Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

TL PHCN tự kỷ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.84 KB, 8 trang )

PHCN CHO TRẺ TỰ KỶ
Ths. Đặng Thái Thu Hương
Bộ môn PHCN – ĐH Y HN
I. Định nghĩa:
- TK là một dạng bệnh trong nhóm “Rối loạn phát triển lan tỏa” ảnh hưởng
đến nhiều mặt của sự phát triển nhưng ảnh hưởng nhiều nhất đến kỹ năng
giao tiếp và quan hệ xã hội.
- TK điển hình có thể đi kèm rối loạn nhiều kỹ năng: tự chăm sóc, ngôn ngữ,
giao tiếp ứng xử, quan hệ xã hội, hành vi, cảm xúc…
II.

Phân loại:
Theo phân loại của Hội Tâm thần Mỹ, có 5 chứng bệnh thuộc nhóm rối loạn PT
lan tỏa kiểu TK:
1. HC Asperger
2. TK
3. HC Rett
4. HC mất hòa nhập
5. Các rối loạn PT không đặc hiệu khác
II.1. HC Asperger:
- KK về quan hệ xã hội: kém khả năng kết bạn, thể hiện nét mặt kém, kém
thể hiện tình cảm, kém hiểu biết về quy ước xã hội.
- KK về kỹ năng giao tiếp tinh tế: không hiểu nghĩa bóng, ngữ điệu không
binh thường..
- Mối quan tâm hạn chế: có những quan tâm đặc biệt, bất thường về cường
độ, có các cử động định hình…
II.2. HC Rett:
- Thường chỉ xuất hiện ở các bé gái.
- Phát triển bình thường đến 18 tháng, sau đó xuất hiện chứng thoái triển
hoàn toàn cả về ngôn ngữ và vận động.
- Chậm phát triển về mặt xã hội và trí tuệ ngày càng nặng.


- Xuất hiện nhiều cử động định hình: xoán vặn, vỗ đập tay…
II.3. HC mất hòa nhập:
- Thoái triển sau 3 – 4 tuổi.
- Khó khăn nặng về vận động, giao tiếp và quan hệ xã hội.
- Mất ngôn ngữ nặng, kém về kỹ năng xã hội và vui chơi.
- Kèm theo mất kiểm soát đại tiểu tiện, động kinh và CPTTT nặng.
II.4. Rối loạn phát triển lan tỏa không đặc hiệu:
- Có RL về tương tác xã hội, giao tiếp và hành vi nhưng ở mức độ nhẹ.
- Xuất hiện sau 30 tháng.
- Các dấu hiệu của TK.


III. Tự kỷ có biểu hiện đặc trưng của 3 lĩnh vực:
1. Khó khăn về quan hệ tương tác.
2. Khó khăn về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp.
3. Các hành vi và các mối quan tâm bất thường.
III.1.
-

Khó khăn về quan hệ tương tác:
Không thưa khi được gọi tên.
Không nhìn mặt người khác.
Không quan tâm đến sự có mặt của người khác.
Không thích được âu yếm.
Thích chơi một mình.
Không chú ý đến tình cảm của người khác.
Khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp
Không nhìn mặt người giao tiếp cùng.
Không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ để giao tiếp.
Âm thanh lời nói bất thường về cao độ hoặc cường độ.

Không biết yêu cầu hoặc thể hiện nhu cầu bản thân.
Không hoặc khó học các luật lệ về giao tiếp.

III.2.
-

Khó khăn về ngôn ngữ và giao tiếp:
Học nói muộn hơn
Mất khả năng nói sau khi đã biết nói
Dùng câu không phù hợp: nhắc lại câu của người khác, âm sắc lời nói
cao hơn bình thường.
- Chậm PT ngôn ngữ so với trẻ cùng tuổi.
- Không hiểu câu hỏi.
- Câu đơn giản.

III.3.
-

Hành vi và mối quan tâm bất thường:
Hành vi hoặc cử động định hình: xoắn bàn tay, vê áo, quay bánh xe..
Rất thích và chỉ chơi duy nhất 1 đồ vật.
Chỉ quan tâm đến chi tiết: bánh xe ô tô..
Phát ra những âm thanh định hình.
Nhạy cảm với một số loại kích thích: sờ, vuốt ve, ánh sáng, tiếng động…

IV. Những rối loạn đi kèm:
- Rối loạn giác quan: đau, các âm thanh
- Chậm phát triển trí tuệ.
- Động kinh
- Hội chứng nhiễm sắc thể X gãy

- U xơ thần kinh
V. Nguyên nhân:
- Nguyên nhân trước sinh: rubella, sởi, đái tháo đường, nhiễm độc thai nghén
nặng không điều trị.
- Nguyên nhân sau sinh: viêm não, nhiễm độc kim loại nặng, nhiễm xạ.


-

Do di truyền, gene: tuy nhiên, các nghiên cứu chưa tìm thấy gene bệnh có
liên quan trực tiếp đến TK.

VI. Phát hiện sớm trẻ TK:
- Phát hiện trước 3 tuổi.
- Có những trẻ được phát hiện từ 6 tháng – 18 tháng.
- Những trường hợp phát hiện dưới 18 tháng là những trường hợp điển hình.
6 tháng tuổi:
- Trẻ ít bi bô.
- Ít đáp lại âm thanh của người chăm sóc.
- Ít thể hiện nét mặt với người chăm sóc.
- Có các mẫu cử động kỳ quặc, không bình thường: cách bò trườn, cầm nắm đồ
vật.
9 - 12 tháng:
- Ít hoặc không sử dụng cử chỉ để giao tiếp.
- Ít hoặc không có giao tiếp xã hội: khoe, chia sẻ…
- Ít thể hiện các âm thanh.
- Hiểu cử chỉ của ngươi khác kém.
- Ít có phản ứng khi được gọi tên
- Bị hút vào một vật hoặc một chuyển động.
- Khó hoặc không biết bắt chước cử động dù có lúc trẻ làm được.

- Không cố gắng làm người khác cười.
14 - 16 tháng:
- Ít nhìn mặt người chăm sóc kể cả khi đang nói chuyện về trẻ.
- Không nói những từ đầu tiên.
- Chỉ có thể gây được sự chú ý khi trẻ thích một cái gì.
- Dán mắt vào phim hoạt hình.
- Nhại lại những gì người khác nói một cách không chủ ý.
- Thiếu sự thể hiện nét mặt khi giao tiếp.
- Ít bắt chước và ít giao lưu.
- Hành vi định hình.
- Không biết chơi giả vờ.
VII.

Dấu hiệu báo động:
Viện Hàn lâm Thần kinh học của Mỹ đưa ra các dấu hiệu báo động của TK:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu lúc khoảng 12 tháng tuổi.
- Không biết nói từ đơn lúc 16 tháng.
- Không biết đáp lại khi được gọi tên.
- Không tự nói câu có 2 từ lúc 24 tháng tuổi.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng xã hội vào bất kỳ độ tuổi nào.


VIII. Bộ câu hỏi CHAT:
8.1. Trẻ bị thiếu các hành vi điển hình như:
- Biết khoe.
- Mắt nhìn linh hoạt, phù hợp.
- Biết thể hiện nét mặt ấm áp, vui sướng.
- Quay lại khi được gọi tên.
- Chia sẻ mối quan tâm, thích thú.
- Phối hợp các kỹ năng giao tiếp không lời.

8.2. Trẻ có biểu hiện:
- Thể hiện các hành vi bất thường.
- Các cử động lặp lại với đồ vật.
- Cử động hoặc tư thế lặp lại của cơ thể.
• Trong đó, các dấu hiệu chủ chốt:
- Mắt nhìn thiếu linh hoạt, phù hợp.
- Ít hoặc không biết chia sẻ cảm xúc.
- Thiếu các cư chỉ đồng thuận: gật đầu thể hiện sự đồng ý, xua tay thể hiện
sự phản đối.
- Hạn chế sử dụng lời nói.
- Không biết chơi giả vờ, hạn chế sử dụng đồ vật như thường lệ.
- Có các cách thức giao tiếp khác thường: dùng tay người khác để chỉ đồ
vật, nhại lời của người khác.
IX. Tiêu chuẩn xác định trẻ tự kỷ (trắc nghiệm DSM-IV (Diagnostic and
Statistical Manual of Metal Disorder) của Mỹ năm 1994):
Một trẻ sẽ được chẩn đoán là TK khi có ít nhất 6 dấu hiệu từ mục 1, 2 và 3; trong
đó ít nhất có 2 dấu hiệu từ mục 1, 1 dấu hiệu từ mục 2 và 1 dấu hiệu từ mục 3.
1. Khiếm khuyết về chất lượng quan hệ xã hội:
a. Khó khăn sử dụng hành vi không lời:
- Không giao tiếp bằng mắt khi được gọi hỏi.
- Không chỉ tay vào vật mà trẻ thích.
- Không kéo tay người khác để yêu cầu.
- Không biết xòe tay xin, khoanh tay ạ.
- Không biết lắc đầu phản đối, gật đầu đồng tình.
- Không thể hiện nét mặt khi đồng ý, không đồng ý.
- Không chào hỏi bằng điệu bộ (vẫy tay…).
b. Kém phát triển mối quan hệ bạn hữu tương ứng với lứa tuổi:
- Không chơi khi trẻ khác rủ.
- Không chủ động rủ trẻ khác chơi.
- Không chơi cùng một nhóm trẻ.

- Không biết tuân theo luật chơi.
c. Thiếu chia sẻ quan tâm thích thú:
- Không biết khoe khi được cho đồ vật, đồ ăn.


- Không biết khoe đồ vật mà trẻ thích.
- Không biểu hiện nét mặt thích thú khi được cho.
d. Thiếu quan hệ xã hội hoặc thể hiện tình cảm:
- Không thể hiện niềm vui khi bố mẹ về.
- Không âu yếm với bố mẹ.
- Không nhân biệt được sự có mặt của người khác.
- Không quay đầu lại khi được gọi tên.
- Không thể hiện vui buồn.
- Tình cảm bất thường khi không đồng ý.
2. Khiếm khuyết chất lượng giao tiếp:
a. Chậm/không phát triên kỹ năng nói so với tuổi:
- Không tự gọi đối tượng giao tiếp.
- Không tự thể hiện nội dung giao tiếp.
- Không duy trì hội thoại bằng lời.
- Không biết nhận xét, bình luận.
- Không biết đặt câu hỏi.
b. Sử dụng ngôn ngữ trùng lặp, dập khuôn hoặc ngôn ngữ lập dị:
- Phát ra một chuỗi âm thanh khác thường.
- Phát ra một số từ lặp lại.
- Nói một câu cho mọi tình huống.
- Nhại lại lời nói của người khác nghe thấy trong quá khứ.
- Nhại lại lời nói của người khác khi vừa nghe thấy.
c. Thiếu kỹ năng chơi đa dạng, giả vờ, bắt chước mang tính xã hội phù hợp với
tuổi:
- Không biết chơi đồ chơi.

- Chơi với đồ chơi một cách bất thường: mút, ngửi, liếm, nhìn…
- Ném, gặm, đập đồ chơi.
- Không biết chơi giả vờ.
- Không biết bắt chước hành động.
- Không biết bắt chước âm thanh.
3. Có hành vi bất thường:
a. Bận tâm bao trùm, thích thú mang tính định hình bất thường cả về cường độ
và tập trung:
- Thích đồ chơi, đồ vật.
- Thích mùi vị.
- Thích sờ vào bề mặt.
b. Bị cuốn hút không cưỡng lại được bằng các cử động, nghi thức:
- Bị hút vào một đồ chơi, đồ vật.
- Mê mẩn với thao tác của đồ dùng trong nhà.
- Say sưa quay bánh ôtô, xe đạp, đồ vật.
c. Cử động chân tay lặp lại hoặc rập khuôn:
- Thích đu đưa thân mình, chân tay.
- Thích đi nhón trên mũi chân.
- Thích vê xoắn vặn tay, đập tay.


- Nghiện soi ngắm tay.
d. Bận tâm dai dẳng với những chi tiết của vật:
- Nghiên cứu đồ vật, đồ chơi.
- Mê mẩn chơi, ngắm một phần nào đó của đồ vật.
X. Can thiệp cho trẻ TK :
- Thời điểm can thiệp: càng sớm càng tốt
- Cường độ can thiệp: càng nhiều càng tốt
- Hình thức can thiệp:
+ Can thiệp cá nhân

+ Giáo dục hoà nhập
+ Can thiệp tại cộng đồng
10.1. Các phương pháp can thiệp đã được kiểm chứng:
 Phương pháp Phân tích hành vi ứng dụng (ABA – Applied Behavioral
Analysis):
- ABA bao gồm việc quan sát trực tiếp, đo lường, phân tích mối quan hệ
giữa môi trường và hành vi.
- Tác động trên nhiều lĩnh vực: giao tiếp, vui chơi, xã hội, tự chăm sóc…
- Giảm thiểu các vấn đề hành vi.
- ABA rất hiệu quả để dạy trẻ nhiều kỹ năng áp dụng ở nhiều ngữ cảnh
khác nhau.
- ABA hiệu quả hơn khi được ứng dụng sớm với cường độ cao.
 Phương pháp TEACCH (Treatment and Education of Autistic and Related
Communication-Handicapped Children):
- Xây dựng một môi trường thích nghi với người bệnh.
- Chương trình học thiết kế phù hợp với điểm mạnh và điểm yếu của
người bệnh.
- Sử dụng môi trường giảng dạy bài bản.
- Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để người bệnh có thể hòa nhập
được dễ dàng.
 Hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh (PECS – Picture Exchange
Communication System):
- Sử dụng các phương pháp dựa theo ABA dạy trẻ dùng ảnh thể hiện nhu
cầu.
- Đầu tiên sử dụng từ, sau đó sắp xếp thành câu.
- Không chỉ vào tranh mà phải đưa tranh khi có nhu cầu.
- Sử dụng cho người bệnh không có ngôn ngữ hoặc khả năng sử dụng
ngôn ngữ đúng chức năng hạn chế.
 Điều hòa cảm giác:
- Là phương pháp vận động-giác quan cho trẻ, điều chỉnh các rối loạn

chức năng vận động-giác quan cơ bản ẩn sau chứng tự kỷ để tiếp thu
những hoạt động mới.


- Giúp trẻ bớt nhạy cảm và tái tổ chức thông tin đến từ các giác quan.
- Các hoạt động: đu đưa võng, xoay tròn, chà xát cơ thể, các hoạt động
thăng bằng…
10.2. PHCN trẻ Tự kỷ:
- Thuốc.
- Ngôn ngữ trị liệu.
- Vận động trị liệu
- Hoạt động trị liệu.
- Cải thiện kỹ năng xã hội.
- Cải thiện kỹ năng vui chơi.


Tăng cường kỹ năng xã hội:
Trẻ TK có khó khó khăn về kỹ năng XH do:
- Ít quan tâm đến xung quanh.
- Kỹ năng bắt chước kém.
- Không cùng chia sẻ mối quan tâm.
- Không nhìn vào mặt người đối thoại.
- Có các hành vi bất thường.
- Không có nhu cầu xây dựng mối quan hệ bạn bè.
- Không chơi tưởng tượng và các trò chơi có tính xã hội.
Tăng cường kỹ năng xã hội:
- Tăng cường chia sẻ mối quan tâm và cùng chú ý.
- Dạy trẻ nhìn.
- Giảm những hành vi bất thường.
- Dạy cách chơi nhóm.

- Tăng cường các trò chơi tưởng tượng.



Can thiệp hành vi:
Các hành vi của trẻ TK:
- Các động tác lặp lại, định hình: đung đưa, gõ ngón tay, xoắn vặn tay, ngắm
tay, đập đầu vào tường…
- Tuân thủ trật tự nghiêm ngặt: không thích ở chỗ mới, chống lại mọi thay
đổi…
- Thiếu sáng tự tạo nhiên.
- Tự gây hại, thịnh nộ, hành hung.
Nguyên nhân:
- Trốn tránh, thoái thác.
- Thu hút sự chú ý của những người xung quanh.
- Muốn thể hiện quyền hạn.
- Để giao tiếp.
- Chán nản, căng thẳng.
- Tự kích động hoặc các giác quan bị kích thích.
Hành vi gây khó khăn cho trẻ do:
- Hành vi thu hút sự quan tâm của trẻ khiến trẻ không chú ý đến xung quanh.


- Trẻ không còn cơ hội để chia sẻ, chơi nên kỹ năng xã hội kém. Trẻ bị cô lập,
cách ly.
- Không có nhu cầu giao tiếp.
Can thiệp hành vi:
- Khen thưởng động viên, phần thưởng khi trẻ có hành vi tốt.
- Làm ngơ.
- Phạt khi trẻ có hành vi xấu.

- Thay đổi bằng các hoạt động khác.


Tăng cường kỹ năng giao tiếp:
Khó khăn về giao tiếp:
- Trẻ TK không có nhu cầu giao tiếp với người khác giống như các trẻ bình
thường.
- Kỹ năng xã hội kém nên sử dụng lời nói để giao tiếp của trẻ TK rất kém.
- Kỹ năng bắt chước, quan sát kém nên việc bắt chước các âm trẻ nghe thấy
cũng khó khăn với trẻ.
- Trẻ không có khả năng diễn tả, kể chuyện.
- Khó khăn trong việc trả lời các câu hỏi cũng như hỏi các câu hỏi.
Tăng cường kỹ năng giao tiếp:
- Giải quyết các khó khăn về hành vi, tăng cường kỹ năng xã hôi sẽ giúp trẻ TK
tăng cường khả năng giao tiếp.
- Dạy trẻ sử dụng lời nói hoặc cử chỉ khi thể hiện nhu cầu.
- Dạy trẻ trả lời câu hỏi và đặt các câu hỏi.
- Dạy trẻ kể chuyện.
- Dạy trong các ngữ cảnh khác nhau trong sinh hoạt hàng ngày.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×