Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Nghiên cứu về ERP ORACLE EBS áp dụng thực tế tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao maxport

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 80 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
BẢNG STYLES CHO VĂN BẢN & HÌNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
a. Cách sử dụng
Trước hết mở file DDVBUnicode13-1 chứa “BẢNG STYLES CHO VĂN BẢN &
HÌNH” này và ghi lại nó với tên khác: “tên file cần soạn thảo” và bắt đầu soạn thảo
với file mới này; hoặc sao nội dung file.doc đã có vào phần đầu của file này để biên
tập lại theo các định dạng (style) cho ở đây và ghi lại với tên mới.
Trang và các styles đã được xác đinh. Nếu muốn xác định lại các định dạng này thì
xem các tham số của mỗi ví dụ style đã cho (làm thao khảo) mà để sửa lại các tham số
đó một cách thích hợp (khi NGUYỄN
chọn định dang
và thao
tác modify). Muốn sửa trang hãy
THỊ
HẰNG
chọn PageSetup >Margin (để đặt lề và đặt giấy), hay >Layout (để đặt Header và
Footer). Cần đặt cách thể hiện Header và Footer sao cho trang đầu khác các trang sau
(trang chẵn khác trang lẻ nếu chon mirror margins).
Giấy A4, chuẩn trường yêu cầu (lề trái:3cm; phải:2.50 cm, top: 3.1cm, Bott: 2.0cm,
Header: 2cm, Footer: 1cm)- Đặt trang đẹp (lề trái:3cm; phải:2.5 cm, top: 3.5cm, Bott:
2.2cm, Header: 2.4cm, Footer: 1.3cm)

CỨU
VỀ
Header trangNGHIÊN
lẻ gồm: số & tên
chương
+ sốERP-ORACLE
trang (đặt góc phải), cănEBS
phải. Trang chẵn:


Tên tài
liệuDỤNG
+ số trangTHỰC
(đặt góc trái),
trái. dưới
dòng Header
có đường
kẻ. Footer:
ÁP
TẾcănTẠI
CÔNG
TY CỔ
PHẦN
tên nhóm& tên lớp, căn giữa. Trên dòng này có đường kẻ.
SẢN XUẤT HÀNG THỂ THAO MAXPORT

Bắt đầu soan thảo, nhập văn bản liên tục từ dòng đầu tiên, chỉ khi xuống dòng mới
nhấn Enter. Nếu gõ chữ in hoa cần nhấn phím Shift hay Caps Lock.
Sau khi nhập xong, bôi đen từng đoạn văn bản và chọn (kích) style thích hợp (tại ô cửa
sổ bên cạnh tên font, hoặc cửa sổ “Formating of selected text” bên phải màn hình soạn
LUẬN VĂN THẠC SĨ
thảo (nếu đã được mở), hoặc mở nó bằng cách chọn: Format> Styles and Formatting…
Định dạng xong văn bản, xoá “Bảng styles cho văn bản & hình” khỏi tài liệu.
b. Vẽ hình
Khi vẽ hình cần chú ý những điều sau đây:
Chọn biểu tượng “Drawing” trên dòng đầu của panel thực đơn để xuất hiện panel
AutoShapes (dưới màn hình) phụ vụ việc chọn định dạng hình cần vẽ.
Có thể thêm văn bản (text) vào trong hình khối bằng cách khi kích chuột vào hình,
nhấn chuột phải để hiện bảng Shortcut, đặt con trỏ vào chỗ cần thêm và chọn Add text
để thêm văn bản. Để hình chứa được nhiều từ cần dãn lề trong của hình đến sát biên

- 2011
bằng cách nhấn chuột phải, chọnHÀ
FormNỘI
AutoShap
> Textbox và giảm các tham số của
các ô “Internal margin” về 0.

-1-


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG
d. Thay cỡ chữ (size
14 chẳngĐẠI
hạn) HỌC CÔNG NGHỆ

Chọn style (bảng bên phải màn hình) cần sửa

Nháy chuột vào mũi tên chỉ xuống bên phải style hiện bảng shortcut

Chọn: Modify (hiện của sổ Modify style)> (chọn co chữ: ví dụ 14 )
>OK

Muốn đơn giản thì bôi đen đoạn văn bản và chọn co chữ thích hợp ở
cạnh phông chữ.

NGUYỄN THỊ HẰNG

CÁC STYLES MẪU
35.Mỗi dòng tương ứng với một mẫu style có tên ghi ở cuối hay dưới dòng, trong

mẫu ghi rõ phông chữ, co chữ, kiểu chữ, dãn dòng, cách đoạn trước, cách đoạn
sau)

NGHIÊN CỨU VỀ ERP - ORACLE EBS
ÁPTRIỂN
DỤNG
THỰC
TẾHƯỚNG
TẠI CÔNG
TY CỔ(Heading
PHẦN
PHÁT
PHẦN
MỀM
ĐỐI TƯỢNG
1)
SẢN XUẤT HÀNG THỂ THAO MAXPORT
1.1. Mục lớn (Arial, co 15, đậm, trước 12pt) – Heading 2

1.1.1. Mục con (NTRoman, co 15, đậm, dãn 1,3line, trước 6pt) - Heading 3
1.1.1.1. Mục con nhỏ (NTRoman, co 14, đậm, nghiêng, dãn 1,3line, trước 6pt)
: Công nghệ thông tin
– Heading 4Ngành

Chuyên ngành : Công nghệ phần mềm

a. Tiểu mục (NTRoman , co 13, đậm, nghiêng, dãn 1,3line, trước 6pt) Mã số
: 60 48 10
Heading 5
a. Tiểu mục (NTRoman , co 13, đậm, nghiêng, dãn 1,3line, trước 6pt) Heading 6

Thụt dòngđầu 1cm (Căn 2bên, LUẬN
NTRoman,
dãn1,2line,
trước6pt)–Body text H
VĂN
THẠC SĨ
Thụt dòngđầu 1cm (Căn 2bên, NTRoman, dãn1,3line, trước6pt)–Body text R
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG NINH THUẬN
Thụt dòng đầu 1cm Italic (Căn 2 bên, NTRoman, dãn 1,3line, trước 6pt)
– Body
text RI
Sát lề hẹp (Căn 2bên, NTRoman, dãn 1,2line, trước6pt ) – Bole-H
Sát lề hẹp (Căn 2bên, NTRoman, dãn 1,2line, trước3pt: dùng cho bảng)– Bole-HH
Sát lề rộng (NTRoman ,căn 2bên, co13, dãn 1,3line, trước 6pt) – Bole-R

HÀ NỘI
- 2009
-2-


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những kết quả đạt được trong luận văn này là do tôi nghiên
cứu, sưu tầm, tổng hợp và sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu của luận văn. Toàn bộ
những điều được trình bày trong khóa luận hoặc là của cá nhân, hoặc được tham khảo
và tổng hợp từ các nguồn tài liệu khác nhau. Tất cả tài liệu tham khảo, tổng hợp đều
được trích dẫn với nguồn gốc rõ ràng.
Toàn bộ chương trình, mã nguồn là do tôi thiết kế và xây dựng trong quá trình
đã đang tham gia và phát triển hệ thống, không sao chép của bất kỳ ai và chưa được
công bố trên bất kỳ phương tiện nào.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Nếu có điều gì

sai trái, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật theo qui định.

Hà Nội, tháng 4 năm 2011.
Học viên

Nguyễn Thị Hằng

-3-


Trước tiên tôi xin được bày tỏ sự trân trọng và lòng biết
ơn đối với thầy giáo TS. Trương Ninh Thuận giảng viên Bộ
môn Công nghệ phần mềm - Khoa Công nghệ thông tin
Trường Đại học Công nghệ - ĐHQGHN. Trong suốt thời gian
học và làm luận văn tốt nghiệp, thầy đã dành rất nhiều thời gian
quí báu để tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, định hướng cho tôi
trong việc nghiên cứu, thực hiện luận văn.
Tôi xin được cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy trong
quá trình học tập, thực hành, làm bài tập, đọc và nhận xét luận
văn của tôi, giúp tôi hiểu thấu đáo hơn lĩnh vực mà tôi nghiên
cứu và những hạn chế cần khắc phục trong việc học tập, nghiên
cứu và thực hiện bản luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn nhóm triển khai của
công ty dịch vụ ERP-FIS (FPT) và công ty Maxport đã tạo điều
kiện để tôi có thể hoàn thành tốt luân văn của mình.
Xin cảm ơn các bạn, đồng nghiệp và nhất là các thành
viên trong gia đình đã tạo mọi điều kiện tốt nhất, động viên, cổ
vũ trong suốt quá trình học tập và làm luận văn tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2011

Học viên
Nguyễn Thị Hằng

-4-


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... - 3 BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ........................................................................ - 7 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG .............................................................. - 8 MỞ ĐẦU .................................................................................................................... - 9 CHƯƠNG 1- CẤU TRÚC ERP VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC ................................. - 11 1.1. TỔNG QUAN VỀ ERP ................................................................................... - 11 1.2. Cấu trúc ERP trong quản trị doanh nghiệp ................................................. - 12 1.2.1. Cấu trúc chung ............................................................................................ - 12 1.2.2. Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP ............................................... - 13 1.2.3. Ứng dụng ERP ở Việt Nam ........................................................................ - 15 1.3. Các chiến lược ERP ......................................................................................... - 16 1.3.1. Chiến lược Big Bang .................................................................................. - 17 1.3.2. Chiến lược Mini Big Bang ......................................................................... - 18 1.3.3. Chiến lược Mega Big Bang ........................................................................ - 19 1.3.4. Chiến lược Multi Big Bang ........................................................................ - 20 1.3.5. Chiến lược Phased ...................................................................................... - 20 1.3.6. Chiến lược Parallel ..................................................................................... - 21 1.3.7. Chiến lược Paper Parallel ........................................................................... - 22 1.3.8. Chiến lược Process line .............................................................................. - 23 CHƯƠNG 2 - HỆ THỐNG ỨNG DỤNG ORACLE EBS .................................. - 25 2.1. Oracle và các sản phẩm của Oracle ............................................................... - 25 2.2. Tổng quan về hệ thống Oracle EBS ............................................................... - 25 2.3. Các ưu điểm nổi bật của Oracle EBS ............................................................ - 26 2.3.1. Hệ thống quản lí doanh nghiệp một cách tổng thể ..................................... - 26 2.3.2. Hệ thống cung cấp thông tin hoàn chỉnh .................................................... - 27 2.3.3. Quản lí thống nhất và chuyên sâu............................................................... - 27 2.3.4. Kiến trúc và công nghệ tiên tiến, an toàn bảo mật cao ............................... - 28 2.4. Sử dụng hệ thống Oracle EBS ........................................................................ - 28 2.4.1. Kiến trúc hệ thống ...................................................................................... - 28 2.4.2. Thiết lập hệ thống ....................................................................................... - 28 2.4.3. Vận hành hệ thống ...................................................................................... - 28 2.4.4. Sử dụng hệ thống ........................................................................................ - 28 2.4.5. Quản trị hệ thống ........................................................................................ - 28 -5-


2.5. Tùy chỉnh (Customize) hệ thống EBS ............................................................ - 29 CHƯƠNG 3 – ERP- ORACLE EBS VỚI BÀI TOÁN QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP NGÀNH MAY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT HÀNG THỂ
THAO MAXPORT ................................................................................................. - 30 3.1. Nhận diện bài toán........................................................................................... - 30 3.1.1. Bài toán ERP cho ngành may ..................................................................... - 30 3.1.2. Tổ chức doanh nghiệp may ....................................................................... - 30 3.1.3. Yêu cầu của bài toán Customize doanh nghiệp may .................................. - 31 3.2. Nhận diện giải pháp......................................................................................... - 32 3.2.1. Tiêu chí giải pháp ....................................................................................... - 32 3.2.2. Cách thức gắn module Customize vào hệ thống Oracle ............................ - 32 3.2.3. Công cụ lập trình ........................................................................................ - 33 3.3. Phân tích, thiết kế ............................................................................................ - 34 3.3.1. Phân tích quy trình...................................................................................... - 34 3.3.2. Thiết kế chức năng ..................................................................................... - 46 3.3.3. Thiết kế cơ sở dữ liệu ................................................................................. - 71 3.4. Điểm nổi bật về mặt công nghệ ...................................................................... - 75 3.3.1. Hệ thống cho phép tích hợp thêm Module Garment BOM ........................ - 75 3.3.2. Hệ thống linh hoạt với nhiều báo cáo Customize phục vụ chứng từ, kiểm tra,
liên lạc với đối tác thuận tiện................................................................................ - 76 3.3.3. Hệ thống bảo mật dữ liệu tốt ...................................................................... - 76 3.3.4. Hệ thống có khả năng kết nối linh hoạt ...................................................... - 76 CHƯƠNG 4- KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..................................... - 78 4.1. Kết luận ............................................................................................................ - 78 4.2. Hướng phát triển ............................................................................................. - 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................... - 79 -

-6-


BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Viết tắt
CNTT
ERP
EBS
CSDL
HR
NPL
PO
LOV
ORG
PI

BOM

Tên đầy đủ
Công nghệ thông tin
Enterprise Resource Planning
e- Business Suite
Cơ sở dữ liệu
Human Resource
Nguyên phụ liệu
Purchase Order
List of values
Organization
Performal Invoice
Bill of material

-7-


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ BẢNG
Số
Hình 1
Hình 2
Hình 3
Hình 4
Hình 5
Hình 6
Hình 7
Hình 8

Tên hình/bảng

Hệ thống vận hành ERP- ERP Implementation
Chiến lược Big Bang
Chiến lược Mini Big Bang
Chiến lược Phased
Chiến lược Paper Parallel
Chiên lược Process Line
Form builder tool

Trang
16
17
18
19
21
22
35
35

Hình 9
Hình 10
Hình 11
Hình 12
Hình 13
Hình 14
Hình 15
Hình 16
Hình 17
Hình 18
Hình 19
Hình 20

Hình 21
Hình 22
Hình 23
Hình 24
Hình 25
Hình 26
Hình 27

Report Builder Tool
SSH Tool
PLSQL Developer
Quy trình nghiệp vụ hướng người dùng cuối
Quy trình nghiệp vụ ngành may theo EBS chuẩn
Quy trình nghiệp vụ Customzie
Quy trình nghiệp vụ
Biểu đồ phân cấp chức năng
Quan hệ giữa các khối chức năng phần BOM
Quan hệ giữa các khối chức năng phần tính giá
Quan hệ giữa các khối chức năng phần sản xuất
Thiết kế giao diện nhập thông tin mùa sản xuất
Thiết kế giao diện nhập thông tin năm sản xuất
Thiết kế giao diện nhập thông tin cỡ sản phẩm
Thiết kế giao diện nhập thông tin màu vật tư chuẩn
Thiết kế giao diện nhập thông tin màu sản phẩm
Thiết kế giao diện nhập thông tin màu vật tư
Thiết kế giao diện nhập thông tin BOM cho sản phẩm
Thiết kế sơ đồ thực thể liên kết phần BOM
Thiết kế sơ đồ thực thể liên kết phần Routing,Collection

Hình 28


Màn hình form Consumption sheet

77

Hình 29

Màn hình form Material Collection

77

Hình 30

Màn hình form Style Costing

78

Hình 31
Hình 32
Hình 33
Hình 34

Màn hình form tạo PO tự động
Màn hình form tính giá thành thành phẩm nhập kho
Report tổng hợ NPL cho chương trình
Màn hình minh họa code sinh Item chi tiết tự động

78
79
79

80

-8-

36
36
37
37
37
40
48
49
49
50
51
52
53
54
55
57
59
75
76


MỞ ĐẦU
Ngày nay, thế giới đang chứng kiến sự ảnh hưởng ngày càng sâu rộng của
CNTT vào từng lĩnh vực kinh tế và xã hội, bất kỳ một quốc gia nào, tập đoàn nào cũng
xác định lấy CNTT làm then chốt trong sự phát triển kinh tế cho cả tương lai. Đi kèm
với sự thâm nhập và phụ thuộc chặt chẽ vào CNTT, thì dữ liệu (database) cũng được

sản sinh với một tốc độ vũ bão, việc quản lý và sử dụng nó một cách hợp lý đang là
vấn đề đau đầu của bất kỳ tổ chức nào ( cơ quan nhà nước, tập đoàn, doanh nghiệp…).
Mất dữ liệu là mất tất cả.
Hiểu được tầm quan trọng của việc mất mát dữ liệu, các tổ chức kinh tế xã hội
đã sử dụng nhiều phương thức nhằm quản lý và khai thác nó một cách tối ưu nhất, bảo
mật nhất. Trong đó phần mềm quản trị cơ sở dữ liệu (CSDL) Oracle đang được các tổ
chức lớn, đa quốc gia tin dùng như một công cụ hỗ trợ đắc lực kiểm soát các quá trình
sản xuất, điều hành mọi hoạt động của tổ chức. Đối với các doanh nghiệp sản xuất lớn,
lượng dữ liệu cần quản lý quả là khổng lồ, nếu sử dụng hệ quản trị cơ sở như SQL
server, Access… không thể đáp ứng cả về dung lượng lẫn tính bảo mất và tiện lợi.
Môi trường kinh doanh hiện đại với áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng buộc
doanh nghiệp luôn phải tìm kiếm giải pháp cung cấp sản phẩm và dịch vụ tới khách
hàng nhanh hơn, rẻ hơn và tốt hơn đối thủ. Để vươn tới mục tiêu này doanh nghiệp
luôn vươn tới hoàn thiện công tác quản lí để sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực
trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Cùng với sự trợ giúp của công nghệ thông tin ngày càng phát triển, doanh
nghiệp đã có công cụ hữu hiệu là các phần mềm hệ thống quản trị doanh nghiệp. Tuy
nhiên, các phần mềm nếu nhỏ lẻ sẽ rất khó khăn trong quản lí, điều cần nhất ở đây là
một hệ thống tích hợp n trong 1. Những năm gần đây, ở Việt Nam xuất hiện một khái
niệm mới khiến các doanh nghiệp ngày càng chú ý và áp dụng phổ biến đó là khái
niệm ERP (Enterprise Resource Planning- kế hoặch hóa nguồn lực doanh nghiệp).
Thực tế người ta gọi ERP là một giải pháp toàn diện cho doanh nghiệp chứ không phải
phần mềm vì gọi là phần mềm sẽ làm mât đi tính tổng thể và tích hợp của ERP.
Vì những tiện ích mà ERP và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Oracle mang lại, các
doanh nghiệp lớn ở Việt Nam và cả trên thế giới đều coi EBS (e-Business Suite) như
một sự lựa chọn hàng đầu đáng tin tưởng.
Trong luận văn này chúng tôi trình bày về ERP và hệ thống ứng dụng Oracle
eBS, cài đặt và triển khai ứng dụng thực tế tại công ty cổ phẩn sản xuất hàng thể thao
Maxport. Ngành dệt may với đặc thù quản lí sản xuất riêng của mình luôn đòi hỏi giải
pháp ERP có những tính năng linh hoạt giúp ứng dụng thuận lợi mô hình này vào thực

tiễn. Hệ thống EBS với tính năng nguồn mở, cho phép tích hợp thêm module để giải
quyết khó khăn gặp phải khi triển khai giải pháp ERP cho công ty may Maxport. Với
các form biểu cho phép nhập liệu, tính toán tùy biến, sinh tự động các item vật tư chi
tiết, các phiếu yêu cầu mua hàng, bảng giá… trước khi đưa vào hệ thống chuẩn cùng
-9-


các report đầu ra được thiết kế phù hợp, song ngữ…tóm lại tất cả đều theo ý doanh
nghiệp, thân thiện với người dùng nhằm đạt mục tiêu nhanh gọn, chính xác và hệ
thống tối ưu nhất.
Nội dung chính của luận văn gồm có 4 chương
Chương 1: Cấu trúc hệ thống ERP và các chiến lược triển khai
Chương này giúp người đọc hiểu thế nào là ERP và cấu trúc của một ERP trong
quản trị doanh nghiệp. Nội dung của chương cũng phản ánh cách thức để triển khai
một hệ thống ERP thường theo những chiến lược nào.
Chương 2: Hệ thống ứng dụng Oracle EBS
Giới thiệu tống quan về hệ thống Oracle EBS và tình hình phát triển của hệ
thống ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
Chương 3: ERP – Oracle EBS với bài toán quản lí doanh nghiệp sản xuất hàng
may mặc tại công ty cổ phần sản xuất hàng thể thao Maxport.
Giới thiệu bài toán quản lí ngành may với những khó khăn gặp phải, phân tích
đưa ra giải pháp tổng thể để triển khai hệ thống ERP cho doanh nghiệp Maxport.
Thiết kế các chức năng, môi trường ứng dụng, giao diện làm việc của module
customize Garment BOM cho hệ thống EBS ngành may mặc.
Chương 4: Kết luận và hướng phát triển
Trình bày các kết quả đạt đươc của luận văn và hướng phát triển trong tương
lai.

- 10 -



Chương 1- CẤU TRÚC ERP VÀ CÁC CHIẾN LƯỢC
1.1. Tổng quan về ERP
Từ những năm 90, cùng với sự phát triển của công nghệ phần cứng và mạng máy
tính doanh nghiệp dựa trên câu trúc khách – chủ sử dụng máy tính PC thay cho máy
lớn trở thành phổ biến, các hệ thống MRP nhường chỗ cho một họ phần mềm mới là
ERP. ERP không chỉ giới hạn trong quản lí sản xuất mà bao trùm lên toàn bộ các hoạt
động chức năng chính của doanh nghiệp như kế toán, quản trị nhân lực, quản trị hệ
thống hậu cần và quản trị hệ thống bán hàng.
ERP (Enterprise Resource Planning – kế hoạch hóa nguồn lực doanh nghiệp) là
bộ giải pháp công nghệ thông tin có khả năng tích hợp toàn bộ ứng dụng quản lí sản
xuất kinh doanh vào một hệ thống duy nhất. Đây là một phương tiện hiện đại, sử dụng
CNTT để quản lí tất cả các nguồn lực (nhân lực, tài chính, sản xuất, thương mại…)
của một tổ chức. Ngoài chức năng quản lý, ERP còn đảm nhận nhiệm vụ phân tích,
kiểm tra thực trạng sử dụng nguồn lực với mức độ cập nhật tùy thụôc vào yêu cầu của
nhà quản lý. Khi mua một sản phẩm ERP-System bạn đã cùng một lúc nhận được cả 3
thứ: 1. Ý tưởng quản lý, 2. Chương trình phần mềm, 3. Phương tiện kết nối để xây
dựng mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán
xuyến mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm toán, phân tích, điều
hành, ERP giúp theo dõi, quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho doanh
nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của một môi trường bên ngoài.
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều công ty triển khai giải pháp ERP cho hoạt động
quản lý sản xuất kinh doanh của mình. Việc triển khai thành công ERP sẽ giúp tiết
kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp lợi ích lâu dài. Thực
tế bản thân phần mềm ERP không có tiến trình nghiệp vụ nhưng nó cung cấp khả năng
cấu hình để tạo ra các quy trình nghiệp vụ (bussiness process) – là một tập hợp của các
hành động nhận một hoặc nhiều dữ liệu đầu vào (input) và tạo ra kết quả đầu ra
(output) có giá trị tới người sử dụng (có thể là khách hàng hoặc nhân viên trong tổ
chức có tác động đến các quy trình). Các kết quả tiến trình nghiệp vụ này sẽ được đưa
ra để vận hành hoạt động doanh nghiệp. Điểm khác biệt giữa phần mềm ERP so với

các phần mềm khác chính là mức độ tích hợp (intergration). Chính khả năng tích hợp
là một điểm đột phá của ERP. Trước ERP các phần mềm nhỏ lẻ phát triển rầm rộ và
được ứng dụng trong các doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có một phần mềm kế toán,
một cái cho kho, một để design product, một cái cho HR…Sau một thời gian người ta
phát hiện ra điểm hạn chế của việc sử dụng phần mềm nhỏ lẻ chính là mức độ tích hợp
giữa các phòng ban. Ví dụ khi có 2 hệ thống phần mềm thì cần có một giao diện kết
nối (interface) để cho 2 phần mềm ‘nói chuyện’ được với nhau. Nếu có thêm một phần
mềm lại phải tăng thêm interface…mức độ phức tạp sẽ tăng lên. Giới chuyên môn gọi
đây là spaghety vì interface rối như mì spaghety. Để giải quyết vấn đề này người ta
- 11 -


nghĩ ra dùng một module để làm lõi (core), từ module này kết nối đến các phần khác.
Giới chuyên môn gọi là Sun model là core của phần mềm ERP góp phần làm giảm bớt
interface kết nối làm đơn giản hóa mọi việc.
Như vậy, ERP hiểu theo nghĩa hẹp là một phần mềm tổng hợp giúp doanh nghiệp
quản lí tổng thể bao gồm nhiều mảng: AIS, HRM, CRM, MRP, SCM… Hiểu theo
nghĩa rộng thì ERP là một giải pháp quản trị toàn diện nhưng dùng công nghệ thông
tin làm nền tảng. Do vậy khi ứng dụng ERP không có nghĩa là dùng một phần mềm
mà là ứng dụng một hệ thống quản lí để có thể sử dụng nhiều hơn sức mạnh của công
nghệ thông tin. Hệ thống ERP sẽ giúp doanh nghiệp khai thác thông tin: đầy đủ, kịp
thời, chính xác và linh hoạt.
1.2. Cấu trúc ERP trong quản trị doanh nghiệp
1.2.1. Cấu trúc chung
Đặc trưng của một phần mềm ERP là có cấu trúc phân hệ (module)[1]. Phần
mềm có cấu trúc phân hệ là tập hợp gồm nhiều phần mềm riêng lẻ, mỗi phần mềm có
một chức năng riêng. Từng phân hệ có thể hoạt động độc lập nhưng do bản chất của hệ
thống ERP, chúng được kết nối với nhau tự động để chia sẻ thông tin nhằm tạo ra một
hệ thống hoàn chỉnh , mạnh hơn. Theo tài liệu chính thức của CIBRES (Certified
Implementer of ERP- chứng chỉ chuyên viên triển khai hệ thống ERP), một trong

những chứng chỉ quốc tế quan trọng nhất đối với chuyên viên tư vấn ERP, một ERP
tiêu chuẩn sẽ gồm những thành phần sau:
− Kế toán tài chính (các phân hệ của kế toán tài chính là nền tảng của ERP)
+ Phân hệ sổ cái
+ Phân hệ sổ phụ tiền mặt, sổ phụ ngân hàng
+ CSDL khách hàng
+ Đơn đặt hàng và các khoản phải thu
+ Mua hàng và các khoản phải trả
+ Lương
+ Nhân sự
+ Tài sản cố định
− Hậu cần (Trade & Logictic)
+ Quản lí kho
+ Quản lí giao nhận
+ Quản lí nhà cung cấp
− Sản xuất (Production)
+ Lập kế hoạch sản xuất
+ Lập kế hoạch nguyên vật liệu
+ Lập kế hoạch phân phối
+ Lập kế hoạch điều phối năng lực
- 12 -








+ Công thức sản phẩm

+ Quản lí luồng sản xuất
+ Quản lí mã vạch
+ Quản lí lệnh sản xuất
Dịch vụ (Service)
+ Quản lí dịch vụ khách hàng
+ Quản lí bảo hành, bảo trì
Quản lí dự án
Lập kế hoạch và dự báo (Planning & Forecasting)
Công cụ lập báo cáo

1.2.2. Lợi ích của doanh nghiệp khi sử dụng ERP
− Tiếp cận thông tin quản trị đáng tin cậy:
ERP giúp các nhà quản lí dễ dàng tiếp cận các thông tin quản trị đáng tin cậy để
có thể đưa ra các quyết định dựa trên cơ sở có đầy đủ thông tin. Nếu không có hệ
thống ERP, một cán bộ quản lý cấp cao phải dựa vào nhiều nguồn để có được thông
tin cần thiết dùng cho việc phân tích tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh của
công ty. Với hệ thống ERP, điều này có thể thực hiện một cách dễ dàng bằng cách sử
dụng một phần mềm ứng dung và trong thời gian thực. “Tích hợp” chính là điều đáng
nói ở ERP. Tích hợp ở đây được hiểu là mọi phân hệ trong ERP cuối cùng đều đưa dữ
liệu về một CSDL chung và duy nhất, sau đó dữ liệu sẽ tự tìm đường đi để có mặt
trong các bước xử lí dữ liệu tiếp theo ở những bộ phận liên quan, cũng như trên các
báo cáo tài chính và quản trị. Nói một cách khác, không có dữ liệu nào cần phải nhập
vào hai lần. Hơn thế, hệ thống ERP không chỉ thu thập và xử lý khối lượng lớn giao
dịch hàng ngày mà còn nhanh chóng lập ra các phân tích phức tạp và các báo cáo đa
dạng.
− Công tác kế toán chính xác hơn
Phần mềm kế toán hoặc phân hệ kế toán của hệ thống ERP giúp các công ty giảm
bớt các sai sót mà các nhân viên có thể mắc phải trong cách hạch toán thủ công. Phân
hệ kế toán của ERP cũng giúp nhân viên kiểm toán và các cán bộ cấp quản lí có thể
kiểm tra được độ chính xác của số liệu theo các đầu tài khoản. Hơn nữa, một phân hệ

kế toán được thiết kế tốt sẽ hỗ trợ các quy trình kế toán và các biện pháp kiểm soát nội
bộ chất lượng.
Khi nhiều người cùng nhập dữ liệu hệ thống ERP giúp loại bỏ sai sót có thể xảy
ra. Ví dụ khi nhân viên A điền tay đơn đặt hàng và viết con số “10” rồi xuất cho khách
hàng B, khi chứng từ này đến tay thủ kho do chữ viết xấu lại nhìn ra thành “16” và
xuất ra 16 thùng, hoặc khi chứng từ đến tay nhân viên kế toán lại bị gõ nhầm thành
“B’”... Những sai sót như vậy gây ra tình trạng nhân viên A có xu hướng tự đi theo dõi
mọi khâu và có sổ theo dõi riêng cho các khách hàng liên quan đến mình, để đảm bảo
rằng lỗi của người khác không gây ảnh hưởng tới công việc của anh ta, và vô tình hay
- 13 -


hữu ý nhân viên A trở thành “lãnh chúa cát cứ” một mảng dữ liệu khách hàng nào đó
của doanh nghiệp. Các cơ chế kiểm tra chéo thường rất khó khăn khi vấp phải những
“lãnh địa” này và thử tưởng tượng một ngày nào đó nhân viên A nghỉ việc, người tiếp
nhận sẽ khó khăn thế nào trong việc xác lập lại những giao dịch với mảng khách hàng
này.
− Cải tiến quản lí hàng tồn kho
Phân hệ quản lí hàng tồn kho trong hệ thống ERP cho phép các doanh nghiệp
theo dõi hàng tồn kho chính xác cả về mặt lượng lẫn giá trị và xác định được mức
hàng tồn kho tối ưu, nhờ đó giảm nhu cầu về vốn lưu động, đồng thời giúp tăng hiệu
quả sản xuất.
− Tăng hiệu quả sản xuất
Phân hệ hoạch định và quản lí sản xuất của phần mềm ERP giúp các công ty
nhận dạng và loại bỏ những yếu tố kém hiệu quả trong quy trình sản xuất. Chẳng hạn
nếu công ty không sử dụng phần mềm ERP mà lên kế hoạch sản xuất một cách thủ
công dẫn đến các tính toán sai từ đó gây ra những điểm thắt cổ chai trong quá trình sản
xuất và thường sẽ gây các lãng phí như không sử dụng hết công suất của máy móc và
công nhân. Nói cách khác, điều này có nghĩa là áp dụng một hệ thống hoạch định sản
xuất hiệu quả có thể làm giảm chi phí sản xuất trên mỗi đơn vị sản phẩm.

Tốc độ luồng công việc nói chung cũng đựơc tăng lên. Rõ ràng tốc độ của một
nhân viên cầm chứng từ giấy chạy từ phòng này sang phòng khác không thể sánh với
tốc độ của chứng từ điện tử chạy trên mạng máy tính. ERP còn tăng tốc độ luồng công
việc bằng cách giải quyết các “nút cổ chai”. Giả sử một doanh nghiệp đã trang bị cục
bộ được các hệ thống phần mềm cho bộ phận kế toán và bán hàng, nhưng bộ phận kho
chưa được trang bị, thì bộ phận kho lúc này sẽ trở thành một “nút cổ chai” làm chậm
lại năng suất làm việc chung và bắt các bộ phận khác phải chờ. ERP với tính chất đồng
bộ sẽ là công cụ để giải quyết các “nút cổ chai” này.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp cần tính toán với dữ liệu, như từ đơn đặt hàng để tính
ra khối lượng nguyên vật liệu cần mua, hoặc đưa ra kế hoạch sản xuất tối ưu cho các
đơn đặt hàng, thì sẽ không có cách nào làm tay cho kịp nếu những tính toán này không
được tích hợp ngay trong hệ thống quản lý.
− Quản lí nhân sự hiệu quả hơn
Phân hệ quản lí nhân sự và tính lương giúp sắp sếp hợp lí các quy trình quản lí
nhân sự và tính lương, do đó làm giảm chi phí quản lí đồng thời giảm thiểu các sai sót
và gian lận trong hệ thống tính lương.
Một CSDL và các quy trình nghiệp vụ tập trung sẽ giúp ban lãnh đạo dễ dàng áp
dụng các cơ chế kiểm soát nội bộ. Chức năng “tìm vết” (audit track) của hệ thống ERP
cho phép nhanh chóng tìm ra nguồn gốc những bút toán cần kiểm tra, cũng như
những nhân viên liên quan đến đường đi của bút toán sai đó.
− Các quy trình kinh doanh được xác định rõ ràng hơn
- 14 -


Các phân hệ ERP thường yêu cầu công ty xác định rõ ràng quy trình kinh doanh
giúp công việc rõ ràng giảm thiểu rối rắm về các vấn liên quan đến hoạt động tác
nghiệp hàng ngày của công ty.
Qua những lợi ích vừa kể trên của ERP, có thể tạo ra cảm giác đây là “chiếc đũa
thần” giải quyết hầu hết các khó khăn về quản lý của doanh nghiệp. Tuy nhiên cần
hiểu rõ mối quan hệ nhân quả giữa cách thức quản lý và việc áp dụng ERP: để áp dụng

thành công ERP doanh nghiệp cần hợp lý hoá và chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ,
và ngược lại ERP sẽ giúp củng cố các quy trình đã được chuẩn hoá về mặt logic này.
Ví dụ khâu nhập hàng của doanh nghiệp quy định phải qua ba bước 1,2,3. Nếu làm
bằng tay người nhân viên có thể vì lý do này khác làm tắt bỏ qua một bước nào đó,
nhưng nếu quy trình ba bước này được đưa vào trong phần mềm, không ai có thể bỏ
qua bước nào vì đơn giản là nếu không hoàn thành bước trước thì phần mềm sẽ không
cho động vào bước sau.
1.2.3. Ứng dụng ERP ở Việt Nam
Ứng dụng ERP [22] vào quản lý là một bước phát triển tất yếu sau nhiều năm các
doanh nghiệp Việt Nam đã áp dụng các hệ thống phần mềm kế toán tài chính. Như đã
nói ở trên, muốn áp dụng được ERP trước hết phải chuẩn hoá được quy trình nghiệp
vụ, vì vậy không phải doanh nghiệp nào cũng dùng được ERP. ERP dành cho những
doanh nghiệp thực sự hướng tới một văn hoá quản lý rành mạch, nghiêm túc và đã
bước được những bước đáng kể trên con đường này. Các doanh nghiệp đã áp dụng
ISO là những đối tượng rất tốt để triển khai ERP.
Áp dụng ERP sẽ giúp doanh nghiệp giải quyết nhiều bài toán quản lý, một số ví
dụ hiện đang là bức xúc của nhiều doanh nghiệp như sau:
− Tạo hệ thống kiểm soát tài chính nội bộ với các kiểm tra chéo
− Tạo các phân tích theo nhiều chiều một cách nhanh chóng
− Quản lí một hệ thống nhiều kho để tránh tình trạng nơi này xuất nơi kia không
nhập…
− Quản lí công nợ khách hàng
− Quản lí hàng sản xuất dở dang, vật tư thu hồi, hàng trả lại…
− Tính gía thành sản xuất
− v..v
Việc ứng dụng ERP cũng cần đi từ thấp đến cao theo một kế hoạch được cân
nhắc thấu đáo, để tránh tình trạng chạy nhanh quá trong khi chân còn yếu. Vấn đề chủ
yếu là các thành viên từ nhân viên đến lãnh đạo trong doanh nghiệp đều cần thời gian
để làm quen với ERP và những sự thay đổi trong cách làm việc đi kèm với việc áp
dụng ERP. Doanh nghiệp có thể triển khai ERP theo nhiều giai đoạn, với các giai đoạn

chính như sau:

- 15 -


Giai đoạn 1: triển khai các phân hệ liên quan đến kế toán tài chính. Các phân hệ
này nói chung cung cấp các chức năng của một phần mềm kế toán như hiện nay nhiều
doanh nghiệp đã dùng. Vì vậy giai đoạn 1 sẽ tương đối dễ dàng.
Giai đoạn 2: triển khai các phân hệ liên quan đến hậu cần như quản lý kho, quản
lý việc giao nhận hàng... Các phân hệ này sẽ lập tức tự tích hợp vào các phân hệ kế
toán. Sau giai đoạn này ERP đã quản lý gần như mọi phòng ban trong doanh nghiệp,
chỉ trừ dưới phân xưởng.
Giai đoạn 3: đối với các doanh nghiệp sản xuất, giai đoạn này sẽ triển khai các
phân hệ liên quan đến quản lý sản xuất và giá thành sản phẩm. Tùy từng hệ thống
ERP, việc quản lý sản xuất có thể rất chi tiết đến từng giờ máy và giờ công lao động.
Giai đoạn 1 và 2 nói chung có thể triển khai tại mọi doanh nghiệp. Giai đoạn 3
đòi hỏi việc sản xuất của doanh nghiệp phải tương đối quy củ và hiện đại. Có thể
doanh nghiệp chỉ chọn áp dụng ERP đến giai đoạn 2 nếu thấy việc quản lý phân xưởng
của mình còn quá nhiều yếu tố phi chuẩn.
Như vậy, muốn áp dụng được ERP trước hết phải hiểu ERP có thể làm được gì và
không thể làm được gì. Đối với các nhà quản lý, điều cần nhớ là ERP không tự tạo ra
sự thay đổi về quy trình làm việc mà điều này cần được làm trước khi áp dụng ERP.
Ngược lại ERP sẽ góp phần đắc lực củng cố những quy trình làm việc mới theo ý đồ
nhà quản lý. ERP giúp nhà quản lý tạo ra cơ chế kiểm soát nội bộ đáng tin cậy và tạo
ra một nhịp làm việc đồng bộ với sự phân chia trách nhiệm rõ ràng, nhưng đồng thời
lại phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp.
1.3. Các chiến lược ERP
Có rất nhiều chiến lược để xây dựng và chuyển đổi từ hệ thống quản lý cũ sang
hệ thống ERP [3]. Các chiến lược thường được phân loại:


- 16 -


Tiến trình (Process)
Tiến trình ghép (Process)
Tiến trình đường thẳng (Process
Line)
Tiến trình song song (Parallel)
Tiến trình theo giai đoạn (Phased)
Tiến trình Big Bang

Công nghệ (Technology)

Nhân lực (People)

Phần cứng (Hardware)

Chức năng (Functional)

Phần mềm (Software)

Hạng nhẹ (Lightweight)
Hạng nặng (Heavyweight)
Một đội (A-team)

Hình1- Hệ thống vận hành ERP- ERP Implementation
Bất kỳ chiến lược chuyển đổi nào cũng được hỗ trợ bởi màn hình 3 thành phần
như hình trên, bao gồm có quy trình, con người và kĩ thuật. Sai lầm khi sử dụng một
trong ba khía cạnh này có thể làm cho đề án ERP nhanh chóng sụp đổ. Việc hiểu rõ
quy trình, con người và kĩ thuật sẽ giúp doanh nghiệp thành công trong quá trình

chuyển đổi.
1.3.1. Chiến lược Big Bang
Chiến lược Big Bang còn được gọi là ‘chìa khóa trao tay’ từ hệ thống cũ sang hệ
thống ERP mới vào một thời điểm định trước nào đó. Tất cả các chức năng của hệ
thống cũ cùng một lúc chuyển đổi sang hệ thống mới trong một ngày hay một dịp cuối
tuần.
Các phân hệ tương ứng được chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Nếu
vận dụng đúng đắn chiến lược Big bang có những điểm thuận lợi:
− Tổng chi phí triển khai thấp vì không cần chương trình giao tiếp để tích hợp và
duy trì cả hệ thống
- 17 -


− Triển khai vào chuyển đổi hệ thống rất nhanh chóng
− Tạo ra trọng tâm cho tất cả các thành viên của đội ERP
Tuy nhiên, cũng có một số điểm bất lợi trong việc sử dụng chiến lược Big Bang
như:
− Mất nhiều thời gian và chi phí cho việc lên kế hoạch, sự chuẩn bị để có thể thực
hiện
− Vấn đề cổ chai các tài nguyên
− Sự thiếu hụt chuyên môn trong kỹ thuật Big Bang sẽ làm dự án thất bại
Hệ thống cũ
(Legacy system)

Golive
date

Hệ thống ERP mới
(New ERP system)
Tương lai


Quá khứ

Tài chính (Financials)

Tài chính (Financials)

Mua hàng (Purchasing)

Mua hàng (Purchasing)

Kho (Inventory)

Kho (Inventory)

Bán hang (Sales)

Bán hang (Sales)

Dự báo (Forecasting)

Dự báo (Forecasting)

Kế hoạch sản xuất (MRP)

Kế hoạch sản xuất (MRP)

Dịch vụ (Field Service)

Dịch vụ (Field Service)


Cấu hình (Configuarator)

Cấu hình (Configuarator)

Hình 2- Chiến lược Big Bang
Chiến lược Big bang ít được dùng vì nó mạo hiểm. Mức độ thất bại khi sử dụng
cách tiếp cận big bang là rất cao. Big bang vẫn được vận dụng trong nhiều trường hợp.
Nó có thể được dùng trong những trường hợp khi mà giải pháp ERP cần được vận
hành ngay tức thời. Ví dụ, vì hệ thống ERP cũ của họ đã bị hư hỏng do trục trặc, thảm
họa do sự phá hủy vật lý hay sự hư hỏng của cơ sở dữ liệu. Cách tiếp cận big bang
thích hợp cho những công ty nhỏ nơi mà tất cả các nguồn tài nguyên quan trọng của
dự án có thể được huy động tức thời của một nhà quản lý đề án. Để thành công khi sử
dụng chiến lược big bang chúng ta cần có sự chuẩn bị cẩn thận và lên kế hoạch chu
đáo.
1.3.2. Chiến lược Mini Big Bang
Chiến lược Mini Big Bang là cách tiếp cận chiến lược Big bang đơn giản, chia
nhỏ thành hai hay nhiều phần, mỗi phần bao gồm nhiều phân hệ, chức năng. Trong đó
- 18 -


các nhóm phân hệ cần được thực hiện cùng lúc như: phân hệ tài chính, mua hàng, kho,
bán hàng.
Chiến lược Mini big bang chứa đựng một sự thay đổi nào đó nhưng vẫn chưa
được xem là một bước nhảy vọt. Trong khoảng thời gian giữa hai lần ‘Mini-big bang’,
doanh nghiệp sẽ vận hành đồng thời cả hệ thống cũ và mới. Các nhà cung cấp ERP,
các nhà tích hợp hệ thống và các nhà cung cấp dịch vụ thường đề cập đến chiến lược
Mini bigbang như là từng bước chuyển đổi hệ thống. Chiến lược Mini big bang có
khuynh hướng khá phổ biến với mức độ thành công khác nhau.


Golive
date

Hệ thống cũ
(Legacy system)

Golive
date

Hệ thống ERP mới
(New ERP system)

Quá khứ

Tài chính (Financials)

Tài chính (Financials)

Mua hàng (Purchasing)

Mua hàng (Purchasing)

Kho (Inventory)

Kho (Inventory)

Bán hang (Sales)

Bán hang (Sales)


Dự báo (Forecasting)

Dự báo (Forecasting)

Kế hoạch sản xuất (MRP)

Kế hoạch sản xuất (MRP)

Dịch vụ (Field Service)

Dịch vụ (Field Service)

Cấu hình (Configuarator)

Cấu hình (Configuarator)

Tương lai

Hình 3 - Chiến lược Mini Big Bang
1.3.3. Chiến lược Mega Big Bang
Chiến lược Mega Big bang đề cập đến một công ty lớn, với nhiều vị trí, tất cả
đều hoạt động cùng lúc sử dụng chiến lược big bang. Một vài tập đoàn đã thực hiện
cách tiếp cận chiến lược này như là động lực thúc đẩy ‘làm hoặc chết’ cho những đề
án chậm trễ. Trong những trường hợp như vậy sự quản lý từ cấp cao nhất sẽ đưa ra
quyết định một ngày kết thúc hệ thống ERP cũ, trong đó tất cả các dịch vụ ERP cũ sẽ
được kết thúc, bất kể các đơn vị có sẵn sàng hay chưa? Các đơn vị phải ghi nhận số
liệu và chấm dứt các giao dịch trên hệ thống ERP cũ.

- 19 -



1.3.4. Chiến lược Multi Big Bang
Chiến lược Multi Big bang sử dụng nhiều big bang liên tục cho nhiều địa điểm
địa lý khác nhau. Cách tiếp cận này có thể được sử dụng cho những tập đoàn lớn có
nhiều khu vực địa lý được hỗ trợ bởi một nhóm kĩ thuật tập trung. Nhóm kỹ thuật tập
trung này sẽ giúp đỡ thực thi mới cho một vị trí địa lý. Sau khi hoàn tất họ sẽ di
chuyển đến hệ thống kế tiếp và cứ tiếp tục cho đến khi họ hoàn tất tòan bộ. Trong
những trường hợp khác chiến lược Multi big bang sẽ được sử dụng bởi vì những khu
vực khác nhau của tập đòan có những nhóm kĩ thuật riêng nhưng vẫn chia sẻ cùng
nguồn tài nguyên phần cứng và phần mềm.
1.3.5. Chiến lược Phased
Cách tiếp cận phân chia giai đoạn
Hệ thống cũ
(Legacy system)
Quá khứ

Tài
(Financials)

chính

Hệ thống ERP mới
(New ERP system)

Golive
date

Tương lai

Tài chính (Financials)


Mua hàng (Purchasing)
Kho (Inventory)

Mua hàng (Purchasing)
Kho (Inventory)

Bán hang (Sales)
Dự báo (Forecasting)
Kế hoạch sản xuất (MRP)

Dự báo (Forecasting)
Kế hoạch sản xuất (MRP)

Dịch vụ (Field Service)

Dịch vụ (Field Service)

Cấu hình (Configuarator)

Cấu hình (Configuarator)

Hình 4 - Chiến lược Phased
Thực thi một module chức năng ở một thời điểm theo thứ tự tiếp nối. Cách tiếp
cận này đòi hỏi phải có chương trình giao tiếp và tích hợp hệ thống cũ và mới. Những
chương trình phải khắc phục được khoảng cách khác biệt giữa hệ thống ERP cũ và
mới cho đến khi hệ thống ERP mới trở nên hoàn thiện đầy đủ các chức năng.
Một ví dụ hay là khi các module tài chính hoạt động trên phần mềm ERP mới
trong khi module kiểm kê vẫn còn hoạt động trên hệ thống ERP cũ. Thông qua việc sử
dụng các chương trình tích hợp và chuyển đổi, các hoạt động tài chính xảy ra trong các

module kiểm kê được xuất ra hệ thống tài chính mới trong một định dạng có thể hiểu
được bởi hệ thống ERP mới.
- 20 -


Ưu điểm là cách tiếp cận này cho phép công ty có thể thực thi một module chức
năng vào một thời điểm trước khi một chức năng khác được thi hành. Nhiều công ty
cảm thấy thoải mái hơn khi thực hiện cách tiếp cận ‘từng bước lát đá’. Tổng số tài
nguyên cần thiết ở bất kỳ điểm thời gian nào cho trước có thể ít hơn.
Bất lợi của cách tiếp cận này là nhu cầu về nguồn tài nguyên kỹ thuật. Các
nguồn tài nguyên kĩ thuật thường được cần đến trong cách tiếp cận này bởi vì các
chương trình tích hợp và chương trình chuyển đổi thì cần thiết giữa hai hệ thống ERP.
Tổng chi phí và thời gian thực thi thường cao hơn trong cách tiếp cận này.
Cách tiếp cận phân chia nhiều giai đọan thường được dùng trong những trường
hợp thiếu sự phối hợp tập trung hóa trong đề án ERP. Không có sự lãnh đạo và phối
hợp chặt chẽ trong một đề án, những nhà quản lý chức năng hay những những người
lãnh đạo đội nhóm có khuynh hướng làm theo sự chỉ dẫn trong lĩnh vực chức năng đặc
thù của họ. Bởi vì không có một nhà quản lý chức năng nào có quyền lực hơn nhà
quản lý chức năng khác, mỗi người được phép xác định giới hạn của riêng họ. Cách
tiếp cận phân chia giai đoạn thích hợp cho chiến lựơc đặc thù này; tuy nhiên nó không
nhất thiết phải có tỷ lệ thành công cao hơn bởi sự thích hợp tốt. Các dự án triển khai
dài hơn 18 tháng thường dùng cách tiếp cận phân chia giai đoạn.
Một biến thể của cách tiếp cận phân chia giai đoạn là sự kết hợp với mini big
bang. Thực hiện nhiều mini big bang qua từng các giai đoạn của đề án.
1.3.6. Chiến lược Parallel
Đây là cách tiếp cận song song vận hành hệ thống cũ và hệ thống ERP mới
đồng thời trong một khoảng thời gian. Khoảng thời gian mà cả hai hệ thống hoạt động
là từ một ngày cho đến nhiều tháng. Những phần có cùng chức năng kinh doanh (bao
gồm phần mềm), như là việc mua hàng, kiểm kê, dự báo… được vận hành cùng lúc
trong hệ thống ERP. Cách tiếp cận song song có thể được suy nghĩ như là một khía

cạnh khác đối với một chiến lược thực thi ERP.
Một thuận lợi đối với cách tiếp cận song song là nó có tùy chọn khôi phục tốt
trong trường hợp có sự cố xảy ra. Bởi vì cả hệ thống ERP cũ và hệ thống ERP mới
hoạt động cùng một lúc cho một module, do đó cách tiến trình kinh doanh của công ty
sẽ không bị làm gián đoạn nếu hệ thống ERP mới trục trặc.
Hệ thống ERP thông thường là rất khổng lồ và độ rủi ro thất bại là rất lớn. Do
đó để khắc phục các sai sót trong quá trình triển khai các công ty thường tiếp cận triển
khai theo cách này. Giải pháp này cung cấp khả năng so sánh rất chi tiết hệ thống cũ
và hệ thống mới với các điều kiện thực tế của công ty. Mặc dù giảm bớt rủi ro trong
quá trình triển khai nhưng song song lại phải trả một giá rất đắt về tài nguyên phải bỏ
ra (công sức, thời gian, tiền bạc). Bởi vì gần như mọi thứ đều phải gấp đôi lên để đảm
nhận và giúp cho cả hai hệ thống cùng hoạt động. Vấn đề lộn xộn sẽ xảy ra nếu một ai
đó tương tác với hệ thống không tuân thủ cách thức làm việc cho hai hệ thống khác
nhau. Cách tiếp cận này cho phép so sánh kết quả của hai hệ thống. Một khi lỗi được
phát hiện chúng ta phải tiến hành kiểm tra sự khác biết giữa hai kết quả. Sau đó xác
- 21 -


định hệ thống ERP đã không đáp ứng đúng hay do thao tác sai để đưa ra giải pháp
khắc phục và chỉnh sửa.
Cách tiếp cận song song rất lý tưởng để triển khai các hệ thống có độ ổn định
cao hoặc không có những thay đổi lớn. Nó không thích hợp với các hệ thống kém ổn
định hay thay đổi hoặc hoạt động có giới hạn.
1.3.7. Chiến lược Paper Parallel
Một dạng khác của cách tiếp cận song song là cách tiếp cận Paper Parallel. Đây
là một cách tiếp cận vận dụng phương pháp tiếp cận song song nhưng tránh lãng phí
về tài nguyên (công sức, thời gian và tiền bạc). Nhìn chung thì công việc của các nhân
viên triển khai cũng không có gì khác biệt nhưng cách tương tác với hệ thống cũ là có
một vài thay đổi.
Thay vì tương tác trực tiếp với hệ thống cũ thì ta lại tiến hành ghi nhận lại tất cả

các thao tác và hoạt động trên giấy. Tập hợp và lưu trữ tất cả các tài liệu đó để sử dụng
khi cần thiết, như vậy hệ thống có vẻ như đã song song. Đến khi chúng ta tin chắc rằng
hệ thống ERP có vẻ như đã ổn định thì công việc ghi chép có thể chấp dứt. Nếu xảy ra
sai sót với hệ thống ERP mới chúng ta có thể sử dụng lại các tài liệu đã ghi chép để tạo
lại các thông số và đảm bảo lại sự ổn định của hệ thống.
Golive
&Legacy
Shutdown

Hệ thống cũ
(Legacy system)
Quá
khứ

date

Golive
&Legacy
Shutdown

date

Tài chính (Financials)

Tài
chính
giấy
Financials)
Tài chính (Financials)


Mua hàng (Purchasing)

Mua hàng giấy (Paper
Purchasing)
Mua hàng (Purchasing)

Kho (Inventory)

Kho giấy (Paper Inventory)

(Paper

Kho (Inventory)
Bán hang giấy (Paper Sales)

Bán hang (Sales)

Bán hàng (Sales)
Dự báo (Forecasting)

Dự
báo
giấy
Forecasting)
Dự báo (Forecasting)

Kế hoạch sản xuất (MRP)

Kế hoạch sản xuất giấy
(PaperMRP)

Kế hoặch sản xuất (MRP)

Dịch vụ (Field Service)

Dịch vụ giấy (Paper Field
Service)
Dịch vụ (Field Service)

Cấu hình (Configuarator)

Cấu
hình
giấy
(Paper
Configuarator)
Cấu hình ( Configuarator)

(Paper

Hình 5 - Chiến lược Paper Parallel
- 22 -

Hệ thống ERP mới
(New ERP system)
Tương
lai


1.3.8. Chiến lược Process line
Chiến lược này được định nghĩa tương tự chiến lược mini bigbang. Tuy nhiên

nó tập trung vào việc quản lý những dòng tiến trình công việc song song hoặc các dây
chuyền quản lý sản xuất. Một ví dụ bao gồm việc sản xuất được thực hiện thông qua 2
giai đoạn là rửa và làm sạch chân không. Theo chiến lược này, dây chuyền làm sạch
chân lông và các tài nguyên liên quan sẽ được chuyển sang quản lí bằng hệ thống ERP
trước. Sau khi dây chuyền sản xuất làm sạch chân lông không thực hiện thành công sự
chuyển đổi, dây chuyền rửa bắt đầu chuyển từ hệ thống ERP cũ sang hệ thống mới.
Khi sử dụng chiến lược này, dây chuyền nhỏ hơn (dễ hơn) ít rủi ro hơn và xác suất
thành công cao hơn thường được chuyển đổi trước tiên. Sự thành công bước đầu giúp
xây dựng một tổ chức tin tưởng trong hệ thống ERP mới, làm tăng tòan bộ xác suất
thành công. Dựa trên sự thành công của dây chuyền đầu tiên, tài nguyên được tiếp tục
tân dụng trong các dây chuyền khác khó khăn và thách thắc lớn hơn.
Khái niệm tương tự được áp dụng cho các tổ chức dịch vụ. Các quy trình
nghiệp vụ đơn giản hơn sẽ được chuyển đổi sang hệ thống ERP mới, sau đó các quy
trình khác sẽ tiếp tục được chuyển đổi.
Legacy
systemVacuum
Cleaners
Legacy system- Dishwashers
Golive
&Legacy
Shutdown

Quá
khứ

Tài chính (Financials)

date

New ERP systemCleaners

New
ERP
system(New ERP
system)
Cleaners
Golive
date
(New
ERP system)
Dishwasher

Tương
lai

Tài chính (Financials)
Mua hàng (Purchasing)

Mua hàng (Purchasing)
Kho (Inventory)

Vacuum

Tài chính giấy (Paper Financials)

Tài chính (Financials)
Mua hàng (Purchasing)

Vacuum

Mua hàng (Purchasing)

Kho (Inventory)

Kho (Inventory)

Kho (Inventory)

Bán hang (Sales)

Bán hang (Sales)

Bán hang (Sales)

Bán hàng (Sales)

Dự báo (Forecasting)

Dự báo ( Forecasting)
Dự báo (Forecasting)

Dự báo (Forecasting)
Kế hoạch sản xuất (MRP)

Kế hoạch sản xuất (MRP)

Kế hoạch sản xuất (MRP)
Dịch vụ (Field Service)

Dịch vụ (Field Service)

Dịch vụ (Field Service)

Cấu hình (Configuarator)

Kế hoặch
(MRP)

sản

xuất

Dịch vụ (Field Service)
Cấu hình (Configuarator)

Cấu hình (Configuarator)

Cấu
hình
Configuarator)

Hình 6 - Chiến lược Process Line
- 23 -

(


Sau khi dây chuyền sản xuất làm sạch chân lông không thực hiện thành công sự
chuyển đổi, dây chuyền rửa bắt đầu chuyển từ hệ thống ERP cũ sang hệ thống mới.
Khi sử dụng chiến lược này, dây chuyền nhỏ hơn (dễ hơn) ít rủi ro hơn và xác suất
thành công cao hơn thường được chuyển đổi trước tiên. Sự thành công bước đầu giúp
xây dựng một tổ chức tin tưởng trong hệ thống ERP mới, làm tăng tòan bộ xác suất
thành công. Dựa trên sự thành công của dây chuyền đầu tiên, tài nguyên được tiếp tục

tân dụng trong các dây chuyền khác khó khăn và thách thức lớn hơn.
Khái niệm tương tự được áp dụng cho các tổ chức dịch vụ. Các quy trình
nghiệp vụ đơn giản hơn sẽ được chuyển đổi sang hệ thống ERP mới, sau đó các quy
trình khác sẽ tiếp tục được chuyển đổi.

- 24 -


Chương 2 - HỆ THỐNG ỨNG DỤNG ORACLE EBS
2.1. Oracle và các sản phẩm của Oracle
Được Larry Ellision cùng Bob Miner và Ed Oates thành lập ngày 16/06/1977 tại
Redwood Shored, California (Mỹ) với tên ban đầu là Software Development
Laboratories (SDL), đến nay công ty Oracle (Oracle Corporation- NASDAQ:ORCL)
đã trở thành một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới. Oracle có văn
phòng ở hơn 145 nước (trong đó có Việt Nam) với hơn 50,000 nhân viên trên toàn thế
giới.
Ngày nay, các sản phẩm của Oracle đã trở thành các công nghệ nền tảng hàng
đầu thế giới như các bộ công cụ thiết kế và phát triển ứng dụng Oracle Designer,
Oracle Developer (gồm cả Oracle Forms, Oracle Reports, Oracle Discoverer, Oracle
JDeveloper…) cũng trở nên rất phổ biến. Ngoài ra, một mảng sản phẩm mà Oracle đã
và đang rất chú trọng phát triển chính là phần mềm quản trị doanh nghiệp tổng thể
(ERP). Ngoài việc đầu tư cho sản phẩm của mình là Oracle eBusiness Suite, Oracle
cũng đang tiếp tục duy trì các sản phẩm ERP của PeopleSoft (bị Oracle mua vào cuối
năm 2004) và J.D. Edwards EnterpriseOne. Oracle cũng đã tuyên bố sẵn sang mua
Siebel – một công ty ERP lâu đời khác. Vị thế của Oracle trên thị trường ERP đã được
khẳng định và ngày càng được củng cố, phát triển.
Oracle là hãng hàng đầu thế giới trong lĩnh vực cung cấp hệ quản trị cơ sở dữ
liệu quan hệ (RDBMS). Bên cạnh đó Oracle cũng cung cấp nhiều hệ thống ứng dụng
khác. Oracle có hệ thống hỗ trợ toàn cầu và đã đặt văn phòng đại diện ở VN hơn 10
năm, cơ sở dữ liệu và công cụ phát triển của Oracle cũng đã khá quen thuộc với người

Việt Nam.
Một số sản phẩm của Oracle như:
− Oracle Database: hệ thống quản trị CSDL của Oracle
− Application Server: môi trường thực thi ứng dụng Oracle. Đây là tập hợp
rất nhiều công nghệ của Oracle như: Form server, web server, report
server…làm nền tảng cho việc phát triển ứng dụng.
− Development Tools: bộ công cụ phát triển ứng dụng của Oracle
− Oracle Collaboration Suites: ứng dụng cộng tác của Oracle
− Oracle e- Buissiness suite: hệ thống ứng dụng ERP của Oracle
2.2. Tổng quan về hệ thống Oracle EBS
Trên thị trường ERP [12], Oracle E – Business Suite được biết đến như là một
trong những giải pháp ERP hàng đầu trên thế giới. Đây là một bộ gồm các ứng dụng
quản trị doanh nghiệp cho phép quản lí hiệu quả và tự động hóa tất cả các mảng
nghiệp vụ: kế toán tài chính, thương mại dịch vụ, sản xuất, cung ứng, vật tư hàng
hóa…Để có được thành công như ngày hôm nay, Oracle E – Business Suite đã có một
lịch sử hình thành và phát triển lâu dài. Oracle luôn tự hào là người tiên phong trong
- 25 -


×