Tải bản đầy đủ (.doc) (215 trang)

BÁO CÁO KIỂM KÊ KHOA HỌC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HUYỆN THÁI THỤY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (662.82 KB, 215 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH
SỞ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

BÁO CÁO KIỂM KÊ KHOA HỌC
DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ HUYỆN THÁI THỤY

Năm 2017


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

1. BQL

: Ban quản lý

2. BCTMT

: Ban công tác mặt trận

3. CLB

: Câu lạc bộ

4. DSVH

: Di sản văn hóa

5. DSVHPVT

: Di sản văn hóa phi vật thể


6. DSVHQG

: Di sản văn hóa quốc gia

7. ĐU

: Đảng ủy

8. HD

: Hướng dẫn

9. HĐND

: Hội đồng nhân dân

10. HTX

: Hợp tác xã

11. MTTQVN

: Mặt trận tổ quốc Việt Nam

12. SVHTT&DL

: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

13. Tp.


: Thành phố

14. TT

: Thông tư

15. TW

: Trung ương

16. UBND

: Ủy ban nhân dân

17. UNESCO

: Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn
hóa của Liên hợp quốc

18. VHTT

: Văn hóa, Thông tin

19. VHTT&DL

: Văn hóa, Thể thao và Du lịch

20. VHNT

: Văn hóa Nghệ thuật


MỤC LỤC


I. THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM KÊ KHOA HỌC................1
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KIỂM KÊ KHOA HỌC DSVHPVT....................1
2.1. Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam..................1
2.2. Mục đích kiểm kê DSVHPVT trên địa bàn huyện Thái Thụy...........4
III. QUY ĐỊNH VỀ NHẬN DIỆN DSVHPVT Ở HUYỆN THÁI THỤY..............4
3.1. Tiêu chí nhân diện di sản văn hóa phi vật thể....................................4
3.2. Tiêu chí về người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể........................5
3.3. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể.............................................5
IV. QUY TRÌNH KIỂM KÊ DSVHPVT Ở HUYỆN THÁI THỤY.................7
4.1. Quy trình tổ chức kiểm kê DSVHPVT..............................................7
4.2. Nguyên tắc kiểm kê............................................................................8
4.3. Hướng dẫn điền thông tin vào phiếu kiểm kê....................................8
V. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG KIỂM KÊ KHOA HỌC DI
SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ.......................................................................9
VI. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC
KIỂM KÊ DSVHPVT Ở HUYỆN THÁI THỤY............................................12
VII. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KIỂM KÊ DSVHPVT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THÁI THỤY....................................................................................15
7.1. Về địa bàn bàn kiểm kê DSVHPVT.................................................15
7.2. Kết quả kiểm kê DSVHPVT của huyện Thái Thụy.........................17
VIII. HIỆN TRẠNG DSVHPVT Ở HUYỆN THÁI THỤY...........................20
8.1. Lễ hội truyền thống..........................................................................20
8.2. Nghề thủ công truyền thống...........................................................180
8.3. Nghệ Thuật trình diễn dân gian......................................................207
IX. TỔNG KẾT VẤN ĐỀ BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY DSVHPVT..............210



I. THỜI GIAN THỰC HIỆN CÔNG TÁC KIỂM KÊ KHOA HỌC
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình (VHTT&DL), Phòng
Văn hóa Thông Tin huyện Thái Thụy (VHTT) tiến hành mở lớp tập huấn
kiểm kê dựa vào cộng đồng cho các cán bộ công chức văn hóa các xã/thị trấn
từ ngày mồng 3 đến ngày 4 tháng 11 năm 2017.
Từ ngày mồng 6 đến ngày 30 tháng 11 năm 2017, nhóm kiểm kê
được chia làm 05 nhóm gồm chuyên viên Sở VHTT&DL, Phòng VHTT
huyện, cán bộ công chức các xã có Di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT)
tiến hành công tác kiểm kê Di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn các xã
của huyện Thái Thụy.
II. MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC KIỂM KÊ KHOA HỌC DSVHPVT
2.1. Công tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam
Từ cuối những năm 70 của thế kỷ XX, công tác bảo tồn và phát huy giá
trị của di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam đã được Bộ Văn hóa khi đó và Ty
văn hóa (sau này đổi thành Sở văn hóa) các địa phương quan tâm thực hiện
theo những nhu cầu và mục đích khác nhau, đặc biệt là nhiệm vụ kiểm kê các
di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đã được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh
bước đầu được triển khai thực hiện. Công tác kiểm kê di sản được dần dần
hoàn thiện, đầy đủ và khoa học hơn từ khi Việt Nam phê chuẩn Công ước 2003
của UNESCO vào năm 2005. Theo Công ước này, các quốc gia thành viên bắt
buộc phải thực hiện kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên toàn quốc gia và
thành lập danh mục kiểm kê quốc gia. Các yêu cầu, nội dung về kiểm kê di sản
văn hóa theo quy định của UNESCO đã được nhận thức và triển khai trong
thực tiễn. Luật DSVH (2001, sửa đổi và bổ sung 2009) cũng được cập nhận và
chú trọng đến công tác kiểm kê. Do vậy, ngày nay công tác kiểm kê là một
nhiệm vụ bắt buộc của các Sở VHTTDL thực hiện trong cộng đồng các dân
tộc, theo các đơn vị hành chính huyện, xã, thôn ở trong tỉnh.
Triển khai Luật di sản văn hóa, các cơ quan quản lý văn hóa từ Trung
ương đến cấp tỉnh và huyện đã bước đầu xác định được chiến lược và các

1


hình thức triển khai công việc kiểm kê di sản văn hóa vật thể trên địa bàn.
Nhiệm vụ này đã được thực hiện với sự hợp tác giữa cộng đồng, các cơ quan
quản lý văn hóa, các cơ quan nghiên cứu và các tổ chức xã hội. Đặc biệt, sự
tham gia kiểm kê của cộng đồng được thúc đẩy và là một trong những nguyên
tắc kiểm kê di sản với sự tham gia ý kiến, sự đồng thuận và cùng thực hiện.
Với chức năng quản lý văn hóa nhà nước, Cục Di sản Văn hóa đã tổ chức
phổ biến và tập huấn Thông tư số 04/2010/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch quy định về việc kiểm kê và lập hồ sơ khoa học Di sản văn hóa
phi vật thể để đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho toàn
ngành văn hóa trong cả nước. Tính đến tháng 12 năm 2017, sau 07 năm triển
khai thực hiện Thông tư số 04/2010/TT- BVHTTDL của Bộ trưởng Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch đã có gần 100 ngàn di sản văn hóa phi vật thể của 62/63
tỉnh thành/phố được kiểm kê và đó là cơ sở để các cấp có thẩm quyền xét duyệt,
tôn vinh các di sản có giá trị, theo các cấp quốc gia và cấp tỉnh (địa phương).
Tính đến tháng 09 năm 2017 đã có hơn 200 hồ sơ khoa học Di sản văn hóa phi
vật thể được công nhận trong Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thông tư số 04/ 2010/TT- BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch quy định một số nội dung cơ bản của công tác kiểm kê bao gồm khái
niệm và tiêu chí cũng như thiết lập phương pháp luận để nhận diện và kiểm
kê, phục vụ các hồ sơ ứng cử các chức danh khác nhau. Quá trình tiến hành
kiểm kê di sản, hiện nay, tại hầu khắp các địa phương đã có kế hoạch mở rộng
sự cộng tác giữa cán bộ và cộng đồng địa phương với các nhóm nghiên cứu,
các nhà quản lý văn hóa các cấp, đem lại hiệu quả khoa học và đáp ứng nhu
cầu thực tiễn đặt ra. Hiện tại, các cơ quan quản lý văn hóa, nghiên cứu văn
hóa như Cục Di sản văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam đã
và đang hợp tác với các địa phương tiến hành công tác kiểm kê theo quy định
của UNESCO. Đặc biệt, công tác kiểm kê đã bước đầu được hoàn thiện với sự

tham gia tích cực của cộng đồng trong hầu kết các khâu, từ việc tham gia thảo
luận trong các buổi tập huấn về nhận diện, về phân loại di sản, về các biện pháp

2


bảo vệ di sản.
2.2. Mục đích kiểm kê DSVHPVT trên địa bàn huyện Thái Thụy
- Khảo sát và đánh giá thực trạng của các Di sản văn hóa phi vật trên
địa bàn các thôn tháng làng của các xã trong phạm vi huyện Thái Thụy.
- Bước đầu, tập hợp một cách có hệ thống những di sản cụ thể do cộng
đồng thực hành trên địa bàn.
- Các di sản được kiểm kê đảm bảo có đầy đủ thông tin về nhận diện, ý
nghĩa, chức năng của di sản, về thực trạng, bối cảnh thực hành, số lượng nghệ
nhân, biện pháp bảo vệ di sản.
- Đề xuất kế hoạch, biện pháp tiếp tục triển khai hoạt động sưu tầm, bảo
tồn, khai thác giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn huyện Thái Thụy.
III. QUY ĐỊNH VỀ NHẬN DIỆN DSVHPVT Ở HUYỆN THÁI THỤY
3.1. Tiêu chí nhân diện di sản văn hóa phi vật thể
- Phải là di sản đang tồn tại, đang sống trong cộng đồng vẫn được cộng
đồng thực hành thường xuyên.
- Được cộng đồng sáng tạo, duy trì và chuyển giao từ đời này sang đời khác.
- Được cộng đồng xem là một phần quan trọng trong đời sống, tạo nên
bản sắc của họ.
- Di sản phản ánh sự đa dạng văn hóa và tôn trọng lẫn nhau giữa các
cộng đồng và nhóm người.
3.2. Tiêu chí về người nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể
- Là người am hiểu, có kỹ năng, kỹ thuật, bí quyết nổi bật.
- Là người có thâm niên trong thực hành di sản.
- Là người tham gia tổ chức, hoặc thực hiện DSVHPVT liên tục.

- Có đóng góp trong việc truyền dạy DSVHPVT.
- Được cộng đồng công nhận.
- Những người nắm giữa di sản không giới hạn tuổi, giới tính, nghề
nghiệp. Họ có thể là trưởng thôn, Mạnh bái, thợ cả, ông trùm phường, nghệ
nhân, võ sư, thầy cúng, v.v.., nhưng là những người có hiểu biết và thực
hành di sản.
3


3.3. Các loại hình di sản văn hóa phi vật thể
a) Di sản truyền khẩu
Di sản được thực hành bằng cách truyền khẩu trong hình thức ngôn từ,
bao gồm các loại hình ngữ văn dân gian, văn hóa truyền miệng được truyền
tải bằng lời nói như sử thi, ca dao, dân ca, tục ngữ, hò, vè, câu đố, truyện cổ
tích, truyện trạng, truyện cười, truyện ngụ ngôn, hát ru, bài cúng và các biểu
đạt khác được chuyển tải bằng lời nói hoặc ghi chép bằng chữ viết.
b) Nghệ thuật trình diễn dân gian
Di sản được thực hành bằng hình thức trình diễn, diễn xướng dân gian,
bao gồm âm nhạc, múa, hát, sân khấu và các hình thức trình diễn dân gian
khác, ví dụ, hát chèo, múa giáo cờ, giáo quạt, múa đùng, múa rối nước, hát ca
trù, hát văn, múa sênh tiền, múa bát dật, múa lân, múa rồng, múa quạt, múa
rối cạn, tuồng, cải lương, v.v.
- Các trò chơi dân gian: Cờ tướng, cờ người, đi cà kheo, chọi gà, đánh
đu, đánh roi, bắt vịt, bắt dê, bắt lợn, đập niêu, v.v.
- Các môn thể thao dân gian: vật, vật cầu, võ truyền thống, kéo co, bơi
chải, đua thuyền, v.v.
- Các thú chơi nghệ thuật: chơi hoa, cây cảnh, chơi chim, chơi cá, chơi
gà chọi,v.v.v….
c) Tập quán xã hội
Các tập quán xã hội bao gồm luật tục, hương ước, chuẩn mực đạo đức,

nghi lễ và các phong tục khác. Thí dụ các tập tục và nghi lễ liên quan đến
vòng đời con người như sinh nở (những kiêng kị cho người mẹ, cách nhận
biết giới của trẻ sắp sinh, khi sinh, sau khi sinh, thôi nôi, đầy tháng, đầy năm,
đặt tên, đứa trẻ sơ sinh đi xa, bán khoán, v.v. cưới hỏi (xem ngày, giờ, các
nghi lễ, quy định của làng,v.v.v..), lễ lên lão tháng thượng thọ, các thực hành
và tín ngưỡng liên quan đến người chết, tang ma, lễ cầu siêu, chạp tổ, giỗ, các
tập tục và nghi lễ có liên quan đến chu kỳ mùa, lễ tết (dựng cây nêu, hạ nêu,
lễ xuống đồng, tết nguyên đán, rằm tháng giêng, thanh minh, Hàn thực, Đoan
4


ngọ, Rằm tháng Bảy, Trung thu), các phong tục và nghi lễ khác (tục kết chạ,
ăn trầu, nhuộm răng, làm đẹp, cầu đảo, các tập tục liên quan đến tín ngưỡng
phồn thực, v.v.)
d) Lễ hội truyền thống
Lễ hội truyền thống ở các làng xã Việt Nam bao gồm lễ hội làng tưởng
nhớ các vị thành hoàng, những người có công với dân với nước, được thờ
cúng ở đình, đền, chùa, miếu, từ, ví dụ, Hội Hét, Hội làng Quang Lang, Hội
đền Hệ, Hội làng An Tiêm, v.v.
đ) Nghề thủ công truyền thống
Các làng nghề thủ công truyền thống được cộng đồng làng xã thực
hành từ nhiều năm qua, từ làm bằng tay thủ công, đến nay có sự kết hợp với
máy móc, công nghệ. Tuy nhiên, kỹ năng làm nghề vẫn chủ yếu bằng tay với
trí thức được trao truyền giữa các thế hệ như nghề làm muối, nghề đan vó
nghề làm chiếu, nghề đan nón, mây tre đan…
e) Tri thức dân gian
Các tri thức được tích lũy từ nhiều thế hệ và trao truyền cho thế hệ trẻ
bao gồm tri thức về thiên nhiên, về mùa màng, về thời tiết, về khí hậu, về gieo
hạt, về đi biển, đi rừng, về đời sống con người, lao động sản xuất, y, dược học
cổ truyền, ẩm thực, trang phục và các tri thức dân gian khác.

Tri thức dân gian bao gồm:
- Y học dân gian (cách chữa bệnh của ông lang, bà lang về gãy xương,
bong gân, hóc xương, đau răng, xơ gan, thần kinh, các bệnh ngoài da, tri thức
về dược học dân gian về các cây thuốc bài thuốc.
- Tri thức về nông nghiệp (dự báo thời tiết, sâu bọ, mùa màng, chăn
nuôi, nông lịch, bảo quản giống, v.v.).- Tri thức về môi trường tự nhiên,
thiên nhiên (cách tìm mạch nước, khoan giếng, xem trăng, xem sao, con
nước, hướng gió, v.v.).
- Kinh nghiệm chế tạo và sử dụng công cụ trong kinh tế và đời sống
như; cày, bừa, cào cỏ, liềm hái, dao, kéo, búa, rìu, bẫy, dụng cụ săn bắt (đó,
5


đơm, vó, lờ, nơm, lưới, lưỡi câu, bẫy, trúm, v.v.), cách xử lý nguyên vật liệu
(ngâm tre, hun khói, gác bếp, hong khô, v.v.).
- Tri thức về cách lựa chọn chế biến, bảo quản nông, hải sản….
- Tri thức về cách chế biến và kết hợp nguyên liệu các món ẩm thực….
- Tri thức gắn với tập quán như ăn trầu, nhuộm răng, làm đẹp, gội đầu.
IV. QUY TRÌNH KIỂM KÊ DSVHPVT Ở HUYỆN QUỲNH PHỤ
4.1. Quy trình tổ chức kiểm kê DSVHPVT
- Mở lớp tập huấn, phổ biến kiến thức về DSVHPVT, Công ước 2003,
Luật DSVH, Thông tư 04. Tại lớp tập huấn, các cán bộ đã hướng dẫn cán bộ
văn hóa của các xã trên địa bàn huyện cách thức, nội dung, phương pháp kiểm
kê và hướng dẫn chi tiết hình thức điền thông tin vào mẫu phiếu kiểm kê do
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (Sở VHTT&DL) ban hành dựa
vào Mẫu phiếu của thông tư 04, phù hợp với tình hình di sản tại địa bàn
huyện.
- Cán bộ công chức văn hóa xã tháng thị trấn và Phòng Văn hóa
Thông tin huyện phối hợp với cộng đồng tổ chức khảo sát, điền thông tin
vào phiếu kiểm kê.

- Tổ kiểm kê (gồm 5 người: 01 cán bộ Phòng Nghiệp vụ Văn hóa của
Sở VHTT&DL; 01 cán bộ Phòng Văn hóa và Thông tin huyện; 01 cán bộ
công chức văn hóa xã, thị trấn; 01 cán bộ nghiên cứu; 01 chuyên gia về
DSVHPVT) chịu trách nhiệm đánh giá sơ bộ, thẩm định kết quả kiểm kê và
đề xuất danh mục, thỏa thuận với cộng đồng và huyện để hoàn thiện hồ sơ
kiểm kê.
- Tổng hợp kết quả kiểm kê của huyện Thái Thụy (gồm Báo cáo, Danh
mục di sản, hồ sơ kiểm kê) nộp về Sở VHTT&DL.
- Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình đánh giá, thẩm định danh mục và báo
cáo lãnh đạo tỉnh..
4.2. Nguyên tắc kiểm kê
- Kiểm kê toàn bộ di sản đang tồn tại trên địa bàn huyện.

6


- Chú trọng điều tra thực trạng, bối cảnh thực hành, nguy cơ làm hủy
hoại đến di sản, lập danh sách những cá nhân nắm giữ di sản.
- Công tác kiểm kê phải đảm bảo sự đa dạng văn hóa, tôn trọng ý kiến
của cộng đồng.
- Lưu ý tính tổng thể của di sản, bao gồm các yếu tố của di sản, từ
không gian thực hành, địa điểm, điều kiện thực hành, người thực hành, các
thành tố (vật thể, phi vật thể, âm nhạc, ca từ, nghi lễ, v.v.).
- Lưu ý phạm vi về thời gian và không gian, và quy mô tồn tại của di
sản, đặc biệt là di sản nằm trên nhiều thôn, xã, để đảm bảo thôn tin về di sản
đầy đủ.
4.3. Hướng dẫn điền thông tin vào phiếu kiểm kê
* Nguyên tắc điền thông tin vào phiếu kiểm kê
- Phiếu kiểm kê phải được điền đầy đủ thông tin theo quy định của
Thông tư 04 và theo tinh thần của Luật DSVH và Công ước 2003.

- Phiếu kiểm kê phải được viết rõ ràng, không viết chữ in hoa, không
viết mực đỏ.
- Người cung cấp thông tin có thể là cá nhân, nhóm người địa phương
(thôn, làng) có am hiểu và nắm giữ DSVHPVT được kiểm kê, trong trường
hợp có thông tin khác biệt thì ghi lại tất cả các ý kiến.
- Ghi lại chính xác thông tin từ người cung cấp (trước khi ghi ra phiếu
các bí quyết, điều thiêng, đời tư cần phải có sự đồng ý và thỏa thuận của
người cung cấp thông tin hoặc cộng đồng).
- Thông tin cơ bản theo các mục trong phiếu kiểm kê, nhưng cần vận
dụng linh hoạt, đặt nhiều câu hỏi phụ và trao đổi để lấy thông tin từ người
được phỏng vấn.
- Không hỏi những câu hỏi mang tính “gợi ý” câu trả lời. Không bỏ sót
các câu hỏi. Những câu hỏi không có thông tin thì ghi rõ “Không có thông tin”.
- Phiếu được lập bằng máy tính, cần nộp cả hai bản in có chữ ký và bản
mềm (định dạng MS.Word).
7


- Người lập phiếu và Tổ trưởng tổ kiểm kê chịu trách nhiệm về nội
dung và chất lượng, yêu cầu của phiếu kiểm kê.
- Phiếu nộp cho Ban kiểm kê phải có đầy đủ chữ ký của người lập
phiếu và tổ trưởng tổ kiểm kê.
V. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TRONG KIỂM KÊ KHOA HỌC DI SẢN
VĂN HÓA PHI VẬT THỂ
Các phương pháp được sử dụng để thu thập thông tin kiểm kê gồm
phỏng vấn bảng hỏi, phỏng vấn sâu, quan sát, ghi chép thông qua thảo luận
nhóm, hồi cố, thống kê và theo quan điểm tôn trọng tiếng nói của cộng đồng
trong việc đồng thuận với nội dung giới thiệu về di sản văn hóa do chính cộng
đồng sáng tạo và bảo tồn trong lịch sử.
- Rà soát tài liệu lưu trữ: Là việc ra soát các báo cáo, các nghiên cứu,

phim tư liệu, ảnh, bản đồ, tư liệu liên quan đến các DSVHPVT để tránh trùng
lặp gây mất thời gian và để kiểm chứng thông tin thu được từ cộng đồng. Kết
hợp sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành (thư tịch học, khảo cổ học,
văn bản học, bảo tàng học) trong việc phân tích, đối chiếu, so sánh các nguồn
tư liệu để xác định đối tượng khảo sát, kiểm kê.
- Phương pháp quan sát và ghi chép: Đây là hữu ích cho việc thu thập
kiến thức địa phương và các loại hình DSVHPVT cụ thể. Quan sát bao gồm
việc lưu tâm đến ngôn từ và hành động của con người, bao gồm cả cách
cộng đồng sử dụng không gian riêng, không gian chung và các gợi ý họ đưa
ra xung quanh việc kiểm kê. Người quan sát cần hiểu được khả năng thu
thập thông tin “thiên kiến”, ví như “thấy những gì ta muốn thấy”. Nói cách
khác, các định kiến sẵn có có thể làm thiên lệch kết quả quan sát do thiếu đi
cái nhìn toàn diện về sự việc. Người quan sát cũng cần phải công minh trong
việc đưa ra các quyết định cuối cùng về những sự việc nhất định. Đặc biệt là
cần phải tránh xét đoán chủ quan và chỉ ‘thấy những thứ ta muốn thấy’.
Đáng chú ý nhất là các trường hợp đánh giá DSVHPVT, khi các quan sát
viên muốn tỏ ra thành công, họ có thể đưa ra đánh giá không chính xác (vô
8


tình hoặc cố ý) để phù hợp với những mục đích cá nhân. Việc lưu trữ chi tiết
và cẩn thận các ghi chép điền dã rất quan trọng, kể cả đối với những cuộc
kiểm kê không sử dụng quan sát và ghi chép nhưng một phương pháp chính
để tạo thông tin. Ghi chép điền dã được dùng để ghi lại những quan sát trực
tiếp, để thu thập bất cứ loại hình DSVHPVT nào được sử dụng và các ý
tưởng phát sinh xung quanh các loại hình đó.
- Phương pháp phỏng vấn: Là đối thoại giữa hai hay nhiều người với
mục đích để khám phá ra một đề tài hay một chủ đề cụ thể, để cung cấp thông
tin về một loại hình DSVHPVT. Trong các cuộc phỏng vấn, người phỏng vấn
là người đặt câu hỏi, người được phỏng vấn trả lời câu hỏi. Phỏng vấn là một

khía cạnh không thể tách rời của các phương pháp tạo thông tin.
- Chụp ảnh: Là phương thức hiệu quả trong việc thu thập thông tin
liên quan đến bản chất sống động và tiếp biến của DSVHPVT, bằng cách
ghi lại đồng thời các hoạt động cũng như các trải nghiệm hay cách lý giải
của các bên liên quan. Hơn thế, các bức ảnh không chỉ là những tư liệu lưu
trữ và nghiên cứu mà còn là những công cụ hữu ích để quảng bá di sản. Sử
dụng các bức ảnh có thể giúp tăng cường tính trực quan sinh động và nội
dung của hoạt động kiểm kê. Các thành viên cộng đồng và những người
khác có liên quan đến việc thu thập và trình bày thông tin về các loại hình
DSVHPVT có thể chụp lại hình ảnh của người, địa điểm, vật hay sự kiện.
Ảnh tư liệu lịch sử hay ảnh lấy từ các bộ sưu tập cá nhân của thành viên
cộng đồng cũng có thể được sử dụng.
- Quay phim: Là phương pháp hữu ích trong việc truyền tải sự kiện,
tình cảm hay những hoạt động hàng ngày giúp hình thành nên đặc điểm của
các loại hình DSVHPVT trong một bối cảnh nhất định. Thông qua việc sử
dụng phim, các thành viên cộng đồng có thể dễ dàng mô tả các hành động, tập
quán hay niềm tin liên quan đến loại hình DSVHPVT, những thứ khó có thể
được truyền tải hay giải thích đầy đủ bằng các tư liệu khác. Hơn thế nữa, việc
sử dụng phim có thể phổ biến các loại hình DSVHPVT trong các nhóm người
9


không cùng sử dụng một ngôn ngữ nói hay viết, và từ đó góp phần đóng góp
vào việc nâng cao nhận thức của người dân về di sản (một trong những mục
tiêu chính của Công ước). Việc sử dụng phương pháp quay phim tất nhiên sẽ
đòi hỏi một chi phí nhất định (như chi phí cho thiết bị và thời gian để đào tạo
sử dụng thiết bị quay phim). Tuy nhiên, các thước phim có thể cung cấp cho
một phương tiện thu thập và trình bày cách thức cộng đồng trải nghiệm và
thực hành DSVHPVT.
- Ghi âm: Là một kỹ thuật có thể được áp dụng cho nhiều phương pháp

tạo thông tin khác nhau thí dụ như; Được dùng để thu thập các loại hình
DSVHPVT khi mà âm thanh là thành tố chính (âm nhạc, khiêu vũ, ca hát…);
Được dùng kết hợp với ảnh và phim để tạo ra những câu chuyện kỹ thuật số;
Được dùng để tạo ra các tape âm thanh kỹ thuật số, tiếp cận được nhiều đối
tượng khán giả hơn qua mạng internet; Được dùng trong phỏng vấn để ghi lại
suy nghĩ, phản hồi của các thành viên cộng đồng liên quan đến loại hình
DSVHPVT và việc kiểm kê; Được dùng kết hợp trong các dự án quay phim
và tháng hoặc hỗ trợ nâng cao nhận thức; Được dùng cho các mục đích lưu
trữ (sẽ có giá trị lớn đối với cộng đồng sau này); Được dùng cho những mục
đích khác mà tại thời điểm hiện tại có thể chưa xác định được. Mỗi tư liệu có
thể được ghi lại với một mục đích nhất định, nhưng cũng có thể sẽ được dùng
để giải quyết các vấn đề khác trong tương lai.
- Lập bản đồ: Được tiến hành để lưu giữ tư liệu về cảnh quan văn hóa
và lãnh thổ của một cộng đồng và các loại hình DSVHPVT có liên quan. Lập
bản đồ cảnh quan văn hóa (và không chỉ cảnh quan lãnh thổ) liên quan đến
việc xác định các nét đặc trưng hình thành nên giá trị xã hội, các chuẩn tắc,
tập quán và tâm linh của một cộng đồng, và loại hình DSVHPVT có liên
quan; ví dụ như các địa điểm linh thiêng, địa điểm ca múa, địa điểm hội hè, và
rộng hơn là sự hiểu biết mang tính văn hóa về các cảnh quan trên. Việc lập
bản đồ có thể giúp thu thập thông tin về cách thức mà các địa phương tương
tác với các loại hình DSVHPVT và có thể đem lại thông tin hữu ích về quy
10


hoạch không gian cho các cơ quan bên ngoài, cũng như ghi lại và lưu trữ kiến
thức địa phương liên quan đến một loại hình DSVHPVT cụ thể. Rộng hơn,
việc lập bản đồ tạo cơ hội để công nhận rộng rãi hơn di sản văn hóa truyền
miệng và di sản phi vật thể; nhờ đó có thể giải thích mối quan hệ bền chặt
giữa các di sản văn hóa với lãnh thổ và các bối cảnh tài nguyên thiên nhiên,
trong đó chúng xuất hiện và tồn tại, được truyền đến các thế hệ tương lai.

Việc lập bản đồ cũng có thể củng cố khả năng quản lý các DSVHPVT của các
cộng đồng, đồng thời khuyến khích sự tôn trọng và thấu hiểu từ các nhóm đa
số trong xã hội.
VI. MỘT SỐ KHÓ KHĂN VÀ THUẬN LỢI TRONG CÔNG TÁC
KIỂM KÊ DSVHPVT Ở HUYỆN THÁI THỤY
6.1. Một số khó khăn
Biến đổi văn hóa được hiểu là quá trình vận động của tất cả các xã hội,
trong sự gia tăng hội nhập kinh tế, chính trị, xã hội và giao lưu văn hóa mạnh
mẽ của quá trình toàn cầu hóa như hiện nay. Biến đổi văn hóa là xu hướng tất
yếu trong quá trình toàn cầu hóa và sự biến đổi ấy đã và đang diễn ra ở nhiều
cấp độ, theo nhiều chiều hướng khác nhau và các DSVHPVT cũng không nằm
ngoài quy luật ấy. Trên bước đường phát triển của lịch sử xã hội và những biến
đổi của cơ tầng địa lí tự nhiên, của nhiều giai đoạn tổ chức hành chính khác
nhau, nhiều địa danh đã bị biến đổi, nhiều địa danh cũ đã bị thay thế bằng thứ
ngôn ngữ hiện đại, người am hiểu không còn, thế hệ trẻ không được tiếp nhận
một cách hệ thống và bền vững từ những hình thức trao truyền bằng văn bản
học, nhiều cương vực hành chính đã biến cải, thay đổi hoặc mở rộng (cả về địa
vực cư trú lẫn tên gọi hành chính), nhiều tập tục sinh hoạt tín ngưỡng và thực
hành lễ hội bị mai một so với thời kỳ cách đây vài chục năm (đặc biệt là so với
năm 1945 trở về trước), bên cạnh sự lấn át của văn hóa đương đại đối với văn
hóa cổ truyền. Sự tiếp nối sinh hoạt văn hóa truyền thống giữa các thế hệ bị
ngắt quãng do chiến tranh và điều kiện lịch sử - xã hội.
- Trong quá trình tiến hành điều tra trực tiếp tại các địa phương, chúng
11


tôi nhận thấy, rất nhiều DSVHPVT đã bị mai một như nghề rèn ở thôn Cao
Dương, nghề trồng mía ở thôn Thu Cúc xã Thụy Hưng, nghề dệt chiếu ở thôn
Hóa Tài xã Thụy Duyên, nghề trồng dâu nuôi tằm ở thôn An Cúc, xã Thụy
Việt, nghề mây tre đan của thôn Hòa Nha xã Thụy Chính, nghề đan vó xã

Thụy Dũng, tục thi lợn ‘Hống’ trong lễ hội đền Hệ xã Thụy Ninh, tục vật cầu
trong lễ hội đình Lạng, xã Thụy Chính cũng không còn được duy trì.
- Tại hầu khắp các xã được kiểm kê, đội ngũ cán bộ công chức văn hóa
và cán bộ lãnh đạo cấp xã do kiêm nhiệm nhiều việc, năng lực chuyên môn về
văn hóa truyền thống còn hạn chế hoặc yếu kém, không đáp ứng được nhu cầu
quản lý văn hóa và giúp cộng đồng sưu tầm, kiểm kê, nghiên cứu, bảo tồn
DSVHPVT của địa phương. Chính vì vậy, nhiều di tích có giá trị bị xuống cấp,
các loại hình DSVHPVT của các làng tháng thôn tháng khu chưa được quan
tâm để lập kế hoạch phục hồi (thông qua hình thức xã hội hóa) hoặc đề đạt các
cấp có thẩm quyền thẩm định, cấp kinh phí phục dựng, sửa chữa, tôn tạo.
- Trong khoảng hai mươi năm trở lại đây (từ 1996), hầu hết các địa bàn
dân cư nguyên là xóm, trại, làng đã được chuyển đổi tháng phân chia thành
các thôn tháng khu dân cư. Thực tế đó vô hình chung đã xóa dần một cách tự
nhiên tên gọi truyền thống của hàng loạt các xóm, làng, những tự danh vốn đã
đi theo cộng đồng dân cư hàng nghìn năm, ăn sâu vào tiềm thức văn hóa con
người, gắn với đặc điểm, ngọn nguồn xuất xứ lập xóm, lập làng cùng hàng
loạt các giá trị văn hóa phi vật thể truyền thống của cộng đồng. Bên cạnh đó,
có những làng tháng thôn, do diện tích cư trú rộng, dân cư đông, đã được
chính quyền địa phương chia thành nhiều thôn tháng khu dân cư và như vậy,
gần như chỉ có khu dân cư trực tiếp hiện tồn DSVHPVT di tích tín ngưỡng là
quan tâm, hiểu biết (ở những mức độ khác nhau) về DSVHPVT ở địa phương
mình. Các khu dân cư khác lâm vào tình trạng tâm lý bị xa rời di tích, tín
ngưỡng, DSVHPVT và ý thức cùng trách nhiệm dần phai nhạt, mang tính
khách thể hóa.
- Do thời gian thực hiện việc kiểm kê, điều tra eo hẹp và số cán bộ
12


chuyên môn thực hiện có hạn nên việc tập hợp, khai thác tư liệu cùng cộng
đồng còn hạn chế. Điều này phần nào ảnh hưởng tới kết quả kiểm kê, nghiên

cứu, đặc biệt là việc thẩm định những biểu hiện của đặc trưng di sản văn hóa
phi vật thể cùng hệ thống ngôn ngữ cổ, gắn với sinh hoạt lễ hội, nghề thủ
công truyền thống, các loại hình diễn xướng dân gian, tri thức dân gian và
sinh hoạt văn hóa cộng đồng làng xã nói chung.
6.2. Một số thuận lợi
- Trong thời gian tiến hành kiểm kê của nhóm nghiên cứu, chính quyền
và đội ngũ cán bộ công chức văn hoá xã, huyện và đội ngũ các trưởng thôn,
trưởng BQL các di tích đã thường xuyên trực tiếp và quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ
cụ thể, tạo điều kiện thuận lợi để đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra của công việc
kiểm kê. Đặc biệt, các trưởng thôn, các bí thư chi bộ, BQL di tích thuộc các
thôn tháng khu tại hầu hết các xã đã trực tiếp tham gia tổ chức nhóm thảo luận
tại địa phương, tham gia chủ động giải quyết mọi vấn đề nảy sinh trong quá
trình thảo luận nhóm đại diện cộng đồng, nhằm cung cấp thông tin cho việc
điều tra kiểm kê.
- Những người dân trong cộng đồng bao gồm các bậc cao niên, các
thành viên trong các ban khánh tiết, trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào công
việc cung cấp thông tin tại đa số các thôn đều nhiệt tình, có quan điểm đồng
thuận với nhu cầu bảo tồn, khai thác và trao truyền di sản văn hóa phi vật thể
tại địa phương. Nhiều bậc cao niên đã cung cấp những tư liệu quý do cá nhân
tự sưu tầm, biên soạn hoặc biên dịch, làm tài liệu tham khảo tốt cho quá trình
trả lời phiếu điều tra, kiểm kê. Sự giúp đỡ tận tình, chu đáo của các vị trong các
Ban quản lý di tích, hội người cao tuổi tại các thôn về công tác tổ chức, tham
gia điều hành thảo luận nhóm đạt yêu cầu chất lượng đề ra của nhóm nghiên
cứu, điều tra.
Dựa vào những thuận lợi và khắc phục những khó khăn trên, nhóm
nghiên cứu đã thu được những kết quả kiểm kê nhất định. Nguồn tài liệu và
thông tin do nhóm đại diện cộng đồng cung cấp, thông qua phiếu điều tra đã
13



được tập hợp, cho phép khẳng định: Đây là nguồn tư liệu tương đối phong
phú, có nhiều thông tin mới, có hệ thống về các loại hình DSVHPVT trong
địa bàn huyện Thái Thụy.
VII. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KIỂM KÊ DSVHPVT TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THÁI THỤY
7.1. Về địa bàn bàn kiểm kê DSVHPVT
Thái Bình là một tỉnh có nhiều di tích, di sản văn hóa vật thể và phi vật
thể của người Việt ở châu thổ Bắc Bộ. Tính đến cuối năm 2014 tỉnh Thái Bình
có hơn 400 lễ hội làng, hơn 30 loại trò chơi, trò đua tài, thi khéo dân gian và
hơn 20 loại diễn xướng dân gian đặc sắc 1. Tiêu biểu có chiếu chèo “làng
Khuốc”, trò múa rối nước làng Nguyên Xá, Đông Các, lễ hội đền Trần, đền
Tiên La (Hưng Hà), đền A Sào, đền Đồng Bằng, lễ hội đền Lộng Khê, (Quỳnh
Phụ), lễ hội làng Quang Lang (Thái Thụy) đã được đưa vào Danh mục di sản
văn hóa phi vật thể quốc gia. Toàn tỉnh có hơn 3.000 thiết chế văn hóa, tín
ngưỡng bước đầu đã được kiểm kê, trong số đó có 111 di tích được xếp hạng
di tích quốc gia; di tích chùa Keo huyện Vũ Thư, di tích các Vua Trần huyện
Hưng Hà được xếp hạng quốc gia đặc biệt; 520 di tích được xếp hạng di tích
cấp tỉnh. Công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của
địa phương đang được đẩy mạnh, các loại hình lễ hội dân gian, diễn xướng
dân gian đã từng bước được khôi phục và phát huy.
Thái Thụy là một huyện đồng bằng ven biển nằm ở phía Đông Bắc của
tỉnh Thái Bình, có hiện tích tự nhiên là 26.844 ha, trong đó có 15.235 ha đất
sản xuất nông nghiệp, 5.227 ha đất chuyên dùng, 374 ha đất lâm nghiệp,
2.035 ha là diện tích đất ở. Dân số huyện Thái Thụy có 248,9 nghìn người,
mật độ bình quân 927 người tháng km22. Địa giới hành chính của huyện Thái
Thụy được bao bọc bởi 3 mặt sông và 1 mặt biển. Phía Bắc có sông Hóa chảy
qua và đối ngạn với huyện Vĩnh Bảo của thành phố Hải Phòng. Sông Hóa nối
liền với sông Hồng bằng sông Luộc hợp lưu với sông Thái Bình cùng đổ ra
1
2


Nguyễn Thanh (2016), Hội làng truyền thống ở Thái Bình, Nxb. Hội Nhà văn, Hà Nội, tr. 10.
Cục Thống kê tỉnh Thái Bình (2016), Niên giám thống kê tỉnh Thái Bình năm 2015, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

14


biển tại nơi giáp kề với bờ bãi các xã Thụy Tân, Thụy Trường. Phía Nam là hạ
lưu sông Trà Lý cùng phân dòng chảy từ sông Hồng tại cửa Phạm Lỗ của
huyện Hưng Hà rồi đổ ra biển bằng cửa Trà Lý. Phía Tây tiếp giáp với các
huyện Quỳnh Phụ, Đông Hưng được phân chia ranh giới bằng hệ thống sông
Cô ở phía Bắc và sông Hoài ở phía Nam. Bờ biển Thái Thụy trông ra vịnh
Bắc Bộ có chiều dài hơn 27 km. Sông Diêm Hộ chảy qua huyện theo hướng
Tây – Đông chia huyện thành hai nửa gần tương đương về diện tích rồi đổ
ra cửa Diêm Điền hình thành nên cảng biển giao thương với các tỉnh trong
vùng. Cùng với hệ thống sông ngòi, cảng biển, tỉnh lộ 218 nối cảng Diêm
Điền với quốc lộ 10 cũng góp phần quan trọng trong việc giao lưu thông
thương bằng đường bộ với các trung tâm kinh tế trong và ngoài tỉnh.
Huyện Thái Thụy được thành lập ngày 17 tháng 6 năm 1969 trên cơ sở
hợp nhất của hai huyện Thái Ninh và Thụy Anh theo Quyết định số 93 tháng
CP của Hội đồng Chính phủ. Toàn huyện có 48 đơn vị hành chính gồm 1 thị
trấn Diêm Điền và 47 xã là: Thụy Dân, Thụy Dương, Thụy Ninh,Thụy Duyên,
Thụy Văn, Thụy Bình, Thụy Thanh, Thụy Phúc, Thụy Hà, Thụy Trường,
Thụy Liên, Thụy Hồng, Thụy Việt, Thụy Lương, Thụy Dũng, Thụy Chính,
Thụy Sơn, Thụy Phong, Thụy Hưng, Thụy Xuân, Thụy Trình, Thụy Quỳnh,
Thụy Hải, Thụy Tân, Thụy An, Thái Thượng, Thái Học, Thái Nguyên, Thái
Hồng, Thái Tân, Mỹ Lộc, Thái Hà, Hồng Quỳnh, Thái Thành, Thái Thuần,
Thái Phúc, Thái Thịnh, Thái Thủy, Thái Giang, Thái Sơn, Thái Thọ, Thái An,
Thái Đô, Thái Hòa, Thái Xuyên, Thái Hưng, Thái Dương.
Huyện Thái Thụy là địa phương có nhiều di tích lịch sử văn hóa gắn

liền với đời sống văn hóa vật thể và phi vật thể tiêu biểu của người Việt. Tính
đến cuối năm 2017 theo thống kê, kiểm kê của Sở VHTT&DL tỉnh Thái Bình
thì huyện Thái Thụy có 100 di tích lịch sử văn hóa bước đầu đã được kiểm kê,
trong số đó có 24 di tích được xếp hạng di tích quốc gia có thể kể đến đình An
Cố có giá trị điêu khắc gỗ cuối thế kỷ 17 và là nơi thờ thần Nam Hải đại
vương; 76 di tích được xếp hạng cấp tỉnh.
15


7.2. Kết quả kiểm kê DSVHPVT của huyện Thái Thụy
Công tác bảo vệ và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể của địa
phương đang được đẩy mạnh, các loại hình lễ hội dân gian, diễn xướng dân
gian đã từng bước được khôi phục và phát huy. Các DSVHPVT tiêu biểu của
địa phương đang được phục hồi và phát huy mạnh mẽ như lễ hội đền Hét của
xã Thái Thượng, hội bơi Chải ở thị trấn Diêm Điền, lễ hội đình miếu thôn Lễ
Củ xã Thụy Duyên, lễ hội đền Hệ xã Thụy Ninh…, hàng năm vẫn được đông
đảo cộng đồng nhân dân địa phương tổ chức thường xuyên. Bên cạnh đó nhiều
làng nghề truyền thống cũng đang được bảo tồn phát triển như nghề làm hương
Lai Triều xã Thụy Dương, nghề rèn làng An Tiêm xã Thụy Dân, nghề làm muối
xã Thụy Hải. Năm 2016 lễ hội làng Quang Lang xã Thụy Hải đã được Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục VHPVT Quốc gia
theo Quyết định số 4036/QĐ-BVHTTDL ngày 21 tháng 11 tháng 2016.
Kết quả kiểm kê là các tư liệu mô tả thực trạng DSVHPVT của các xã
được chúng tôi trình bày cụ thể, kết hợp với việc giới thiệu một số thông tin
chung về kết quả xử lý định lượng thông qua các cuộc thảo luận nhóm tại 48
xã/thị trấn với sự tham gia của những người thực hành di sản thuộc các nhóm
tuổi khác nhau.
Bảng: Thống kê loại hình DSVHPVT huyện Thái Thụy năm 2017
TT


Xã tháng thị
trấn

Tổng số Lễ hội Nghề Nghệ Tri
Tập
DSPVT truyền thủ thuật thức quán
thống công trình dân xã hội
truyền diễn gian
thống dân
gian

Ngữ
văn
dân
gian

1

Diêm Điền

2

1

1

0

0


0

0

2

Thụy Dân

2

1

1

0

0

0

0

3

Thụy Dương

1

0


1

0

0

0

0

4

Thụy Ninh

1

1

0

0

0

0

0

5


Thụy Duyên

5

2

3

0

0

0

0

6

Thụy Văn

2

2

0

0

0


0

0

16


7

Thụy Bình

2

2

0

0

0

0

0

8

Thụy Thanh

3


2

1

0

0

0

0

9

Thụy Phúc

1

1

0

0

0

0

0


10

Thụy Hà

2

2

0

0

0

0

0

11

Thụy Trường

1

1

0

0


0

0

0

12

Thụy Liên

1

1

0

0

0

0

0

13

Thụy Hồng

1


1

0

0

0

0

0

14

Thụy Việt

2

2

0

0

0

0

0


15

Thụy Lương

2

2

0

0

0

0

0

16

Thụy Dũng

3

2

1

0


0

0

0

17

Thụy Chính

5

4

1

0

0

0

0

18

Thụy Sơn

4


3

1

0

0

0

0

19

Thụy Phong

2

2

0

0

0

0

0


20

Thụy Hưng

3

3

0

0

0

0

0

21

Thụy Xuân

6

6

0

0


0

0

0

22

Thụy Trình

1

0

1

0

0

0

0

23

Thụy Quỳnh

6


6

0

0

0

0

0

24

Thụy Hải

4

2

1

1

0

0

0


25

Thụy An

1

1

0

0

0

0

0

26

Thái Thượng

3

3

0

0


0

0

0

27

Thái Học

1

1

0

0

0

0

0

28

Thái Nguyên

2


2

0

0

0

0

0

29

Thái Hồng

1

1

0

0

0

0

0


30

Thái Tân

2

2

0

0

0

0

0

31

Mỹ Lộc

5

5

0

0


0

0

0

32

Thái Hà

1

1

0

0

0

0

0

33

Hồng Quỳnh

1


1

0

0

0

0

0

34

Thái Thành

4

4

0

0

0

0

0


35

Thái Thuần

1

1

0

0

0

0

0

36

Thái Phúc

2

2

0

0


0

0

0

37

Thái Thịnh

1

1

0

0

0

0

0

38

Thái Thủy

1


1

0

0

0

0

0

17


39

Thái Giang

1

1

0

0

0


0

0

40

Thái Sơn

2

2

0

0

0

0

0

41

Thái Hòa

1

1


0

0

0

0

0

42

Thái Xuyên

3

2

1

0

0

0

0

43


Thái Hưng

1

1

0

0

0

0

0

44

Thái Dương

1

1

0

0

0


0

0

45

Thái Thọ

0

0

0

0

0

0

0

46

Thái An

0

0


0

0

0

0

0

47

Thụy Tân

0

0

0

0

0

0

0

48


Thái Đô

0

0

0

0

0

0

0

Tổng số

96

82

13

1

Tỉ lệ % tháng 100% 85% 14% 1,0%
TS
Qua công tác kiểm kê cho thấy hiện nay trên địa bàn toàn huyện Thái
Thụy có 44/48 xã/thị trấn có di sản văn hóa phi vật thể với tổng số 96

DSVHPVT, trong đó lễ lễ hội truyền thống có 82 di sản (chiếm 85%), nghề
thủ công truyền thống có 13 di sản (chiếm 14 %), nghệ thuật trình diễn dân
gian có 01 di sản (chiếm 1,0%), 03 xã là Thái Thọ, Thái An, Thụy Tân và
Thái Đô là những xã không có DSVHPVT. Trong đó có 01 di sản được ghi
vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
VIII. HIỆN TRẠNG DSVHPVT Ở HUYỆN THÁI THỤY
8.1. Lễ hội truyền thống
1. THỊ TRẤN DIÊM ĐIỀN
- Hội bơi chải Diêm Điền
(Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)
Những người đại diện:
(1) Họ và tên Ông Nguyễn Xuân Ban
Sinh năm: 1952

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Cán bộ hưu trí
Địa chỉ liên lạc: Khu dân cư số 8 Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy,

18


tỉnh Thái Bình
(2) Họ và tên: Ông Nguyễn Thanh Hùng
Sinh năm: 1956

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Hưu trí
Địa chỉ liên lạc: Khu dân cư số 5 Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy,

tỉnh Thái Bình
(3) Họ và tên: Bà Đỗ Thị Nhung
Sinh năm: 1983

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Công chức văn hóa
Địa chỉ liên lạc: UBND thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
(4) Họ và tên: Hoàng Trọng Khánh
Sinh năm: 1999

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Ngư dân
Địa chỉ liên lạc: Khu dân cư số 7 Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy,
tỉnh Thái Bình
Nhận diện hội bơi chải Diêm Điền:
Hội bơi chải theo các bậc cao niên ở thị trấn Diêm Điền thì nó đã có từ
rất lâu đời gắn liền với di tích đình Bơi, miếu Bơi. Trước năm 1940 của thế kỷ
XX, đình miếu bị phá dỡ, đồ thờ, tượng thờ được nhân dân đi cất gửi và chôn
giấu nên hội cũng từ đó mai. Đến năm 1990 nhân dân địa phương đã khôi
phục lại lễ hội như ngày nay. Hàng năm, cứ đến ngày 12 tháng Giêng nhân
dân thị trấn Diêm Điền lại tổ chức lễ hội bơi chải để cầu mong cho một năm
đi biển an toàn, bình yên trở về với thành quả lao động dồi dào, tôm cá đầy
thuyền. Sau tết nguyên Đán ngày mồng 6 tháng Giêng là các đội chải đã bắt
đầu tập trung luyện tập. Xưa mỗi giáp huy động một chải nhưng ngày nay
được phân theo từng khu dân cư. Trước đây các nghi lễ do cụ tiên chỉ và bô
lão trong làng thực hiện, ngày nay do Ban tổ chức lễ hội của UBND thị trấn
đứng ra tổ chức. Ngày 11 tháng Giêng nhân dân trong 8 khu dân cư tập chung
tại nhà truyền thống Ban khánh tiết tổ chức tế dâng hương thủy thần, tế nam

19


quan, tế nữ quan trước khi hội bơi bắt đầu.
Sau hiệu lệnh khai cuộc, các chải nhanh chóng rời bến vào cuộc đua
với 3,5 vòng, tổng chiều dài khoảng 7 km dọc sông Diêm Hộ. Người dân địa
phương và du khách thập phương đứng kín hai bên bờ sông, cùng đánh trống
và hò vang cổ vũ cho các chải thi đấu. Hiện nay có 8 khu dân cư, và hiệp hội
vận tải mỗi khu dân cư tham gia 1 chải, mỗi chải có 15 người: 1 ông lái (ông
trưởng chải), 1 ông mõ (người tiếp sức quân sỹ), 1 tát nước, 12 tay dầm. Hơn
120 người tham gia, còn khá giả người tham gia cổ vũ thì đông không rõ bao
nhiêu người, có năm kéo dài đến vài km. Lễ hội được duy trì và thực hành
hàng năm với sự tham gia đông đảo của dân làng và bà con xa quê về dự hội.
Giá trị của di sản văn hóa phi vật thể với đời sống cộng đồng:
Lễ hội bơi chải là dịp cộng đồng thể hiện tính tập thể, sự kết nối và sự
phối hợp trong các đường đua. Đồng thời, lễ hội thể hiện văn hóa sông nước,
thờ cúng vị thần đi biển và cầu mong đánh bắt thủy hải sản được mùa bội thu.
Với sự tin tưởng thần linh phù hộ cho con cháu một năm đi biển an toàn, nhân
dân toàn thị trấn nói chung và các gia đình ngư dân nói riêng luôn có một đức
tin và mong đợi tham dự lễ hội để có dịp gửi gắm tới các đấng thần linh
những ước vọng của mình. Nhân dân trong vùng và bà con xa quê luôn luôn
đón chờ ngày hội, cổ vũ tinh thần thượng võ, kiên cường, đoàn kết của những
ngư dân bám biển.
Các biện pháp bảo vệ hiện có và đề xuất của chủ thể để bảo vệ và phát
huy di sản văn hóa phi vật thể:
Hiện nay công tác tổ chức hội Bơi chải hàng năm được UBND thị trấn
chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể, mặt trận, phụ nữ, thanh thiếu niên và nhân
dân thị trấn cùng phối hợp thực hiện. Thanh niên nhiệt tình tham gia các đội
bơi chải, những người có kinh nghiệm chỉ bảo kỹ thuật, động tác bơi chải cho
những người mới vào đội. Họ cùng nhau luyện tay chèo để đua nhanh thể

hiện khí thế và tinh thần đồng đội, sự đoàn kết trong ngày hội.
Trong những ngày hội chính quyền địa phương cùng các doanh nghiệp,
20


tổ chức chính trị xã hội trên địa bàn đã đóng góp thêm vật chất, kinh phí tham
gia tổ chức lễ hội.
Nhân dân thị trấn Diêm Điền đang mong muốn các cấp chính quyền địa
phương khôi phục lại di tích miếu và đình Bơi để có thiết chế văn hóa thờ tự
nghiêm trang trong những dịp lễ hội.
2. XÃ THỤY DÂN
- Hội đình An Tiêm
(Thôn An Tiêm, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình)
Những người đại diện:
(1) Họ và tên: Ông Lê Quý Truyền
Sinh năm: 1955 Dân tộc: Kinh
Nghề nghiệp: Cán bộ hưu trí
Địa chỉ liên lạc: Thôn An Tiêm 1, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình
(2) Họ và tên: Ông Trịnh Trọng Nam
Sinh năm: 1958

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Hưu trí
Địa chỉ liên lạc: Thôn An Tiêm 2, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình
(3) Họ và tên: Ông Nguyễn Thị Anh
Sinh năm: 1990


Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Cán bộ công chức Văn hóa xã hội
Địa chỉ liên lạc: UBND xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
(4) Họ và tên: Ông Lê Xuân Muôn
Sinh năm: 1945

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Nông nghiệp
Địa chỉ liên lạc: Thôn An Tiêm 3, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình
(5) Họ và tên: Bà Lê Minh Nguyệt

21


Sinh năm: 1958

Dân tộc: Kinh

Nghề nghiệp: Hưu trí
Địa chỉ liên lạc: Thôn An Tiêm 2, xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh
Thái Bình
Nhận diện hội đình An Tiêm:
Đình An Tiêm thờ Thành hoàng là Dũng Tướng Đại Vương và Mãnh
Tướng Đại Vương cùng phối thờ Ngũ vị tổ sư nghề rèn tại gian bên trái đình
làng. Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, trong những năm kháng chiến, đình
An Tiêm có lúc trở thành căn cứ địa cách mạng, ngày nay đình An Tiêm trở
thành nơi diễn ra những sinh hoạt văn hoá tâm linh của cả làng. Năm 2003,

đình An Tiêm được UBND tỉnh Thái Bình xếp hạng di tích lịch sử văn hóa
cấp tỉnh, ngày 14 tháng 4 năm 2011, đình vinh dự được Bộ văn hoá, Thể thao
và Du lịch xếp hạng Di tích cấp Quốc gia.
Lễ hội diễn ra trong ba ngày từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch.
Về hình thức lễ hội được tổ chức theo hai phần: Phần nghi lễ diễn ra hoạt
động rước Thành Hoàng quanh làng và lễ dâng hương. Phần hội bao gồm các
trò chơi giải trí. Điểm khác biệt trong lễ hội đình An Tiêm đó là sự khai thác
tính truyền thống và những giá trị văn hoá cổ truyền. Ban tổ chức lễ hội đã
khéo léo chọn lọc những trò chơi dân gian như: đập niêu, bịt mắt bắt vịt, kéo
co. Trong ngày diễn ra lễ hội có cuộc thi rèn giữa các đội rèn trong làng gắn
với làng nghề rèn An Tiêm đã nổi tiếng. Cuộc thi nghề rèn vừa mang tính chất
giáo dục đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, vừa mang tính tuyên truyền, cổ động
phát triển nghề rèn truyền thống. Bên cạnh đó, lễ hội đình An Tiêm hoàn toàn
mang tính truyền thống chứ không hề bị yếu tố kinh tế xen lấn như một số lễ hội
hiện nay. Hàng năm vào dịp tổ chức lễ hội, nhân dân trong làng con cháu đi làm
ăn xa đều về lễ thánh.
Xưa các cụ có tục “tiễn thuyền” tái hiện lại các trận chiến của các
tướng quân. Mỗi mùa lễ hội kết thúc, sau 15 ngày nghĩa là vào đêm 1 tháng 4
các cụ tổ chức lễ tiễn thuyền. Các phe giáp tập trung làm các hình nộm tượng

22


×