Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Nghiên cứu hiệu quả giữ nước của rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi trường đối với hồ thủy điện ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN PHÚC THỌ

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIỮ NƯỚC CỦA RỪNG
PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
HỒ THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP

Hà Nội – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP

NGUYỄN PHÚC THỌ

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ GIỮ NƯỚC CỦA RỪNG
PHỤC VỤ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI
HỒ THỦY ĐIỆN Ở VIỆT NAM

Ngành: Lâm Sinh
Mã số: 9.62.02.05

Hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Quang Bảo
PGS.TS. Nguyễn Đình Dương

Hà Nội - 2020



i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân
tôi, công trình được thực hiện trong thời gian từ năm 2011 đến năm 2016. Các
số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án là trung thực.
Luận án là sản phẩm đào tạo của đề tài KHCN cấp Bộ “Nghiên cứu xác
định giá trị dịch vụ môi trường rừng trong lưu vực của một số hồ thủy điện ở
Việt Nam” do GS.TS. Vương Văn Quỳnh chủ trì. Vì vậy, các số liệu thu thập
được trong luận án có sự thống nhất với số liệu của đề tài.
Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Người viết cam đoan


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận án này được hoàn thành tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam theo
chương trình đào tạo nghiên cứu sinh khóa 20. Trong quá trình thực hiện và hoàn
thành Luận án, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban lãnh đạo trường Đại
học Lâm nghiệp Việt Nam, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, lãnh đạo Cục Kiểm lâm,
lãnh đạo Vụ Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ, Viện Sinh thái rừng và Môi trường.
Nhân dịp này, tôi xin cảm ơn về sự giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Trần Quang Bảo,
PGS.TS. Nguyễn Đình Dương đã dành nhiều thời gian và công sức giúp đỡ tôi hoàn
thành luận án này.
Xin chân thành cảm ơn các cán bộ nghiên cứu Viện Sinh thái rừng và Môi
trường – Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình điều
tra và thu thập số liệu.

Cuối cùng tôi xin gửi lời cám ơn tới các đồng nghiệp, cộng sự, bạn bè và
người thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện cả về
vật chất, tinh thần đề tôi hoàn thành luận án.

Hà Nội, ngày tháng năm 2020
Tác giả Luận án


iii

MỤC LỤC
Trang số

LỜI CẢM ƠN .....................................................................................................

ii

MỤC LỤC..........................................................................................................

iii

DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................

vii

DANH MỤC CÁC HÌNH..................................................................................

ix

MỞ ĐẦU.............................................................................................................


1

1. Sự cần thiết của luận án...................................................................................

1

2. Mục tiêu của luận án .......................................................................................

2

2.1. Mục tiêu chung .............................................................................................

2

2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................

2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ...............................................

2

3.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................

2

3.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................

2


4. Những đóng góp mới của đề tài ......................................................................

3

4.1. Về cơ sở lý luận và khoa học .......................................................................

3

4.2. Về kết quả và kết luận ..................................................................................

3

4.3. Về thực tiễn ..................................................................................................

3

5. Kết cấu chung của luận án ..............................................................................

3

Chương 1 .............................................................................................................

4

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................................

4

1.1. Một số khái niệm có liên quan .....................................................................


4

1.1.1. Môi trường rừng ........................................................................................

4

1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng ..........................................................................

4


iv

1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng................................................................5
1.1.5. Khả năng giữ nước của rừng.....................................................................5
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới............................................................... 6
1.2.1. Lượng giá trị của rừng...............................................................................6
1.2.2. Khả năng giữ nước của rừng..................................................................... 9
1.2.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng..............................................................13
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước...............................................................14
1.3.1. Lượng giá giá trị của rừng.......................................................................14
1.3.2. Khả năng giữ nước của rừng................................................................... 18
1.3.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng..............................................................21
Chương 2. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................24
2.1. Nội dung nghiên cứu.................................................................................. 24
2.1.1. Nghiên cứu đặc điểm của các lưu vực.....................................................24
2.1.2. Xác định khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa
khô.....................................................................................................................24
2.1.3. Xác định khung giá trị giữ nước của rừng ở các hồ thuỷ điện................24

2.1.4. Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất
thuỷ điện............................................................................................................24
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................24
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.................................................................. 24
2.2.2. Phương pháp tổng hợp và xử l ý số liệu..................................................41
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...............................46
3.1. Đặc điểm của các lưu vực.......................................................................... 46
3.1.1. Đặc điểm của các lưu vực quan trắc........................................................46


v

3.1.2. Một số đặc điểm của các trạng thái rừng và đất rừng liên quan đến lưu
lượng nước tại các lưu vực................................................................................59
3.2. Khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô............60
3.2.1. Khả năng giữ nước của rừng đối với hồ thủy điện trong mùa khô.........60
3.2.2. Khả năng giữ nước của rừng tính cho mỗi ha.........................................71
3.2.3. Khả năng giữ nước của rừng trên mỗi kwh điện.....................................73
3.2.4. Khả năng giữ nước của rừng trên mỗi mét khối nước............................ 74
3.3. Giá trị bằng tiền về hiệu quả giữ nước của rừng........................................76
3.3.1. Hệ số hiệu chỉnh......................................................................................76
3.3.2. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng................................................ 83
3.3.3. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng tính cho mỗi hecta..................88
3.3.4. Khung giá trị dịch vụ giữ nước tính cho một kWh điện..........................90
3.3.5. Khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng tính trên một mét khối nước .. 90

3.4. Đề xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với cơ sở sản xuất thủy
điện....................................................................................................................91
3.4.1. Nguyên tắc xác định mức chi trả dịch vụ môi trường rừng.................... 91
3.4.2. Dự kiến khung mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với các nhà

máy thủy điện tính theo một kWh điện............................................................. 93
3.4.3. Dự kiến mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với thủy điện tính
theo một hecta rừng...........................................................................................95
Chương 4. KẾT LUẬN.....................................................................................99
4.1. Kết luận...................................................................................................... 99
4.2. Tồn tại và đề nghị.....................................................................................100
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................102


vi

BẢNG CHÚ GIẢI CÁC CHỮ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU, ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG,
TỪ NGẮN, THUẬT NGỮ
TT
1.

Kí hiệu
D. tích

Ý nghĩa
Diện tích

2.

DC

Dòng chảy

3.


ĐDSH

Đa dạng sinh học

4.

DEM

Digital elevation model – Mô hình số hóa độ cao

5.

DOC

Độ dốc

6.

DVMTR

Dịch vụ môi trường rừng

7.

GIS

Geographic Information System - Hệ thống thông
tin địa lý

8.


GTMTR

Giá trị môi trường rừng

9.

Hcotn

Chiều cao cột nước

10. HST

Hệ sinh thái

11. KTTV

Khí tượng thủy văn

12. Mua

Lượng mưa

13. OTC

Ô tiêu chuẩn

14. PES

Chi trả dịch vụ môi trường


15. PH

Phòng hộ

16. R.

Rừng

17. TLRQD2

Tỷ lệ rừng quy đổi (quy chuẩn)

18. Nghị định 99

Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010
của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi
trường rừng.

19. Nghị định 147

Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02/11/2016
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng
9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả
dịch vụ môi trường rừng

20. Nghị định 156

Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018

của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Lâm nghiệp


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang số

Bảng 2.1. Tổng hợp các lưu vực điều tra theo mỗi khu vực

28

Bảng 2.2. Mẫu ghi số liệu đo mặt cắt tiết diện ngang cống đo nước

33

Bảng 2.3. Mẫu bảng tra diện tích tiết diện dòng chảy theo mực nước

33

Bảng 3.1. Phân bố số lưu vực nghiên cứu theo các mức diện tích

46

Bảng 3.2. Đặc điểm các lưu vực nghiên cứu

47

Bảng 3.3. Đặc điểm lưu lượng dòng chảy ở các lưu vực


49

trong thời gian quan trắc

49

Bảng 3.4. Lượng mưa và các tháng mùa khô ở một số lưu vực nghiên cứu 56
Bảng 3.5. Tổng lượng dòng chảy từng tháng ở các lưu vực

57

Bảng 3.6. Lượng mưa và dòng chảy theo mùa mưa, mùa khô ở các lưu vực 58
Bảng 3.7. Hệ số quy đổi diện tích các trạng thái rừng so với rừng quy chuẩn61
Bảng 3.8. Hệ số quy đổi diện tích rừng trồng và rừng tự nhiên thành rừng quy
chuẩn

61

Bảng 3.9. Diện tích rừng quy chuẩn và tỷ lệ diện tích rừng quy chuẩn của lưu
vực
Bảng 3.10. Mô dun dòng chảy mùa khô (m3/ha) ở các lưu vực có

62
64

đặc điểm khác nhau

64


Bảng 3.11. Mô dun dòng chảy mùa khô có nguồn gốc từ nước của mùa mưa
(m3/ha) ở các lưu vực có đặc điểm khác nhau
Bảng 3.12. Hiệu quả giữ nước của rừng ở lưu vực hồ thủy điện
Bảng 3.14. Hiệu quả sử dụng nước của nhà máy thủy điện

65

Bảng 3.15. Giá trị giữ nước của rừng và nhân tố ảnh hưởng ở các lưu vực

71

Bảng 3.16. Giá trị một mét khối nước ở nhà máy thủy điện

75

Bảng 3.17. Các chỉ tiêu liên quan đến hiệu quả giữ nước của rừng

76

67
69

Bảng 3.18. Chỉ số giữ nước và hệ số hiệu chỉnh theo khả năng giữ nước (Kw)
của các trạng thái rừng
Bảng 3.19. Chỉ số Kw của rừng có nguồn gốc khác nhau

77
77



viii

Bảng 3.20. Hệ số K2 theo trạng thái rừng
Bảng 3.21. Độ dốc của các loại rừng

77
79

Bảng 3.22. Hiệu quả môi trường tính trung bình cho một hecta của các loại
rừng

80

Bảng 3.23. Tổng hợp và đề xuất hệ số K phục vụ chi trả DVMTR

81

Bảng 3.24. Xác định hệ số K tổng hợp khi áp dụng 1 hệ số K thành phần

82

Bảng 3.25. Xác định hệ số K tổng hợp khi áp dụng 2 hệ số K thành phần

82

Bảng 3.26. Xác định hệ số K tổng hợp khi áp dụng 3 hệ số K thành phần

83

Bảng 3.27. Giá trị dịch vụ giữ nước của rừng ở các hồ thủy điện


84

Bảng 3.28. Giá trị giữ nước tổng cộng của rừng đối với hồ thủy điện

87

Bảng 3.29. Khung giá trị giữ nước của rừng ở các vùng hồ thủy điện tính

89

cho một hecta rừng (đ/haR)

89

Bảng 3.30. Khung giá trị giữ nước của rừng ở các vùng hồ thuỷ điện tính cho
một kWh điện (đ/kWh)
90
Bảng 3.31. Khung giá trị 1 mét khối nước cho thuỷ điện theo chiều cao cột
nước vào tuabin

91

Bảng 3.32. Khung về hệ số chi trả dịch vụ môi trường rừng

96

Bảng 3.33. Mức chi trả dịch vụ môi trường cho một hecta rừng

98


với các hệ số K khác nhau

98


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang số

Hình 2.1. Phân bố các trạm thủy văn của các lưu vực nghiên cứu ................... 29

Hình 2.2. Xác định ranh giới lưu vực dựa vào mô hình DEM trên phần mềm
ArcGIS
30
Hình 2.3: Mô hình số hoá độ cao DEM
31
Hình 2.4. Thước đo mực nước tại các cống nghiên cứu

32

Hình 2.5: Trắc đồ mặt cắt ngang ở cống đo nước hình tròn

32

Hình 2.6. Trắc đồ mặt cắt ngang ở cống đo nước hình hộp

33


Hình 3.1. Liên hệ của tổng lượng dòng chảy với tổng lượng nước mưa

50

Hình 3.2. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy trung bình (qtb) với tổng lượng
nước mưa (K=Qmua)

51

Hình 3.3. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy cao nhất (qmax) với tổng lượng
nước mưa (Qmua)
52
Hình 3.4. Liên hệ giữa lưu lượng dòng chảy thấp nhất (qmin) với tổng lượng
nước mưa (Qmua)
52
Hình 3.5. Liên hệ của lưu lượng dòng chảy thấp nhất (qmin) với tích số của
tổng lượng mưa và độ dốc (K=Qmua × doc)

53

Hình 3.6. Biến động mưa và dòng chảy tại trạm Nà Hừ, sông Nậm Bum, tỉnh
Lai Châu
54
Hình 3.7. Biến động mưa và dòng chảy tại trạm Thanh Sơn, sông Bứa, tỉnh
Phú Thọ
55
Hình 3.8. Biến động mưa và dòng chảy tại trạm An Khê, sông Ba, tỉnh Gia
Lai
Hình 3.9. Liên hệ của mô đun dòng chảy mùa khô với chỉ số tổng hợp K


55
63

Hình 3.10. Phụ thuộc của hiệu quả sử dụng nước (H) vào chiều cao cột nước
(h)
70
Hình 3.11. Liên hệ giữa giá trị dịch vụ môi trường của một hecta rừng tính
theo phương trình thực nghiệm và thực tế ở các lưu vực
Hình 3.12. Liên hệ giữa giá trị dịch vụ môi trường rừng tính theo phương

73

trình thực nghiệm và thực tế ở các lưu vực

74


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của luận án

Chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đóng góp rất lớn trong việc nâng cao
nhận thức xã hội về giá trị của môi trườn rừng, lợi ích, quyền hạn và nghĩa vụ
của các đối tượng được chi trả và phải chi trả. Người dân được hưởng tiền chi trả
dịch vụ từ môi trường rừng, điều kiện cuộc sống được đảm bảo và cũng là nguồn
khích lệ lớn trong công tác bảo vệ và phát triển rừng. Quỹ Bảo vệ và Phát triển
rừng đóng vai trò là đơn vị nhận uỷ thác, kết nối giữa các bên cung ứng và sử
dụng dịch vụ đã đàm phán, ký hợp đồng uỷ thác chi trả DVMTR. Theo số liệu
của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến năm 2018, 44 tỉnh thành

lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng địa phương và 33 trong số đó đã ổn định bộ
máy tổ chức với tổng số tiền huy động ủy thác thu từ dịch vụ môi trường rừng
đạt hơn 10.000 tỷ đồng (bình quân 1.300 tỷ đồng/mnăm) giúp bảo vệ trên 5 triệu
ha do các tổ chức quản lý được hưởng chi trả DVMTR (con số này chiếm
khoảng 42% tổng diện tích rừng toàn quốc. Nguồn thu này góp phần hỗ trợ cho
chủ rừng có kinh phí quản lý bảo vệ rừng, hỗ trợ các Công ty lâm nghiệp khi
dừng khai thác gỗ tự nhiên và hỗ trợ kịp thời cho hơn 410 nghìn hộ gia đình,
cộng đồng với 86% là đồng bào dân tốc có điều kiện nâng cao đời sống, cải thiện
sinh kế trong bối cảnh ngân sách nhà nước đang khó khăn (Bộ Nông nghiệp &
PTNT, 2018) [1] .

Chính sách chi trả DVMTR đã được áp dụng hiệu quả vào trong cuộc
sống và đã phát huy được nhiều mặt tích cực. Việc thực hiện chính sách chi
trả DVMTR vẫn chưa được giải quyết triệt để, việc xác định giá trị và mức
chi trả DVMTR vẫn chưa khoa học, chưa đủ thuyết phục các bên sử dụng
DVMTR cũng như chủ rừng. Cơ sở khoa học cho việc xác định giá trị
DVMTR tác động trực tiếp đến hiệu quả của quá trình vận động và thực hiện
chính sách. Thiếu cở sở dẫn đến giảm hiệu quả của chính sách trong việc giáo
dục nhận thức về giá trị môi trường rừng.


2

Các Nghị định 99, 147 và 156 của Chính phủ được ban hành và đi vào
thực tiễn, kế theo đó là các văn bản pháp luật về chi trả DVMTR khác ra đời,
đến nay, đã có các định hướng và nghiên cứu liên quan đến việc xác định giá
trị dịch vụ môi trường rừng. Tuy nhiên chưa có nghiên cứu chi tiết, cụ thể và
đồng bộ khẳng định được chính xác vai trò và giá trị giữ nước của rừng nhằm
thỏa mãn các bên liên quan đến chi trả DVMTR, đặc biệt là chi trả dịch vụ
môi trường rừng đối với hồ thủy điện. Xuất phát từ vấn đề cấp thiết trên, đề

tài “Nghiên cứu hiệu quả giữ nước của rừng phục vụ chi trả dịch vụ môi
trường đối với hồ thủy điện ở Việt Nam" được thực hiện là cần thiết, có ý
nghĩa lớn về khoa học và thực tiễn.
2. Mục tiêu của luận án
2.1. Mục tiêu chung

Bổ sung cơ sở khoa học cho việc hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng.
2.2. Mục tiêu cụ thể

1- Xác định được giá trị giữ nước của rừng ở vùng hồ thủy điện
2- Xây dựng được khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng làm cơ sở đề
xuất mức chi trả dịch vụ môi trường rừng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là khả năng giữ nước của rừng ở một
số cơ sở sản xuất thủy điện của Việt Nam
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Không gian nghiên cứu được thực hiện với 66 lưu vực
hồ thủy điện ở Việt Nam
- Về thời gian: Các số liệu thu thập được tại các lưu vực trong hai năm
2012 và 2013


3

- Về nội dung: Nghiên cứu tập trung chủ yếu đến lượng giá trị dịch vụ
môi trường rừng thông qua vai trò và khả năng giữ nước trong mùa khô đối
với các nhà máy thủy điện.
4. Những đóng góp mới của đề tài

4.1. Về cơ sở lý luận và khoa học
- Bổ sung cơ sở khoa học cho việc lựa chọn phương pháp nghiên cứu
khả năng giữ nước của rừng;
- Góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu khoa học chính sách chi trả dịch vụ
môi trường rừng ở vùng hồ thủy điện ở Việt Nam.
4.2. Về kết quả và kết luận
- Xác định được đặc điểm của các lưu vực;
- Xác định được vai trò và giá trị giữ nước của rừng trong mùa khô;
- Xây dựng được khung giá trị dịch vụ giữ nước của rừng theo nguồn
gốc, loại rừng và trạng thái rừng ở vùng hồ thủy điện;
- Đề xuất được mức chi trả dịch vụ môi trường rừng đối với một số cơ
sở sản xuất thủy điện ở Việt Nam.
4.3. Về thực tiễn
Hỗ trợ cho các nhà quản lý trong việc lập quy hoạch, kế hoạch và tính
toán mức chi trả DVMTR phù hợp với thực tế tại cơ sở giúp nâng cao hiệu
quả công tác bảo vệ và phát triển rừng ở Việt Nam.
5. Kết cấu chung của luận án

Kết cấu chung của luận án cụ thể như sau:
- Cùng với phần mở đầu, Phần chính được trình bày trong trang, gồm 3
chương:
+ Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu
+ Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
+ Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
- Các tài liệu được tham khảo bao gồm tài liệu. Trong đó có tài liệu tiếng
- 38 bảng biểu được đánh số theo thứ tự;
- 18 hình ảnh được đánh số theo thứ tự.


4


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Một số khái niệm có liên quan
1.1.1. Môi trường rừng

Đến nay, khái niệm môi trường rừng đã được sử dụng rộng rãi và được
ban hành chính thống trong các văn bản pháp lý. Từ các nghị định của Chính
phủ, qua thời gian, khái niệm này có sự thay đổi. Ở Nghị định năm 2010, môi
trường rừng được định nghĩa bao gồm các hợp phần của hệ sinh thái rừng:
thực vật, động vật, vi sinh vật, nước, đất, không khí và cảnh quan thiên nhiên.
Môi trường rừng có các giá trị sử dụng đối với nhu cầu của xã hội và con
người gọi là giá trị sử dụng của môi trường rừng, gồm: bảo vệ đất, điều tiết
nguồn nước, phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển, phòng chống thiên tai,
đa dạng sinh học, hấp thụ và lưu giữ các bon, du lịch, nơi cư trú và sinh sản
của các loài sinh vật (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
2010) [2].
Đến năm 2018, khái niệm này ngắn gọn và súc tích hơn. Theo đó, môi
trường rừng được định nghĩa là một bộ phận của hệ sinh thái rưng, bao gồm: đất,
nước, không khí, âm thanh, ánh sáng và các yếu tố vật chất khác tạo nên cảnh
quan rừng (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2018) [4].
1.1.2. Dịch vụ môi trường rừng

Theo Nghị định 99/2010/NĐ-CP, Dịch vụ môi trường rừng là công việc
cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng để đáp ứng các nhu cầu của
xã hội và đời sống của nhân dân, bao gồm các loại dịch vụ sau (Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010) [2]:
- Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối;
- Điều tiết và duy trì nguồn nước;
- Hấp thụ và lưu giữ các bon, giảm phát thải khí nhà kính bằng các biện

pháp ngăn chặn suy thoái rừng, giảm diện tích rừng và phát triển bền vững;


5

- Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ
sinh thái rừng phục vụ du lịch;
- Dịch vụ cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, sử
dụng nguồn nước từ rừng cho nuôi trồng thủy sản.
1.1.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là quan hệ cung ứng và chi
trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch
vụ môi trường rừng. (Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
2010) [2].
Về hình thức chi trả DVMTR, theo Phạm Thu Thủy và cộng sự, có hai
hình thức chi trả DVMTR đó là:
Chi trả trực tiếp: bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp
cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng, có khả năng và điều kiện thực
hiện việc trả tiền thẳng cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng không cần
thông qua tổ chức trung gian. Việc chi trả được thực hiện trên cơ sở hợp đồng
thỏa thuận tự nguyện phù hợp với quy định.
Chi trả gián tiếp: thông qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam
hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay
nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định. Chi trả gián tiếp có sự can thiệp và hỗ trợ của Nhà nước, giá
dịch vụ môi trường rừng do Nhà nước quy định (Phạm Thu Thủy và cộng sự,
2013) [22].
1.1.5. Khả năng giữ nước của rừng


Khả năng giữ nước của rừng có thể được thể hiện qua sự giảm tỷ lệ
dòng chảy mặt, tăng lượng nước ngầm, giảm cường độ và tần xuất xuất hiện
lũ trên các sông suối, ổn định giòng chảy giữa các mùa trong năm. Khả năng
giữ nước của rừng có giới hạn, nó phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cấu trúc


6

rừng và đặc điểm của đất rừng như (độ xốp, cấu tượng đất, tốc độ thấm nước,
hàm lượng mùn, độ dày tầng đất). Những đặc điểm về cấu trúc lớp phủ thực
vật, đất và địa hình quyết định dung tích chứa nước của rừng và đất rừng (Vu
Chí Dân và Vương Lễ Tiên, 2001) [5], (Vu Chí Dân và cộng sự, 2001) [6].
1.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.2.1. Lượng giá trị của rừng

Rừng đóng vai trò quan trọng đối với môi trường, rừng mang lại lợi ích
lớn như: điều hoà khí hậu, bảo vệ và phục hồi đất, giảm xói mòn, làm sạch
nguồn nước, hấp thu carbon trong không khí (Schlamadinger and Marland,
1996) [63], (Heinrichs and Mayer, 1980) [46]… Qua thời gian, con người đã
hiểu sâu hơn về ảnh hưởng của rừng tới môi trường. Những hiểu biết này đã
trở thành cơ sở khoa học thực tế trong các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng
đầu nguồn, chắn sóng, bảo vệ đất, giảm thiểu tác hại của biến đổi khí hậu và
nóng lên toàn cầu (Dale et al., 2001) [39], (Bao, 2011) [29], (Piirainen, Finér,
and Starr, 1998) [57]…
Trước những nhận thức về sinh thái mà con người càng ngày càng rõ hơn
về giá trị môi trường của rừng và sự cần thiết phải xác định nó trong một hệ
thống hạch toán đầy đủ vì sự phát triển bền vững. Những nỗ lực nghiên cứu
trong việc xác định giá trị của rừng đã làm cho nhận thức của con người về
giá trị của rừng ngày càng đầy đủ hơn. Cho đến nay, quan điểm về giá trị của
rừng đầy đủ nhất có thể nói đến công bố của (Vũ Tấn Phương và cộng sự,

2007) [16]. Theo đó, giá trị của môi trường được xét đến ở 05 khía cạnh bao
gồm: (1) Giá trị sử dụng trực tiếp: Là giá trị của những nguyên liệu thô và
những sản phẩm vật chất được sử dụng trực tiếp trong các hoạt động sản xuất,
tiêu dùng và mua bán của con người như thức ăn, cây thuốc, vật liệu gen,...
(2) Giá trị sử dụng gián tiếp: Là giá trị kinh tế của các dịch vụ môi trường và
chức năng sinh thái mà rừng tạo ra như duy trì chất lượng nước, giữ dòng


7

chảy, điều tiết lũ lụt, kiểm soát xói mòn, phòng hộ đầu nguồn, hấp thụ các
bon,... (3) Giá trị lựa chọn: Là những giá trị chưa được biết đến của nguồn
gen, các loài động vật hoang dã trong rừng và các chức năng sinh thái rừng
khi chúng được đưa vào ứng dụng trong lĩnh vực giải trí, dược phẩm, nông
nghiệp, trong tương lai; (4) Giá trị để lại: Là những giá trị trực tiếp hoặc gián
tiếp mà các thế hệ sau có cơ hội được sử dụng; (5) Giá trị tồn tại: Là giá trị
nội tại đi kèm với sự tồn tại của các loài trong rừng và hệ sinh thái rừng mà
không kể đến việc sử dụng trực tiếp như ý nghĩa về văn hoá, thẩm mỹ, di sản
và kế thừa...
Chính vì những giá trị của môi trường rừng rất lớn, các nhà nghiên cứu
trên thế giới đã nghiên cứu và ước tính được giá trị môi trường rừng. Giá trị
dịch vụ môi trường rừng toàn thế giới được ước tính ước tính khoảng 16-54
nghìn tỷ đô la Mỹ mỗi năm, với mức trung bình là 33 nghìn tỷ đô la Mỹ, do
tính chất không ổn định của thiên nhiên, con số này chỉ được ước lượng với
giá trị thấp nhất (Costanza et al., 1997) [38]. Ở Iran, nghiên cứu cho thấy mỗi
ha rừng Bazoft có thể chứa 84,8 m3 nước với giá trị 0,5 USD/m 3. Giá trị giữ
nước của mỗi ha rừng sẽ là 43 USD. Điều này mang lại tác động kinh tế tích
cực cho khu vực và sẽ giúp các nhà quản lý ra quyết định lựa chọn các chiến
lược phát triển phù hợp và khả thi (Mashayekhi et al., 2010) [55]. Hệ sinh thái
rừng ở Bắc Kinh có thể ngăn tới 1,43 tỷ mét khối nước mưa và 277,82 triệu

mét khối nước ngầm và cung cấp 286,67 triệu mét khối nước ngọt, giá trị kinh
tế ước tính tương ứng khoảng 2,77 tỷ, 2,15 tỷ và 315,33 triệu nhân dân tệ
(8,28 nhân dân tệ = 1 USD), Tổng giá trị kinh tế của việc bảo tồn nguồn nước
do rừng Bắc Kinh cung cấp là 5,23 tỷ nhân dân tệ, và lợi ích kinh tế trên mỗi
ha là 5.704 nhân dân tệ (Biao, Wenhua, Gaodi, and Yu, 2010) [32].
Việc lượng giá những hiệu quả của môi trường rừng mang lại thành tiền
và đưa vào hệ thống hạch toán kinh tế đầy đủ của nghề rừng là cơ sở để cân
nhắc đưa ra những quyết định đúng đắn trong quản lý rừng, trong liên kết


8

các ngành kinh tế, liên kết các lực lượng xã hội để bảo vệ và phát triển rừng
(Farber et al., 2002) [42], (Costanza et al., 1997) [38].
Xác định giá trị của DVMTR và giá trị giữ nước là một việc phức tạp vì
phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố tự nhiên, kinh tế, xã hội. Có các phương pháp
định giá tài nguyên như sau:
 Phương pháp giá thị trường: hiệu quả môi trường rừng được xác định
thông qua giá cả của những hàng hóa dịch vụ tương tự.
 Phương pháp chi phí cơ hội: hiệu quả môi trường rừng được tính bằng
phần gia tăng thu nhập của người làm rừng khi họ chuyển sang phương thức
sử dụng đất khác
 Phương pháp dùng chi phí phát sinh: thì hiệu quả môi trường rừng
được tính bằng số tiền mà cơ sở sản xuất phải chi phí thêm để bảo vệ môi
trường khi không có rừng.
 Phương pháp tổn thất lợi ích: hiệu quả môi trường rừng được tính
bằng tổn thất lợi nhuận của cơ sở sản xuất trong trường hợp không có rừng
Ngoài ra còn có các phương pháp khác như phương pháp thị trường
thay thế, phương pháp hàm sản xuất và phương pháp bày tỏ sở thích. Tiêu
chuẩn để đánh giá tính thích hợp của một phương pháp lượng giá hiệu quả

môi trường rừng là tính khoa học, khách quan và cho kết quả được bởi tất cả
các bên. Các phương pháp phổ biến để xác định hiệu quả môi trường thường
dựa vào các chỉ tiêu xã hội học (mức độ sẵn sàng chi trả, định giá ngẫu nhiên)
và các kết quả đo đạc môi trường bằng các chỉ tiêu sinh học và vật lý (chỉ tiêu
lý sinh). Tất cả các kết quả sau khi tính toán đều được quy thành tiền. Phương
pháp xác định bằng chỉ tiêu lý sinh thể hiện hiệu quả các chức năng môi
trường của rừng và xây dựng hiệu quả các giải pháp nâng cao hiệu quả môi
trường rừng. Phương pháp này có nhược điểm là không thể so sánh với các
quy chuẩn, trao đổi với các loại hình dịch vụ hàng hoá khác, điển hình là


9

không được đưa vào hệ thống hạch toán kinh tế nói chung. Do vậy, dựa vào
tính chất của tác động môi trường và số liệu sẵn có, phương pháp lượng giá
theo tổn thất lợi ích, theo chi phí phát sinh, theo giá thị trường và chi phí cơ
hội được áp dụng hiệu quả.
1.2.2. Khả năng giữ nước của rừng

Khả năng giữ nước của rừng hay vai trò thuỷ văn của rừng đã thu hút
được sự chú ý của con người từ rất sớm. Tuy nhiên, trong suốt những thập kỷ
qua, vai trò giữ nước của rừng chỉ thực sự được chú ý đến mỗi khi có lũ lụt
hoặc hạn hán sảy ra (Andréassian, 2004) [28]. Các hướng nghiên cứu trên thế
giới về khả năng giữ nước của rừng tập trung chủ yếu vào một số vấn đề bao
gồm: (1) Các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của rừng; (2) Cơ
chế giữ nước của rừng thông qua việc tích trữ và vận chuyển nước; (3) Sự
ngậm nước, bay hơi và đặc điểm dòng chảy trong các lưu vực.
1.2.2.1. Các điều kiện ảnh hưởng đến khả năng giữ nước của rừng
Những kết luận về vai trò giữ nước của rừng được thể hiện qua việc xem
xét khả năng giữ nước và các yếu tố ảnh hưởng. Trong đó, những điều kiện

tiên quyết để thực sự quan sát ảnh hưởng của rừng ở đầu nguồn bao gồm:
- Các điều kiện về thổ nhưỡng: Các vùng đất đầu nguồn phải đủ sâu để
cho phép những cây có rễ sâu có sự phát triển rõ rệt hơn các loài cỏ rễ cạn.
- Điều kiện khí hậu: ngay cả khi đất đã đủ sâu, sự khác biệt trong tiêu thụ
nước sẽ chỉ rõ nếu khí hậu có thời kỳ thủy văn thặng dư, cho phép trữ lượng
nước của đất được bổ sung, rõ rệt nhất là ở thời kỳ thiếu nước. Do đó, nếu chế
độ mưa vừa đủ đáp ứng nhu cầu vận chuyển bốc hơi, sự cân bằng năng lượng
và khí động học sẽ là sự kiểm soát duy nhất cho sự bốc hơi.
- Điều kiện sinh lý: khả năng giữ nước phụ thuộc vào các loài cây, nó có
thể cho thấy sự khác biệt lớn về khả năng vận chuyển. Điều này đặc biệt đúng
đối với bạch đàn (Vertessy et al., 2001) [65].


10

Các bằng chứng hiện có cho thấy ảnh hưởng của sự tác động và chuyển
đổi rừng đối với lượng mưa ở Đông Nam Á thấp hơn so với mức giảm trung
bình 8% dự đoán cho việc chuyển đổi thành đồng cỏ vì các đặc tính bức xạ
của tái sinh thứ phát nhanh chóng giống với rừng nguyên sinh. Tổng sản
lượng nước hàng năm làm tăng tỷ lệ sinh khối rừng bị loại bỏ nhưng thực tế
khác nhau giữa các địa điểm và năm do sự khác biệt về lượng mưa và mức độ
thay đổi bề mặt. Nếu sự thay đổi bề mặt vẫn còn hạn chế, phần lớn lượng
nước tăng lên là từ dòng chảy cơ bản (dòng chảy thấp), nhưng về lâu dài thâm
nhập mưa thường giảm xuống đến mức không đầy đủ trong mùa mưa để bổ
sung cho trữ lượng nước ngầm sẽ làm giảm mạnh dòng chảy mùa khô
(Bruijnzeel, 1990) [35], (Bruijnzeel, 2004) [36].
1.2.2.2. Quá trình tích nước và vận chuyển nước của rừng
Rừng giữ lại nước mưa trong mùa mưa nhằm làm giảm lũ lụt trên sông
và cung cấp nước trong mùa khô để bổ sung dòng chảy (K. J. Beven, 2011)
[31], (Hutyra et al., 2007) [49]. Tuy nhiên, chức năng này thường bị bỏ qua vì

chưa có sự hiểu biết nhiều về vấn đề này do đó khiều khu rừng có khả năng
giữ nước lớn trong các lưu vực đang bị giảm về diện tích (Anderson et al.,
1976) [27]. Việc khai thác không hợp lý và áp dụng các chính sách kinh tế
mạnh mẽ đã dẫn đến những khu rừng tự nhiên nhưng không được tái sinh.
Bên cạnh đó, chuyển đổi mục đích sử dụng đất cũng là một nguyên nhân lớn
(Guo and Gan, 2002) [45].
Các nghiên cứu về rừng và các quá trình thuỷ văn đã được nghiên cứu
từ đầu thế kỷ 19, quan điểm chung của các nghiên cứu là rừng luôn đóng vai
trò giữ và tích luỹ nước. Tăng tỷ lệ che phủ rừng cũng tăng lượng nước trong
đất, giảm bốc hơi, tăng mực nước ngầm và giảm dòng chảy bề mặt. Rừng duy
trì lượng nước ở sông suối ổn định (Bosch and Hewlett, 1982) [34].
Khả năng giữ nước của rừng được xác định bằng tổng lượng nước giữ lại


11

trên tán, lượng nước giữ lại bởi vật rơi rụng và lượng nước tích giữ trong đất
(Hewlett, 1982) [47]. Khả năng giữ nước của rừng có giới hạn và phụ thuộc
nhiều vào đặc điểm của đất rừng như: cấu trúc rừng, độ xốp, kết cấu đất và độ
dày tầng đất v.v.., trong đó độ xốp và độ dày quyết định dung tích chứa nước
của đất rừng (Saxton et al., 1986) [62]. Bảo vệ và duy trì nguồn nước là chức
năng quan trọng nhất của rừng (Borchert, 1994) [33].
Có hai phương pháp phổ biến trong nghiên cứu khả năng giữ nước của
rừng là nghiên cứu ở quy mô khu rừng và nghiên cứu ở quy mô lưu vực
(Agassi, 1996) [24].
1.2.2.3. Sự ngậm nước, bay hơi và đặc điểm dòng chảy trong các lưu vực.
Dòng chảy từ mưa xuống được phân bổ theo không gian phức tạp
(Randhir et al.,, 2001) [59]. Do vậy, không thể xác lập được các mối liên hệ
trực tiếp giữa các đại lượng cân bằng nước ở khu rừng với lưu lượng ở trong
suối (May and Gresswell, 2003) [56]. Sông suối trong rừng không nhận nước

từ nhiều khu rừng khác nhau, sau đó có thể ngấm trực tiếp xuống đất hoặc bay
hơi. Khả năng giữ nước của rừng còn tác động trực tiếp đến lũ ở trong rừng và
trên quy mô toàn lưu vực, thể hiện ở khả năng lưu giữ nước mưa trong hệ sinh
thái và cung cấp trở lại cho các sông suối (Forrest et al., 2000) [43].
Các đặc trưng của dòng chảy: lưu lượng, tổng lượng dòng chảy, hệ số
tăng lũ/giảm lũ, diện tích, trữ lượng, địa hình, thổ nhưỡng, tỷ lệ che phủ rừng
cùng các yếu tố về khí hậu được quan tâm đến khi nghiên cứu về khả năng
giữ nước của rừng trong lưu vực (Franklin, 2000) [44]. Tất cả những thông tin
này được sử dụng để xây dựng các mô hình dự báo biến động của dòng chảy
và là cơ sở quy hoạch diện tích rừng phòng hộ cho các địa phương (Amatya et
al., 1997) [26].
Rừng có khả năng làm giảm dòng chảy, tăng dòng chảy ngầm và làm
chậm, phân tán sự di chuyển của nước mưa về sông suối, làm giảm quá trình


12

hình thành lũ (Allan and Castillo, 2007) [25]. Tỷ lệ dòng chảy mặt thường
được xem là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá khả năng giữ nước của rừng
(Jansson and Halldin, 1979) [50]. Công cụ chủ yếu được các tác giả sử dụng
để nghiên cứu phân bố dòng chảy rừng là phương trình cân bằng nước. Dựa
vào phương trình cân bằng nước người ta có thể xác định được một hoặc một
số thành phần này khi biết những thành phần khác:
So với lượng giáng thuỷ thì lượng nước giữ lại trên tán rừng rồi bốc hơi
trở lại khí quyển chiếm từ 10-45%, lượng nước chảy men thân cây chiếm từ
1-5%, lượng nước lọt qua tán cây xuống mặt đất từ 50 - 90%, lượng nước bốc
hơi từ mặt đất và lớp thảm mục chiếm 5-20%, lượng nước hút từ đất vào thực
vật rồi thoát hơi trở lại khí quyển chiếm khoảng 30-80%, lượng dòng chảy
mặt chiếm từ 5-50%, lượng nước thấm vào đất rừng chiếm từ 40 - 90%.
Trung bình có tới 70 - 90% tổng lượng nước đến được mặt đất rừng. Đất

rừng càng dày và càng xốp thì tỷ lệ dòng chảy mặt càng thấp, dòng chảy
ngầm càng cao, sự di chuyển của nước về sông suối sẽ càng chậm, càng phân
tán. Vì vậy, một trong những tiêu chí quan trọng dùng trong phân loại rừng
theo khả năng giữ nước là tính chất đất, mà trước hết là độ xốp và bề dày tầng
đất. Trên cơ sở phân tích khả năng chứa nước của đất rừng người ta cho rằng
cứ 1.000 hecta rừng có khả năng chứa nước tương đương với hồ nước có
dung tích khoảng 1.000.000m3.
Khả năng giữ nước của rừng là có hạn, do phụ thuộc lớn vào yếu tố cấu
trúc đất, khi mưa lớn làm lấp đầy các lỗ trống trong đất dẫn đến bão hoà nước
mưa, thảm thực vật không còn khả năng chứa thêm nước, nước mưa tiếp tục
tràn ra thành dòng chảy mặt và gây ra lũ (K. Beven and Germann, 1982) [30].
Khả năng, dung tích giữ nước của rừng là vấn đề quan tâm lớn trong nghiên
cứu khả năng giữ nước của rừng. Phương pháp thống kê đa biến được sử dụng
để phát hiện các mối quan hệ của rừng với các nhân tố dòng chảy dưới ảnh


13

hưởng của những nhân tố địa hình, khí hậu và thổ nhưỡng (Llorens and
Gallart, 2000) [54], (Klaassen et al., 1998) [52], (Putuhena and Cordery,
1996) [58], (Liu, 1998) [53].
Để hiểu biết hơn về ảnh hưởng của rừng đến dòng chảy và lưu vực,
người ta nghiên cứu đến các lưu vực nhỏ đồng nhất và các nhân tố ảnh hưởng
như độ dốc, loại đất, lượng mưa và trạng thái rừng. Có nhiều nghiên cứu
nhằm so sánh tác động của rừng, như phân tích giữa các lưu vực đồng nhất có
khai thác trắng và tỷ lệ che phủ khác nhau, (Dung et al.,, 2013) [41], (Dung et
al., 2012) [40], (Swank et al., 1988) [64], (Rothacher, 1970) [60].
Sự phát triển của khoa học công nghệ đã mang lại một bước tiến mới
trong việc nghiên cứu các hệ thống thủy văn và quản lý tài nguyên nước. Một
vài mô hình quản lý thủy văn/ lưu vực đã được phát triển và sản phẩm là các

ứng dụng sử dụng trên máy tính. Mô hình tham số phân tán cần thiết cho các
nghiên cứu quy mô lưu vực, có yêu cầu dữ liệu đầu vào lớn. Các hệ thống
thông tin địa lý (GIS) và các giao diện mô hình-GIS hỗ trợ tạo ra các tập tin
dữ liệu đầu vào hiệu quả. Một mô hình sẵn có cho chuyên gia về tài nguyên
nước là Công cụ Đánh giá đất và Nước (SWAT - Soil and Water Assessment
Tool) đây mô hình tham số phân tán do Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ phát triển.
SWAT cho phép cập nhật các thông tin liên quan đến dòng chảy trong lưu vực
như bản đồ địa hình, các yếu tố khí hậu, mạng lưới thủy văn, các loại đất đai
v.v..., sau đó tự động phân tích xác định những tác động của rừng đến dòng
chảy theo những kịch bản khác nhau (Jayakrishnan et al., 2005) [51],
(HUANG and ZHANG, 2004) [48], (Saleh et al., 2000) [61].
1.2.3. Chi trả dịch vụ môi trường rừng

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 400 chương trình dự án PES trên toàn
cầu, chi trả dịch vụ môi trường rừng xuất hiện rất sớm: Bắc Mỹ và Châu Âu
(1970), các nước Mỹ Latinh (1990), Châu Á và Châu Phi (2003), Úc (2008).


14

Các chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm: bảo vệ nguồn
nước (51%), rừng ngập mặn (1%), bảo tồn đa dạng sinh học (26%), hấp thụ
các bon (11%) và vẻ đẹp cảnh quan (11%) (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2012)
[21].
Các chương trình chi trả DVMTR cũng đa dạng theo từng quốc gia
khác nhau. Trung Quốc có chương trình chuyển đổi đất dốc ($347$500/ha/năm); Peru: chương trình PROFAFOR ($100-$150/ha/năm) và
chương trình lâm nghiệp xã hội Socio Bosque ($30/ha/năm). Indonesia có
chương trình chi trả DVMTR tại lưu vực Cidanau và Sumberjaya cho giảm
bồi lắng lên tới $1000/ha/năm (Phạm Thu Thủy và cộng sự, 2009) [20]…
Tại Châu Á, các nhà hoạch định chính sách họp tại Hà Nội năm 2014

thảo luận về PES trong khu vực. Kết quả là 100% các nước tham dự mong
muốn xây dựng chương trình PES quốc gia. Cho đến nay, chỉ có Việt Nam có
chương trình PES quốc gia, các nước còn lại đang trong quá trình xây dựng
chính sách.
Tuỳ theo châu lục mà có các chỉ số giám sát và đánh giá riêng.
Australia tập trung chủ yếu và các chỉ số đa dạng sinh học, tại Châu Âu và
Bắc Mỹ cũng tập trung vào các chỉ số đa dạng sinh học, chỉ số về số lượng và
chất lượng nước và các chỉ số khác về đo lượng dịch vụ hệ sinh thái. Các
nước ở Châu Á thì tập trung phần lớn vào các trường hợp vi phạm như chăn
thả, khai thác gỗ bất hợp pháp… ở Châu Mỹ cũng giống như Châu Á nhưng ở
quy mô nhỏ hơn… Tuy nhiên, hệ thống giám sát và đánh giá chưa phát triển ở
Châu Phi (Phạm Thu Thủy và cộng sự., 2017) [23].
1.3. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.3.1. Lượng giá giá trị của rừng

Trong nghiên cứu lượng giá các giá trị bảo vệ đất, chống xói mòn, Vũ
Tấn Phương và cộng sự (2007) [16] đã sử dụng phương pháp tránh thiệt hại


×