Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.26 KB, 6 trang )

Đề tài khoa học – Sáng kiến kinh nghiệm

Lời mở đầu
Công nghệ thông tin đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý
Nhà nước. Nhiều văn bản luật, chỉ thị, nghị quyết, nghị định ... của Đảng và Nhà
nước về ứng dụng công nghệ thông tin đã nhấn mạnh việc sử dụng công nghệ
thông tin nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ và giữa các
cơ quan nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ
trợ đẩy mạnh cải cách hành chính và làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước công
khai, minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành và cũng nhằm đơn giản
hóa thủ tục hành chính, cần phải xác định rõ việc nghiên cứu ứng dụng công nghệ
thông tin là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực nhằm nâng cao hiệu quả công
tác quản lý nhà nước về thông tin và truyền thông trên địa bàn xã.
Đề tài “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà
nước ” nhằm tìm ra những biện pháp, giải pháp đưa ứng dụng công nghệ thông tin
đến với cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước ngày
càng phổ biến, thuận tiện trong việc công việc.

Nội dung đề tài
I. Đặt vấn đề:
1. Vai trò của tin học hóa
Có thể nói "Tin học hóa hành chính Nhà nước vừa là phương tiện, vừa là áp
lực đối với cải cách hành chính Nhà nước".
"Là phương tiện", vì thông qua các hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng,
bộ máy hành chính Nhà nước có thể liên kết với nhau khi thực hiện các hoạt động
và các thủ tục hành chính. Chính Phủ cũng thông qua đó điều hành bộ máy một
cách hiệu quả, nhanh, chính xác, và kiểm soát tốt. Mọi hành động của cơ quan công
quyền, do vậy có thể đáp ứng kịp thời những biến động phức tạp của thực tiễn nền
kinh tế thị trường trong thời hội nhập, thông qua việc ứng dụng tin học.


"Là áp lực" vì mọi trì trệ, ách tắc của bộ máy sẽ lộ diện dễ dàng qua hệ
thống "gương phản chiếu" của môi trường điện tử hóa. Các hoạt động của bộ máy
công quyền khi được thực hiện trên môi trường điện tử sẽ được kiểm soát theo các
chuẩn mực, tính kỷ cương của nền hành chính, nhờ đó mà sẽ được giám sát. Nếu
dịch vụ công được cung ứng thông qua hệ thống công nghệ thông tin, ở đó sẽ
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc – Chuyên viên Phòng VH&TT
1


Đề tài khoa học – Sáng kiến kinh nghiệm
không có ranh giới giữa các cơ quan, các cấp chính quyền, mà chỉ thấy các loại
dịch vụ được cung ứng. Người dân, doanh nghiệp không cần biết ai là người giải
quyết thủ tục cho họ, chỉ biết thủ tục đó được giải quyết như thế nào và khi gặp
những vướng mắc, họ có được ai đó quan tâm, giải quyết không. Cách thức này đòi
hỏi sự liên kết, phối hợp giữa các cơ quan, các cấp chính quyền trong giải quyết thủ
tục hành chính.
2. Mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và cải cách thủ tục hành chính:
Mục tiêu của ứng dụng công nghệ thông tin trong hành chính Nhà nước là
tạo ra một phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy công quyền,
thông qua việc sử dụng các hệ thống thông tin điện tử. Do vậy, các ứng dụng công
nghệ thông tin phải được thiết lập trên cơ sở "đơn đặt hàng" của bộ máy hành chính
Nhà nước và nhờ tính năng đặc biệt của công nghệ mà những mục tiêu thiết lập
một bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, năng động và chất lượng sẽ được thực
hiện. Chính cải cách hành chính là chủ thể đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho việc thiết
lập các hệ thống công nghệ thông tin. Mức độ cải cách sẽ quyết định quy mô, phạm
vi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước nói chung.
Một cách nhìn khác, chính ứng dụng công nghệ thông tin sẽ là một trong các
giải pháp nhằm đạt mục tiêu của cải cách hành chính. Vì cải cách hành chính là
nhằm đem đến tính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của
bộ máy hành chính Nhà nước và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm soát

lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Điều đó đòi hỏi các hoạt động phải có quy trình
hóa, phải rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, về các hoạt động và các mối quan hệ...
Qua đó sẽ tạo được yếu tố "công khai, minh bạch" trong nền hành chính. Quá trình
thiết lập các hệ thống công nghệ thông tin trong cơ quan hành chính Nhà nước phải
xuất phát từ quá trình thiết lập trật tự các quy trình, các cơ chế và các mối quan hệ
giữa hệ thống các chức năng, mối quan hệ giữa các cơ quan và chính quyền các
cấp.
Hệ thống công nghệ thông tin ứng dụng được quyết định bởi phần "ứng
dụng", tức là phần thiết lập các hệ thống thông tin, hệ thống các cơ sở dữ liệu, các
quy trình vận hành, và luân chuyển thông tin do bộ máy hành chính thực hiện. Phần
công nghệ gồm phần cứng, phần mềm, mạng, đào tạo sử dụng, chỉ là phương tiện
để chuyển các quy trình vận hành bằng phương thức hành chính truyền thành quy
trình quản lý hành chính bằng các phần mềm phương thức hành chính bằng điện tử.
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc – Chuyên viên Phòng VH&TT
2


Đề tài khoa học – Sáng kiến kinh nghiệm
II. Đánh giá thực trạng tình hình phát triển và ứng dụng công nghệ
thông tin trên địa bàn huyện Hướng Hóa:
1. Kết quả đạt được:
Với đặc thù là một huyện miền núi, Hướng Hóa gặp nhiều khó khăn về trình
độ nguồn dân trí, địa hình hiểm trở. Nhưng trong những năm vừa qua việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều hành công việc của cán bộ, công
chức trong các phòng ban, các xã, thị trấn đã có những bước khởi sắc và dần dần đi
vào nề nếp. Việc phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mạng lưới công nghệ thông tin truyền thông ngày càng hiện đại, đồng bộ. Dịch vụ bưu chính, viễn thông, công
nghệ thông tin, truyền thông, phát thanh, truyền hình, bản tin, sách, báo tạp chí đã
cơ bản được chuyển tải tới người dân, góp phần xóa dần khoảng cách thông tin
giữa vùng miền tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp truy nhập và
khai thác thông tin một cách nhanh chóng và thuận lợi.

Ứng dụng công nghệ thông tin được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như:
Điều hành quản lý, cải cách hành chính, khai thác thông tin, tuyên truyền…thông
qua các kênh thông tin tuyên truyền phản ánh kịp thời các sự kiện chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội diễn ra trên địa bàn của huyện nhà. Trên địa bàn huyện Hướng Hóa
với 40 điểm truy cập internet công cộng cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng khai thác
dịch vụ của nhân dân.
Ứng dụng CNTT phục vụ công tác chỉ đạo, quản lý và điều hành: Hệ thống
thư điện tử của huyện đã được xây dựng, đáp ứng yêu cầu trao đổi thông tin, gửi
nhận văn bản trong các cơ quan nhà nước. UBND huyện đã quán triệt triển khai
thực hiện nghiêm túc việc gửi, nhận văn bản qua hệ thống thư điện tử của huyện.
Tỷ lệ người sử dụng thường xuyên hộp thư điện tử trong trao đổi công việc ước đạt
khoảng 80%; Bên cạnh đó, công tác tập huấn, đào tạo kiến thức, kỹ năng sử dụng
các ứng dụng công nghệ thông tin cũng được quan tâm; đào tạo theo hướng cầm
tay chỉ việc, giúp cán bộ công chức sử dụng thành thạo các phần mềm đã triển khai.
III. Những thuận lợi và khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước:
1. Thuận lợi:
- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước là chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, đã được triển
khai quán triệt, cán bộ công chức có bước nhận thức cơ bản về sự cần thiết của việc
đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nhà nước.
- Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Trị đã tiến hành mở các lớp tập
huấn công nghệ thông tin nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin và
hướng dẫn cài đặt các phần mềm mở, phần mềm ứng dụng cho đối tượng là cán bộ,
công chức, viên chức cho các xã, thị trấn giúp cho đội ngũ cán bộ, công chức thành
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc – Chuyên viên Phòng VH&TT
3


Đề tài khoa học – Sáng kiến kinh nghiệm

thạo trong việc đưa công nghệ thông tin vào công việc của mình được thuận lợi
hơn.
- Cần phải xác định một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang lại
hiệu quả là ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý hành chính nhà
nước, nên có sự tập trung quan tâm chỉ đạo thường xuyên của lãnh đạo các phòng
ban cấp huyện thể hiện tinh thần trách nhiệm trong việc triển khai thực hiện dự án.
2. Khó khăn:
- Vẫn còn một bộ phận cán bộ công chức chưa nhận thức được hết tầm quan
trọng của việc ứng dụng công nghệ thông tin nên chưa tích cực thay đổi thói quen
làm việc thủ công, chưa chủ động học tập và trau dồi nâng cao kỹ năng ứng dụng
công nghệ thông tin vào trong công tác của mình; vẫn còn một số đơn vị chưa thật
sự tích cực, chủ động trong việc khai thác, sử dụng các hệ thống ứng dụng công
nghệ thông tin đã đầu tư.
- Nguồn nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin còn thiếu và yếu, chủ
yếu là kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn đến công tác triển khai ứng dụng công
nghệ thông tin và thực hiện quản lý nhà nước tại địa phương; chưa có cơ chế, chính
sách thu hút người giỏi về công nghệ thông tin vào làm việc trong cơ quan nhà
nước nên công tác tham mưu, đề xuất giải pháp ứng dụng và phát triển công nghệ
thông tin còn nhiều hạn chế.
- Chưa khai thác, phát huy được tối đa tính năng, lợi ích của các phương tiện
công nghệ thông tin và cơ sở hạ tầng, thiết bị công nghệ thông tin hiện có để nâng
cao hiệu quả trong công việc cũng như trong quản lý điều hành.
- Hạ tầng bưu chính, viễn thông phát triển không đồng đều, mạng lưới Internet
băng thông rộng đa dịch vụ, và các dịch vụ viễn thông khác chưa đáp ứng với nhu
cầu thực tiễn. Hạ tầng kỹ thuật, trang thiết bị còn thiếu và lạc hậu. Trình độ ứng
dụng công nghệ thông tin của một số lãnh đạo và cán bộ nhân viên còn hạn chế,
chưa có chính sách thu hút và tuyển dụng cán bộ có trình độ cao về công nghệ
thông tin và các cơ quan trên địa bàn huyện.
- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động của đài truyền thanh – truyền hình, các
trạm truyền thanh cơ sở, cổng thông tin điện tử, đội thông tin lưu động, tuyên

truyền quảng cáo, cổ động trực quan…chưa được đầu tư đúng mức. Chưa có chính
sách thu hút nhân tài, kinh phí cho công tác thông tin tuyên truyền còn rất hạn hẹp.
- Chưa có Chế tài cụ thể về công tác thi đua khen thưởng nên chưa khích lệ
động viên kịp thời những tập thể cá nhân tích cực, đồng thời phê bình đánh giá với
những tập thể cá nhân chưa tích cực trong việc ứng dụng công nghệ thông tin –
Truyền thông vào nâng cao hiệu quả công tác.
- Lãnh đạo một số cơ quan đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về vai trò, vị trí, tác
dụng của việc ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông vào công việc và trong
điều hành quản lý. Chưa quan tâm và đầu tư đúng mức, kịp thời cho công tác này
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc – Chuyên viên Phòng VH&TT
4


Đề tài khoa học – Sáng kiến kinh nghiệm
tại cơ quan, đơn vị mình. Trình độ, năng lực của một số lãnh đạo, cán bộ công
chức, viên chức và nhân dân chưa bắt kịp với tốc độ phát triển cao của công nghệ
thông tin.
IV. Kiến nghị và đề xuất:
- Ứng dụng công nghệ thông tin phải đi đôi với cải cách hành chính, quá
trình cải cách hành chính đặt ra những yêu cầu, đòi hỏi ứng dụng công nghệ thông
tin phải giải quyết, vì vậy thủ tục hành chính phải ổn định thì ứng dụng công nghệ
thông tin mới đạt hiệu quả tốt;
- Tăng cường công tác cải tiến, thực hiện chuẩn hóa nghiệp vụ, sơ đồ hóa
quy trình nghiệp vụ để công tác triển khai ứng dụng công nghệ thông tin được
thuận lợi, hiệu quả hơn và giám sát được tiến độ, chất lượng thực thi công vụ của
cán bộ, công chức, viên chức;
- Xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ
quan Đảng, chính quyền, các đoàn thể với tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn
giản và cải cách thủ tục hành chính.
- Cần phải ban hành các quy chế, quy định về quản lý, vận hành và sử dụng

các hệ thống thông tin đã được triển khai;
- Xây dựng quy trình trao đổi, lưu trữ, xử lý văn bản điện tử; quy chế bảo
đảm an ninh, an toàn thông tin; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có trình độ
chuyên môn, phẩm chất đạo đức tốt, ổn định trong công tác, nhằm đảm bảo các hệ
thống thông tin đã đầu tư được hoạt động liên tục, hiệu quả, đảm bảo an toàn thông
tin, phục vụ tốt cho công tác.
- Phải có cơ chế duy trì, bảo dưỡng hạ tầng công nghệ thông tin đã đầu tư,
thường xuyên rà soát, đầu tư nâng cấp, nhằm đáp ứng kịp thời cho nhu cầu phát
triển ứng dụng công nghệ thông tin; phải có đội ngũ cán bộ có đủ trình độ chuyên
môn, nghiệp vụ tiếp nhận mã nguồn các phân hệ phần mềm đã triển khai để kịp
thời hỗ trợ người dùng trong quá trình cập nhật, chỉnh sửa, thay đổi theo quy định
mới.
- Tăng cường công tác tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận
thức về các lợi ích trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ
quan Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội.

Lời kết
Ứng dụng Công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động quản lý hành chính
nhà nước, hướng đến xây dựng một nền hành chính hiện đại và hiệu quả là một
trong những điểm trọng tâm trong quá trình xã hội hóa thông tin, phát triển dân chủ
và củng cố bộ máy chính quyền các cấp. Hiện nay, mô hình Chính phủ điện tử (egovernment) đã được áp dụng rộng rãi tại nhiều nước trên thế giới và mang lại
Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc – Chuyên viên Phòng VH&TT
5


Đề tài khoa học – Sáng kiến kinh nghiệm
nhiều lợi ích thiết thực cho xã hội. Tại Việt Nam, mô hình "chính phủ điện tử" đã
được đưa vào ứng dụng nhằm cải thiện phương thức quản lý hành chính, giúp giới
doanh nghiệp và người dân tiếp cận được với các chính sách, cơ chế của Đảng và
Nhà nước một cách nhanh nhất. Sáng kiến này tìm ra những nguyên nhân, đồng

thời đưa ra một số giải pháp khắc phục những khuyết điểm còn tồn tại. Mặc dù đã
rất cố gắng nhưng với tuổi đời và tuổi nghề còn trẻ nên việc đưa ra các giải pháp
nhiều khi chưa đạt đến “độ chín” không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy,
kính mong hội đồng khoa học của cơ quan, các đồng nghiệp góp ý cho sáng kiến
của tôi được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HĐKHCQ
TM. HĐKH PHÒNG VH&TT
CHỦ TỊCH

Nguyễn Minh Lý

Hướng Hóa, ngày 01 tháng 12 năm 2012

NGƯỜI LÀM ĐỀ TÀI

Hoàng Ngọc Bích

Người thực hiện: Trần Thị Bích Ngọc – Chuyên viên Phòng VH&TT
6



×