Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Buổi thảo luận thứ 3 Hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.78 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
Vấn đề 1: Hợp đồng vi phạm quy định về hình thức....................................................................4
1.1
Hợp đồng trong hai vụ việc trên có phải công chứng chứng thực không? Nêu cơ sở
pháp lý..........................................................................................................................................5
1.2
Đoạn nào của các bản án cho thấy hợp đồng không được công chứng, chứng thực theo
quy định?......................................................................................................................................6
1.3
Trong bản án 189, đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án công nhận hợp đồng không
được công chứng, chứng thực?....................................................................................................6
1.4
Trong bản án số 189, việc Tòa án công nhận hợp đồng không được công chứng, chứng
thực có thuyết phục không. Vì sao?.............................................................................................7
1.5
Việc Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về hình thức và hết thời hiệu
yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu trong bản án số 41 có thuyết phục không? Vì sao?.8
1.6
Theo BLDS, hệ quả pháp lí của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô
hiệu về hình thức..........................................................................................................................9
1.7
Việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyện nhượng sau khi xác định có vi phạm quy định
về hình thức và hết thời hiệu là có thuyết phục không? Vì sao?..................................................9
Vấn đề 2: Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng hợp đồng........................10
2.1
Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy bỏ hợp đồng do có vi
phạm? ........................................................................................................................................10
2.2

Theo Tòa án nhân dân Tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay bị hủy bỏ?...................12


2.3
Suy nghĩ của anh (chị) về hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Tỉnh Vĩnh Long (về
hủy bỏ hay vô hiệu hợp đồng)?..................................................................................................12
2.4

Nếu hợp đồng vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng không? Vì sao?.............12

2.5
Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt hợp đồng và hủy bỏ hợp
đồng do có vi phạm?..................................................................................................................12
2.6
Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng nêu trên không ?Vì sao?
Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy bỏ...................................................................................13
Vấn đề 3: Đứng tên giùm mua bất động sản..............................................................................14
3.1
Việc TAND tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ tiền ra mua và nhờ ông
Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết phục không? Vì sao?........................................................15
3.2

Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì sao?............................15

3.3

Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở Việt Nam không?..............15


3.4
Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền sở hữu nhà trên
không? Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ chưa?.......................16
3.5

Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà Tuệ bỏ ra và giá
trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý như thế nào?..................................................17
3.6
đó.

Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ chưa? Nếu có, nêu Án lệ
17

3.7

Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao?...............18

Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu..........................................................................................................18
4.1
Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được công bố trên các Tạp chí
chuyên ngành luật từ đầu năm 2016 đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác
giả và việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1) Họ và tên tác giả, 2) Tên
bài viết in nghiêng, 3) Tên Tạp chí, 4) Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ:
từ tr.41 đến 51)...........................................................................................................................18
4.2

Cho biết làm thế nào để biết được các bài viết trên........................................................23

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................24
A.

VĂN BẢN PHÁP LUẬT................................................................................................24

B.


TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................24

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
2


BUỔI THẢO LUẬN THỨ BA:
VẤN ĐỀ CHUNG CỦA HỢP ĐỒNG (TIẾP)
Vấn đề 1: Hợp đồng vi phạm quy định về hình thức.

 Bản án số 189/2019/DSST ngày 04/07/2019 của Tòa án nhân
dân Huyện Phú Tân Tỉnh An Giang.
Tóm tắt bản án:
- Ông Phan Văn Tuấn là chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp tại ấp Phú
Trung, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, An Giang. Ngày 10/4/2017, ông
Tuấn có cho ông Trinh và bà Bé vay số tiền là 269.000.000đ không tính
lãi, ngoài ra trong mối quan hệ mua bán hàng hóa ông Trinh và bà Bé
còn mua thiếu và nợ ông Tuấn số tiền là 67.030.000đ. Ông Trinh và bà
Bé có làm giấy nhận nợ, cùng kí tên xác nhận nợ ông Tuấn
336.030.000đ hẹn đến ngày 15/9/2017 sẽ trả. Đến hạn, 2 người vẫn chưa
trả nợ và có yêu cầu bán đất SXNN để trừ nợ nhưng ông Tuấn không
đồng ý. Ngày 05/01/2018, vợ chồng ông Trinh bà Bé lập hợp đồng số 14
chuyển nhượng bán đất cho ông Kết bà Trang. Ngày 09/01/2018 ông
Tuấn biết được đã làm đơn khởi kiện, yêu cầu Tòa ban hành quyết định
phong tỏa diện tích đất mà ông Kết nhận chuyển nhượng của ông Trinh
bà Bé, và tuyên bố hợp đồng số 14 vô hiệu, cho rằng hành vi trên của
ông Trinh bà Bé là tẩu tán tài sản trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, đồng thời
yêu cầu ông Trinh thanh toán số nợ cả vốn lẫn lãi là 459.493.000đ. Tại
Tòa án, người có quyền và nghĩa vụ liên quan là ông Kết và bà Trang
cho rằng việc mua đất hoàn toàn thực hiện theo đúng trình tự thủ tục,

quy định nên yêu cầu Tòa án công nhận hợp đồng số 14 là có hiệu lực
pháp luật, hủy bỏ quyết định phong tỏa đất để tiếp tục thực hiện thủ tục
tách bộ sang tên.
- Căn cứ vào các điều luật, Tòa án đã quyết định chấp nhận 1 phần yêu
cầu khởi kiện của ông Tuấn là buộc ông Trinh bà Bé liên đời thanh toán
số nợ 459.493.000đ. Không chấp nhận yêu cầu vô hiệu hợp đồng số 14,
công nhận hợp đồng quyền chuyển nhượng đất số 14 là có hiệu lực pháp
luật.
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
3


1.1 Hợp đồng trong hai vụ việc trên có phải công chứng chứng
thực không? Nêu cơ sở pháp lý.
- Hợp đồng trong hai vụ việc trên không cần phải chứng thực.
- Cở sở pháp lý: căn cứ vào khoản 2 Điều 129 BLDS 2015:
“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy
định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu
của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của
giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc
công chứng, chứng thực.”
+ Theo đó, bản hợp đồng số 14 trong bản án số 189, bên ông Trinh bà
Bé và ông Kết đã thực hiện trên 2/3 các nghĩa vụ trong giao dịch. Bà
Bé và ông Trinh đã giao toàn bộ diện tích đất nêu trên cho ông Kết
canh tác. Đồng thời, ông Kết cũng đã thanh toán đầy đủ bằng cách
trước đó cùng ông Trinh tới Ngân hàng thanh toán một phần, và phần
còn lại thanh toán khi các bên kí hợp đồng số 14. Và ông Kết cho
rằng việc vợ chồng ông mua đất hoàn toàn thực hiện đúng và đầy đủ
theo trình tự thủ tục pháp luật quy định nên yêu cầu Tòa án công nhận

hợp đồng số 14 là có hiệu lực pháp luật. Vậy nên căn cứ vào khoản 2
Điều 129 BLDS 2015 thì trường hợp trên các bên không cần phải
thực hiện việc công chứng, chứng thực.
+ Bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Diêu và
ông Ngọc trong bản án số 41 đã được ông Diêu ký tên vào ngày
27/10/2007. Ông Ngọc đã thanh toán cho ông Diêu 50.000.000đ,
phần còn lại cũng sẽ được thanh toán hết khi hoàn tất thủ tục chuyển
nhượng đất. Đồng thời, trên thực tế ông Ngọc đã nhận đất và đổ một
xe đá 4x6cm để làm nhà, ông cũng yêu cầu Tòa án buộc ông Diêu
tiếp tục thực hiện theo “giấy chuyển nhượng” ngày 21/07/2007. Sau
khi kháng cáo, Tòa án đã tuyên bố hợp đồng chuyển nhượng quyền sử
dụng đất giữa ông Nguyễn Đức Diêu và ông Bùi Quang Ngọc đề
ngày 21/07/2007 là có giá trị pháp lý. Vậy nên căn cứ vào khoản 2
điều 129 BLDS 2015 thì trường hợp trên các bên không cần phải
thực hiện việc công chứng, chứng thực.
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
4


1.2 Đoạn nào của các bản án cho thấy hợp đồng không được công
chứng, chứng thực theo quy định?
- Bản án số 189: đoạn cho thấy hợp đồng số 14 không được công chứng,
chứng thực theo quy định là: ngày 11/01/2018, ông Kết nhận được thông
báo của UBND Huyện Phú Tân bị ngắn chặn 01 phần diện tích là
5.097m2 bởi Quyết định ADBPKCTT số 01 theo đơn yêu cầu của ông
Tuấn.
- Bản án số 41: đoạn cho thấy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất của ông Diêu và ông Ngọc không được công chứng, chứng thực theo
quy định là: sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được
thẩm tra tại phiên tòa, HĐXX nhận định về hình thức hợp đồng đã

không đảm bảo do không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác
nhận.
1.3 Trong bản án 189, đoạn nào của Bản án cho thấy Tòa án công
nhận hợp đồng không được công chứng, chứng thực?
- Xét thấy, tại Điều 503 BLDS 2015 có quy định: “Việc chuyển quyền
sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định của Luật
đất đai” và khoản 3 Điều 188 Luật đất đai 2013 thì: “Việc chuyển đổi
chuyển nhượn, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền
sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, phải đăng ký tại cơ quan
đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa
chính”. Qua đó, cho thấy việc chuyển nhượng giữa các bên do chưa
được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai nên chưa có hiệu lực pháp luật
nhưng điều này hoàn toàn không đồng nghĩa với việc hợp đồng chuyển
nhượng giữa các bên là vô hiệu, vì vậy HĐXX vẫn phải xem xét yêu cầu
hợp đồng của ông Kết bà Trang theo quy định.
- Trong phần nhận định của Tòa án “Xét thấy, tại khoản 2 Điều 129
BLDS 2015 có quy định: “2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn
bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà
một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong
giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết
định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên
không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.” Đối chiếu quy định
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
5


cho thấy chỉ cần các bên đã thực hiện 2/3 nghĩa vụ trong hợp đồng thì
theo yêu cầu của 1 hoặc các bên Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực
của giao dịch đó mà không cần thực hiện tiếp công việc công chứng,
chứng thực.

1.4 Trong bản án số 189, việc Tòa án công nhận hợp đồng không
được công chứng, chứng thực có thuyết phục không. Vì sao?
- Việc công nhận hợp đồng không được công chứng chứng thực của Tòa
án trong bản án số 189 là thuyết phục. Vì mặc dù hợp đồng đã được
công chứng tại VPCC theo quy định của pháp luật, nhưng việc chuyển
nhượng giữa các bên chưa được đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai nên
vẫn bị xem là không được công chứng chứng thực theo quy định.

 Bản án số 41/2011/DSPT ngày 25/04/2011 của Tòa án nhân dân
Tỉnh Khánh Hòa.
Tóm tắt bản án:
Nguyên đơn: Ông Nguyễn Đức Thành.
Bị đơn: Ông Bùi Quang Ngọc.
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan:
1. Ông Nguyễn Đức Diêu.
2. Bà Nguyễn Thị Thủy.
- Ông Nguyễn Đức Diêu và bà Nguyễn Thị Định sở hữu lô đất thuộc
thửa đất số 450, tờ bản đồ số 11, tại tỉnh Khánh Hòa có diện tích
7.155m2. Ông Diêu và bà Định có 07 người con gồm: Nguyễn Đức
Thành, Nguyễn Thị Diệu, Nguyễn Lợi, Nguyễn Đức Hiền, Nguyễn Thị
Bạch Tuyết, Nguyễn Thị Dung, Nguyễn Đức Lương. Ngày 17/10/2007,
bà Định chết. Ngày 27/10/2007, ông Diêu kí giấy chuyển nhượng quyền
sử dụng 480m2 đất thuộc tài sản của ông và bà Định cho ông Bùi Quang
Ngọc mà không có ý kiến của các con (là những người thuộc hàng thừa
kế thứ nhất của bà Định) nên ông Thành khởi kiện, yêu cầu Tòa tuyên bố
hợp đồng chuyển nhượng giữa ông Diêu và ông Ngọc vô hiệu. Tuy
nhiên, tại Tòa án cấp phúc thẩm, sau khi được Tòa yêu cầu cung cấp
chứng cứ, ông Thành và ông Diêu đã nộp lên bản di chúc của bà Định.
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
6



Theo di chúc, phần đất mua bán giữa ông Diêu và ông Ngọc là phần đất
dưỡng già của hai vợ chồng ông Diêu và bà Định, nên việc mua bán
hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của ông Diêu.
- Căn cứ vào những luận điểm trên, HĐXX tuyên không chấp nhận yêu
cầu của ông Thành, hợp đồng chuyển nhượng đất giữa ông Diêu và ông
Ngọc không bị vô hiệu, hai bên tiếp tục hợp đồng.
1.5 Việc Tòa án xác định hợp đồng chuyển nhượng vi phạm về
hình thức và hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng
vô hiệu trong bản án số 41 có thuyết phục không? Vì sao?
Việc xác định hợp đồng chuyển nhượng là vi phạm về hình thức.
- Căn cứ theo Điều 119, BLDS 2015 2015, Điều 167 Luật đất đai 2013
và Luật công chứng 2014 thì hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất là hợp đồng bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Cho nên hợp
đồng chuyển nhượng đất của ông Diêu và ông Ngọc được Tòa xác định
là vi phạm về hình thức là thuyết phục, bởi vì giữa ông Diêu và ông
Ngọc chỉ lập nên “giấy chuyển nhượng” và được kí giữa hai bên chứ
hợp đồng này chưa được sự công chứng, chứng thực của cơ quan có
thẩm quyền.
Việc xác định hết thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu.
- Hợp đồng của ông Diêu và ông Ngọc vào ngày 27/10/2007 đã vi phạm
về hình thức. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 129:
“2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy
định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu
của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của
giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc
công chứng, chứng thực.”
Cụ thể ở đây là ông Diêu đã giao đất cho ông Ngọc, ông Ngọc đã đổ một

xe đá 4x6 để làm nhà. Vì vậy cho nên hợp đồng của ông Diêu và ông
Ngọc vẫn có hiệu lực dù vi phạm về mặt hình thức.

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
7


Căn cứ theo Điều 132 BLDS 2015 về thời hiệu yêu cầu Tòa tuyên bố
giao dịch dân sự thì đối với giao dịch dân sự giữa ông Diêu và ông Ngọc
có thời hạn là 2 năm kể từ ngày 27/10/2007. Vì vậy ngày hết thời hiệu
yêu cầu vô hiệu của hợp đồng này là ngày 28/10/2009 nên ngày
29/10/2009 ông Thành khởi kiện thì đã hết hiệu lực để yêu cầu tuyên vô
hiệu hợp đồng.
1.6 Theo BLDS, hệ quả pháp lí của việc hết thời hiệu yêu cầu Tòa
án tuyên bố hợp đồng vô hiệu về hình thức.
- Cơ sở pháp lý: Điều 129, 132 BLDS 2015.
Theo Điều 129 BLDS 2015 về việc giao dịch vô hiệu do không tuân thủ
quy định về hình thức:
“Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức
thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản
nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên
đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu
của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của
giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy
định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã
thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu
của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của
giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc

công chứng, chứng thực.”
Khi một giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện hiệu lực về hình
thức thì vô hiệu. Tuy nhiên theo điều 132 về thời hiệu yêu cầu Tòa án
tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì thời hiệu tuyên vô hiệu của Điều
129 là 2 năm. Nếu hết thời hiệu 2 năm không có yêu cầu tuyên vô hiệu
thì giao dịch được xem là có hiệu lực.
1.7 Việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyện nhượng sau khi xác
định có vi phạm quy định về hình thức và hết thời hiệu là có
thuyết phục không? Vì sao?
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
8


- Việc Tòa án công nhận hợp đồng chuyển nhượng sau khi xác định có vi
phạm quy định và hết thời hiệu là thuyết phục. Bởi vì trong hợp đồng, có
hình thức bắt buộc (HTBB) là điều kiện có hiệu lực (ĐKCHL) của hợp
đồng, có HTBB không là ĐKCHL của hợp đồng, tức là không tuân thủ
HTBB thì hợp đồng vẫn có hiệu lực. Ngoài ra, Điều 129 cũng loại trừ đi
những bất cập của việc vi phạm về HTBB, giúp cho việc xác lập hợp
đồng dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, thời hiệu để yêu cầu tuyên bố giao dịch
dân sự khi có vi phạm quy định về hình thức là 2 năm, 2 năm là một
khoảng thời gian tương đối đủ để các bên xem xét về hợp đồng, và yêu
cầu tuyên vô hiệu.
Vấn đề 2: Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ do không thực hiện đúng
hợp đồng.
 Tình huống:
Ông Minh ký hợp đồng chuyển nhượng cho ông Cường quyền sử dụng
một mảnh đất. Hợp đồng được giao kết hợp pháp và ông Minh đã giao
đất cho ông Cường nhưng ông Cường không trả tiền cho ông Minh mặc
dù ông Minh đã nhiều lần nhắc nhở. Nay ông Minh yêu cầu Tòa án hủy

bỏ hợp đồng chuyển nhượng để nhận lại đất.
2.1 Điểm giống nhau và khác nhau giữa hợp đồng vô hiệu và hủy
bỏ hợp đồng do có vi phạm?
Tiêu chí
so sánh
Điều kiện
chấm dứt
hợp đồng

Các

Hủy bỏ hợp đồng do có
vi phạm
(Điều 423 BLDS 2015).
Một trong các bên trong
Hợp đồng dân sự vi phạm
hợp đồng vi phạm các
một trong các điều kiện có
điều khoản có trong hợp
hiệu lực của hợp đồng.
đồng hoặc một bên yêu
Quy định từ Điều 122 đến
cầu hủy hợp đồng.
Điều 133 BLDS 2015.
Điều 423 BLDS 2015.
Hợp đồng dân sự vô hiệu do: Một bên có quyền hủy bỏ
Hợp đồng dân sự vô hiệu
(Điều 407 BLDS 2015).

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

9


trường
-Vi phạm điều cấm.
hợp chấm -Giả tạo.
dứt hợp
-Do người chưa thành niên,
đồng
người mất năng lực hành vi
dân sự, người bị hạn chế
năng lực hành vi dân sự xác
lập, thực hiện.
-Nhầm lẫn
-Bị lừa dối, đe dọa.
-Người xác lập không nhận
thức và làm chủ hành vi của
mình.
-Không tuân thủ quy định về
hình thức.
-Có đối tượng không thể thực
hiện được.
Trách
nhiệm
Hợp đồng không đủ điều kiện
thông báo
có hiệu lực thì đương nhiên
vô hiệu.
Hậu quả
pháp lý


Phát sinh trách nhiệm hoàn
trả: các bên trả cho nhau
những gì đã nhận, nếu không
hoàn trả được bằng hiện vật
thì phải trị giá thành tiền
(khoản 3 Điều 131 và khoản
2 Điều 427).
Bên có lỗi gây thiệt hại có
trách nhiệm bồi thường (có
thể là một trong số các bên
trong hợp đồng, có thể là
người thứ ba).

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
10

hợp đồng và không phải
bồi thường khi bên kia vi
phạm hợp đồng.

Bên hủy hợp đồng phải
thông báo cho bên kia về
việc hủy bỏ, nếu không
thông báo mà gây thiệt hại
thì phải bồi thường
(khoản 3 Điều 423).
Bên có lỗi phải bồi thường
thiệt hại (một trong số các
bên trong hợp đồng).

Bên yêu cầu hủy hợp đồng
nếu không có lỗi thì không
phải bồi thường.
Bên vi phạm hợp đồng
phải bồi thường phần hợp
đồng đã được thực hiện
(nếu có thỏa thuận).


2.2 Theo Tòa án nhân dân Tỉnh Vĩnh Long, hợp đồng vô hiệu hay
bị hủy bỏ?
Theo Tòa án nhân dân Tỉnh Vĩnh Long thì hợp đồng vô hiệu. (Đoạn:
“Xét hợp đồng mua bán xe ngày 26/5/2012 nêu trên là vô hiệu…”)
2.3 Suy nghĩ của anh (chị) về hướng giải quyết của Tòa án nhân
dân Tỉnh Vĩnh Long (về hủy bỏ hay vô hiệu hợp đồng)?
Hướng giải quyết của Tòa án nhân dân Tỉnh Vĩnh Long là hoàn toàn hợp
lý. Khi giao kết hợp đồng, cả hai bên đều vi phạm quy định của pháp
luật (vi phạm điểm b khoản 1 Điều 117 BLDS 2015). Cụ thể về chủ thể
hợp đồng ghi bên mua là “trang trí nội thất Thanh Thảo”, người đại diện
Nguyễn Thị Dệt là không đúng vì thực chất người đạidiện cho Trang trí
nội thất Thanh Thảo là Công ty TNHH–SX–TM Thanh Thảo do Trương
Hoàng Thành là Giám đốc đại diện. Điều này cho thấy không có sự tự
nguyện của chủ thể giao kết hợp đồng. Mặt khác, hợp đồng ghi rõ đại
diện bên mua là bà Nguyễn Thị Dệt nhưng đứng ra giao dịch là ông
Trương Văn Liêm là không đúng với quy định của pháp luật. Do đó đã
xảy ra vấn đề kể từ lúc ký kết hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng.
2.4 Nếu hợp đồng vô hiệu thì có áp dụng phạt vi phạm hợp đồng
không? Vì sao?
Nếu hợp đồng vô hiệu thì không phạt vi phạm hợp đồng vì lúc này hợp
đồng không có hiệu lực nên không phát sinh quyền và nghĩa vụ các bên.

Các bên chỉ có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận và thanh
toán các chi phí bảo quản sửa chữa tài sản đó. Áp dụng Điều 151 và
khoản 1 Điều 418 BLDS 2016, không áp dụng phạt hợp đồng vô hiệu
do nhầm lẫn, lừa dối. Do đó không phát sinh nghĩa vụ giữa các bên.
2.5 Điểm giống nhau và khác nhau giữa đơn phương chấm dứt
hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng do có vi phạm?
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
11


Hủy bỏ hợp đồng do
Đơn phương chấm dứt hợp
có vi phạm (Điều
đồng (Điều 428).
423).
Giống nhau
Đều là các trường hợp chấm dứt hợp đồng được quy
định tại Điều 422 BLDS 2015.
Khác Điều
Được áp dụng khi một
Được áp dụng khi các bên có
nhau kiện áp
bên vi phạm hợp đồng
thỏa thuận hoặc pháp luật có
dụng
là điều kiện hủy bỏ mà
quy định, tức là không cần có
các bên đã thỏa thuận
sự vi phạm hợp đồng hoặc vi
hoặc pháp luật có quy

phạm pháp luật.
định.
Thời
Chỉ quy định không
điểm
phải tiếp tục thực hiện
Hợp đồng chấm dứt kể từ
chấm
nghĩa vụ nhưng không
thời điểm bên kia nhận được
dứt
chỉ ra thời điểm chính
thông báo chấm dứt.
xác mà hợp đồng
chấm dứt.
Hậu
Các bên không phải tiếp tục Các bên bồi thường
quả
thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thiệt hại và thỏa thuận
pháp lý thuận về phạt vi phạm, bồi về giải quyết tranh
thường thiệt hại và thỏa chấp.
thuận về giải quyết tranh Bên đã thực hiện
chấp.
nghĩa vụ có quyền yêu
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có cầu bên kia thanh toán
quyền yêu cầu bên kia thanh phần nghĩa vụ đã thực
toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
hiện.
2.6 Ông Minh có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng
nêu trên không ?Vì sao? Nếu có, nêu rõ văn bản cho phép hủy

bỏ.
Ông Mình có được quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng đất trên. Căn
cứ điểm b khoản 1 Điều 423 BLDS 2015 quy định: "Vi phạm nghiêm
trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm
cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng". Ông
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
12


Cường đã vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng là phải trả tiền cho
ông Mình. Do đó ông Mình có quyền hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng
sử dụng đất.
Vấn đề 3: Đứng tên giùm mua bất động sản.
 Quyết định Giám đốc thẩm số 17/2015/DS-GĐT ngày 19/05/2015
về vụ án kiện đòi tài sản.
Tóm tắt quyết định:
Nguyên đơn: Bà Nguyễn Thị Tuệ.
Bị đơn: Ông Nguyễn Văn Bình
Bà Nguyễn Thị Vân.
Bà Tuệ sống ở Nhật Bản từ năm 1977. Năm 1992, bà có nguyện vọng
mua nhà tại Việt Nam và nhờ ông Bình (chú ruột) mua giúp nhà đất tại
số 16-B20 phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tổng cộng hết
356 chỉ vàng, bà Tuệ đồng ý cho ông Bình trông nhà khi bà ở Nhật.
Ngày 25/05/2001, UBND TP Hà Nội cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất và quyền sở hữu nhà ở cho ông Bình, bà Vân (bà chỉ là người
được nhờ đứng tên hộ do có hộ khẩu tại Hà Nội), bà Tuệ không biết.
Đến tháng 06/2009, bà Tuệ phát hiện, sau đó bà Tuệ yêu cầu ông Bình
trả nhà đất nhưng ông không trả cho nên bà Tuệ khởi kiện ra tòa. Tại bản
án dân sự sơ thẩm số 56/2012/DSST của TAND TP Hà Nội quyết định
chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Tuệ. Ngày 09/10/2012, bà Vinh, đại

diện của ông Bình có đơn kháng cáo. Tại bản án dân sự phúc thẩm
125/2013/DSPT của TAND tối cao Hà Nội không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của bà Tuệ. Sau đó, bà Tuệ có đơn đề nghị Giám đốc thẩm bản
án phúc thẩm. Do ông Bình không chứng minh được nhà số 16-B20 là
của ông bỏ tiền mua, và nhiều lần lời khai của ông không trùng khớp với
nhau. Vì lẽ đó, Hội đồng Giám đốc thẩm quyết định hủy toàn bộ bản án
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
13


sơ thẩm và phúc thẩm, giao vụ án cho TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm
lại.
3.1 Việc TAND tối cao xác định nhà có tranh chấp do bà Tuệ bỏ
tiền ra mua và nhờ ông Bình, bà Vân đứng tên hộ có thuyết
phục không? Vì sao?
TAND tối cao xác định như vậy là có thuyết phục. Bởi lẽ, khi căn cứ
vào “Giấy cam đoan xác định tài sản nhà ở” lập ngày 07/06/2001 có nội
dung xác nhận căn nhà số 16-B20 do bà Tuệ bỏ tiền mua và nhờ ông
Bình, bà Vân đứng tên hộ, trên đó đều có chữ ký xác nhận của ông
Bình, bà Vân. Tương tự “ Giấy khai nhận tài sản” ngày 09/08/2001
cũng có nội dung tương tự như trên. Trong quá trình giải quyết vụ án,
ông Bình đã nhiều lần cung cấp lời khai mâu thuẫn, không thống nhất
trước Tòa, lúc thì khai không ký vào tờ giấy trên, lúc lại khai có ký vào
nhưng lại không biết nội dung, do ai viết. Tại kết luận giám định chữ
ký, chữ viết của Bộ Công An có nội dung chữ ký chữ viết trên 02 tờ
giấy kia là của ông Bình. Mặt khác, anh Nguyễn Xuân Hải con ông
Bình cũng khẳng định nhà 16-B20 là của bà Tuệ mua cho nên việc tòa
án xác định như vậy là hoàn toàn có căn cứ.
3.2 Ở thời điểm mua nhà trên, bà Tuệ có được đứng tên không? Vì
sao?

Ở thời điểm mua nhà vào cuối năm 1992. Bà Tuệ không được đứng tên.
Vì luật đất đai năm 1987, không có qui định nào về trường hợp người
Việt Nam định cư ở nước ngoài được quyền mua, bán, chuyển nhượng
quyền sử dụng đất, cũng như đứng tên nhà ở tại Việt Nam. Bên cạnh đó,
các trường hợp được thực hiện chuyển quyền sử dụng đất đai tại Điều
16 của Luật này không có quy định trường hợp của bà Tuệ.
3.3 Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ có được đứng tên mua nhà ở Việt
Nam không?
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
14


Ở thời điểm hiện nay, bà Tuệ được đứng tên mua nhà ở Việt Nam. Vì
theo “ Giấy chứng nhận” của tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Nhật Bản
thì bà Tuệ vẫn còn quốc tịch Việt Nam. Bà Tuệ được xác định là người
Việt Nam định cư ở nước ngoài. Khoản 2, Điều 7 Luật nhà ở 2014 có
quy định người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại
Việt Nam, đồng thời khoản 1 Điều 8 của Luật này cũng nêu điều kiện
được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở
nước ngoài thì phải được nhập cảnh vào Việt Nam. Mặt khác, bà Tuệ đã
được cấp giấy “ miễn thị thực” để được nhập cảnh vào Việt Nam nhiều
lần, bà cũng có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về
nhà ở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 119 về các bên tham gia
giao dịch về nhà ở của Luật này. Do đó, bà Tuệ được xác định là đối
tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Đồng thời, khoản 1 Điều 186 của Luật đất đai 2013 cũng quy định rất
rõ ràng về trường hợp của bà Tuệ, bà có quyền sở hữu nhà ở gắn liền
với quyền sử dụng đất ở Việt Nam.
3.4 Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công
nhận quyền sở hữu nhà trên không? Hướng giải quyết này của

Tòa án nhân dân tối cao đã có tiền lệ chưa?
Ngày nay, theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Tuệ được công nhận quyền
sở hữu nhà 16-B20. Hướng giải quyết này của Tòa án nhân dân tối cao
là đã có tiền lệ:
- Quyết định giám đốc thẩm số 04/2013/QĐ-GĐT của HĐTP TANDTC.
Nội dung tranh chấp tóm lược: Nguyên đơn gửi tiền về VN cho bị đơn
(em gái) đứng tên mua nhà giùm. Sau đó, bị đơn đã chuyển nhượng căn
nhà lại cho người khác và người nhận chuyển nhượng này đã được cấp
GCNQSDĐ. Phán quyết của tòa Sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu
của nguyên đơn, công nhận quyền sở hữu nhà đất của nguyên đơn. Phán
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
15


quyết của tòa Phúc thẩm: Đình chỉ xét xử phúc thẩm. Nội dung quyết
định giám đốc thẩm: Hủy án sơ thẩm và phúc thẩm để xét xử lại.
- Bản án sơ thẩm 164/2015/DS-ST: Nội dung tranh chấp tóm lược:
Nguyên đơn hồi hương từ Hoa Kỳ, nhờ bị đơn (cháu) đứng tên mua
giùm mảnh đất và hoàn tất thủ tục. Người cháu này sau đó đã chuyển
nhượng lại cho mẹ (em gái của nguyên đơn) để đứng tên giùm. Tuy
nhiên, khi nguyên đơn về nước và yêu cầu người em gái mình chuyển
nhượng lại cho mình thì người này không đồng ý. Phán quyết của tòa
Sơ thẩm: Chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn, công nhận quyền
sở hữu nhà đất của nguyên đơn.
3.5 Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số
tiền bà Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp
được xử lý như thế nào?
Theo Tòa án nhân dân tối cao, phần giá trị chênh lệch giữa số tiền bà
Tuệ bỏ ra và giá trị hiện tại của nhà đất có tranh chấp được xử lý trên cơ
sở xác định giá nhà đất theo giá thị trường ở thời điểm xét xử sơ thẩm,

trừ đi số tiền mua nhà đất do bà Tuệ bỏ ra, phần giá trị còn lại chia đôi
cho bà Tuệ và ông Bình.
3.6 Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ
chưa? Nếu có, nêu Án lệ đó.
Hướng giải quyết trên của Tòa án nhân dân tối cao đã có Án lệ là Án lệ
số 02/2016/AL về vụ “Tranh chấp đòi lại tài sản”. Nội dung án lệ: “Tuy
bà Thảnh là người bỏ 21,99 chỉ vàng để chuyển nhượng đất (tương
đương khoảng 27.047.700 đồng). Nhưng giấy tờ chuyển nhượng đứng
tên ông Tám và sau khi nhận chuyển nhượng ông Tám quản lý đất, sau
đó chuyển nhượng cho người khác. Như vậy, lẽ ra phải xác định ông
Tám có công sức trong việc bảo quản, giữ gìn, tôn tạo làm tăng giá trị
đất nên phải xác định số tiền trên (sau khi trừ tiền gốc tương đương
21,99 chỉ vàng của bà Thảnh) là lợi nhuận chung của bà Thảnh và ông
PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
16


Tám. Đồng thời xác định công sức của ông Tám để chia cho ông Tám
một phần tương ứng với công sức của ông mới đúng và đảm bảo quyền
lợi của các đương sự (Trường hợp không xác định được chính xác công
sức của ông Tám thì phải xác định bà Thảnh, ông Tám có công sức
ngang nhau để chia).”
3.7 Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Tòa án nhân
dân tối cao?
Theo em, hướng giải quyết của Tòa án nhân dân tối cao là hợp lý. Bởi
vì Tòa án cấp sơ thẩm buộc ông Bình trả nhà nhưng không tính công
sức quản lý, giữ gìn nhà cho ông Bình là không đảm bảo quyền lợi cho
ông Bình. Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng tại thời điểm mua nhà thì bà
Tuệ chưa có quyền mua nhà tại Việt Nam nên bà Tuệ chỉ có quyền đòi
lại số tiền đã đưa cho ông Bình nhưng tại đơn khởi kiện và trong quá

trình giải quyết vụ án bà Tuệ không yêu cầu nên không chấp nhận yêu
cầu khởi kiện của bà Tuệ là không đúng và không đảm bảo quyền lợi
cho bà Tuệ.
Vấn đề 4: Tìm kiếm tài liệu.
4.1 Liệt kê những bài viết liên quan đến pháp luật hợp đồng được
công bố trên các Tạp chí chuyên ngành luật từ đầu năm 2016
đến nay. Khi liệt kê, yêu cầu viết theo trật tự theo tên tác giả và
việc liệt kê phải thỏa mãn những thông tin theo trật tự sau: 1)
Họ và tên tác giả, 2) Tên bài viết in nghiêng, 3) Tên Tạp chí, 4)
Số và năm của Tạp chí, 5) Số trang của bài viết (ví dụ: từ tr.41
đến 51).

STT

Họ và
tên
Tên bài viết
tác giả

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
17

Số và
năm
Tên
của
Tạp chí Tạp
chí

Số

trang
của bài
viết


1

Tạp chí
Bình luận một số quy
Hồ Thị
Pháp
định về căn cứ chấm dứt
35/20 Từ tr.11Vân
luật và
hợp đồng trong Bộ luật
18
tr.25
Anh
thực
dân sự 2015.
tiễn

2

Bàn về quy định đơn
Nguyễn
phương chấm dứt thực
Như
hiện hợp đồng của Bộ
Bích

luật dân sự 2015.

3

Đỗ
Ngân
Bình

4

Những hạn chế của chế Tạp chí 12/20
Nguyễn
định thực hiện hợp đồng Luật
17
Thị
Từ tr.3trong Bộ luật dân sự học
Phương
tr.12
2015 dưới góc nhìn luật
Châm
so sánh.

5

Trương Pháp luật về hợp đồng Tạp chí 2/201
Từ tr.36Thế
chuyển nhượng dự án Nghề
8
tr.44
Côn

đầu tư.
luật

6

Nguyễn Pháp luật về chấm dứt Tạp chí 03/20
Từ tr.39Tiến
hợp đồng lao động.
Nghề
17
tr.45
Dũng
luật

Tạp chí 15/20
Từ tr.20Tòa án 18
tr.25
nhân
dân

Hoàn thiện chế định hợp Tạp chí 06/20
đồng lao động- Từ thực Luật
17
Từ tr.3tiễn hoạt động của học
tr.10
doanh nghiệp.

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
18



7

Lê Hà
Huy
PhátTrần
Tiến
Đoàn

8

Điểm mới, điểm hạn chế Tạp chí 08/20 Từ tr.11Nguyễn
của chế định hợp đồng Luật
17
tr.23

vay tài sản trong Bộ luật học
Linh
dân sự 2015 và hướng
Giang
hoàn thiện.

9

Hợp đồng vay tài sản Tạp chí 10/20
Lê Thị trong Bộ luật dân sự Kiểm
17
Giang 2015 và kiến nghị hoàn sát
thiện.


10

Thẩm quyền giảiquyết
Nguyễn tranh chấp hợp đồng,
Minh
khi các bên vừa có thỏa
Hằng
thuận trọng tài, vừa có
thỏa thuận Tòa án.

11

Bùi Thị Nguyên tắc bồi thường Tạp chí 02/20
Thanh thiệt hại do vi phạm hợp Luật
17
Hằng
đồng.
học

12

Bồi thường thiệt hại
ngoài hợp đồng trong
lĩnh vực thể thao- Nhìn
từ góc độ môn bóng đá.

Tạp chí 09
Khoa
(112)
học

2017
pháp lý

Từ tr.24tr.31

Tạpchí 01/20
Từ tr.35Pháp
18
tr.40
luật và
thực
tiễn

Trần
Về xác định giá trị tài Tạp chí 10/20 Từ tr.45Thị Thu sản khi giải quyết hợp Kiểm
17
tr.46
Hiền
đồng chuyển nhượng sát
quyền sử dụng đất vô

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
19


hiệu.
Ký kết hợp đồng lao Tạp chí
động với lao động giúp Dân
việc gia đình.
chủ và

pháp
luật

tháng
5
Từ
tr.
(302)
50- tr.53
năm
2017

13

Lữ
Bỉnh
Huy

14

Một số kiến nghị hoàn Tạp chí 02/20
thiện pháp luật về hợp Nghề
17
Từ
Hà Việt đồng vận chuyển hàng luật
74Hưng
hóa quốc tế bằng đường
tr.78
biển theo pháp luật hàng
hải Việt Nam.


15

Nguyễn Hoàn thiện pháp luật về Tạp chí 05/20
Từ tr.38Văn Tố chấm dứt hợp đồng thử Luật
18
tr.46
Hữu
việc.
học

16

Phạm
Hoàng
Lâm

17

Tưởng Bàn về một số loại hợp Tạp chí 6/201
Từ tr.1Duy
đồng thông dụng.
Tòa án 8
tr.11
Lượngnhân
Lê Thị
dân
Hòa

18


tr

Kinh nghiệm kiểm sát Tạp chí Xuân/
việc giải quyết vụ án dân Kiểm
2017 Từ tr.48sự về hợp đồng ủy quyền sát
tr.51
giao tài sản.

Hà Thị Giải thích hợp đồng theo Tạp chí 10/20 Từ tr.48Thúy
mẫu- Điều kiện giao Luật
17
tr.57
dịch chung- Một số điểm học

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
20


bất cập và giải pháp
hoàn thiện.

19

20

Bình luận về chế định
giải thích hợp đồng
Hà Thị
trong Bộ luật dân sự

Thúy
2015.

Tạp chí 01(35
Nhà
7)
Từ tr.23nước và 2018
tr.31
Pháp
luật

Bình luận về các biện
Nguyễn
pháp xử lý vi phạm hợp
Thùy
đồng trong Bộ luật dân
Trang
sự 2015.

Tạp chí 03(10
Từ tr.22
Khoa
6)
học
2017 - tr.27
pháp lý

Thực hiện hợp đồng khi Tạp chí 18/20
có hoàn cảnh thay đổi Kiểm
17

Từ tr.57
quy định trong Bộ luật sát
- tr. 63
dân sự 2015 dưới góc
nhìn so sánh với pháp
luật quốc tế.

21


Đinh
Bảo
Trâm

22

Thực trạng thực hiện
Đoàn
quy định của Bộ luật lao
Xuân
động năm 2012 về hợp
Trường đồng lao động và một số
kiến nghị sửa đổi.

Tạp chí 03(35
Từ tr.53Nhà
9)
nước và 2018 tr.61
Pháp
luật


Đào
Thực hiện đàm phán và
Thị
giao kết hợp đồng lập
Hồng
hội.
Phương

Tạp chí
Dân
chủ và
pháp

23

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
21

tháng Từ tr.527
tr.57
(304)
năm


luật

2017

4.2 Cho biết làm thế nào để biết được các bài viết trên.

Các bài viết trên được thu thập từ các tạp chí lưu trữ trong thư
viện trường đại học Luật TP HCM.

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
22


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
1. Bộ luật Dân sự 2005
2. Bộ luật Dân sự 2015
3. Luật Đất đai 2013
4. Luật Công chứng 2014

B. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi
thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb Hồng Đức – Hội Luật gia
Việt Nam 2017, Chương 1.
2.

Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Việt
Nam - Bản án và bình luận bản.

PL về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
23



×