Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SANG KIEN KINH NGHIEM CONG NGHE CHU DE DONG CO DOT TRONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.96 KB, 11 trang )

A . ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng. Môn học này rất gần gũi và
gắn chặt với những hoạt động nghề nghiệp của học sinh sau này như nghề điện
dân dụng, nghề cơ khí, nghề điện tử… . Vì vậy lý thuyết và thực hành gắn kết rất
chặt chẽ với nhau, bổ sung, hổ trợ cho nhau nên các bài thực hành của môn công
nghệ rất quan trọng. Nhưng nếu bài thực hành mà không có dụng cụ thực hành
thì ta phải dạy học sinh như thế nào? phương pháp nào? dạy tiếp bài học mới?
Xuất phát từ những khó khăn, hạn chế đó, nên việc nghiên cứu, suy nghĩ
để tìm ra phương pháp dạy học mới, cách thức giảng dạy mới dù cho cơ sở vật
chất cuả nhà trường không đủ, nhưng giáo viên vẫn phải dạy được bài thực hành
đó. Điều này làm cho tôi trăn trở, suy nghĩ nhiều. Và cuối cùng tôi đã tìm được
cách giải quyết vấn đề đó. Với phương pháp giảng dạy này học sinh học bài thực
hành này rất hứng thú. Đó là: cho các em sưu tầm hình ảnh động cơ đốt trong và
mua các chi tiết của động cơ đốt trong tại các nơi bán phế liệu, rồi các em căn cứ
vào đó viết bài thuyết trình và trình chiếu hình ảnh đó trước lớp. Khi đến tiết
thực hành bài 31: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, với
bài thuyết trình trong tay các em sẽ hoàn thành được công việc của giáo viên
giao cho. Giáo viên bộ môn chỉ mang tính chất hướng dẫn, dẫn dắt học sinh tự
chiếm lĩnh tri thức, và giải đáp những vấn đề khó cho học sinh hiểu rõ bài học
hơn.
Như vậy, với cách dạy này, tôi đã giải quyết được những khó khăn về cơ
sở vật chất của môn Công nghệ ở các trường phổ thông như hiện nay và sự
chuẩn bị của các em học sinh cũng rất dễ dàng. Vì trường có rất nhiều máy vi
tính kết nối Internet nên với cách giải quyết này, học sinh sẽ ham thích học hơn,
gắn bó nhiều hơn với các môn khoa học tự nhiên và hiệu quả giáo dục của môn
Công nghệ đem lại sẽ cao hơn.
B. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
I. Quá trình phát triển kinh nghiệm:

1



1. Thực trạng ban đầu:
Công nghệ khối 11 cả năm học có 52 tiết .
Theo phân phối chương trình cả năm học có 7 bài thực hành trong đó có
những bài thực hành được, khó thực hiện được vì không có dụng cụ để thực
hành. Cụ thể :
- Bài 3, 6, 10, 12, 18 : Thực hành được.
- Bài 31, 38

: Khó thực hiện.

Biết rằng môn Công nghệ là môn khoa học ứng dụng, tuy nhiên ở hầu hết
các trường phổ thông vẫn chưa được chú trọng vì nhiều nguyên nhân khác
nhau, cơ sở vật chất để trang bị cho môn công nghệ còn rất thiếu thốn.
Đối với các tiết thực hành mà không có dụng cụ để thực hành thì đa số
giáo viên bộ môn lấy tiết học đó để trả bài hoặc dạy tiếp bài mới, giáo viên
không thể dạy thực hành nếu không có dụng cụ. Cho nên hiệu quả giáo dục
mang lại không cao.
Đối với học sinh nếu không thực hành những bài học này, các em sẽ
không có cơ hội củng cố lại kiến thức các bài học trước đó. Nó không kích
thích được sự hứng thú, tìm tòi tri thức mới trong học sinh.
2. Biện pháp và quá trình tổ chức tiến hành :
Vậy với phân phối chương trình của Sở giáo dục ban hành là bài thực
hành này dạy 2 tiết với 2 phương án để lựa chọn thực hiện thì cả 2 phương
án đều không áp dụng để thực hiện được, vì :
- Phương án 1: Cơ sở vật chất của nhà trường hiện nay không có động cơ
đốt trong nguyên chiếc và các bộ phận, chi tiết đã tháo rời.
- Phương án 2: Do tình hình thực tế của địa phương nên Giáo viên không
thể liên hệ được địa điểm thực hành bên ngoài
⇒ Vì vậy giáo viên phải dùng biện pháp là, cho các em học sinh viết bài

thuyết trình kết hợp với máy Prôjector để thuyết trình trên lớp.
Vậy với biện pháp này tôi sẽ đưa ra cách thức tiến hành như sau: hiện tại
mỗi 1 lớp có 4 tổ, tôi chia ra làm 4 nhóm. Trong mỗi 1 nhóm các em sẽ tự
sắp xếp, phân công trong nhóm để làm những nhiệm vụ sau:

2


- Tìm hình ảnh các chi tiết động cơ đốt trong trên mạng Internet của
Trừơng sau đó lưu lại trong USB hoặc trong đĩa.
- Tìm mua những chi tiết của động cơ đốt trong đã hư hỏng ở các tiệm phế
liệu.
- Kết hợp 2 cái đó lại để viết bài thuyết trình, sau đó dùng máy Prôjector
để thuyết trình trước lớp.
3. Cách thức tổ chức giảng dạy:
a. Mục tiêu:
Giáo viên giới thiệu 2 mục tiêu của bài học thực hành :
+ Nhận dạng được 1 số chi tiết và bộ phận của động cơ đốt trong.
+ Có ý thức tổ chức kỉ luật và an toàn lao động
b. Chuẩn bị:
b-1. Chuẩn bị nội dung:
Nội dung thực hành:
- Quan sát các chi tiết của bài thuyết trình mà các nhóm mua được
ở tiệm phế liệu.
- Quan sát trên màn hình và nghe thuyết trình các hình ảnh của
động cơ đốt trong do các nhóm sưu tầm được trên Internet.
b-2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
-

Máy chiếu Prôjector.


-

Máy vi tính mượn ở phòng vi tính.

-

Cho các em học sinh ngồi theo nhóm của mình.

-

Đem bài thuyết trình cùng đĩa hình vào.

b-3. Tiến trình giảng dạy:
Bước 1: Đầu tiết thực hành bài 31: TÌM HIỂU CẤU TẠO CỦA ĐỘNG
CƠ ĐỐT TRONG, giáo viên vào lớp:
+ Ổn định lớp.
+ Lấy sĩ số của lớp.
Bước 2: Giáo viên đặt câu hỏi để kiểm tra bài cũ.

3


Câu 1: Em hãy trình bày nhiệm vụ, phân loại và nguyên lí làm việc của hệ
thống khởi động bằng động cơ điện ?
Câu 2: Ngoài hệ thống khởi động này ra em hãy kể tên các loại hệ thống
khởi động trên những động cơ mà em đã biết?
⇒ Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh và cho điểm.
Bước 3: Tiến hành dạy bài thực hành.
Giáo viên giới thiệu bài thực hành

Tiến hành thuyết trình:
+ Giáo viên yêu cầu nhóm I lên thuyết trình ( 1 học sinh đứng thuyết trình
và 1 học sinh trình chiếu hình ảnh mà nhóm I đã vào mạng Internet sưu
tầm được ) .
+ Các nhóm II,III,IV, sẽ quan sát nhóm I thuyết trình.
+ Các nhóm còn lại có thể đặt câu hỏi nếu chưa rõ được vấn đề trong bài
thuyết trình cuả nhóm I đưa ra .
- Sau đó lần lượt đến đến các nhóm còn lại cho đến hết.
Bước 4: Củng cố.
Cuối giờ học giáo viên đưa ra nhận xét tổng kết về sự chuẩn bị nội dung
của từng nhóm, nhận xét về trật tự, kỉ luật của lớp.
Bước 5: Giáo viên dặn dò học bài và trả lời các câu hỏi, đọc bài mới.
Như vậy với cách dạy này, giáo viên bộ môn có nhiệm vụ quản lí lớp,
nhận xét bài thuyết trình của từng nhóm học sinh ( học sinh có kết hợp với máy
Prôjector để thuyết trình), giáo viên chỉ giải đáp những thắc mắc mà các em học
sinh chưa hiểu …
4. Kết quả:
Về chuyên môn, với cách dạy bài thực hành này, giáo viên không còn bị
lúng túng vì sự thiếu thốn dụng cụ thực hành. Giáo viên không cần phải dạy bài
mới, giáo viên cảm thấy tự tin hơn khi đứng lớp.
Riêng đối với các em học sinh sẽ cảm thấy vui nhộn hơn, thích học hơn.
Môn công nghệ không còn cảm giác khô khan nữa, không còn xem môn công
nghệ là môn phụ nữa. Các em sẽ thích học hơn vì môn công nghệ được áp dụng
ngoài thực tế. Động cơ đốt trong rất gần gũi với các em trong cuộc sống, sinh
hoạt hằng ngày.

4


Qua giờ thực hành Động cơ đốt trong sẽ kích thích sự yêu thích về động

cơ đốt trong trên xe hon da, trên ôtô, xe tải, trên những động cơ của máy nông
nghiệp... .Ta hình thành dần dần ý thức về nghề nghiệp, hướng nghiệp trong học
sinh. Nó giúp nhà trường sẽ có nhiều học sinh thi vào các trường trung cấp
chuyên nghiệp, Trường nghề, giúp phân luồng học sinh thi vào các ngành điện
tử, cơ khí, động lực… Ngoài ra, SKKN này có tác dụng rất lớn đối với bộ môn,
với ngành giáo dục hiện nay,giúp được các trường không có phòng thực hành
vẫn thưc hiện tiết dạy bình thường và mang lại hiệu quả cao.Tuy nhiên nó vẫn
còn một số tồn tại : Trong một nhóm chỉ có hai học sinh chưa trực tiếp thuyết
trình, một số học sinh còn lại ít được tham gia xây dựng tiết học,nhất là học sinh
chưa có tinh thần học tập. Do đó vai trò của giáo viên là phải bao quát được lớp,
dẫn dắt học sinh xây dựng giờ học để tiết thực hành đạt hiệu quả cao.
5. Nguyên nhân thành công và tồn tại , từ đó rút ra lí luận cơ sở và
thực tiển của vấn đề:
Nguyên nhân thành công của SKKN này là có được sự quan tâm nhắc nhở
của tổ bộ môn Lý - Công nghệ. Giáo viên bộ môn có tâm huyết với nghề, với các
em học sinh vùng cao. Các em đã rất thiệt thòi về tri thức mà môn công nghệ lại
là môn học mang tính thực tiễn cao. Nên để truyền đạt những kiến thức phổ
thông của môn công nghệ đến với các em học sinh dân tộc là một vấn đề hết sức
quan trọng.
Sáng kiến kinh nghiệm này ra đời giúp các em củng cố, tái hiện lại những
kiến thức lý thuyết và vận dụng vào thực tiễn, giúp các em tự tin hơn trong học
tập, trong cuộc sống .
Tuy nhiên, bên cạnh sự thành công đó vẫn còn 1 số tồn tại. Đó là các chi
tiết máy mà các em sưu tầm vẫn còn ít so với cấu tạo động cơ đốt trong ngoài
thực tế. Vì thời gian hạn chế và do điều kiện các em còn rất nhiều khó khăn nên
các em học sinh sưu tầm chưa được nhiều.
Tóm lại, thực hành tìm hiểu cấu tạo của động cơ đốt trong là 1 hình thức
hoạt động tích cực. Nó tạo môi trường học tập thân thiện. Dưới sự hướng dẫn
của giáo viên và các hoạt động của trò, các nhóm hoạt động như là một công
việc của tập thể, có mục đích giáo dục học sinh trong việc tìm hiểu bài, tìm hiểu

ngành nghề động cơ, động lực, giúp các em từ hiểu lý thuyết để vận dụng vào
thực tiễn, giúp các em hiểu rõ hơn về động cơ đốt trong của xe hon da, xe tải,
máy cày, máy tuốt lúa... .Từ đó, tạo sự thích thú trong bản thân học sinh và sẽ

5


kích thích các em tự tìm hiểu thêm nhu cầu về ngành động cơ đốt trong ở bài học
tiếp theo và ngành nghề liên quan ngoài xã hội.
II. Kiểm nghiệm lại kinh nghiệm:
1. Tác dụng của SKKN đối với học sinh, bản thân giáo viên, tổ
chuyên môn:
Qua quá trình áp dụng, tôi thấy tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm này rất
hiệu quả với khung phân phối chương trình của bộ môn công nghệ hiện nay.
Với sự thiếu thốn về cơ sở vật chất của ngành giáo dục hiện nay. Đối với
phương pháp dạy này đa số các em đều tán thành việc áp dụng phương pháp
thuyết trình trên lớp, bởi vì sau đó tôi đã đưa ra phiếu thăm dò cho học sinh
với 5 nội dung:
- Em có thích học bài thực hành theo phương án này hơn phương án đi
tham quan không?
- Qua giờ thực hành này em có thấy tinh thần học tập thoải mái hơn
không?
- Em có nhận thấy môn công nghệ rất có ích trong cuộc sống không ?
- Qua giờ thực hành này em có hiểu thêm về động cơ đốt trong không?
- Hạn chế hiện nay của môn công nghệ là gì?
Bảng thống kê:
* Em có thích học bài thực hành theo phương án thuyết trình trên lớp
như vầy không?
Số lượng học sinh


Tỉ lệ



88 (96 hs)

91,67%

Không

8 (96 hs)

8,33%

* Qua giờ thực hành này em thấy tinh thần học tập có thoải mái hơn để
học tiếp không ?

6


Số lượng học sinh

Tỉ lệ



80 / 96 hs

83,88%


Không

16 / 96 hs

16,12%

* Em có nhận thấy môn Công nghệ rất có ích trong cuộc sống không?
Số lượng học sinh

Tỉ lệ

Rất có ích

18 / 96 hs

18,75%

Có ích

78 / 96 hs

81,25%

Không có ích

Không có em nào

0,0%

* Qua giờ thực hành này em có hiểu thêm về động cơ đốt trong không?

Số lượng học sinh
Hiểu rõ bài nhiều hơn
Cũng bình thường
Không có hiểu bài hơn

Tỉ lệ
90,63%

87 / 96 hs
6 / 96 hs

7,29%
2,08%

2 / 96 hs

* Hạn chế của môn công nghệ là gì?
Số lượng học sinh

Tỉ lệ

Không có dụng cụ, không hấp dẫn

70 / 96 hs

72,92%

Không thi tốt nghiệp nên không chú trọng

20 / 96 hs


20,83%

7


Kiến thức rời rạc, không liên thông với 6 / 96 hs
nhau.

6,25%

Số liệu thống kê cụ thể:
1. Các em nhận xét về phương án thuyết trình trên lớp so với phương án
đi tham quan như sau:
- Có 88 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng thích học theo phương án này.
Chiếm tỉ lệ : 91,67%
- Có 8 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không thích học theo phương án
này. Chiếm tỉ lệ : 8,33%
2. Các em nhận xét về tinh thần học tập khi học bài thực hành này như
sau:
- Có 80 hs trong khối 11 (96 hs) trả lời rằng tinh thần học tập thoải mái,
không căng thẳng. Chiếm tỉ lệ : 83,88%
- Có 16 hs trong khối 11 (96 hs) trả lời rằng tinh thần học tập căng thẳng,
mệt mỏi. Chiếm tỉ lệ : 16,12%
3. Các em nhận xét về việc có ích của môn công nghệ trong cuộc sống như
sau:
- Có 78 hs trong khối 11( 96 hs) trả lời rằng có ích. Chiếm tỉ lệ 81,25%
- Có 18 hs trong khối 11( 96 hs) trả lời rằng rất có ích. Chiếm tỉ lệ 18,75%
- Không có hs nào trong khối 11( 96 hs) trả lời rằng không có ích. Chiếm tỉ
lệ 0,0%

4. Các em nhận xét về sự hiểu biết động cơ đốt trong qua giờ thực hành
như sau:
- Có 87 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng hiểu bài nhiều hơn. Chiếm tỉ lệ
: 90,63%
- Có 6 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng cũng bình thường. Chiếm tỉ lệ :
7,29%
- Có 2 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không hiểu bài nhiều hơn.
Chiếm tỉ lệ : 2,08%
5. Các em nhận xét sự hạn chế lớn nhất của môn Công nghệ như sau:

8


- Có 70 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không có dụng cụ, mô hình thực
tế nên không hấp dẫn. Chiếm tỉ lệ : 72,92%
- Có 20 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng không thi tốt nghiệp nên em
không chú trọng. Chiếm tỉ lệ : 20,83%
- Có 6 hs trong khối 11(96 hs) trả lời rằng Kiến thức rời rạc, không có liên
thông với nhau. Chiếm tỉ lệ : 6,25%
Tác dụng đối với học sinh :
Qua giờ học này có 91,67% học sinh cảm thấy thích thú học hơn.
83,88% học sinh trả lời rằng tinh thần học tập thoải mái, không căng thẳng
trong việc học môn công nghệ. 81,25% học sinh trả lời môn học này rất có
ích. 90,63% học sinh trả lời sự hiểu biết về động cơ đốt trong sau giờ thực
hành được nâng lên.
Rõ ràng học sinh thích thú học môn công nghệ sẽ là động lực kích thích
các em ham học hỏi, thích thắc mắc, hỏi để biết. Nó sẽ tạo động lực, thôi thúc
việc học tập trong lòng học sinh, làm cho việc học tập không là gánh nặng khi
các em đến trường, mà học tập là con đường duy nhất để nâng cao sự hiểu
biết về thế giới quan và nhân sinh quan. Dẫn đến kết quả cuối năm học của

các em sẽ cao hơn.
Chất lượng giáo dục đạt được cuối năm của khối 11 như sau:
Tác dụng đối với giáo viên :
Qua giờ thực hành này giáo viên phát huy được tính chủ động của học
sinh trong phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cảm thấy tự tin hơn trong
giảng dạy. Giáo viên áp dụng được nhiều phương pháp dạy học sẽ làm cho
chất lượng giảng dạy cao hơn, giáo viên sẽ tự đầu tư, nghiên cứu tài liệu để
nắm bắt sự thay đổi không ngừng của khoa học. Đồng thời giáo viên tạo được
sự tin tưởng, kính trọng trong học sinh hơn trong việc đứng lớp, bản thân sẽ
không gặp phải sự lúng túng khi dạy đến bài thực hành này. Chất lượng bộ
môn Công nghệ sẽ nâng cao hơn, cụ thể năm học 2010-2011 không có một
học sinh nào có học lực trung bình cuối năm dưới 5,0.
Tác dụng đối với Tổ chuyên môn, trường, ngành :
Nếu phương pháp dạy học này được nhân rộng để giảng dạy cho các môn
tự nhiên thì tổ chuyên môn sẽ có thêm nhiều giáo viên có tay nghề cao hơn,
từng cá nhân trong tổ sẽ nỗ lực phấn đấu để giảng dạy thật tốt. Tổ chuyên
môn sẽ có nhiều hơn giáo viên dạy giỏi, từ đó chất lượng của tổ bộ môn sẽ

9


cao hơn các tổ bộ môn khác, giúp tổ chuyên môn giữ vững danh hiệu tổ lao
động tiên tiến xuất sắc trong nhiều năm liền. Phương pháp này sẽ được ban
giám hiệu phổ biến rộng rãi trong trường để các đồng nghiệp khác trong
trường có điều kiện học tập, làm theo. Nó sẽ kích thích các cá nhân khác
trong trường phấn đấu, nổ lực hơn để chất lượng giáo dục của nhà trường
ngày càng cao hơn, đồng thời về phía nhà trường cũng gặt hái được nhiều
thành quả : Trường sẽ có thêm ngày càng nhiều lực lượng giáo viên có tay
nghề cao, chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng đi lên, đồng thời về
phía nhà trường cũng có nhiều hơn số học sinh thi vào các ngành nghề cơ khí,

điện, điện tử… Môi trường học tập nhà trường ngày càng được nâng cao hơn,
thân thiện hơn. Nhà trường cũng không gặp phải khó khăn trong việc tự trang
bị cho cơ sở vật chất bộ môn công nghệ. Về phía Sở giáo dục, nếu nhân rộng
phương pháp này chắc chắn sẽ đạt nhiều thành công hơn trong việc triển khai
bộ môn công nghệ, giúp chất lượng của các trường phổ thông trong Tỉnh cao
hơn, và nhất là các trường phổ thông thiếu cơ sở vật chất.
Như vậy tác dụng của sáng kiến kinh nghiệm này rất rõ ràng. Chẳng
những giúp học sinh yêu thích, ham học môn công nghệ hơn mà còn phát huy
được vai trò của người giáo viên đứng lớp theo phương pháp dạy học thân
thiện, tích cực hiện nay của ngành, làm cho môi trường sư phạm ngày càng
gần gũi, thân thiện hơn. Thầy hướng dẫn, trò chiếm lĩnh tri thức, và vận dụng
tri thức đó vào cuộc sống của các em sau này. Nó không còn hiện tượng thầy
- đọc, trò - chép rồi thuộc lòng theo phương pháp xưa nữa.
2. Phạm vi áp dụng:
Kinh nghiệm này có tính thực tiễn, giáo dục học sinh về thái độ học tập, ý
thức tổ chức kỉ luật, đức tính cần mẫn, làm việc tập thể, và sự nhạy bén, lý luận,
thuyết trình …. Các em học sinh là người vùng cao mà còn thực hiện được thì tôi
thấy rằng nếu đem áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này cho các Trường THPT
trong toàn Tỉnh thì sẽ đạt được hiệu quả chắc chắn cao hơn thế nữa.
3. Bài học kinh nghiệm:
- Muốn đạt được kết quả cao trong nghề sư phạm, người làm công tác
giảng dạy phải vượt lên chính mình, phải có tinh thần cầu tiến, luôn luôn phải cố
gắng dạy cho bằng được các bài thực hành cho dù cơ sở của trường còn nhiều
khó khăn, thiếu thốn. Giáo viên phải có một niềm say mê với nghề nghiệp và
yêu mến những em học sinh vùng cao.

10


- Khi ta tổ chức thực hiện dạy bài thực hành này, cần chuẩn bị chu đáo. Ta

hướng dẫn cho các em 1 số trang web về động cơ đốt trong, chỉ những nơi bán
phụ tùng xe hon-da hư hỏng, nơi thu mua phế liệu, cách viết bài thuyết trình.
- Phải thông báo cho các em chuẩn bị bài thực hành trước 4 tuần để các
em có nhiều thời gian chuẩn bị, sưu tầm hình ảnh và viết báo cáo và có thể sẽ
chỉnh sửa nếu giáo viên đọc thấy không thích hợp.
- Trong quá trình thực hành giáo viên phải thường xuyên quan sát và theo
dõi, đặt những câu hỏi mang tính chất gợi mở để giúp các em học sinh ngồi bên
dưới dễ hiểu. Ngoài ra, đặt câu hỏi tình huống cho các nhóm báo cáo.
C. Kết luận:
Tóm lại môn công nghệ là môn học đặc thù riêng so với các môn học
khác. Đây là môn khoa học ứng dụng. Nó sử dụng kiến thức của nhiều môn khoa
học khác để giải quyết từng nhiệm vụ kĩ thuật, từng chương cụ thể. Do đó, các
tiết thực hành rất quan trọng không thể bỏ qua được. Tiết thực hành trong một
chương, hay một phần học nào củng rất quan trọng, nên Bộ giáo dục mới đưa
vào phân phối chương trình giảng dạy. Bởi vì qua tiết thực hành nó vừa giúp học
sinh củng cố lại kiến thức, vừa giúp các em rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn hàng ngày. Vì thế, giáo viên bắt buộc phải tìm cách nào đó để dạy
cho bằng được những tiết học này. Nó sẽ kích thích, khơi dậy sự yêu thích môn
học, kích thích tính sáng tạo của học sinh khi dạy các em các bài lý thuyết và
thực hành của môn công nghệ.
Bản thân giáo viên phải đưa ra nhiều biện pháp, phương án, cách thức để
chuyển tải tri thức hơn nữa trong giáo dục cho phù hợp với từng đối tựơng học,
từng lớp học với điều kiện đồ dùng học tập còn thiếu thốn như hiện nay, phải
dẫn dắt để đưa học sinh tự chiếm lĩnh kiến thức, để giúp học sinh hiểu bài nhanh
hơn, nhớ kiến thức lâu hơn và vận dụng được kiến thức đó vào thực tế cuộc sống
hằng ngày. Có như thế, công tác giáo dục của chúng ta mới đạt hiệu quả cao.
Chẳng những ở trường vùng cao nói riêng mà cả ngành giáo dục của chúng ta
nói chung hiện nay.

Người thực hiện


11



×