Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE, NÓI CHO HỌC SINH CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.76 KB, 19 trang )

BM 01
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN NAM ĐÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KHE TRE
Mã số: ................................

SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE, NÓI
CHO HỌC SINH CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KHE TRE
Đề nghị công nhận danh hiệu: Chiến sỹ thi đua cơ sở

Người thực hiện: Nguyễn Cao Diệp
Chức vụ: Giáo viên
Lĩnh vực nghiên cứu:
- Phương pháp dạy học bộ môn: Tiếng Anh 

Khe Tre, tháng 5 năm 2016
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH
1


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH

BM 02

––––––––––––––––––
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: Nguyễn Cao Diệp
2. Ngày tháng năm sinh: 17/12/ 1989
3. Nam, nữ: Nữ


4. Địa chỉ: Thôn 9, xã Hương Hòa, huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên
Huế
5. Điện thoại:

0935604530

(CQ)/
6. Fax:

(NR); ĐTDĐ:
E-mail:

7. Chức vụ: Giáo viên Tiếng Anh
8. Nhiệm vụ được giao: Phó bí thư Chi đoàn trường, giáo viên dạy môn
Tiếng Anh các khối lớp 3, 4 và 5
9. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Chuyên ngành đào tạo: Tiếng Anh
- Trình độ: Cao đẳng
III. KINH NGHIỆM
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy bộ môn Tiếng Anh
Số năm có kinh nghiệm: 5 năm
Các sáng kiến, kinh nghiệm đã có trong 3 năm gần đây:
- Năm 2013 – 2014: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI
MÔN TIẾNG ANH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KHE TRE.
- Năm 2014 – 2015: MỘT SỐ TRÒ CHƠI GIÚP HỌC SINH TIỂU HỌC ÔN
TẬP VÀ CỦNG CỐ TỪ VỰNG TIẾNG ANH.

2



MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE, NÓI
CHO HỌC SINH CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KHE TRE
I. Lí do chọn đề tài:
Việc dạy và học tiếng Anh đã và đang trở thành một xu hướng thiết yếu
trong xu thế hội nhập toàn cầu của đất nước. Cùng với xu thế đó, việc dạy và
học ngôn ngữ này cũng đang từng bước đổi mới với mục tiêu nâng cao chất
lượng giảng dạy và hiệu quả giảng dạy. Với mục tiêu dạy tiếng Anh chú trọng
bốn kĩ năng nghe, nói, đọc và viết, thì kĩ năng nghe, nói luôn là những kĩ năng
khó nhất vì kĩ năng này yêu cầu cả người học và người dạy phải thật sự cố gắng
luyện tập và xây dựng một thói quen sử dụng tiếng Anh tốt.
Nhận thấy rằng kĩ năng nghe, nói của các em học sinh tiểu học nói chung
và học sinh của trường Tiểu học Thị Trấn Khe Tre nói riêng thật sự là một vấn
đề trăn trở của cả thầy và trò khi mà các em thiếu môi trường giao tiếp và thiếu
cả một nền tảng kiến thức cơ bản.
Với mong muốn từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy kĩ năng nghe,
nói cho học sinh tiểu học, tôi muốn đặt bước đầu tiên, thử nghiệm ở một qui mô
nhỏ hơn là câu lạc bộ tiếng Anh. Với hi vọng tìm ra được những biện pháp giúp
các em học sinh trong câu lạc bộ tiếng Anh nói tiếng Anh tốt hơn, tôi đã lự chọn
nghiên cứu đề tài: Một số giải pháp nâng cao kĩ năng nghe, nói cho học sinh
câu lạc bộ Tiếng Anh trường Tiểu học Thị Trấn Khe Tre.
II. Giải quyết vấn đề:
1. Build confidence: Tạo cho học sinh sự tự tin
Tạo sự tự tin cho học sinh thật sự rất quan trọng bởi lẽ có một số học sinh
sợ sai, sợ bị la mắng và thường rụt rè trong quá trình học tập. Đặc biệt với kĩ
năng nghe, nói tiếng Anh là một kĩ năng cần có sự luyện tập lâu dài và cần sự cổ
vũ của bạn bè và thầy cô.
Theo kinh nghiệm của bản thân, tôi nhận thấy:
- Học sinh không thích bị la mắng, nói nặng khi các em bị sai, hay gặp lỗi

nào đó.
- Học sinh có xu hướng lười nói khi các em không chắc chắc câu trả lời
của mình.
- Học sinh thích được khen, được tặng hoa học tốt, quà tặng hay những lời
động viên cổ vũ từ bạn bè và thầy cô.
- Học sinh cũng rất thích giáo viên tin tưởng các em.
- Các em muốn được đối xử công bằng trong lớp học đặc biệt giữa các em
học sinh giỏi và học sinh yếu hơn.
- Các em có thói quen im lặng và không phát biểu khi các em chưa chắc
chắn câu trả lời của mình.
3


Để giúp học sinh tự tin hơn trong quá trình sử dụng tiếng Anh, giáo viên
có thể tạo cho học sinh thoải mái, không bị áp lực, tạo một môi trường gần gũi,
giúp các em không sợ sai, không rụt rè bằng những câu động viên, khen những
tiến bộ nhỏ nhất, sữa chữa các lỗi sai của học sinh một cách nhẹ nhàng, giúp các
em từng bước nói tiếng Anh tốt hơn.
Có một số câu bản thân tôi thường dùng để khuyến khích các em như:
- Chúng ta sẽ học từ lỗi sai của mình, nên sai thì mình có thể sửa,
- Các bạn nên nói to và rõ ràng, nếu đúng thì các bạn cùng nghe và học hỏi,
nếu sai thì thầy cô và các bạn sẽ sửa cho mình.
- Ai cũng có thể sai, nếu nói sai thì mình sửa cho đúng, còn không nói thì
không ai sửa, mà không sửa thì có bao giờ đúng không?
- Mỗi người giỏi một lĩnh vực nên mọi người đều có thế mạnh của mình,
không nên chê bai bạn bè của mình, đồng ý không nào?
Với những câu nói đơn giản như vậy học sinh có thể giúp học sinh của
mình vượt qua những rào cản của sự thiếu tự tin khi học sủa học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên cần chú ý, quan tâm và động viên khen ngợi các
tiến bộ nhỏ nhất của học sinh, như vậy học sinh sẽ tiến bộ rất tốt.

Khi sử dụng những biện pháp trên, tôi nhận thấy hầu hết các em có thể tự
tin phát biểu và trả lời các câu hỏi của cô giáo dù cho câu trả lời đó sai hay các
em phát âm sai.
2. Rules in the Club: Đặt ra những nguyên tắc trong câu lạc bộ tiếng
Anh nằm tạo môi trường giao tiếp tiếng Anh cho các em học sinh trong câu
lạc bộ.
Các em học sinh trong câu lạc bộ tiếng Anh là những học sinh có nền tảng
kiến thức tiếng Anh cơ bản về từ vựng và cấu trúc ngữ pháp. Vì vậy giáo viên
có thể đặt ra một số nguyên tắc trong câu lạc bộ trong quá trình sinh hoạt như:
- Các em phải sử dụng tiếng Anh (những từ và câu mà các em đã học)
trong buổi sinh hoạt câu lạc bộ.
- Ngoài sinh hoạt câu lạc bộ, các thành viên của câu lạc bộ thường xuyên
sử dụng tiếng Anh để giao tiếp với nhau và với giáo viên tiếng Anh.
Những nguyên tắc này giúp các em có một quy tắc sử dụng tiếng Anh,
nhờ đó tạo cho các em nghe và nói tiếng Anh như một thói quen chứ không phải
là gò bó trong khuôn khổ. Từ đó giúp học sinh có xu hướng sử dụng nhiều hơn,
tạo một phong trào lớn hơn trong lớp học và trường học.
3. Classroom language: Ngôn ngữ lớp học
Việc sử dụng ngôn ngữ lớp học tiếng Anh trong câu lạc bộ là một trong
những bước cơ bản giúp giáo viên rèn luyện kỹ năng nghe – nói – phản ứng
nhanh của học sinh. Bằng cách sử dụng những câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp
giúp các em nghe hiểu từ đó đáp lại, khuyến khích các em sử dụng tiếng Anh.
4


Với phương pháp này, người giáo viên phải biết cách sử dụng câu rõ ràng,
dễ hiểu và phát ấm chuẩn, từ đó giúp học sinh nghe được, hiểu được và phản hồi
tích cực.
Bên cạnh đó, tôi cũng yêu cầu các học sinh mình sử dụng một số ngôn
ngữ lớp học đơn giản và gần gũi trong lớp, tạo cho các em những thói quen sử

dụng tiếng Anh thường xuyên và có tính hệ thống.
Một số ngôn ngữ lớp học mà tôi thường sử dụng như:
Lời khen, câu nhắc nhở, câu mệnh lệnh đơn giản.
Good morning, everybody.
Good afternoon, everybody.
Hello, everyone.
Hello there, James.
How are you today?
How are you getting on?
How's life?
How are things with you?
Are you feeling better today, Bill?
My name is Mr/Mrs/Ms Kim. I'm your new English teacher.
I'll be teaching you English this year.
I've got five lessons with you each week.
Let's begin our lesson now.
Is everybody ready to start?
I hope you are all ready for your English lesson.
I think we can start now.
Now we can get down to work.
Close your books.
Put your books away.
5


Pack your things away.
Who is absent today?
Who isn't here today?
What's the matter with Jim today?
What's wrong with Jim today?

Why were you absent last Friday, “”?
Where have you been?
We started ten minutes ago. What have you been doing?
Did you miss your bus?
Did you oversleep?
Don't let it happen again.
Goodbye, everyone.
See you again next Wednesday.
See you tomorrow afternoon.
See you in room 7 after the break.
Have a good holiday.
Enjoy your vacation.
Make groups of four.
Move your desks into groups of four people.
Turn your desks around.
Make a horseshoe shape with your desks.
Make a circle with your desks.
Make a line of desks facing each other.
Make groups of four desks facing each other.
6


Sit back to back.
Work together with your friend.
Find a partner.
Work in pairs/threes/fours/fives.
Work in groups of two/three/four.
I want you to form groups.
Form groups of three.
Here are some tasks for you to work on in groups of four.

Open your books at page 52.
Come out and write it on the board.
Listen to the tape, please.
Get into groups of four.
Finish off this song at home.
Let's sing a song.
Everybody, please.
Very good.
That's very good.
Well done.
Very fine.
That's nice.
I like that.
Are you ready?
4. Games: Những trò chơi
Sử dụng các trò chơi để rèn luyện kĩ năng nghe, nói của học sinh trong
câu lạc bộ thực sự rất hiệu quả. Vì hầu hết các em đều có những kiến thức cơ
7


bản về tiếng Anh nên việc này rất dễ dàng. Việc sử dụng trò chơi tạo cho các em
không khí thoải mái để sử dụng tiếng Anh. Không bị gò bó, ép buộc nhưng lại
có hiệu quả cao. Thông qua các trò chơi, giáo viên có thể giúp học sinh chỉnh
sữa các lỗi phát âm, ngữ điệu và cả từ vựng và ngữ pháp của học sinh đồng thời
giúp các em phát triển đều cả kĩ năng nghe và nói.
Một số trò chơi giúp phát triển kĩ năng nói mà tôi thường tổ chức đó là:
a. Trò chơi Spelling
Trò chơi này được sử dụng để kiểm tra hoặc ôn một số từ vựng, rèn kỹ
năng nghe và nói, được thực hiện ở giai đoạn Warm - up. Thời gian chơi từ 3 - 5
phút.

Giáo viên chia lớp thành 2 đội học sinh lên chơi.
Giáo viên giới thiệu nội dung trò chơi: giáo viên sẽ đọc một từ và học sinh
phải viết được từ đó lên bảng rồi đánh vần nó.
Học sinh nào viết xong đúng trước, và đánh vần đúng sẽ được điểm
Học sinh nào viết sai hoặc đánh vần không chính xác sẽ không ghi được
điểm. Nếu trả lời đúng và đánh vần đúng thì nhóm đó được 1 điểm.
Sau khi trả lời xong, bất kì đúng hay sai, em học sinh ấy phải ngồi xuống
để dành lượt chơi cho bạn tiếp theo.
Lần lượt chơi cho đến khi giáo viên đã đi hết số từ cần kiểm tra hoặc cho
đến khi thời gian mà giáo viên ấn định đã hết. Giáo viên tổng kết: Đội có nhiều
điểm hơn là đội thắng cuộc
b. Trò chơi Whisper
Mục đích: Kiểm tra mẫu câu; Rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho học
sinh.
Giáo viên chuẩn bị một số câu cần kiểm tra; chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội
gồm 5 em xếp thành một hàng dọc.
Giáo viên gọi 2 em đứng đầu mỗi đội lên trên bảng và nói thì thầm một
câu nào đó vào tai 2 bạn. Sau khi nghe rõ câu nói của giáo viên, 2 học sinh này
chạy về đội của mình và thì thầm vào tai bạn thứ hai, bạn này sau khi nghe được
câu nói của bạn thứ nhất thì lại thì thầm với bạn thứ 3. Và cứ như vậy cho đến
bạn cuối hàng.
Bạn cuối hàng có nhiệm vụ đọc to câu mà mình đã nghe được từ các bạn
trong đội của mình.
Đội nào đọc trước và đúng thì ghi được 1 điểm. Đội nào đọc trước nhưng
đọc sai thì quyền trả lời dành cho đội còn lại.
Trò chơi lại tiếp tục với những câu khác cho đến khi hết số câu mà giáo
viên cần kiểm tra hoặc hết thời gian mà giáo viên quy định thì trò chơi dừng lại.
8



Giáo viên tổng kết điểm và thông báo nhóm thắng cuộc.
c. Trò chơi Challenging
Mục đích: Ôn lại các từ theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nói.
Giáo viên chia lớp thành 2 đội, sau đó đưa ra chủ điểm từ. Hai đội hội ý
trong vòng 30 giây và lần lượt thách đấu với đội bạn. Đội nào thách đấu được
nhiều số từ hơn thì được nói trước.
Nếu nói đủ và đúng số lượng từ thách đấu thì ghi được 1 điểm. Nếu nói
sai 1 từ hoặc nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số lần
thách đấu thì sẽ thua cuộc và điểm sẽ thuộc về đội kia.
Cuộc chơi lại tiếp tục với những chủ đề khác nhau. Cuộc chơi sẽ dừng lại
khi thời gian ấn định đã hết hoặc giáo viên đã kiểm tra xong chủ điểm các từ cần
kiểm tra.
d. Trò chơi Đối mặt (Facing game)
Trò chơi này dựa trên một gameshow trên truyền hình đó là đối mặt. Các
em học sinh sẽ đứng thành vòng tròn nếu chơi theo nhóm hoặc đứng đối diện
nhau nếu các em chơi theo cặp. Giáo viên sẽ chọn một chủ đề nhất định và mỗi
học sinh sẽ có thời gian suy nghĩ để đọc to từ, cụm từ hoặc câu theo chủ đề và
yêu cầu của giáo viên. Nếu học sinh nào không thể đưa ra câu trả lời của mình
thì em đó sẽ bị loại. Trò chơi sẽ tiếp tục cho đến khi chỉ còn lại một học sinh, đó
là người thắng cuộc.
e. Trò chơi Những từ bí ẩn (Secret Words)
Trong trò chơi này, giáo viên sẽ chuẩn bị sẵn một số tấm thẻ, mỗi tấm đều
ghi tên một từ vựng nhất định. Học sinh được chia thành 2 nhóm và mỗi nhóm
sẽ lần lượt đặt câu hỏi cho giáo viên để có được gợi ý liên quan đến từ vựng
trong từng thẻ. Nhóm nào tìm ra từ bí ẩn trước sẽ giành 1 điểm. Trò chơi sẽ tiếp
diễn cho đến khi tấm thẻ cuối cùng được hoàn thành và nhóm giành số điểm cao
nhất sẽ chiến thắng.
f. Trò chơi The fun race:
Mục đích: Kiểm tra, ôn tập mẫu câu; Rèn luyện kỹ năng nghe và nói cho
học sinh.

Giáo viên sẽ mang tới lớp 2 con thú bông (1 con thỏ và 1 con heo) Giáo
viên sẽ bật một bài hát và yêu cầu học sinh chuyền 2 con thú bông, khi giáo viên
dừng bài hát lại thì các học sinh giữ con thỏ sẽ hỏi và học sinh giữ con heo sẽ trả
lời câu hỏi đó. Trò chơi tiếp tục đến khi hết bài hát. Có thể thay thế 2 con thú
bông bằng hoặc 2 quả bóng hoặc 2 bông hoa khác màu…
g. Trò chơi the Long sentences:
Mục đích: Giúp học sinh ôn tập lại các từ vựng theo chủ đề và luyện tập
mẫu câu. Bên cạnh đó còn giúp các em luyện tập trí nhớ và phát âm.

9


Giáo viên cho học sinh luyện tập một mẫu câu và các từ vựng. Chia học
sinh thành các nhóm có số thành viên tùy thuộc vào số lượng từ tối đa mà mỗi
chủ đề yêu cầu. Giáo viên sẽ nói câu thứ nhất gồm 1 từ vựng chủ điểm. Em thứ
nhất trong nhóm sẽ lặp lại câu của giáo viên rồi thêm một từ của mình. Học sinh
thứ 2 sẽ lặp lại câu của học sinh thứ nhất rồi thêm một từ của mình,... trò chơi
tiếp tục cho đến người cuối cùng, rồi người đầu tiên sẽ lặp lại tất cả các từ vựng.
Ví dụ:
Giáo viên: I have a cat.
Học sinh 1: I have a cat and a dog.
Học sinh 2: I have a cat, a dog and a fish.
...
h. Find someone who ….
Find someone who … after school
watches tv
plays football
goes swimming
reads books in the library
helps mum

goes for a walk
has a music lesson
waters the flowers
listens to music
does exercise

Name

S1 : Do you [watch TV] after school ?
S2 : Yes, I do / No, I don’t
5. Stories: Những câu chuyện
Cũng giống như các trò chơi, những câu chuyện bằng tiếng Anh giúp các
em thư giản, sưu tầm từ vựng và học thêm được những bài học đạo đức bên
cạnh kĩ năng nghe, nói. Quá trình dạy những câu chuyện để phát triển kĩ năng
nghe, nói, tôi thường áp dụng những bước sau:
Bước 1: Trước khi tới lớp:
- Sưu tầm những câu chuyện ngắn, dễ nghe, dễ hiểu và dễ kể lại được.
- Tìm file video hoặc mp3 và file words những câu chuyện.
Bước 2: Tại lớp:
- Cho học sinh nghe câu chuyện và yêu cần học sinh ghi chú những từ
vựng chưa biết.
- Hỏi học sinh những từ vựng đó, cho học sinh đoán nghĩa, sau đó giải
thích lần nữa.
10


- Cho học sinh xem lại câu chuyện một lần nữa.
- Hỏi học sinh về nội dung câu chuyện và bài học từ câu chuyện.
- Phát file words cho các em.
- Chia các em thành các nhóm, luyện tập để kể lại câu chuyện đó.

- Gọi các nhóm đóng vai câu chuyện trước lớp.
- Đánh giá và sữa một số lỗi phát âm cho học sinh.
Một số câu chuyện mà tôi đã sử dụng là:
- The first well.
- The four friends.
- The monkey and the alligator.
- The lion and the mouse.
6. Songs, poems and chants: Những bài hát, bài thơ và bài nhịp điệu.
Bên cạnh những trò chơi và những câu chuyện, tôi cũng thường sử dụng
các bài hát và bài nhịp điệu để giúp học sinh rèn luyện phát âm, bổ trợ kĩ năng
nói. Những bài hát hay những bài nhịp điệu này có thể do giáo viên sưu tầm
hoặc sáng tác lời dựa trên một số giai điệu nhạc phổ biến và vui vẻ có thể sưu
tầm trên mạng Internet.
Việc sử dụng bài hát và bài nhịp điệu giúp học sinh phats triển cả kĩ năng
nghe và nói. Thông qua nghe chính xác các âm, học sinh hát được sẽ làm cho
các em tự tin về phát âm của mình.
Để dạy một bài hát và bài chant ở câu lạc bộ tôi thường sưu tầm các video
karaoke, kèm lời hát hoặc file nhạc beat những bài hát quen thuộc. Đồng thời
tìm file words, hoặc sáng tác lời bài hát tùy thuộc vào chủ đề từ mà các em sẽ
học trong mỗi tiết.
Sau khi có được file nhạc beat, lời, thì tôi sẽ dạy các em theo quy trình
dạy một bài hát ở trên lớp.
Một số bài hát tôi thường sử dụng cho các em trong câu lạc bộ đó là:
- Proud of you.
- I have a dream.
- Lemon tree.
- My grandfather’s clock.
- The hockey pockey
Và một số bài hát mà tôi đã tự đặt lời như:


I have…

11


I have some trucks, planes and kites.
I also have some more dolls.
I like to play with them all days.
When I have free time.
I have some cats, goldfish and dogs,
I also have some more parrots.
I like to play with them all days.
When I have free time.

I like toys
What are they? What are they?
They’re my toys. They’re my toys.
I like them very much. I like them very much.
I like toys. I like toys.
These are planes, these are planes.
They are trucks and some dolls.
And the beautiful kites, And the beautiful kites.
I like toys, I like toys.
7. Project: Dự án
Bài tập dự án là một trong những phương pháp hiện đại và mới nhất trong
giảng dạy môn tiếng Anh cũng như những môn học khác. Đối với kĩ năng nghe,
nói, bài tập dự án có một số lợi ích nhất định như phát huy khả năng sử dụng
ngôn ngữ và sự sáng tạo của các em một cách tối đa. Đối với phương pháp này,
giáo viên nên cho học sinh thời gian chuẩn bị trước về thông tin, hình ảnh hoặc
số liệu. Sau đó giáo viên sẽ giao nhiệm vụ cho học sinh. Bằng cách yêu cầu học

sinh sử dụng những mẫu câu đã học hỏi, điều tra, phỏng vấn hoặc viết bài tùy
thuộc vào yêu cầu của từng dự án, sau đó, các em sẽ trình bày hoặc báo cáo kết
quả của mình với giáo viên và các thành viên khác trong câu lạc bộ.
Ví dụ: Đây là một mẫu bài tập dự án mà tôi đã áp dụng cho học sinh thực
hiện: Yêu cầu học sinh điều tra về sở thích của các bạn trong lớp/ câu lạc bộ. Sử
dụng câu hỏi: Do you like....? hoặc What food do you like?
Name
Nam

beef

pork

chicken

fish

v

x

v

x

Minh

Sau đây là một số hình ảnh dự án mà các em đã thực hiện:
12



8. TPR: Hướng dẫn học sinh làm thiệp chúc mừng trong các ngày lễ
Việc này giúp các em thích thú với sự sáng tạo không giới hạn. Kĩ năng
nghe giúp các em thực hiện các bước làm các loại thiệp từ đơn giản đến phức
tạp.
Sau khi hoàn thành phần sáng tạo, học sinh sẽ thể hiện kĩ năng nói của
mình qua việc trình bày, miêu tả thiệp, sử dụng lời chúc với người thân hoặc bạn
bè mình. Thông thường, bản thân tôi sẽ quay các video các em thể hiện kĩ năng
nói, sau đó cho các em xem lại, tự đánh giá phát âm của mình, rút ra kinh

13


nghiệm cho bản thân. Và phần xem video cũng là một phần thư giản, tạo tiếng
cười, giúp các em vui vẻ và tự tin hơn.

Học sinh câu lạc bộ Tiếng Anh đang làm thiệp
Dưới đây là một số sản phẩm của học sinh:

9. Speaking Contest: Thi hùng biện Tiêng Anh:
- Với mong muốn tạo cho các em một môi trường để thể hiện niềm đam
mê của mình, trong năm vừa qua, được sự đồng ý của Ban giám hiệu và sự giúp
đỡ của các đồng nghiệp, nhà trường đã tổ chức cuộc thi ”Hùng biện tiếng Anh”
14


dành cho học sinh khối 4 và 5. Đây vừa là một sân chơi lại vừa là một môi
trường giúp các em vận dụng những kiến thức đã học để thể hiện năng khiếu học
ngoại ngữ của mình. Qua cuộc thi, nhà trường đã trao một giải nhất, một giải
nhì, một giải ba và hai giải khuyến khích.

Với sự thành công của cuộc thi năm nay, sẽ là bước khởi đầu cho các em
bước tiếp niềm đam mê học ngoại ngữ, đồng thời cũng mong muốn, sân chơi
này sẽ tiếp tục cho các em trong những năm sau.
III. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI
Qua quá trình áp dụng các phương pháp trên với mục tiêu phát triển kĩ
năng nghe, nói cho các em học sinh trong câu lạc bộ tôi nhân thấy: hầu hết các
em đều thích thú các hoạt động trên. Hơn nữa, học sinh có tiến bộ nhiều trong kĩ
năng nghe và nói. Đặc biệt, các em đã có hứng thú và tự tin sử dụng tiếng Anh
nhiều hơn không chỉ trong các buổi sinh hoạt câu lạc bộ mà còn cả ngoài giờ lên
lớp.
Bên cạnh đó, những hoạt động này cũng giúp một số các em nuôi dưỡng
đam mê ca hát kể chuyện và đọc thơ bằng tiếng Anh. Nhiều em còn mơ ước trở
thành một ca sĩ nữa. Hơn nữa, một số em còn có niềm vui tự làm thiệp tặng mọi
người nhân ngày sinh nhật, lễ 20/11, năm mới...
Như vậy có thể thấy, với những hoạt động như vậy không những giúp các
em phát triển các kĩ năng nói và giáo tiếp mà còn giúp các em phát triển toàn
diện các kĩ năng và những sở thích khác.
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Qua quá trình áp dụng những kinh nghiệm của bản thân tôi nhận thấy rằng
những những hoạt động này có thể giúp các em thích thú trải nghiệm những giờ
học và sinh hoạt câu lạc bộ tiếng Anh có hiệu quả, nâng cao chất lượng giáo dục
môn học này đồng thời phát triển được năng khiếu và niềm đam mê của các em.
Tôi hi vọng rằng những hoạt động này sẽ tiếp tục được nhân rộng không chỉ
trong mô hình câu lạc bộ mà còn cả những mô hình lớn hơn trong lớp học, tạo
nền tảng cho những học sinh khác có cơ hội được tham gia đầy đủ hơn, giúp các
em hứng thú hơn các tiết học tiếng Anh đồng thời tự tin sử dụng tiếng Anh nhiều
hơn, rộng rãi hơn.
Để tăng chất lượng giảng dạy môn tiếng Anh, bản thân tôi kính đề nghị:
- Các cơ quan cấp trên như Sở và Phòng Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức
nhiều hội thảo, tập huấn hơn nữa giúp cho các giáo viên có những cập nhật mới

nhất các phương pháp dạy học, những phương tiện dạy học và những sản phẩm
công nghệ mới bổ trợ cho việc giảng dạy của giáo viên, giúp học sinh phát triển
hơn.
- Cán bộ quản lý các trường tiểu học nên có kế hoạch tổ chức giao lưu môn
Tiếng Anh giữa các trường trong và ngoài huyện, để tăng cường cơ hội giao tiếp
bằng tiếng Anh cho học sinh.
V – TÀI LIỆU THAM KHẢO:
15


/>VI – PHỤ LỤC
NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Cao Diệp

16


BM04
PHÒNG GD&ĐT NAM ĐÔNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG THTT KHE TRE

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Khe Tre, ngày 15 tháng 3 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM
Năm học: 2015 - 2016

–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm:

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE, NÓI
CHO HỌC SINH CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KHE TRE
Họ và tên tác giả: Nguyễn Cao Diệp
Chức vụ: Phó bí thư Chi đoàn trường, giáo viên Tiếng Anh
Đơn vị: Trường Tiểu học Thị trấn Khe Tre
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục

- Phương pháp dạy học bộ môn: Tiếng Anh 
- Phương pháp giáo dục

- Lĩnh vực khác: ........................................................ 
SKKNđã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị 
Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
- Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

- Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu quả cao 
- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
- Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao 

- Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả 
- Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở đơn vị mình,
nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị

3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc
sống:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc 
Khá 
Đạt 
Không xếp loại 
Cá nhân viết SKKN cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài liệu của người khác
hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung SKKN cũ của mình.
Tổ trưởng và Thủ trưởng đơn vị xác nhận đã kiểm tra và ghi nhận sáng kiến, kinh nghiệm
này đã được tổ chức thực hiện tại đơn vị, được Hội đồng chuyên môn trường xem xét, đánh giá;
tác giả không sao chép tài liệu của người khác hoặc sao chép lại nguyên văn nội dung SKKN cũ
của chính tác giả.
NGƯỜI THỰC HIỆN SKKN
XÁC NHẬN CỦA TỔ
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

CHUYÊN MÔN
(Ký tên, ghi rõ

17


(Ký tên và ghi rõ họ tên)

họ tên và đóng dấu)

18


BM 06
UBND HUYỆN NAM ĐÔNG
HỘI ĐỒNG XÉT SKKN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ, CHẤM ĐIỂM SÁNG KIẾN, KINH NGHIỆM

Đề nghị công nhận danh hiệu: Chiến sỹ thi đua cơ sở
(Kèm theo Công văn số
Tên đề tài:

/UBND-NV, ngày

tháng 3 năm 2015 của UBND huyện)


MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG NGHE, NÓI
CHO HỌC SINH CÂU LẠC BỘ TIẾNG ANH
TRƯỜNG TIỂU HỌC THỊ TRẤN KHE TRE
Họ và tên người viết: Nguyễn Cao Diệp
Chức vụ và đơn vị công tác: Phó bí thư Chi đoàn trường, giáo viên Tiếng Anh, trường
Tiểu học Thị trấn Khe Tre
Người đánh giá SKKN:…………………………………………………….
TIÊU
CHUẨN

1

Hình
thức

TIÊU CHÍ

1.1

1.2
2.1

2.2
2

Tính
khoa
học

2.3

2.4
2.5

3

3.1
Tính
thực
tiễn 3.2

Nhận xét

Tên đề tài đạt được các yêu cầu:
- Đúng ngữ pháp.
- Đủ ý , rõ nghĩa, không làm cho người đọc có thể
hiểu theo ý khác.
- Xác định được phạm vi, nội dung nghiên cứu cụ
thể của đề tài, tên đề tài không quá chung chung
hoặc có phạm vi quá rộng khó có thể giải quyết trọn
vẹn trong một đề tài.
Cấu trúc đầy đủ các phần: mở đầu, nội dung, hiệu
quả. Trình bày khoa học, sạch, đẹp, hợp lý
Cách giải quyết vấn đề đảm bảo tính logic, khoa học
của vấn đề trình bày
Vấn đề mới hoặc là vấn đề cũ nhưng có tính sáng tạo
và cải tiến:
Hoàn toàn mới và áp dụng lần đầu tiên (20 điểm);
Có cải tiến so với giải pháp trước đây với mức độ
khá (15 điểm); Có cải tiến so với giải pháp trước đây
với mức độ trung bình (5 điểm);

Phù hợp chủ trương, quan điểm chính sách pháp luật
của Đảng, Nhà nước.
Đảm bảo tính cấp thiết và thiết thực
Đã được kiểm nghiệm trong thực tế và có hiệu quả
trong toàn tỉnh (20 điểm)toàn huyện (15-19 điểm),
toàn ngành (10 điểm); ở đơn vị và được nhân rộng ở
một số đơn vị khác (từ 5- 9 điểm)
Có giải pháp cụ thể và có thể áp dụng, vận dụng
vào thực tế
Phạm vi áp dụng:
a) ở đơn vị (5điểm); b) Toàn huyện (8điểm); c) toàn
tỉnh (10 điểm)
TỔNG CỘNG
XẾP LOẠI
TM. HỘI ĐỒNG XÉT SKKN (Ký, ghi rõ họ tên)

Điểm
tối đa chấm

10

5
5

20

5
15
20
10

10
100

19



×