Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học và ảng hưởng một số biện pháp kỹ thuật đối với giống Thanh Long ruột đỏ Đài Loan tại Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 158 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------

NGÔ THỊ MAI HƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ ẢNH HƢỞNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG THANH LONG
RUỘT ĐỎ ĐÀI LOAN TẠI THÁI NGUYÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên - 2015


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
-----------------------------------

NGÔ THỊ MAI HƢƠNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC
VÀ ẢNH HƢỞNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ
THUẬT ĐỐI VỚI GIỐNG THANH LONG
RUỘT ĐỎ ĐÀI LOAN TẠI THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 60.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ


KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Ngô Xuân Bình

Thái Nguyên - 2015

CHỮ KÝ PHÒNG ĐÀO TẠO

CHỮ KÝ KHOA CHUYÊN MÔN

CHỮ KÝ GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai
công bố.
Tôi xin cam đoan, các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã đƣợc
chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Ngô Thị Mai Hƣơng


ii

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi luôn

nhận đƣợc sự quan tâm của cơ quan, nhà trƣờng, sự giúp đỡ tận tình của các
thầy cô, các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Ngô Xuân Bình đã tận
tình giúp đỡ, hƣớng dẫn tôi thực hiện đề tài và hoàn thành công trình nghiên
cứu này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Nông học Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tạo điều kiện, hƣớng dẫn, giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để có thể hoàn thành luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè đã tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 01 tháng 10 năm 2015
Tác giả luận văn

Ngô Thị Mai Hƣơng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................ ii
MỤC LỤC .................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................... vii
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................... viii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Đặt vấn đề .................................................................................................. 1
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài ............................................................... 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài................................................................................. 3
3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ........................................ 3

3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................... 4
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ........................................................................ 4
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ..................................................................... 4
1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài...................................................................... 6
1.2. Nguồn gốc phân bố, giá trị kinh tế và giá trị dinh dƣỡng ......................... 6
1.2.1. Nguồn gốc phân bố ............................................................................... 6
1.2.2. Giá trị kinh tế........................................................................................ 7
1.2.3. Giá trị dinh dƣỡng ................................................................................ 7
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới và trong nƣớc ...... 8
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thu thanh long trên thế giới ......................... 8
Quốc gia ....................................................................................................... 10
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trong nƣớc ......................... 12


iv

1.3.2.1. Sản xuất ........................................................................................... 12
1.3.2.2. Tiêu thụ ........................................................................................... 14
1.3.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long tại thành phố Thái Nguyên . 17
1.4. Vấn đề về giống thanh long ................................................................... 18
1.5. Những nghiên cứu về xử lý cho thanh long ra hoa trái vụ ...................... 20
1.5.1. Thời vụ xử lý thanh long ra hoa trái vụ ............................................... 20
1.5.2. Các kỹ thuật xử lý thanh long ra hoa trái vụ ....................................... 21
1.6. Những nghiên cứu về một số chế phẩm xử lý ra hoa và phân bón lá cho
cây thanh long .............................................................................................. 22
1.7. Nghiên cứu về chất điều hoà sinh trƣởng ............................................... 25
1.8. Sâu bệnh hại trên thanh long.................................................................. 26
1.10. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ......................... 28
1.10.1. Điều kiện tự nhiên vùng nghiên cứu ................................................. 28

1.10.2. Điều kiện kinh tế xã hội vùng nghiên cứu ......................................... 31
Chƣơng 2: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 32
2.1. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .......................................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 32
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 32
2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của thanh long ruột
đỏ Đài Loan tại thành phố Thái Nguyên ....................................................... 32
2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm sinh học bón qua lá
đến khả năng xử lý trái vụ ở cây Thanh Long ............................................... 33
2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm sinh học bón qua lá
đến khả năng cho năng suất, chất lƣợng quả chính vụ của thanh long ruột đỏ ... 34
2.3.4 Thí nghiệm 4: Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều hoà sinh
trƣởng GA3 đến năng suất chất lƣợng quả thanh long ruột đỏ chính vụ ....... 35
2.4. Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi .................................................... 36


v

2.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi Thí nghiệm 1: .................................................... 36
2.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi thí nghiệm 2 ...................................................... 40
2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi Thí nghiệm 3 và thí nghiệm 4 ............................ 40
2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu ..................................................................... 43
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................. 44
3.1. Đặc điểm nông sinh học của thanh long ruột đỏ Đài Loan
tại Thái Nguyên ............................................................................................................... 44
3.1.1. Đặc điểm hình thái giống thanh long ruột đỏ Đài Loan....................... 44
3.1.1.1. Tính trạng thân cành ........................................................................ 44
3.1.1.2. Tính trạng hoa: ................................................................................ 45
3.1.1.3. Tính trạng quả: ................................................................................ 46
3.1.2. Đặc điểm sinh trƣởng của thanh long ruột đỏ ..................................... 48

3.1.2.1. Thời gian xuất hiện lộc ở giống thanh long thí nghiệm .................... 48
3.1.2.2. Khả năng sinh trƣởng của các đợt lộc trong điều kiện tự nhiên ........ 49
3.1.2.3. Khả năng ra hoa, đậu quả của giống thanh long ruột đỏ ................... 50
3.1.2.4. Một số chỉ tiêu về khả năng ra hoa, đậu quả của thanh long ruột đỏ
Đài Loan tại Thái Nguyên. ........................................................................... 52
3.1.3. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng quả thanh long ruột đỏ Đài Loan trong điều
kiện trồng trọt tại Thái Nguyên .................................................................... 54
3.1.3.1. Động thái tăng trƣởng quả của giống thanh long Đài Loan. ............. 54
3.1.3.2. Tỷ lệ cấp quả của giống thanh long ruột đỏ Đài Loan trong
các đợt quả ........................................................................................................................ 54
3.1.4. Tình hình sâu bệnh hại trên giống thanh long ruột đỏ Đài Loan trong
điều kiện trồng trọt tại Thái Nguyên ............................................................. 56
3.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật tăng năng suất chất lƣợng
quả thanh long .............................................................................................. 57
3.2.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của một số chế phẩm sinh học đến khả
năng ra hoa đậu quả trái vụ ........................................................................... 57


vi

3.2.1.1. Ảnh hƣởng của chế phẩm dinh dƣỡng đến khả năng ra hoa của thanh
long trên địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 57
3.2.1.2. Ảnh hƣởng của chế phẩm dinh dƣỡng đến một số chỉ tiêu công nghệ
quả thanh long ruột đỏ .................................................................................. 61
3.2.1.3. Ảnh hƣởng của chế phẩm dinh dƣỡng đến năng suất và phẩm chất của
quả thanh long ruột đỏ .................................................................................. 63
3.2.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của chế phẩm sinh học bón qua lá đến
khả năng cho năng suất, chất lƣợng quả chính vụ của Thanh Long ruột đỏ .. 66
3.2.2.1. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm phân bón qua lá đến tỷ lệ đậu quả
của thanh long ruột đỏ chính vụ.................................................................... 66

3.2.2.2. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm đến một số đặc điểm và kích thƣớc
quả thanh long ruột đỏ chính vụ ................................................................... 68
3.2.2.3. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm đến năng suất và phẩm chất của quả
thanh long ruột đỏ chính vụ .......................................................................... 70
3.2.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng đến năng
suất chất lƣợng quả thanh long ruột đỏ. ........................................................ 71
3.2.3.1. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng GA3 đến thời gian xuất hiện
nụ, nở hoa và thu hoạch quả ......................................................................... 71
3.2.3.2. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng GA3 đến khả năng ra hoa,
đậu quả và năng suất của giống thanh long ................................................... 73
3.2.3.3. Sơ bộ hạch toán kinh tế.................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 80
1. Kết luận .................................................................................................... 80
2. Kiến nghị .................................................................................................. 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nƣớc
II. Tài liệu nƣớc ngoài


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CT

: Công thức

CV%

: Hệ số biến động


Đ/C

: Đối chứng

LLL

: Lần lặp lại

LSD0,05

: Sự sai khác ở mức nhỏ nhất 0,05

P

: Xác suất


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thành phần dinh dƣỡng của trái thanh long trong 100 g thịt trái ...... 8
Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu thanh long của Thái Lan từ năm 2013 đến
tháng 9 năm 2015 ........................................................................ 10
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam từ năm 2003-2010...... 12
Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng thanh long trên cả nƣớc trong 2
năm 2012 - 2013 .......................................................................... 13
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lƣợng thanh long của một số tỉnh trong
cả nƣớc năm 2013........................................................................ 13
Bảng 1.6. Số lần thu hoạch thanh long/năm .................................................. 20

Bảng 1.6. Một số yếu tố khí hậu tỉnh Thái Nguyên (năm 2013 - 2014)......... 30
Bảng 3.1. Đặc điểm thân, cành giống thanh long ruột đỏ Đài Loan tại
Thái Nguyên ................................................................................ 44
Bảng 3.2. Một số tính trạng hình thái hoa của giống thanh long ruột đỏ ....... 45
Bảng 3.3. Một số tính trạng hình thái quả của giống thanh long ruột đỏ ....... 46
Bảng 3.4. Động thái xuất hiện lộc ở giống thanh long ruột đỏ ...................... 48
Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu sinh trƣởng lộc (cành) của thanh long ruột đỏ ...... 49
Bảng 3.6. Khả năng ra hoa, đậu quả của giống thanh long ruột đỏ ............... 51
Bảng 3.7. Một số chỉ tiêu về sự ra hoa, đậu quả của giống thanh long ruột đỏ
Đài Loan ...................................................................................... 53
Bảng 3.8. Động thái tăng trƣởng quả của giống thanh long ruột đỏ
Đài Loan ........................................................................................................ 54
Bảng 3.9: Tỷ lệ cấp quả của giống thanh long ruột đỏ Đài Loan .................. 55
Bảng 3.10. Một số loại sâu bệnh hại chính trên giống thanh long ruột đỏ
Đài Loan ...................................................................................... 56


ix

Bảng 3.11. Ảnh hƣởng chế phẩm dinh dƣỡng đến tỷ lệ ra nụ hoa trái vụ của
thanh long ruột đỏ ........................................................................ 58
Bảng 3.12. Ảnh hƣởng chế phẩm dinh dƣỡng đến tỷ lệ đậu hoa, đậu quả của
thanh long ruột đỏ ........................................................................ 59
Bảng 3.13. Ảnh hƣởng chế phẩm dinh dƣỡng đến các yếu tố cấu thành năng
suất quả thanh long ruột đỏ Đài Loan .......................................... 61
Bảng 3.14. Ảnh hƣởng chế phẩm dinh dƣỡng năng suất và phẩm chất của quả
thanh long .................................................................................... 63
Bảng 3.15. Sơ bộ so sánh lãi thuần của thanh long trái vụ và chính vụ ......... 65
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm bón qua lá đến sự đậu quả của
thanh long trong lứa ..................................................................... 67

Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm bón qua lá đến một số quả thanh
long ruột đỏ Đài Loan .................................................................. 68
Bảng 3.18. Ảnh hƣởng của một số chế phẩm bón qua lá đến năng suất và
phẩm chất của quả thanh long ruột đỏ chính vụ ........................... 70
Bảng 3.19. Ảnh hƣởng của chất điều hòa sinh trƣởng GA3 đến thời gian xuất
hiện nụ và nở hoa của giống thanh long ruột đỏ ........................... 72
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của một số liều lƣợng GA3 đến khả năng ra hoa, đậu
quả và năng suất của giống thanh long......................................... 73
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của một số nồng độ GA3 đến đặc điểm quả của giống
thanh long ruột đỏ thí nghiệm ...................................................... 76
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của các nồng độ GA3 đến tỷ lệ cấp quả .................... 78
Bảng 3.23: Hiệu quả kinh tế của việc phun các nồng độ GA3 khác nhau tính
đến đợt quả thứ 8 trên 1sào .......................................................... 79


1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thanh long (Hylocereus undatus, Haw) là loại cây ăn quả có giá trị cao
về nhiều mặt, đối với ngƣời tiêu dùng quả thanh long đƣợc biết đến là loại
quả có giá trị dinh dƣỡng cao và là loại quả đẹp rất phù hợp để thờ cúng tổ
tiên trong những ngày lễ tết, còn đối với ngƣời trồng thanh long thì đây là loại
cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp ngƣời trồng có thu nhập ổn
định trên đơn vị diện tích.
Thành phố Thái Nguyên có tổng diện tích đất tự nhiên 18.630 ha trong
đó gần 50% diện tích đất sản xuất nông nghiệp, ngoài diện tích đất trồng cây
hàng năm thì diện tích đất trồng cây lâu năm chiếm đại đa số trong tổng diện
tích đất sản xuất nông nghiệp, trên diện tích đất này trồng chủ yếu cây chè và
một số loại cây ăn quả và trong những năm qua nhận thấy hiệu quả kinh tế

trên diện tích đất trồng cây ăn quả của thành phố còn thấp nên thành phố chủ
trƣơng chuyển dịch cơ cấu giống cây trồng, khuyến khích bà con nông dân
mạnh dạn chuyển đổi một số loại cây ăn quả hiệu quả thấp để trồng những
loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị kinh tế trên diện
tích đất vƣờn đồi. Hiện nay diện tích đất trồng cây ăn quả của thành phố Thái
Nguyên khoảng trên 2000 ha trong đó chiếm tỷ lệ lớn nhất là diện tích trồng cây
vải khoảng gần 700 ha và hơn 600ha các loại cây ăn quả khác năng suất thấp, giá
trị kinh tế không cao. Và cây thanh long đang đƣợc xem là hƣớng phát triển
kinh tế mới cho bà con nông dân trong khu vực thành phố Thái Nguyên.
Thanh long là loại trái cây nổi tiếng của Việt Nam, đã có thƣơng hiệu
và thị trƣờng từ nhiều năm nay (Trần Yến, 2010) [15]. Nó đem lại hiệu quả
kinh tế cao và nâng cao thu nhập đáng kể cho nông dân ở các vùng trồng
thanh long. Thanh long là loại cây ăn trái nhiệt đới đƣợc ƣa thích bởi trái có
hình dáng và màu sắc đẹp, thành phần dinh dƣỡng cao, vị ngọt, ăn mát và bổ
dƣỡng. Cây thanh long đƣợc xem là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh tranh


2

đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nƣớc ta (Nguyễn Thơ và ctv, 2008)
[12]. Đặc biệt, Việt Nam là nƣớc xuất khẩu thanh long lớn nhất thế giới (Lê
Xuân Đính, 2006) [3].
Hiện nay diện tích trồng thanh long ở Thái Nguyên đang phát triển
mạnh mẽ tuy nhiên do đây là loại cây trồng còn mới với các tỉnh phía Bắc đất
nƣớc nên chƣa có những nghiên cứu khoa học về loại cây này trong điều kiện
tự nhiên của vùng nên hiệu quả kinh tế cho ngƣời trông thanh long còn chƣa
cao. Thực tế thị trƣờng tiêu thụ cho thấy thanh long ruột đỏ bán giá thƣởng
gấp 2-3 lần so với thanh long ruột trắng vì thế việc chăm sóc thế nào để thanh
long ruột đỏ phát huy đƣợc hết những tiềm năng mà loại quả này mang lại
đang là vấn đề đƣợc ngƣời trồng thanh long rất quan tâm.

Cùng với việc nghiên cứu về các đặc điểm của cây thanh long ruột đỏ
trong điều kiện tự nhiên của vùng thì công tác nghiên cứu ứng dụng các biện
pháp kỹ thuật làm tăng năng suất, cải thiện phẩm chất trái thanh long, hạn chế
sự nghèo kiệt của đất, giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng và góp phần xây dựng
một nền nông nghiệp bền vững là yếu tố quan trọng và cấp thiết trong tình
hình hiện nay.
Nhằm đƣa ra khuyến cáo cho bà con nông dân, để ngƣời trồng thanh
long ruột đỏ hiểu rõ hơn về loại cây trồng mới này và sử dụng sản phẩm, chất
điều hoà sinh trƣởng và phân bón lá một cách hiệu quả nhằm tạo ra sản phẩm
đạt chất lƣợng, mẫu mã tốt đáp ứng nhu cầu xuất khẩu tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài với chuyên đề: “Nghiên cứu đặc tính nông sinh học và ảnh
hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến thanh long ruột đỏ Đài Loan tại
Thái Nguyên”.
2. Mục đích và yêu cầu của đề tài
2.1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Nghiên cứu đặc điểm nông sinh học của giống thanh long ruột đỏ
trồng tại Thái Nguyên;


3

- Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất,
chất lƣợng của thanh long ruột đỏ tại Thái Nguyên
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá đƣợc các đặc tính nông sinh học của cây thanh long ruột đỏ
Đài Loan trồng tại Thái Nguyên.
- Đánh giá đƣợc loại chế phẩm dinh dƣỡng bón qua lá thích hợp nhằm
nâng cao khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và chất lƣợng thanh long
ruột đỏ Đài Loan.
- Đánh giá đƣợc ảnh hƣởng của chất điều tiết sinh trƣởng GA3 và lựa

chọn đƣợc liều lƣợng GA3 thích hợp nhằm nâng cao khả năng sinh trƣởng,
phát triển, năng suất và chất lƣợng giống thanh long ruột đỏ Đài Loan.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học
Giúp cho sinh viên biết cách triển khai nghiên cứu một đề tài bắt đầu
từ bƣớc lập đề cƣơng nghiên cứu cho đến khi kết thúc báo cáo kết quả
trƣớc hội đồng.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Sơ bộ lƣợng toán hiệu quả kinh tế khi tác động một số biện pháp kỹ thuật.
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho việc xây dựng các biện pháp kỹ thuật
tác động lên cây thanh long ruột đỏ để tăng năng suất cũng nhƣ hiệu quả của
loại cây trồng này trong điều kiện tự nhiên của vùng trồng trọt.


4

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
1.1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Cây thanh long (Hylocereus undatus, Haw., ) là một loại cây trồng đem
lại hiệu quả kinh tế cao, còn chƣa thực sự phổ biến ở miền Bắc Việt Nam. Do
đó, việc điều chỉnh các biện pháp kỹ thuật và tìm hƣớng xây dựng các vùng
trồng thanh long mới, phù hợp với điều kiện khí hậu địa phƣơng là vô cùng
cần thiết.
Cây ăn quả nói chung và cây thanh long nói riêng là một trong những
cây có những nhu cầu nhất định về môi trƣờng và dinh dƣỡng, do có tính đa
dạng về điều kiện sinh thái khí hậu của các mùa trong năm làm cho cây ngừng
sinh trƣởng phát triển trong một thời gian nhất định, chƣa phát huy đƣợc khả
năng ra hoa đậu quả của cây qua đó ảnh hƣởng một phần đến năng suất của

thanh long khi thu hoạch.
Việc xây dựng vùng trồng thanh long phải phù hợp với điều kiện khí
hậu thời tiết, đất đai, giống và các biện pháp kỹ thuật trồng trọt. Tuy vậy với
các yếu tố trên thì biện pháp kỹ thuật là yếu tố cần thiết nhất.
Tuy có giá trị kinh tế cao, nhƣng thanh long lại là loại cây ăn quả có tỷ lệ
đậu hoa, đậu quả kém, dẫn đến năng suất thấp. Bên cạnh đó, khối lƣợng quả và
mẫu mã, phẩm chất của thanh long cũng là một vấn đề cần chú ý khi tiến hành
trồng trọt trong các điều kiện sinh thái khác nhau, nhất là ở miền Bắc nƣớc ta.
Đây có thể là hạn chế do chế độ chăm sóc và bổ sung dinh dƣỡng chƣa hợp lý.
Chính vì lý do đó, nhất thiết phải có những nghiên cứu chuyên sâu hơn để xây
dựng đƣợc một quy trình trồng và chăm sóc hợp lý cho cây thanh long tại miền
Bắc Việt Nam, đặc biệt là trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, để có thể đƣa cây


5

thanh long thành một loại cây trồng chủ đạo cho năng suất cao, phẩm chất tốt,
đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời nông dân.
Cây thanh long là loại cây trồng có tập tính ra hoa tự nhiên từ tháng 4 9. Nếu đƣợc kích thích bằng hóa chất (chế phẩm) có thể cho thêm một đợt
quả trái vụ. Trong mùa chính vụ, do điều kiện nhiệt độ khá thích hợp cho cây
thanh long nên không cần áp dụng biện pháp kỹ thuật nào cho thanh long.
Tuy nhiên, thanh long chính vụ thƣờng có giá thành không cao đƣợc nhƣ
thanh long trái vụ. Chính vì thế việc xử lý ra hoa để tạo quả trái vụ cho thanh
long là một hƣớng đi mới, nếu thành công sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
ngƣời nông dân.
Thông thƣờng, để xử lý ra hoa trái vụ cho cây thanh long, cần tiến hành
chiếu sáng bổ sung và xử lý một số chế phẩm kích thích ra hoa nhƣ ethephon,
VSL1,… Nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, chỉ sau 3 - 5 ngày nụ đã nhú ra và
sau 22 - 25 ngày sẽ nở hoa. Sau khi hoa tàn, quả đƣợc hình thành thì tỷ lệ đậu
quả sẽ khá cao và cao hơn so với tỷ lệ đậu hoa.

Bên cạnh việc sử dụng các loại chế phẩm xử lý ra hoa trái vụ thì việc sử
dụng các loại chế phẩm cũng nhƣ các loại phân bón qua lá cũng là một trong
những biện pháp kỹ thuật có thể sử dụng để làm tăng năng suất, chất lƣợng
quả thanh long.
Tác dụng của phân bón qua lá cung cấp nhanh và kịp thời các chất dinh
dƣỡng đa lƣợng và vi lƣợng cần thiết cho cây, đặc biệt tập trung dinh dƣỡng
để tạo hoa, nuôi quả. Phân bón lá gồm 3 thành phần chính: nguyên tố đa
lƣợng, trung lƣợng và vi lƣợng. Ngoài ra còn một số chất kích thích sinh
trƣởng. Để tăng khả năng đậu hoa, quả cần phun các chất dinh dƣỡng lên lá
vào giai đoạn trƣớc khi hình thành nụ, và lúc tàn hoa nhằm bổ sung kịp thời
dinh dƣỡng cho cây, giảm bớt rụng quả sinh lý.


6

1.1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài
Hiện nay, thanh long đúng vụ tuy có sản lƣợng cao nhƣng lại có giá
thành rẻ, thị trƣờng tiêu thụ bấp bênh. Bên cạnh đó, thanh long là loại trái cây
khó bảo quản và chủ yếu đƣợc tiêu thụ dƣới dạng hoa quả tƣơi, thời gian bảo
quản ngắn. Chính vì vậy, việc rải vụ thanh long qua nhiều tháng trong năm là
vô cùng cần thiết, đem lại hiệu quả kinh tế cho ngƣời nông dân, tránh đƣợc
hiện tƣợng “đƣợc mùa mất giá” và giúp ngƣời nông dân có thu nhập đều đặn
từ cây thanh long.
Việc thanh long ở miền Bắc Việt Nam cho năng suất, chất lƣợng rất
thấp, quả nhỏ, xấu, kém ngon là một tình trạng cần đƣợc cải thiện. Có thể dựa
vào việc điều chỉnh chế độ chăm sóc, bón phân thông qua việc cung cấp các
loại phân bón lá, các chế phẩm dinh dƣỡng cho cây thanh long.
Từ đó, xác đinh đƣợc các biện pháp kỹ thuật phù hợp, nhu cầu dinh
dƣỡng cũng nhƣ thời điểm và liều lƣợng bón phân cho cây thanh long ruột đỏ
đạt năng suất cao, phẩm chất tốt trên địa bàn tinh Thái Nguyên.

1.2. Nguồn gốc phân bố, giá trị kinh tế và giá trị dinh dƣỡng
1.2.1. Nguồn gốc phân bố
Thanh long có tên khoa học Hylocereus undatus, Haw., thuộc họ xƣơng
rồng (Cactaceae), có nguồn gốc ở Nam Mỹ nhƣng đƣợc phát triển ở các vùng
nhiệt đới trên thế giới. Trên thế giới, cây thanh long đƣợc xem nhƣ là một cây
ăn quả mới đƣợc phát hiện trong những năm gần đây. Cây thanh long đƣợc
trồng ở Nicaragoa và vùng khí hậu nhiệt đới ở một số nƣớc, trong đó có
Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan (Tạ Minh Tuấn và ctv, 2005) [13].
Theo Mizrahi Y., Nerd A. and Nobel P.S. [19], thanh long đƣợc ngƣời
Pháp du nhập vào Việt Nam cách đây trên 100 năm. Diện tích trồng thanh
long ở Việt Nam khá lớn và không ngừng đƣợc tăng lên, năm 1999 tổng diện
tích trồng thanh long là 5.221 ha đến năm 2005 là 8.962 ha, năm 2007 là


7

12.837 ha; chủ yếu tại các tỉnh Bình Thuận, Tiền Giang, Long An và Tây
Ninh (Nguyễn Thơ và ctv, 2008) [12], và trong những năm trở lại đây thanh
long đã đƣợc trồng và mở rộng diện tích tại các tỉnh phía Bắc nhƣ Hà Tây,
Vĩnh Phúc, Thái Nguyên…
1.2.2. Giá trị kinh tế
Thị trƣờng nội địa trái thanh long phát triển rộng khắp các thành phố
trong cả nƣớc, 50 % sản lƣợng, tiêu thụ ở Nam Bộ, 30 % tiêu thụ ở miền Bắc,
20 % tiêu thụ ở miền Trung (Tạ Minh Tuấn và ctv, 2005) [13].
Thanh long đƣợc tiêu thụ trên thị trƣờng ở dạng trái tƣơi, và tiêu thụ
dƣới 2 hình thức: tiêu thụ nội địa (khoảng 15 - 20% sản lƣợng) và xuất khẩu
(khoảng 80 - 85% sản lƣợng); trong đó, xuất khẩu chính ngạch khoảng 15 20%, còn lại 60 - 65% đƣợc vận chuyển ra các tỉnh biên giới phía Bắc để tiêu
thụ tại theo hình thức biên mậu để bán cho Trung Quốc.
Trái thanh long đã đƣợc xuất khẩu chính ngạch đến 14 quốc gia, vùng
lãnh thổ trên thế giới; bao gồm Châu Á (Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc,

Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan,..), Châu Âu (Hà Lan, Anh, Pháp,
Đức), Châu Mỹ (Canada, Hoa Kỳ). Thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là các nƣớc
Châu Á; việc mở rộng thị trƣờng tại khu vực Châu Âu, Châu Mỹ vẫn gặp
nhiều khó khăn do công tác xúc tiến, quảng bá chƣa mạnh, do rào cản kỹ
thuật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.2.3. Giá trị dinh dưỡng
Thanh long là loại trái cây nghèo năng lƣợng, rất giàu kali, phospho,
sorbitol, nhiều vi lƣợng; đây là loại trái cây giàu dinh dƣỡng, có tác dụng
chống lão hóa và rất phù hợp với ngƣời có tuổi và béo phì (Nguyễn Thơ và
ctv, 2008) [12] Thành phần dinh dƣỡng của trái thanh long đƣợc trình bày
trong bảng 1.1.


8

Bảng 1.1. Thành phần dinh dưỡng của trái thanh long trong 100 g thịt trái
Thành phần

Trong 100 g
thịt trái

Thành phần

Trong 100 g
thịt trái

Độ ẩm (%)

85,3


Phospho (mg)

27,5

Năng lƣợng (kcal)

67,7

Natri (mg)

8,9

Protein (g)

1,1

Magie (mg)

38,9

Chất bo (g)

0,57

Kali (mg)

272

Cacbohydrates (g)


11,2

Sắt (mg)

3,37

Chất xơ (g)

1,34

Kẽm (mg)

0,35

Canxi (mg)

10,2

Sorbitol (mg)

32,7

(Nguồn: Viện Công nghệ thực phẩm Singapore; (Nguyễn Thơ, 2008)[12]
1.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trên thế giới và trong nƣớc
1.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thu thanh long trên thế giới
Trên thế giới thanh long thƣờng đƣợc trồng thƣơng phẩm với các loại
khác nhau là: thanh long ruột trắng (Hylocereus undatus 2n = 2x = 22) và
thanh long ruột đỏ hay tím (H. costaricensis) đƣợc trồng ở Nicaragua và
Guatemala và thanh long ruột đỏ (H. Polyrhizus2n = 2x = 22) đƣợc trồng ở
Israel. Giống thanh long vàng Amarilla (H. undatus) đƣợc trồng ở Mexico và

châu Mỹ Latinh và một giống thanh long vỏ vàng (Selenicereus
megalanthus 2n = 4x = 44) nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, đƣợc trồng tại
Colombia, quả đƣợc xuất khẩu sang châu Âu và Canada).
Sản lƣợng quả thanh long tƣơi đƣợc nhập khẩu tới châu Âu tăng rất
nhanh. Sản lƣợng này vẫn dựa trên kiểu gen hoang dại, thích nghi trong tự
nhiên và đƣợc nhân giống vô tính. Tiêu chuẩn quả chỉ qua chọn lọc các dòng
ƣu tú trong tự nhiên và nhân vô tính các dòng tuyển chọn dựa trên đặc tính
canh tác, thời gian tồn trữ quả và hƣơng vị của ngƣời tiêu thụ. Trong nỗ lực
nhằm cải thiện chất lƣợng quả và đặc tính canh tác của thanh long đƣợc trồng


9

tại Israel, chƣơng trình lai tạo khác loài (interspecific) và khác chi
(intergeneric) đã đƣợc khởi động trong vài năm qua. Thanh long ruột đỏ chứa
nhiều chất vi lƣợng và gần đây đƣợc nhiều ngƣời tiêu thụ quan tâm do quả
thanh long ruột đỏ có thể là nguồn có giá trị trong chống oxi hóa và tác nhân
chống bệnh ung thƣ.
Trong những năm gần đây, do yêu cầu thực tế của đời sống ngày càng
đƣợc nâng cao, tình hình tiêu thụ sản phẩm một số loại quả tƣơi nhƣ thanh
long, táo, lê… gia tăng nhanh chóng. Mặt khác, các tiến bộ về khoa học kỹ thuật
giúp nâng cao năng suất sản lƣợng cây trồng, theo xu hƣớng này thanh long
cũng nhƣ các loại quả tƣơi khác sẽ trở thành một trong những thực phẩm không
thể thiếu trong đời sống ngƣời tiêu dùng trên thế giới.
Trong khu vực, một số quốc gia có diện tích và sản lƣợng thanh long
lớn nhƣ: Đài Loan, Thái Lan, Myanma, Malaysia và Việt Nam.
* Thái Lan: Thái Lan đang là đối thủ cạnh tranh lớn của trái thanh long
Việt Nam. Khoảng 6 - 7 năm về trƣớc, Thái Lan chƣa có trái thanh long,
nhƣng mới đây, nƣớc này xác định thanh long là cây trồng chính, sẽ đƣợc tập
trung phát triển thành cây xuất khẩu chủ lực. Trong khi thị phần trái thanh

long Việt Nam nhập khẩu vào châu Âu mấy năm qua giảm. Từ vị trí gần nhƣ
chiếm lĩnh thị trƣờng, nay thị phần trái thanh long Việt Nam xuất khẩu vào
châu Âu giảm chỉ còn hơn 50%. Trong khi thị phần thanh long của Thái Lan
xuất khẩu vào thị trƣờng này từ vị trí cuối bảng đã vƣơn lên vị trí thứ hai do
tạm nhập, tái xuất thanh long Việt Nam. Có thời điểm 48% lƣợng thanh long
xuất khẩu của Việt Nam là bán cho Thái Lan. Không chỉ mua thanh long Việt
Nam, Thái Lan cũng mua thanh long ruột đỏ Đài Loan để chào hàng, dọn
đƣờng xuất khẩu cho thanh long của chính nhà vƣờn Thái Lan sản xuất trong
tƣơng lai.


10

Bảng 1.2. Tình hình xuất khẩu thanh long của Thái Lan từ năm 2013 đến
tháng 9 năm 2015
2013
Sản
lƣợng
(tấn)
Saudi Arabia 28,146
Quốc gia

2014

2015 (đến tháng 9)

Sản
Sản
Giá trị
Giá trị

lƣợng
lƣợng
(Baht)
(Baht)
(tấn)
(tấn)
2,755,413 27,092 3,055,814 22,054 2,526,453
Giá trị
(Baht)

Quatar

14,279

1,167,649 19,950

1,818,238 5,183

545,884

Pháp

1,134

188,520

1,431,945 960

157,335


Kuwait

10,451

1,487,434 6,090

1,107,207 2,075

360,560

849,498

490,350

Laos

7,614
92,972

47,180

(Nguồn: Development of Integrated Crop Management Systems for Pitaya in
Taiwan, 07/09/2015, Yi-Lu Jiang)[22]
Số liệu thống kê ở bảng 1.2 cho thấy, Thái Lan xuất khẩu thanh long
vào 5 quốc gia trên thế giới, trong đó có Saudi Arabia, Quatar, Pháp, Kuwait và
Lào với tổng sản lƣợng năm 2013 đạt 54,01 tấn, giá trị đạt 152767,25 đô la Mỹ,
năm 2014 đạt 130,282 tấn, giá trị 232490,208 đô la Mỹ, 9 tháng đầu năm 2015
đạt sản lƣợng 34,99 tấn, giá trị 93268,51 đô la Mỹ.
* Đài Loan: Hơn 10 năm qua, thanh long (Hylocereus undatus) đã nổi
lên nhƣ một trong những loài cây ăn quả đƣợc trồng phổ biến nhất ở Đài

Loan. Nó đƣợc trồng trong cả nƣớc trên tổng diện tích hơn 800 ha. Ở trung
tâm và phía Nam của đất nƣớc là các nơi trồng thanh long chính với diện tích
lớn nhất. Sản lƣợng thanh long hàng năm của Đài Loan đạt khoảng 15.158 tấn
và thu về một lƣợng ngoại tệ là $ 420,000,000 (US $ 13.380.000).
Về giống, kỹ thuật trồng trọt và công nghệ quản lý... thì thanh long Đài
Loan chiếm ƣu thế cao hơn hẳn những nƣớc trồng thanh long Đông Nam Á.
Biểu hiện là hƣơng vị, màu sắc và kết cấu quả thanh long ở Đài Loan đƣợc
đánh giá cao hơn hẳn ở các nƣớc khác.


11

Tuy nhiên trƣớc năm 2000, thanh long Đài Loan chƣa đƣợc xuất khẩu
rộng khắp, nhất là với các nƣớc có hàng rào kỹ thuật nghiêm ngặt nhƣ Nhật
Bản vì trong ruột quả thanh long ở Đài Loan ngƣời ta phát hiện ra có ruồi
giấm. Với nỗ lực cải thiện sản phẩm để xuất khẩu, trong năm 2001, văn
phòng kiểm dịch quản lý của Đài Loan đã tiến hành nghiên cứu, phát triển
công nghệ khử trùng thanh long và tới năm 2003 Đài Loan đã phát triển thành
công công nghệ thấp ở nhiệt độ cao để diệt ruồi giấm trong thanh long. Năm
2004, Đài Loan đã mạnh dạn nộp đơn với Nhật Bản xin cho xuất khẩu thanh
long sang thị trƣờng này nhƣng mãi tới năm 2010 thì thanh long Đài Loan
mới thông qua đƣợc các kỳ thi nghiêm ngặt về kiểm định thực vật của Nhật
Bản và chính thức đƣợc chấp nhận vào thị trƣờng Nhật. Sản lƣợng xuất sang
Nhật của Đài Loan trong năm đầu tiên (năm 2010) đạt đƣợc là 100 tấn.
Các sản phẩm chế biến từ quả thanh long hiện chƣa có nhiều ở các
nƣớc có trồng thanh long. Tuy nhiên, gần đây một số sản phẩm chế biến từ
quả quả thanh long đã bắt đầu hiện diện trên thị trƣờng là Malaisia và Thái
Lan. Ở Malaisia, thanh long đã đƣợc chế biến thành nhiều sản phẩm nhƣ các
loại nƣớc quả, kem, kẹo và rƣợu thanh long.
Tuy nhiên, về mặt tiêu cực, nhiều yếu tố hạn chế năng suất tiềm năng

và long hạ cấp chất lƣợng quả. Trong số đó, các sự kiện mƣa lớn hoặc quản lý
cây trồng kém thực hành nhƣ tƣới nƣớc có thể gây ra hoa để thả, và trái cây
để chia nhỏ hoặc thối. Ngoài hạn chế các cây trồng Thanh long đạt sản lƣợng
tiềm năng của nó, phổ biến các công nghệ sản xuất kém cũng dẫn đến sự cố
nghiêm trọng của bệnh và sâu bệnh. Hiện nay, bệnh thán thƣ, ngăn chặn bệnh
thối mục, đốm nâu gốc, và thối trái cây rất phổ biến ở các vùng trồng Thanh
long lớn trong Châu Á - Thái Bình Dƣơng khu vực. Và các bệnh thối mục gốc
truyền nhiễm mới nổi gần đây đã gây ra sự sụp đổ nhiều vƣờn cây ăn trái
Thanh long ở khu vực Đông Nam Á. Biện pháp bảo vệ để kiểm soát các bệnh


12

này với thuốc trừ sâu hóa học không chỉ tốn kém cho nông dân quy mô nhỏ,
họ cũng có thể làm gián đoạn tự nhiên kiểm soát sinh học, và đang gây tổn hại
đến sức khỏe con ngƣời và môi trƣờng. Mặt khác, để truy cập vào các thị
trƣờng có giá trị cao hơn, trái cây Thanh long địa phƣơng, khu vực hoặc quốc
tế quan trọng sản phẩm cần phải đƣợc mắc các bệnh, sâu bệnh, nhƣợc điểm và
dƣ lƣợng thuốc trừ sâu, cùng với kích thƣớc mong muốn, hình dạng, màu sắc
và hƣơng vị.
1.3.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ thanh long trong nước
1.3.2.1. Sản xuất
Diện tích trồng thanh long của nƣớc ta tăng khá nhanh từ 5.512 ha năm
2000 lên 11.792 ha năm 2007. Trong đó tỉnh trồng nhiều nhất là tỉnh Bình
Thuận 7.000 ha, Tiền Giang 2.200 ha, Long An 1.200 ha, Tây Ninh 110ha,
Sản lƣợng thanh long cả nƣớc cũng tăng nhanh từ 140 ngàn tấn năm 2005 lên
179 ngàn tấn năm 2007.
Bảng 1.3. Tình hình sản xuất thanh long ở Việt Nam từ năm 2003-2010
Chỉ tiêu


Diện tích

Năng suất

Sản lƣợng

Năm

(ha)

(tạ/ha)

(tấn)

2003

8022

159,75

128152

2004

8687

160,50

139433


2005

8895

157,43

140034

2006

9535

152,89

145788

2007

11792

151,62

178801

2008

13710

207,05


283873

2009

14595

206,21

300967

2010

16096

215,27

346510

(Nguồn: Cục trồng trọt)


13

Bảng 1.4. Diện tích, năng suất và sản lƣợng thanh long trên cả nƣớc
trong 2 năm 2012 - 2013

2012

Tổng
diện tích

(ha)
25177,7

Diện tích
trồng mới
(ha)
1.841,4

Diện tích
cho thu
(ha)
20.426,9

2013

28.729,0

3.384,1

23.820,5

Năm

Năng suất Sản lƣợng
(tạ/ha)
(tấn)
238,0

486.094,2


217,2

517.463,6

(Nguồn: Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Rau quả)
Cả nƣớc ta hiện nay có tới 53 tỉnh thành trồng có diện tích trồng cây
thanh long, trong đó, 10 tỉnh có diện tích thanh long đứng đầu là Bình Thuận,
Tiền Giang, Long An, Đồng Nai, Đăk Lăk, Khánh Hoà, Hải Dƣơng, Vĩnh
Phúc, Gia Lai, Tây Ninh. Bình Thuận là tỉnh có diện tích cao nhất đạt 20550,6
ha, sản lƣợng 388344,0 tấn, sau đó là Tiền Giang với diện tích 3139,0 và sản
lƣợng 56822,9 tấn.
Bảng 1.5. Diện tích, năng suất và sản lƣợng thanh long của một số tỉnh
trong cả nƣớc năm 2013
THANH LONG
Trồng
DT cho
Năng
mới
sản phẩm
suất
(Ha)
(Ha)
(tạ/ha)
1150,9
18192,1
213,5

Sản
lƣợng
(Tấn)

388344,0

STT

Tỉnh

1

Bình Thuận

Diện tích
gieo trồng
(Ha)
20550,6

2

Tiền Giang

3139,0

660,8

2364,1

240,4

56822,9

3


Long An

2852,2

1036,8

1813,5

337,0

61118,3

4

Đồng Nai

275,0

57,0

198,0

33,1

655,0

5

Đăk Lăk


172,0

25,0

131,0

129,8

1701,0

6

Khánh Hoà

163,0

4,1

154,9

26,8

415,0

7

Hải Dƣơng

128,0


39,0

83,0

124,1

1030,0

8

Vĩnh Phúc

117,9

56,5

59,6

78,0

464,9

9

Gia Lai

111,8

6,6


99,0

86,5

856,0

10

Tây Ninh

110,0

28,0

87,0

44,1

384,0

(Nguồn: Số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu Rau quả)


14

1.3.2.2. Tiêu thụ
Trái thanh long đƣợc coi là hàng hóa năm 1990 khi xí nghiệp Rau - quả
Thành phố Hồ Chí minh xuất khẩu. Sau 17 năm cây thanh long đã phát triển
khá, hiện trở thành loại cây ăn quả xuất khẩu chính ngạch có số lƣợng lớn

nhất so với các loại quả ở nƣớc ta.
Thị trƣờng xuất khẩu lớn của thanh long trong thời gian này là Đài
Loan với kim ngạch xuất khẩu đạt 254 nghìn USD, sản lƣợng 431 nghìn tấn,
tăng 22,8% về kim ngạch và 23,3% về sản lƣợng so với cùng thời điểm tháng
12/2006., Chiếm khoảng 50%, Dƣới 50% còn lại là các nƣớc ASEAN, trong
đó Malaysia chiếm khoảng 20%, số còn lại là Singapore và Indonesia. Thị
trƣờng Châu Âu có nhập nhƣng không đáng kể (theo thống kê năm 2007
khoảng 230 tấn, trị giá 747.000 Euro, trong đó thị trƣờng chủ yếu là Đức, Hà
Lan, Pháp, Anh. Riêng thị trƣờng Trung Quốc, có một số doanh nghiệp thực
hiện, nhƣng hầu hết theo hình thức bán nội địa tại biên giới Việt Nm cho
thƣơng nhân Trung Quốc không qua thủ tục xuất khẩu. Nhìn chung, thị
trƣờng xuất khẩu thanh long hiện nay là các quốc gia gần, có nhiều nhu cầu
và không quá khắc khe về yêu cầu chất lƣợng sản phẩm [20].
Xuất khẩu thanh long sang 2 thị trƣờng Thái Lan và Singapore trong
thời gian này tăng đột biến. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu thanh long sang thị
trƣờng Thái Lan đạt 203 nghìn USD, sản lƣợng 440 tấn. Giá xuất thanh long
sang thị trƣờng này dao động ở mức 200 USD/tấn (FOB, Cảng Vict) - 600
USD/tấn (FOB, Cảng Khánh Hội). Kim ngạch xuất khẩu thanh long sang thị
trƣờng Singapore đạt 36 nghìn USD với sản lƣợng 74 tấn.
Đáng chú ý nhất là xuất khẩu thanh long sang thị trƣờng EU trong thời
gian này giảm mạnh. Hai tuần đầu tháng 1/2007, thanh long Việt Nam chỉ
đƣợc xuất sang 2 thị trƣờng thuộc EU là Anh và Đức, không đƣợc xuất khẩu
tới các thị trƣờng lớn và quen thuộc nhƣ: Hà Lan, Pháp, Bỉ, Italia. Kim ngạch


×