Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Ôn thi Luật thuế đã chỉnh sửa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.15 KB, 19 trang )

BÀI TẬP THẢO LUẬN LUẬT THUẾ

Tình huống 1.
Ông A, bà B và công ty cổ phần C cùng góp vốn thành lập Bệnh viện tư nhân X
(dưới hình thức công ty cổ phần). Theo Giấy phép thành lập được Sở Y tế Tp.HCM
cấp thì Bệnh viện tư nhân X có chức năng khám chữa bệnh và bán thuốc chữa bệnh,
dụng cụ y tế. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, trong tháng 03/2015, Bệnh viện tư
nhân X nhập khẩu 02 chiếc ô tô loại 7 chỗ ngồi để làm tài sản cố định cho bệnh viện,
đồng thời thanh toán chi phí tiền điện cho toàn bộ hoạt động kinh doanh của Bệnh
viện tư nhân X là 20 triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết:
1.

Với các hành vi gồm khám chữa bệnh, bán thuốc, dụng cụ y tế và nhập

khẩu ô tô, Bệnh viện tư nhân X phải nộp những loại thuế gì? Tại sao?
- Khám chữa bệnh không chịu thuế VAT (khoản 9 Điều 5 Luật thuế VAT), thuế
TTĐB (Điều 2, 3 Luật thuế TTĐB)  Với hành vi khám chữa bệnh phải nộp thuế
-

TNDN (Khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TNDN-Luật số 14/2008).
Bán thuốc, dụng cụ y tế: chịu thuế VAT với mức thuế suất 5% (Điểm l khoản 2

-

Điều 8 Luật thuế GTGT), thuế TNDN;
Nhập khẩu ô tô 7 chỗ làm tài sản cố định cho bệnh viện: thuế nhập khẩu (điều 2
Luật thuế XK, thuế NK), thuế TTĐB với biểu thuế phụ thuộc vào mức xi lanh,

thuế VAT 10%.
2.
Giả sử Bệnh viện tư nhân X nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp


khấu trừ thì toàn bộ phần thuế giá trị gia tăng đã nộp đầu vào đối với hành vi nhập
khẩu ô tô và điện trong tháng 3/2015 được xử lý như thế nào ở khâu đầu ra?
Giả sử Bệnh viện tư nhân X nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì
toàn bộ phần thuế giá trị gia tăng đã nộp đầu vào đối với hành vi nhập khẩu ô tô và
điện trong tháng 3/2015 được xử lý như sau:
(1) Đối với hành vi nhập khẩu ô tô:
-

Nhập khẩu ô tô để làm TS cố định cho bệnh viện => đây là hàng hóa nhằm phục
vụ cho mục đích chữa bệnh của BV. Căn cứ điểm c Khoản 1 Điều 9 NĐ 209:
“Thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định, máy móc, thiết bị, kể cả thuế
giá trị gia tăng đầu vào của hoạt động đi thuê những tài sản, máy móc, thiết bị
này, trong các trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào nguyên giá
1


của tài sản cố định hoặc chi phí được trừ theo quy định của Luật thuế thu nhập
doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành: Tài sản cố định chuyên dùng
phục vụ sản xuất vũ khí, khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh; tài sản cố định, máy
móc, thiết bị của các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo
hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, cơ sở khám, chữa bệnh, cơ sở đào tạo;
tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển
hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn”. Đối với tài sản cố định là
ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ô tô sử dụng cho vào kinh doanh vận
chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên
1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt
trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ.”
-

Như vậy, 2 chiếc xe ô tô là TS cố định phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của

BV thì chỉ được khấu trừ phần thuế GTGT tương ứng với phần giá trị mỗi chiếc xe
từ 1,6 tỷ đồng trở xuống.
(2) Đối với hành vi nhập khẩu điện:

-

Điện nhập khẩu về có thể sử dụng ngho nhóm mục đích:
+ Thứ nhất: cho hoạt động khám, chữa bệnh => ko chịu thuế GTGT nên ko đc
khấu trừ. Căn cứ vào điểm d Khoản 1 Điều 9 NĐ 209
+ Thứ hai: hoạt động bán thuốc,… => vẫn chịu thuế GTGT => vẫn đc khấu trừ
Như vậy, nếu bệnh viện hạch toán riêng được phần thuế GTGT cho hv nhập khẩu
điện phục vụ cho những hoạt động chịu thuế GTGT thì sẽ đc khấu trừ, nếu ko
hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỉ lệ % giữa doanh
thu của hoạt động chịu thuế GTGT so với tổng doanh thu từ hoạt động của bệnh
viện. (CSPL là điểm b Khoản 1 Điều 12 Luật thuế GTGT, sđ và bs bởi Khoản 6
Điều 1 Luật số 31/2013)

3.

Tháng 4 năm 2015, Bệnh viện tư nhân X tiến hành chia cổ tức năm 2014

cho A, B và C. Hỏi A, B, C có thực hiện nghĩa vụ thuế gì cho nhà nước không? Vì
sao?
- A, B, C phải thực hiện nghĩa vụ thuế TNCN cho Nhà nước vì đây là thu nhập từ
đầu tư vốn (cụ thể chính là lợi tức cổ phần) phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam nên
xem đây là thu nhập chịu thuế của A, B và C

2



-

CSPL: Khoản 1 Điều 2 và Khoản 3 Điều 3 Luật Thuế TNCN (cụ thể là điểm c

4.

Khoản 3 Điều 3 Luật Thuế TNCN)
Tháng 5 năm 2015, Bệnh viện tư nhân X được một tổ chức phi chính

phủ nước ngoài tài trợ 03 máy xét nghiệm, nhập khẩu từ Nhật Bản. Hỏi Bệnh viện có
phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì cho hành vi này không? Tại sao?
- Đối với thuế nhập khẩu: không chịu thuế theo khoản 2 Điều 3 Luật thuế xk – thuế
nk, Điều 2 NĐ 87/2010
- Thuế TTĐB: không chịu thuế
- Thuế GTGT: không chịu thuế theo Khoản 19 Điều 5 Luật thuế GTGT
5.
Tháng 6 năm 2015, Bệnh viện tư nhân X có tổ chức cho những nhân
viên có thành tích tốt trong công việc đi du lịch tại tỉnh Điện Biên với chi phí là 300
triệu đồng. Hỏi khoản chi này có được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp của
Bệnh viện tư nhân X không? Tại sao?
- Khoản chi này là khoản chi ko được trừ của Bệnh viện tư nhân X
- Khoản 4 Điều 1 NĐ 91/2014: “Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho
người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như: Chi
đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ
điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình
người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen
thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi
phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi
-


khác theo hướng dẫn của Bộ Tàì Chính”.
Chi cho nghĩ mát, hỗ trợ điều trị giống như là cho nhân viên bị bệnh, tại nạn gì đó
đi tịnh dưỡng, tại nghĩ mát phải kèm theo tịnh dưỡng, chỗ đó là “dấu phẩy” chứ ko
phải “chấm phẩy”.
 không được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNDN

Tình huống 2.
Tháng 8 năm 2015, ông A có một số khoản thu nhập sau: (1) thu nhập từ tiền
lương tại trường Đại học X là 15 triệu đồng; (2) cho thuê nhà trọ là 6 triệu đồng; (3)
thu nhập từ tiền chia cổ tức tai công ty cổ phần Y là 10 triệu đồng; (4) thu nhập từ tiền
lãi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Y là 10 triệu đồng, (5) bán một căn nhà và đất ở trị giá
02 tỷ đồng.

3


Ông A có một người con là B, 10 tuổi; một người con là C, 19 tuổi, thi rớt đại
học ở nhà; có vợ là D ở nhà nội trợ; cả B, C, D đều không có thu nhập và sức khỏe
bình thường.
Khi tính thuế thu nhập cá nhân đối với ông A, anh (chị) hãy xác định:
1. Những ai là người phụ thuộc vào ông A? Tại sao?
- B là người phụ thuộc của A vì B 10 tuổi là con của A nên là người phụ thuộc của A
theo điểm a Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế TNCN
2. Những khoản thu nhập nào được tính giảm trừ gia cảnh? Tại sao?
- Kể từ 1/1/2015, chỉ có những khoản thu nhập là tiền lương, tiền công mới được
-

giảm trừ gia cảnh
Những khoản thu nhập được tính giảm trừ gia cảnh là:
+ Thu nhập từ tiền lương của ông A tại trường Đại học X.

CSPL: Khoản 1 Điều 19 Luật thuế TNCN, Khoản 4 Điều 6 Luật 71/2014 sửa đổi

bổ sung một số điều của các luật về thuế
3. Hãy tính thuế TNCN của ông A phát sinh trong tháng 8 năm 2015?
Thuế TNCN của ông A phát sinh trong tháng 8 năm 2015 là:
- (1) thu nhập từ tiền lương tại trường Đại học X là 15 triệu đồng: Vì đây là thu
nhập được giảm trừ gia cảnh (trình bày ở ý 2) nên thu nhập tính thuế của (1) sẽ là:
15 – 9 – 3.6 = 2.4 triệu. Thuế TNCN phải nộp = 2.4 x 5% = 120k (Khoản 1 Điều
21 Luật Thuế TNCN, Khoản 4 Điều 6 Luật 71/2014 sửa đổi bổ sung một số điều
-

của các luật về thuế, Khoản 1 Điều 22 Luật thuế TNCN;
(2) cho thuê nhà trọ là 6 triệu đồng: đây là thu nhập từ kinh doanh và được miễn
thuế theo Khoản 1 Điều 3 Luật thuế TNCN được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 1
Điều 2 Luật 71/2014, Điều 4 TT 92/2015/BTC (có hiệu lưc ngày 30/7/2015);
(3) Khoản thu nhập từ đầu tư vốn:
+ Thu nhập từ tiền chia cổ tức tại công ty cổ phần Y là 10 triệu đồng: đây là thu
nhập chịu thuế phát sinh từ đầu tư vốn (Khoản 3 Điều 3 Luật Thuế TNCN) nên có
kỳ tính thuế theo từng lần phát sinh thu nhập (Điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật Thuế
TNCN)  thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất = 10 triệu x 5% =
500k (Khoản 2 Điều 23, Khoản 2 Điều 21 Luật Thuế TNCN, khoản 7 Điều 2 Luật
71/2014
+ Thu nhập từ tiền lãi gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Y là 10 triệu đồng: đây là thu
nhập từ tiền lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng (Ngân hàng Y)  Được miễn thuế
TNCN theo Khoản 7 Điều 4 Luật Thuế TNCN (phần này cũng là thu nhập từ đầu
tư vốn nên t nghĩ cho nó chung vô điểm (3) luôn, ko cần để riêng khoản (4)

4



(4) bán một căn nhà và đất ở trị giá 02 tỷ đồng: đây là thu nhập từ chuyển nhượng
BĐS  Thuế TNCN phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất = 2 tỷ x 2% = 40
triệu
Tổng số thuế TNCN A phải nộp = 40 triệu + 500k + 120k = 40.620.000 đồng
4. Giả sử cũng trong tháng 8 năm 2015, ông A có thỉnh giảng tại Đại học Z với
tiền thù lao một khóa học là 10 triệu đồng. Anh (chị) hãy cho biết phương thức
tính thuế TNCN đối với khoản thu nhập này như thế nào?
Phương thức tính thuế TNCN đối với khoản thu nhập này của ông A:
- Xác định thời điểm phát sinh thu nhập chịu thuế
- Thuế suất: biểu thuế lũy tiến từng phần theo Điều 22 Khoản 1 Luật Thuế TNCN
- Cụ thể là: thuế = 5.5% + 5.10% = 750k
5. Khoản thu nhập số (2) và (5) có chịu thuế GTGT không? Nếu có thì tính thuế
-

GTGT theo phương pháp nào? Tại sao?
Khoản thu nhập số (2) không chịu thuế GTGT (Điều 4 TT 92/2015)
Khoản thu nhập số (5) chịu thuế GTGT đối với giá trị căn nhà còn quyền SD đất
được miễn thuế GTGT theo khoản 6 Điều 5 Luật Thuế GTGT.
Việc tính thuế GTGT đối với giá trị căn nhà được tính theo phương pháp tính trực
tiếp trên giá trị gia tăng. CSPL điểm a Khoản 2 Điều 11 luật thuế GTGT số
13/2008, (sửa đổi bổ sung bằng Luật số 31/2013) trong đó có quy định đối tượng
áp dụng là “Hộ, cá nhân kinh doanh” và phương pháp khấu trừ ko áp dụng cho

trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh
6. Tiền chia cổ tức cho ông A có được coi là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN
của công ty Y không? Tại sao?
 Đây là khoản chi phí được trừ vì khoản chia cổ tức cho nhân viên ko thuộc
điểm nào trong Khoản 2 Điều 9 Luật thuế TNDN=> cho nên nếu Công ty này
đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 1 Luật thuế TNDN (sđ, bs bằng Luật số
71/2014) thì khoản chi phí này sẽ được khấu trừ

Tình huống 3.
Công ty TNHH Y có trụ sở tại Quận 1, Tp.HCM và chi nhánh Hàn Quốc. Năm
tài chính 2015, thu nhập tính thuế của công ty Y lần lượt tại Việt Nam là: 15 tỷ đồng,
tại Hàn Quốc là 05 tỷ đồng. Để thực hiện hoạt động kinh doanh, công ty TNHH Y có
thuê ông M (quốc tịch Hàn Quốc) làm việc tại Việt Nam với mức lương là 40 triệu
đồng/tháng. Ông M có con là K (8 tuổi) học tại Hàn Quốc và L (13 tuổi) học tại Việt
Nam, 1 người vợ hợp pháp sống tại Việt Nam không có thu nhập.
Hỏi:

5


1. Anh (chị) hãy cho biết thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc của Công ty TNHH Y
có chịu thuế TNDN theo quy định của pháp luật Việt Nam không? Tại sao?
Thu nhập phát sinh tại Hàn Quốc của Công ty TNHH Y phải chịu thuế TNDN theo
quy định của pháp luật Việt Nam vì theo quy định của PL Việt Nam, đây là thu
nhập phải chịu thuế TNDN của Công ty Y
CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 2 Luật Thuế TNDN
2. Anh (chị) hãy phân tích nghĩa vụ thuế TNDN đối với thu nhập của Công ty Y
phát sinh tại Hàn Quốc? Biết rằng loại thuế suất thuế thu nhập doanh nhiệp tại
-

Hàn Quốc là loại thuế suất tương đối cố định với mức thuế suất là 22%.
Nghĩa vụ thuế TNDN của chi nhánh Công ty Y tại Hàn Quốc được xem xét như
sau:
Áp dụng Điều 1 TT số 96 ngày 22/6/2015:
+ Công ty Y chuyển phần thu nhập sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở
nước ngoài của doanh nghiệp về Việt Nam. Nếu như phía HQ và VN đã ký Hiệp
định tránh đánh thuế hai lần thì thực hiện theo quy định của Hiệp định; còn nếu
chưa thì trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp ở HQ chuyển về có mức thuế suất

thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn thì thu phần chênh lệch so với số thuế thu
nhập doanh nghiệp tính theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp của Việt Nam.
+ Công ty Y thực hiện kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định
của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành của Việt Nam, kể cả trường hợp
doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập theo quy định
của nước doanh nghiệp đầu tư. Mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để tính
và kê khai thuế đối với các khoản thu nhập từ nước ngoài là 22% (từ ngày
01/01/2016 là 20%), không áp dụng mức thuế suất ưu đãi (nếu có) mà doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư ra HQ đang được hưởng theo Luật Thuế thu nhập doanh

nghiệp hiện hành.
3. Xác định những người phụ thuộc của ông M? Đồng thời tính số thuế thu nhập
cá nhân mà ông M phải nộp theo quy định của pháp luật Việt Nam trong
trường hợp ông M là người cư trú và trường hợp không cư trú theo quy định
tại Luật thuế thu nhập cá nhân?
Những người phụ thuộc của ông M là: K (8 tuổi) học tại Hàn Quốc và L (13 tuổi)

-

học tại Việt Nam
CSPL: Điểm a Khoản 2 Điều 19 Luật Thuế TNCN
Trường hợp ông M là người cư trú ở VN  được giảm trừ gia cảnh  Thu nhập
tính thuế TNCN của M = 40- 9 – 3.6 x 2 = 23.8 tr  Thuế TNCN phải nộp =
6


5x5% + 5x10% +8x15% + 5.8x20% = 250+500+1200+1160=3110k (Khoản 1
-

Điều 21, Khoản 1 Điều 22 Luật Thuế TNCN)

TH ông M không cư trú tại VN  không được giảm trừ gia cảnh  Thuế TNCN

của M = 40 x 20% =8tr (khoản 1 Điều 26 Luật Thuế TNCN)
4. Giả sử công ty Y nhập khẩu hàng hóa là 500 máy lạnh có công suất 70.000
BTU từ chi nhánh tại Hàn Quốc để bán tại Việt Nam thì có phát sinh nghĩa vụ
thuế gì không? Tại sao?
Công ty Y nhập khẩu 500 máy lạnh có công suất 70.000 BTU từ chi nhánh tại Hàn
-

Quốc để bán tại Việt Nam thì chịu những loại thuế sau:
Thuế nhập khẩu: do nhập khẩu hàng từ HQ vào bán tại VN (Điều 1, 4 Luật Thuế

-

xk – nk);
Thuế TTĐB: do đây là máy lạnh có công suất < 90.000 BTU  Chịu thuế TTĐB

(điểm h khoản 1 Điều 2 Luật Thuế TTĐB)
- Thuế GTGT: Điều 3, 4 Luật Thuế GTGT
5. Với giả thiết ở Câu 4, chi phí nhập nhập khẩu 500 máy lạnh có được coi là chi
phí được trừ khi tính thuế TNDN của công ty Y không? Tại sao?
Là khoản chi được trừ nếu như đáp ứng điều kiện tại Khoản 1 Điều 9 Luật thuế
TNDN (SĐ & BS bởi Luật số 71/2014)
Tình huống 4.
Công ty cổ phần trường học Quốc tế H vốn điều lệ là 100 tỷ, trong năm 2013 đã
thành lập Trường mẫu giáo quốc tế H, Trường tiểu học quốc tế H, Trường Trung học
quốc tế H. Đồng thời, Công ty H đã tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng gồm 3 tòa nhà
phòng học và tòa nhà hành chính, cũng như mua sắm trang thiết bị trường học. Toàn
bộ số tiền dùng vào hoạt động này từ vốn vay Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt và
huy động từ hợp dồng hợp tác đầu tư với các nhà đầu tư khác. Kết toán năm 2015, số

kinh phí đầu tư là 450 tỷ đồng. Hỏi:
1. Doanh thu của Công ty H từ việc thu học phí của học sinh sẽ làm phát sinh các
nghĩa vụ thuế gì?
Doanh thu của Công ty H từ việc thu học phí của học sinh sẽ làm phát sinh các
nghĩa vụ thuế TNDN theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TNDN. Doanh thu này sẽ
không chịu thuế xuất khẩu – nhập khẩu (đây là doanh thu), không chịu thuế GTGT
(khoản 13 Điều 5 Luật Thuế GTGT, Khoản 13 Điều 4 TT 219/2013/BTC có hiệu
lực ngày 01/01/2014)
2. Công ty H có thể hưởng các lợi thế gì trong vệc thực hiện nghĩa vụ thuế?

7


Công ty H có thể hưởng thuế suất ưu đãi 10% theo điểm a Khoản 2 Điều 13 Luật
Thuế TNDN (điểm a Khoản 2 Điều 15 NĐ 218/2013 và khoản 12 Điều 1 NĐ
12/2015 sửa đổi bổ sung một số điều các nghị định về thuế)
- Đồng thời, những khoản chi đó sẽ được trừ khi tính thuế TNDN theo Điều 9 Luật
thuế TNDN (sđbs bằng Luật số 71/2014)
3. Công ty H mua bản quyền chương trình giáo dục của Hệ thống trường West ở Úc
để triển khai ở các trường thành viên. Hoạt động này có làm phát sinh nghĩa vụ
thuế không?
Hoạt động mua bản quyền chương trình giáo dục của Hệ thống trường West ở Úc để
triển khai ở các trường thành viên làm phát sinh nghĩa vụ thuế:
- Thuế nhập khẩu: vì bản quyền chương trình giáo dục của Hệ thống trường West ở
Úc là hàng hóa và không nằm trong diện miễn thuế nhập khẩu (Điều 1, Điều 3
Luật Thuế xk – nk)
- Được miễn thuế GTGT theo Khoản 21 Điều 5 Luật Thuế GTGT.
4. Công ty H phải mua một số trang thiết bị theo đúng chuẩn thiết kế cho chương
trình từ nhà sản xuất ở Singapore. Hành vi này làm phát sinh nghĩa vụ thuế gì?
Hành vi trên làm phát sinh những nghĩa vụ thuế sau:

- Thuế nhập khẩu: một số trang thiết bị theo đúng chuẩn thiết kế cho chương trình
từ nhà sản xuất ở Singapore là hàng hóa và không nằm trong diện miễn thuế nhập
-

khẩu (Điều 1, Điều 3 Luật Thuế xk – nk);
Thuế GTGT: Đối tượng ở đây chính là hàng hóa - trang thiết bị dạy học => áp
dụng điểm m Khoản 2 Điều 8 Luật thuế GTGT => chịu thuế với mức thuế suất =

5%
5. Khi xác định thu nhập tính thuế TNDN của H trong năm 2015, cơ quan thuế đã
yêu cầu xuất toán số tiền tương ứng với giá trị 100 tỷ đồng tiền vay vì cho rằng
công ty H chưa dùng hết vốn điều lệ. Điều này làm tăng số tiền thuế TNDN mà H
phải nộp. Nhận định này của cơ quan thuế có phù hợp quy định pháp luật
không?
Tình huống 5:
Ông Thanh Bình hiện là giám đốc công ty TNHH X với mức lương mỗi tháng 40
triệu đồng. Bên cạnh đó, ông Bình còn góp vốn vào Công ty CP thương mại dịch vụ Y.
Năm 2015 ông được chia cổ tức là 50 triệu đồng (thời điểm chia cổ tức vào tháng 3
năm 2016). Ông còn là thành viên Ban Kiểm soát của Công ty Y và được trả thù lao 15
triệu đồng/tháng.
1. Các khoản thu nhập nói trên của ông Bình là đối tượng chịu thuế gì? Tại sao?
8


Các khoản thu nhập nói trên của ông Bình là đối tượng chịu thuế TNCN vì đây là
thu nhập từ tiền lương tiền công và thu nhập từ đầu tư vốn, không thuộc đối tượng
miễn thuế TNCN (khoản 2, 3 Điều , Điều 4 Luật Thuế TNCN)
- Cụ thể:
+ Tiền lương 40 triệu => điểm a khoản 2 Luật thuế TNCN số 04/2007 (sửa đổi bổ
sung bằng luật số 26/2012)

+ Phần tiền cổ tức 50 tr: điểm b Khoản 3 Luật thuế TNCN số 04/2007 (sửa đổi bổ
sung bằng luật số 26/2012)
+ Tiền thù lao 15tr/1 tháng => tiền công => điểm a khoản 2 Luật thuế TNCN số
04/2007 (sửa đổi bổ sung bằng luật số 26/2012)
2. Nghĩa vụ thuế thu nhập của Ông Bình khác nhau như thế nào trong trường hợp
ông là người độc thân và so với trường hợp Ông Bình có 01 mẹ già (70 tuổi)
không có thu nhập; 01 người vợ (40 tuổi) là chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng
-

Loan; 01 người con (20 tuổi) không có thu nhập, đang học tại trường Đại học X.
TH ông Bình là người độc thân: chỉ được giảm 9tr cho bản thân ông, không được

-

giảm trừ gia cảnh cho những người khác theo Điều 19 Luật Thuế TNCN;
TH ông Bình có 01 mẹ già (70 tuổi) không có thu nhập; 01 người vợ (40 tuổi) là
chủ doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan; 01 người con (20 tuổi) không có thu nhập,
đang học tại trường Đại học X: được giảm trừ cho bản thân ông Bình và mẹ già và

con đang đi học theo Điều 19 Luật Thuế TNCN
3. Anh (chị) hãy xác định loại thu nhập nào trong tình huống trên được giảm trừ
gia cảnh khi xác định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân cho ông Bình? Giải
thích tại sao?
Thu nhập từ mức lương mỗi tháng từ chức vụ giám đốc và thù lao thành viên Ban
Kiểm soát của Công ty Y: được giảm trừ là cảnh theo Điều 19 Luật Thuế TNCN,
được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 4 Điều 6 Luật 71/2014 (tức là khoản tiền 40 + 15 =
55 triệu)
4. Anh (chị) hãy xác định những người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi xác
định thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân cho ông Bình và giải thích tại sao?
Những người phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh khi xác định thu nhập tính thuế

thu nhập cá nhân cho ông Bình là mẹ già và con đang học đại học của ông Bình
CSPL: Khoản 3 Điều 19 Luật Thuế TNCN
5. Ông Bình còn là nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Anh chị hãy tư vấn
cho ông Bình về nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ giao dịch chứng khoán?
Chia thành 2 TH:

9


+ TH1: ông Bình ko phải là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì xem thu nhập từ giao
dịch chứng khoán là thuộc chuyển nhượng vốn => áp dụng điểm c Khoản 1 Điều 7
Luật thuế TNCN số 04/2007 (sđbs bằng Luật số 26/2012) => chọn kỳ tính thuế
theo năm hoặc theo từng lần chuyển nhượng, mức thuế suất là 20%
+ TH2: ông Bình là nhà đầu tư chuyên nghiệp thì xem thu nhập từ giao dịch chứng
khoán là thuộc đầu tư vốn => áp dụng điểm b Khoản 1 Điều 7 Luật thuế TNCN số
04/2007 => kỳ tính thuế phát sinh theo từng lần thu nhập, mức thuế suất là 5%
6. Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh ngành
hàng vải và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp chịu thuế
gì? Nghĩa vụ thuế có gì khác so với việc bà Loan thành lập hộ hinh doanh thay
vì lập doanh nghiệp tư nhân?
-

Doanh nghiệp tư nhân Hồng Loan do vợ ông Bình làm chủ, kinh doanh ngành
hàng vải và phụ kiện may mặc, thu nhập hàng tháng của doanh nghiệp chịu thuế
GTGT=> bỏ , (thuế GTGT đánh trên hành vi kinh doanh, ko đánh trên thu nhập)
chỉ chịu thuế TNDN; (không đánh trùng thuế 02 lần: chủ DNTN đã chịu thuế

-

TNDN  không chịu thuế TNCN theo Công văn số 11971/BTC-TCT)

Bà Loan thành lập hộ hinh doanh thay vì lập doanh nghiệp tư nhân: thuế TNCN

7. Ông Bình và Bà Loan đồng sở hữu 2 căn nhà liền kề nhau. Do thiếu vốn kinh
doanh, ông bà nhất trí bán một căn nhà cho công ty 3M. Nghĩa vụ thuế phát sinh
trong giao dịch này như thế nào?
Những nghĩa vụ thuế phát sinh trong giao dịch này:
- Thuế GTGT: đối với giá trị căn nhà (quyền sử dụng đất được miễn thuế GTGT)
-

với mức thuế suất là 10%
Thuế TNCN: thuế suất 2%: khoản 1 Điều 14, Khoản 2 Điều 21 và Khoản 2 Điều

22 Luật Thuế TNCN, khoản 7 Điều 2 Luật 71/2014
8. Căn nhà còn lại, Ông bà cho Công ty 3N thuê làm trụ sở. Xác định nghĩa vụ thuế
phát sinh từ hành vi này?
Đây là hành vi kinh doanh  phát sinh thuế TNCN nếu doanh thu > 100tr/năm
(theo điểm b khoản 1 Điều 3 Luật Thuế TNCN, nếu lớn hơn 100tr/năm  chịu
thuế TNCN với thuế suất 5%/năm và không được giảm trừ gia cảnh
9. Các khoản tiền mà công ty 3M và 3N bỏ ra để mua/thuê căn nhà nói trên theo
tình huống (7) và (8) có được hạch toán là chi phí để tính thu nhập chịu thuế của
công ty 3N và 3M không? Tại sao?
10


Các khoản tiền mà công ty 3M và 3N bỏ ra để mua/thuê căn nhà nói trên theo tình
huống (7) và (8) có được hạch toán là chi phí để tính thu nhập chịu thuế của công ty
3N và 3M phụ thuộc những yếu tố:
- Việc thuê/mua có phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh không?
- Có hóa đơn, chứng từ không?
Khoản 1 Điều 9 Luật Thuế TNDN

Tình huống 6:
Ngày 01/02/2013, Công ty cổ phần Hữu Nghị được cấp Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh với chức năng kinh doanh thu mua lúa gạo để xuất khẩu; nhập khẩu
giống vật nuôi, cây trồng để phân phối trong nước.
Hỏi:
1. Anh (chị) hãy cho biết các nghĩa vụ thuế phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh
nói trên? Giải thích tại sao?
Những nghĩa vụ thuế của Công ty phát sinh từ các nghiệp vụ kinh doanh trên:
Chia thành 2 TH:
+ TH1: nếu Công ty thu mua lúa gạo trực tiếp của bà con nông dân bán ra….
(thuộc khoản 1 Điều 5 Luật thuế GTGT) => ko chịu thuế GTGT. Và đến khi nhập

-

khẩu thì chịu thuế GTGT = 0%.
+ TH2: ko thuộc TH1: Chịu thuế GTGT là 5% (nếu chưa qua chế biến) hoặc 10%
Nhập khẩu giống vật nuôi, cây trồng để phân phối trong nước: thuế nhập khẩu (có
hành vi nhập khẩu hàng hóa không thuộc diện không chịu thuế nhập khẩu) (không
chịu thuế GTGT)
2. Ngày 15/02/2015, Hữu Nghị ký hợp đồng xuất khẩu gạo sang châu Phi và yêu
cầu được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào. Cơ quan quản lý thuế từ chối xem
xét hồ sơ hoàn thuế với lý do gạo là hàng hóa không thuộc diện chịu thuế giá trị
gia tăng theo quy định tại khoản 1 điều 5 Luật thuế Giá trị gia tăng 2008. Theo
anh (chị), lập luận của cơ quan quản lý thuế là đúng hay sai? Giải thích tại sao?
: nhà nước nói là ko thu thuế GTGT trên gạo chứ ko nói là ko thu trên các thứ khác
có liên quan như: hạt giống, thuốc trừ sâu, phân, thuốc…=> vẫn đc hoàn đối với các
khoản này. Nhưng mà ở lớp TM cô Hiền bảo là vẫn ko đc khấu trừ hay hoàn đối với
các khoản này, mặc khác chỗ này trong luật nói là hh, dv sử dụng cho quá trình sản
xuất ra hh, dv ko chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ => nên e ko rõ nữa
3. Trong năm tài chính 2015, công ty Hữu Nghị đã tiến hành chi cho hoạt động

quảng cáo, tiếp thị bằng 18% tổng số chi được trừ. Khoản chi này có được trừ
toàn bộ để xác định thu nhập chịu thuế TNDN hay không?

11


Khoản chi này có được trừ toàn bộ để xác định thu nhập chịu thuế TNDN do quy
định về giới hạn khoản chi liên quan đến quảng cáo tiếp thị đã được bãi bỏ tại khoản
4 Điều 1 Luật 71/2014 có hiệu lực 01/01/2015
4. Trong năm tài chính 2015, Công ty Hữu Nghị ký hợp đồng vay tiền của ông M
với số tiền là 1 tỷ đồng, lãi suất 18%/năm, thời hạn vay là 1 năm, biết rằng lãi
suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay là 9%/năm. Tiền
lãi trả cho ông M trong trường hợp này có được xem là chi phí được trừ khi tính
thuế TNDN phải nộp hay không?
Tiền lãi trả cho ông M trong trường hợp này được xem chi phí được trừ khi tính
thuế TNDN phải nộp với khoản tiền lãi = 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà
nước công bố tại thời điểm vay (9%/năm) = 13.5%/năm )
4.5%/năm còn lại không được tính là chi phí được trừ tại điểm e khoản 2 Điều 9
Luật Thuế TNDN
5. Công ty Hữu Nghị còn xây 05 căn phòng rộng 500m 2 để nuôi chim yến và khai
thác tổ chim yến để bán có làm phát sinh nghĩa vụ thuế GTGT và TNDN không?
Hành vi nuôi chim yến và khai thác tổ chim yến để bán của công ty Hữu Nghị có
phải nộp thuế tài nguyên không? Tại sao?
Việc Công ty Hữu Nghị còn xây 05 căn phòng rộng 500m 2 để nuôi chim yến và khai
thác tổ chim yến để bán làm phát sinh nghĩa vụ thuế TNDN khi phát sinh thu nhập
và được miễn thuế GTGT tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT
Hành vi nuôi chim yến và khai thác tổ chim yến để bán của công ty Hữu Nghị
không phải nộp thuế tài nguyên do thuế tài nguyên áp dụng với yến sào là yến sào
thiên nhiên (khoản 8 Điều 2 Luật Thuế tài nguyên 2009)
Tình huống 7:

Để tiến hành nhập khẩu 1.000 chiếc máy lạnh (có công suất 75.000 BTU) về
tiêu thụ tại thị trường trong nước, ngày 15/04/2015, Công ty cổ phần M ký hợp đồng
với Đại lý hải quan N với nội dung: N có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ nộp thế và tiến
hành làm thủ tục cần thiết để thông quan lô hàng nói trên; M có nghĩa vụ trả tiền
thuế theo biên lai nộp thuế do N cung cấp. Ngày 20/4/2015, lô hàng nói trên cập
cảng Sài Gòn. N tiến hành làm tờ khai hải quan 1.000 chiếc máy lạnh theo đúng số
lượng mà M cung cấp và tiến hành các thủ tục để thông quan hàng hóa. Khi thông
quan, cán bộ hải quan kiểm kê hàng hóa và phát hiện số lượng thực tế là 1100 máy
lạnh.
Hỏi:

12


1.

Hành vi nhập khẩu 1.000 máy lạnh phải chịu những loại

thuế nào? Tại sao?
- Thuế Nhập khẩu: Điều 1, 2 Luật Thuế xk, thuế nk
- Thuế TTĐB: 10% - biểu thuế luật thuế TTĐB sửa đổi 2014
- Thuế GTGT: Điều 3 Luật thuế GTGT
2.
Hãy xác định đối tượng nộp thuế trong tình huống trên?
3.

Với thuế NK: Đại lý hải quan N=> bỏ
Thuế TTĐB: M (Điều 4 Luật thuế TTĐB)
Thuế GTGT: M (Điều 4 Luật thuế GTGT)
 M là ĐTNT.

Hãy xác định loại hành vi vi phạm pháp luật thuế trong

tình huống trên?
Hành vi VPPL thuế trong tình huống trên là kê khai sai số lượng hàng hóa nhập
4.

khẩu (Khoản 3 Điều 103 Luật quản lý thuế)
Xác định chủ thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong tình
huống nói trên? Giải thích tại sao?
Chủ thể bị xử phạt: M

5.

M lập luận rằng, vì dòng máy lạnh này rất dễ hư hỏng,
bình quân cứ 10 máy thì có một máy phải thay máy mới trong thời gian bảo
hành. Vì vậy, số lượng máy dư ra là để thực hiện nghĩa vụ bảo hành nên không
phải chịu thuế. Lập luận này có cơ sở không?
Lập luận trên không có cơ sở vì căn cứ tính thuế dựa trên số lượng thực tế từng
mặt hàng thuộc diện chịu thuế mà đã kê khai trong tờ khai hải quan (đối với hàng
hòa nhập khẩu - khoản 1 Điều 8 Luật Thuế Xk – nk)  Sai

Tình huống 8:
Doanh nghiệp M có chức năng sản xuất rượu chai tiêu thụ trong nước. Để mở
rộng thi trường tiêu thụ ra nước ngoài, ngày 05/4/2015, M ký hợp đồng ủy thác xuất
khẩu cho doanh nghiệp N xuất khẩu 10.000 chai rượu sang thị trường EU theo tiêu
chuẩn chất lượng do hai bên thỏa thuận. Tuy nhiên, khi nhận hàng, N phát hiện
hàng hóa không đúng chất lượng như hợp đồng nên không thể xuất khẩu. Sau
nhiều lần đề nghị M nhận lại hàng không được, N ký hợp đồng bán cho doanh
nghiệp Q để Q phân phối cho các đại lý của mình tiêu thụ trong nước. Tuy nhiên, N
đã không thực hiện nghĩa vụ thuế đối với lô hàng này với lập luận: hàng hóa không

xuất khẩu được là do M đã vi phạm hợp đồng nên M phải có nghĩa vụ nộp thuế, hơn
13


nữa, N chỉ là doanh nghiệp mua đi bán lại chứ không phải là doanh nghiệp sản xuất
rượu.
Hỏi:
1. M phải thực hiện nghĩa vụ thuế gì đối với hành vi sản xuất rượu tiêu thụ trong
nước? Tại sao?
M phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TTĐB, thuế GTGT đối với hành vi sản xuất
rượu trong nước.
CSPL: Điểm b khoản 1 Điều 2, Điều 4 Luật Thuế TTĐB, không thuộc diện không
chịu thuế GTGT tại Điều 5 Luật Thuế GTGT
2. Lập luận của N là đúng hay sai? Tại sao?
Lập luận của N là sai vì những lẽ sau:
- N có hoạt động kinh doanh xuất khẩu, mua của M đề xuất khẩu mà không xuất
khẩu;
- N là bên trực tiếp bán hàng chịu thuế TTĐB cho Q nên phải nộp thuế TTĐB
CSPL: đoạn 2 Điều 4 Luật Thuế TTĐB
3. Theo anh (chị) M hay N có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT khi
bán rượu cho Q? Vì sao?
N là người có nghĩa vụ nộp thuế TTĐB (chứng minh ở câu 2) và thuế GTGT khi
bán rượu cho Q (do rượu không thuộc diện không chịu thuế GTGT và N phải nộp
thuế GTGT theo Điều 4, 5 Luật Thuế GTGT)
4. Với hành vi mua rượu và phân phối cho các đại lý tiêu thụ, Q phải nộp những
loại thuế nào? Tại sao?
Chỉ phải nộp thuế GTGT
5. Giả sử lô hàng nói trên được N xuất khẩu sang thị trường châu Á thì có phải nộp
thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng không? Vì sao?
+ Ko phải nộp thuế TTĐB vì người nộp thuế TTĐB là người có hành vi sản xuất,

NK hang hóa và kinh doanh dịch vụ chịu thuế, ko đánh vào hành vi xuất khẩu (trừ
TH đoạn cuối Điều 4)
+ Không nộp thuế GTGT vì hàng hóa xuất khẩu chịu thuế GTGT = 0%
Tình huống 9:
Ông An và Ông Bình cùng góp vốn thành lập công ty kinh doanh giải trí AB
Entertainment, theo đó, công ty AB Entertainment chuyên kinh doanh Karaoke, Vũ
trường và sân golf. Để hỗ trợ cho hoạt động của mình, tại các điểm Karaoke, Vũ
trường và sân Golf, Công ty có bán lẻ mặt hàng bia, rượu, thuốc lá và dịch vụ ăn uống
cho khách hàng. Ngoài ra để mở rộng hoạt động, công ty đã xin mở thêm dịch vụ kinh
doanh trò chơi bằng máy jack pot và đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền đồng

14


ý. Ngày 10/04/2015, vũ trường M đã nhập khẩu thêm 10 dàn máy Karaoke, 100 bộ gậy
golf và 10 máy jackpot.
Hỏi:
1. Xác định các hành vi làm phát sinh nghĩa vụ nộp thuế của Công ty AB
Entertaiment?
- Kinh doanh Karaoke, Vũ trường và sân golf: Thuế TTĐB và thuế GTGT
- Bán lẽ rượu, bia, thuốc lá => nộp (chứ ko phải là “chịu”) thuế GTGT, ko nộp thuế
TTĐB vì người nộp thuế TTĐB là người có hành vi sx, nk hang hóa, ko đánh vào
hành vi bán lẽ hang hóa; Còn kinh doanh dịch vụ ăn uống thì chịu cả 2 loại thuế
trên
-

Dịch vụ kinh doanh trò chơi bằng máy jack pot: thuế TTĐB và thuế GTGT

-


Nhập khẩu 10 giàn Karaoke, 100 bộ gậy golf, 100 máy jackpot => nộp thuế NK,

nộp thuế GTGT, ko nộp thuế TTĐB
2. Xác định các loại thuế mà Công ty AB Entertaiment phải nộp cho các hành vi nói
trên?
(đã bình bày luôn ở Câu 1)
3. Công ty AB Entertaiment có trụ sở chính tại Quận X, TP.H, nhưng đặt các điểm
để kinh doanh Karaoke, Vũ trường, Golf ở các quận khác nhau, trường hợp mỗi
một điểm kinh doanh được lập dưới hình thức là chi nhánh phụ thuộc Công ty và
được lập dưới hình thức Công ty con của Công ty AB Entertainment thì nghĩa vụ
thuế sẽ khác nhau như thế nào?
- Đối với chi nhánh phụ thuộc: số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi
có cơ sở sản xuất theo Khoản 1 Điều 12 NĐ 218/2013, Điều 11, 12, 13 TT
-

78/2014/BTC
Đối với công ty con: phải xem thử hạch toán độc lập hay phụ thuộc, nếu độc lập

thì đăng ký nộp riêng: điểm b khoản 1 Điều 11, 12, 13 TT 156/2013
4. Thủ tục thực hiện các nghĩa vụ thuế của Công ty AB Entertainment như thế nào
(đăng ký, kê khai, nộp, quyết toán)?
Thực hiện theo quy định của Luật Quản lý thuế (chương II, III và V)
5. Giả sử nhân ngày 30/4/2015, Công ty tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày thành lập,
trong tiệc kỷ niệm này, công ty đã mua và sử dụng 100 két bia. Hỏi việc tiêu thụ
100 két bia có phát sinh nghĩa vụ thuế của Công ty không?
 Ko nộp thuế TTĐB, không nộp thuế GTGT (chỉ đóng vai trò
là người tiêu dung)
15



Tình huống 10:
Công ty TNHH Hoàn Thành có chức năng đăng ký kinh doanh là xuất khẩu
nông lâm sản. Mỗi năm, Hoàn Thành xuất khẩu hàng nghìn tấn cà phê cho các thị
trường EU, Mỹ, Hàn Quốc. Tháng 5/2015, nhận thấy giá phân bón trong nước tăng
cao và để tăng cường số lượng xuất khẩu nông sản, Hoàn Thành đã ký hợp đồng với
đối tác nước ngoài đổi 100 tấn cà phê để nhập về 250 tấn phân bón hóa học. Ngày
15/6/2015, toàn bộ lô hàng phân bón đã cập cảng Sài Gòn. Hải quan cảng Sài Gòn
không đồng ý cho nhập hàng hóa vì Hoàn Thành không có chức năng kinh doanh
nhập khẩu phân bón. Vì vậy, ngày 16/6/2015, Hoàn Thành đã ký hợp đồng Ủy thác
nhập khẩu lô hàng nói trên cho công ty Cổ phần X. Khi tiến hành làm thủ tục thông
quan, hải quan phát hiện khối lượng lô hàng nói trên lên đến 300 tấn.
Hỏi:
1. Với hoạt động kinh doanh theo chức năng của mình, Hoàn Thành phải nộp
những loại thuế nào? Cơ sở pháp lý?
Đối với hoạt động kinh doanh của mình, Hoàn Thành phải nộp thuế xuất khẩu và
thuế GTGT, thuế TNDN vì nếu kinh doanh mà phát sinh thu nhập thì phải chịu
thuế TNDN
CSPL: Điều 5, Khoản 1 Điều 8 Luật Thuế GTGT; Điều 4, khoản 1 Điều 2 Luật
Thuế xk- nk
2. Có ý kiến cho rằng, vì Hoàn Thành xuất khẩu hàng hóa sang nhiều thị
trường khác nhau nên thuế suất thuế xuất khẩu qua các thị trường này là
khác nhau căn cứ vào quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam với các quốc gia
này. Quan điểm của anh (chị) về vấn đề này?
3. Với hành vi xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập về Việt Nam,
Hoàn Thành phải nộp những loại thuế gì? Giá tính thuế trong trường hợp
này được xác định như thế nào?
Với hành vi xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập về Việt Nam, Hoàn
Thành phải nộp những loại thuế: thuế xk, thuế GTGT đối với 100 tấn cafe xuất

-


khẩu; thuế nk, thuế GTGT với 250 tấn phân bón nhập
Giá tính thuế được xác định:
Đối với 100 tấn cafe xuất khẩu: giá bán tại cửa khẩu theo hợp đồng
250 tấn phân bón nhập về: giá thực tế phải trả tính đến cửa khẩu nhập đầu tiên
CSPL: khoản 1, 2 Điều 9 Luật Thuế xk, nk; Chương 2 TT39/2015/BTC
Đối với thuế GTGT:

16


+ 100 tấn cà phê XK => không nộp thuế GTGT vì hàng hóa xuất khẩu chịu thuế
GTGT = 10%
+ Nhập khẩu 250 tấn phân bón => không nộp thuế GTGT vì phân bón là đối tượng
không chịu thuế GTGT theo Khoản 1 Điều 3 Luật số 71
4. Có quan điểm cho rằng việc xuất 100 tấn cà phê đổi 250 tấn phân bón nhập
về Việt Nam là trường hợp hàng đổi hàng ngang bằng về giá trị nên không
phát sinh nghĩa vụ thuế. Ý kiến của anh chị về vấn đề này?
Sai vì hàng đổi hàng ngang bằng về giá trị nên không phát sinh nghĩa vụ thuế
không phù hợp với quy định của pháp luật thuế hiện hành về đối tượng không
nộp thuế
  Sai vì 2 việc này là độc lập nhau: khi xuất khẩu, đến cửa khẩu là đã phải thực
hiện kê khai, nộp thuế cho hải quan rồi (căn cứ vào quy định về đối tượng chịu
thuế tại Khoản 1 Điều 2), cũng tương tự vậy đi cho cái nhập khẩu về. Còn đối với
thuế GTGT thì vẫn phải nộp theo Điểm C Khoản 1 Điều 7 Luật thuế GTGT Luật
số 13/2008 (sđbs bằng Luật số 31/2013)
5. Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít hơn
thực nhập không? Xác định nghĩa vụ thuế và trách nhiệm pháp lý phát sinh
(nếu có) từ việc nhập khẩu số lượng hàng hóa thực tế nhiều hơn tờ khai hải
quan?

Công ty X có thể bị xử phạt đối với hành vi khai số lượng hàng hóa ít hơn thực
nhập
- Uỷ thác mua bán hang hóa => lỗi ở Hoàn Thành => Hoàn Thành liên đới chịu TN
với CT X (Khoản 4 Điều 163 LTM 2005). Sẽ bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 103
Luật Quản lý thuế và đường lối xử phạt theo Điều 107
Ngoài việc phải nộp thuế nk, thuế GTGT, X còn có thể bị xử lý theo Điều 107,
108 Luật Quản lý thuế
Tình huống 11:
Ông Hoàng Minh là giám đốc công ty TNHH Thiên Ân được nhận các lương
và các khoản thu nhập liên quan đến tiền lương bình quân là 35 triệu đồng/tháng.
Tuy nhiên, ông Minh có vay nợ của công ty Thiên Ân một số tiền với tổng tiền lãi
phải trả bình quân mỗi tháng là 38 triệu đồng (lãi suất thấp hơn lãi suất bình quân
liên ngân hàng tại thời điểm ký kết hợp đồng). Vì vậy, hằng tháng ông Minh không
những không nhận lương mà còn phải trả thêm 3 triệu tiền lãi.
Bên cạnh đó, ông Minh còn là cổ đông của công cổ phần Đất Việt. Vì muốn
tăng vốn điều lệ, nên Đất Việt đã tiến hành trả tiền cổ tức bằng chính cổ phần của
17


công ty cho các cổ đông. Sau đó, ông Minh chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần được
trả bằng cổ tức cho người khác.
Hỏi:
1. Anh (chị) hãy cho biết những tình huống nêu trên, trường hợp nào được xem là
có phát sinh thu nhập? Giá trị thu nhập được xác định trong mỗi trường hợp đó?
Những trường hợp phát sinh thu nhập:
- Tiền lương 35tr/tháng
- Nhận cổ tức = cổ phần: căn cứ vào giá niêm yết (công ty đại chúng) hoặc sổ sách kế
toán (chưa niêm yết)
- Chuyển nhượng cổ phần: căn cứ vào giá bán
2. Trong các khoản thu nhập đó, khoản thu nhập nào phải chịu thuế thu nhập cá

nhân? Thu nhập tính thuế và thuế suất áp dụng trong mỗi trường hợp?
- Tiền lương 35tr/tháng: thuế suất được quy định khoản 1 Điều 22 hoặc 20% (đối với
cá nhân không cư trú) – Điều 26 Luật Thuế TNCN. Đối với cá nhân cư trú áp dụng
thuế suất lũy tiến từng phần
- Nhận cổ tức = cổ phần: là thu nhập từ đầu tư vốn => 5% theo Khoản 2 Điều 23
- Chuyển nhượng cổ phần: Theo khoản 2 Điều 23 đây phải là 20%, đây thuộc trường
hợp chuyển nhượng vốn.
3. Đối với khoản tiền lương 35 triệu đồng/tháng của ông Minh, Công ty Thiên Ân
có được hoạch toán vào chi phí được trừ không? Tại sao?
Được hoạch toán vào chi phí được trừ hay không phụ thuộc vào việc có thỏa mãn
nhưng quy định của pháp luật tại khoản 1 Điều 9 Luật Thuế TNDN và khoản 1 Điều
9 NĐ 218/2013 (ổng có tham gia quản lý hay không? Có hóa đơn chứng từ hay
không?)
4. Anh (chị) có lưu ý gì đối với khoản chênh lệch 3 triệu tiền lãi mà mỗi tháng ông
Minh phải trả cho Thiên Ân? Khoản chi này có thể tính vào các khoản chi được
trừ khi tính thu nhập chịu thuế của ông Minh không?
Đây không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNCN của ông Minh (Điều
19 Luật Thuế TNCN không quy định) và là công bằng bởi ông Minh vẫn là cổ đông
Đất Việt  thể hiện sự công bằng
Tình huống 12
Hộ gia đình bà An đang canh tác trồng cây ăn trái trên diện tích 05 héc ta đất
nông nghiệp (hạn mức đất nông nghiệp áp dụng tại địa phương là 03 héc ta), để thuận
tiện cho việc trông nom, chăm sóc cây trồng, gia đình bà An cất một căn nhà cấp 4
diện tích 80m2, cùng với công trình phụ để sinh sống ngay tại mảnh đất trên. Tháng
01/2015, Ông Hạnh ở lô đất bên cạnh kiện đòi lại quyền sử dụng ½ lô đất mà gia đình

18


bà An đang canh tác vì ông cho rằng đây là phần đất mà gia đình bà An lấn chiếm của

ông. Sự việc chưa được cơ quan có thẩm quyền giải quyết xong.
Hỏi:
1.
Nếu hộ gia đình bà An chưa được cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất, vậy họ có nghĩa vụ thuế đối với hành vi sử dụng đất không? Tại sao?
- Đối với đất nông nghiệp: phải nộp vì thuế này thu vào hành vi sử dụng, ko phụ
thuộc việc đã đc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay chưa.
2.
Nghĩa vụ thuế của hộ bà An trong trường hợp này sẽ được xác
định như thế nào?
Điều 10 Luật Thuế SD đất NN
3.
Trường hợp đất đang đang bị tranh chấp như trên, ai là đối
tượng nộp thuế sử dụng đất? Tại sao?
Hộ bà An  Điều 1 Luật Thuế SD đất NN
4.
Hộ gia đình bà An khi thu hoạch hoa lợi trên đất và bán thì có
phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN không? Tại sao?
Không , Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT, Khoản 5 Điều 4 Luật Thuế TNCN
5.
Ông Hạnh khi kiện đòi quyền sử dụng đất, đã thắng kiện và
được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải nộp thuế sử dụng đất nông
nghiệp đối với phần đất bị đòi lại nhưng chưa được bà An nộp thuế không?
Không vì Bà An đã sử dụng đất  Phải nộp thuế theo Điều 1 Luật Thuế SD đất NN
6.
Trường hợp ông Hạnh sau khi được cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, tiến hành khai thác đất, đá để cung cấp cho việc xây dựng công
trình và khai thác gỗ từ cây ăn trái có trên đất để bán thì hành vi của ông Hạnh có
làm phát sinh thuế tài nguyên không? Vì sao?
-


Khai thác đất, đá: chịu thuế TN
Khai thác gỗ từ cây ăn trái: không chịu thuế TN
CSPL: Khoản 5 Điều 2, Điều 7 (xem chỗ thuế suất) Luật Thuế TN

19



×