Dân (2012) cho rằng sự dời chỗ thể
hiện quan hệ của những thành tố giữa hai
cấp độ, trong đó một yếu tố được dời từ
một vị trí này sang vị trí khác để hình
thành cấu trúc mới. Theo đó, nguyên lý
“Move-α” nghĩa là dời một phạm trù α nào
đó tới một chỗ nào đó (Chomsky, 1 2,
Some Concepts and Consequences of the
Theory Binding: The Pisa Lectures.
Mouton de Gruyter. P. 15). Chúng ta có thể
nêu một số kiểu dời chỗ như dời –NP: Dời
chỗ một NP từ vị trí A tới một vị trí A
không được đánh dấu θ (non – θ – marked)
thì NP sẽ để lại một vết t ở vị trí A, gọi là
vết – danh ngữ (NP-trace) hoặc dời – Wh:
Sự dời chỗ của “cú đoạn-Wh” từ vị trí A
tới vị trí – không A của một đặc thù C sẽ
để lại một vết-wh (wh-trace) ở vị trí A
hoặc dời chỗ-V: Dời chỗ một V tới INFL
(inflection) và một VI tới trung tâm của

một cú đoạn C. Phép dời được thực hiện

Mô hình lý thuyết GB của Chomsky được thể hiện như sau:
Cấu trúc chìm
Sự dời chỗ
Cấu trúc nổi
thành phần PF

thành phần LF
Lưu ý: PF: dạng thức ngữ âm; LF: dạng thức logic

55


Chuyển đổi ý từ cấu trúc này sang cấu
trúc khác sử dụng khung tham chiếu thích
hợp (Tertium Comparationis - TC). Các cấu
trúc câu phải dựa trên sự tương đương để cải
biến. Các tác giả L. Spalatin (1 ), T.
Krzeszowski, A. Mettinger (1990) và Bùi
Mạnh Hùng (Ngôn ngữ học đối chiếu, nxb
Giáo dục, 200 ) đã đề ra các khung tương
đương để làm nền tảng cho sự cải biến từ
câu này sang câu khác. Theo Bùi Mạnh
Hùng, những cuộc tranh luận về các kiểu TC
thường xoay quanh các kiểu tương đương.
Cho đến nay, các kiểu tương đương theo xác
định của T. Krzeszowski (1 0) có vẻ đa
dạng hơn cả. Ông dùng khái niệm “2-text”,
được xác định là bất kì hai văn bản nào, dưới

dạng viết hoặc nói, để diễn đạt cùng một ý,
dù có các cấu trúc khác nhau, đều được gọi
là tương đương.
Với năng lực ngôn ngữ, người ta có thể
thể hiện các ý tưởng, tình cảm, thái độ của
mình ở nhiều cấu trúc khác nhau trong một
ngôn ngữ nhất định. Đó là năng lực thực hiện
ngôn ngữ ở các cấu trúc khác nhau (ví dụ như
cải biến câu bị động) để diễn đạt các ý nghĩa
tương đương theo các sắc thái phù hợp.
Trong câu, vị trí các yếu tố không phân
bố một cách võ đoán, chúng có quan hệ với
nhau về mặt phân bố, nghĩa là các yếu tố có
những vị trí nhất định để đóng các vai trò
khác nhau nhưng bổ sung cho nhau. Sự phân
bố này là các ngữ cảnh của các yếu tố trong
ngôn ngữ. Nếu một câu có chứa A và có
dạng “B A C”, nếu bỏ A thì còn lại chuỗi “B
– C”. Chuỗi này gọi là ngữ cảnh của A. Tìm
được các chuỗi có chứa A sẽ tìm được sự
phân bố của A.
Trong câu bị động tiếng Anh, chủ ngữ

luôn ở vị trí trước và bổ ngữ bị động theo
sau BY được đặt xuống cuối. Theo ngữ cảnh
gồm các yếu tố A, B và C nêu trên, B ở vị trí
của chủ ngữ bị động, C ở vị trí bổ ngữ bị
động, A ở vị trí động từ (Hình thức BE + V).
Do đó hình thức BE + V có chuỗi ngữ cảnh
“B – C”. Nếu câu bị động có đầy đủ các

trạng từ, và ta xem BY + bổ ngữ bị động là
yếu tố A, thì chuỗi ngữ cảnh “B – C” sẽ có B
là trạng ngữ nơi chốn/phương hướng và C là
trạng ngữ chỉ thời gian.
Ví dụ: Daisy took some flowers into the
living-room yesterday.
Some flowers were taken into the
living-room by Daisy yesterday.
Trong chuỗi ngữ cảnh của các yếu tố A,
B và C, thì A là “by Daisy”, B là “into the
living-room” và C là “yesterday”.
Theo Chomsky và những học giả cùng
trường phái, ngữ pháp của một ngôn ngữ
phải có khả năng tạo sinh một cách tường
minh tất cả những câu có tính ngữ pháp
trong ngôn ngữ ấy và chỉ những câu đó mà
thôi. Về hình thức, ngữ pháp là một cơ chế
hữu hạn để tạo ra một tập hợp vô hạn các
câu của ngôn ngữ, và tạo ra một cách tường
minh. Để đảm bảo tạo sinh được vô hạn các
câu thì các quy tắc phải có tính đệ quy
(recursive). Đó là những quy tắc cho phép
tái tạo lại những yếu tố dùng để tạo sinh.
Câu bị động tránh nhiều lần tự chêm bởi
rất khó hiểu, thậm chí có thể bị xem là sai
ngữ pháp, thay vào đó người ta chuyển nó
thành hai câu hoặc thành một câu chủ động
có tính đệ quy phải.
Ví dụ: Quyển sách mà tôi mua cho Lan
mà bạn giới thiệu với Điệp đã bị rách.

Câu hơi khó hiểu và luộm thuộm.
56


Họ làm rách quyển sách mà tôi mua
cho Lan mà bạn giới thiệu với Điệp.
Câu chủ động trong trường hợp này
hợp lý hơn.
Lý thuyết vết của Chomsky là một lý
thuyết quan trọng trong việc giải thích các
hiện tượng cú pháp, ngữ nghĩa và ngữ âm.
Lý thuyết vết đề cập tới vai trò chủ đề. Vết
được xem là một yếu tố ngữ âm zéro. Vị trí
của nó là một yếu tố ban đầu trong cấu trúc
chìm. Yếu tố này được chuyển sang vị trí
khác trong sự chuyển đổi câu hay đã bỏ đi
khi không cần thiết vì lý do nào đó (như sự
lược bỏ đi). Do đó, vết trừu tượng này coi
như bắt buộc. Qua khái niệm vết này ta nhận
ra quan hệ chủ đề. Từ câu khẳng định “Tom
gives Mary a book” (Tom cho Mary một
quyển sách) ta có thể đặt câu hỏi như sau:
Who does Tom give a book? (Tom cho ai
quyển sách?). Trong câu hỏi này còn lại vết
của câu khẳng định:
Who does Tom give t a book?
Nghĩa là Who nhận cái quan hệ chủ đề
thông qua vết. Như vậy vết là vị trí mà ta
nhớ lại một yếu tố nào đó của cấu trúc chìm
trong cấu trúc nổi. Theo Nguyễn Đức Dân,

chính nhờ lý thuyết vết mà ta có thể kết luận
xa hơn nữa: toàn bộ ngữ nghĩa, kể cả quan
hệ chủ đề, được gắn với cấu trúc nổi. Điều
rõ ràng là mối quan hệ trong cấu trúc nổi, do
lưu lại vết, được mở rộng thêm.
Theo Lý thuyết chi phối và gắn kết của
Chomsky, một ngữ pháp phổ quát (Universal
grammar) bao gồm nhiều hệ thống con các
nguyên lý (principles) có quan hệ tương tác
nhau. Khi vận dụng vào từng ngôn ngữ cụ
thể, ta có các tham biến của ngôn ngữ đó.
Hệ thống quy tắc ngữ pháp có nhiều tiểu

bộ phận:
(i) Từ vựng
(ii) Cú pháp
Bộ phận phạm trù
Bộ phận biến đổi
(iii) Bộ phận biểu hiện dạng thức ngữ
âm (PF)
(iv) Bộ phận biểu hiện dạng thức logic
Các bộ phận này tương tác với nhau. Từ
vựng là tiểu bộ phận và bộ phận phạm trù
tạo thành cơ sở ngữ pháp, nó sinh ra cấu trúc
chìm. Chúng chiếu xạ tới S bằng quy tắc dời
chỗ - α (Move – α) và để lại các vết. Bộ
phận biến đổi được tạo thành từ quy tắc này.
Quy tắc này có cả trong bộ phận PF và LF.
3. PHÂN TÍCH CÂU CHỦ ĐỘNG BỊ ĐỘNG THEO CÁC LÝ THUYẾT CỦA
NOAM CHOMSKY:

3.1 Mô hình hóa các câu chủ động - bị
động tiêu bi u
Chúng tôi lấy mẫu câu chủ động-bị động
trước hết từ sách của các tác giả Việt Nam,
bởi lẽ các mẫu câu này đơn giản, dễ hiểu và
đồng thời định hướng cho chúng tôi sưu tầm
các mẫu khác từ các sách nước ngoài. Kế đó
chúng tôi thu thập các mẫu cải biến câu chủ
động-bị động (khoảng 40 mẫu) từ các kỳ thi
trong nước và nước ngoài. Các mẫu câu này
đa dạng hơn và khó hơn so với các mẫu câu
trong các sách Việt Nam. Tuy nhiên, khối
ngữ liệu nhiều nhất mà chúng tôi có được
trích ra từ các sách nước ngoài như TOEIC,
TOEFL, IELTS và đặc biệt là sách dùng cho
Khung tham chiếu châu Âu. Chính các sách
theo Khung tham chiếu châu Âu đã gợi cho
chúng tôi phương thức sắp xếp các mẫu câu
từ dễ đến khó theo cấp độ tăng dần: A1Movers, A2 – KET, B1 – PET, B2 – FCE,
57


C1 – CAE và C2 – CPE. Các mẫu câu này
đã qua giảng dạy thực tiễn và áp dụng rộng
rãi trên toàn thế giới.
Trong các khoa học nhân văn, nhiệm vụ
của khoa học là phân loại, nghĩa là nhà khoa
học phải thực hiện hai công việc chính:
- Quan sát các hiện tượng, đối tượng
khảo cứu trong phạm vi nghiên cứu.

- Tập hợp, sắp xếp các đối tượng đã
quan sát để rút ra kết luận về cơ cấu, tổ chức
của chúng.
Xuất phát từ một số hữu hạn các quan
sát, thí nghiệm, người ta xây dựng thành
những lý thuyết khái quát – những mô hình,
nhằm giải thích các sự kiện đã biết và dự
đoán được những sự kiện trong tương lai.
Để nghiên cứu một đối tượng, người ta
thường xây dựng những mô hình của nó –
xây dựng những cái đẳng cấu với nó theo
những phương diện mà ta quan tâm.
Hình thức hóa câu chủ động-bị động tức
là xây dựng các mô hình sao cho giữa các
mô hình và các câu chủ động-bị động có mối
quan hệ đẳng cấu. Đây là các mô hình được
mã hóa từ các câu chủ động-bị động điển
hình trong tiếng Anh. Các mô hình này sẽ
giúp các sinh viên dễ tiếp thu được câu chủ
động-bị động và có thể thực hiện ngôn ngữ
một cách thành thạo.
Sự chuyển đổi giữa cấu trúc chủ động-bị
động là sự chuyển đổi các cấu trúc khác
nhau nhưng có ý nghĩa tương đồng. Trong
sự chuyển đổi này ta thấy cả hai sự dời trái
và phải trong cấu trúc câu.
Sự cải biến câu chủ động-bị động thể
hiện sự biến đổi giữa các mô hình có mối
quan hệ tương đương về ý nghĩa như có các
sắc thái khác nhau để được sử dụng chính


xác trong các trường hợp khác nhau một
cách thích hợp.
Theo tác giả Nguyễn Đức Dân các mô
hình đều phải có sức giải thích và thuyết
phục, nghĩa là mô hình phải có hiệu lực:
Giải thích hợp lý các sự kiện
mà trước đó không có mô hình bằng cách
xây dựng được các mô hình minh họa sự cải
biến câu chủ động-bị động.
Các mô hình tiêu biểu về phạm trù dạng
trong tiếng Anh được sắp xếp theo các mẫu
câu (xem phụ lục 3 mẫu câu chủ động-bị
động). Có thể nói đây là các mô hình chìm
hữu hạn để tạo ra vô số các câu chủ động-bị
động trong thực tiễn của tiếng Anh. Trong
các mẫu câu này, chúng tôi chỉ sử dụng các
yếu tố/thành phần câu chính và các tham biến
của chúng mà không đưa vào các thành phần
phụ của câu như định ngữ và trạng ngữ.
Ví dụ, mẫu câu tiêu biểu nhất trong tiếng
Anh thể hiện phạm trù dạng là:
Active: S + V + O
Passive: S + Be PP + by O
Có những mẫu với mệnh đề chêm phức tạp
hơn:
Active: S + V + O + Whom/Which
(object) + S + V
Passive: S + Who/Which (subject)
+ Be PP + By O + Be PP + By O

Trong câu bị động trên phần chêm
(Who/Which (subject) Be PP + By O) được
đặt ngay sau chủ ngữ mới theo đúng điều
kiện không vượt cấp hay còn gọi là điều kiện
liền kề dưới (condition of subjacency). Nếu
phần chêm đặt xa chủ ngữ mới, câu sẽ trở
nên lủng củng hoặc sai ngữ pháp.
Hình thức hóa/mẫu câu trên xuất phát từ
thành phần dạng thức logic (The Logical
58


Form (LF) component). Câu được trình bày
về căn bản ra nghĩa cú pháp, một phương
diện của biểu hiện ngữ nghĩa. Chomsky cho
rằng dạng thức lôgích là sự biểu hiện bộ
phận của nghĩa được xác định qua cấu trúc
cú pháp. Biểu hiện ngữ nghĩa không đầy đủ,
nhưng những phương diện của nghĩa được
xác định một cách cấu trúc làm đầu vào cho
biểu hiện ngữ nghĩa.
Ví dụ: (1) Please keep silent in the exam
room.
(2) Candidates are requested to keep +
silent in the exam room.

(1)
(2)

(3)

(4)

(5)

+
(1)
(2)
(3)

(4)
(5)

Câu (1) mang nghĩa trực tiếp trong
phòng thi. Câu (2) được lặp lại gián tiếp với
cú pháp có nghĩa căn bản giống như câu chủ
động, nhưng ở dạng bị động.
3.2 Giải t c sự cải biến c c câu c ủ
động-bị động tiêu bi u bằng c c lý t uyết
của N am C ms y
Dựa trên các lý thuyết của Chomsky,
đặc biệt là lý thuyết vết, chúng tôi giải thích
khái niệm vết qua ví dụ về vết trong câu bị
động.
Mẫu câu bị động tổng quát:

Hãy xem câu chủ động (1) và câu bị động (2) sau đây:
Thomas writes a letter.
A letter is written by Thomas.
Câu chủ động (1) cải biến thành câu bị động (2) theo quy tắc biến đổi của ngữ pháp. Tác
nhân, tức chủ ngữ trong câu chủ động dời về phía sau hay đặt xuống cuối (Agent post –

posing). Khi dời tác nhân xuống cuối câu, nó để lại một vết t ở vị trí ban đầu (4):
Thomas PRESENT BE write a letter by
t PRESENT BE write a letter by Thomas.
The o quy tắc chuyển cụm danh từ (NP) lên trước (NP pre-posing), câu (4) được cải biến
thành câu ( ). Khi dời lên trước a letter đã để lại một vết t.
A letter PRESENT BE write t by Thomas.
Áp dụng quy tắc chuyển đổi bắt buộc [PRESENT BE write  is written] mà ( ) biến thành
(2).
Mẫu câu bị động có hai bổ ngữ:
Trong câu bị động có hai bổ ngữ thì sẽ có hai vết t.
Jack gave Kate a book.
Kate was given a book by Jack.
A book was given to Kate by Jack.
Câu chủ động (1) có thể cải biến theo hai cách như câu (2) và (3). Theo quy tắc tác
nhân/chủ ngữ dời xuống cuối, Jack sẽ dời về cuối câu và để lại vết t ở đầu câu ( ).
Jack PAST BE give Kate a book by
t PAST BE give Kate a book by Jack.

59


(6)
(7)

+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)


+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Câu chủ động (1) có hai cách cải biến ( ) và (7). Trong câu ( ), theo luật “chuyển NP lên
trước”, Kate sẽ để lại một vết t.
Kate PAST BE give t a book by Jack.
Trong câu (7) a book cũng để lại một vết t.
A book PAST BE give t to Kate by Jack.
Đặc biệt trong trường hợp (7), một vết t để lại trước bổ ngữ gián tiếp Kate và có xuất hiện
giới từ “to” trong trường hợp này. Câu chủ động thực sự của (7) không phải là (1) mà là
(1a).
(1a) Jack gave a book to Kate.
Mẫu câu bị động cầu khiến với vị từ MAKE:
He will make his son learn computer science.
His son will be made to learn computer science.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
He FUTURE BE make his son learn computer by
t FUTURE BE make his son learn computer by him

His son FUTURE BE make t to learn computer by him
Đặc biệt trong trường hợp này ngoài việc chuyển NP lên trước để lại vết t ( ) và đặt NP
xuống cuối để lại vết t (4), ta thấy xuất hiện tiểu từ TO trước động từ. Người ta nói động từ
nguyên mẫu không TO biến thành động từ nguyên mẫu có TO theo sự chi phối của ngữ
pháp.
Câu bị động với vị từ chỉ sự cảm nhận của các giác quan
She hears him sing in the room.
He is heard to sing in the room.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết:
She PRESENT BE hear him sing in the room by
t PRESENT BE hear him sing in the room by her
He PRESENT BE hear t to sing in the room by her
Giống mẫu câu bị động ngay bên trên, ngoài việc chuyển NP lên trước để lại vết t ( ) và
đặt NP xuống cuối để lại vết t (4), ta thấy xuất hiện tiểu từ TO trước động từ. Người ta nói
động từ nguyên mẫu không TO biến thành động từ nguyên mẫu có TO sau các vị từ chỉ sự
cảm nhận của các giác quan.
Câu bị động vô nhân xưng 1
People say that he will move to London.
It is said that he will move to London.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
People PRESENT BE say that he will move to London by
t PRESENT BE say that he will move to London (by people)
It PRESENT BE say t (that he will move to London)
60


+
(1)
(2)
(3)

(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)
(4)

Trong mô hình bị động này mệnh đề danh từ là bổ ngữ. Ta không dùng mệnh đề này làm
chủ ngữ trong câu bị động, thay vào đó là đại từ vô nhân xưng “it”. Khi chuyển câu này
sang dạng tương đương trong tiếng Việt, ta dùng đoạn “người ta”. Khi đặt xuống cuối “by
people” thường được bỏ đi. Ta không chuyển cả mệnh đề danh từ lên trước, thay vì vậy ta
dùng đại từ vô nhân xưng “it” thay thế. Do đó mệnh đề danh từ vẫn ở nguyên vị trí. Chúng
ta lưu ý rằng động từ ở mệnh đề chính ở hiện tại đơn (xảy ra trước) và động từ ở mệnh đề
danh từ ở tương lai đơn (xảy ra sau).
Câu bị động vô nhân xưng 2
They rumoured that he lived with a young girl.
He was rumoured to live with a young girl.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
They PAST BE rumour that he lived with a young girl by
t PAST BE rumour that he lived with a young girl (by them)
He PAST BE rumour t to live with a young girl (by them)

Giống như câu bị động vô nhân xưng 1, câu bị động vô nhân xưng 2 có bổ ngữ là mệnh đề
danh từ. Tuy nhiên, thì động từ ở hai mệnh đề chính và phụ giống nhau, đều ở quá khứ
đơn. Do sự khác biệt này chi phối chủ ngữ ở mệnh đề danh từ được chuyển lên trước. Vị từ
trong mệnh đề danh từ đổi thành động từ nguyên mẫu có TO theo sự chi phối của ngữ
pháp.
Câu bị động vô nhân xưng 3
They think that she sold her own car.
She is thought to have sold her own car.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
They PRESENT BE think that she sold her own car by
t PRESENT BE think that she sold her own car (by them)
She PRESENT BE think t to have sold her own car (by them)
Giống như mẫu câu bị động vô nhân xưng 1 và 2, câu bị động vô nhân xưng 3 có bổ ngữ là
mệnh đề danh từ. Tuy nhiên, thì động từ ở hai mệnh đề chính và phụ khác nhau: mệnh đề
chính có động từ ở hiện tại đơn và mệnh đề danh từ có động từ ở quá khứ đơn. Do sự khác
biệt này chi phối chủ ngữ ở mệnh đề danh từ được chuyển lên trước. Vị từ trong mệnh đề
danh từ đổi thành động từ nguyên mẫu hoàn thành có TO (TO HAVE PAST
PARTICIPLE) theo sự chi phối của ngữ pháp.
Câu bị động có mệnh đề danh từ làm chủ ngữ
People say that money is the root of all evil.
That money is the root of all evil is said.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
People say that money is the root of all evil by
t say that money is the root of all evil (by people)
61


(5) That money is the root of all evil is said t (by people)
Theo quy tắc ngữ pháp, chủ ngữ của câu chủ động sẽ chuyển về sau và có giới từ BY đi
trước, bổ ngữ của câu chủ động sẽ đưa lên trước thành chủ ngữ của câu bị động. Theo sự

chi phối của quy tắc này cả mệnh đề danh từ “That money is the root of all evil” làm bổ
ngữ được đưa lên trước.
+ Câu bị động phản thân
(1) He has let people cheat him.
(2) He has let himself be cheated.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết ràng buộc cục bộ:
(3) He has let people INFINITIVE BE cheat him by
(4) He has let t INFINITIVE BE cheat him (by people)
(5) He has let himself INFINITIVE BE cheat t (by people)
Trong mẫu câu bị động này bổ ngữ “people” đồng thời là chủ ngữ về mặt nghĩa của bổ ngữ
“him”. “him” là hồi chỉ của “He”, tức là cả hai từ chỉ một đối tượng. Theo quy tắc ngữ
pháp chi phối, “him” không được đi cùng với “He” trong cùng một nút (node), do vậy ta
đổi “him” thành “himself”. Theo sơ đồ trên, “people” chuyển về sau để lại vết t và “him”
đặt lên trước để lại vết t.
+ Câu bị động mệnh lệnh
(1) Do this homework now.
(2) Let this homework be done now.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
(3) e let this homework INF BE do (by ) now
(4) t let this homework INF BE do (by you ) now
(5) Let this homework INF BE do t (by ) now
Trong câu mệnh lệnh chủ ngữ ẩn là YOU hay ngầm hiểu là rỗng e. Trong câu bị động (4)
vết t được để lại trước LET và YOU được chuyển về sau tạo ra BY YOU ngầm hiểu.
Trong ( ) “this homework” được đưa ra trước để lại vết t. Theo quy tắc ngữ pháp, LET
được thêm vào ở đầu câu và BE ở dạng nguyên mẫu không TO.
+ Câu bị động cầu khuyến
(1) They will have someone cut the tree down.
(2) They will have the tree cut down.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
(3) They will have someone e BE cut the tree down by

(4) They will have t e BE cut the tree down (by someone)
(5) They will have the tree e BE cut t down (by someone)
Trong câu (4) “someone” được đưa ra sau và để lại vết t. Trong câu ( ) “the tree” đưa lên
trước và để lại vết t. “Someone” ngầm hiểu có thể bỏ đi. Đặc biệt trong mẫu câu bị động
này, BE được xem là yếu tố rỗng.
62


+ Câu bị động chêm giống chủ ngữ
(1) He wants others to help him.
(2) He wants to be helped.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và quy tắc chêm giống chủ ngữ:
(3) He wants others INFINITIVE BE help him by
(4) He wants t INFINITIVE BE help him (by others)
(5) He wants e INFINITIVE BE help t by others
Chủ ngữ trong câu chêm “others” chuyển về sau và để lại vết t trong câu (4). Bổ ngữ “him”
trong câu chêm đưa lên trước. Vì là chủ ngữ trong câu chêm nên “him” không thể chuyển
thành “himself” như trong câu bị động phản thân, thay vì vậy “him” trở thành chủ ngữ
rỗng e trong câu chêm một nút (node).
+ Câu bị động chêm khác chủ ngữ
(1) She likes someone to decorate her house.
(2) She likes her house to be decorated.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và quy tắc chêm khác chủ ngữ:
(3) She likes someone INFINITIVE BE decorate her house by
(4) She likes t INFINITIVE BE decorate her house (by someone)
(5) She likes her house INFINITIVE BE decorate t (by someone)
Trong câu bị động chêm này, chủ ngữ “her house” khác với chủ ngữ trong câu chính “She.
“Someone” dời về sau để lại vết t (4) và “her house” đưa lên trước để lại vết t ( ).
+ Câu bị động chêm mệnh đề danh từ có cùng chủ ngữ
(1) They decided to vote for that candidate.

(2) They decided that that candidate should be voted for.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và quy tắc chêm mệnh đề danh từ:
(3) They decided that e (they) MODAL BE vote for that candidate by
(4) They decided that that t MODAL BE vote for that candidate (by them)
(5) They decided that that candidate should be voted for t (by them)
Câu chêm được đưa vào để cấu tạo câu bị động thuộc loại này. Câu chêm này đóng vai trò
mệnh đề danh từ và cả câu trở thành câu phức. Chủ ngữ rỗng “e they” dời về sau để lại vết
t (4). Bổ ngữ “that candidate” đưa lên trước để lại vết t ( ). “By them” không cần thiết nên
bỏ đi. Lưu ý là chủ ngữ rỗng e they và chủ ngữ trong mệnh đề chính giống nhau.
+ Câu bị động chêm mệnh đề danh từ khác chủ ngữ
(1) They urged him to cancel the meeting.
(2) They urged that the meeting should be cancelled by him.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và quy tắc chêm mệnh đề danh từ:
(3) They urged that he MODAL BE cancel the meeting by
(4) They urged that t MODAL BE cancel the meeting by him
(5) They urged that the meeting MODAL BE cancel t by him
63


+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)

(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)

Mệnh đề chêm danh từ xuất hiện trong câu bị động. Trong mệnh đề này chủ ngữ là “him”
khác với chủ ngữ “They” trong mệnh đề chính. “he” di chuyển về sau để lại vết t (4).
Trong câu ( ) “the meeting” đưa lên trước để lại vết t. Động từ BE được dùng với động từ
tình thái (MODAL).
Câu bị động mệnh đề danh từ chuyển từ cụm danh động từ
A mandarin suggested building a new castle.
A mandarin suggested that a new castle should be built.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và quy tắc chêm mệnh đề danh từ:
A mandarin suggested that e they MODAL BE build a new castle by
A mandarin suggested that t MODAL BE build a new castle (by them)
A mandarin suggested that a new castle MODAL BE build t (by them)
Từ đoạn danh động từ trong câu chủ động ta có mệnh đề chêm danh từ trong câu bị động.
“e they” (chủ ngữ rỗng they) di chuyển về sau để lại vết t. “A new castle” đưa lên trước để
lại vết t trước “by them” nên bỏ đi.
Câu bị động mệnh lệnh phủ định bình thường

Don't eat a lot of guavas.
Don't let a lot of guavas be eaten.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
e Don't let INFINITIVE BE eat a lot of guavas by
t Don't let INFINITIVE BE be eat a lot of guavas (by you)
Don't let a lot of guavas INFINITIVE BE eat t (by you)
Câu bị động mệnh lệnh phủ định giống như câu bị động mệnh lệnh. Ta chỉ cần dùng
“Don’t” ở đầu câu.
Câu bị động mệnh lệnh phủ định mang nghĩa cấm đoán
Don't touch this switch.
This switch mustn't be touched.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
e (you) MODAL NOT BE touch this switch by
t MODAL NOT BE touch this switch (by you)
This switch MODAL NOT BE touch t (by you)
Câu chủ động mệnh lệnh phủ định mang nghĩa cấm đoán. Khi đổi sang câu bị động ta dùng
động từ tình thái MUSTN’T với nghĩa cấm. Yếu tố rỗng (you) dời về sau để lại vết t (4).
“This switch đưa lên trước để lại vết t ( ). Trạng từ NOT đặt sau động từ tình thái MUST.
Câu thụ động sở hữu
He remembers my helping his wife.
He remembers his wife's being helped by me.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
He remembers my GERUND BE help his wife by
64


(4) He remembers t GERUND BE help his wife (by me)
(5) He remembers his wife's GERUND BE help t by me
Sở hữu tính từ di chuyển về phía sau thành bổ ngữ trong câu chêm và để lại vết t ( ). Bổ
ngữ “his wife” đưa lên phía trước và trở thành sở hữu cách. BE biến thành danh động từ

BEING theo sự chi phối của quy tắc ngữ pháp.
+ Câu bị động với chủ ngữ thật là cụm động từ nguyên mẫu
(1) It is difficult to refuse parents' suggestion.
(2) It is difficult for parents' suggestion to be refused.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
(3) It is difficult e INFINITIVE BE refuse parents' suggestion by
(4) It is difficult t INFINITIVE BE refuse parents' suggestion by e
(5) It is difficult for parents' suggestion INFINITIVE BE refuse t by e
Trước chủ ngữ thật trong câu chủ động có một yếu tố rỗng và yếu tố này sẽ di chuyển về
cuối trong câu bị động. Nó để lại vết t trong câu (4). Bổ ngữ “parents’ suggestion” trong
câu chủ động đưa lên trước. Trong câu bị động xuất hiện giới từ “for”. Be được chia ở
nguyên mẫu trong câu bị động.
+ Câu ghép bị động
(1) Jack will receive the money and buy a car.
(2) The money will be received, and a car will be bought by Jack.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
(3) Jack FUTURE BE receive the money by and FUTURE BE buy a car by
(4) t FUTURE BE receive the money and FUTURE BE buy a car by Jack
(5) The money FUTURE BE receive t, and a car FUTURE BE buy t by Jack
Câu ghép thường được rút gọn (1). Khi chuyển sang câu bị động hai mệnh đề đẳng lập của
câu phép phải được ghi lại đầy đủ (2). Trong câu bị động ( ) hai bổ ngữ đưa lên trước và
để lại hai vết t.
Ngoài câu ghép nhóm AND, ta có câu ghép nhóm BUT, câu ghép nhóm SO và câu ghép
nhóm OR. Các loại câu ghép này có dạng bị động tương tự như nhóm AND.
Ví dụ:
(1) Tom hated Mary but loved Daisy.
(2) Mary was hated, but Daisy was loved by Tom.
Và các yếu tố di chuyển để lại các vết t như:
(3) Tom PAST BE hate Mary but PAST BE love Daisy by
(4) t PAST BE hate Mary but PAST BE love Daisy by Tom

(5) Mary PAST BE hate t, but Daisy PAST BE love t by Tom
+ Câu bị động với ngoại động từ chính
(1) They began to dig a tunnel.
(2) A tunnel began to be dug by them.
65


(3)
(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

+
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)

Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
They began INFINITIVE BE dig a tunnel by
t began INFINITIVE BE dig a tunnel (by them)
A tunnel began INFINITIVE BE dig t (by them)
Trong loại câu này có hai động từ: có ngôi và không ngôi. Động từ không ngôi được xem

là ngoại động từ có bổ ngữ trong câu chủ động. Do đó ta chỉ cấu tạo động từ không ngôi
trong câu bị động. Chủ ngữ “they” di chuyển về cuối và để lại vết t trong câu bị động (4).
Bổ ngữ “a tunnel” đưa lên trước để lại vết t trong câu bị động ( ).
Câu bị động với phần hỏi xen
What do you think he can do?
What do you think can be done by him?
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
What do you think he MODAL BE do by
What do you think t MODAL BE do by him
What do you think MODAL BE done t by him
Phần hỏi xen trong câu bị động không thay đổi. Các yếu tố chủ ngữ và bổ ngữ chuyển đổi
bình thường và để lại các vết t.
Câu có nhiều dạng bị động
We haven't moved anything since they sent you away to cure you.
Anything hasn't been moved since you were sent away to be cured.
Giải thích sự cải biến theo minh họa của lý thuyết vết và lý thuyết chi phối và gắn kết:
We NEGATIVE PRESENT PERFECT BE move anything by since they PAST BE send
you by away e INFINITIVE BE cure you by
t NEGATIVE PRESENT PERFECT BE move anything by us since t PAST BE send you
by us away t to cure you by them
Anything NEGATIVE PRESENT PERFECT BE move t since you PAST BE send t away
e INFINITIVE BE cure t by them
Nói chung hễ ta tìm được bao nhiêu bổ
ngữ có ngoại động từ đi trước thì ta có bấy
nhiêu dạng bị động. Trong câu trên có ba
ngoại động từ “move”, “send” và “cure” và
ba bổ ngữ “anything”, “you” và “you”. Do
đó, khi chuyển đổi sang câu bị động, ta có
ba dạng khác nhau. Vì vậy, có ba “chủ
ngữ” đưa về sau để lại vết và ba bổ ngữ

đưa ra trước để lại vết. Tuy nhiên, ở dạng
thứ ba ta có yếu tố rỗng trước động từ

không ngôi ở dạng nguyên mẫu.
4. KẾT LUẬN:
Cải biến câu chủ động - bị động là một
mục ngữ pháp tiêu biểu trong tiếng Anh.
Ngoài việc sử dụng trong các bài tập ngữ
pháp đơn thuần, cải biến câu chủ động - bị
động còn được sử dụng trong môn viết,
nghe và đọc. Các kiểu tương đương nghĩa
trong việc cải biến được sử dụng trong các
kỹ năng này để chuyển tải ý nghĩa trong
66


các văn cảnh cụ thể dùng kiểm tra năng lực
hiểu của các học viên. Vấn đề đặt ra là học
viên không quen với các mẫu/mô hình lạ
về cải biến câu bị động và không hiểu hết
các ý nghĩa của chúng.
Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi
nghiên cứu các lý thuyết của Noam
Chomsky và sự san định lại một cách cô
động dễ hiểu các lý thuyết này của Nguyễn
Đức Dân. Chúng tôi đã tra tìm kho ngữ liệu
về cải biến câu trong các sách của Khung
tham chiếu châu Âu và sách ngữ pháp thực
hành trong và ngoài nước. Dựa vào lý
thuyết mô hình ngôn ngữ và các lý thuyết

liên quan đến cải biến câu bị động, chúng
tôi đã mô hình hóa các mẫu câu chủ động –
bị động tiêu biểu và phổ biến trong tiếng
Anh mà chúng tôi đã sưu tầm được.
Các mẫu câu tiêu biểu này được phân
tích và giải thích bằng các lý thuyết ngôn
ngữ của Noam Chomsky: Lý thuyết dời,
Lý thuyết vết, lý thuyết câu chêm, lý thuyết
gắn kết và chi phối, lý thuyết ràng buộc
cục bộ, … Tất cả các mẫu câu chủ động –
bị động tiêu biểu, sau khi được mô hình

hóa, đều được giải thích bằng các lý thuyết
này một cách tường minh.
Việc mô hình hóa các cấu trúc chủ
động – bị động tiêu biểu và giải thích
chúng giúp các học viên tiếng Anh hiểu rõ
hơn cải biến câu chủ động – bị động. Từ đó
việc học tập và tiếp thu dạng bị động sẽ dễ
dàng hơn.
Noam Chomsky đề cập đến ngữ pháp
phổ quát (Universal grammar), trong đó có
những quy tắc chung được áp dụng cho
mọi ngôn ngữ. Tuy nhiên các quy tắc
chung này khi áp dụng vào từng ngôn ngữ
cụ thể sẽ xuất hiện các tham biến. Điều này
chứng tỏ tính đặc trưng hay bản sắc riêng
của từng ngôn ngữ.
Chúng tôi hy vọng sẽ nghiên cứu tiếp
việc mô hình hóa và dùng các lý thuyết

trên để giải thích các cấu trúc chủ động –
bị động tiêu biểu trong tiếng Việt cũng như
trong tiếng Nga. Điều này sẽ giúp chúng
tôi thực hiện việc so sánh cấu trúc chủ
động – bị động trong các ngôn ngữ này
một cách hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chomsky, N. (1955). Transformational Analysis. Ph.D. dissertation, University of
Pennsylvania
2. Chomsky, N. (1957). Syntactic Structures, La Haye:Mouton& Company
3. Chomsky, N. (1973). Conditions on Transformation, Fontana/Collins
4. Chomsky, N. (1977). "On Wh-Movement", in Culicover, P. W., Wasow, Thomas, and
Akmajian, Adrian (eds), Formal Syntax, New York
5. Chomsky, N. (1982). Some Concepts and Consequences of the Theory of Government
and Binding. Linguistic Inquiry Monograph Six. MIT Press
6. Emmon Bach, (1966). An introduction to transformational grammars, Holt. Rinehart
and Winston
67


7. Cook, V.J. (1 4). Chomsky’s Universal Grammar – an introduction, Blackwell
. Nguyễn Đức Dân, (1 4). N
ô ì
ô
. Trường Đại học Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh, Tp. HCM
. Nguyễn Đức Dân, (2012). N
ạo s , nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, Tp. HCM

* Ngày nhận bài: 20/10/2014. Biên tập xong: /1/201 . Duyệt đăng: 10/1/201 .

68



×