Tải bản đầy đủ (.doc) (227 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng bưởi xuân vân, tỉnh tuyên quang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.88 MB, 227 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI XUÂN HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG BƯỞI
XUÂN VÂN, TỈNH TUYÊN QUANG
\

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

THÁI NGUYÊN - 2020


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI XUÂN HỌC

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ ÁP DỤNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG BƯỞI
XUÂN VÂN, TỈNH TUYÊN QUANG
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9620110

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN QUỐC HÙNG


2.TS. NGUYỄN VĂN VƯỢNG

THÁI NGUYÊN - 2020


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu,
kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng sử dụng bảo vệ một học vị
nào, hoặc chưa từng được ai công bố trong bất kỳ một công trình nghiên cứu
nào. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được ghi rõ nguồn gốc./.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Vi Xuân Học


ii
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học
và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Xuân
Vân, tỉnh Tuyên Quang”, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Cơ
quan, các Nhà khoa học, các cán bộ và các hộ nông dân ở địa phương mà đề tài
đã triển khai. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa
Nông học, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
thực hiện đề tài trong những năm qua.
Tôi xin tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Quốc Hùng - Viện Nghiên cứu Rau quả, TS. Nguyễn Văn Vượng - Trường
Đại học Nông Lâm Bắc Giang, những thầy giáo hướng dẫn khoa học, đã tận
tình giúp đỡ, truyền tải những kiến thức, kinh nghiệm trong suốt quá trình
thực hiện đề tài để tôi hoàn thành bản luận án này.

Tôi xin chân thành cảm ơn các chủ hộ nông dân tại thôn Soi Hà xã
Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang đã tạo điều kiện cho tôi triển
khai các thí nghiệm.Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban chủ
nhiệm Khoa Nông, Lâm, Ngư, nghiệp trường Đại học Tân Trào, tỉnh Tuyên
Quang, người thân và bạn bè đã tạo điều kiện động viên, giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này./.
TÁC GIẢ

Vi Xuân Học


iii
MỤC LỤC
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác
nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi bưởi Xuân
Vân...............................................................................................115
tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang...................................................115
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................1
.........................................................................................................1
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................3
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................5


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ABA
CA
Cs
CT

ĐC:
ĐVT
E/A
FAO

Axit abxixic
controlled atmosphere (Bảo quản kiểm soát )
Cộng sự
Công thức
Đối chứng
Đơn vị tính
Tỷ lệ chất khô trên hàm lượng axít
Food and Agriculture Organization : Tổ chức nông nghiệp

GA3
GC-MS
IBPGR

và Lương thực Liên Hợp Quốc
Chất điều hòa sinh trưởng Ga 3
Gas Chromatography Mass Spectometry (sắc ký ghép khối phổ)
International Board for Plant Genetic Resources (Ủy ban
quốc tế về tài nguyên thực vật)

MA

Modified Atmosphere (Bảo quản môi trường không khí

MAP


cải biến)
Modified Atmosphere Packing – MAP (Bảo quản bằng môi

trường không khí cải biến )
QTVRQ Quy trình Viện Nghiên cứu Rau quả
RH
Relative humidity (Độ ẩm tương đối)
TA
Axit tổng số
TS
Total Solids (tổng chất khô)
TSS
Total Suspended Solids (Tổng chất rắn lơ lửng)
TT
Thứ tự


v
DANH MỤC CÁC BẢNG
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác
nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi bưởi Xuân
Vân...............................................................................................115
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác
nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi bưởi Xuân
Vân...............................................................................................115
tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang...................................................115
tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang...................................................115
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................1

.........................................................................................................1
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................3
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................5


vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác
nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi bưởi Xuân
Vân...............................................................................................115
Bảng 3.31. Ảnh hưởng của thụ phấn bổ sung bằng nguồn phấn khác
nhau đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất bưởi bưởi Xuân
Vân...............................................................................................115
tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang...................................................115
tại huyện Yên Sơn - Tuyên Quang...................................................115
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................1
.........................................................................................................1
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................3
PHIẾU KẾT QUẢ THỬ NGHIỆM............................................................5


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây bưởi (Citrus Grandis L. Osbeck) là cây ăn quả có tác dụng bổ
dưỡng và có giá trị về mặt y học. Bưởi được trồng rộng rãi ở Việt Nam, tuy
nhiên mỗi vùng đều có một số giống bưởi khác nhau do kết quả của quá trình
chọn lọc và ảnh hưởng của các điều kiện sinh thái khác nhau. Ở nước ta từ lâu

đã hình thành nên những vùng trồng bưởi nổi tiêng như: Bưởi Đoan Hùng (Phú
Thọ); bưởi Diễn (Hà Nội); bưởi đường Hương Sơn (Hà Tĩnh); bưởi Phúc Trạch
(Hà Tĩnh); bưởi Da Xanh (Bến Tre, bưởi Năm Roi (Vĩnh Long) vv...
Hiện nay bưởi là một trong những cây trồng phổ biến và mang lại thu
nhập cao cho người nông dân, ở những vùng trồng bưởi tập trung cây bưởi
được coi là cây trồng chính, với giá trị thu nhập hàng năm cao gấp nhiều lần
so với các cây trồng nông nghiệp khác, đồng thời cũng tạo ra được những
vùng sản xuất bưởi chuyên canh quy mô lớn. Ngoài những giá trị về dinh
dưỡng và kinh tế, thì bưởi còn có những đặc tính nổi trội khác như: Thời gian
bảo quản tương đối dài, ít bị hư hại trong quá trình vận chuyển, dễ canh tác,
đặc biệt cây bưởi có khả chống chịu tốt với một số bệnh hại cây có múi như
bệnh Greening, Triztera vv...
Tuyên Quang là tỉnh trung du miền núi phía Bắc có nhiều tiềm năng lợi
thế để phát triển kinh tế nông lâm nghiệp, có điều kiện sinh thái phù hợp với
sự sinh trưởng và phát triển của cây có múi. Tại Tuyên Quang đã hình thành
được nhiều vùng trồng cây ăn quả nổi tiếng như: Cam sành Hàm Yên (Hàm
yên), nhãn lồng Nông Tiến (Thành phố Tuyên Quang); nhãn lồng Thái Bình,
bưởi Xuân Vân, hồng Trung Trực, hồng Xuân Vân (huyện Yên Sơn) và nhiều
giống cây ăn quả khác..vv.
Bên cạnh sự phát triển mạnh về cây Cam Sành tại huyện Hàm Yên thì
các địa phương khác lại tập trung phát triển giống bưởi Xuân Vân, bởi vì
giống bưởi này dễ canh tác và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.


2
Cây bười Xuân Vân ở độ tuổi năm thứ 10 và độ tuổi năm thứ 12 đạt số lượng
quả trung bình/cây từ 100 - 120 quả/cây/năm, cá biệt có những cây trên 20
năm tuổi có thể đạt số lượng 1.000 quả/cây/năm. Một trong những đặc điểm
nổi bật nhất của bưởi Xuân Vân là ra hoa và cho thu hoạch sớm hơn các giống
bưởi khác đang trồng tại tỉnh Tuyên Quang từ 2 đến 3 tháng, điều này đã giúp

cho cây có thời gian phục hồi để ra hoa, tạo quả vào đầu năm sau, cây lâu bị
già cỗi. Quả bưởi Xuân Vân có vị ngọt mát, múi dóc, ăn không có vị he, thời
gian bảo quản từ 3 - 4 tháng.
Có thể nói Bưởi Xuân Vân là giống bưởi đặc sản của tỉnh Tuyên Quang
nói chung và của huyện Yên Sơn nói riêng, hiện nay không chỉ ở Tuyên
Quang mà một số tỉnh lân cận khác cũng đang được người dân rất quan tâm
phát triển. Theo Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2018 toàn tỉnh Tuyên
Quang có 2.739 ha bưởi thì bưởi Xuân Vân chiếm khoảng 40% diện tích và
dự báo những năm tới diện tích các giống bưởi khác không tăng nhưng bưởi
Xuân Vân vẫn tiếp tục tăng mạnh.
Phát triển với diện tích lớn như vây, song việc phát triển trồng bưởi nói
chung và bưởi Xuân Vân nói riêng vẫn là tự phát, người dân thấy lợi thì trồng,
còn trên thực tế đến nay cũng chưa có một quy hoạch cụ thể và những hướng
dẫn về quy trình kỹ thuật canh tác dựa trên các luận cứ khoa học xuất phát từ
điều kiện sinh thái khí hậu, đất đai tỉnh Tuyên Quang. Việc phát triển tự phát,
không có quy trình kỹ thuật hướng dẫn sẽ mang đến những rủi ro cho người
nông dân, có thể thành công, có thể thất bại, tuy nhiên, nếu thành công cũng
chỉ là nhất thời, không mang tính bền vững. Do vậy đề tài “Nghiên cứu đặc
điểm nông sinh học và một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất
lượng bưởi Xuân Vân, tỉnh Tuyên Quang”là có tính thời sự và cấp thiết.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Trên cơ sở nghiên cứu nguồn gốc, đặc điểm nông sinh học xác định
được quy luật sinh trưởng, phát triển của bưởi Xuân Vân trong điều kiện sinh


3
thái khí hậu tỉnh Tuyên Quang, làm cơ sở khoa học cho việc định ra các biện
pháp kỹ thuật chăm sóc.
- Trên cơ sở nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật chủ yếu, xây dựng quy
trình kỹ thuật canh tác giống bưởi Xuân Vân tại tỉnh Tuyên Quang đạt năng suất

chất lượng cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định được sự khác biệt của bưởi Xuân Vân với các giống bưởi
khác, là một giống bưởi mới, có nguồn gốc từ Tuyên Quang; xác định được
quy luật sinh trưởng, phát triển ra hoa, đậu quả của bưởi Xuân Vân trong điều
kiện sinh thái khí hậu tỉnh Tuyên Quang làm cơ sở khoa học cho việc xây
dựng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác nâng cao năng suất, chất
lượng và hiệu quả của việc trồng bưởi.
- Kết quả áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với bưởi Xuân Vân không
chỉ giúp làm tăng năng suất, chất lượng, mà còn góp phần xây dựng một quy
trình kỹ thuật thâm canh bưởi Xuân Vân một cách hoàn chỉnh.
- Ý nghĩa khoa học của những kết quả nghiên cứu còn được thể hiện
đây là một công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về
giống bưởi mới Xuân Vân, một tài liệu tham khảo có giá trị trong công tác
nghiên cứu, giảng dạy ở các trường nông nghiệp các cấp.
3.2.Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong sản
xuất bưởi Xuân Vân ở Tuyên Quang sẽ góp phần nâng cao năng suất chất
lượng và hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất, từ đó nâng cao thu nhập,
cải thiện đời sống.
- Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở khoa học giúp cho công tác xây dựng
định hướng, kế hoạch, quản lý, chỉ đạo sản xuất cây có múi nói chung và cây


4
bưởi nói riêng đạt hiệu quả hơn trong điều kiện đặc thù của địa phương cũng như
các vùng có có điều kiện tương tự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Giống bưởi Xuân Vân trồng tại xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh
Tuyên Quang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài thực hiện từ năm 2014 đến năm 2018 trên địa bàn xã Xuân Vân,
huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang với nội dung chủ yếu là: Nghiên cứu đặc
điểm hình thái, đồng thời nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và một số biện
pháp kỹ thuật chủ yếu nhăm nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Xuân Vân,
tỉnh Tuyên Quang
5. Tính mới của luận án
- Xác định được quy luật sinh trưởng, phát triển, ra hoa, đậu quả của
bưởi Xuân Vân, đặc biệt là xác định được mối quan hệ giữa các loại cành
trong năm, đây là những đặc điểm nông sinh học chủ yếu làm cơ sở cho việc
áp dụng các biện pháp kỹ thuật đối với một giống mới như bưởi Xuân Vân
mang tính đặc sản của Tuyên Quang.
- Xác định được một số biện pháp kỹ thuật như bón phân, cắt tỉa, thụ phấn
bổ sung, sử dụng chất điều hòa sinh trưởng GA3 làm tăng tỷ lệ đậu quả cũng như
năng suất và chất lượng quả. Đây là cơ sở khoa học rất quan trọng cho việc xây
dựng quy trình kỹ thuật thâm canh bưởi Xuân Vân ở tỉnh Tuyên Quang.


5
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây có múi là loại cây ăn quả lâu năm, quá trình sinh trưởng phát triển
chịu ảnh hưởng nhiều của các yếu tố nội tại của cây, các yếu tố sinh thái và kỹ
thuật canh tác. Trong đó, các yếu tố về sinh thái ít có sự thay đổi, hoặc có thay
đổi cũng mang tính quy luật và thường diễn ra trong khoảng thời gian dài;
Những đặc tính ưu việt của giống được biểu hiện qua khả năng sinh trưởng, phát
triển, cho năng suất cao, phẩm chất tốt và chịu sự ảnh hưởng rất lớn bởi biện

pháp kỹ thuật canh tác. Tuyên Quang là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía
Bắc có tiềm năng phát triển cây ăn quả đặc biệt là cây ăn quả có múi. Đặc điểm
khí hậu của tỉnh Tuyên Quang là có mùa Đông lạnh, sự chênh lệch biên độ giữa
các tháng và trong mùa Đông tương đối lớn, rất thuận lợi cho cây ăn quả cây có
múi của vùng ra hoa đậu quả, có hương vị đặc trưng, mẫu mã đẹp...
Cắt tỉa là biện pháp cơ giới nhằm điều khiển quá trình sinh trưởng phát
triển của cây để cây cho năng suất cao và ổn định, bởi sự ra hoa, đậu quả của
cây luôn có mối quan hệ chặt chẽ với khả năng sinh trưởng, khi cây sinh trưởng
thân lá mạnh sẽ ức chế sự ra hoa đậu quả.
Dựa vào tỷ lệ C/N, hàm lượng các chất carbonhydrate dự trữ được coi
như là yếu tố giới hạn cho sự ra hoa và phát triển quả của cây thân gỗ (dẫn theo
Nguyễn Văn Vượng và cs., 2018) [63]. Người ta thực hiện biện pháp khoanh
cành để cây nghỉ sinh trưởng, phân hóa mầm hoa, ra hoa đậu quả và chống
rụng quả trên cây có múi.
Cây ăn quả nói chung và cây bưởi nói riêng, cần được cung cấp đầy đủ
các nguyên tố dinh dưỡng đạm, lân, kali và các nguyên tố vi lượng. Mỗi
nguyên tố dinh dưỡng có một vai trò nhất định trong quá trình sinh trưởng
phát triển của cây. Đạm, lân, ka li là những nguyên tố không thể thiếu được
trong quá trình sinh trưởng và có vai trò quyết định đến năng suất, phẩm chất


6
của quả. Việc xác định tỷ lệ và liều lượng bón NPK phù hợp cho cây bưởi là
vấn đề cần thiết để đề xuất hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất
bưởi Xuân Vân ở Tuyên Quang.
Gibberellin (GA,GA3) là một hormones kích thích sự sinh trưởng và
kéo dài và nhanh chóng của cụm hoa, có tác dụng giống auxin là làm tăng
kích thước của quả và tạo quả không hạt. Vì vậy việc phun bổ sung GA3 ngoại
sinh sẽ làm ức chế quá trình tổng hợp axít abscisic (ABA) làm tăng khả năng
ra hoa đậu quả, làm giảm số hạt trong quả và làm giảm phát sinh tầng rời ở

cuống hoa, quả từ đó làm tăng tỷ lệ đậu quả của cây bưởi.
Nguyên tắc chung của các phương pháp bảo quản rau quả tươi là ngăn
cản sự phát triển của vi sinh vật, hạn chế các biến đổi sinh lý, sinh hoá, đảm
bảo giá trị dinh dưỡng, cảm quan và vệ sinh an toàn thực phẩm. Màng phủ có
thể tạo ra vùng vi khí quyển điều chỉnh xung quanh quả do đó làm thay đổi sự
trao đổi khí với không khí xung quanh. Màng phủ làm giảm tổn thất khối
lượng và làm chậm sự nhăn nheo của quả do hạn chế được quá trình mất nước
nhờ tính bán thấm của màng.
1.2. Nguồn gốc, phân loại cây có múi
1.2.1. Nguồn gốc và phân bố
Cây ăn quả có múi có nguồn gốc từ các nước vùng nhiệt đới và cận
nhiệt đới Đông Nam Châu Á. Đường ranh giới của vùng xuất xứ cây ăn quả
có múi nằm ở chân dãy núi Himalaya, phía Đông Ấn Độ qua miền Nam
Trung Quốc (Ladaniya, 2008) [90]. Cây ăn quả có múi có sự phân bố rộng do
khả năng dễ thích nghi với nhiều môi trường sống khác nhau, dễ lai tạo giữa
các chủng để tạo ra những giống mới có khả năng nghi cao hơn (Bùi Huy
Đáp, 1961) [16]. Ở bán cầu Bắc cây ăn quả có múi tập trung ở các nước Nam
Á và Đông Nam Á, vùng địa Trung Hải, khu cực Bắc Mỹ và vùng Caribe.
Bán cầu Nam cây có múi được trồng nhiều ở Châu Úc, Châu Phi và vùng
Nam Mỹ (Ladaniya, 2008) [90].


7
1.2.2. Phân loại
Cây ăn quả có múi đã được đã được các nhà thực học vật trên thế giới
phân loại cách đây trên 200 năm, nhưng hệ thống phân loại cây ăn quả có múi
rất phức tạp do vòng di thực diễn ra mạnh và khả năng thích ứng rộng của
chúng nên ngày càng có nhiều dạng lai tự nhiên, các dạng đột biến (Đường
Hồng Dật, 2003) [14], (Bùi Huy Đáp, 1961) [16]. Hệ thống phân loại đầu tiên
của Linné (1753) với bảng phân loại được coi là đỉnh cao của phân loại thực

vật (dẫn theo Hoàng Thị Sản, 2005) [40]. Đến nay phân loại cây có múi đã
được nhiều tác giả bổ sung, điều chỉnh cơ bản là thống nhất với hệ thống phân
loại của Tanaka và Swingle (Ladaniya, 2008) [90].
Theo các tác giả Swingle và Reece, (1967) [105], cây cam quýt thuộc
họ Rutaceae, có chung những đặc điểm về phân loại như; cây có mang tuyến
dầu, bầu mọc nổi trên đài hoa, lá phần lớn có đỉnh viền răng cưa, quả gồm có
2 hay nhiều noãn bên trong.
Họ Rutaceae được phân chia thành 130 giống (genus), nằm trong 7 họ
phụ khác nhau, trong đó họ phụ Aurantoideae (họ phụ cam, quýt) là có ý
nghĩa nhất. Sự phân loại chi tiết hơn dưới họ phụ Aurantoideae có tộc Citrea
(28 genus) và tộc phụ Citrnea (13 genus), 3 nhóm: “tiền cam quýt”, “gần cam
quýt” và nhóm “cam quýt thực sự” (true citrus group) được phân nhóm từ
Citreace và tộc phụ Citrnae. Sự phân loại cam quýt gặp khó khăn do nhiều
yếu tố do chúng dễ lai tạo với nhau, tạo những phôi vô tính, sự mất đi của hầu
hết các đặc tính gốc, sự xuất hiện của các cây trồng dạng lai bao gồm cả các
biến dị tự phát.
Phân loại cam quýt hiện nay chủ yếu được áp dụng theo hệ thống phân
loại của Swingle và Tanaka (Wakana, 1998) [111]. Theo phân loại của Tanaka
(1954) [107] cam quýt gồm có 160 đến 162 loài, ông đã quan sát từ thực tiễn
sản xuất và cho rằng: Cam quýt qua trồng trọt đã có nhiều biến dị trở thành


8
giống mới với tên khoa học được bắt đầu bằng tên của giống hoặc loài sinh ra
chúng và kết thúc bằng chữ Horticulture Tanaka. Swingle và Reece, (1967)
[105] đã chia cam quýt thành 16 loài, bảng phân loại của Swingle đơn giản nên
được sử dụng rộng rãi hơn, tuy nhiên việc phân loại vẫn phải sử dụng bảng
phân loại của Tanaka để gọi tên các giống cam quýt vì bảng phân loại này chi
tiết đến từng giống và được phân loại như sau:
Họ: Rutaceae

Họ phụ: Aurantioideae
Tộc phụ: Citrinae
Chi: Citrus
Chi phụ: Eucitrus
Loài: Citrus grandis.
Bưởi: Citrus grandis
Bưởi chùm: Citrus paradisi
Bưởi (C. grandis) có quả to nhất trong các loài cam quýt, có vị chua
hoặc ngọt, bầu hoa có từ 13 đến 15 noãn, eo lá khá lớn, nhiều hạt. Hiện nay
các giống bưởi phần lớn thuộc dạng hạt đơn phôi, được trồng chủ yếu ở các
nước trong khu vực Châu Á như: Thái Lan, Philipine, Malaysia, Việt Nam và
Trung Quốc. Ở Việt Nam có rất nhiều giống bưởi ngon và nổi tiếng như: bưởi
Đại Minh (Yên Bái), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi
Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi Da Xanh (Bến Tre), (Vũ Công Hậu, 1996) [22].
Bưởi chùm (C. paradisi) là dạng con lai tự nhiên của bưởi (C. grandis),
(Swingle và Reece, 1967) [105], vì vậy hình thái bưởi chùm khá giống với
bưởi, bưởi chùm có hình thái giống với bưởi (C. grandis) nhưng lá và eo lá
nhỏ hơn, quả nhỏ, cùi mỏng, vỏ mỏng, vị chua nhẹ. Bưởi chùm cho những
giống ít hạt, phần lớn các giống bưởi chùm có hạt đa phôi nên cũng có thể sử
dụng làm gốc ghép (Vũ Công Hậu, 1996) [22].


9
1.3.Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới và Việt Nam
1.3.1.Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi trên thế giới
1.3.1.1. Tình hình sản xuất bưởi trên thế giới
Theo số liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
(FAO) (2018), [77] tại bảng 1.1 cho thấy, đến năm 2017 diện tích bưởi trên
thế giới đạt 348.212 ha, năng suất trung bình đạt 260.277 tạ/ha, sản lượng đạt
9.063.143 tấn. Châu Á không những là cái nôi của cây có múi và cây bưởi mà

còn là khu vực có diện tích, năng suất và sản lượng cao nhất trên thế giới với
tổng diện tích đạt 211.297 ha, năng suất bình quân đạt 311.366 tạ/ha, sản
lượng bình quân đạt 6.594.638 tấn. Khu vực có diện tích, năng suất và sản
lượng đứng thứ 2 trên thế giới là Châu Mỹ với diện tích là 75.858 ha, năng
suất bình quân đạt 207.150 tạ/ha, sản lượng 1.571.393 tấn. Đứng ở vị trí thứ 3
về diện tích, năng suất và sản lượng là Châu Phi, đứng ở vị trí thứ 4 là Châu
Âu và cuối cùng là Châu Đại Dương.
Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng bưởi ở một số nước trồng
bưởi trên thế giới năm 2017
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Vùng, quốc gia
Thế giới
Châu Á
Châu Mỹ
Châu Phi
Châu Âu

Châu Đại Dương
Trung Quốc
Việt Nam
Thái Lan
Mỹ
Mexico
Ấn Độ
Nam Phi

Diện tích cho thu
Năng suất
hoạch (ha)
(ta/ha)
348.212
260.277
211.297
311.366
75.858
207.150
56.802
140.196
4.595
56.350
889.0
919.23
90.917
512.441
46.900
121.800
25.350

93.299
24.440
259.088
17.709
249.552
14.922
235.899
10.511
307.918
(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [77]

Sản lượng
(tấn)
9.063.143
6.594.638
1.571.393
796.338
25.891
8.175
4.658.672
571.300
236.510
633.210
441.873
352.000
323.662

Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích năng suất và sản
lượng, diện tích trồng bưởi của Trung Quốc năm 2017 đạt 90.917 ha chiếm
26,1% diện tích bưởi của toàn thế giới, năng suất bình quân đạt 512.441 tạ/ha,



10
sản lượng 4.658.672 tấn. Tại Trung Quốc, bưởi được trồng nhiều ở các tỉnh
Quảng Đông, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Chiết Giang, Phúc Kiến và
Đài Loan... Các giống bưởi nổi tiếng của Trung Quốc chủ yếu là: bưởi Văn
Đán, Sa Điền, bưởi ngọt Quan Khê...vv. Đây là những giống bưởi ngon đã
được Bộ nông nghiệp Trung Quốc công nhận là hàng nông nghiệp chất lượng
cao và cấp Huy Phần Vàng. Ở Đài Loan có giống bưởi nổi tiếng là bưởi Văn
Đán, do có đặc tính tự thụ, phôi không phát triển nên không có hạt, chất lượng
rất tốt được nhiều người ưa chuộng (Hoàng A Điền, 1999) [17]. Các nhà khoa
học Trung Quốc đã tạo ra các giống bưởi có ưu thế lai nổi trội có triển vọng
cho chiến lược phát triển cây ăn quả có múi hàng hoá với chất lượng cao, có
khả năng cạnh tranh cao trên thị trường thế giới với giá thành thấp (Wang and
Zheng, 1997) [115]. Đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng là nước Mỹ với sản
lượng 728.000 tấn, trong đó chủ yếu sản phẩm là bưởi chùm.
Sau Việt Nam, Thái Lan cũng là một trong những quốc gia có diện tích
năng suất và sản lượng lớn ở châu Á, theo Chomchalow và cs., (1987) [72] ở
Thái Lan có 51 giống bưởi, trong đó có nhiều giống mới có triển vọng sản
xuất như: Cao Phuang, Cao Fan, ..vv.
1.3.1.2. Tình hình tiêu thụ bưởi trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAO (2018) [77] tại bảng 1.2 cho thấy, sản
lượng xuất khẩu của thế giới năm 2016 đạt 1.090.3063 tấn, các quốc gia có
sản lượng xuất khẩu bưởi lớn nhất thế giới là Nam Phi, Trung Quốc, Thổ Nhĩ
Kỳ, Mỹ, Israel và Tây Ban Nha. Trong đó: Nam Phi đứng đầu thế giới về xuất
khẩu bưởi với sản lượng xuất khẩu đạt 202.502 tấn; đứng thứ hai về sản lượng
xuất khẩu bưởi là Trung Quốc với sản lượng năm là 183.288 tấn, đứng thứ ba
là Thổ Nhĩ Kỳ với sản lượng là 182.303 tấn, đứng thứ tư là Mỹ với 158.931
tấn, đứng thứ năm là Israel với 56.454 tấn, Việt Nam cũng là quốc gia có số
lượng xuất khẩu với 1.145 tấn.



11
Bảng 1.2. Sản lượng xuất khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016
Đơn vị tính: tấn
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Quốc gia
Thế giới
Nam Phi
Trung Quốc
Mỹ
Thổ Nhĩ Kỳ
Israel
Tây Ban Nha
Mexico
Thái Lan
Achentina

Việt Nam
Ấn Độ

2012
1.100.062
178.255
132.716
221.926
165.926
69.474
47.595
18.747
13.379
2.409
4.160
861.0

2013
1.135.493
262.939
166.782
161.251
137.154
64.892
54.895
17.575
14.776
1,584
1.029
135.0


2014
2015
2016
1.113.193
1.034.416
1.090.306
217.194
160.810
202.502
147.208
165.215
183.224
145.273
121.131
158.931
178.312
153.680
182.303
87.927
53.247
56.454
52.721
66.235
55.723
14.325
20.014
22.047
13.094
12.314

19.403
1,015
479
529
2.076
1.075
1.145
112.0
596.0
421.0
(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [77].

Giá trị thương mại xuất khẩu bưởi trên thế giới năm 2016 tại bảng 1.3
đạt giá trị hơn 800 triệu USD/năm và có sự biến động theo các năm, trong đó
Trung Quốc vẫn là quốc gia đứng đầu thế giới về giá trị xuất khẩu đạt giá trị
cao nhất năm 2016 với hơn 177 triệu USD, đứng thứ 2 là Nam Phi đạt giá trị
106 triệu USD, đứng thứ ba là Mỹ với giá trị xuất khẩu đạt 104 triệu USD.
Tổng sản lượng nhập khẩu bưởi trên thế giới đến năm 2016 đạt 1.047.
735 tấn, các quốc gia nhập khẩu bưởi nhiều nhất thế giới là Hà Lan, Nga, Nhật
Bản, Pháp và Đức. Năm 2012 Hà Lan là quốc gia nhập khẩu bưởi lớn nhất thế
giới, với sản lượng nhập khẩu lớn nhất với hơn 169.603 tấn, sau đó sụt giảm
dần và tới năm 2016 chỉ còn hơn 164.663 tấn, nhưng vẫn là một trong quốc gia
có số lượng nhập khẩu lớn nhất trên thế giới. Quốc gia đứng thứ hai về nhập
khẩu bưởi là Nga với số lượng nhập khẩu năm 2016 là 115.458 tấn, Nhật Bản
đứng ở vị trí thứ ba với số lượng nhập khẩu là 83.431 tấn.
Bảng 1.3. Giá trị xuất khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016
(Đơn vị tính:1.000 USD)
Stt

Quốc gia


2012

2013

2014

2015

2016

1

Thế giới

849.388

879.026

832.739

787.029

835.480


12
2

Nam Phi


93.654

125.776

93.388

73.948

106.458

2

Trung Quốc

116.017

146.334

143.945

169.141

177.209

3

Mỹ

158.931


134.720

123.817

122.318

104.409

4

Thổ Nhĩ Kỳ

108.082

92.517

95.945

74.551

87.498

5

Israel

69.169

64.855


75.574

53.712

58.679

6

Mêhico

8.019

9.660

5.067

7.137

12.268

7

Thái Lan

4.416

7.761

7.587


7.910

10.880

8

Achentina

1.130

663.0

82.0

58.0

306.0

9

Việt Nam

4.400

935.0

1.739

1.044


1.079

10

Ấn Độ

283.0

152.0

57.0

314.0
180,0
(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [77]

Qua số liệu tại bảng 1.4 cho thấy: Các quốc gia như Nhật Bản, Nga,
Pháp, Canada, Anh, Đức là những quốc gia tiêu dùng lượng bưởi lớn nhất thế
giới với mục đích nhập khẩu chủ yếu là để tiêu thụ nội địa.Trung Quốc là
quốc gia có sản lượng sản bưởi lớn nhất thế giới, nhưng vẫn phải nhập khẩu
bưởi để đáp ứng yêu cầu trong nước, vị thế xuất khẩu bưởi chỉ đứng thứ 2
nhưng số lượng nhập khẩu lại đứng ở trí đứng thứ bẩy trên thế giới.
Bảng 1.4. Sản lượng nhập khẩu bưởi trên thế giới giai đoạn 2012 - 2016
(Đơn vị tính: tấn)
Stt
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12
13

Quốc gia
Thế giới
Hà Lan
Nga
Nhật
Pháp
Đức
Trung Quốc
Ba Lan
Canada
Rumani
Anh
Italia
Ucraina

2012
1.078.873
169.603
121.118
151.413

77.292
59.475
42.445
44.122
44.070
30.757
36.964
27.514
26.786

2013
1.165.675
181.212
147.526
127.301
79.406
68.609
40.545
45.329
42.987
23.300
33.975
29.143
31.734

2014
2015
2016
1.108.593
1.054.984

1.047.735
163.901
165.503
164.663
124.654
102.548
115.458
106.907
100.960
83.431
77.465
75.950
75.846
63.679
62.665
61.824
45.429
52.515
54.349
43.077
49.017
52.869
40.913
41.092
37.643
32.328
31.916
32.257
35.543
32.033

31.172
28.454
30.411
30.307
22.432
13.441
19.588
(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [77]

1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi ở Việt Nam


13
1.3.2.1. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam
Ở nước ta cây ăn quả có múi và cây bưởi được coi là một trong 4 loại cây
trồng chủ lực, theo Cục Trồng trọt Bộ nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
(2018) [11], Việt Nam hiện có 74.2 nghìn ha bưởi, trong đó diện tích cho thu
hoạch đạt 46.9 nghìn ha. Cây bưởi được trồng ở hầu hết các tỉnh, thành phố với
những giống bưởi đặc sản và nổi tiếng như: bưởi Đoan Hùng (Phú Thọ), bưởi
Đại Minh (Yên Bái), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Da
Xanh (Bến Tre), bưởi Năm Roi (Vĩnh Long), bưởi đường Hương Sơn (Hà Tĩnh).
Theo Cục Trồng trọt Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2018)
[11] diện tích bưởi của cả nước đạt 74.2 nghìn ha, diện tích bưởi của Việt
Nam chủ yếu tăng mạnh trong giai đoạn năm 2015 và 2017, năm 2015 diện
tích bưởi của cả nước đạt 51.7 nghìn ha nhưng đến năm 2017 đã đạt 74.2
nghìn ha, diện tích năm 2017 tăng so với năm 2013 là 28.9 nghìn ha. Nguyên
nhân diện tích cây bưởi tăng đột biến trong những năm gần đây là do Việt
Nam đang đẩy mạnh chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, những diện tích đất nông
nghiệp kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang gieo trồng các cây trồng có

hiệu quả kinh tế cao hơn, trong đó có cây có múi và cây bưởi. Bên cạnh đó
kinh tế Việt Nam đã chủ động hội nhập quốc tế, hàng hoá nông sản của Việt
Nam sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định nhất là các sản phẩm của cây
có múi. Giá trị sản xuất trên cây bưởi trong những năm gần đây cao hơn các
cây trồng khác từ bốn đến năm lần, các tiến bộ kỹ thuật đã được áp dụng đồng
bộ hơn làm cho năng suất và sản lượng bưởi tăng cao, bên cạnh đó quả bưởi
có thời gian bảo quản tương đối dài cho nên đã khuyến khích người dân mở
rộng diện tích.
- Về diện tích thu hoạch: So với diện tích trồng trọt diện tích thu hoạch
cũng tăng hàng năm, từ 37.9 nghìn ha năm 2013 lên 46.9 nghìn ha năm 2017,
tăng 9 nghìn ha so với năm 2013.


14
- Về năng suất: So với các nước trong khu vực và một số nước trên thế
giới trong những năm gần đây Việt Nam cũng là một trong những quốc gia có
diện tích bưởi tương đối lớn chỉ đứng sau Trung Quốc (FAO, 2018) [77]. Tuy
nhiên so với các quốc gia có nghề làm vườn phát triển, năng suất bưởi Việt Nam
có vị trí tương đối thấp, năng suất bưởi tại Việt Nam dao động từ 116.5 - 121.8
tạ/ha, nguyên nhân năng suất bưởi tại Việt Nam thấp là do các biện pháp kỹ thuật
áp dụng để nâng cao năng suất bưởi còn nhiều hạn chế, sâu bệnh hại phát triển
mạnh, công tác chọn tạo giống chưa được quan tâm đầu tư đúng mức.
- Về sản lượng: Giai đoạn 2013 - 2017 đạt sản lượng bưởi ở Việt Nam
đạt từ 449.5 - 504 nghìn tấn và có sự gia tăng về số lượng rõ rệt, tuy năng suất
không cao nhưng có số diện tích lớn cho nên sản lượng bưởi của Việt Nam
vẫn nằm trong những nước có sản lượng bưởi lớn trên thế giới. Sản lượng
bưởi của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới nếu các biện pháp kỹ
thuật được áp dụng một cách đồng bộ từ khâu chọn giống, mật độ trồng, phân
bón, cắt tỉa, thụ phấn, tưới tiêu và phòng trừ sâu bệnh hại..vv.
Bảng 1.5. Tình hình sản xuất bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2017

Chỉ tiêu
DT gieo trồng (nghìn ha)
Diện tích cho sản phẩm (nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)

Năm
2013
45.3
37.9
118.3
449.5

2014
45.3
37.7
116.5
439.6

2015
2016
2017
51.7
60.7
74.2
39.5
42.2
46.9
119.2
119.4

121.8
471.4
504.0
571.3
(Nguồn: Cục Trồng trọt, 2018) [11]

1.3.2.2. Tình tiêu thụ bưởi ở Việt Nam
Theo số liệu của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc
FAO (2018) [77], tại bảng 1.7 trong giai đoạn 2013 - 2017 vị thế của ngành
bưởi của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể, diện tích bưởi cho thu
hoạch của Việt Nam năm 2017 đã đạt trên 46 nghìn ha. Với diện tích đó Việt
Nam có được sản lượng bưởi năm 2017 đạt trên 500 nghìn tấn tấn. Năm 2016,
Việt Nam đã xuất khẩu được 1.145 tấn bưởi, chiếm tỷ trọng 10.1% tổng sản


15
lượng bưởi xuất khẩu thế giới và đạt giá trị xuất khẩu là 1.079 nghìn USD,
chiếm 0.13% giá trị xuất khẩu bưởi thế giới.
Bảng 1.6. Tình hình xuất khẩu bưởi ở Việt Nam giai đoạn 2012 - 2016
Năm

Sản lượng

Giá trị (1000 USD)

Thế giới

Việt Nam

Tỷ lệ (%)


Thế giới

Việt Nam

Tỷ lệ (%)

2012

1.100.062

4.160

0.38

849.388

4.400

0.52

2013

1.135.493

1.029

0.09

879.026


935.0

0.11

2014

1.113.193

2.076

0.19

832.739

1.739

0.21

2015

1.034.416

1.075

0.10

787.029

1.044


0.13

2016

1.090.306

1.145

10.1

835.480

1.079

0.13

(Nguồn: FAOSTAT, 2018) [77]

1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại tỉnh Tuyên Quang
Theo Cục Thống kê tỉnh Tuyên Quang (2018) [12], năm 2017 diện tích
trồng bưởi của tỉnh Tuyên Quang đạt 2.738.73 ha chiếm 3,2% diện tích bưởi của
cả nước, trong đó diện tích bưởi Xuân Vân đạt 1.095.5 ha chiếm 40% diện tích
bưởi của toàn tỉnh. Cơ cấu giống chủ yếu là bưởi Diễn, bưởi Xuân Vân, bưởi Da
Xanh Bến Tre, bưởi Đoan Hùng, bưởi Cát Quế, bưởi đỏ Tân Lạc Hòa Bình..vv.
Trong giai đoạn 2013 - 2017 sản xuất bưởi của tỉnh Tuyên Quang đã tăng từ
223.81 ha (năm 2013) lên 2.783.73 ha (năm 2017), tăng 2.514.97 ha so với năm
2013, diện tích bưởi Xuân Vân cũng tăng từ 90.1 ha (năm 2013) lên 1095.5
(năm 2017), tăng 1.005.4 ha so với năm 2013. Diện tích bưởi cho thu hoạch
cũng tăng từ 146.84 ha (năm 2013) lên 416.28 ha (năm 2017), trong đó: bưởi

Xuân Vân cũng tăng từ 73,42 ha (năm 2013) lên 162,4 ha (năm 2017).Năng suất
bưởi cũng tăng từ 66.77 ta/ha (năm 2013) lên 85.51 tạ/ha (năm 2017), tăng 18.74
tạ/ha so với năm 2013, trong đó: năng suất bưởi Xuân Vân cũng tăng 67,78 tạ/ha
(năm 2013) lên 87,9 tạ/ha (năm 2017), tăng 20,12 tạ so với năm 2013.Tuy nhiên


16
so với mặt bằng chung của cả nước năng suất bưởi của tỉnh Tuyên Quang chỉ đạt
85.51 tạ/ha năm 2017, trong khi đó năng suất trung bình của cả nước đã đạt
121.8 ta/ha, thấp hơn 36.29 tạ/ha so với năng suất của cả nước. Do diện tích có
sự gia tăng mạnh, cho nên năng suất và sản lượng bưởi của tỉnh Tuyên Quang đã
có sự gia tăng rõ rệt, năm 2013 sản lượng bưởi chỉ đạt 980.47 tấn, nhưng đến
năm 2017 sản lượng đã đạt 3.559.53 tấn, tăng 2.619.06 tấn so với năm 2013
bằng 0.06 % sản lượng bưởi của cả nước.
Với những kết quả đạt được về phát triển diện tích, năng suất và sản
lượng trong giai đoạn 2013 - 2017, tuy nhiên trong thực tiễn sản xuất bưởi Xuân
Vân vẫn đã bộc lộ nhiều yếu tố hạn chế; do đặc điểm là giống bưởi cao cây, mật
độ trồng chưa hợp lý, các biện pháp cắt tỉa chưa kịp thời cho nên bưởi Xuân Vân
thường hay bị đổ, gẫy vào mùa mưa bão; sâu bệnh hại phát triển mạnh; việc bổ
sung dinh dưỡng chưa kịp thời, chưa cân đối vào các thời kỳ sinh trưởng của
cây; hiện tượng ra quả cách năm đã xuất hiện vào năm 2013, năm 2015, đây là
những nguyên nhân đã làm giảm năng suất và sản lượng bưởi Xuân Vân. Vì vậy,
để phát huy hết tiềm năng của bưởi Xuân Vân cần có những nghiên cứu, đánh
giá để khuyến cáo cho sản xuất.
Bảng 1.7. Tình hình sản xuất bưởi ở tỉnh Tuyên Quang
Chỉ tiêu

Diện tích (ha)

Năm

2013

2014

2015

2016

2017

223.81

350.84

617.59

1.362.61

2.738.73

Bưởi Xuân Vân (ha)
Diện tích trồng mới (ha)

90.1

135.0

216.2

545.1


1.095.5

75.42

20.71

246.65

683.34

1.019.48

Bưởi Xuân Vân (ha)
Diện tích cho thu hoạch (ha)

26.4
146.84

10.4
250.54

93.8
283.67

271.5
340.59

365.9
416.28


Bưởi Xuân Vân (ha)
Năng suất (tạ/ha)

73.42
66.77

97.5
69.13

99.3
79.94

140.1
81.38

162.4
85.51


17
Bưởi Xuân Vân (tạ/ha)

67.78

70.2

81.4

83.5


87.9

Sản lượng (tấn )

980.47

1.752.79

2.267.79

2.771.77

3.559.53

Bưởi Xuân Vân (tấn)

497.64

674.2
808.3
1.169.83
1.427.5
(Nguồn: Cục Thống kê Tuyên Quang 2018) [12]

Thời vụ thu hoạch và tiêu thụ: Thời vụ thu hoạch bưởi tại tỉnh Tuyên
Quang thường bắt đầu từ cuối tháng 9 đầu tháng 10 trên bưởi Xuân Vân và
các giống bưởi chua, thời vụ thu hoạch kéo dài đến tháng 12 đối với các giống
bưởi Cát Quế, Yên Lạc và bưởi Diễn. Với thời vụ thu hoạch kéo dài từ cuối
tháng 9 đến tháng 12 bưởi sản xuất ra có thị trường tiêu thụ ổn định, chính vì

ưu điểm này mà trong những năm gần đây diện tích bưởi tại tỉnh Tuyên
Quang và bưởi Xuân Vân đã có sự gia tăng đột biến.
1.4. Một số đặc điểm nông sinh học của cây có múi
1.4.1. Đặc điểm rễ
Rễ cây cam quýt nói chung và rễ cây bưởi thuộc loại rễ nấm
(Mycorhiza) (Trần Thế Tục và cs., 1998) [56]. Nấm micorhiza ký sinh trên
lớp biểu bì của rễ hút cung cấp nước, muối khoáng và một phần chất hữu cơ
cho cây. Vai trò của micorhiza như là những lông hút ở các cây trồng khác, do
đặc điểm này mà cây có múi chỉ ưa trồng nông không ưa trồng sâu.
Rễ chủ yếu phân bố ở độ sâu từ 10 đến 30 cm, rễ hút tập trung ở tầng
sâu từ 10 - 25 cm. Rễ hoạt động mạnh ở thời kỳ 1 - 8 năm tuổi, sau đó suy
giảm nhiều và tái sinh kém. Rễ cây có múi hoạt động mạnh ở 3 thời kỳ đó là;
thời kỳ trước khi ra lộc Xuân; sau rụng quả sinh lý lần 1 và sau khi lộc Thu đã
ổn định. Nhiệt độ thích hợp cho hoạt động của rễ cam quýt từ 17 - 30 oC
(Cassin, 1968) [71]. Theo Haas (1953) [83] các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt
động của bộ rễ cam quýt bao gồm: Nhiệt độ thích hợp trên dưới 26 oC; đất
thoáng và đủ ẩm (60%); độ pH từ 4 - 8, tối thích từ 5,5 - 6,5; đất nhiều mùn
đủ dinh dưỡng và chất kích thích sinh trưởng.
1.4.2. Đặc điểm thân cành


×