Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

các phương pháp lượng giá đau sau mổ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (535.31 KB, 8 trang )

Đánh giá mức đau sau phẫu thuật
Mục tiêu học tập:
1. Nắm được các hình thức lượng giá đau của bệnh nhân
2. Hiểu được ưu nhược điểm của từng phương pháp và cách áp dụng
trên lâm sàng
1. Đại cương
Giảm đau sau mổ là một trong các nhiệm vụ của bác sỹ GMHS. Để giảm
đau sau mổ có hiệu quả, việc đầu tiên là phải đánh giá đúng và đủ mức
độ đau của bệnh nhân không chỉ tại một thời điểm mà là cả quá trình sau
mổ. Đau cũng là một cảm giác rất chủ quan, không những chỉ phụ thuộc
vào các yếu tố trực tiếp gây ra cảm giác đau đó như: loại phẫu thuật, vị
trí phẫu thuật, đường rạch phẫu thuật… mà còn phụ thuộc vào các yếu tố
khác như: tuổi, giới, trình độ học vấn…Chính vì thế, để lượng giá chính
xác, nhân viên y tế phải tương tác trực tiếp với bệnh nhân.
Để lượng giá đau sau mổ trong lâm sàng, có nhiều phương pháp, phương
tiện hỗ trợ nhân viên y tế. Tuy nhiên, dựa trên hình thức đánh giá người
ta chia làm 2 nhóm chính:
 Lượng giá đau do bệnh nhân tự đánh giá
 Lượng giá đau bằng phương pháp quan sát
2. Các phương thức giảm đau sau phẫu thuật
Để chống đau một cách hiệu quả và an toàn, cần có sự kết hợp một cách
hệ thống các phương thức khác nhau (Giảm đau đa phương thức –
Multimodel Therapy). Các phương thức đó bao gồm:
 Dự phòng đau sau phẫu thuật: dùng các thuốc giảm đau trước cuộc
phẫu thuật, động viên, an ủi bệnh nhân trước mổ
 Giảm đau bằng các thuốc NSAID, paracetamol: đường uống,
đường tĩnh mạch, đặt hậu môn, nhỏ dưới lưỡi..
 Thuốc giảm đau họ morphine (opioid): bao gồm Morphine,
Fentanyl, Tramadol... có thể dùng các đường uống, tĩnh mạch tiêm



ngắt quãng hoặc theo phương pháp bệnh nhân tự điều khiển (PCAPatient Controlled Analgesia), tiêm bắp...
 Gây tê để giảm đau sau mổ: gây tê ngoài màng cứng, gây tê tuỷ
sống, gây tê đám rối…
3. Các phương pháp lượng giá đau bệnh nhân tự đánh giá (Self-report)
a. Lượng giá đau bằng thước nhìn đồng dạng VAS (Visual Analog Scale)
(Hình 1)

Hình 1: Thang điểm đánh giá đau bằng thước nhìn đồng dạng (VAS)
 Là bảng điểm thông dụng nhất được dùng trong lâm sàng
 Là một thước có 2 đầu được đánh số từ 0 đến 10. Trong đó, 0 là
mức không đau (pain free) và 10 là mức đau không thể chịu đựng
được. Nhân viên y tế sẽ đưa cho bệnh nhân tự lượng giá mức độ
đau của mình và chỉ vào con số tương ứng
 Trên lâm sàng, đểm VAS <4 có thể coi là chấp nhận được và
không cần điều trị thêm. Bệnh nhân có thể được chuyển về bệnh
phòng nếu như đang ở phòng hồi tỉnh.
 Nếu điểm VAS ≥ 4. Nhân viên y tế cần điều trị để giảm mức độ
đau của bệnh nhân.
 Điểm VAS có thể áp dụng cho người lớn và trẻ em trên 10 tuổi
(biết đếm và lượng giá số học)


b. Lượng giá đau bằng lời nói VRS (Verbal Rating Scale)
 Là bảng điểm lượng giá đau đơn giản chỉ bao gồm 3 mức độ: đau
nhẹ, đau vừa, đau nặng tương ứng với mức điểm VAS lần lượt là 1
đến 3, 4 đến 6 và 7 đến 10.

Hình 2: Thang điểm đánh giá đau bằng lời nói (VRS)
 Bảng điểm này ít được sử dụng do đơn giản, tuy nhiên, nó lại rất
hiệu quả trong trường hợp BN người già lú lẫn, trẻ em không

lượng giá được về mặt số học
c. Lượng giá đau bằng hình dạng khuôn mặt FPS (Faces Pain Scale) (Hình
3)

Hình 3: Thang điểm lượng giá đau bằng hình dạng khuôn mặt (FPS)
 Bệnh nhân được đưa cho một thước đo có hình nhiều khuôn mặt
biểu cảm khác nhau. Trong đó, khuôn mặt đang khóc biểu thị cho
mức đau cao nhất, khuôn mặt đang cười biểu thị cho mức không
đau.
 Tương tự như VRS, bảng điểm này cũng phù hợp cho những bệnh
nhân không thể áp dụng được thước VAS


d. Lượng giá đau bằng thước số học NRS (Numerical Rating Scale) (Hình
4)

Hình 4: Thang điểm lượng giá đau bằng thước số học
Phương pháp này tương tự VAS tuy nhiên các đơn vị số được chia nhỏ
hơn từ 0 đến 10 (hoặc 0 đến 100)
4. Lượng giá đau bằng phương pháp quan sát (Observation)
Áp dụng cho những bệnh nhân còn quá nhỏ, người già bị lú lẫn, người
không có khả năng giao tiếp
a. Đánh giá đau qua các thông số: mạch, huyết áp, nét mặt
b. Các bảng điểm đánh giá đau cho trẻ em
 FLACC là viết tắt của các chữ Face, Legs, Activity, Cry,
Consolability. Tức là đánh giá đau dựa vào Mặt, Cẳng chân, Hoạt
động, Khóc, Đáp ứng khi được dỗ dành (Bảng 1). Điểm đau thấp nhất
là 0, cao nhất là 10
0
Mặt


1

Không có biểu Thi thoảng nhăn nhó
hiện gì
hoặc nhíu mày, thu
mình hoặc thờ ơ

2
Thường xuyên đến liên
tục nhíu mày, nghiến
răng, cằm run lên


Cẳng
Chân

Tư thế bình
thường hoặc
thoải mái

Bứt rứt, không yên,
Căng thẳng


Đạp hoặc co rút chân

Hoạt
động

Nằm yên, tư

thế bình
thường, cử
động dễ dàng

Nằm không yên,
ngoáy ngó, căng
thẳng

Cong, cứng người lại,
hoặc co giật

Khóc

Không khóc
(lúc tỉnh hay
lúc ngủ)

Kêu rên rỉ hoặc khóc Khóc không dứt, kêu
thút thút, thi thoảng thét lên hoặc khóc nức
kêu đau
nở, thường xuyên kêu
đau

Đáp
ứng
khi
được
dỗ
dành


Thoải mái, thư Thấy an tâm khi thi
giãn
thoảng được vỗ về,
ôm ấp, hoặc “nói
chuyện”; Có thể làm
cho quên đau

Khó dỗ dành hoặc vỗ về

Bảng 1: Thang điểm đau FLACC
 CHEOPS là bảng điểm lượng giá đau ở trẻ em từ 0-4 tuổi của Bệnh
Viện Nhi Đồng Đông Ontario – Mỹ (Children's Hospital of Eastern
Ontario Pain Scale –CHEOPS), dựa trên các yếu tố: khóc, nét mặt, lời
nói, tư thế, vận động và cẳng chân theo bảng điểm này thì điểm thấp
nhất là 4 (tương ứng với mức không đau) và cao nhất là 13 (Đau dữ
dội)
Tài liệu tham khảo:


1. “Bài giảng Gây mê hồi sức”- Bộ môn Gây mê hồi sức, Trường Đại Học
Y Hà Nội, NXB Y Học (2014)
2. “Clinical Pain Management: A Practical Guide” Mary E. Lynch,
Kenneth D. Craig and Philip W.H. Peng (2011)
3. “Principles of Pain Management for Anaesthetists” Stephen Coniam and
Stephen Coniam (2006)
4. “Pocket Guide Pain Management” Claudia D. Spies · Benno Rehberg,
Stephan A. Schug, Gunnar Jaehnichen and Sarah J. Harper (2008)


5. BẢNG KIỂM DẠY – HOC KỸ NĂNG LƯỢNG GIÁ ĐAU SAU PHẪU

THUẬT
Các bước thực hiện

TT
1

2

3

4

Ý nghĩa

Tiêu chuẩn phải đạt

Hiểu được ý nghĩa của

Đảm bảo đánh giá chính Hiểu được đầy đủ

việc lượng giá đau sau

xác mức đau của bệnh

mổ

nhân

Nắm được ưu nhược


Áp dụng đúng và chính

Áp dụng đúng các

điểm của từng thang

xác đối tượng bệnh

thang điểm cho từng

điểm

nhân

bệnh nhân

Tính toán được mức độ

Hiểu được bản chất của

Quy đổi được giữa các

tương đương của các

các thang điểm lượng

thang điểm

thang điểm


giá

Chấm điểm trên bệnh

Áp dụng vào lâm sàng

Chấm đúng

nhân
5

Hiểu được các sai sót có Nêu được các sai sót

Loại trừ các sai số

thể mắc phải khi chấm

khi chấm

điểm cho bệnh nhân
6. BẢNG ĐIỂM LƯỢNG GIÁ KỸ NĂNG ĐÁNH GIÁ ĐAU SAU PHẪU
THUẬT
Các bước thực hiện

TT
1

Hiểu được ý nghĩa của việc lượng giá đau sau mổ

2


Nắm được ưu nhược điểm của từng thang điểm

3

Tính toán được mức độ tương đương của các thang điểm

4

Chấm điểm trên bệnh nhân

5

Loại trừ các sai số

Thang điểm
0

1

2


Tổng điểm khi thực hiện

/10




×