Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của nhật bản trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THÀNH QUANG

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA
CỦA NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

Hà Nội – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THÀNH QUANG

THU HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA
CỦA NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kinh tế Quốc tế
Mã số: 60 31 01 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN XUÂN THIÊN

Hà Nội – 2016




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự
hƣớng dẫn của thầy giáo hƣớng dẫn khoa học. Các số liệu và trích dẫn đƣợc
sử dụng trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và đáng tin cậy từ
thực tế nghiên cứu.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chƣơng trình cao học và viết luận văn này, tôi đã nhận
đƣợc sự hƣớng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của quý thầy cô Trƣờng Đại
học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trƣớc hết, tôi xin chân thành cảm ơn đến quý thầy cô trƣờng Đại học
Kinh tế đã dạy dỗ, cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt quá trình học
tập để tôi có thể hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Xuân Thiên,
ngƣời đã hết sức tận tình chỉ bảo, hƣớng dẫn và định hƣớng cho tôi chọn đề
tài nghiên cứu, cơ sở lý luận cũng nhƣ khảo sát thực tế trong quá trình thực
hiện viết luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, tìm tòi nghiên cứu để hoàn
thiện luận văn, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong
nhận đƣợc những đóng góp tận tình của quý thầy cô và các bạn.
Chân thành cảm ơn !


MỤC LỤC
Danh mục viết tắt ........................................................................................................ i
Danh mục các bảng ................................................................................................... iii

Danh mục biểu đồ ..................................................................................................... iv
PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .5
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................................5

1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ODA ............................... 5
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ODA Nhật Bản .............. 7
1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ODA Nhật Bản vào Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng. ......................................................... 9
1.2. Cơ sở lý luận chung về ODA Nhật Bản vào thành phố Hà Nội. ....................13

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về ODA ..................................................... 13
1.2.2. Phân loại ODA ............................................................................... 14
1.2.3. Vai trò của ODA trong chiến lược phát triển KT-XH của các nước
đang phát triển ......................................................................................... 16
1.2.4. Quy trình thu hút nguồn vốn ODA ................................................. 18
1.2.5. Xu hướng ODA trên thế giới .......................................................... 20
1.3. Những nhân tố thúc đẩy Nhật Bản tăng cƣờng cung cấp ODA cho Việt Nam
nói chung và Hà Nội nói riêng. .............................................................................21

1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc cung cấp ODA của Nhật Bản ..... 21
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút ODA của Việt Nam nói
chung và thành phố Hà Nội nói riêng. ..................................................... 26
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN SỐ LIỆU................46
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................46

2.1.1. Phương pháp thống kê ................................................................... 46
2.1.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp .............................................. 48



2.1.3. Phương pháp so sánh ..................................................................... 49
2.1.4. Phương pháp chuyên gia ................................................................ 50
2.2. Nguồn số liệu ..................................................................................................51

2.2.1. Số liệu sơ cấp ................................................................................. 52
2.2.2. Số liệu thứ cấp ................................................................................ 52
CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG THU HÚT, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI TRONG THỜI GIAN
QUA ..........................................................................................................................54
3.1. Đánh giá về tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA của thành phố Hà Nội từ
1993 đến nay..........................................................................................................54

3.1.1. Những số liệu tổng quan về nguồn vốn ODA tại thành phố Hà Nội ... 54
3.1.2. Đóng góp của các dự án ODA của Nhật Bản và các nhà tài trợ
khác trong quá trình phát triển của thành phố Hà Nội ........................... 58
3.1.3. Một số tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện các dự án ODA
của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội ......................................... 63
3.2. Đánh giá về công tác quản lý và thực hiện các dự án ODA của Nhật Bản. ...66

3.2.1. Mục đích đánh giá .......................................................................... 66
3.2.2. Cơ chế, chính sách quản lý và sử dụng vốn ODA .......................... 72
3.2.3. Công tác quản lý và thực hiện các dự án ODA ở thành phố Hà Nội .. 79
CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP, ĐỊNH HƢỚNG TĂNG CƢỜNG THU HÚT VÀ NÂNG
CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ODA CỦA NHẬT BẢN TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI
TRONG THỜI GIAN TỚI ........................................................................................82
4.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành
phố Hà Nội ............................................................................................................82

4.1.1 Hoàn thiện cơ chế chính sách ......................................................... 82
4.1.2. Tăng cường năng lực quản lý và thực hiện các dự án ODA của

Nhật Bản ................................................................................................... 87


4.2. Định hƣớng thu hút ODA của Nhật Bản và các nhà tài trợ khác của Thành
phố Hà Nội ............................................................................................................89

4.2.1. Những thay đổi trong quan hệ hợp tác phát triển .......................... 89
4.2.2. Những nguyên tắc chỉ đạo trong các chiến lược, kế hoạch KTXH
của Hà Nội và định hướng ưu tiên thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn
oda và các khoản vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ ở cấp quốc gia ... 90
4.2.3. Định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn vốn
vay ưu đãi khác trong những năm tiếp theo của Thành phố Hà Nội ....... 94
KẾT LUẬN .............................................................................................................101
Danh mục tài liệu tham khảo ..................................................................................103


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT

1

Ký hiệu

ADB

2

AFD


3

ASEAN

4

BQLDA

Tên tiếng Anh đầy đủ

Asia Development Bank
Agence Francaise &
Development

Nguyên nghĩa
Ngân hàng phát triển Châu
Á
Cơ quan phát triển Pháp

Association of Southeast

Hiệp hội các quốc gia Đông

Asian Nations

Nam Á
Ban quản lý dự án
Ngân hàng TMCP xuất –

5


EIB

Export & Import Bank

nhập khẩu Việt Nam
(Eximbank)

6

FDI

7

GDP

8

GPMB

9

IMF

10

JICA

11


JYP

12

KT - XH

13

MIS

Foreign Direct

Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài

Investment
Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội
Giải phóng mặt bằng

International Monetary
Fund

Qũy tiền tệ quốc tế

The Japan International

Văn phòng hợp tác quốc tế

Cooperation Agency


Nhật Bản

Japanese Yen

Đồng Yên Nhật
Kinh tế - xã hội

Management

Hệ thống thông tin quản lý quá

Information System

trình hoạt động kinh doanh

i


14

NICs

15

ODA

Newly Industrialized
Country
Official Development

Assistance
Organization for

16

OECD

Economic Cooperation
and Development

17

UBND

18

USD

19

VDPF

20

WB

Các nƣớc công nghệp mới
Hỗ trợ phát triển chính thức
Tổ chức hợp tác và phát
triển kinh tế

Ủy ban nhân dân

United State Dollar

Đồng đô-la Mỹ

Vietnam Development

Diễn đàn đối tác phát triển

Parnership Forum

Việt Nam

World bank

Ngân hàng thế giới

ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

STT

Bảng

Nội dung

1


Bảng 1.1

2

Bảng 1.2. Chỉ số sản xuất công nghiệp từ 2012 – 2014

3

Bảng 1.3.

Tỷ trọng tăng trƣởng GDP Hà Nội từ 2010 –
2015.

Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đã qua đào tạo
từ 2008 – 2014

iii

Trang
27
33
41


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
STT

Biểu đồ


Nội dung

Trang

1

Biều đồ 3.1 Giá trị vốn ODA phân theo nhà tài trợ

53

2

Biểu đồ 3.2 Giá trị vốn ODA phân theo lĩnh vực tài trợ

54

3

Biểu đồ 3.3

4

Biểu đồ 3.4

Giá trị vốn ODA ký kết phân theo hình thức vốn
(đơn vị : Triệu USD)
Giá trị vốn ODA ký kết và giải ngân (đơn vị :
Triệu USD)

iv


55

56


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua, kinh tế xã hội của Thủ đô Hà Nội đạt đƣợc những
kết quả quan trọng. Tăng trƣởng trung bình GDP giai đoạn 2006 - 2010 đạt bình
quân 10,73% /năm, trong đó, dịch vụ 10,35%, công nghiệp - xây dựng 12,78%,
nông nghiệp 2,62%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: Tỷ trọng ngành dịch
vụ, công nghiệp - xây dựng tăng, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm; lao động
nông nghiệp giảm, lao động các ngành phi nông nghiệp tăng lên.
Những thành tựu quan trọng trên là kết quả của sự nỗ lực, cố gắng của
nhân dân Thủ đô và chính quyền các cấp, sự chỉ đạo của Nhà nƣớc, sự hợp
tác của các địa phƣơng và của bạn bè quốc tế, trong đó có sự đóng góp của
các nhà tài trợ dành cho thành phố Hà Nội thông qua các chƣơng trình, dự án
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) trong đó ODA Nhật Bản có vai trò quan
trọng và có ý nghĩa lớn. Ngoài việc bản thân ODA là một nguồn vốn bổ sung
quan trọng cho phát triển, nó còn có tác dụng nâng cao trình độ khoa học,
công nghệ, điều chỉnh cơ cấu kinh tế và làm tăng khả năng thu hút vốn từ
nguồn FDI và mọi thành phần kinh tế khác, góp phần quan trọng vào việc
thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Tuy nhiên, thực tế bối cảnh trong nƣớc và quốc tế trong những năm qua
có nhiều diễn biến phức tạp đã ảnh hƣởng không nhỏ đến phát triển kinh tế xã
hội của cả nƣớc và thành phố Hà Nội. Cùng với khó khăn chung của cả nƣớc,
dự báo kinh tế của Thủ đô có thể hồi phục nhƣng chậm và còn khó khăn; thu
ngân sách, nguồn vốn cho đầu tƣ phát triển khó cân đối cho nhu cầu thực hiện
các dự án theo kế hoạch.

Trong điều kiện nhƣ vậy, việc huy động nguồn vốn ODA và các nguồn
vốn vay ƣu đãi khác của các nhà tài trợ càng có ý nghĩa quan trọng để hỗ trợ

1


và đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đề ra trong quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, định hƣớng đến năm 2030 và
các chiến lƣợc và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội.
Do đó, học viên quyết định lựa chọn đề tài ‘‘thu hút và sử dụng
nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội’’ làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ.
Thực hiện luận văn này nhằm trả lời các câu hỏi lớn nhƣ sau:
- Tại sao Nhật Bản lại ƣu tiên cấp ODA cho thành phố Hà Nội?
- ODA của Nhật Bản đã tác động nhƣ thế nào đối với phát triển kinh tếxã hội của Thủ đô Hà Nội?
- Cần có những chính sách và giải pháp gì để tăng cƣờng thu hút và sử
dụng ODA nói chung và của Nhật Bản nói riêng vào thành phố Hà Nội khi
Việt Nam trở thành nƣớc có mức thu nhập trung bình thấp?
- Sự phù hợp của tên đề tài với chuyên ngành đào tạo : đề tài nghiên
cứu phù hợp với chuyên ngành đào tạo.
 ODA không đơn thuần chỉ là nguồn vốn mà ODA chính là sự thể
hiện chính sách kinh tế quốc tế của các quốc gia trong quan hệ
quốc tế, là lợi ích của các quốc gia, các nhà kinh doanh.
 Quyết định viện trợ ODA của Nhật Bản cho Việt Nam có một ý
nghĩa quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Nhật Bản, mở ra
nhiều cơ hội hợp tác giữa hai quốc gia.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
2.1. Mục đích
Xác định những yếu tố ảnh hƣởng và đề xuất giải pháp thu hút, quản lý và
sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời

gian tới nhằm nâng cao hiệu quả thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA

2


góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống
của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan các chính sách và văn bản hƣớng dẫn liên quan đến thu
hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Khảo sát tình hình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của
Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2010-2014.
- Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến việc thu hút, quản lý và sử dụng
nguồn vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn
2010-2014.
- Đề xuất những giải pháp cụ thể để thu hút, quản lý và sử dụng nguồn
vốn ODA của Nhật Bản trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn trong thời
gian tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn: Thu hút và sử dụng nguồn vốn
ODA của Nhật Bản
- Phạm vi nghiên cứu: trên địa bàn thành phố Hà Nội (trong giai đoạn
từ năm 2010 đến nay)
4. Những đóng góp mới của luận văn:
- Đƣa ra cái nhìn tổng quan và đầy đủ về tình hình thu hút và sử dụng nguồn
vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, những
mặt hạn chế, những mặt tích cực, đóng góp của ODA Nhật Bản tại Việt Nam.
- Đƣa ra một số giải pháp nâng cao và tăng cƣờng năng lực thu hút vốn ODA
của Nhật Bản vào Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng trong thời gian tới.
5. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phẩn mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 4 chƣơng nhƣ sau :
3


Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan tình hình nghiên cứu
Chƣơng 2. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
Chƣơng 3: Thực trạng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA của
Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua
Chƣơng 4. Định hƣớng và Giải pháp tăng cƣờng thu hút và nâng cao
hiệu quả sử dụng ODA của Nhật Bản trên địa bàn Hà Nội trong thời gian tới

4


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH
NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ODA
ODA ra đời sau chiến tranh Thế giới lần thứ II (năm 1943), khởi nguồn từ
Tổ chức tiền thân của OECD. Tổ chức này hình thành nhằm quản lý nguồn viện
trợ của Canada và hợp chủng quốc Hoa Kỳ trong khuôn khổ kế hoạch Marshall
Plan nhằm tái thiết lại Châu Âu sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Có nhiều
công trình khoa học nghiên cứu về thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA
theo vùng và quốc gia chủ yếu là bài báo trên các tạp chí kinh tế, các báo cáo
của nhóm tƣ vấn, diễn văn họp thƣờng niên của các nhà tài trợ. Các công trình
nghiên cứu của nƣớc ngoài đề cập đến những nội dung sau đây :
Về khái niệm và nguồn gốc ra đời của ODA : Helmut Fuhrer (1996) với
nghiên cứu A history of the development assistance committee and the
development co-operation directorate in dates, names and figures, cho thấy

năm 1969, tổ chức OECD đã đƣa ra khái niệm về nguồn vốn ODA lần đầu
tiên nhƣ sau : Nguồn vốn phát triển chính thức (viết tắt là ODA) là nguồn
vốn hỗ trợ để tăng cƣờng phát triển kinh tế và xã hội của các nƣớc đang phát
triển, thành tố hỗ trợ chiếm một khoảng xác định trong khoản tài trợ này.
Về đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA và phát triển kinh tế - xã hội
của các nƣớc đang phát triển : Các nghiên cứu của Boone (1996) và Lensink
và Morrissey (2000) đã tập trung đánh giá hiệu quả của nguồn vốn ODA đối
với quá trình phát triển kinh tế của các nƣớc đang phát triển từ góc độ kinh tế
vi mô, chỉ ra các hạn chế và tác động xấu của các nƣớc đang phát triển khi
tiếp nhận nguồn vốn ODA. Đó là việc nhận nguồn viện trợ không ổn định và
không chắc chắn từ bên ngoài đã ảnh hƣởng tiêu cực đến chính sách tài chính

5


và đầu tƣ của nƣớc nhận viện trợ. Các nghiên cứu này đã nhấn mạnh trách
nhiệm của các nhà tài trợ trong chính sách ODA. Hơn nữa, các tác giả đã
khẳng định rằng tác động của ODA là nguy hiểm và tiêu cực đến phát triển
kinh tế, phần lớn là do tham nhũng và thiếu hiệu quả trong quá trình thực
hiện nguồn vốn ODA của nƣớc nhận viện trợ.
Về những bài học kinh nghiệm trong quá trình sử dụng ODA vào phát
triển kinh tế - xã hội : Antonio Tujan Jr (2009) đã đƣa ra một số bài học kinh
nghiệm trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA là sự cởi bỏ vô
điều kiện viện trợ, bao gồm cả viện trợ lƣơng thực và hỗ trợ lỹ thuật nhằm
tăng cƣờng năng lực sản xuất và đời sống của ngƣời nghèo thông qua các
doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Tăng cƣờng quyền sở hữu và trách nhiệm
của địa phƣơng bằng cách giảm dần sự phụ thuộc của họ vào nhà tài trợ.
Tăng cƣờng hỗ trợ trực tiếp cho các tổ chức xã hội dân sự là đối tác quan
trọng về các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo. Tác giả đã chỉ ra cụ thể tình
hình kinh tế, chính trị của nƣớc nhận viện trợ, khu vực, lĩnh vực thu hút và sử

dụng viện trợ và các số liệu để đánh giá hiệu quả sử dụng từ năm 1960 đến
năm 2002.
Asian Development Bank (1999) đã chỉ ra một trong những thành công
trong thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA ở Thái Lan là thành lập một hệ
thống quản lý, điều phối và thực hiện các chƣơng trình, dự án đủ mạnh từ
trung ƣơng đến địa phƣơng, các chƣơng trình viện trợ đƣợc tập trung ở một
cơ quan là Tổng vụ hợp tác kinh tế và kỹ thuận trực thuộc Chính Phủ.
Về những kinh nghiệm thu hút và sử dụng ODA của một vài thành phố
tiêu biểu nhƣ Kuala Lumpur (Malaysia). Từ những năm 1970, Malaysia nói
chung và thủ đô Kuala Lumpur nói riêng đã nhận đƣợc viện trợ của cộng
đồng quốc tế, trong đó có các nhà tài trợ chính nhƣ Nhật Bản, Liên hiệp
quốc, Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển châu Á. Nguồn viện trợ này

6


đã góp phần quan trọng giúp Malaysia giải quyết vấn đề đói nghèo và tái
phân phối lại thu nhập. Từ những năm 1980, viện trợ nƣớc ngoài đóng vai trò
lớn trong việc gia tăng về các kỹ năng chuyên môn, về lập kế hoạch dự án,
thực thi và đánh giá dự án, phân tích chính sách, phát triển thể chế, phát trển
kỹ năng trong công nghệ và lĩnh vực nghiên cứu triển khai. Viện trợ nƣớc
ngoài với vai trò nhƣ vậy đã trở thành đòn bẩy để đƣa Kuala Lumpur vƣợt
qua điểm xuất phát thấp của nền kinh tế. Thành công trong việc sử dụng
nguồn viện trợ ODA ở Malaysia nói chung và Kuala Lumpur nói riêng xuất
phát từ việc tập trung hóa trong quản lý nhà nƣớc. Trong việc phân cấp quản
lý ODA, Malaysia có sự phân định rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ của các
cơ quan quản lý. Ngoài ra, Malaysia áp dụng khá thành công công nghệ
thông tin trong công tác theo dõi, giám sát các cơ quan liên quan đến quản lý
vốn ODA bằng cách đƣa toàn bộ các đề nghị thanh toán lên mạng. Nhờ cách
quản lý minh bạch nhƣ vậy nên Malaysia trở thành một trong những điểm

sáng về chống tham nhũng.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ODA Nhật Bản
Một số công trình nhƣ : Quan hệ Nhật Bản – ASEAN – Chính sách và
tài trợ của Trung tâm nghiên cứu Nhật Bản (1999), trong đó các tác giải tập
trung đề cập chính sách ODA của Nhật thời kỳ chiến tranh lạnh là chính,
đồng thời mô tả nguồn gốc vốn ODA của Nhật Bản cho từng nƣớc ASEAN.
ODA của Nhật Bản trong thế kỷ XXI của tác giả Atsushi Kusano (2000),
tƣ liệu từ Viện nghiên cứu Đông Bắc Á. Nghiên cứu đã chỉ ra triển vọng của
ODA Nhật Bản trên thế giới, thực trạng và kế hoạch đầu tƣ ODA của Nhật
Bản vào các nƣớc đang phát triển. Tác giả đã đƣa ra nhận định chiến lƣợc
phát triển ODA của Nhật Bản không chỉ phụ thuộc vào nỗ lực của chính phủ
nói riêng mà còn phụ thuộc vào hành động tích cực của ngƣời dân Nhật Bản
và bản thân các nƣớc nhận viện trợ.

7


Bài nghiên cứu Xu hướng đầu tư và ODA Nhật Bản thập niên đầu thế
kỷ XXI của TS Nguyễn Duy Dũng đăng trên tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và
Đông Bắc Á tháng 06/2001 [5, tr15]. Đây là nghiên cứu dự báo triển vọng
kinh tế Nhật Bản nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng và không thể không
xét tới lĩnh vực rất quan trọng trong chính sách kinh tế của Nhật Bản, đó là
ODA. Nghiên cứu tập trung phân tích những biến đổi và dự báo những xu thế
về đầu tƣ ODA Nhật Bản trong thập niên đầu thế kỷ XXI. Bài viết cũng nhấn
mạnh, Châu Á, nhất là Đông Nam Á có tầm quan trọng đặc biệt đối với chiến
lƣợc đầu tƣ của Nhật Bản.
Bài viết Điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản của tác giải Vũ Văn
Hà và Võ Hải Thanh trong tạp chí nghiên cứu Kinh tế thế giới, số tháng
10/2004 [6] đã phân tích các lý do và xu hƣớng điều chỉnh chính sách ODA
của Nhật Bản những năm gần đây. Ngoài ra, còn có các bài báo đề cập đến

từng khía cạnh hoặc phân tích quan hệ Nhật Bản với từng nƣớc Đông Nam Á
thông qua nguồn vốn ODA.
Ở nƣớc ngoài có thể nêu một số công trình đề cập đến ODA của Nhật
Bản cho các nƣớc Đông Nam Á nhƣ : Japan‟s ODA in the 21st Century của
tác giả Atsushi Kusano (2000). Tác giải đã đề cập đến xu hƣớng của ODA và
những vấn đề đặt ra trong cung cấp ODA của Nhật Bản cho thế giới, trong đó
có khối ASEAN.
Ngoài ra, có một số nghiên cứu của các tác giả nƣớc ngoài cũng đƣa đến
những cái nhìn bao quát về ODA Nhật Bản nhƣ : Dennis D. Trinidad – Tổng
quan về chính sách ODA của Nhật Bản năm 2003. Michiko Yamashita (Viện
Nghiên cứu Kinh tế và xã hội, văn phòng Office), bài luận ODA Nhật Bản
thích ứng với các vấn đề và thách thức của môi trƣờng trợ giúp mới (2005).

8


1.1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ODA Nhật Bản vào Việt
Nam nói chung và Hà Nội nói riêng.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về ODA Nhật Bản tại các nƣớc
ngoài, cũng đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, bài báo và sách đề
cập đến thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA Nhật Bản tại Việt Nam nói
chung và Hà Nội nói riêng :
Nghiên cứu Thu hút đầu tư trực tiếp của Hoa Kỳ tại Việt Nam : Thực
trạng và giải pháp của TS.Lê Quốc Hội đăng trên tạp chí Kinh tế và phát
triển số 186 (II), tháng 12/2012 [8, tr 29 – 36], đã dựa trên số liệu cam kết và
thu hút ODA từ năm 1993 – 2007 tại Việt Nam để đƣa ra một nhận định là
Việt Nam sẽ chuyển một phần lớn các khoản vay ODA ƣu đãi sang khoản
vay thƣơng mại sau năm 2010, so vậy, cần thiết phải có kế hoạch hành động
nhƣ : tăng cƣờng nhận thức về nguồn vốn ODA, sử dụng nguồn vốn ODA
một cách có lựa chọn, thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA để tăng cƣờng

hiệu quả sử dụng, tăng cƣờng các hoạt động giám sát đánh giá và quản lý
nguồn vốn ODA, xây dựng kế hoạch dài hạn để giảm thiểu các khoản vốn
vay ngắn hạn và các điều kiện ràng buộc.
Nghiên cứu Vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam của hai tác giả Nguyễn Quang Thuấn và Phạm Thị Hiếu
đăng trên tạp chí nghiên cứu Đông Bắc Á tháng 11/2008 [17, tr 25]. Nghiên
cứu khẳng định Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế thƣơng mại hàng
đầu của Việt Nam, là nhà cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam. Trên thực
tế, ODA của Nhật Bản đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, cải
thiện môi trƣờng, xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Bài viết đã phân tích một
số nét về vai trò của ODA Nhật Bản đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của
Việt Nam. Nghiên cứu chỉ ra những ƣu tiên của nguồn vốn ODA vào Việt
Nam bao gồm:

9


- Hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực
- Hỗ trợ phát triển ngành giao thông vận tải và điện lực
- Hỗ trợ phát triển nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn
- Ƣu tiên cho giáo dục, sức khỏe và dịch vụ y tế
- Cải thiện môi trƣờng
Trong lĩnh vực thu hút và sử dụng ODA nói chung cũng đã có một số bài
nghiên cứu nhƣ : Một số kinh nghiệm thu hút và sử dụng vốn ODA cho phát
triển cơ sở hạ tầng, đăng trên Tạp chí Kinh tế và dự báo của tác giải Phạm
Thị Túy (2006) ; Khai thác và sử dụng nguồn vốn ODA trong sự nghiệp công
nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam, luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn
Thị Huyền (2008). Ngoài ra, còn một số đề tài luận văn thạc sĩ có liên quan
nhƣ : Vai trò của hỗ trợ phát triển chính thức Nhật Bản (ODA Nhật Bản) đối
với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, luận văn thạc sĩ của

Phạm Thị Hiếu (2007).
Tôn Thành Tâm (Đại học Kinh tế quốc dân, 2005) với luận án về „„Giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
tại Việt Nam‟‟, đã đề cập đến các nội dung : Những vấn đề lý luận cơ bản về
hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA. Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả
quản lý nguồn vốn ODA ở Việt Nam. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý nguồn vốn ODA của các nƣớc trên thế giới và các bài học kinh
nghiệm đối với Việt Nam về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA. Tuy nhiên,
phân tích này chỉ nêu lên kết quả của các nƣớc trong quá trình sử dụng vốn
mà không phân tích sâu sắc các nguyên nhân, tác giả cũng không đƣa ra các
khuyến nghị về chính sách công hay thất bại nguồn vốn ODA. Tác giả đã đề
xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn ODA của Việt Nam
trong thời gian tới bao gồm : thành lập ngân hàng bán buôn nguồn vốn hỗ trợ
phát triển chính thức, hoàn thiện các cơ chế, chính sách quản lý ODA, bổ

10


sung, sửa đổi nội dung các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến quá
trình thực hiện các chƣơng trình, dự án, và các giải pháp bổ trợ khác nhằm
góp phần nâng cao năng lực quản lý về ODA.
Bài nghiên cứu Vai trò của viện trợ phát triển chính thức (ODA) của Nhật
Bản cho Việt Nam và những vấn đề đang đặt ra của TS Nguyễn Duy Dũng đăng
trên tạp chí nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á tháng 08/2003 [4, tr 57]. Bài
viết nhấn mạnh tính từ khi chính phủ Nhật Bản chính thức nối lại việc cung cấp
ODA cho Việt Nam tháng 11/1992 cho tới năm 2002, tổng số ODA của Nhật
Bản đầu tƣ cho Việt Nam lên tới 927.631 triệu Yên. Với khối lƣợng viện trợ to
lớn đó đã đƣa Nhật Bản trở thành nƣớc đứng đầu trong số 25 quốc gia và 350 tổ
chức quốc tế tài trợ cho Việt Nam. ODA của Nhật Bản đóng góp quan trọng cho
sự phát triển kinh tế của Việt Nam ở các mặt nhƣ:

- Đáp ứng một phần rất quan trọng nhu cầu về nguồn vốn tài chính
cho Việt Nam
- Góp phần xây dựng cơ sở hạ tầng và các chƣơng trình phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam
- Chuyển giao công nghệ, quản lý và đào tạo đội ngũ cán bộ có trình
độ cho phía Việt Nam
- Góp phần tăng cƣờng quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nƣớc.
Ngoài ra, tác giả cũng đƣa ra những vấn đề còn tồn tại trong việc sử dụng
nguồn vốn ODA của Nhật Bản vào Việt Nam và đƣa ra một số giải pháp khắc
phục những hạn chế.
Nghiên cứu Viện trợ phát triển chính thức (ODA) thực trạng, triển vọng
và hàm ý chính sách [15, tr 15 – 22] của TS Nguyễn Hồng Sơn đăng trên tạo
chí Những vấn đề kinh tế thế giới tháng 07/2003. Bài viết đƣa ra tổng quan
những xu hƣớng phát triển chủ yếu của dòng vốn ODA vào Việt Nam trong
thời gian qua. Nghiên cứu đánh giá triển vọng của ODA trong thời gian tới và

11


nếu một số hàm ý chính sách trong việc thu hút và sử dụng có hiệu quả dòng
vốn này.
Quan hệ Nhật Bản – ASEAN: Chính sách và tài trợ ODA của tác giả
Ngô Xuân Bình (1999) do NXB Khoa học – xã hội ấn hành. Cuốn sách đề cập
đến những vấn đề nhƣ tùy thuộc vào quan niệm của từng cá nhân mà các nhà
phân tích phân chia chính sách tài trợ của Nhật Bản cho Việt Nam thành các
thời kỳ khác nhau. Tác giả bƣớc đầu xem xét chính sách tài trợ của Nhật Bản
cho Việt Nam trên cơ sở phân chia thành hai thời kỳ chủ yếu: thời kỳ trƣớc
chiến tranh lạnh đƣợc bắt đầu từ những năm 70 và thời kỳ thứ 2 sau chiến
tranh lạnh đƣợc bắt đầu từ những năm 90. Nghiên cứu đã đƣa ra những ví dụ
điển hành về đầu tƣ ODA của Nhật Bản cho Hà Nội.

Năm 1992:
- Dự án cung cấp thiết bị y tế cho bệnh viện Hai Bà Trƣng – Hà Nội:
351 triệu yên
- Cải thiện hệ thống cung cấp nƣớc ở khu vực Gia Lâm – Hà Nội (
giai đoạn I): 984 triệu yên
- Cải thiện hệ thống cung cấp nƣớc ở khu vực Gia Lâm – Hà Nội (giai
đoạn II): 65 triệu yên
- Cải thiện thiết bị y tế cho thành phố Hà Nội: 565 triệu yên
Năm 1994:
- Cải thiện thiết bị y tế cho thành phố Hà Nội: 1126 triệu yên
- Cải thiện hệ thống cung cấp nƣớc khu vực Gia Lâm – Hà Nội (giai
đoạn tiếp theo): 1512 triệu yên
Tác giả đề cao sự hiệu quả trong khai thác ODA Nhật Bản vào Việt Nam
trong những năm vừa qua phát triển theo chiều hƣớng tốt. Cần xây dựng một
kế hoạch chiến lƣợc đối với thu hút ODA từ bên ngoài, đặc biệt đối với Nhật
Bản, đặt nó trong chiến lƣợc tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.

12


1.2. Cơ sở lý luận chung về ODA Nhật Bản vào thành phố Hà Nội.
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm về ODA
Theo cách hiểu chung nhất: Hỗ trợ phát triển chính thức (Official
development assistance – ODA) là nguồn tài trợ ƣu đãi của một hay một số
quốc gia hoặc tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho một Chính phủ nào đó
nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo nghiên cứu chính sách của WB xuất bản tháng 6/1999
thì: ODA là một phần của tài chính phát triển chính thức (ODF), trong đó có
cho vay ƣu đãi cộng với yếu tố viện trợ không hoàn lại và phải chiếm ít nhất
25% trong tổng viện trợ. OFD là tất cả các nguồn tài chính mà chính phủ các

nƣớc phát triển và tổ chức đa phƣơng dành cho các ngƣớc đang phát triển.
Ở Việt Nam, theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ về
quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ chính thức (ODA) định nghĩa về ODA
nhƣ sau: Hỗ trợ phát triển chính thức đƣợc hiểu là hoạt động hợp tác phát
triển giữa Nhà nƣớc hoặc Chính phủ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam với nhà tài trợ, bao gồm: chính phủ nƣớc ngoài, các tổ chức tài trợ song
phƣơng và các tổ chức liên chính phủ hoặc liên quốc gia.
Nguồn vốn ODA có những đặc điểm chính sau:
Thứ nhất, tính ưu đãi của nguồn vốn ODA
Nguồn vốn ODA có thời gian cho vay dài và thời gian ân hạn dài…
Nguồn vốn ODA của WB, ADB cho Việt Nam có thời gian trả nợ tƣơng ứng
40 và 32 năm trong đó thời gian ân hạn là 10 và 8 năm. Nguồn ODA của Đức
cho Việt Nam có thời gian trả nợ là 40 năm, thời gian ân hạn là 10 năm.
Nguồn vốn ODA có mức độ ƣu đãi (Grant element-GE) phải đạt ít nhất 25%.
Mức độ ƣu đãi là một chỉ số biểu hiện tính ƣu đãi của ODA so với các khoản
vay thƣơng mại theo điều kiện thị trƣờng. Thành tố hỗ trợ càng cao càng
thuận lợi cho nƣớc tiếp nhận. Chỉ tiêu này đƣợc xác định dựa trên tổ hợp các

13


yếu tố đầu vào: Lãi suất, thời gian ân hạn, thời hạn cho vay, số lần trả nợ
trong năm, và tỷ lệ chiết khấu
Thứ hai, tính ràng buộc của nguồn vốn ODA. Nguồn vốn ODA có thể
ràng buộc (hoặc ràng buộc một phần hoặc không ràng buộc) nƣớc nhận viện
trợ về đặc điểm chi tiêu. Ngoài ra mỗi nƣớc cung cấp viện trợ cũng đều có
những ràng buộc về kinh tế, chính trị. Một trong những điều kiện tiếp nhận
ODA của Nhật Bản là bằng đồng tiền Yên Nhật (JPY), điều kiện vay vốn
ODA của WB là mất 0,75% phí dịch vụ. Chính vì vậy khi nhận viện trợ các
nƣớc cần cân nhắc kỹ lƣỡng các điều kiện của các nhà tài trợ, không vì lợi ích

trƣớc mắt mà đánh mất quyền lợi lâu dài.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ. Xét cho cùng ODA là
nguồn vốn vay, có vay là phải trả cả gốc và lãi. Vì vậy, khi tiếp nhận và sử
dụng nguồn vốn ODA do tính chất ƣu đãi nên gánh nặng nợ thƣờng chƣa xuất
hiện nhƣng nếu không sử dụng hiệu quả ODA có thể tạo nên sự tăng trƣởng
nhất thời nhƣng sau một thời gian lại lâm vào vòng nợ nần do không có khả
năng trả nợ. Do đó, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA cần phải
phối hợp với các nguồn vốn khác để tăng cƣờng sức mạnh kinh tế và khả
năng xuất nhập khẩu.
1.2.2. Phân loại ODA
Có nhiều căn cứ để phân loại ODA song trong phạm vi đề tài nghiên cứu
chỉ tiếp cận 3 cách phân loại:
1.2.2.1. Căn cứ theo nguồn tài trợ
ODA song phương: đó là khoản ODA của một chính phủ tài trợ trực tiếp
cho một chính phủ khác hoặc gián tiếp chính phủ với chính phủ thông qua các
tổ chức phi chính phủ (NGO) hoặc tổ chức quốc tế nhƣ WB, IMF, ADB…

14


×