Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Tổng hợp giáo án lớp 3 - Tuần 15

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.3 KB, 45 trang )

TUẦN 15
Thứ hai ngày 17 tháng 12 năm 2018
TẬP ĐỌC –KỂ CHUYỆN
HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU:                           A. Tập đọc
­ Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa 
các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các 
nhân vật.
­ Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là nguồn 
tạo nên của cải.(trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3, 4).
B. Kể chuyện
­ Sắp xếp lại các tranh (SGK) theo đúng trình tự  và kể lại được từng đoạn 
của câu chuyện theo tranh minh hoạ.
Một số KNS cơ bản cần GD: Tự nhận thức bản thân. Xác định giá trị. Lắng 
nghe tích cực
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thuộc lòng bài Nhớ Việt Bắc(5’)
­ 2 HS  đọc thuộc lòng bài: Nhớ Việt Bắc
­ 1HS  trả lời câu hỏi : Tìm những câu thơ cho biết Việt Bắc rất đẹp?
­ GV nhận xét 
­ Giới thiệu bài: Giới thiệu bằng tranh minh họa 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện đọc bài Hũ bạc của người cha(25’)
a. GV đọc diễn cảm toàn bài:
­ Đọc với giọng chậm rãi, khoan thai và hồi hộp 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
­ Đọc câu 
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài
+ GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho từng HS
+ HS luyện đọc những từ ngữ khó: Siêng năng, nghiêm giọng, hũ bạc.


­ Đọc từng đoạn trước lớp:


+ HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn của bài (2lượt)
+ Hết lượt 1: GV hướng dẫn HS ngắt nghỉ các câu dài và biết đọc phân biệt 
lời nhân vật (ông lão)
+ Hết lượt 2: GV giúp  HS hiểu các từ mới: Hũ, dúi, thản nhiên, dành dụm 
+ GV yêu cầu HS đặt câu với từ thản nhiên
­ Đọc từng đoạn trong nhóm: 
+ HS đọc theo nhóm 5, chú ý sửa sai cho nhau.
+ GV theo dõi giúp đỡ nhóm có HS đọc chưa được.
­ GV gọi hai nhóm nối tiếp nhau thi đọc đoạn trước lớp.
­ GV yêu cầu 1 HS đọc cả bài.­ Cả lớp đọc đồng thanh một lần.
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài(10’)
­ Cả lớp đọc thầm từng đoạn, cả bài, trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4 SGK 
+ HS  nêu ý nghĩa của câu truyện: Hai bàn tay lao động của con người chính là 
nguồn tạo nên của cải. 
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại(12’)
­ GV đọc lại đoạn 4 và 5, lưu ý HS cách đọc đoạn văn.
­ 4 HS thi đọc đoạn văn trước lớp.
­ Lớp và GV nhận xét, bình chọn bạn đọc hay nhất.  GV gọi 1, 2 HS đọc cả 
bài
Hoạt động 5: Hướng dẫn  học sinh kể chuyện(20’)
­ GV nêu nhiệm vụ 
+ Sắp xếp đúng các tranh theo thứ tự trong truyện.
+ Dựa  vào tranh minh họa đã sắp xếp đúng, kể lại toàn bộ câu chuyện. Bài 
tập 1: Sắp  xếp lại các tranh sau theo đúng thứ tự trong câu chuyện Hũ bạc 
củangười cha 
­ HS quan sát 5 tranh đã đánh số, nghĩ nội dung từng tranh , tự sắp xếp lại các 
tranh bằng cách viết ra giấy nháp trình tự của 5 tranh.

­ Lớp nhận xét, GV chốt lại ý đúng: Thứ tự đúng của các tranh là 3­ 5 ­ 4 ­1­ 2
­ Một số HS nêu nội dung của từng bức tranh.
b. Bài tập 2: HS nêu yêu cầu của bài tập
­ 5 HS nối tiếp nhau thi kể 5 đoạn của câu chuyện
­ Một , hai HS  kể toàn bộ câu chuyện
­ Cả lớp và GV bình chọn bạn kể tốt, kể hay nhất.


Hoạt động nối tiếp (3’)
­ Giáo dục KNS: Qua câu chuyện này bản thân mình cần  suy nghĩ như thế 
nào để làm vui lòng cha mẹ?Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện cho người 
thân.

TOÁN
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU
­ Biết đặt tính và tính chia số có ba chữ số cho số có một chữ số (chia hết và 
chia có dư).
­ HS làm được các bài tập: Bài 1 (cột 1, 3, 4). Bài 2, bài 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV:  Bảng phụ viết bài tập 3.
III.  CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia số có hai chữ số cho số có một chữ 
số(5’)
­ 2 HS lên bảng đặt tính và tính:  67 : 4 ;                                84 : 5    
­ HS dưới lớp làm bài vào bảng con.
­ HS nhận xét nêu cách thực hiện
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS cách  thực hiện phép chia số có ba chữ số 
cho số có một chữ số(15’)
a. Phép chia  648 : 3 =?

­ HS nhận xét phép chia (Số bị chia có 3 chữ số, số chia có 1 chữ số)
­ GV hướng dẫn HS cách thực hiện chia (Từ trái sang phải theo 3 bước tính, 
từ hàng cao đến hàng thấp)
­ HS thực hiện đặt tính rồi tính vào vở nháp, GV theo dõi giúp đỡ HS  cách 
chia
­ Một HS  lên bảng làm bài, sau đó nêu cách thực hiện
 Vậy 648 : 3 = 216
­ Đây là phép chia hết.
b. Phép chia  236 : 5=? 
­ Tiến hành tương tự như trên


­ Đặt tính trước

 

­ Cách tính (thực hiện hai lượt chia, mỗi một lượt chia thương có một chữ số)
­ HS tự tính vào vở nháp. GV gọi 1 HS trình bày trên bảng lớp.
+ HS nêu kết quả của phép chia 236 : 5 = 47 (dư1)
+ HS so sánh hai phép chia và nêu phép chia 236 : 5 là phép chia có dư (lượt 
chia cuối cùng của phép chia có dư)
­ Cần lưu ý HS:
Ở lần chia thứ nhất có thể lấy 1 chữ số (như trường hợp 648 : 3 ), hoặc phải 
lấy 2 chữ số (như trường hợp 236 : 5).
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành:(15’)
Bài 1: Rèn kĩ năng chia số có 3 chữ số cho số có một chữ số.
­ GV hướng dẫn cho HS lại 1 phép tính, nếu HS còn lúng túng.
­ HS thực hiện cá nhân vào vở.
­ HS lên bảng chữa bài
­ Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.

­ Một số HS nêu lại cách thực hiện. HS tự so sánh và nêu được các phép chia 
ở phần a là các phép chia hết, các phép chia ở phần b là phép chia có dư.
Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn 
­ 2HS học đề bài, GV hướng dẫn HS tự phân tích và tóm tắt bài toán. 
­ GV giúp đỡ HS tìm ra cách giải (Ghi nhớ cách thực hiện)
­ HS  làm bài giải vào vở toán 
­ HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét . GVchốt lại lời giải và cách làm đúng 
đồng thời hỏi xem có cách viết câu lời giải khác không?
­ HS đổi chéo vở kiểm tra.GV củng cố cách giải.
Bài 3: Củng cố về dạng toán giảm đi một số lần.
­ GV gắn bảng phụ lên bảng.
­ GV hướng dẫn HS thực hiện theo mẫu.
­ HS thảo luận cách làm, GV yêu cầu các nhóm lên viết  kết quả.(mỗi nhóm 
viết vào một ô trống) 
­ Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng
* Học sinh làm xong bài có thể làm bài còn lại 
Hoạt động nối tiếp (3’)chuẩn bị bài sau.


ĐẠO ĐỨC 
QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG (TIẾP)
I. MỤC TIÊU 
­ Biết quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm phù hợp 
với khả năng.
* HS biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
­ Một số KNS cơ bản cần GD: Kĩ năng lắng nghe ý kiến của hàng xóm, thể 
hiện sự cảm thông với hàng xóm.Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, 
giúp đỡ hàng xóm trong những việc vừa sức
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ HS : Vở bài tập Đạo đức; thẻ xanh, đỏ ; Tranh ảnh sưu tầm

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố một số việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ 
hàng xóm láng giềng(5’)
­ 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi:
­ Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
­ Em đã làm việc gì để giúp đỡ hàng xóm láng giềng ?
­ GV nhận xét 
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS biết tự đánh giá hành vi, việc làm đối với 
hàng xóm láng giềng(10’)


Mục tiêu : Biết đánh giá hành vi, việc làm tốt, chưa tốt đối với hàng xóm láng 
giềng
* Cách tiến hành 
­ HS làm bài tập 4: Theo em những hành vi, việc làm nào dưới đây là nên làm 
hoặc không nên làm đối với hàng xóm láng giếng?
­ GV nêu yêu cầu, HS nhận xét đánh giá hành vi nên làm (thẻ màu đỏ) và 
không nên làm (thẻ màu xanh).
­ GV nêu các ý trong bài tập 4:
­ GV có thể hỏi vì sao em chọn thẻ màu đỏ đối với hành vi, việc làm đó?
­ GV nhận xét kết luận : Qua một số việc làm đối với hàng xóm, láng giềng 
chúng ta biết được những việc gì nên làm và những việc gì không nên làm.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS biết ứng xử đúng đối với hàng xóm láng 
giềng(10’)
Mục tiêu: HS có kĩ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng 
giềng trong một số tình huống phổ biến.
* Cách tiến hành
­ GV chia thành 4 nhóm.
­ Mỗi nhóm thảo luận , xử lí một tình huống rồi đóng vai.
­ Các nhóm lần lượt lên xử lí tình huống rồi đóng vai.

­ Các nhóm khác nhận xét bổ sung cho nhau.
Hoạt động 4: Giới thiệu các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài 
học(10’)
*Mục tiêu:  HS biết ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng.
­ Cách tiến hành:
­ HS trưng bày tranh vẽ, hoặc đọc các bài thơ, ca dao, tục ngữ  mà các em đã 
sưu tầm được.  
­ HS trưng bày theo tổ, giáo viên gọi một đại diện trong tổ nêu lên trước lớp.
­ Các tổ nhận xét góp ý cho nhau. GV có thể hỏi một số HS ý nghìa của câu 
thơ, ca dao hay tục ngữ đó là gì?
­ GV nhận xét việc chuẩn bị và việc  ý nghĩa của việc quan tâm, giúp đỡ hàng 
xóm, láng giềng 
­ Giáo dục: KNS: Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm quan tâm, giúp đỡ hàng xóm 
trong những việc vừa sức
Hoạt động nối tiếp (2’)­ Chuẩn bị bài sau.


TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI
CÁC HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN LIÊN LẠC
I. MỤC TIÊU
­ Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc: bưu điện, đài phát thanh, đài 
truyền hình.
­ Đối với HS : Nêu ích lợi của  một số hoạt động thông tin liên lạc đối với 
đời sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Điện thoại, các hình SGK
­ HS: Bì thư
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng nhận biết một số cơ quan hành chính ở 
địa phương(5’)

­ Hãy kể một số cơ quan hành chính ở thành phố mà em biết?
­ HS kể, GV nhận xét


Hoạt động 2: Tìm hiểu và kể được một số hoạt động diễn ra ở bưu 
điện (10’)
* Mục tiêu: ­ Kể được một số hoạt động diễn ra ở bưu điện 
­  Đối với HS : Nêu được ích lợi của hoạt động bưu điện trong đời sống.
* Cách tiến hành:
Bước 1: Thảo luận nhóm 4 HS  theo gợi ý sau:
­ Bạn đã đến nhà bưu điện chưa? Hãy kể những hoạt động diễn ra ở nhà bưu 
điện tỉnh.
­ Nêu ích lợi của hoạt động bưu điện .
Kết luận: Bưu điện tỉnh giúp chúng ta chuyển phát tin tức, thư tín , bưu phẩm 
giữa các địa phương trong nước và giữa trong nước với nước ngoài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu và kể một số hoạt động diễn ra ở đài phát 
thanh, truyền hình(10’)
* Mục tiêu : Kể được một số hoạt động diễn ra ở đài phát thanh, truyền hình 
­ Biết được ích lợi của phát thanh truyền hình
* Cách tiến hành :
Bước 1: Thảo luận nhóm:
GV chia HS thành các nhóm mỗi nhóm từ 4 đến 6 em thảo luận theo gợi ý 
sau:
Nêu nhiệm vụ và ích lợi của phát thanh, truyền hình.
Bước 2: 
­ Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
­ GV nhận xét và kết luận.
­ Giúp chúng ta biết được những thông tin về vă hóa , giáo dục , kinh tế.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS chơi trò chơi: Đóng vai hoạt động tại bưu 
điện(10’)

* Mục tiêu : HS biết cách ghi địa chỉ ngoài phong bì thư, cách giao tiếp qua 
điện thọai.
* Cách tiến hành:
­ Một số HS đóng vai nhân viên bán tem, phong bì và nhận gửi thư, hàng.
­ Một vài em đóng vai người gửi thư, quà.
­ Một số khác chơi gọi điện thoại.
­ GV cho HS chơi , nhận xét.


Hoạt động nối tiếp (3’)­ Nhận xét giờ học. Dặn HS chuẩn bị bài học tuần 
sau.

Thứ ba ngày 18 tháng 12 năm 2018
TOÁN
CHIA SỐ CÓ BA CHỮ SỐ CHO SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU 
­ Biết đặt tính và tính  chia số có ba chữ số cho số có một chữ số với trường 
hợp  thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
­ HS làm được các bài tập 1 (cột 1, 2, 4). Bài 2, 3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3
­ HS : Vở bài tập toán


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng chia số có 3 chữ số cho số có một chữ 
số(5’)
­ HS lên bảng thực hiện đặt tính rồi tính kết quả 2 phép chia sau:
                               905 : 5 ;            230 : 6 
­ HS nhận xét, nêu cách thực hiện.

­ GVận xét và củng cố 2 trường hợp phép chia hết và chia có dư.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách thực hiện phép chia số có ba chữ 
số cho số có một chữ số trường hợp  thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị.
(15’)
a. Phép chia 560 : 8= ? 
­ GV yêu cầu HS nêu phép tính
­ Đặt tính :  
+ Lưu ý: Ở lần chia thứ 2, hạ 0 ,  0 chia 8 được 0, viết 0 ở thương, 
­ Một HS nêu kết quả của phép chia: 560 : 8 = 70
­ GV gọi HS nhắc lại cách chia. GV chốt lại đây là trường hợp phép chia hết 
số có 3 chữ số chia cho số có một chữ số mà thương có chữ số 0 ở hàng đơn 
vị.
b. Phép chia:  632 : 7 = ?
­ Thực hiện tương tự như phép chia 560 : 8 
­ GV gọi 1 HS  lên làm bài.
­ GV cho các em khác nhận xét và rút ra kết luận.
­ Vậy 632 : 7 = 90 (dư 2)
­ HS so sánh 2 phép chia và nêu được đây là trường hợp phép chia số có ba 
chữ số cho số có một chữ số thương có chữ số 0 ở hàng đơn vị mà có dư.
+ GV cần lưu ý HS: 
­ Ở lần chia thứ 2 số bị chia bé hơn số chia thì viết 0 ở thương theo lần chia 
đó
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành: (15’)
Bài 1: Rèn kĩ năng tính toán.
­ HS thực hiện (cột 1, 2, 4)
­ Thực hiện cá nhân vào bảng con.
­ HS lên bảng chữa bài.


­ Lớp nhận xét, GV chốt kết quả đúng.

­ GV gọi một số HS nêu cách thực hiện.
­ Nêu nhận xét về thương của các phép chia (Thương đều có chữ số 0 ở hàng 
đơn vị)
Bài 2: Rèn kĩ năng giải toán có phép tính là phép chia có dư
­ GV gọi HS đọc đề toán.
­ GV yêu cầu HS căn cứ vào đề bài  tóm tắt và giải bài toán.
­ Một số HS nêu các bước giải.
­ Lớp nhận xét, GV chốt lại các bước giải đúng:
­ HS thực hiện giải bài toán vào vở. GV lưu ý trình bày câu lời giải và đáp số.
­ HS lên bảng chữa bài .
­ Lớp nhận xét, chốt lại kết quả và cách làm đúng.
­ Một số HS nêu lại dạng toán, cách thực hiện dạng toán: Giải toán với phép 
chia có dư
Bài 3: Rèn kĩ năng tính toán
­ GV gắn bảng phụ lên bảng.
­ HS thực hiện theo nhóm (Điền nhanh, điền đúng)
­ GVchia lớp thành các nhóm (4 HS), nêu cách thực hiện
­ HS quan sát nhẩm cách chia và thương của từng phép chia
­ GV gọi các nhóm nêu kết quả thảo luận của nhóm mình. Gọi 2 bạn lên chữa 
bài và giải thích lí do sai của phép tính và thực hiện lại cho đúng.
* Học sinh làm xong bài có thể làm bài giảm tải
Hoạt động nối tiếp (3’)­ HS nêu lại cách chấm chuẩn bị bài sau.

CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: HŨ BẠC CỦA NGƯỜI CHA
I. MỤC TIÊU


­ Nghe viết đúng bài chính tả, trình bày đúng  hình thức bài văn xuôi : Hũ bạc 
của người cha. Không mắc quá 5 lỗi trong bài viết.

­ Làm đúng bài tập điền tiếng có vần ui/uôi (BT 2)­ Làm đúng bài tập 3a/b
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ GV: Bảng phụ viết bài tập 2
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng phân biệt  l hay n(5’)
­ GV gọi 2HS đọc cách điền ở bài tập 3a (SGK trang 120)
+ Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ.
+  Nhai kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa.
­ Cả lớp đọc lại câu tục ngữ trên.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS viết chính tả(20’)
a. Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài viết: 
+ Khi thấy cha ném tiền vào lửa, người con đã làm gì? (người con thọc tay 
vào lửa lấy tiền ra). + Hành động của người con giúp cha hiểu điều gì? (Tiền 
đó do anh làm ra. Phải làm lụng vất vả thì mới quý trọng đồng tiền.
b.Hướng dẫn HS cách trình bày
+ Lời nói của người cha được viết như thế nào? (Viết sau dấu hai chấm, 
xuống dòng, gạch ngang đầu dòng).
c. Hướng dẫn HS viết từ khó
+ Những chữ nào trong bài dễ viết sai? (sưởi, thọc tay, quý).
+ GV viết một số từ  dễ viết sai lên bảng lớp. Nhắc học sinh ghi nhớ chính tả 
để viết bài cho đúng)
d. GV đọc cho học sinh viết bài. (GV giúp  HS viết chậm và hay sai lỗi viết 
đúng). 
­ GV đọc lại cho học sinh soát bài, sau đó ghi số lỗi của mình ra lề bằng bút 
chì.
đ. Chấm, chữa bài
­ GV chấm 15­ 17 bài , nhận xét từng bài về những lỗi chung và lỗi riêng
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả(10’)
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống ui hay uôi?
­ HS đọc thầm nội dung bài, làm bài theo nhóm 4 . GV gọi  2 nhóm lên bảng 

nối tiếp nhau điền nhanh vào chỗ trống.


­ Học sinh cuối cùng trong nhóm đọc lại kết quả của nhóm mình
­ Cả lớp nhận xét về chính tả, phát âm, chốt lại cách điền đúng
Bài tập3a:Tìm các từ chứa tiếng bắt đầu bằng s hoặc x
­ Học sinh nêu yêu cầu của bài tập 
­ HS làm bài cá nhân vào vở bài tập
­ Nhiều học sinh đọc lại kết quả, GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho học sinh
Hoạt động nối tiếp (3’)­ Yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị bài sau.


Thứ tư ngày 19 tháng 12 năm 2018
TOÁN
GIỚI THIỆU BẢNG NHÂN
I. MỤC TIÊU
­ Biết cách sử dụng bảng nhân.
­ HS làm bài tập 1,2,3.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV: Bảng phụ, Bảng nhân trong SGK
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố một số phép nhân trong bảng đã học(5’)
­ Yêu cầu HS nêu miệng kết quả 3 phép tính sau: 9 x 9 ;  6 x 7, 4 x 3  
­ HS, GV nhận xét.
Hoạt động 2: Giới thiệu cấu tạo bảng nhân(5’)
­ HS quan sát bảng nhân trong SGK và nêu được:
+ Hàng đầu tiên gồm 10 số từ 1 đến 10 là các thừa số
+ Cột đầu tiên gồm 10 số từ 1 dến 10 là các thừa số
+ Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là tích của 2 số mà 
một số ở hàng và một số ở cột tương ứng 

+ Mỗi hàng ghi lại một bảng nhân: hàng 2 là bảng nhân 1, hàng 3 là bảng 
nhân 2.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS cách sử dụng bảng nhân(10’)
­ GV nêu ví dụ:  4 x 3 = ?
­ HS quan sát bảng nhân trong SGK.
­ GV gợi ý  để HS  nêu cách sử dụng bảng nhân như  ví dụ trong SGK: 
* Từ số 4 ở cột 1 theo chiều mũi tên sang phải.
* Từ số 3 ở hàng 1 theo chiều mũi tên xuống dưới.
* Hai mũi tên gặp nhau ở số 12.


* Ta có : 4 x 3 = 12
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS thực hành: (20’)
Bài 1: Dùng bảng nhân để tìm số thích hợp ở ô trống
­ HS quan sát mẫu. Nêu cách thực hiện.
­ HS thực hiện cá nhân vào vở nháp: Tìm tích của phép nhân (Ghi kết quả vào 
vở nháp)
­ HS nối tiếp nhau nêu miệng kết quả (42; 28; 72;)
­ HS nhận xét, một số em nêu cách thực hiện.
Bài 2:  Rèn kĩ năng tính toán
­ GV gắn bảng phụ lên bảng, HS quan sát và tìm ra cách làm. ­ HS thực hiện 
cá nhân 
­ HS lên bảng ghi các số cần điền vào ô trống (HS nối tiếp nhau nêu miệng 
kết quả)
­ Vài HS nêu cách tìm tích, tìm một thừa số chưa biết,  GV cho HS nêu mói 
quan hệ giữa phép nhân và phép chia.
Bài 3: Rèn kĩ năng giải toán có lời văn
­ HS đọc đề toán, phân tích đề bài, tóm tắt bài toán, lập kế hoạch giải (HS 
giỏi có thể nêu  cách giải khác)­ Lớp nhận xét, GV chốt lại cách giải đúng.
* Học sinh làm xong bài có thể làm bài giảm tải


Hoạt động nối tiếp (3’) Áp dụng bảng nhân để tìm kết quả của các bảng 
nhân.


TẬP ĐỌC
NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I MỤC TIÊU 
­ Đọc đúng, rõ ràng rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy 
và giữa các cụm từ. 
­ Bước đầu biết đọc bài với giọng kể, nhấn giọng một số từ ngữ tả đặc 
điểm của nhà rông Tây Nguyên.
­ Hiểu đặc điểm của nhà rông và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên 
gắn với nhà rông.(trả lời được các câu hỏi trong SGK). 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố kĩ năng đọc thành tiếng bài Hũ bạc của người 
cha(5’)
­ GV gọi 2 HS  đọc 2 đoạn: Hũ bạc của người cha.
­ Hỏi: Khi ông lão vứt tiền vào bếp người con đã làm gì? Vì sao?
­ GV nhận xét 
­ Giới thiệu bằng tranh minh họa
Hoạt động 2: Hướng dẫn luyện đọc bài Nhà rông ở Tây Nguyên:(15’)
a. GVđọc diễn cảm toàn bài:
­ Giọng tả, chậm rãi, nhấn giọng các từ ngữ tả đặc điểm nhà rông Tây 
Nguyên
b. GV hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa từ.
­ Đọc từng câu
+ HS nối tiếp nhau đọc từng câu trong bài



+ GV theo dõi sửa lỗi phát âm cho từng HS ; giúp HS luyện đọc các từ ngữ 
khó: chiêng, ngọn giáo, tập trung, chiêng trống.
­ Đọc từng đoạn trước lớp
+ GVnêu phương án chia đoạn (4 đoạn, mỗi lần xuống dòng là 1 đoạn)
+ HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn trong bài (2 lượt)
+ Hết lượt một, GV hướng dẫn HS cách ngắt nghỉ, nhấn giọng ở các câu dài, 
câu tả đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên
+ Hết lượt 2: GVgiúp HS hiểu nghĩa các từ mới : Rông chiêng, nông cụ.
­ Đọc từng đoạn trong nhóm
+ HS đọc theo nhóm 4, GV theo dõi giúp đỡ nhóm có HS đọc chưa đạt.  
+ 4 nhóm cử 4 đại diện đọc từng đoạn trong bài
+ HS và GV nhận xét.
­ Cả lớp đọc đồng thanh toàn bài
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài(10’)
­ HS đọc từng đoạn trả lời các câu hỏi SGK: 
­ HS quan sát tranh SGK:
+ Vì sao nhà rông phải chắc và cao? (vì nhà rông được sử dụng lâu dài, là nơi 
thờ thần làng, nơi tụ họp của mọi người trong làng vào những ngày lễ hội, 
nhà rông phải cao để đàn voi di qua không đụng sàn,)
+ Gian đầu của nhà rông được trang trí như thế nào? (là nơi thờ thần làng, 
trên vách có treo một giỏ mây đựng đá thần, xung quanh hòn dá người ta treo 
những cành hoa đan bằng tre, vũ khí nông cụ của cha ông truyền lại.)
+  Vì sao nói gian giữa là trung tâm của nhà rông? (vì gian giữa là nơi đặt bếp 
lửa của nhà rông, nơi các già làng tụ họp để làm việc lớn và cũng là nơi tiếp 
khách của nhà rông).
­ HS đọc toàn bài, nêu nội dung của bài : Đặc điểm của nhà rông Tây Nguyên 
và những sinh hoạt cộng đồng ở Tây Nguyên gắn với nhà rông.
­ GV nhận xét chốt ý đúng.

­ Nhiều HS nhắc lại.
Hoạt động 4: Hướng dẫn HS luyện đọc lại:(5’)
­ GV đọc diễn cảm toàn bài
­ HS nối tiếp nhau thi đọc 4 đoạn sau đó gọi 3 hoặc 4 HS đọc đoạn văn mình 
chọn đọc trước lớp.
­ 3 HS thi đọc cả bài 


­ Cả lớp và GV bình chọn bạn đọc hay nhất, thể hiện đúng nội dung của bài  
học.
Hoạt động nối tiếp (3’)
­ HS nói những điều mình biết sau khi học bài Nhà rông ở Tây Nguyên.
Chuẩn bị bài sau.

LUYỆN TỪ VÀ CÂU
TỪ NGỮ VỀ CÁC DÂN TỘC. LUYỆN TẬP VỀ SO SÁNH.
I . MỤC TIÊU
­ Biết tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta (BT1).
­ Điền đúng từ ngữ thích hợp vào chỗ trống (bài tập 2).
­ Dựa theo tranh gợi ý viết hoặc nói được câu có hình ảnh so sánh (bài tập 3).
­ Điền được từ ngữ thích hợp vào câu có hình ảnh so sánh (bài tập 4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Phương tiện dạy học: Ứng dụng CNTT 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: Củng cố tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai ­ thế nào?(5’)
­ HS tìm bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai thế nào? trong câu sau.
+ Chiếc cặp sách của em rất xinh xắn.
+ Em có chiếc áo màu đỏ tươi.
­ GV nhận xét
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số dân tộc thiểu số ở nước ta và cuộc sống 

phong tục của họ (15’)
Bài tập 1: Kể tên một số dân tộc thiểu số ở nước ta mà em biết?
­ HS nêu yêu cầu của BT 


­ HS thảo luận theo nhóm đôi rồi ghi vào giấy các dân tộc mà nhóm mình biết.
­ Đại diện mỗi nhóm  trình bày kết quả.
­ Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
­ GVdán giấy viết tên một số dân tộc thiểu số chia theo khu vực; chỉ vào bản 
đồ nơi cư trú của các dân tộc.
­ HS chữa bài vào vở  bài tập .
­ GV đưa bản đồ các dân tộc trên đất nước ta  chỉ và nói thêm: Việt Nam có 
54 dân tộc anh em sinh sống.
+ Các dân tộc thiểu số ở phía Bắc (Mường, Dao, Thái, Tày, Nùng, ..)
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Trung (Ê ­ đê, Ba – na, Gia rai, .....),
+ Các dân tộc thiểu số ở miền Nam: (Khơ ­ me, Hoa, ...)
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
­ HS nêu yêu cầu của  bài tập.
­ Thực hiện cá nhân vào vở  bài tập. 
­ HS lên bảng, chữa bài .
­ Sau đó từng HS đọc kết quả. 
­ Lớp nhận xét, GV chố lại lời giải đúng­ HS đọc lại câu văn đã hoàn chỉnh.
Ví dụ: Câu a: Đồng bào miền núi thường trồng lúa trên những thửa ruộng 
bậc thang
Hoạt động 3: Củng cố về câu có hình ảnh so sánh(15’)
Bài tập 3 : Quan sát tranh , viết câu có hình so sánh
­ HS đọc yêu cầu của bài, quan sát từng cặp tranh vẽ.
Hoạt động nối tiếp (2’) Chuẩn bị bài sau.



TỰ NHIÊN VÀ XàHỘI 
HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP
I. MỤC TIÊU   
­ Kể tên một số hoạt động nông nghiệp.
­ Nêu lợi ích của hoạt động nông nghiệp.
­ Đối với HS: Giới thiệu một hoạt động cụ thể.
Một số KNS cơ bản cần GD: Kỹ năng tìm kiếm và xử  lí thông tin: Quan sát, 
tìm kiếm thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình đang sống.Tổng hợp, 
sắp xếp các thông tin về hoạt động nông nghiệp nơi mình sống.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
­ Các hình trang 58, 59 SGK 
­ Tranh ảnh sưu tầm về các hoạt động nông nghiệp. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
Hoạt động 1: Củng cố các hoạt động thông tin liên lạc(5’)
­ GV gọi 2 HS: Kể tên một số hoạt động thông tin liên lạc.
­ GV nhận xét đánh giá.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS kể tên một số hoạt động nông nghiệp (10’)


* Mục tiêu 
­ Kể được tên một số hoạt động nông nghiệp 
* Cách tiến hành 
­ GV chia nhóm 4 học sinh.
­ Các nhóm quan sát các hình trang 58, 59 và thảo luận các câu hỏi gợi ý :
+ Giới thiệu các hoạt động trong mỗi hình vẽ? ( Chăm sóc và bảo vệ rừng; 
Nuôi cá; Gắt lúa bằng máy; Nuôi lợn; Nuôi gà.
­ GV nhận xét, giới thiệu thêm một số hoạt động khác ở các vùng khác nhau 
như: trồng ngô, khoai, sắn, chè, ...chăn nuôi trâu, bò, dê...
­ GV kết luận : Hoạt động nông nghiệp ở mỗi vùng  có những đặc trưng khác 
nhau.

Hoạt động 3: Tìm hiểu một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh nơi bạn 
đang sống(10’)
­ GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp. 
* Mục tiêu:   Biết một số hoạt động nông nghiệp ở tỉnh, nơi các em đang 
sống 
* Cách tiến hành 
Bước 1:Từng cặp học sinh kể cho nhau nghe hoạt động nông nghiệp nơi 
mình đang sống 
Bước 2:  Một số cặp trình bày, các cặp khác bổ sung 
Ví dụ: trồng lúa, rau màu, trồng mía, nuôi tôm, nuôi tằm, nuôi lợn; bò, dê,…
Hoạt động 4: Tìm hiểu lợi ích của hoạt động nông nghiệp(10’) 
* Mục tiêu :  Thông qua triển lãm tranh ảnh, các em biết thêm và khắc sâu 
những hoạt động nông nghiệp.
* Cách tiến hành 
Bước 1: Chia lớp thành 3 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy khổ A0. Tranh 
của các nhóm được trình bày theo cách nghĩ và thảo luận của từng nhóm 
Bước 2: Từng nhóm bình luận về tranh của các nhóm, quanh nghề nghiệp và 
lợi ích của nghề đó.
+ Các hoạt động đó mang lại lợi ích gì?
­ Các nhóm trình bày kết qủa thảo luận nhóm 
­ Các nhóm khác nhận xét bổ sung


 GV nêu: Những hoạt động chăm sóc cây rừng, trồng trọt, chăn nuôi là 
hoạt động nông nghiệp. Hay: Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi thuỷ sản, 
trồng rừng là hoạt động nông nghiệp.
­ GV giới thiệu cho HS thấy rõ lợi ích của hoạt động nông nghiẹp mang hiệu 
quả kinh tế cao trong xuất khẩu nhất là xuất khẩu gạo.
Hoạt động nối tiếp (3’)
­ GV củng cố nội dung bài học.

­ Giáo dục KNS: Tìm hiểu thêm các hoạt động nông nghiệp ở địa phương 
mình và chúng mang lại lợi ích gì. 

THỦ CÔNG 
CẮT, DÁN CHỮ V
I. MỤC TIÊU
­ Biết cách kẻ, cắt, dán chữ V.
­ Kẻ, cất, dán được chữ V. Các nét chữ tương đối thẳng và đều nhau. Chữ  
dán tương đối phẳng.
­ Với học sinh khéo tay: Kẻ, cắt, dán  được chữ V. Các nét chữ thẳng và đều 
nhau. Chữ dán phẳng.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ Mẫu chữ V.
­ Tranh quy trình kẻ, cắt, dán chữ V


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1: GV hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét(5’)
­ GV giới thiệu mẫu chữ V
­ Nét chữ rộng to:
­ Chữ V có nửa bên trái và nửa bên phải giống nhau.
­ Nếu gấp đôi chữ V theo chiều dọc thì nửa bên trái và nửa bên phải của chữ 
trùng khít nhau.   
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu (28’)
    ­ Bước 1: Kẻ chữ V
+ Lật mặt trái của tờ giấy thủ công, kẻ cắt hình chữ nhật có chiều dài 5 ô, 
chiều rộng 3 ô.
+ Chấm các điẻm đánh dấu hình chữ V vào hình chữ nhật. Sau đó kẻ chữ V 
theo các điểm đã đánh dấu.
Bước 2: Cắt chữ V

­ Gấp đôi hình chữ nhật đã kẻ chữ V theo đường dấu giữa (mặt trái  ra 
ngoài).
­ Cắt theo đường kẻ nửa chữ V. 
Bước 3: Dán chữ V
­ GV cho HS thực hiện trên giấy nháp để tiết sau thực hành.
Hoạt động nối tiếp (3’)
 Về chuẩn bị tiết sau để hoàn thành sản phẩm.

Thứ năm ngày 20 tháng 12 năm 2018
TOÁN
GIỚI THIỆU BẢNG CHIA
I. MỤC TIÊU
­ Biết cách sử dụng bảng chia. 
­ HS làm được các bài tập 1, 2, 3
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
­ GV : Bảng phụ  ­ HS: Bảng chia như trong sách giáo khoa


III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
Hoạt động 1:  Củng cố bảng nhân (5’)
­ Học sinh nêu cách sử dụng bảng nhân.
­ GV nhận xét
Hoạt động 2: Giới thiệu bảng chia và hướng dẫn HS cách sử dụng bảng 
chia(15’)
a, Giới thiệu cấu tạo bảng chia 
­ Hàng đầu tiên là thương của hai số.
­ Cột đầu tiên là số chia.
­ Ngoài hàng đầu tiên và cột đầu tiên, mỗi số trong một ô là số bị chia.
b, Hướng dẫn học sinh cách sử dụng bảng chia
­ GV nêu ví dụ : 12 : 4 = ?

+ Từ số 4 ở cột 1 theo chiều mũi tên sang phải đến số 12.
+ Từ số 12 theo chiều mũi tên lên hàng 1 gặp số 3. 
+ Ta có: 3 là thương của 12 và 4.
Vậy 12 : 4 = 3                                                   Tương tự: 12 : 3 = 4
­ GV gọi 1 số học sinh lên thực hiện, lớp cùng giáo viên nhận xét
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS thực hành (15’)
Bài 1: HS tập sử dụng bảng chia để tìm thương của 2 số 
­ HS đọc yêu cầu bài tập 1, 
­ GV hướng dẫn HS dựa vào mẫu bài tập 1 để làm bài:                    
  ­ 3 HS nối tiếp nhau lên điền vào ô trống.
­ GV cùng HS cả lớp nhận xét. GV chốt lại cách sử dụng bảng chia.
Bài 2: Củng cố về cách tìm các thành phần trong phép chia.
­ GV đưa bảng phụ, yêu cầu HS  quan sát  các ô trống cần điền trong mỗi cột 
là  tìm thành phần nào trong phép chia?
­ HS nêu lại cách tìm:Tìm số bị chia; Tìm số chia. Thương
­ HS làm bài cá nhân. 
­ Lớp và GV  nhận xét. GV củng cố cách tìm số bị chia, số chia, thương dựa 
vào bảng chia.
Bài 3 : Củng cố về giải toán có lời văn.
­ HS nêu cách làm và làm bài cá nhân. 


­ HS lên chữa bài, HS nhận xét, GV chốt bài làm đúng
Hoạt động nối tiếp (3’) :Học thuộc bảng chia

CHÍNH TẢ
NGHE­ VIẾT: NHÀ RÔNG Ở TÂY NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
­ Nghe­ viết đúng bài chính tả, trình bày bài sạch sẽ, đúng quy định. Bài viết 
không mắc quá 5 lỗi.

­ Làm đúng bài tập điền  tiếng có  vần ưi / ươi (.  Làm đúng bài tập 3a/b.
 II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 


×