Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Chấn thương đầu mặt cổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.67 MB, 25 trang )

CHẤN THƯƠNG HỌNG
THANH QUẢN – PHẦN MỀM CỔ
TS. Phạm Thị Bích Đào
Bộ môn tai mũi họng
Đại học Y Hà Nội


Mục tiêu học tập

Chẩn đoán được chấn thương họng, thanh
quản và phần mềm cổ
Trình bầy được nguyên tắc sử trí chấn
thương vùng đầu mặt cổ


Nội dung học tập

Nguyên tắc thứ tự ưu tiên trong sử trí
chấn thương: Sống chết, chức năng, thẩm mỹ.



Phân loại chấn thương




Chấn thương họng
Nguyên nhân
 Trẻ em do cầm bút, que, đũa, đồ chơi nhọn, lúc chạy bị
ngã đâm vào họng


 Các chấn thương do vũ khí, hoả khí ở họng (ít gặp).
 Do tự tử cắt cổ cao (trên sun giáp) vào vùng hạ họng.


Chẩn đoán
Tiền sử: các triệu chứng thay đổi theo nguyên nhân và
vị trí chấn thương.
Họng miệng
Hay gặp ở trẻ em: vật nhọn chọc vào vòm họng, hiếm
khi vào hốc Amiđan hay thành sau họng.
Đặc điểm:
 Chảy máu thường không nhiều và tự cầm.
 Khó nuốt, nuốt đau (mức độ chấn thương)
 Vết thương xuyên qua hàm ếch làm thông mũi - họng.
 Thành sau, có thể gây viêm tấy, áp xe thành sau họng.



Hạ họng 
Ít gặp nhưng nguy hiểm hơn, từ ngoài vùng cổ vào thành vết
thương hở.
Đặc điểm:
 Khó thở do nhiều nguyên nhân: sặc máu vào thanh khí quản,
tụt lưỡi, phù nề, tràn khí.
 Nuốt khó, nuốt đau rõ, dễ sặc vào thanh - khí quản.
 Nói khó: âm sắc không rõ, mất tiếng.
 Chảy máu: không nhiều - dễ vào khí quản gây ho, sặc, khó thở
cấp.
 Tràn khí dưới da: rõ, tăng nhanh khi ho, nuốt, nói. Tràn khí có
thể lan rộng lên mặt, xuống ngực, trước cột sống xuống tới

trung thất. Vết thương thủng vùng hạ họng dễ đưa tới viêm tấy
tổ chức liên kết vùng cổ, viêm tấy trung thất, viêm phổi.



Xử trí

Đặt sonde dạ dày cho ăn, uống trong vài ngày để liền vết thương xuyên
thủng.
 Đặt ống nội khí quản hoặc tốt hơn là mở khí quản khi có khó thở và tránh tai
biến sặc vào đường thở.
 Nếu vết rách trong họng rộng, có thể khâu làm 2 lớp: lớp cơ và lớp niêm mạc.
 Nếu rách da, không nên khâu kín, cần đặt bấc dẫn lưu, khâu thu hẹp vết rách.
 Nếu có cắt cổ cần lưu ý:
 Khâu theo từng lớp: niêm mạc, cơ, cân… lớp niêm mạc cần được khâu đúng
và khít.
 Cần treo sụn giáp vào xương móng khi đứt màng giáp móng.
 Nếu đến chậm, vết thương đã tấy mủ thì cần phải dẫn lưu tốt, cho kháng sinh
(nên dùng nhóm kháng sinh kỵ khí).



Chấn thương thanh quản
Đại cương:
 It khi bị chấn thương.
 Chấn thương thanh quản ở trẻ em ít gặp hơn người lớn sẽ
nguy hiểm hơn.
Chấn thương thanh quản 2 loại:
 chấn thương do vật tày tác động thường gây ra chấn thương
thanh quản kín và

 chấn thương do vật sắc nhọn gây chấn thương thanh quản hở.
Nguyên nhân:
Tai nạn giao thông, bạo hành, chấn thương thể thao



Bệnh học
Do vật sắc nhọn (dao, súng đạn):
 Tổn thương thay đổi từ vết rách nhỏ đến tổn thương cơ
dây thanh, màng sụn, vỡ sụn, rách niêm mạc nội thanh
quản, phù nề và tụ máu, tổ chức phần mềm, thần kinh
và các cấu trúc lân cận.
 Nặng có thể gây vỡ sụn giáp, đứt các dây chằng thanh
quản. Trật sụn phễu hoặc tổn thương khớp nhẫn phễu
làm cố định dây thanh. Vỡ sụn nhẫn có thể xuất hiện
đơn độc hoặc kết hợp với các tổn thương khác nhất là
khi chấn thương ở phần thấp của cổ.
 Rất nặng có thể gây tách rời khớp nhẫn khí quản.



Chẩn đoán

Triệu chứng lâm sàng:
 Cơ năng: Sau chấn thương vùng cổ xuất hiện khàn
tiếng, đau vùng thanh quản, khó thở và nuốt đau.
 Thực thể:
 Thở rít (đặc điểm tiếng thở rít
vị trí của tổn thương
 Chảy máu, phù nề tổ chức dưới niêm mạc, và mất đi

sự mềm mại, biến dạng khung sụn của thanh quản.
 Sờ nắn phân biệt tổn thương thanh quản cấp - dị hình



Cận lâm sàng
CT. Scaner thanh quản, đánh giá tổn thương (mép
trước và hạ thanh môn)
Hai trường hợp không chụp:
 Tổn thương nội thanh quản gây phù nề, khó thở
nặng cần MKQ. Chụp ở giai đoạn hai tái tạo lại
cấu trúc.
 Tổn thương vùng cổ trước nhỏ, sụn rõ .


Chấn thương phần mềm
Hay gặp trong cấp cứu
 Nguyên nhân: tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt, bạo
lực, tai nạn trong thể thao, bỏng, do động vật cắn…
 Sử trí sau khi kiểm soát được các tổn thương khác nguy
hiểm đến tính mạng.
 Một số tổn thương phần mềm gặp ở vùng đầu mặt cổ:
rách da, mất chất, tổn thương mạch nhỏ, môi, thần kinh
mặt, ống tuyến nước bọt, vành tai…
 Khâu phục hồi tổn thương
 Tránh sẹo hoặc sạm vùng tổn thương












×