Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thủy lợi bắc sông mã thanh hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.82 KB, 113 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và
chưa được sử dụng để bảo vệ một học hàm học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thông tin trích trong luận văn đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng 5 năm 2017

TÁC GIẢ

Phạm Đức Huy

i


LỜI CẢM ƠN
Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật chuyên ngành Quản lý xây dựng với đề tài: “Đề xuất giải
pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy
lợi của Công ty TNHH một thành viên thủy lợi Bắc Sông Mã-Thanh Hóa” được hoàn
thành với sự giúp đỡ của Phòng Đào tạo Đại học và Sau Đại học, các thầy cô của Khoa
Công trình, Bộ môn Công nghệ và Quản lý xây dựng, Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy lợi, cùng các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình.
Học viên xin cám ơn chân thành đến Ban giám đốc Công ty TNHH MTV thuỷ lợi Bắc
Sông Mã, thầy cô và cán bộ ở các cơ quan khác đã hết lòng giúp đỡ cho học viên hoàn
thành Luận văn.
Đặc biệt, học viên xin cám ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Nguyễn Xuân Phú đã trực
tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tận tình cho học viên trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Với thời gian và trình độ còn hạn chế, tác giả không thể tránh khỏi những thiếu sót và
rất mong nhận được hướng dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, của đồng
nghiệp.
Hà Nội, ngày



tháng 5 năm 2017

TÁC GIẢ

Phạm Đức Huy

ii


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................................................................. 4
1.1 Tổng quan về dự án và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình. ........................ 4
1.1.1 Tổng quan về dự án và dự án đầu tư. ..................................................................... 4
1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng công trình. ......................................................................... 5
1.1.3 Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. ................................................ 6
1.2 Chi phí và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. Các vấn đề liên quan
đến dự án. ........................................................................................................................ 6
1.2.1 Khái niệm về chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. ....................................... 6
1.2.2 Các quy định về lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. ........... 6
1.2.3 Các vấn đề về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. ......................... 7
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới dự án đầu tư xây dựng công trình ............................... 11
1.3.1 Các nhân tố chủ quan. .......................................................................................... 11
1.3.2 Các nhân tố khách quan. ....................................................................................... 12
1.4 Đặc điểm các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi có ảnh hưởng tới công tác
quản lý chi phí ............................................................................................................... 13
1.5 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi ở nước ta ................................. 14

1.5.1. Vai trò của hệ thống công trình thủy lợi trong nền kinh tế.................................. 14
1.5.2 Tình hình đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi ở nước ta trong thời gian qua
....................................................................................................................................... 16
1.5.3 Tình hình quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi ở nước
ta trong thời gian qua ..................................................................................................... 18
1.6 Những bài học kinh nghiệm về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình ở Việt
Nam ............................................................................................................................... 22
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ
CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ....................................... 27
2.1 Cơ sở lý luận về công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. ........ 27
2.1.1 Các giai đoạn xây dựng dự án .............................................................................. 27

iii


2.1.2 Nội dung chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. ........................................... 27
2.1.3 Những yêu cầu, nội dung và nguyên tắc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng.29
2.1.4 Các văn bản pháp qui hiện hành về quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công
trình. .............................................................................................................................. 61
2.2 Thực tiễn về công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình. .............. 65
2.2.1 Tình hình đầu tư xây dựng và thực trạng quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
của tỉnh Thanh Hóa và các Công ty khai thác công trình thủy lợi của Tỉnh ................. 65
2.2.2 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng
công trình ở tỉnh Thanh Hóa. ........................................................................................ 67
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN
LÝ CHI PHÍ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI THUỘC CÔNG
TY TNHH MTV THỦY LỢI BẮC SÔNG MÃ. ....................................................... 71
3.1 Giới thiệu chung về Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã. ........................ 71

3.1.1 Quá trình thành lập Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã. ...................... 71
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ của Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã .............. 74
3.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí dự án tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc
Sông Mã những năm gần đây. ....................................................................................... 74
3.2.1 Giới thiệu một số dự án đầu tư xây dựng công trình do Công ty TNHH MTV
thủy lợi Bắc Sông Mã thực hiện những năm gần đây. .................................................. 74
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chi phí trong các giai đoạn đầu tư xây dựng của dự
án. .................................................................................................................................. 79
3.2.3 Định hướng đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi thuộc Công ty TNHH MTV
thủy lợi Bắc Sông Mã trong thời gian tới...................................................................... 84
3.2.4 Những cơ hội và thách thức của Công ty trong giai đoạn tới. ............................. 86
3.3 Đánh giá về công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thuộc
Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã trong những năm gần đây. ..................... 88
3.3.1 Những kết quả đạt được. ...................................................................................... 88
3.3.2 Phân tích những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân. ............................................... 89
3.4 Các căn cứ và nguyên tắc đề xuất các giải pháp. .................................................... 94
3.4.1 Các căn cứ ............................................................................................................ 94

iv


3.4.2 Nguyên tắc đề xuất các giải pháp ......................................................................... 94
3.5. Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây
dựng công trình thuộc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã. .......................... 95
3.5.1 Một số giải pháp chủ yếu...................................................................................... 95
3.5.2 Một số giải pháp hỗ trợ khác. .............................................................................. 99
Kết luận chương 3 .......................................................................................................102
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................................103
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................105


v


DANH MỤC HÌNH VẼ VÀ BẢNG BIỂU
Hình 2.1. Cơ cấu các thành phần chi phí của chi phí đầu tư XDCT .............................. 28
Bảng 2.1. Tổng hợp dự toán xây dựng công trình ........................................................ 42
Bảng 2.2. Tổng hợp chi phí thiết bị ............................................................................... 43
Bảng 2.3. Tổng hợp dự toán chi phí hạng mục chung .................................................. 43
Bảng 2.4: Định mức chi phí quản lý dự án......................................................................... 52
Bảng 2.5: Định mức chi phí một số công việc thuộc hạng mục chung không xác định
được khối lượng từ thiết kế .................................................................................................. 53
Bảng 2.6: Định mức tỷ lệ (%) chi phí chung ..................................................................... 54
Bảng 2.7: Định mức chi phí chung tính trên chi phí nhân công ...................................... 55
Bảng 2.8: Định mức thu nhập chịu thuế tính trước ........................................................... 56
Bảng 2.9: Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý chi phí đầu tư xây
dựng công trình đến nay ....................................................................................................... 62
Bảng 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý công ty. ............................................................. 73
Bảng 3.2: Tổng mức đầu tư dự án Lắp đặt bổ sung máy bơm cho trạm bơm Hoằng
Giang phục vụ chống hạn chiêm xuân 2016 ...................................................................... 75
Bảng 3.3: TMĐT Công trình Nạo vét sông Gồng đoạn K2+068 - K4+238 trữ nước
chống hạn và tiêu úng huyện Hoằng Hóa ........................................................................... 76
Bảng 3.4: TMĐT dự án Nâng cấp trạm bơm tưới giã chiến Nga Thắng - Nga Sơn ..... 77
Bảng 3.5: TMĐT dự án Nạo vét kênh Thúy Cầu Ki
Trên cơ sở hồ sơ chất lượng việc nghiệm thu thanh quyết toán khối lượng thực hiện,
cán bộ phòng Tài chính-kế toán phối hợp với phòng Kỹ thuật và quản lý công trình
Công ty cần kiểm tra kỹ lượng khối lượng thanh quyết toán, giá trị các hạng mục thực
hiện theo hợp đồng, giá trị thanh quyết toán phần xây dựng kiến trúc, giá trị thanh
quyết toán phần mua sắm thiết bị, đối chiếu, kiểm tra khối lượng thực hiện theo hợp
đồng để so sánh đánh giá phân tích những giá trị tăng hoặc giảm so với hợp đồng,
nguyên nhân tăng giảm từ đó so sánh và phân tích giá trị khối lượng thực hiện để lập

báo cáo giải trình khối lượng thanh quyết toán công trình của đơn vị với lãnh đạo Công
ty.
- Riêng đối với những công trình chưa được quyết toán trong năm 2016 như: Sửa chữa
cụm công trình trạm bơm Nga Thắng, công trình Nạo vét sông Gòng và kênh Hoằng
Phúc cần phải hoàn thiện nhanh hồ sơ để kịp thời thanh quyết toán, tránh tình trạng trì
trệ gâp lãng phí trong công tác quản lý.
3.5.1.4 Tăng cường quản lý chi phí công tác đền bù giải phóng mặt bằng
- Để khắc phục công tác giải phóng mặt bằng các dự án tiếp theo của Công ty thì cần
phải xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phân tích và vận động người dân và lắng nghe
tâm tư nguyên vọng của người dân trong vùng dự án. Kiểm tra diện thiết kế tổng mặt
bằng so với diện tích đền bù thực tế, lên danh sách các hộ nằm trong vùng dự án, tổng
hợp và thống kê diện tích và hoa mầu cần đền bù, thống nhất đơn giá và thông báo với
97


người dân trong vùng dự án, lấy ý kiến người dân để thống nhất phương án, tiến hành
cùng người dân và cơ quan nhà nước tiến hành kiểm kê diện tích và hoa màu cần đền
bù và ghi biên bản xác nhận đầy đủ.
- Công ty cần quản lý tốt công tác đo đạc bản đồ GPMB hạn chế tối đa các thiết sót và
diện tích đền bù. Công ty cần cắt cử cán bộ đôn đốc, giám sát yêu cầu các đơn vị đo
đạc thực hiện nghiêm túc chính xác không để tình trạng đền bù thiếu và thừa cho các
hộ dân.
3.5.1.5 Nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất, trang
thiết bị của Công ty
- Để tăng cường công tác quản lý chi phí của các dự án nói riêng, công tác quản lý dự
án nói chung thì chúng ta cần chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ, năng lực
quản lý của các cán bộ của Công ty.
- Hằng năm Công ty cử cán bộ của các phòng ban liên quan đến công tác quản lý chi
phí đầu tư xây dựng công trình tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn về đấu thầu, dự
toán, quản lý dự án... để bổ sung kiến thức và kỹ năng. Thông qua hình thức đào tạo

ngắn hạn, cần lồng ghép chương trình trao đổi, học tập kinh nghiệm đối với các cán bộ
trực tiếp tham gia các công tác liên quan, cập nhật những thông tin mới nhất, trao đổi
các vướng mắc đã xảy ra và xác định các phương án xử lý tối ưu.
- Nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ giám sát hiện trường thông qua các lớp
nghiệp vụ bồi dưỡng quản lý dự án theo đúng Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình. Bên cạnh đó, yêu cầu đội ngũ tư vấn giám sát, kỹ
sư giám định thi công xây dựng cần được củng cố, nâng cao về kinh nghiệm, thường
xuyên cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật.
- Công ty cần liên tục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, các thông tư, nghị
định và các văn bản liên quan đến công tác quản lý chi phí dự án, quản lý dự án khi có
các nội dung mới, nội dung sửa đổi và thường xuyên thông báo tới các các bộ cơ sở
thông qua cổng thông tin điện tử của Công ty để thực hiện một cách linh hoạt và có
hiệu quả hơn trong công việc;
- Đối với mỗi Phòng ban Công ty cần quan tâm tới cơ sở vật chất, trang thiết bị để kịp
thời xử lý khi có phát sinh trong mỗi dự án xảy ra, tránh tình trạng nhân lực thì có
nhưng trang thiết bị hỗ trợ công việc còn thiếu gây mất thời gian và kinh phí.
98


- Công ty phối kết hợp với các đơn vị nhà thầu trong từng khâu công việc, chủ động
nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, thực hiện tốt công tác quản lý chi
phí đầu tư XDCT và góp phần nâng cao hiệu quả của các dự án;
- Hiện nay Công ty đang sử dụng máy toàn đạc để phục vụ trong công tác khảo sát,
máy đã sử dụng đã lâu cùng với việc sai sót trong khi thực hiện đo đạc của cán bộ, dẫn
đến khi thiết kế bị sai lệch so với thực tế hiện trường. Để cho việc khảo sát thuận tiện,
chính xác và dễ hình dung địa hình tác giả đề xuất Công ty cần đầu tư mua mới máy
đo đạc cụ thể là dòng máy quyét 3D scanner của Trimble.
3.5.1.6 Tăng cường quản lý chi phí công tác khảo sát thiết kế
- Trong quá trình thực hiện khảo sát Công ty cần duyệt đề cương khảo sát của đơn vị tư
vấn từ đó cho người kiểm tra về nhân sự và máy móc thiết bị sử dụng có đúng theo hồ sơ

yêu cầu hay không, và trong quá trình khảo sát cần có cán bộ theo rõi giám sát kỹ lượng
quá trình thực hiện cũng như lấy mẫu, làm thí nghiệm và ghi kết quả.
Việc kiểm tra hồ sơ thiết kế cán bộ trong Công ty cần chú trọng việc kiểm tra thiết kế căn
cứ trên kết quả của hồ sơ khảo sát, kiểm tra tính kết cấu, kiểm tra về kiến trúc không gian
của công trình, vật liệu sử dụng trong dự án, kết cấu xây dựng có phù hợp với thực tiễn
cũng như việc lựa chọn giải pháp công nghệ, thiết bị cho công trình.
- Đối với công trình kiên cố kênh Lý Cát và công trình trên kênh đoạn K4+770-K6+140
(Quốc lộ 1A cũ đến trạm bơm tiêu Hoằng Lý) đã có trủ trương đầu tư trong năm 2017 với
TMĐT là 4 tỷ đồng thì Công ty phải xem xét toàn diện các mặt kỹ thuật, kinh tế - tài
chính, bảo vệ môi trường, chú ý đến khả năng cải tạo và mở rộng sau này, đưa ra nhiều
phương án để lựa chọn: Vị trí tuyến, hướng tuyến và quy mô kỹ thuật của tuyến kênh.
- Công phải yêu cầu tư vấn thực hiện đúng yêu cầu trong nhiệm vụ, phương án khảo
sát đã được phê duyệt; tập trung đi sâu vào nghiên cứu, xác định, kiểm tra các số liệu
do tư vấn cung cấp để tránh tình trạng thiết kế quá thiên về an toàn, bất hợp lý; có chế
tài cụ thể, phạt % với tư vấn khi sai sót dẫn đến bước thiết kế sau phải điều chỉnh
nhiều lần, hiệu quả đầu tư thấp.
3.5.2 Một số giải pháp hỗ trợ khác.
3.5.2.1 Công tác trao đổi thông tin, phối hợp giữa các đơn vị
- Tăng cường sự hợp tác giữa các bên liên quan
Công ty phải vừa giữ vai trò điều phối, vừa giám sát để làm sao có sự kết nối nhịp
99


nhàng giữa tư vấn, nhà thầu thi công triển khai dự án để kịp tiến độ công việc đã đề ra.
Thành công của dự án là sự nỗ lực hợp tác từ nhiều phía.
- Tăng cường trao đổi thông tin giữa các bên
Việc trao đổi thông tin và cung cấp thông tin, số liệu tin cậy cho tư vấn có ảnh hưởng
rất lớn đối với hiệu quả hoạt động và sản phẩm đầu ra của dịch vụ tư vấn. Các chuyên
gia tư vấn dù rất giỏi cũng không thể cung cấp dịch vụ một cách tốt nhất nếu như họ
không có đủ khả năng tiếp cận với các thông tin cần thiết.

-Trách nhiệm của cả hai phía là phải xét xem nguồn thông tin được đưa ra sử dụng có
chính xác và đủ độ tin cậy không. Vì vậy Công ty cần phải chỉ định rõ ràng những cá
nhân nào chịu trách nhiệm duy trì liên lạc. Cách thông thường là cử ra một cán bộ chịu
trách nhiệm về vấn đề này. Không có cách nào khác để tránh được sự hiểu lầm hay
tranh cãi khi thực hiện những cam kết trong hợp đồng tốt hơn là đảm bảo hệ thống
thông tin liên lạc thông suốt và hoàn hảo với nhau. Công ty cũng cần phải giúp tư vấn
nắm được những hạng mục quan trọng trong dự án cũng như dự kiến được những tình
huống khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thực thi dự án. Mục đích của vấn đề
này giúp cho tư vấn hiểu kỹ các hạng mục dự án, các khó khăn và thuận lợi của dự án.
Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với tư vấn trong việc chuẩn bị tốt các đề xuất kỹ thuật
và việc am hiểu về đề cương nhiệm vụ, môi trường thực hiện công việc.
- Hiện nay, văn bản dưới luật còn chồng chéo, dẫn đến quá trình quản lý dự án còn
nhiều vướng mắc. Công ty cần xem xét, nghiên cứu để có phương án giải quyết vấn
đề.
3.5.2.2 Phân chia công việc rõ ràng, cụ thể
- Phân chia công việc là giảm các quá trình thực hiện phức tạp thành những chuỗi
nhiệm vụ có thể hoạch định theo mục đích, mục tiêu và có thể kiểm soát quá trình thực
hiện. Sự phân chia các công việc sẽ tiếp tục cho đến khi không còn sự chồng chéo
nhau giữa các công việc.
- Công ty cần phân chia công việc từng tầng, từng lớp sẽ cho các chi tiết công việc
một cách rõ ràng và dẫn đến cán bộ quản lý dự án sẽ không bị sót việc làm chậm trễ
các công việc về sau. Có thời gian hoàn thành cụ thể thời điểm bắt đầu và thời điểm
kết thúc. Dễ dàng ước lượng chi phí và thời gian. Có một mục đích rõ ràng với mọi đối
tượng có liên quan.
100


- Trước khi triển khai dự án, Công ty phải có một cái nhìn nhận tổng thể, xuyên suốt
dự án, để có một cơ cấu phân chia công việc một cách hợp lý thành từng gói công việc
đi kèm với cơ cấu phân chia trách nhiệm giao cho các cá nhân có đủ năng lực thực

hiện các gói công việc này.
- Cơ cấu phân chia công việc cần thiết phải chi tiết đến khi không thể phân chia gói
công việc nhỏ được nữa. Với cách phân chia như vậy, sẽ đảm bảo đầy đủ công việc
(tránh trường hợp sót việc, đến khi cần mới giải quyết gây nên chậm tiến độ công việc)
thì sẽ dễ dàng đưa ra tiến độ công việc và cá nhân phụ trách. Từ đó có thể đưa ra tiến
độ tổng thể sát với thực tế của dự án để đẩy nhanh tiến độ dự án và giảm được chi phí.

101


Kết luận chương 3
Nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình nói
chung, dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nói riêng đang là một đòi hỏi cấp
thiết của công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng. Ở nước ta, hoạt động quản lý
dự án đầu tư xây dựng là một hoạt động quản lý còn mới mẻ và phức tạp gồm nhiều
nội dung, công việc quản lý khác nhau và có liên quan tới nhiều chủ thể, nhiều bên
tham gia, được ràng buộc bởi nhiều quy định của Nhà nước, ngành, địa phương, của
chính chủ đầu tư, đồng thời lại chịu sự đòi hỏi nghiêm ngặt của nền kinh tế thị trường.
Dựa trên những nghiên cứu hệ thống về mặt lý luận kết hợp với những cơ sở khách
quan phát sinh từ thực tiễn trong công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng
công trình thủy lợi thuộc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã, Tác giả đã
nghiên cứu, đề xuất được một số giải pháp phù hợp, khả thi nhằm mục đích góp phần
tăng cường công tác quản lý chi phí trong quá trình từ chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúc
xây dựng đưa vào sử dụng các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi thuộc Công
ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã.

102


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN
Tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án ĐTXDCT đang là một đòi hỏi cấp bách
của thực tiễn quản lý chi phí ĐTXD của nước ta. Quản lý chi phí ĐTXDCT là một
lĩnh vực phức tạp, rộng, bao gồm nhiều nội dung quản lý chi phí khác nhau, quá trình
quản lý thường dài và liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau như chủ đầu tư, nhà thầu,
cơ quan quản lý chuyên môn Nhà nước....
Trong khuôn khổ thời gian ngắn, phạm vi nghiên cứu của luận văn lớn, tác giả đã tập
trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản liên quan đến việc tăng cường công tác quản lý
chi phí các dự án ĐTXDCT thủy lợi thuộc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông
Mã. Để đạt được những nội dung này, tác giả đã hoàn thành những nghiên cứu sau
đây:
Đã nghiên cứu, hệ thống cơ sở lý luận về dự án và quản lý chi phí dự án đầu tư xây
dựng công trình thủy lợi. Những kinh nghiệm đạt được trong quản lý các dự án đầu tư
xây dựng công trình ở nước ta trong thời gian vừa qua;
- Đã tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi phí các dự án ĐTXD
công trình thủy lợi do thuộc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã thực hiện
trong thời gian vừa qua. Chỉ ra được những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế
trong công tác quản lý chi phi dự án ĐTXD và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến những tồn tại, hạn chế này để có cơ sở thực tiễn cho việc giải pháp khắc phục;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây
dựng công trình thủy lợi thuộc thuộc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã.
2. KIẾN NGHỊ
Quản lý chi phí ĐTXDCT là một hoạt động vô cùng khó khăn và phức tạp, liên quan
đến nhiều chủ thể, nhiều lĩnh vực. Để quản lý tốt và có chất lượng các dự án ĐTXDCT
ngoài việc tăng cường năng lực và trình độ quản lý dự án thuộc Công ty TNHH MTV
thủy lợi Bắc Sông Mã còn cần rất nhiều sự quan tâm hiệp lực, tạo điều kiện, tạo môi
trường cho hoạt động này của tất cả các cấp, các ngành. Đặc biệt là của các cơ quan
quản lý nhà nước các cấp.
Nhà nước cần ban hành những quy định, hướng dẫn và kiểm tra về quản lý dự án
ĐTXDCT một cách thống nhất, có sự ổn định tương đối nhằm giúp bảo đảm quá trình

103


đầu tư đúng thủ tục, quy trình sử dụng vốn hiệu quả, đảm bảo chất lượng công trình
xây dựng, đảm bảo đưa công trình vào sử dụng đúng tiến độ, sử dụng nguông vốn đầu
tư hiệu quả và đem lại giá trị kinh tế xã hội. Nhà nước cần phân cấp quản lý, giảm dần
sự can thiệp trực tiếp, tạo sự chủ động cho các chủ thể tham gia quản lý và hoạt động
xây dựng công trình.
Với những vấn đề được nêu trong luận văn, tác giả hy vọng góp một phần nào đó trong
việc tăng cường công tác quản lý chi phí các dự án đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
thuộc Công ty TNHH MTV thủy lợi Bắc Sông Mã . Tuy nhiên, do trình độ của bản
thân còn nhiều hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên thiếu sót và khuyết điểm là điều
không thể tránh khỏi. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của của các
thầy cô và đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn, đó chính là sự giúp đỡ quý
báu mà tác giả mong muốn nhất để cố gắng hoàn thiện hơn trong quá trình nghiên cứu
và công tác sau này. Một lần nữa tác giả xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy giáo hướng dẫn cùng các thầy, cô giáo trong Khoa, bạn bè đồng nghiệp và
gia đình đã giúp tác giả hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô giáo
cùng bạn bè và đồng nghiệp.

104


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật xây dựng số 50/2014/QH13;
[2]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật đầu tư số 67/2014/QH13;
[3]. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2014), Luật đấu thầu số 13/2013/QH13.
[4]. Chính phủ ngày 25/3/2015, Nghị định số 32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng;

[5]. Bộ xây dựng ngày 10/3/2016, Thông tư 06/2016/TT-BXD về hướng dẫn xác định
và quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
[6]. Bộ Xây dựng ngày 15/02/2017, Quyết định số 79/QĐ-BXD Công bố Định mức
chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng
[7]. Đồng Kim Hạnh, Bài giảng định mức tiêu chuẩn trong xây dựng, Đại học Thủy lợi.
[8]. Nguyễn Xuân Phú (2009), Giáo trình Kinh tế xây dựng thuỷ lợi, Trường đại học
thủy lợi Hà Nội;
[9]. Nguyễn Xuân Phú (2011), Bài giảng Kinh tế đầu tư xây dựng, Trường đại học
thủy lợi Hà Nội;
[10]. Dương Đức Tiến (2012), Bài giảng phân tích chi phí trong xây dựng nâng cao,
Trường đại học thủy lợi Hà Nội;
[11]. Bùi Ngọc Toàn (2008), Quản lý dự án xây dựng, Nhà xuất bản Xây dựng
[12]. Nguyễn Bá Uân (2010), Bài giảng Quản lý dự án nâng cao, Trường đại học thủy
lợi Hà Nội;
[13]. Nguyễn Bá Uân, Ngô Thị Thanh Vân (2006), Giáo trình Kinh tế thuỷ lợi, Nhà
xuất bản Xây dựng, Hà Nội;
[14]. TS. Hoàng Văn Thắng, thành tựu và thách thức trong ngành thủy lợi,
/>[15]. Phòng tổng hợp, tình hình kinh tế - xã hội tháng 10, nhiệm vụ trọng tâm tháng 11
năm 2016, />
105



×