Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Ứng dụng gis và viễn thám trong đánh giá xói mòn đất trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 86 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH LUÂN

ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG
ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THÀNH LUÂN

ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM TRONG
ĐÁNH GIÁ XÓI MÒN ĐẤT
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐỒNG HỶ, TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số ngành: 8 44 03 01

LUẬN VĂN
THẠC SĨ KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Văn Hùng

Thái Nguyên - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã
công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự
tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên
cứu nào khác.

HỌC VIÊN
Nguyễn Thành Luân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ii

LỜI CẢM ƠN

Để có thể hoàn thành đề tài luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh, bên
cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự hướng dẫn nhiệt tình của quý
Thầy Cô, cũng như sự động viên ủng hộ của gia đình và bạn bè trong suốt thời
gian học tập nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ. Xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn đến Thầy PGS.TS. Hoàng Văn Hùng người đã hết lòng giúp đỡ
và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn này. Xin chân thành
bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy cô trong khoa Tài nguyên Môi
trường và Phòng đào tạo – Đào tạo sau đại học, trường Đại học Nông Lâm –
Đại học Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng
như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập
nghiên cứu và cho đến khi thực hiện đề tài luận văn. Xin chân thành bày tỏ
lòng biết ơn đến phòng Tài nguyên Môi trường huyện Đồng Hỷ, Ủy ban nhân
dân huyện Đồng Hỷ đã không ngừng hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng, tôi xin
chân thành cảm ơn đến gia đình, các anh chị và các bạn đồng nghiệp đã hỗ trợ
cho tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài
luận văn thạc sĩ một cách hoàn chỉnh.

Thái Nguyên, ngày tháng

năm 2019

Tác giả luận văn
Nguyễn Thành Luân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii
MỤC LỤC................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ..................................................................... vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................... vii
MỞ ĐẦU................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết......................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 2
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu............................................................... 2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................... 3
1.1. Xói mòn đất và các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất................... 3
1.1.1. Xói mòn đất..................................................................................... 3
1.1.2. Các quá trình xói mòn đất ............................................................... 5
1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất......................................... 6
1.2. Nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới .............................................. 11
1.2.1. Các nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới .....................................
12
1.2.2. Các phương pháp đánh giá xói mòn đất........................................ 15
1.2.3. Một số mô hình đánh giá xói mòn đất .......................................... 17
1.3. Nghiên cứu xói mòn đất ở Việt Nam ............................................... 19
1.4. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) ....................................................... 22
1.4.1. Lịch sử phát triển của GIS ............................................................ 22
1.4.2. Ứng dụng GIS trực tiếp xây dựng bản đồ xói mòn....................... 23
1.4.3. Ứng dụng GIS và mô hình hóa tính toán xói mòn đất.................. 24
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP
NGHIÊN CỨU ........................................................................................26

2.1. Đối tượng nghiên cứu....................................................................... 26
2.2. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................... 26
2.3. Nội dung nghiên cứu ........................................................................ 26
2.4. Phương pháp nghiên cứu.................................................................. 26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




4

2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu........................................... 26
2.4.2. Phương pháp kế thừa..................................................................... 27
2.4.3. Phương pháp tính toán các tham số theo phương trình của Wischmeier
W.H và Smith D.D.......................................................................... 27
2.4.4. Phương pháp chồng xếp xây dựng bản đồ xói mòn đất huyện Đồng
Hỷ .................................................................................................. 35
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.......................................... 37
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên 37
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên................. 37
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái
Nguyên .......................................................................................... 44
3.2. Xây dựng bản đồ xói mòn đất huyện Đồng Hỷ giai đoạn năm 2013 và
2018............................................................................................... 48
3.2.1. Xây dựng bản đồ hệ số xói mòn do mưa (R) ................................ 48
3.2.2. Thành lập bản đồ hệ số kháng xói của đất (K) ............................. 50
3.2.3. Thành lập bản đồ hệ số địa hình (LS) ........................................... 53
3.2.4. Thành lập bản đồ hệ số lớp phủ thực vật (C)................................ 55
3.2.5. Bản đồ hệ số canh tác (P).............................................................. 56
3.2.6. Bản đồ xói mòn huyện Đồng Hỷ .................................................. 58

3.3. Đề xuất một số giải pháp giảm thiểu và chống xói mòn đất tại khu
vực nghiên
cứu..................................................................................... 64
3.3.1. Giải pháp nông nghiệp chống xói mòn đất ................................... 64
3.3.2. Giải pháp lâm nghiệp chống xói mòn đất ..................................... 65
3.3.3. Giải pháp kết hợp nông, lâm nghiệp chống xói mòn đất .............. 66
3.3.4. Chống xói mòn bằng biện pháp công trình................................... 67
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 68
1. Kết luận ............................................................................................... 68
2. Kiến nghị ............................................................................................. 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1:

Hệ số xói mòn đất của một số loại đất ở Việt Nam............ 30


Bảng 2.2:

Bảng tra hệ số P theo hội khoa học đất quốc tế.................. 35

Bảng 2.3:

Phân cấp mức độ xói mòn đất theo TCVN 5299 – 1995.... 36

Bảng 3.1:

Các loại đất chính của huyện Đồng Hỷ .............................. 41

Bảng 3.2:

Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đồng Hỷ năm 2017.......... 43

Bảng 3.3:

Kết quả tính hệ số R cho các trạm đo mưa huyện Đồng
Hỷ........................................................................................ 48

Bảng 3.4:

Hệ số kháng xói các loại đất huyện Đồng Hỷ .................... 50

Bảng 3.5:

Độ dốc trên các loại đất của huyện..................................... 54


Bảng 3.6:

Bảng tính toán hệ số P huyện Đồng Hỷ năm 2013 và năm
2018..................................................................................... 57

Bảng 3.7:

Diện tích xói mòn đất theo các cấp độ huyện Đồng Hỷ năm
2013 và năm 2018............................................................... 60

Bảng 3.8:

Diện tích xói mòn đất huyện Đồng Hỷ năm 2018 phân theo
đơn vị hành chính................................................................ 61

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1.

Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn đất .................... 6

Hình 2.2.

Sơ đồ các bước tính toán hệ số R trong GIS....................... 29


Hình 2.3.

Sơ đồ quy trình xây dựng bản đồ hệ số LS......................... 33

Hình 3.1.

Bản đồ hệ số xói mòn do mưa trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
năm 2013 và năm 2018....................................................... 49

Hình 3.2.

Bản đồ hệ số kháng xói đất (K) của huyện Đồng Hỷ năm 2013
và 2018................................................................................ 52

Hình 3.3.

Bản đồ mô hình số độ cao DEM huyện Đồng Hỷ .............. 53

Hình 3.4.

Bản đồ độ dốc năm 2013 và năm 2018 huyện Đồng Hỷ.... 53

Hình 3.5.

Bản đồ hệ số địa hình LS huyện Đồng Hỷ năm 2013 và năm
2018 ..................................................................................... 54

Hình 3.6.


Bản đồ chỉ số khác biệt thực vật NDVI huyện Đồng Hỷ năm
2013 và 2018....................................................................... 55

Hình 3.7.

Bản đồ hệ số lớp phủ thực vật (C) huyện Đồng Hỷ năm 2013
và năm 2018........................................................................ 56

Hình 3.8.

Bản đồ hệ số canh tác P huyện Đồng Hỷ năm 2013 và năm
2018 ..................................................................................... 57

Hình 3.9.

Bản đồ phân cấp xói mòn đất huyện Đồng Hỷ năm 2013.. 58

Hình 3.10. Bản đồ phân cấp xói mòn đất huyện Đồng Hỷ năm 2018.. 59

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Đất đai là một tài nguyên thiên nhiên quý giá của mỗi quốc gia và cũng là
yếu tố mang tính quyết định sự tồn tại và phát triển của con người và các sinh

vật khác trên trái đất. Đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện để
sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ
bản trong nông, lâm nghiệp. Bởi vậy, nếu không có đất đai thì không có bất kỳ
một ngành sản xuất nào, con người không thể tiến hành sản xuất ra của cải vật
chất để duy trì cuộc sống và duy trì nòi giống đến ngày nay. Trải qua một quá
trình lịch sử lâu dài con người chiếm hữu đất đai biến đất đai từ một sản vật tự
nhiên thành một tài sản của cộng đồng, của một quốc gia.
Đất đai là tư liệu sản xuất gắn liền với hoạt động của con người. Con
người tác động vào đất đai nhằm thu được sản phẩm để phục vụ cho các nhu
cầu của cuộc sống. Tác động này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp và làm thay
đổi tính chất của đất đai có thể chuyển đất hoang thành đất sử dụng được hoặc
là chuyển mục đích sử dụng đất.
Tuy nhiên hiện nay do thực trạng sử dụng đất, do ảnh hưởng bởi các yếu
tố tự nhiên. Đất đai đã và đang bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong đó hiện tượng
xói mòn đất là một trong những hệ quả tiêu cực mà con người và thiên nhiên
gây ra cho môi trường đất.
Đồng Hỷ có tổng diện tích tự nhiên 427,73km2, trong đó đất lâm nghiệp
chiếm 55,91%, đất sản xuất nông nghiệp 31,95%, đất phi nông nghiệp
10,78%. Là một huyện đang có nhiều chuyển dịch về cơ cấu kinh tế xã hội do
đang trong quá trình tiếp nhận sự mở rộng địa bàn của thành phố Thái Nguyên.
Đặt ra những vấn đề cấp thiết trong sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất trong
phát triển kinh tế xã
hội.
Cho đến thời điểm hiện tại, đã có một số công trình nghiên cứu khoa
học phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội của huyện Đồng Hỷ nói riêng và tỉnh
Thái


Nguyên nói chung. Tuy nhiên chưa có đề tài nào tiến hành đánh giá xói mòn
đất bằng công nghệ GIS và viễn thám chi tiết cho khu vực này.

Công nghệ GIS ngày càng nâng cao khả năng thu thập, xử lý và phân
tích dữ liệu thông tin địa lý. Trong đó, các bài toán hỗ trợ cho đánh giá xói
mòn đất như: xử lý ảnh số, mô hình hóa địa hình, chồng ghép phân tích dữ
liệu, v.v… được tiến hành một cách hiệu quả và khách quan. Trên thế giới,
việc nghiên cứu đánh giá xói mòn đất được quan tâm tại nhiều quốc gia, đặc
biệt là tại các khu vực có nguy cơ xói mòn cao. Xuất phát từ những lí do trên
và được sự nhất trí của nhà trường, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Hoàng
Văn Hùng. Tôi tiến hành thực hiện luận văn: “Ứng dụng GIS và viễn thám
trong đánh giá xói mòn đất trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tỉnh Thái
Nguyên”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng xói mòn đất huyện Đồng Hỷ dựa trên ứng dụng
công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS).
- Đề xuất một số giải pháp chống xói mòn đất.
3. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
- Ý nghĩa khoa học: Luận văn ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
và viễn thám để đánh giá và dự báo xói mòn đất qua việc phân tích không
gian và mối quan hệ của các nhân tố địa hình, thủy văn, thổ nhưỡng, thực
vật và con người tại huyện Đồng Hỷ.
- Ý nghĩa thực tiễn của luận văn: Đánh giá hiện trạng xói mòn đất tại
huyện Đồng Hỷ, từ đó xây dựng bản đồ xói mòn đất khu vực nghiên cứu làm
cơ sở đề xuất một số giải pháp hạn chế xói mòn đất.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Xói mòn đất và các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất
1.1.1. Xói mòn đất
Xói mòn đất là quá trình tự nhiên làm ảnh hưởng đất tất cả các dạng địa
hình. Trong nông nghiệp, xói mòn đất là quá trình lớp đất mặt bị mang đi nơi

khác do các yếu tố vật lý như nước và gió hoặc các yếu tố liên quan đến hoạt
động trồng trọt. Trong khi xói mòn là một quá trình tự nhiên, các hoạt động
của con người làm gia tăng tốc độ xói mòn lên 10-40 lần. Xói mòn gia tăng có
thể gây ra các vấn đề tại vị trí đó hoặc những nơi khác liên quan đến các dòng
trầm tích này. Tại vị trí xói mòn như làm giảm sản lượng nông nghiệp và phá
vỡ hệ sinh thái, cả hai yếu tố này làm giảm độ phì của tầng đất mặt. Trong
một vài trường hợp, kết quả cuối cùng là sự sa mạc hóa. Các ảnh hưởng ngoài
nơi xói mòn như sự lắng đọng trầm tích trên các kênh dẫn và gây phú dưỡng
các vực nước, cũng như gây phá vỡ đường sá và nhà cửa liên quan đến trầm
tích. Xói mòn do gió và nước là hai yếu tố cơ bản làm giảm chất lượng đất;
Nếu xét cả hai trường hợp này, chúng chiếm đến 84% sự xuống cấp của đất
trên toàn cầu, nên đây là một trong những vấn đề môi trường quan trọng nhất
toàn cầu. ()
Các kiểu xói mòn đất chính
Kiểu xói mòn do nư ớc
Kiểu xói mòn do nước gây ra do tác động của nước chảy tràn trên bề mặt
(nước mưa, băng tuyết tan hay tưới tràn). Hiện tượng xói mòn do nước gây ra
đối với đất sản xuất nông nghiệp thường mạnh nhất ở các bề mặt đất trống,
sau khi làm đất chuẩn bị gieo trồng. Ðể xảy ra xói mòn, nước cần có năng
lượng để tách các hạt đất, rồi sau đó vận chuyển chúng đi. Mưa và nước có thể
tách được các hạt đất song việc vận chuyển được chúng đi bao xa phải phụ
thuộc vào


dòng chảy. Tác động của mưa gây ra xói mòn đối với đất gồm các tác động va
đập phá vỡ, làm tách rời các hạt đất và sau đó vận chuyển các hạt đất bị phá
hủy theo các dòng chảy tràn trên mặt đất. Dòng chảy của nước có thể tạo ra
các rãnh xói, khe xói hoặc bị bóc theo từng lớp, người ta chia kiểu xói mòn do
nước gây ra thành các dạng:
- Xói mòn thẳng là sự xói lở đất, đá mẹ theo những dòng chảy tập trung,

ăn sâu tạo ra các rãnh xói và mương xói.
- Xói mòn phẳng là sự rửa trôi đất một cách tương đối đồng đều trên bề
mặt do nước chảy dàn đều, đất bị cuốn đi theo từng lớp, phiến. Khi lớp đất
trên bề mặt bị xói mòn thì rất khó khôi phục và những thiệt hại của xói mòn có
thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức sản xuất của đất. Ví dụ một phép tính đơn
giản nếu đất bị xói mòn 1cm đất thì trên 1 ha đất mất đi 100m3 đất, tương
đương 150 tấn, trong đó có 6 tấn mùn và 1,5 tấn đạm. Trong khi đó, ở vùng
nhiệt đới có những nơi xói mòn làm mất 3cm đất mặt hàng năm. Riêng vùng
đồi núi hàng năm bình quân mất đi khoảng 2cm điều này làm cho đất ở đây bị
thoái hóa nhanh chóng. Trên những vùng đất cao, dốc, mưa lớn còn tạo nên
những dòng chảy cực đại trên sườn dốc và ngoài việc bào mòn lớp đất mặt
chúng còn có khả năng tạo ra những dòng xói hoặc rãnh xói. Có rãnh sâu 5 6m tới tận lớp đá mẹ và làm mất đi hoàn toàn khả năng sản xuất của đất đai.
()
Kiểu xói mòn do gió
Kiểu xói mòn do gió là hiện tượng xói mòn gây ra bởi sức gió. Ðây là
hiện tượng xói mòn có thể xảy ra ở bất kì nơi nào khi có những điều kiện
thuận lợi sau đây ():
- Ðất khô, tơi và bị tách nhỏ đến mức độ gió có thể cuốn đi
- Mặt đất phẳng, có ít thực vật che phủ thuận lợi cho việc di chuyển của
gió
- Diện tích đất đủ rộng và tốc độ gió đủ mạnh để mang được các hạt đất
đi.


Thông thường đất cát là loại đất rất dễ bị xói mòn do gió vì sự liên kết
giữa các hạt cát là rất nhỏ, đất lại bị khô nhanh. Ảnh hưởng của xói mòn do
gió


gây ra khá phức tạp, đất bị chuyển dịch đi có thể dưới các hình thức nhảy cóc,

trườn trên bề mặt hoặc bay lơ lửng.
1.1.2. Các quá trình xói mòn đất
1.1.2.1. Xói lở sông suối
Xói lở sông suối là một vấn đề diễn ra tại nhiều nơi trên thế giới, ở những
nơi này khi có thiên tai thì hậu quả của nó sẽ gia tăng, ảnh hưởng tiêu cực đến
sinh kế của con người và các hoạt động cộng đồng khác.
Theo Nguyễn Quang Mỹ (2005), quá trình xói lở sông suối được xác
định theo công thức về động năng của dòng chảy như sau:
F = vm2/2
Trong đó: F: là động năng của khối nước chảy
m: là khối lượng nước chảy
v: là vận tốc dòng chảy
Qua công thức trên có thể nhận xét, động năng của dòng chảy tỉ lệ thuận
với bình phương của tốc độ dòng chảy. Trong quá trình xói lở, dòng chảy tạo
ra vật liệu, phù sa. Tùy theo kích thước phù sa và tốc độ dòng chảy mà phù sa
có thể vận chuyển xuôi theo chiều dòng chảy. Khi động năng của dòng chảy
không đủ sức mang đi từng bộ phận vật chất, phù sa sẽ lắng đọng xuống dòng
sông gọi là quá trình bồi tụ.
1.1.2.2. Xói mòn và rửa trôi bề mặt
Xói mòn và rửa trôi bề mặt là quá trình xói mòn do dòng chảy tạm thời
trên sườn lúc mưa hoặc tuyết tan do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tự
nhiên, trong đó yếu tố địa hình là quan trọng nhất. Bên cạnh đó, yếu tố tác
động do con người cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình này, các tác động
này đến chủ yếu từ các hoạt động như: Khai thác tài nguyên đất thiếu hợp lý,
khai thác tài nguyên rừng bừa bãi,…


1.1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến xói mòn đất
Có 5 nhân tố chính ảnh hưởng tới xói mòn đất là địa hình, đất đai, thảm
thực vật, khí hậu và con người.

Khí hậu

Địa hình
Xói mòn

Con
người

Thảm
thực vật

Đất đai

Hình 2.1: Các nhân tố chính ảnh hưởng đến xói mòn đất
Ảnh hưởng hai chiều
Ảnh hưởng tích cực
Ảnh hưởng tiêu cực

1.1.3.1. Ảnh hưởng của các nhân tố khí hậu đến xói mòn đất
Yếu tố khí hậu có thể nói là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến xói mòn đất.
Trong các yếu tố gây xói mòn chính thì mưa là quan trọng hơn cả. Đã có nhiều
công trình nghiên cứu cả trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa đều cho
thấy rằng tác động của hạt mưa lớn hơn nhiều so với các yếu tố khác như hiệu
ứng cắt xé và rửa xói của dòng chảy do nước mưa gây nên. Ngoài ra có những
yếu tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến xói mòn như nhiệt độ không khí,
độ ẩm, tốc độ gió . . .
a. Lượng mưa: Có thể nói, một trong những nhân tố quan trọng gây ảnh
hưởng đến quá trình xói mòn đất đó chính là lượng mưa. Mức độ xói mòn
cũng phụ thuộc rất lớn vào lượng mưa tại mỗi khu vực, tại những khu vực có
lượng mưa thấp thì khả năng xói mòn là rất thấp vì lượng mưa không đủ để

tạo thành dòng chảy (vì bị mất do ngấm vào đất, bay hơi, thực vật sử dụng...)
và do đó không có khả năng vận chuyển vật chất đi xa. Lượng mưa trung bình
hàng năm


thường phải lớn hơn 300 mm thì xói mòn do mưa mới xuất hiện rõ. Tuy nhiên,
vấn đề xói mòn do mưa còn phụ thuộc vào tỷ lệ lớp phủ trên đất có tại khu
vực đó. Với cùng lượng mưa 1.000mm tại các khu vực có độ che phủ rừng
cao, mức độ xói mòn xảy ra thấp hơn so với khu vực đất trống, đồi núi trọc.
(Nguyễn Quang Mỹ, 2005)
b. Bốc hơi nước: Một phần bốc hơi trực tiếp vào khí quyển, phần khác
bốc hơi qua hoạt động của thực vật và động vật sau đó được ngấm xuống đất
theo khe nứt, thẩm thấu. Lượng nước còn lại hình thành dòng chảy bề mặt. Vì
vậy tác động của mưa sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa chất, thổ
nhưỡng của khu vực. Nhiệt độ càng cao, độ ẩm không khí thấp dẫn tới bốc
hơi càng mạnh, đất càng bị nén chặt, tốc độ và khả năng thấm ít thì lượng mưa
tạo dòng chảy bề mặt càng nhiều, . . . Do đó ảnh hưởng của trận mưa đầu và
thời gian đầu của một trận mưa ít hơn so với những trận mưa sau và ở thời
gian sau vì độ thấm của đất, và hơi ẩm của không khí đã bị thay đổi. (Nguyễn
Quang Mỹ,
2005)
c. Cường độ mưa: Quá trình hình thành dòng chảy phụ thuộc nhiều vào
cường độ của trận mưa. Cường độ mưa là lượng mưa trong một thời gian nhất
định trong một đơn vị tính là mm/h. Lượng mưa hàng năm 250 mm tập trung
chỉ trong 3 tháng có thể gây ra xói mòn nhiều hơn 2.000 mm trải ra trong 1012 tháng. (Peace Corp Information Collection & Exchange, 2010)
Theo các kết quả nghiên cứu ở nhiều khu vực trên thế giới thì những trận
mưa có cường độ mưa trên 25 mm/h thì mới có tác dụng tạo nên dòng chảy và
từ đó mới gây xói mòn. Tỷ lệ lượng mưa tạo ra trong năm được tạo ra bởi các
trận mưa có cường độ lớn hơn 25 mm/h càng nhiều thì khả năng gây xói mòn
càng lớn. Nếu thời gian mưa dồn dập trong thời gian ngắn thì đó chính là tiền

đề cho sự hình thành lũ quét, trượt lở ở vùng núi ngập lụt ở hạ lưu, cùng với
việc gia tăng xói mòn đất. (Nguyễn Quang Mỹ, 2005)


d. Đặc tính của mưa: Đặc tính của mưa cũng ảnh hưởng lớn đến xói
mòn của đất. Mưa rào nhiệt đới gây tác hại nhiều hơn nhiều so với mưa nhỏ ở
các vùng ôn đới. Ở các vùng có khí hậu nửa khô, mưa có cường độ lớn mang
tính chất mưa rào nhưng không kéo dài vẫn gây ra xói mòn nghiêm trọng. Mặt
khác xói mòn cũng mạnh nếu lượng mưa chỉ đạt trung bình nhưng ở trên
những sườn dốc thiếu lớp phủ thực vật. Khi hạt mưa lớn (mưa rào thường có
đường kính hạt mưa lớn nhất là khoảng 5mm, ít khi lớn hơn vì nếu quá lớn sẽ
không bền vững và dễ bị phá vỡ thành các hạt nhỏ hơn) thì vận tốc khi chạm
đất cũng tăng và do đó lực phá huỷ cấu trúc đất vẫn tăng. Vận tốc cuối của hạt
mưa có đường kính khoảng
5mm sẽ đạt khoảng 9m/s. (Nguyễn Quang Mỹ, 2005)
e. Thời gian mưa: Hay còn gọi là mức độ tập trung của những trận mưa.
Ở Việt Nam mưa tập trung trong 6 tháng chiếm 70 – 85% lượng mưa cả năm,
mùa mưa bắt đầu khoảng từ tháng 5 đến tháng 10, tốc độ mưa nhanh hay chậm
hơn không giống nhau ở mỗi vùng. Do mưa dồn dập như vậy mà khả năng
thấm xuống đất chỉ có tác dụng ở những trận mưa đầu, còn phần lớn sẽ tạo
thành dòng chảy bề mặt khi nước trong đất đã đạt bão hoà. Chính vì vậy mà
lượng đất bị xói mòn chủ yếu là vào mùa mưa, nhất là những nơi đất đang thời
kỳ bỏ hoá không có sự điều tiết và cản nước của lớp phủ thực vật. (Nguyễn
Quang Mỹ, 2005)
f. Các yếu tố khác: Tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự xói mòn đất
như nhiệt độ không khí, sự bay hơi nước, tốc độ gió (khi mưa xuống),...
Những tác động này nếu so sánh với tác động do mưa gây ra thì có thể xem
các yếu tố này chỉ là yếu tố gián tiếp và mức độ ảnh hưởng là không đáng kể,
trừ một số trường hợp đặc biệt như lượng mưa quá nhỏ. (Nguyễn Quang Mỹ,
2005)

1.1.3.2. Ảnh hưởng của địa hình đến xói mòn đất
Địa hình ảnh hưởng rất lớn lên xói mòn và với mỗi kiểu địa hình sẽ có
những loại hình xói mòn khác nhau. Nếu địa hình núi, phân cắt có độ dốc lớn


thì xói mòn khe rãnh dạng tuyến diễn ra mạnh mẽ. Còn đối với những mặt
sườn phơi và địa hình thấp, thoải thì xói mòn theo diện (hay xói mòn bề mặt)
sẽ chiếm ưu thế. Với địa hình núi đá vôi thì không có hai loại hình trên mà có
xói mòn ngầm, tạo các dạng hang động. Trên lý thuyết thì những vùng núi
cao, độ dốc lớn thì được coi là những nơi có xói mòn, còn những vùng đồng
bằng, nơi có độ dốc không đáng kể thì được coi là vùng bồi tụ, tức là tích tụ
vật chất bị xói mòn từ những vùng cao xuống. Thực tế thì cả những vùng đồng
bằng cũng có bị xói mòn nhưng lượng đất mất rất ít, chủ 7 yếu là quá trình rửa
trôi lớp đất màu bề mặt và hậu quả là làm giảm độ phì của đất canh tác.
Ảnh hưởng của địa hình có thể trực tiếp hay gián tiếp đến sự xói mòn đất.
Trước hết, địa hình làm thay đổi vi khí hậu trong vùng đến ảnh hưởng gián
tiếp đến xói mòn đất thông qua tác động của khí hậu. Địa hình núi cao cùng
với sườn chắn gió ẩm là một trong những yếu tố tạo nên những tâm mưa lớn.
Ảnh hưởng trực tiếp của địa hình đến xói mòn được thông qua yếu tố chính là
độ dốc và chiều dài sườn dốc.
Độ dốc và chiều dài sườn dốc là các yếu tố địa hình có vai trò quan trọng
trong việc đánh giá xói mòn đất. Kết hợp với các yếu tố về lượng mưa, cường
độ mưa,… độ dốc, độ dài sườn dốc càng lớn thì khả năng xói mòn càng lớn.
Nó ảnh hưởng tới sự phân chia dòng nước và cường độ dòng nước chảy. Xói
mòn có thế xảy ra cường độ dốc từ 3o và nếu độ dốc tăng lên hai lần thì cường
độ xói mòn tăng lên 4 lần hoặc hơn.
Như vậy độ dốc và độ dài sườn dốc ảnh hưởng lớn đến xói mòn đất, nhất
là đối với các khu vực có điều kiện lớp đất phủ thực vật mỏng. Do vậy việc
quy hoạch sử dụng đất trong nông nghiệp là cần thiết để giảm khả năng xói
mòn đất khi sử dụng không đúng những vùng đất dốc. Theo Viện Quy hoạch

thiết kế nông nghiệp, độ dốc được phân loại như sau: 0 – 3o, 3 – 8o, 8 – 15o,
15 – 25o,
>25o. (Viện Quy hoạch và thiết kế nông nghiệp,
2010)
1.1.3.3. Ảnh hưởng của lớp phủ thực vật đến xói mòn đất


Việc đánh giá xói mòn thông qua độ dày lớp phủ thực vật là một trong
những yếu tố không thể thiếu. Tại các khu vực với các điều kiện lượng mưa,
độ dốc, loại đất,… như nhau thì khu vực nào có lớp phủ thực vật dày luôn có
mức độ xói mòn thấp hơn. Lớp thảm thực vật được coi như một lớp lá chắn
bảo vệ đất, hạn chế sự tác động của dòng chảy lên chất lượng đất. Cơ chế làm
suy giảm mức độ xói mòn đất của thảm thực vật thông qua khả năng thấm
nước, giảm tốc độ gió, giảm tốc độ dòng chảy nhờ bộ rễ và thảm lá.
1.1.3.4. Ảnh hưởng của loại đất đến quá trình xói mòn đất
a. Thành phần cơ giới của đất: Mỗi loại đất có một đặc tính lý, hóa học
khác nhau, việc phù hợp với các loại cây trồng để tạo nên lớp phủ thực vật
cũng khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi loại đất lại có tính thấm nước, giữ nước
khác nhau do đó, có thể nói, thành phần cơ giới của đất cũng là một trong
những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình xói mòn đất.
b. Cấu trúc đất: Độ xói mòn của đất là ước tính khả năng của đất để
chống xói mòn, dựa trên các đặc tính vật lý của từng loại đất. Kết cấu là đặc
tính chính ảnh hưởng đến sự ăn mòn, nhưng cấu trúc, chất hữu cơ và tính thấm
cũng góp phần. Nói chung, các loại đất có tốc độ xâm nhập nhanh hơn, hàm
lượng chất hữu cơ cao hơn và cấu trúc đất được cải thiện có khả năng chống
xói mòn cao hơn. Cát, đất mùn cát và đất có kết cấu mùn có xu hướng ít bị xói
mòn hơn phù sa, cát rất mịn và một số loại đất có kết cấu đất sét.
Mức độ xói mòn trong quá khứ cũng có ảnh hưởng đến sự xói mòn của
đất. Nhiều loại đất dưới bề mặt bị phơi nhiễm trên các vị trí bị xói mòn có xu
hướng dễ bị xói mòn hơn so với đất ban đầu là do cấu trúc kém hơn và chất

hữu cơ thấp hơn. Các mức dinh dưỡng thấp hơn thường liên quan đến lớp đất
dưới đất góp phần làm giảm năng suất cây trồng và độ che phủ của cây trồng
kém hơn, do đó cung cấp bảo vệ cây trồng ít hơn cho đất. (Jim Ritter, 2012)
1.1.3.5. Ảnh hưởng của con người đến xói mòn đất


Trong tự nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động chính đến quá trình xói mòn
của đất. Tuy nhiên, con người lại chính là một trong những nhân tố khiến quá
trình đó diễn ra nhanh và mạnh mẽ hơn.
Xét về mặt tích cực, con người sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông
nghiệp góp phần suy giảm quá trình xói mòn đất thông qua các biện pháp canh
tác hợp lý như canh tác theo đường đồng mức, bón phân hợp lý cho cây trồng,
sử dụng các hình thức sản xuất nông – lâm kết hợp,… Ngoài ra, con người
cũng ngày càng chú trọng đến việc giảm nhẹ mức độ xói mòn đất thông qua
những nghiên cứu khoa học về đánh giá mức độ xói mòn và tìm ra giải pháp
khắc phục.
Song, xét về mặt tiêu cực, con người đã gây ra nhiều tác động tiêu cực
đối với môi trường nói riêng và môi trường đất nói chung như khai thác tài
nguyên đất bất hợp lý, lạm dụng sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học quá
mức, đặc biệt là tình trạng phá rừng để mở rộng đất sản xuất nông nghiệp hay
xây dựng cơ sở hạ tầng….
1.2. Nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới
Đã từ lâu qua quá trình chặt phá rừng, khai thác đất trồng trọt, người ta
đã phát hiện đất đồi núi rất nhanh chóng bị suy thoái do hiện tượng đất bị xói
mòn, rửa trôi. Nghiên cứu của N. Hudson (1981) cho thấy vấn đề bảo vệ đất
và chống xói mòn đã được các nhà triết học cổ đại đề cập đến. Platon (427347 trước Công nguyên) đã nêu ra được mối quan liên quan giữa lũ lụt và xói
mòn đất với việc tàn phá rừng. Từ thế kỷ 18, các nhà khoa học bắt đầu xúc
tiến các công trình nghiên cứu về xói mòn và các biện pháp chống xói mòn
bảo vệ đất dốc. Các công trình của các tác giả phải kể đến như: phương trình
xói mòn đất của Horton (1945), phương trình mất đất của Musgave (1947),

phương trình phá hủy kết cấu hạt mưa của Ellison (1945); phương trình xói
mòn mặt của Dragoun (1962), Geoge Fleming (1981); phương trình mất đất
phổ dụng USLE của Wischmeier và Smith (1958); mô hình mô phỏng quá
trình bồi lắng của


Fleming và Fahmy (1973), mô hình xói mòn đất dốc của Foster và Meyer
(1975); phương trình mất đất của M. Lafflen (1991); mô hình xói mòn đất
châu Âu (EUROSEM); mô hình WEPP của Phòng Nghiên cứu Quốc gia về
Xói mòn đất của Mỹ; mô hình SWAT của tiến sĩ Jeff Arnold ở Trung tâm
Phục vụ Nghiên cứu Nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ…
1.2.1. Các nghiên cứu xói mòn đất trên thế giới
Trong những năm qua, ngành khoa học – công nghệ ngày một phát triển
hơn và được ứng dụng rộng rãi vào các ngành khác. Trong đó ứng dụng công
nghệ GIS đối với vấn đề xói mòn đất và dự báo mức độ xói mòn đất trong
tương lai tại từng khu vực đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới nghiên
cứu và chứng minh.
Orhan Dengiz, Tugrul Yakupoglu and Oguz Baskan, đánh giá xói mòn
đất bằng hệ thống thông tin địa lý (GIS) và điều khiển từ xa nghiên cứu cảm
biến (RS) từ lưu vực sông Ankara-Guvenc, Thổ Nhĩ Kỳ (Soil erosion
assessment using geographical information system (GIS) and remote sensing
(RS) study from Ankara-Guvenc Basin, Turkey). Theo phân loại sử dụng đất,
loại đất phổ biến nhất tại khu vực lưu vực sông Ankara-Guvenc, Thổ Nhĩ Kỳ
là đất hoang (50,5%), mưa (36,4%), đất rừng tuần (3,2%), đất tưới (0,7%) và
các vùng đất khác (đá cây trồng và hồ) (9,2%). Mỗi đặc tính đất đai cũng
được coi là một lớp chuyên đề trong quá trình hệ thống thông tin địa lý (GIS).
Sau khi kết hợp các lớp, bản đồ nguy cơ xói mòn đất được tạo ra. Kết quả cho
thấy 44,4% diện tích nghiên cứu có nguy cơ xói lở đất cao, trong khi 42%
diện tích nghiên cứu là không đáng kể và hơi dễ bị xói lở. Ngoài ra, nó đã
được tìm thấy rằng chỉ có

12,6% của tổng số khu vực có nguy cơ xói lở vừa phải. Hơn nữa, các biện
pháp quản lý đất đai bảo tồn cũng được đề xuất cho các khu vực có nguy cơ
xói lở vừa phải, cao và rất cao ở lưu vực sông Ankara-Guvenc. (Orhan
Dengiz, Tugrul Yakupogle and Oguz Baskan, 2009)


R.J.Patil, S.K.Sharma & S.Tignath, đánh giá xói mòn đất khu vực nông
nghiệp dựa trên công nghệ viễn thám và GIS (Remote Sensing and GIS based
soil erosion assessmentfrom an agricultural watershed). Trong nghiên cứu
này, lưu vực sông ShakkarRiver, lưu vực sông Narmada nằm ở các huyện
Narsinghpur và Chhindwara của Madhya Pradesh, Ấn Độ, đã được chọn.
Phương trình mất đất phổ quát (USLE) được tích hợp với phương pháp RS và
GIS được sử dụng để dự đoán sự phân bố không gian của sự xói mòn đất trên
cơ sở tế bào xảy ra trong khu vực nghiên cứu. Các bản đồ chuyên đề các yếu
tố USLE như hệ số lượng mưa (R), hệ số kháng xói của đất (K),
topographicfactor (LS), yếu tố quản lý cây trồng / che phủ (C), và yếu tố thực
hành bảo quản / hỗ trợ (P) được chuẩn bị bằng cách sử dụng dữ liệu lượng
mưa hàng năm, bản đồ đất , mô hình độ cao kỹ thuật số (DEM) và chương
trình C ++ thực thi và hình ảnh vệ tinh của khu vực tương ứng trong môi
trường GIS. Tốc độ xói mòn đất hàng năm được ước tính trong 10 năm (19972006), và trong giai đoạn này, tốc độ mất trầm tích hàng năm từ nghiên cứu đã
thay đổi từ 6,45 đến 13,74 t / ha / năm với tốc độ trung bình hàng năm là
10,04 t / ha /năm. Tỷ lệ phần trăm giữa các giá trị mô phỏng và quan sát thay
đổi từ 2,68 đến 18,73% với hệ số xác định (R2) là 0,911. (R.J. Patil,
S.k.Sharma & S.Tignath, 2015)
Qing-feng ZHAN, GaLiWANGab, Fa-qiWUa, đánh giá xói mòn bằng
công nghệ GIS tại lưu vực sông Nihe Gou (GIS-Based Assessment of Soil
Erosion at Nihe Gou Catchment). Bài báo đã thảo luận lý thuyết và phương
pháp đánh giá xói mòn đất và thiết lập một quy trình thực hiện theo các yếu tố
USLE kết hợp với các bản đồ giấy và DEM. Các yếu tố của USLE - R, K, S,
L, P và C đã được điều chỉnh theo khu vực thử nghiệm, lưu vực sông Nihe

Gou ở huyện Chunhua thuộc tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. Sau đó, các tham
số của USLE được đánh giá riêng lẻ và sáp nhập để tính toán lượng mất đất
trong các năm tương ứng, 1977 và 2003. Để lấy được tất cả các yếu tố cần
thiết, TIN được tạo ra từ một bản đồ đường viền giấy. Hơn nữa, các bản đồ
giấy chuyên


đề và dữ liệu khí hậu đã hoàn thành nguồn thông tin để thực hiện. Các phương
pháp định lượng tích hợp với GIS đã được áp dụng trong quá trình này. Việc
xác minh kết quả được thực hiện so sánh tình hình thực tế tại khu vực thử
nghiệm với các bản đồ chuyên đề. Nó cho thấy các nguyên tắc và phương
pháp này là hợp lý và khả thi và có thể cung cấp cơ sở hoặc tham chiếu cho
các khu vực xa hơn của Cao nguyên Loess Trung Quốc. (Qing-feng ZHAN,
GaliWANGab, Fa-qiWUA, 2016)
Mali Vijay Kisan, Pathak Khanindra, Tiwari Kamlesh Narayan and
Tripathy Swarup Kumar, đánh giá xói mòn đất và rủi ro mất đất xung quanh
đỉnh đồi khu rừng Saranda, Jharkhand (Remote sensing and GIS based
assessment of soil erosion and soil loss risk around hill top surface mines
situated in Saranda Forest, Jharkhand). Phân tích định lượng xói mòn đất thay
đổi trong 7 năm do hoạt động khai thác ở hai ngọn đồi lân cận ở Quận WestSinghbhum, Jharkhand, được báo cáo. Dữ liệu của CartoSat-1, ETMþ và
LISS- IV cung cấp các đầu vào không gian trong phương trình mất đất chung
(USLE) và Morgan, Morgan và Finney (MMF), được sử dụng để dự đoán sự
xói mòn đất trung bình hàng năm trong giai đoạn 2001 –2008 trong một hệ
thống thông tin địa lý (GIS), trong sáu lớp riêng biệt. Trong phân tích so sánh
của giai đoạn
7 năm, mô hình MMF cho thấy hệ số biến thiên thấp hơn 0,71 (2001) và 0,84
(2008) trong dự đoán tổn thất đất trung bình hàng năm, tăng 16% (81,3–94,2 t
ha1 năm), trong khi trong trường hợp USLE, các hệ số biến thiên là 3,88
(2001) và 1,94 (2008), với mức tăng 61% (48,56–78,38 t ha1) yr1). Hệ số
tương quan của các mô hình này là 0,1 (2001) và 0,36 (2008), cho thấy cả hai

mô hình dự đoán khác nhau đáng kể do các yếu tố khác nhau được xem xét.
Nhìn chung, mô hình MMF dự đoán tỷ lệ xói mòn đất cao hơn nhưng ít biến
động hơn USLE. Cả hai mô hình cho thấy tỷ lệ xói mòn đất đã tăng đáng kể
bởi các hoạt động nhân loại trong khu vực, do đó cần xem xét cẩn thận.
Không thể duy trì cùng một cảm biến và dữ liệu hình ảnh. Sửa lỗi có thể làm
giảm xói mòn, nhưng nó


vẫn sẽ vẫn còn đáng kể cho việc lập kế hoạch trong tương lai. (Mali Vijay
Kisan, Pathak Khanindra, Tiwari Kamlesh Narayan and Tripathy Swarup
Kumar, 2016)
Filippo Catani, Minja Kukavicic, Caterina Paoli, sử dụng công nghệ GIS
và viễn thám đánh giá nguy cơ xói mòn đất trong cảnh quan Đảo Địa Trung
Hải (GIS and Remote Sensing Technologies for the Assessment of Soil
Erosion Hazard in the Mediterranean Island Landscapes). Nghiên cứu được
xây dựng nhằm phát triển một phương pháp dựa trên RS và GIS để đánh giá
một mô hình đa thời gian để dự đoán và quản lý mất đất ở Naxos. Mô hình
này, một phiên bản phân phối được sửa đổi của phương trình USLE, dựa trên
một tập các biến phụ thuộc vào độ che phủ đất, đặc điểm đất, thủy văn và hình
thái học. Các kỹ thuật viễn thám và khảo sát thực địa và đo lường, áp dụng
cho các giai đoạn khác nhau từ năm 1987 đến 2006, đã được sử dụng để sản
xuất đất, phủ đất, bản đồ địa hình và địa chất dựa trên GIS. Dữ liệu này đã
được sử dụng để đánh giá tiềm năng mất đất thông qua ứng dụng phân tán dựa
trên tế bào của phương trình USLE đã được sửa đổi bằng cách sử dụng các
công cụ GIS. Kết quả cho thấy đã có sự gia tăng đáng kể về tổn thất đất từ
năm 1987 đến thời điểm gần đây và kịch bản tương lai dự đoán một sự mất
mát hoàn toàn có thể xảy ra ở đảo Naxos trong thế kỷ tiếp theo, trừ khi các
biện pháp đối phó được thực hiện. Nghiên cứu đã chứng minh rằng thực hành
bảo tồn đất đã bị suy thoái trong 30 năm qua chủ yếu do sự thay đổi sử dụng
đất rộng rãi và sự bỏ hoang nông nghiệp từ các cộng đồng nông thôn đã thay

đổi hoạt động chính của họ đối với phát triển và khai thác du lịch. Filippo
Catani, Minja Kukavicic, Caterina Paoli,
2014)
1.2.2. Các phương pháp đánh giá xói mòn đất
Việc đánh giá xói mòn đất có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp
như:


×