Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Lí Ông Trọng- Mai Thúc Loan.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.03 KB, 4 trang )

Lý Ông Trọng


Ngày xưa, cuối đời Hùng Vương, ở huyện Từ Liêm, quận Giao Chỉ, có một
người họ

Lý, tên Thân, thân hình to lớn, cao hai trượng ba thước, sức mạnh vô cùng.
Thân lỡ tay làm chết người, bị tội tử hình, song vua Hùng Vương tiếc người
kỳ dị, dũng mãnh nên không nỡ giết. Đến đời Thục An Dương Vương, Tần
Thủy Hoàng muốn xua quân sang chiếm Việt Nam, vua Thục bèn đem Lý
Thân ra cống hiến. Tần Thủy Hoàng được Lý Thân lấy làm quý lắm, phong
cho làm Tư lệnh Hiệu úy mang quân ra đóng giữ ở bờ cõi Lâm Thao. Trông
thấy hình thù khổng lồ của Lý Thân, quân sĩ nước Hung Nô khiếp sợ không
dám quấy nhiễu. Tần Thủy Hoàng lại phong cho Lý Thân làm Vạn Tín Hầu
và cho phép được trở về Nam thăm xứ sở.

Mấy năm sau, quân Hung Nô lại quấy rối ở biên thùy, Tần Thủy Hoàng nhớ
đến Lý Thân, sai sứ sang vời. Lý Thân không chịu đi làm tôi cho nước ngoài
bèn trốn vào rừng. An Dương Vương phải nói dối là Lý Thân chết rồi. Tần
Thủy Hoàng đòi lấy xác của Lý Thân. Bất đắc dĩ, Lý Thân phải tự tử, An
Dương Vương sai lấy thủy ngân ướp xác Lý Thân rồi mang nộp cho Tần
Thủy Hoàng. Thấy Lý Thân đã chết, Tần Thủy Hoàng cho đúc đồng làm
tượng đen đem dựng ở cửa thành Tư Mã đất Hàm Dương, gọi là tượng Lý
Ông Trọng. Tượng cao lớn hai trượng, thân hình khổng lồ, bụng rất to, trong
bụng làm rỗng có thể chứa được nhiều người, hai tay và đầu, cổ có máy cử
động, mỗi khi có người nước ngoài đến viếng, thì đã có người ở trong bụng
tượng kéo máy cho tượng cử động. Nước Hung Nô lầm tưởng Lý Thân còn
sống nên sợ oai mà không dám phạm vào cửa ải.

Đến đời Đường, Triệu Xương sang đô hộ đất Giao Châu, nghe tiếng lập đền
thờ Lý Thân. Tới khi Cao Biền qua Việt Nam đánh quân Nam Chiếu, cho


trùng tu lại ngôi đền và tạc tượng để thờ gọi là đền Lý hiệu úy, ở làng Thị
Hiện, huyện Từ Liêm, ngay bên sông Cái, cách phía tây thành Đại La (Hà
Nội ngày nay) trên năm mươi dặm.

Mai Hắc Đế - Mai Thúc Loan
Năm Nhâm Tuất (722) đời vua Huyền Tông nhà Đường, ở Hoan
Châu nổ ra cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan. Mai Thúc Loan quê
ở Mai Phụ, Thạch Hà, Hà Tĩnh). Không ai còn nhớ năm sinh ngày
mất của ông. Chỉ biết rằng, thuở nhỏ nhà Mai Thúc Loan nghèo lắm,
mẹ phải đi làm mướn cho nhà giàu và kiếm củi nuôi con. Đã thế, cậu
bé lại chịu tiếng xấu là con không cha và nước da đen xạm xấu xí.
Nhưng Mai Thúc Loan cũng sớm bộc lộ thiên tư thông minh, sáng ý
kỳ lạ và có sức khỏe tuyệt vời.
Lớn lên, Mai Thúc Loan phải làm lụng, lo toan giúp mẹ đủ việc. Chú
bé hết đi làm mướn cho bọn hào phú lại theo mẹ vào rừng kiếm củi.
Rồi một tai nạn khủng khiếp xảy ra giữa buổi hai mẹ con đi kiếm củi
trong rừng sâu. Khi nghe tiếng kêu thét của mẹ, kịp đến thì mẹ đã
chết gục bên vũng máu cạnh một con hổ lớn đang gầm gừ, quần đảo
cán xé man rợ. Hờn căm ngút trời, Mai Thúc Loan xông vào đánh
nhau với mãnh thú, buộc con vật đang say mồi, hung tợn phải bỏ
chạy. Từ đó, Mai Thúc Loan sống cuộc đời mồ côi, cày thuê ở mướn
cho các hộ trong làng. Nhà nghèo, Mai Thúc Loan không được học
hành mà chỉ học lõm để biết chữ, hiểu nghĩa sách.
Lớn lên, Mai Thúc Loan là một chàng trai có sức khỏe phi thường.
Thúc Loan là đô vật lừng danh, từng ăn giải cạn ở nhiều nơi (Không
ai dám vào thi đấu)
Theo phường săn học hỏi rồi trở thành thợ săn lành nghề, nhiều lần
Thúc Loan giết được chúa sơn lâm khiến dân trong vùng khâm phục.
Vì vậy, mọi người suy tôn Mai Thúc Loan làm chức "Đầu phu", thủ
lĩnh quân sự địa phương của làng.

Châu Loan ngày ấy hay luôn bị giặc Chà Và (Giava), Côn Lôn (Mã
Lai) cướp phá, nhất là ách đo hộ tàn bạo của nhà Đường, làm cho
nhân dân vô cùng cực khổ. Đặc biệt, nạn cống " quả lệ chi" (quả vải)
là một gánh nặng khôn cùng đối với nhân dân Hoan Châu. Nguyên
do,ở Trường An, vua Đường có một nàng ái phi, thường gọi là
Dương Quý Phi nhan sắc tuyệt vời mà tính tình cũng thật thất
thường. Dương Quý Phi thích ăn quả lệ chi xinh xắn, chỉ ở An Nam
mới có.
Mùa vải năm Nhâm ngọ (722), Mai Thúc Loan cùng đoàn phu phải
gánh vải đi nộp cống. Đòan người gánh vải đầm đìa mồ hôi mà vẫn
lê từng bước chân trên đường. Gần trưa, Mai Thúc Loan cho mọi
người nghỉ chân ở bên rừng. Cái khát cháy cổ hành hạ đoàn phu.
Một dân phu có tuổi bứtlấy một quả vải ăn cho đỡ khát. Quả vải chưa
kịp đưa lên miễngđa bị một tên lính Đường đi áp tải xông tới, vung
cán mã tấu đánh vào đầu. Khi tên lính Đường lần nữa định đánh ông
già, thì hắn đã bị đánh chết tươi. Sự việc xảy ra nhanh như chớp.
Bọn giặc cậy có binh khí hò hét vung đao, kiếm xông vào Mai Thúc
Loan. Nhưng những người dân phu theo lệnh Mai Thúc Loan, đã rút
đòn gánh chống lại. Lũ giặc không địch nỗi đòan dân phu đều phải
đền tội. đánh tan lũ giặc Đường trong một cơn phẫn nộ, Mai Thúc
Loan lập tức thổi bùng khí thế vụ bạo động thành một cuộc dấy
nghĩa.
Vị thủ lĩnh trẻ được tôn thành vị anh hùng, đã hiệu triệu trăm
họhưởng ứng nghĩa lớn va chọn Rú Đụn, còn gọi là Hùng Sơn làm
căn cứ. Không để cho giặc rảnh tay, Mai Thúc Loan quyết định ra
quân trước, đánh thẳng vào Châu trị (nơi đặt bộ máy của một châu)
mở rộng địa bàn Hoan Châu cho cuộc khởi nghĩa. Mai Thúc Loan đã
phát hịch kể tội giặc Đường và kêu gọi mọi người Việt đứng lên gìn
giữ non sông. Từ căn cứ Hùng Sơn, Mai Thúc Loan mở rộng địa
bàn, xây thành Vạn An với quy mô của một kinh thành. Từ đây, tìm

cách liên kết với các thủ lĩnh và nhân dân các miền núi, với Champa
để có thêm lực lượng chống quân Đường. Trước khi tiến đánh phủ
đô hộ, ngòai Giao Châu, Mai Thúc Loan được quân dân tôn phong
lên ngôi Hòang đế gọi là Mai Hắc Đế (vua đen họ Mai). Và, chỉ trong
một trận ác chiến, Mai Thúc Loan đã chiếm được phủ thành Tống
Bình (Hà Nội) , đuổi tên trùm đô hộ Quách Sở Khách tháo chạy về
nước, lấy lại giang sơn. Đất nước ta được giải phóng nhân dân khắp
nơi nô nức theo Mai Hắc Đế, lực lượng nghĩa quân tới hàng chục
vạn người.
Nhưng lúc này nhà Đường còn mạnh. Vua Đường huy động10 vạn
quân ồ ạt theo đường hiểm đánh ập vào thành Vạn An. Không
đương nổi đội quân xâm lược hung hãn, Mai Hắc Đế phải rút vào
rừng, sau bị ốm rồi mất. Nghĩa quân tan vỡ. Quân Đường tàn sát
nhân dân ta vô cùng dã man, xác người chết đắp thành gò cao. Tội
ác tầy trời này của giặc chỉ làm tăng thêm làng căm thù của nhân dân
nước Việt.
Nhân dân nhớ ơn Mai Hắc Đế, lập đền thờ, đề thơ ca tụng người
anh hùng:
Hùng cứ Hoan Châu đất một vùng
Vạn An thành lũy khói hương xông
Bốn phương Mai Đế lừng uy đức
Trăm trận Lý Đường phục võ công
......
Đường đi cống vải từ đây đứt
Dân nước đời đời hưởng phúc chung.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×