Tải bản đầy đủ (.doc) (89 trang)

BÁO CÁO QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.84 KB, 89 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN THỚI BÌNH
MAU THỚI BÌNH
ỦY BAN NHÂNTỈNH
DÂNCÀ
HUYỆN

TỈNH CÀ MAU

BÁO CÁO
QUY
HOẠCHTỔNG
TỔNG THỂ
QUY
HOẠCH
THỂ

PHÁTTRIỂN
TRIỂNKINH
KINHTẾ
TẾ--XÃ
XÃHỘI
HỘI
PHÁT
HUYỆN
THỚIBÌNH,
BÌNH, TỈNH
MAU
HUYỆN
THỚI
TỈNHCÀ


MAU
ĐẾN NĂM 2020
ĐẾN NĂM 2020

Thới Bình, tháng 6 năm 2010


2
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ:..................................................................................................4
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG.......................................6
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ.............................................................................6
II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN..............................................................................8
III. DÂN SỐ LAO ĐỘNG...............................................................................11
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN CỦA HUYỆN
TRONG KỲ QUY HOẠCH............................................................................13
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN
THỚI BÌNH GIAI ĐOẠN 2001-2010............................................................16
I. QUY MÔ, TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ...16
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC.....................19
III. ĐÁNH GIÁ CHUNG................................................................................34
PHẦN THỨ BA
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI HUYỆN THỚI BÌNH
ĐẾN NĂM 2020.............................................................................................37
I. YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI HUYỆN THỚI BÌNH ĐẾN NĂM 2020..........................................37
II. DỰ BÁO PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN....................................................39
III. MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN........................................................................45
IV. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH , LĨNH VỰC...................49

V. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THEO KHÔNG GIAN...............................68
VI. ĐỀ XUẤT CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN.........................71
PHẦN THỨ TƯ
GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH.............................74
I. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU................................................................74
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH...................................................78

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


3
DANH MỤC BIỂU
Biểu 1

Diện tích, dân số và mật độ dân sô................................12

Biểu 2, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thới Bình từ 2000 đên
2010.................................................................................................................18
Biểu 3. Kế hoạch sản xuất lúa năm 2010 phân bổ theo các xã, thị trấn..........20
Biểu 4 Phân bố nuôi tôm năm 2010 theo các xã, thị trấn...............................22
Biểu 5.

Thu ngân sách huyện qua các năm ........................................24

Biểu 6. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng điện ở các xã thời điểm tháng 11/2009........28
Biểu 7

Dự kiến bố trí sản xuất lúa theo các xã, thị trấn (ha)........................50

Biểu 8 Dự kiến bố trí diện tích nuôi tôm theo các xã, thị trấn.......................52


Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


4

QUY HOẠCH TỔNG THỂ

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN THỚI BÌNH, TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2020
ĐẶT VẤN ĐỀ:
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình đến
năm 2010 được Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số
19/2003/QĐ-UB ngày 12/6/2003 đã được UBND huyện và các Phòng, Ban
ngành của huyện Thới Bình tổ chức thực hiện một cách tích cực thông qua kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm của huyện; đồng thời cũng được
phối hợp thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch của các Sở ngành tỉnh Cà Mau.
Các định hướng, mục tiêu của quy hoạch đã được cụ thể hóa và tổ chức
thực hiện theo Nghị quyết Đại hội huyện Đảng bộ Thới Bình lần thứ X, vì vậy
tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện Thới Bình đã bám sát định
hướng và mục tiêu quy hoạch, các chỉ tiêu kế hoạch năm 2010 của huyện cơ
bản đạt và vượt mục tiêu quy hoạch; chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông ngư
nghiệp đạt kết quả, tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh,
kết cấu hạ tầng phát triển; văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an sinh xã hội
được đảm bảo; quốc phòng an ninh được giữ vũng. Tuy nhiên, cũng còn một
số mặt hạn chế tồn tại như: hiệu quả sản xuất nông ngư nghiệp chưa cao, một
số vùng sản xuất không tuân thủ quy hoạch (đưa nước mặn vào đất quy hoạch
trồng lúa, trồng mía để nuôi tôm); quy mô và vai trò kinh tế huyện trong nền
kinh tế tỉnh còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực thấp… là những vấn đề

đang đòi hỏi phải được giải quyết để huyện phát triển nhanh hơn.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến năm
2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số
163/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008; đây là quy hoạch có mục tiêu phát triển
cao, gắn với nhiệm vụ của một tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm vùng
đồng bằng sông Cửu Long. Vì vậy, huyện Thới Bình cũng phải bắt kịp yêu
cầu phát triển chung của tỉnh, của vùng, từng bước nâng cao vai trò và sự
đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Cà Mau.

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


5
Căn cứ Công văn số 1980/UBND-KT ngày 04/6/2009 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Cà Mau về chủ trương lập quy hoạch phát triển các ngành, quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện; căn cứ đề cương xây dựng Quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình đến năm 2020 đã
được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau phê duyệt tại Quyết định số
1752/QĐ-UBND ngày 15/10/2009 và trên cơ sở kế thừa các quy hoạch có
liên quan, Ủy ban nhân dân huyện Thới Bình tổ chức xây dựng Quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình đến năm 2020.
Nội dung báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Thới Bình đến năm 2020 gồm 4 phần:
1. Phần thứ nhất: Đánh giá các nguồn lực và khả năng huy động các
nguồn lực đó để phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình trong thời kỳ quy
hoạch;
2. Phần thứ hai: Đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện
Thới Bình giai đoạn 2001-2010;
3. Phần thứ ba: Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình
đến năm 2020 (có bước đi đến năm 2015);

4. Phần thứ tư: Giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


6
PHẦN THỨ NHẤT
ĐÁNH GIÁ CÁC NGUỒN LỰC VÀ KHẢ NĂNG
HUY ĐỘNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
Trong báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện
Thới Bình đến năm 2010 (theo Quyết định số 19/2003/QĐ-UB ngày
12/6/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau), các điều kiện nguồn lực tự
nhiên, xã hội của huyện đã được đánh giá một cách cơ bản, vì vậy trong quy
hoạch lần này chỉ đánh giá sự biến động và những yếu tố thuận lợi có thể huy
động, cũng như những yếu tố hạn chế, thách thức mới để quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020 một cách phù hợp.
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ
Huyện Thới Bình là huyện nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Cà Mau, tiếp
giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu.
Diện tích tự nhiên của huyện là 640,1 km 2, bằng 12% diện tích tự nhiên
của toàn tỉnh Cà Mau.
- Phía bắc tiếp giáp với tỉnh Kiên Giang;
- Phía đông tiếp giáp với tỉnh Bạc Liêu;
- Phía tây tiếp giáp với huyện U Minh;
- Phía nam tiếp giáp với thành phố Cà Mau.
(So với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình đến năm
2010 trước đây thì lần này không bao gồm diện tích 100,79 km 2 của Lâm ngư
trường Sông Trẹm (thuộc địa giới hành chính của huyện U Minh), vì UBND
tỉnh Cà Mau đã điều chỉnh chỉnh trở lại cho UBND huyện U Minh quản lý).
Huyện Thới Bình được chia thành 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: thị

trấn Thới Bình, các xã: Biển Bạch Đông, Biển Bạch, Trí Phải, Tân Phú, Thới
Bình, Tân Lộc Bắc, Tân Lộc, Tân Lộc Đông, Hồ Thị Kỷ, Trí Lực, Tân Bằng.
Dân số thời điểm 1/4/2009 là 134.456 người, mật độ dân số trung bình
210 người/km2.
Huyện Thới Bình là 1 trong 3 đơn vị hành chính cấp huyện của tỉnh Cà
Mau không tiếp giáp với bờ biển, vì vậy trong Quy hoạch tổng thể phát triển
Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


7
kinh tế - xã hội tỉnh Mau đến năm 2020, huyện Thới Bình thuộc vùng kinh tế
nội địa của tỉnh Cà Mau (cùng với huyện Cái Nước và thành phố Cà Mau);
trong quy hoạch sản xuất nông ngư lâm nghiệp của tỉnh Cà Mau, huyện Thới
Bình nằm ở vùng phía bắc của tỉnh (quy hoạch sản xuất nông nghiệp theo hệ
sinh thái nước ngọt là chủ yếu).
Một số yếu tố địa lý kinh tế tạo điều kiện cho huyện phát triển kinh tế xã hội nhanh hơn đã rõ hơn, cụ thể gồm:
- Các tuyến giao thông liên vùng, liên huyện (yếu tố lan tỏa phát triển)
đã được xác định quy hoạch, đã có dự án khả thi như:
+ Tuyến đường hành lang ven biển phía Nam (từ cửa khẩu Hà Tiên Rạch Giá – Cà Mau) chạy dọc qua huyện Thới Bình đang chuẩn bị thi công,
tạo thành một trục giao thông xương sống mới, song song với trục quốc lộ 63.
+ Tuyến đường Hồ Chí Minh sẽ được kết nối với quốc lộ 63 tại Chợ Hội
(theo tuyến rạch Bạch Ngưu), quốc lộ 63 được kết nối với đường cao tốc
Quản Lộ - Phụng Hiệp (qua cầu Vàm Bướm).
+ Tuyến đường Thới Bình – U Minh (theo tuyến kênh Zero) chuẩn bị
được đầu tư theo chương trình WB5.
- Dự án âu thuyền Tắc Thủ đã được đầu tư (mặc dù chưa phát huy tác
dụng), nhưng cùng với một số dự án thủy lợi lớn của vùng (như cống Cái
Lớn, cống Cái Bé, dự án Xẻo Rô ở tỉnh Kiên Giang) sẽ tạo điều kiện ngăn
mặn, giảm mặn để phát triển bền vững hơn (nhất là với vùng sản xuất lúa –
tôm luân canh).

- Tỉnh Cà Mau (trong đó có huyện Thới Bình) đã được đưa vào địa bàn
vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (theo Quyết định
492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ), vì vậy sẽ có những
ưu tiên, tập trung đầu tư phát triển.
Như vậy, huyện Thới Bình là địa bàn có các trục kết nối giao thông phát
triển của vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long (qua quốc
lộ 63 và đường hàng lang ven biển phía nam), có tuyến giao thông đường
thủy phía nam vùng đồng bằng sông Cửu Long đi qua (tuyến Chắc Băng Thới Bình – Cà Mau), tuyến đường thủy Cà Mau – Rạch Giá. Vì vậy có thể
xác định huyện Thới Bình là huyện “cửa ngõ” về phía bắc của tỉnh. Trên cơ
Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


8
sở đó, khả năng thu hút đầu tư vào huyện Thới Bình (cũng như tỉnh Cà Mau)
sẽ được tăng lên, tạo điều kiện để tăng trưởng và chuyển dịch nhanh cơ cấu
kinh tế.

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu ở huyện Thới Bình có đặc trưng phân mùa của khí hậu miền
Tây Nam Bộ. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến
tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.200mm, lượng
mưa trong mùa mưa chiếm tới 90% lượng mưa cả năm, mưa tập trung vào các
tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Nhiệt độ trung bình năm 26,6 0C, độ ẩm không
khí trung bình 85-86%.
Trong năm gió thịnh hành theo mùa:
+ Mùa khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc vận tốc trung bình
khoảng 1,6-2,8m/s.
+ Mùa mưa thịnh hành gió Tây Nam hoặc gió Tây, tốc độ bình quân
1,8-4,5m/s. Trong mùa mưa thường xảy ra giông, lốc xoáy có gió mạnh cấp 7,

cấp 8.
Chế độ phân chia mùa rõ rệt ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân, mùa khô thiếu nước ngọt sản xuất sinh hoạt (khó khăn về
trồng mía rải vụ). Nhưng chế độ mưa theo mùa là cơ sở để huyện Thới Bình
(cũng như cả tỉnh Cà Mau) phát triển sản xuất luân canh một vụ lúa, một vụ
tôm.
Về thủy văn: mặc dù không tiếp giáp với biển, nhưng do có nhiều sông,
kênh lớn ăn thông ra vùng ven biển nên địa bàn huyện Thới Bình cũng ảnh
hưởng của chế độ thủy triều cả Biển Đông và Vịnh Thái Lan, trên địa bàn
huyện hình thành một số vùng giáp nước (theo tuyến kênh Đường Xuồng,
Kênh Cây Gừa, Kênh Bảy Ngàn… ) nên những vùng trũng này khó tiêu thoát
úng trong mùa mưa và cấp thoát nước phục vụ nuôi tôm tại một số vùng.
Trong xu thế chung, khí hậu toàn cầu đang có những thay đổi, trái đất
ấm lên và nước biển dâng; thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, tình trạng

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


9
nắng hạn, dông, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới xảy ra nhiều hơn đã ảnh hưởng
đến sản xuất và đời sống.
Theo kịch bản biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ
Tài nguyên và Môi trường công bố ngày 09/9/2009, thì biến đổi khí hậu là
một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21, tác
động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường, gây ngập lụt, gây
nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, gây rủi ro lớn
đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế - xã hội trong tương lai. Theo
đánh giá trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,5-0,7
0
C, mực nước biển đã dâng khoảng 20cm (khoảng 3mm/năm), thiên tai, bão

lũ, hạn hán ngày càng ác liệt, diễn biến khác thường hơn.
Theo cả 3 kịch bản, dự báo đến năm 2020 - 2030 nhiệt độ trung bình
năm ở các tỉnh phía Nam sẽ tăng 0,4 – 0,60C (dự báo cuối thế kỷ 21 nhiệt độ ở
nước ta có thể tăng 2,30C); lượng mưa tăng 0,3 - 0,4% (cuối thế kỷ 21 lượng
mưa tăng khoảng 5%); vào giữa thế kỷ 21 mực nước biển có thể dâng thêm
khoảng 30cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển dâng thêm khoảng 75cm
so với thời kỳ 1980-1999. Vùng đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có
huyện Thới Bình và tỉnh Cà Mau) là vùng chịu ảnh hưởng nặng nhất. Theo
kịch bản này, khi mực nước biển dâng 65cm thì 12,8% diện tích vùng đồng
bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập (5.133km 2), nếu mực nước biển dâng 75 cm
thì diện tích bị ngập chiếm tới 19% diện tích toàn vùng (7.580km 2); nếu mực
nước biển dâng 100cm thì diện tích bị ngập chiếm 37,8% toàn vùng đồng
bằng sông Cửu Long.
Đây là những thách thức rất lớn về điều kiện tự nhiên đối với khả năng
ứng phó và phát triển của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. So với các huyện
khác của tỉnh Cà Mau, mặc dù không nằm tiếp giáp với bờ biển, nhưng tác
động của quá trình biến đổi khí hậu, nước biển dâng cũng sẽ có tác động lớn
đến huyện Thới Bình. Trong quy hoạch phát triển của huyện Thới Bình cần
quan tâm đến những thách thức này, nhất là đối với các công trình hạ tầng, hệ
thống đê sông.
2. Tài nguyên nước:
Nước mưa hiện đang là nguồn nước chủ yếu cung cấp cho cây trồng
nông nghiệp, nuôi thủy sản nước ngọt, nước lợ và một phần cho sinh hoạt
Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


10
(nhất là đối vùng Biển Bạch, Tân Bằng việc khai thác nước ngầm gặp khó
khăn). Ở những vùng sản xuất nông nghiệp hệ sinh thái nước ngọt thì nước
mưa cuối vụ có thể được bao giữ lại trong kênh rạch để tưới bổ sung cho lúa

vụ 2, cho mía và sản xuất vụ màu.

Cũng như các huyện khác trong tỉnh, hiện nay nguồn nước trên mặt là
nước lợ, nước mặn, đây là nguồn nước được đưa từ biển vào hoặc được pha
trộn với nước mưa. Trong mùa khô độ mặn nước sông tăng cao, trung bình 20
– 30 %0. Trong mùa mưa độ mặn giảm nhanh ở cả nước sông và nước trong
đầm tôm, một số vùng có điều kiện rửa mặn, giữ ngọt tốt có thể luân canh sản
xuất 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm trong mùa mưa mang lại hiệu quả cao và phát
triển bền vững.

- Nước ngầm: là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu ở huyện cũng như toàn
tỉnh Cà Mau, theo kết quả điều tra của Liên đoàn Bản đồ Địa chất miền Nam,
ở địa bàn huyện (cũng như ở tỉnh Cà Mau) nước ngầm được phân chia thành
7 tầng chứa nước (phân chia theo độ sâu tầng chứa nước, các tầng có độ sâu
từ 32 – 415 mét). Tại huyện Thới Bình hiện đang khai thác nước ngầm ở các
tầng II, III và tầng IV từ độ sâu từ 75m đến 224 m. Trữ lượng nước ngầm tại
thị trấn Thới Bình khoảng 58.200m3/ngày (bao gồm tầng II là 14.500
m3/ngày, tầng III là 30,5 m3/ngày và tầng IV là 13,2 m3/ngày). Lượng nước
đang khai thác tại thị trấn Thới Bình chiếm khoảng 1/24 so với trữ lượng
nước tiềm năng, ở các nơi khác mức độ khai thác còn thấp hơn; chất lượng
nước ngầm các tầng đều tốt, đảm bảo cho sinh hoạt. Tuy nhiên, dự báo sẽ bị
tụt độ sâu tầng nước ở tất cả các tầng chứa nước (tụt từ 0,1 – 0,8m/năm tùy
theo ở từng tầng, nhất là ở tầng II đang bị khai thác nhiều có thể bị tụt mực
nước từ 0,2-0,8m/năm). Toàn huyện có 21.159 giếng khoan với lưu lượng
khai thác gần 49.000 m3/ngày; trong đó nhà máy, xí nghiệp 16 giếng, giếng
khai thác tập trung 15 giếng, giếng khai thác nhỏ lẻ nông thôn 21.128 giếng.

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020



11
3. Tài nguyên đất đai:
Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình mặt ruộng
từ 0,2m đến 0,4m, một số liếp vườn có độ cao 0,5-0,8m. Một số vùng trong
huyện có địa hình thấp trũng như Tân Phú, Tân Lộc Đông, Thới Bình, Hồ Thị
Kỷ.
Huyện có 2 nhóm đất chính là đất phèn và đất mặn, đất phèn chiếm tới
72% diện tích tự nhiên, trong đó đất phèn tiềm tàng 3.149 ha, đất phèn hoạt
động 41.967 ha, chủ yếu là đất phèn hoạt động nông chiếm tới 33.293 ha,
thường xuyên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Nhưng thực tế, bằng các phương pháp canh tác hợp lý, đất đai của huyện
đang được khai thác phát triển sản xuất nông ngư lâm nghiệp toàn diện, gồm:
trồng 2 vụ lúa, 1 vụ lúa kết hợp cá đồng, trồng lúa luân canh nuôi tôm, trồng
cây công nghiệp (mía, khóm, trúc), nuôi tôm sinh thái…
4. Tài nguyên rừng
Địa bàn huyện Thới Bình không nằm trong diện tích quy hoạch đất lâm
nghiệp, rừng ở huyện chủ yếu là rừng trồng phân tán (khu vực xã Tân Bằng,
Biển Bạch), nhưng nay chỉ còn 1.567 ha.
Như vậy, so với các huyện khác trong tỉnh Cà Mau, huyện Thới Bình là
huyện có ít loại tài nguyên tự nhiên hơn (không có tài nguyên biển, tài nguyên
rừng).

III. DÂN SỐ LAO ĐỘNG
3.1.Dân số
Theo số liệu tổng điều tra dân số và nhà ở thời điểm 01/4/2009, dân số
của huyện Thới Bình là 134.456 người, so với dân số năm 1999 đã tăng thêm
4.494 người, số dân số tăng thêm trong 10 năm thấp hơn so với các huyện
khác. Đáng chú ý là số lượng dân số tăng thấp, nhưng tỷ lệ tăng dân số tự
nhiên của huyện vẫn khá cao (năm 2005 là 1,46%; năm 2009 là 1,27%), cho
thấy địa bàn huyện Thới Bình không có sự tăng dân số cơ học (yếu tố thu hút

thấp), và đã diễn ra giảm dân số cơ học (đi lao động ngoài huyện, ngoài tỉnh;
vì theo số liệu thống kê năm 2008, dân số huyện Thới Bình là 145.834 người).

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


12
Huyện Thới Bình có tỷ lệ người dân tộc thiểu số khá cao, chủ yếu là
người Khmer, cuối năm 2009 có 1.400 hộ với 6.680 người, chiếm 4,97%, tập
trung chủ yếu ở các Tân Lộc, Tân Lộc Bắc, Hồ Thị Kỷ. Những hộ đồng bào
dân tộc thiểu số thường sinh nhiều con hơn, bình quân số người/hộ của toàn
huyện là 4,4 người, riêng các hộ đồng bào dân tộc thiểu số là 4,8 người/hộ.

Tỷ lệ giới tính dân số của huyện vẫn giữ được cân bằng, mặc dù bắt
đầu có dấu hiệu tỷ lệ dân số nữ thấp hơn (năm 2009 tỷ lệ dân số nữ chiếm
49,97%) so với bình quân toàn tỉnh Cà Mau là 49,63%).
Mật độ dân số trung bình của huyện năm 2009 đạt 210 người/km 2 so
với bình quân toàn tỉnh 226 người/km2; như vậy so với các huyện khác của
tỉnh Cà Mau thì huyện Thới Bình có mật độ dân số khá cao (mật độ dân số
của huyện Ngọc Hiển chỉ có 118 người/km2).
Dân số trong huyện phân bố không đều, một số xã có điều kiện kinh tế
xã hội khó khăn hơn như Tân Lộc Đông, Biển Bạch Đông, Tân Bằng có mật
độ dân số thấp hơn khá nhiều so với một số xã khác ở trục lộ giao thông.
Cụ thể mật độ dân số theo từng xã trong huyện Thới Bình như sau:
Biểu 1
STT
1
2
3
4

5
6
7
8
9
10
11
12

Diện tích, dân số và mật độ dân số
Đơn vị xã
Toàn huyện
Thị trấn Thới Bình
Xã Biển Bạch Đông
Xã Biển Bạch
Xã Tân Bằng
Xã Trí Phải
Xã Trí Lực
Xã Tân Phú
Xã Thới Bình
Xã Tân Lộc
Xã Tân Lộc Bắc
Xã Tân Lộc Đông
Xã Hồ Thị Kỷ

Diện tích
640.1
21.26
72.2
40.67

47.3
35.01
38.98
94.84
101.09
27.62
28.03
41.12
95.39

Dân số
139579
10623
10834
6432
8563
11281
7130
17904
18167
11664
10148
6334
20499

MĐDS
218
500
150
158

181
322
183
189
180
422
362
154
215

Nguồn số liệu Phòng Thống kê huyện Thới Bình: Dân số thời điểm
01/01/2010 của huyện là 139.579 người, ước tính dân số thời điểm 1/7/2010
của huyện là 140.400 người

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


13
Dự báo dân số của huyện Thới Bình đến năm 2015, năm 2020: Trên cơ
sở tiếp tục thực hiện chương trình dân số, kế hoạch hóa gia đình, thực hiện
giảm tỷ lệ sinh và quy mô gia đình ít con, dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
năm 2015 của huyện còn khoảng 1,15%; năm 2020 còn 1,1%. Về tăng dân số
cơ học, dự báo trong giai đoạn tới, yếu tố thu hút dân số vào huyện Thới Bình
không cao. Dự báo dân số trung bình của huyện năm 2015 khoảng 150.000
người, năm 2020 khoảng 159.000 người.

3.2. Lao động
Số lao động trong độ tuổi của huyện cuối năm 2009 là 92.348 người,
chiếm 66,1% dân số. Lao động của huyện là lao động trẻ, có thể lực tốt,
nhưng trình độ còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo. Tỷ

lệ lao động được đào tạo, dạy nghề, tập huấn kỹ thuật trong huyện chiếm
khoảng 8%, riêng số lao động có trình độ từ công nhân kỹ thuật trở lên đến
cuối năm 2009 chiếm 3,84%).
Nguồn lực lao động của huyện chưa được sử dụng đầy đủ, ngoài việc
thời gian nông nhàn ở nông thôn còn lớn thì số lượng khá lớn lao động nữ của
huyện (cũng như ở tỉnh Cà Mau) chủ yếu làm các việc nội trợ gia đình. Theo
số liệu của Phòng Thống kê huyện, số lao động có việc làm ổn định là 80.820
người, chiếm 87,5%. Số lao động nữ tham gia làm việc trong các ngành kinh
tế của huyện chỉ chiếm 34%. Vì vậy cần tạo nhiều việc làm phù hợp để lao
động nữ tham gia làm việc, có thu nhập, làm chủ cuộc sống. Do cơ cấu kinh
tế huyện chủ yếu là nông ngư nghiệp, nên số lao động nông nghiệp chiếm trên
83%, lao động công nghiệp xây dựng chiếm 5,7%; lao động dịch vụ chiếm
11,3%.
IV. ĐÁNH GIÁ CHUNG LỢI THẾ, HẠN CHẾ PHÁT TRIỂN CỦA
HUYỆN TRONG KỲ QUY HOẠCH
1. Qua phân tích các điều kiện về vị trí địa lý kinh tế, tự nhiên, nguồn
nhân lực của huyện Thới Bình cho thấy có những thuận lợi:

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


14
- Huyện có vị trí địa lý kinh tế thuận lợi, khả năng kết nối giao thông
với các huyện trong tỉnh, trong vùng thuận lợi (qua tuyến đường hành lang
ven biển phía nam, đường Cà Mau – Tắc Thủ - U Minh, đường Quản lộ
Phụng Hiệp, đường liên huyện U Minh- Thới Bình… ), là điều kiện thuận lợi
để thu hút đầu tư vào địa bàn huyện. Thực tế hiện nay đã có một số doanh
nghiệp đầu tư các dự án công nghiệp vào địa bàn huyện Thới Bình.
- Thới Bình là một huyện thuộc vùng kinh tế nội địa của tỉnh Cà Mau,
có hệ thống đê sông đã được đầu tư cơ bản, khả năng khép kín vùng để ứng

phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng thuận lợi hơn.
- Chủ trương quy hoạch thủy lợi theo hướng ngọt hóa vùng bắc bán đảo
Cà Mau sẽ giúp sản xuất nông ngư nghiệp bền vững hơn (kể cả sản xuất luân
canh lúa – tôm). Mặc dù không có khả năng đưa nước ngọt sông Hậu về,
nhưng do nằm sâu trong nội địa, nên thời gian giữ ngọt tại chỗ kéo dài hơn,
thuận lợi cho sản xuất lúa vụ 2 và lúa trên đất nuôi tôm bền vững hơn.

2. Tuy vậy, trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020 (trước mắt là giai
đoạn 2011-2015) huyện cũng có những hạn chế phát triển, cần lưu ý như sau:
- Nguồn tài nguyên tự nhiên của huyện hạn chế hơn các huyện khác
(không có rừng, biển); nguồn tài nguyên tự nhiên chủ yếu chỉ có đất đai lại bị
nhiễm phèn nặng (trên 50% diện tích tự nhiên của huyện là đất phèn hoạt
động nông), là hạn chế lớn đối với sản xuất nông nghiệp, gây ô nhiễm môi
trường nếu tác động vào tầng phèn.
Mặc dù là huyện nằm trong vùng quy hoạch ngọt hóa bán đảo Cà Mau,
nhưng chỉ là giữ ngọt tại chỗ, hiện tại và trong tương lai, huyện Thới Bình
không có nguồn nước ngọt từ Sông Hậu đưa về. Hệ thống thủy lợi chưa được
đầu tư hoàn chỉnh để ngăn mặn giữ ngọt, vì vậy sản xuất nông nghiệp vẫn phụ
thuộc nhiều vào thời tiết (lượng mưa và sự phân bố mưa trong năm).
- Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau đến
năm 2020, trên địa bàn huyện Thới Bình không quy hoạch khu công nghiệp,
vì vậy mức độ thu hút, phát triển công nghiệp sẽ ít hơn (không phải địa bàn
công nghiệp trọng điểm của tỉnh).

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


15
- Trình độ nguồn nhân lực hạn chế, chủ yếu là lao động phổ thông chưa
qua đào tạo, đang làm nông ngư nghiệp là chủ yếu, việc chuyển đổi sang các

ngành nghề khác gặp khó khăn.
- Khí hậu thời tiết ngày càng phức tạp, cần chủ động thực hiện các giải
pháp thích ứng theo chương trình ứng phó biến đổi khí hậu.
- Những dự án hạ tầng lớn (giao thông) đi qua địa bàn huyện, đặt ra
những nhiệm vụ cho huyện về tái định cư, ổn định đời sống cho những hộ bị
ảnh hưởng (riêng dự án tuyến đường hành lang ven biển phía Nam đi qua địa
bàn huyện dài 52km, huyện Thới Bình có 1.074 hộ bị ảnh hưởng, trong đó có
300 hộ bị giải tỏa trắng).

Từ đánh giá các yếu tố, điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực của
huyện Thới Bình cho thấy trong thời kỳ quy hoạch đến năm 2020, huyện có
những thuận lợi về thu hút đầu tư công nghiệp, dịch vụ, về sản xuất nông –
ngư kết hợp nhưng cũng có những hạn chế phát triển, cần chú ý khắc phục.

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


16
PHẦN THỨ HAI
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
HUYỆN THỚI BÌNH GIAI ĐOẠN 2001-2010
I. QUY MÔ, TĂNG TRƯỞNG VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ
1. Quy mô và tăng trưởng kinh tế.
1.1. Quy mô kinh tế huyện Thới Bình trong nền kinh tế tỉnh Cà Mau
Tổng giá trị tăng thêm (VA) trên địa bàn huyện Thới Bình năm 2005
đạt khoảng 591,77 tỷ đồng, năm 2009 đạt khoảng 876 tỷ đồng (giá so sánh
1994, giá thực tế khoảng 1.251 tỷ đồng), kế hoạch năm 2010 là 972 tỷ đồng
(giá thực tế khoảng 1.389 tỷ đồng). Như vậy tỷ trọng kinh tế của huyện Thới
Bình năm 2000 chiếm khoảng 6,4% GDP của tỉnh Cà Mau, năm 2005 chiếm
7,7% và năm 2009 chiếm 6,66%.

Từ các số liệu trên cho thấy:
+ Quy mô kinh tế huyện Thới Bình trong thời gian qua còn chiếm tỷ
trọng nhỏ trong nền kinh tế tỉnh Cà Mau, vị trí và vai trò đóng góp vào tăng
trưởng kinh tế tỉnh chưa cao. Nguyên nhân do kinh tế nông nghiệp là chủ yếu,
trên địa bàn huyện không có các dự án công nghiệp lớn của tỉnh;
+ Quy mô kinh tế không tương xứng với quy mô dân số của huyện (tỷ
trọng kinh tế chỉ chiếm 6,66% so với quy mô dân số năm 2009 chiếm 11,1%
dân số toàn tỉnh Cà Mau). Chính vì vậy giá trị tăng thêm bình quân đầu người
của huyện đạt thấp, năm 2000 đạt khoảng 199 USD, năm 2009 đạt khoảng
550 USD, dự kiến năm 2010 đạt khoảng 600 - 630 USD, chỉ bằng 57,3% bình
quân toàn tỉnh.
+ Tỷ trọng đóng góp của kinh tế huyện Thới Bình vào nền kinh tế tỉnh
Cà Mau từ năm 2005 đến nay đã giảm đi (vì kinh tế tỉnh Cà Mau có dự án
cụm công nghiệp khí điện đạm của tỉnh đã đóng góp rất lớn vào quy mô kinh
tế tỉnh). Nhưng nếu không kể cụm khí điện đạm Cà Mau vào kinh tế tỉnh thì
năm 2009, kinh tế huyện Thới Bình cũng chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 7,6%
GDP của tỉnh. Trong thời gian tới, nếu không thu hút được các dự án công
nghiệp, dịch vụ lớn vào địa bàn, kinh tế huyện Thới Bình sẽ nhanh chóng bị
tụt hậu so với bình quân của tỉnh Cà Mau.

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


17
1.2. Tăng trưởng kinh tế: Tổng giá trị tăng thêm của huyện năm 2010
(kế hoạch) tăng gấp 3,45 lần năm 2000, tăng bình quân hàng năm giai đoạn
2001-2010 là 13,2%, trong đó giai đoạn 2001-2005 tăng bình quân 16% và
giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 10,4% (so với kinh tế toàn tỉnh Cà Mau
tăng trưởng bình quân các giai đoạn tương ứng là 12,4% - 11% - 13,7%).
Như vậy tính chung cả thời kỳ 10 năm 2001-2010 thì kinh tế huyện Thới Bình

có tốc độ tăng trưởng bằng kinh tế toàn tỉnh Cà Mau, giai đoạn 2006-2010
kinh tế huyện tăng trưởng có chậm hơn bình quân toàn tỉnh nhưng vẫn xấp xỉ
đạt mục tiêu Nghị quyết đại hội huyện Đảng bộ (10,4% so với nghị quyết là
10,6%, so với mục tiêu quy hoạch là 8,7% ).
Trong kinh tế huyện
Thới Bình, lĩnh vực dịch vụ
có tốc độ tăng trưởng cao
nhất, bình quân hàng năm đạt
16,8% (giai đoạn 2006-1010
tăng 15,1% so với Nghị quyết
là 13,75%); đồng thời lĩnh
vực công nghiệp xây dựng
giai đoạn 2006-2010 cũng có tốc độ tăng cao (18% so với Nghị quyết
20,56%). Lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản tăng nhanh trong giai đoạn 20012005 do gia tăng diện tích nuôi tôm, giai đoạn 2006-2010 tăng 7,6% (so với
Nghị quyết là 8,21%).

80

15

60

10

40

5

20


0

0
2001-2005
NLN

2006-2009

CNXD

DV

2009-2010
Tăng trưong

(%)

20

Ty le đóng góp

GTTT(%)

Tăng trưong

Đóng góp cho tăng trưong

Tỷ lệ đóng góp cho
tăng trưởng của các
khu vực đã có sự thay

đổi. Nông lâm ngư
nghiệp đã giảm dần từ
70% năm năm đầu
2001-2005 xuống 5052% trong 5 năm 20062010;

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


18
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
So với các huyện khác trong tỉnh Cà Mau, huyện Thới Bình là huyện có
tốc độ chuyển dịch cơ cấu chậm hơn, tỷ trọng công nghiệp xây dựng còn rất
thấp (kế hoạch năm 2010 là 9% so với chỉ tiêu Nghị quyết là 10%), tỷ trọng
kinh tế nông nghiệp năm 2009 còn 63,3%, dự kiến năm 2010 tỷ trọng kinh tế
nông nghiệp của huyện Thới Bình vẫn còn khoảng 62% (đạt chỉ tiêu Nghị
quyết). Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện chậm, vì kinh tế của huyện chủ
yếu vẫn là nông ngư nghiệp, số dự án công nghiệp mới thu hút còn đang trong
giai đoạn đầu tư. Nhà máy đường Thới Bình là dự án công nghiệp quan trọng
của tỉnh đóng trên địa bàn huyện, nhưng gặp khó khăn về nguyên liệu nên sản
lượng đường chế biến hàng năm chỉ đạt 10 – 12 nghìn tấn (giá trị sản xuất của
nhà máy chỉ đạt khoảng 50 – 60 tỷ đồng, giá cố định 1994). Cụ thể mức độ
chuyển dịch cơ cấu cơ cấu kinh tế huyện (%) qua các năm như sau:
Biểu 2, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Thới Bình từ 2000
đên 2010 (%)
Lĩnh vực

Năm 2000 Năm 2005

Năm 2009


Năm 2010

Nông ngư nghiệp

70.8

71.56

63.31

62.0

Công nghiệp, xây dựng

10.7

6.32

8.39

9.0

Dịch vụ

18.5

22.12

28.30


29.0

(Cơ cấu kinh tế năm 2009 của tỉnh Cà Mau là: Nông nghiệp 42% -Công
nghiệp xây dựng 34% - dịch vụ 24%; kế hoạch cơ cấu kinh tế năm 2010 của
tỉnh Cà Mau tương ứng là 39,3% - 35,5% - 25,2%).

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


19
Biểu đồ cơ cấu kinh tế huyện Thới Bình

120
100
80

18.5

22.12

10.7

6.32

60
40

28.30

29


8.39

9

DV
CNXD
NN

70.8

71.56

63.31

62

20

0

2000

2005

2009

2010

II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH, LĨNH VỰC

1. Nôngnghiệp
Sau chuyển đổi cơ cấu sản xuất vào năm 2001, quy mô sản xuất nông
nghiệp cả trồng trọt và chăn nuôi đều sụt giảm nhiều, nhất là cây lúa, cây mía.
- Cây lúa vẫn là cây trồng chính, nhưng một diện tích lớn canh tác lúa
đã bị tự phát đưa nước mặn vào nuôi tôm, diện tích gieo trồng lúa của huyện
đã giảm từ 57.768 ha năm 2000 xuống 20.323 ha năm 2005, năm 2009 đạt
28.130 ha và kế hoạch 2010 dự kiến đạt trên 30.000 ha. Diện tích lúa 2 vụ
cũng giảm từ 12.556 ha năm 2000 xuống còn 4.671 ha năm 2005 và kế hoạch
năm 2010 chỉ còn trên 3.000 ha. Tuy vậy, diện tích lúa luân canh trên đất nuôi
tôm tăng khá nhanh qua từng năm do nông dân đã nhận thức được yêu cầu
sản xuất bền vững của mô hình luân canh lúa-tôm. Diện tích lúa tôm của
huyện từ 13.924 ha năm 2001 đã tăng lên 22.000 ha vào năm 2009, kế hoạch
năm 2010 gieo cấy trên 24.000 ha. Tuy vậy, diện tích luân canh trồng lúa trên
đất nuôi tôm còn thấp (mới chiếm 55% diện tích nuôi tôm toàn huyện), đồng
thời những năm qua sản xuất lúa trên đất nuôi tôm phụ thuộc nhiều vào thời
tiết, bấp bênh do huyện chưa khép kín được các tiểu vùng thủy lợi (năm 2009
trên 1.000 ha lúa bị mất trắng do bị tràn mặn). Sản lượng lúa giảm từ 207.486
tấn năm 2000 xuống còn 75.020 tấn năm 2005, năm 2009 đạt khoảng 104.000
tấn, kế hoạch năm 2010 dự kiến đạt 118.000 tấn (so với mục tiêu quy hoạch
120.000 tấn và so với chỉ tiêu Nghị quyết của huyện là 136.000 tấn). Diện tích
lúa tập trung nhiều ở các xã Tân Phú, Thới Bình, Biển Bạch Đông, Hồ Thị Kỷ
Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


20
(3.000 ha/xã trở lên), diện tích lúa 2 vụ tập trung ở các xã Tân Phú, Tân Lộc,
Tân Lộc Bắc và xã Trí Phải.
Biểu 3. Kế hoạch sản xuất lúa năm 2010 phân bổ theo các xã, thị trấn
STT


Xã, thị trấn

1
2
3
4
5
6
7
8
9

Toàn huyện
Thị trấn Thới Bình
Xã Hồ Thị Kỷ
Xã Tân Lộc
Xã Tân Lộc Đông
Xã Tân Lộc Bắc
Xã Tân Phú
Xã Trí Phải
Xã Trí Lực
Xã Biển Bạch
Xã Biển Bạch Đông

10
11
12

Xã Tân Bằng
Xã Thới Bình


Diện tích
canh tác: ha

Diện tích gieo trồng (ha)
Tổng số
Hè Thu
Lúa-tôm

Sản lượng
(tấn)

27.238
720
3.008
1.430
318
1.950
3.996
2.766
1.461
1.890

30.235
720
3.008
2.330
318
3.150
4.986

2.773
1.461
1.890

24.091
720
3.008
530
318
750
3.006
2.759
1.461
1.890

118.000
2.736
11.430
9.754
1.208
13.170
19.937
10.550
5.552
7.180

3.068
2.459
4.072


3.068
2.459
4.072

3.068
2.459
4.072

11.658
9.344
15.480

3.097

900
1.200
990
7

- Cây mía: huyện Thới Bình là vùng mía tập trung của tỉnh Cà Mau (ở
các xã Trí Phải, Trí Lực, Biển Bạch Đông, Biển Bạch), phục vụ nguyên liệu
cho nhà máy đường Thới Bình (công suất 1.000 tấn mía/ngày), nhưng đến nay
nông dân đã chuyển đổi hơn một nửa diện tích trồng mía sang nuôi tôm. Diện
tích mía giảm từ 5.269 ha năm 2000 xuống còn 3.109 năm 2005 và năm 2009
chỉ còn 1.459 ha. Sản lượng mía giảm từ 316.140 tấn năm 2000 xuống
202.267 tấn năm 2005, năm 2009 còn khoảng 102.000 tấn. Diện tích mía
giảm sút nhanh nên không đáp ứng được mía nguyên liệu tại chỗ cho nhà máy
đường.
Việc chuyển diện tích mía sang trồng cây con khác: do diện tích mía năm
2000 của huyện lớn, nhà máy đường Thới Bình không chế biến kịp, mía

nguyên liệu bị ứ đọng nên trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội
huyện Thới Bình đến năm 2010 đề ra quy hoạch ổn định diện tích trồng mía
của huyện là 3.500 ha, phần còn lại chuyển sang trồng cây khác có giá trị hơn
như lúa, rau màu thực phẩm, nuôi cá nước ngọt. Nhưng thực tế nông dân đã
Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


21
tự phát chuyển đổi quá nhanh, đưa nước mặn vào nuôi tôm không theo quy
hoạch dẫn đến thiếu mía nguyên liệu cho nhà máy đường Thới Bình.
- Diện tích một số cây trồng khác như dứa (khóm), dừa, cây ăn trái, rau
đậu cũng giảm nhiều, cụ thể: cây khóm từ 1.215 ha giảm còn 22 ha, cây dừa
từ 1.255 ha còn 661 ha, cây ăn trái cũng giảm từ 1.244 ha xuống còn 723 ha.
- Quy mô đàn gia súc, gia cầm cũng giảm khá nhiều, một phần do
chuyển đổi sản xuất sang nuôi tôm, nhưng chủ yếu do bị ảnh hưởng bởi dịch
bệnh (dịch heo tai xanh, dịch cúm gia cầm). Đàn heo từ 34.420 con năm 2000
giảm còn khoảng 17.800 con, đàn gia cầm từ trên 293 nghìn con giảm còn
khoảng trên 100 nghìn con.

2. Thủy sản
Diện tích mặt nước nuôi thủy sản của huyện Thới Bình tăng nhanh do
chuyển đất lúa sang nuôi tôm, từ 17.420 ha năm 2000 tăng lên 41.953 ha năm
2005 và năm 2009 đạt tới 45.370 ha, trong đó diện tích nuôi tôm tăng từ 7.451
ha năm 2000 lên 36.444 ha năm 2005 và tăng lên 44.205 ha năm 2009. Như
vậy chỉ tính từ năm 2005 đến nay diện tích nuôi tôm nước lợ ở huyện Thới
Bình tiếp tục tăng thêm trên 8.000 ha (đây là diện tích người dân tự phát
chuyển từ đất lúa, đất mía sang nuôi tôm). Sản lượng thủy sản nuôi cũng tăng
lên tương ứng, từ 6.673 tấn năm 2000 lên 28.500 tấn năm 2009, kế hoạch năm
2010 là 33.000 tấn, riêng sản lượng tôm đã tăng lên 10.500 tấn năm 2009, kế
hoạch năm 2010 là 11.750 tấn. Năng suất tôm nuôi của huyện năm 2005 bình

quân đạt khoảng 200 kg/ha, năm 2009 đạt khoảng 240 kg/ha (so với bình
quân toàn tỉnh Cà Mau đạt 370kg/ha). Năng suất tôm nuôi ở huyện Thới Bình
đạt thấp hơn vì quy hoạch vùng nuôi đối với huyện Thới Bình (và cả các
huyện phía bắc tỉnh Cà Mau) chủ yếu là nuôi luân canh với trồng lúa và nuôi
quảng canh cải tiến, không quy hoạch nuôi tôm công nghiệp (thực tế vừa qua
ở huyện Thới Bình có một số hộ nuôi tôm công nghiệp với tổng diện tích
hàng năm từ 10 – 25 ha, nhưng hiệu quả không cao); vì vậy năng suất nuôi
tôm thấp nhưng đảm bảo phát triển bền vững.

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


22
Biểu 4 Phân bố nuôi tôm năm 2010 theo các xã, thị trấn

STT

Xã, thị trấn

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12

Toàn huyện
Thị trấn Thới Bình
Xã Hồ Thị Kỷ
Xã Tân Lộc
Xã Tân Lộc Đông
Xã Tân Lộc Bắc
Xã Tân Phú
Xã Trí Phải
Xã Trí Lực
Xã Biển Bạch
Xã Biển B. Đông
Xã Tân Bằng
Xã Thới Bình

Tổng
Diện tích

45.416
1.573
7.676
1.170
3.649
978
6.903
2.844
2.096
1.980
5.528

2.906
8.113

Kế hoạch năm 2010
Diện
Riêng
Tổng
tích tôm tôm - lúa
sản
lượng

44.289
1.512
7.560
1.058
3.506
885
6.744
2.794
2.055
1.950
5.384
2.850
7.991

24.091
720
3.008
530
318

750
3.006
2.759
1.461
1.890
3.068
2.459
4.072

33.000
1.135
5.582
830
2.630
689
5.068
2.070
1.520
1.440
4.000
2.106
5.930

Sản
lượng
tông

11.750
405
2.003

280
930
235
1.787
740
545
520
1.430
755
2.120

3. Công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn
huyện Thới Bình năm 2009 đạt khoảng 193,8 tỷ đồng, kế hoạch năm 2010
khoảng 220 tỷ đồng (giá cố định 1994), tăng bình quân hàng năm giai đoạn
2001-2010 khoảng 11,9%, riêng giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 17,2%.
Sản xuất công nghiệp tăng nhanh do nhà máy đường Thới Bình đã tăng cường
mua thêm mía nguyên liệu ngoài tỉnh, một số cơ sở sản xuất mới đi vào hoạt
động (nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng ở xã Hồ Thị Kỷ, nhà máy chế phẩm
phân bón sinh học Minh Phú). Một số dự án công nghiệp khác như nhà máy
chế biến thủy sản Quốc Ái, nhà máy thủy sản Khánh An (xã Hồ Thị Kỷ), nhà
máy chế biến lương thực ở xã Trí Phải… đang được đầu tư xây dựng.
Tuy tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của
huyện tăng cao, nhưng quy mô sản xuất còn rất nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong
sản xuất công nghiệp của tỉnh và trong nền kinh tế huyện (năm 2009 giá trị
sản xuất công nghiệp của huyện Thới Bình chỉ chiếm 1,5% tổng giá trị sản
xuất công nghiệp của tỉnh Cà Mau). Năng lực sản xuất công nghiệp của huyện
Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020



23
còn hạn chế, số cơ sở sản xuất công nghiệp ít, quy mô sản xuất nhỏ, các
ngành nghề chủ yếu là xay xát lúa gạo, sản xuất nước đá, cơ khí nhỏ sửa
chữa, mộc gia dụng, trình độ lao động chủ yếu là lao động giản đơn. Hoạt
động khuyến công còn hạn chế, các doanh nghiệp và hộ sản xuất còn khó
khăn về vốn, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các nghề thủ công truyền thống
của huyện như dệt chiếu ở Tân Lộc, đan lát ở xã Biển Bạch, Biển Bạch Đông
phát triển chậm do sản phẩm khó tiêu thụ và vùng nguyên liệu bị thu hẹp.

4. Các ngành dịch vụ
Kinh tế dịch vụ của huyện phát triển nhanh, từng bước vươn lên chiếm
tỷ trọng khá cao trong cơ cấu kinh tế (năm 2009 chiếm 28,3%), đáp ứng yêu
phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân.
Ngoài trung tâm thương mại ở thị trấn Thới Bình, hệ thống chợ nông
thôn ở các xã của huyện phát triển khá, hiện nay toàn huyện có 10 chợ loại 3
với tổng số 1.013 điểm kinh doanh. Giá trị tăng thêm của khu vực dịch vụ
năm 2009 đạt khoảng 258 tỷ đồng (giá so sánh 1994), kế hoạch năm 2010 dự
kiến 291 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2010 là 16,8%,
riêng giai đoạn 2006-2010 tăng bình quân 15,1%.
Trên địa bàn huyện Thới bình tổng số có 2.685 cơ sở, hộ kinh doanh
thương mại, dịch vụ, khách sạn, nhà hàng. Tổng giá trị bán lẻ hàng hóa và
dịch vụ năm 2009 đạt khoảng 1.240 tỷ đồng, năm 2010 khoảng 1.410 tỷ đồng,
bình quân đầu người đạt 10,3 triệu đồng/năm (so với bình quân toàn tỉnh Cà
Mau là 17 triệu đồng), như vậy sức mua của các hộ gia đình tại địa bàn huyện
Thới Bình còn thấp hơn khá nhiều so với bình quân toàn tỉnh Cà Mau.

Dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa tăng nhanh, đáp ứng được
nhu cầu sản xuất kinh doanh và đi lại của nhân dân. Toàn huyện có 86 hộ kinh
doanh dịch vụ vận tải, kho bãi tập trung ở thị trấn Thới Bình, xã Tân Phú.
Khối lượng vận tải hành khách năm 2009 đạt trên 46,2 nghìn lượt người, kế

hoạch năm 2010 dự kiến khoảng 51 nghìn lượt người. Do giao thông đường
bộ phát triển (tuyến Thới Bình – Huyện Sử - Chợ Hội- Cà Mau), nên khối

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


24
lượng vận chuyển hành khách đường bộ đã phát triển nhanh, gấp trên 3 lần so
với vận chuyển đường thủy. Khối lượng vận chuyển hàng hóa năm 2009 đạt
khoảng 45.000 tấn, kế hoạch năm 2010 dự kiến 50.000 tấn, tăng bình quân
hàng năm 11%.

Dịch vụ viễn thông phát triển nhanh, bảo đảm thông tin liên lạc với
chất lượng ngày càng cao và tiện lợi. Đến cuối năm 2009 toàn huyện có 8.450
máy điện thoại cố định và khoảng 35.500 máy di động; bình quân đạt 32
máy/100 người dân (riêng điện thoại cố định đạt bình quân 6,2 máy/100
người dân (bình quân toàn tỉnh đạt 70 máy/100 người, riêng điện thoại cố
định đạt 11,5 máy/100 người). Dịch vụ Internet cũng bước đầu phát triển,
trong huyện đã có trên 800 thuê bao Internet, năm 2010 dự kiến tăng lên
1.600 thuê bao.

5. Tài chính ngân hàng
+ Thu ngân sách: nguồn thu ngân sách chủ yếu của huyện là thuế công
thương nghiệp, thu phí, lệ phí. Tổng thu ngân sách huyện năm 2009 đạt 46,38
tỷ đồng, dự toán thu năm 2010 là 50 tỷ đồng, ngoài ra Văn phòng Cục thuế Cà
Mau còn thu một số nguồn, hàng năm đạt từ 2 – 5 tỷ đồng.
Biểu 5.

Thu ngân sách huyện qua các năm
Đơn vị: Triệu đồng

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm
2008

Năm
2009

25.555

31.391

39.679

50.500

52.046

Các ngành thuế 23.782
huyện thuCác

28.238

37.071

46.785

46.383

VP Cục thuế thu

3.693


2.608

3.715

5.663

Tổng thu

1.773

Nguồn: Số liệu của Cục Thuế Cà Mau
Như vậy tổng thu ngân sách trên địa bàn huyện đã tăng gấp 4 lần năm
2000, gấp 2 lần năm 2005, nhưng chỉ chiếm 2,6% tổng thu ngân sách tỉnh. Tỷ

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


25
lệ huy động giá trị tăng thêm vào ngân sách thấp vì kinh tế nông nghiệp chiếm
tỷ trọng lớn, chỉ đạt tỷ lệ 3,7% (so với bình quân toàn tỉnh Cà Mau là 8,7%).
Tổng chi ngân sách huyện năm 2009 đạt 170 tỷ đồng, dự toán chi năm
2010 là 161 tỷ đồng (kể cả các khoản chi được quản lý qua ngân sách), gấp
3,68 lần năm 2000, trong đó chi đầu tư phát triển 18 tỷ đồng; nhưng thực tế
tổng chi vốn nhà nước cho đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Thới Bình lớn
hơn thông qua các chương trình đầu tư đường ô tô đến trung tâm xã, thủy lợi,
xây dựng bệnh viện. Tổng chi hoạt động thường xuyên năm 2010 là 129,3 tỷ
đồng, trong đó riêng chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo và dạy nghề là 81,46
tỷ đồng.
Như vậy, huyện Thới Bình chưa tự cân đối được thu – chi ngân sách,

mức hỗ trợ của tỉnh cho chi ngân sách cho huyện chiếm 2/3 tổng chi ngân
sách, dự toán năm 2010 bù chi cho huyện Thới Bình 100 tỷ đồng.

Về ngân hàng: tổng dư nợ tín dụng cuối năm 2009 của các ngân hàng
thương mại và chính sách xã hội (giải quyết cho vay theo các diện chính sách
theo chương trình giảm nghèo, giải quyết việc làm, cho học sinh sinh viên
vay) là 455 tỷ đồng, riêng ngân hàng Nông nghiệp và PTNT chi nhánh huyện
Thới Bình có số dư 376,3 tỷ đồng, tăng gấp 2,7 lần năm 2001 (trong đó có
245,37 tỷ đồng cho vay hỗ trợ lãi suất theo chủ trương kích cầu đầu tư của
Chính phủ). Đã giải quyết cho 11.966 hộ vay, đầu tư cho diện tích nuôi trồng
thủy sản trên 16.200 ha. Như vậy, quy mô nguồn vốn tín dụng đầu tư phát
triển, mức vốn cho vay bình quân theo hộ dân và theo diện tích canh tác còn
thấp . Tỷ lệ nợ xấu cao hơn bình quân toàn tỉnh Cà Mau (chiếm 16,75% tổng
dư nợ, so với bình quân nợ xấu của ngân hàng Nông nghiệp và PTNT tỉnh Cà
Mau là 10,5%).

6. Kết cấu hạ tầng
Thời gian qua, các công trình kết cấu hạ tầng của huyện được quan tâm
đầu tư bằng nhiều nguồn vốn (nhà nước, nhân dân, các tổ chức xã hội), đã tạo
điều kiện phát triển kinh tế xã hội của huyện.

Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đến năm 2020


×