Tải bản đầy đủ (.pdf) (191 trang)

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN, BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 191 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BOUNHUEANG THAMMAKOT

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN, BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC

HÀ NỘI - 2018


HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

BOUNHUEANG THAMMAKOT

CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG
CẢNH SÁT NHÂN DÂN, BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA
DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. PHAN HỮU TÍCH
2. PGS.TS. NGUYỄN VĂN BIỀU

HÀ NỘI - 2018




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có
nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Bounhueang Thammakot


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN

6

1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu của Việt Nam

6

1.2. Các công trình khoa học nghiên cứu của Lào

16


1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố
liên quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết

22

Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT
NHÂN DÂN, BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN

25

2.1. Đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ An ninh nước Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào

25

2.2. Chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào - quan niệm,
tiêu chí đánh giá, những yếu tố chi phối

39

Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT
NHÂN DÂN, BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ ĐẶT RA

67


3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào

67

3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra

79

Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ SĨ QUAN LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT NHÂN DÂN,
BỘ AN NINH NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025

106

4.1. Dự báo tình hình, phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan
lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào

106

4.2. Giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát
nhân dân Lào đến năm 2025

116

KẾT LUẬN

155

DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN


157

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

158

PHỤ LỤC

175


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN

ANQG

: An ninh quốc gia

CHDCND

: Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào

CNH, HĐH

: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội


CSND

: Cảnh sát nhân dân

LLANND

: Lực lượng an ninh nhân dân

LLCSND

: Lực lượng Cảnh sát nhân dân

NDCM

: Nhân dân Cách mạng

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân (LLCSND) là một nội
dung quan trọng trong công tác xây dựng Đảng và xây dựng lực lượng trong Bộ An
ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, bảo đảm cho Đảng, cho Bộ An ninh có
năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, năng lực tổ chức chiến đấu, đấu tranh phòng chống
các loại tội phạm và đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ
quan LLCSND luôn là vấn đề chủ yếu, cần thiết của việc đổi mới, chỉnh đốn Đảng, xây

dựng lực lượng Cảnh sát tinh nhuệ, chính quy và hiện đại đáp ứng thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị trong mọi điều kiện. Đội ngũ sĩ quan LLCSND, Bộ An ninh là
những chiến sĩ cách mạng, gương mẫu, tiên phong đi đầu trong công tác, lao động, đi
đầu trong đấu tranh phòng chống tội phạm, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của
Đảng và Nhà nước. Thông qua việc thực hiện pháp luật của Nhà nước, LLCSND thể
hiện bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân trong hoạt động bảo vệ an ninh quốc
gia (ANQG), trật tự an toàn xã hội.
Hiến pháp nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) năm 2015
khẳng định: "Nhà nước và xã hội quan tâm thực hiện chính sách, chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần; thực hiện chính sách hậu phương đối với lực lượng quốc phòng - an
ninh để tăng cường khả năng thực thi nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và bảo vệ trật tự an
toàn xã hội". Trên tinh thần của Hiến pháp, bản thân lực lượng An ninh nói chung,
LLCSND nói riêng, chủ thể trực tiếp quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội từ tổ
chức đến hoạt động đều phải tiến hành trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào, Nhà nước Lào luôn luôn quan tâm
đặc biệt đến đội ngũ cán bộ; về vấn đề này Chủ tịch Cayxỏn PHÔMVIHÁN đã dạy:
“Muốn thực hiện được đường lối chính sách của Đảng, phải có lực lượng cán bộ vững
mạnh. Cán bộ là vốn quý của Đảng, là người lãnh đạo nhân dân, là người phục vụ nhân
dân, là cầu nối giữa Đảng với quần chúng. Sau khi Đảng có đường lối chính sách đúng
đắn, mọi công việc cách mạng của Đảng sẽ tốt hay xấu, sẽ thành công hay thất bại đều
do cán bộ của Đảng quyết định” [152, tr.68-69]. Qua thực tiễn cách mạng, các đảng
Cộng sản và công nhân quốc tế đều khẳng định vài trò quan trọng của cán bộ và công
tác cán bộ. V.I. Lênin viết: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành được


2
quyền thống trị, nếu nó không đào tạo ra được trong hàng ngũ của mình những lãnh tụ
chính trị, những đại biểu tiên phong có đủ khả năng tổ chức và lãnh đạo phong trào”
[98, tr.473]. Chủ tịch Hồ Chí Minh vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Việt Nam, người
sáng lập Đảng Cộng sản Đông Dương - Tiền thân của Đảng NDCM Lào đã dạy: “Cán

bộ là cái gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt
hay kém”, “huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [49, tr.487, 492].
Đội ngũ sĩ quan LLCSND là những người chỉ huy, tham mưu, hoạt động nghiệp
vụ của lực lượng Cảnh sát - một trong những lực lượng vũ trang trọng yếu, tin cậy của
Đảng NDCM Lào và Nhà nước CHDCND Lào, là lực lượng nòng cốt trực tiếp bảo vệ
Đảng, chính quyền và bảo vệ trật tự, an toàn xã hội và bảo vệ sự bình yên của nhân
dân. Đội ngũ sĩ quan LLCSND ngoài việc chỉ huy, tham mưu còn làm một số nhiệm vụ
khác quan trọng trong hệ thống tổ chức lực lượng của An ninh nhân dân, là thực hiện
chức năng, nhiệm vụ bảo vệ, giữ gìn trật tự an toàn xã hội của đất nước; là lực lượng
hoạt động công khai, gắn bó mật thiết với mọi tầng lớp nhân dân; vừa tham gia vào
hoạt động quốc tế ngày càng nhiều. Do đặc điểm và sự tác động cả mặt tích cực và mặt
tiêu cực từ xã hội một cách thường xuyên liên tục, nên chức năng, nhiệm vụ đó đã
được đã được quy định rõ trong Điều 2, Luật lực lượng An ninh nhân dân Lào.
Thực tiễn, xây dựng, hoạt động lãnh đạo và chỉ huy chiến đấu, thực hiện
nhiệm vụ của các đơn vị Bộ An ninh và Tổng cục Cảnh sát, trong nhiều năm qua đã
khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND. Tình
hình, nhiệm vụ của các đơn vị Bộ An ninh và Tổng cục Cảnh sát trong thời kỳ mới
đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND. Trong bối cảnh
mới cũng đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng lớn đối với công tác xây dựng lực
lượng an ninh nhân dân (LLANND), để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao của toàn
Ngành, nâng cao chất lượng để đội ngũ sĩ quan LLCSND thực sự là “thanh bảo kiếm
của Đảng”, cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại. Các tổ chức của
Tổng cục Cảnh sát và Bộ An ninh, các đơn vị an ninh, an ninh địa phương luôn quán
triệt thực hiện có hiệu quả các quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước; Nghị
quyết, Chỉ thị của Đảng ủy Tổng cục Cảnh sát, Bộ An ninh về đổi mới căn bản, toàn
diện về chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND đáp ứng nhu cầu sử dụng nguồn nhân
lực, gắn với chủ trương kiện toàn tổ chức, bộ máy của Bộ An ninh.


3

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị và bảo
vệ trật tự, an toàn xã hội cũng như trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới một
cách toàn diện - có nguyên tắc của Đảng, đội ngũ sĩ quan LLCSND nói riêng và đội
ngũ sĩ quan LLANND cả nước nói chung đã nỗ lực phấn đấu, vượt qua nhiều gian khổ,
hy sinh, hoàn thành nhiệm vụ chính trị mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.
Tuy nhiên, bên cạnh những cố gắng và thành tích công tác, chất lượng của đội
ngũ sĩ quan LLCSND đã có hiện nay cũng đang đặt ra những hạn chế nhất định chưa
đáp ứng với thời kỳ mới, điều kiện và hoàn cảnh mới với nhiều cơ hội và thách thức;
đấu tranh phòng, chống tội phạm cũng còn nhiều bất cập, các thế lực thù địch vẫn tiếp
tục âm mưu thâm độc phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân, một cách toàn
diện, mọi giá bằng thực hiện thủ đoạn “Diễn biến hòa bình”... Đồng thời, mặt trái của
cơ chế kinh tế thị trường cũng tác động mạnh đến đời sống vật chất và tinh thần của
LLANND nói chung và đội ngũ sĩ quan LLCSND nói riêng, gây ảnh hưởng đến chất
lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND. Chính vì vậy, yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới
hiện nay đang đặt ra những đòi hỏi mới về chất lượng của đội sĩ quan LLCSND; đó
là, xây dựng cơ cấu, số lượng hợp lý, có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng tốt
đẹp, phong cách sống lành mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Nhà nước, với
nhân dân; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi; có tinh thần phục vụ nhân dân tận
tụy, có tinh thần đoàn kết, giữ nghiêm kỷ luật, xây dựng đơn vị vững mạnh, khôn
khéo, kiên quyết trong đấu tranh với tội phạm… Vì vậy, một trong những nhiệm vụ
quan trọng hàng đầu hiện nay trong quá trình xây dựng LLCSND là phải nâng cao
chất lượng đội sĩ quan LLCSND ở các cấp từ trung ương đến địa phương.
Những năm qua, việc nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND đã đạt
được những kết quả và tiến bộ nhất định. Trước yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới,
đội ngũ sĩ quan LLCSND bộc lộ những bất cập, đòi hỏi phải tiếp tục có bước phát
triển mới về chất lượng. Là một sĩ quan làm việc ở cơ quan chính trị Tổng cục Cảnh
sát, thuộc Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào rất quan tâm và ấp ủ,
xây dựng thành ý tưởng nghiên cứu, với sự mong muốn được đóng góp vào việc thực
hiện nhiệm vụ quan trọng này. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Chất lượng đội
ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ

Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền nhà nước, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.


4
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn về chất lượng đội
ngũ sĩ quan LLCSND Lào, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội
ngũ sĩ quan LLCSND Lào.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài và trong nước có liên quan đến đề
tài chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào.
- Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ sĩ quan
LLCSND Lào.
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào.
- Dự báo những yếu tố tác động, xác định phương hướng và đề xuất giải pháp
chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND, Bộ An ninh nước CHDCND Lào giai
đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu về chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào bao
gồm đội ngũ sĩ quan trong toàn LLCSND từ Trung ương đến Bộ chỉ huy An ninh các
tỉnh, thành phố và An ninh huyện, quận.
- Về thời gian: Các tư liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2011 - 2017;
một số tình hình, số liệu về lực lượng An ninh, Cảnh sát trước năm 2011 có tác
dụng bổ trợ.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án

4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức
Cayxỏn PHÔMVIHÁN về cán bộ, công tác cán bộ và quan điểm, đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào.
- Cơ sở thực tiễn: Cơ sở thực tiễn của luận án là đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào
và chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào


5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời, luận
án sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lịch sử - lôgic, so sánh, thống kê,
tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ
sĩ quan LLCSND Lào;
- Lần đầu tiên đưa ra tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào
và đánh giá thực trạng về chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào một cách hệ thống;
- Đã đưa ra phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan
LLCSND Lào đến năm 2025. Đó là những nhóm giải pháp toàn diện, được phân tích
trên cơ sở khoa học, có tính khả thi cao.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần hệ thống hoá và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng
đội ngũ cán bộ nói chung và chất lượng đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân, Bộ
An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (sau đây gọi tắt là Bộ An ninh Lào) nói
riêng. Từ đó lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp, hệ thống tiêu chí đánh giá chất lượng
đội ngũ sĩ quan lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào phù hợp với điều kiện ở Lào.
6.2. Ý thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu

và góp phần vào nâng cao chất lượng lực lượng vũ trang An ninh nhân dân nói chung
và chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND Lào nói riêng.
Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu, giảng dạy về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ, công tác quốc
phòng - an ninh, công tác trật tự xã hội ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia
Lào, Học viện Cảnh sát nhân dân, Học viện An ninh nhân dân, Trường chính trị An
ninh nhân dân và các trường chính trị - hành chính ở CHDCND Lào.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên
quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành 4
chương, 9 tiết.


6
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CỦA VIỆT NAM

1.1.1. Đề tài khoa học
- Nguyễn Phú Trọng, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [88]. Đề tài đã
đề cập đến cơ sở lý luận của việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; những kinh nghiệm xây
dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; đồng thời,
đưa ra những quan điểm, phương hướng chung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đề
tài có giá trị tham khảo để xây dựng các khái niệm và đề xuất phương hướng, giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND. Tuy nhiên, từ mục tiêu, nhiệm vụ đã
được xác định, đề tài chủ yếu luận bàn và kiến nghị một số vấn đề về xây dựng tiêu
chuẩn cán bộ, đảng viên, chính quyền nói chung, chưa bàn về nâng cao chất lượng đội
ngũ sĩ quan LLCSND nói riêng.
- Bộ Nội vụ, Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công

chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), Đề án 1 - Tổng điều tra, khảo sát,
đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005) [5].
Chương trình đã tổng hợp, phân tích, đánh giá chung thực trạng trình độ đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện theo kết quả tổng điều tra; trong đó, thống
kê trình độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách của Trung ương và địa
phương… theo từng nhóm tuổi. Đề án tổng hợp, phân tích thực trạng trình độ đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan Trung ương. Chương trình đã
nêu ra các nhận định, đánh giá và cung cấp một số tư liệu để đánh giá về đội ngũ cán
bộ, công chức của các bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên
cứu của đề án, các nhà khoa học không đi sâu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
của bộ, ngành cụ thể nào; nhất là đội ngũ sĩ quan trong lực lượng an ninh. Đây là nội
dung quan trọng luận án phải nghiên cứu, luận bàn, đưa ra khái niệm, nội dung và giải
pháp nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND.
- Vũ Khắc Sơn, Nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ngành lao động - thương binh và xã hội [70]. Đề tài đã nêu cơ sở lý luận về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán


7
bộ, công chức; đưa ra quan điểm, chủ trương và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động, thương binh và xã hội Việt
Nam. Đề tài chưa nói đến đội ngũ cán bộ ở các ngành khác; nhất là đội ngũ trong lực
lượng vũ trang.
- Ban Tổ chức Trung ương (2003), Về luân chuyển cán bộ lãnh đạo và quản lý
với các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương [3], kỷ yếu Hội nghị tổ chức tại Hà Nội
ngày 26, 27-5. Các tham luận tại hội nghị đã nêu rõ vai trò của việc luân chuyển cán bộ
ở các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương; đối tượng và địa bàn đưa cán bộ đi luân chuyển;
những giải pháp để thực hiện tốt việc luân chuyển cán bộ các bộ, ngành, đoàn thể
Trung ương.

1.1.2. Sách tham khảo
- Trần Xuân Sầm, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt
trong hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới [66]. Cuốn sách đã đề cập cơ sở lý luận và thực
tiễn của việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính
trị. Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng,
các tác giả đã đặt vấn đề, để xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo phải căn cứ
vào đường lối cán bộ của Đảng đã được kiểm nghiệm từ cuộc sống. Cuốn sách nêu lên
thực trạng cơ cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ
chốt trong hệ thống chính trị, cả ưu điểm, hạn chế, thiếu sót; xác định cơ cấu và tiêu
chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong những năm tới của hệ thống chính trị và từ những
luận cứ đó tác giả đưa ra phương hướng, giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ
lãnh đạo chủ chốt theo cơ cấu, tiêu chuẩn đổi mới trong những năm tới của hệ thống
chính trị.
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước [89]. Cuốn sách đã đề cập hệ thống khái niệm cán bộ từ lịch sử; quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, trong
đó đề cập vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; việc phát
hiện, lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ; về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
v.v.. Cuốn sách cũng nêu những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay đòi hỏi phải
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng cao làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc


8
đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế và xuất hiện kinh tế trí thức; bầu không khí chính trị
thế giới diễn ra hết sức phức tạp, đầy mâu thuẫn và nghịch lý; cuộc đấu tranh giai cấp
và dân tộc diễn ra gay gắt dưới nhiều nội dung và hình thức mới. Từ những luận cứ đó,
các tác giả đã đề xuất một số phương hướng và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) ở Việt Nam.
- Vũ Văn Hiền, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu

cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [29]. Nội dung chính của
cuốn sách gồm: những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
hiện nay, nhất là chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
hiện nay; yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới;
những giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trần Đình Hoan, Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [30]. Nội dung sách đề cập những vấn
đề lý luận về đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp CNH, HĐH
đất nước; quá trình thực hiện công tác đánh giá cán bộ trong lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam và thực trạng công tác này trong tình hình hiện nay; quan điểm, giải pháp đổi
mới, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước; vấn đề
đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo quản lý trong lịch sử nước ta và một số nước trên
thế giới là những vấn đề liên quan đến chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác trên cơ sở quán triệt các quy định của Đảng về công tác cán bộ, phát huy
tính chủ động, sáng tạo của từng địa phương, đơn vị.
- Trần Đình Thắng, Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước [75]. Cuốn sách đã đề cập đến một số vấn đề chung về cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước; chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước. Yêu cầu khách quan về Đảng lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất
nước; quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước trong thời kỳ đầu đổi mới và quá trình triển khai tổ chức thực hiện chủ trương
của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ
đầu đổi mới đất nước. Cuốn sách cũng đưa ra quan điểm, chủ trương của Đảng về cải


9
cách công vụ, xây dựng đội ngũ, công chức trong thời kỳ mới và quá trình triển khai

thực hiện chủ trương đó. Tác giả còn đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp cải cách
công vụ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Các bài báo khoa học
Những vấn đề chung về đội ngũ cán bộ, công tác tổ chức xây dựng Đảng
- Ngô Minh Tuấn, Tạo nguồn cán bộ làm công tác tổ chức xây dựng Đảng [93].
- Thanh Toàn, Năng lực, phẩm chất người lãnh đạo trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa [87].
- Đỗ Thị Ngọc Lan, Góp phần nâng cao năng lực cán bộ lãnh đạo [43].
- Đặng Đình Phú, Nâng cao chất lượng tự phê bình và phê bình của đội ngũ cán
bộ lãnh đạo chủ chốt [59].
- Nguyễn Đức Khiển, Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tổ chức
xây dựng đảng trong Quân đội [39].
- Nguyễn Tiến Hải, Tạo nguồn cán bộ quân đội trên địa bàn miền núi
phía Bắc [28].
- Hứa Khánh Vy, Giải pháp phòng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống cán bộ, đảng viên ở huyện Văn Lãng [113].
- Đức Vượng, Xây dựng chiến lược con người, tạo nguồn nhân lực, nhân tài
cho đất nước [112].
- Dương Trung Ý, Căn cứ đánh giá chất lượng, hiệu quả tự phê bình và phê
bình [116].
- Vĩnh Trọng, Chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” - nhiệm vụ trọng tâm
trên mặt trận chính trị - tư tưởng [90].
- Thu Huyền, Giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ tổ chức từ thực tiễn một số
tỉnh miền Trung [35].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức nỗ lực phấn đấu, có thái độ nghiêm
túc, cầu thị trong tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực;
Thứ hai, các tổ chức cơ sở đảng phải tăng cường giáo dục toàn diện đội ngũ cán
bộ, đảng viên;
Thứ ba, các cơ quan, đơn vị, nhà trường tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao

trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.


10
Về tuyển chọn cán bộ
- Đình Tùng, Tuyển chọn công chức tại một số quốc gia [96].
- Đình Tùng, Tuyển dụng, đào tạo công chức ở Nhật Bản [97].
- Vũ Ngọc Lân, Hãy để dân lựa chọn, giới thiệu [44].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Một là, ở nhiều quốc gia, nhân sự trong hệ thống chính quyền các cấp và các bộ,
ngành từ Trung ương đến địa phương luôn biến động theo nguyên tắc “vào - ra”, là sự
vận động không ngừng nhằm cân bằng về cơ cấu nguồn nhân sự trong một nền công vụ.
Vì vậy, cần làm tốt việc tuyển chọn cán bộ để thay thể những cán bộ nghỉ hưu, chuyển
công tác.
Hai là, nguyên tắc tuyển chọn công chức là theo luật pháp và nguyên tắc công
khai, bình đẳng, cạnh tranh.
Ba là, nhiều quốc gia có một bộ quy định về điều kiện chung đối với các đối
tượng tham gia quy trình tuyển dụng công chức nhà nước. Những điều kiện chung đó
bao gồm: quốc tịch, sức khỏe, độ tuổi, bằng cấp.
Bốn là, quy trình thi tuyển dụng công chức của các nước cơ bản áp dụng hình
thức thi tuyển: thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tay nghề. Nội dung thi tuyển
dụng được chuẩn bị kỹ nhằm đánh giá đúng thực chất và tiềm năng của người dự
tuyển. Việc tổ chức các kỳ thi tuyển được chuẩn bị theo trình tự: phổ biến công khai
thông tin tuyển dụng để mọi đối tượng đều tiếp cận được (thông qua báo chí, truyền
hình, tờ rơi, áp phích...), phát hành các văn bản hướng dẫn thi tuyển, niêm yết tên của
những người tham gia dự thi, công bố kết quả thi và thời gian bảo lưu kết quả thi.
Năm là, tuyển dụng “mở” mỗi công dân đều có cơ hội trở thành công chức. Công
khai thông tin tuyển dụng và thi tuyển dụng (thi viết và vấn đáp). Cơ hội trở thành công
chức luôn dành cho mọi công dân khi đủ tuổi lao động, sức khỏe theo luật định. Do tính
đặc thù, việc thi tuyển công chức đối với các ngành nghề như y tế, xây dựng, kế toán,

luật sư ở Nhật Bản bắt buộc người dự tuyển phải có chuyên môn tương ứng. Các lĩnh
vực còn lại, việc tuyển dụng không đòi hỏi chuyên ngành đã có của người tham gia tuyển
dụng. Tất cả công chức và người tham gia thi tuyển vào vị trí có nhu cầu sau khi trúng
tuyển đều phải trải qua quá trình đào tạo cho công việc sẽ đảm nhiệm.
Sáu là, đào tạo tại chỗ và theo nghề tại các trường đào tạo cán bộ, công chức.


11
Đào tạo tại chỗ là hình thức đào tạo ngay sau khi trúng tuyển nhằm đáp ứng các
kỹ năng hành chính cần thiết cho công việc.
Đào tạo theo nghề tại các trường đào tạo công chức có ba cấp độ: cấp cơ sở,
cấp vùng và cấp quốc gia do Trường Cao đẳng tự trị địa phương, Viện Đào tạo công
chức quản lý đô thị (JIAM), Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản
(JAMP) đảm nhiệm.
Về công tác đánh giá cán bộ
- Nguyễn Thành Dũng, Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở Tây Nguyên [14].
- Lê Đức Bình, Để đánh giá đúng cán bộ [4].
- Phạm Quang Vinh, Yếu tố khách quan trong đánh giá cán bộ [109].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Thứ nhất, đánh giá về số lượng và cơ cấu phải đủ và hợp lý; không thừa, không
thiếu, với bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả và mỗi cá nhân phát huy
tối đa năng lực, sở trường của mình;
Thứ hai, đánh giá chất lượng toàn diện của mỗi cán bộ chủ chốt cấp huyện;
Thứ ba, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ theo chức trách.
Về công tác quy hoạch cán bộ
- Bùi Đức Lại, Bàn thêm về quy hoạch cán bộ [41].
- Nguyễn Quốc Việt, Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau [108].
- Lê Hoàng Quân, Quy hoạch cán bộ dài hạn ở Thành phố Hồ Chí Minh [61].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:

Thứ nhất, phải căn cứ vào quy định của cấp trên và có sự chỉ đạo thường xuyên,
chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, dân chủ, công tâm, khách quan, đúng quy trình về
công tác quy hoạch;
Thứ hai, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ phải đồng bộ ở các cấp, các
ngành từ Trung ương đến cơ sở địa phương;
Thứ ba, quy hoạch phải có tính khả thi cao. Kiên quyết khắc phục tình trạng
thực hiện công tác quy hoạch mang tính hình thức, thiếu khoa học;
Thứ tư, gắn với quy hoạch là đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời
thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo diện quy hoạch.


12
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Việt Nam
- Trương Thị Thông, Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý của
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh hiện nay [81].
- Hoàng Mạnh Đoàn, Về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nghiệp vụ tổ
chức [25].
- Đặng Thu Nga, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tổ chức [55].
- Nguyễn Tuấn Khanh, Đẩy mạnh đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội
ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý [38].
- Đỗ Minh Cương, Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ [9].
- Nguyễn Văn Du, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
tham mưu chiến lược [11].
- Nguyễn Trung Tài, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở
Hà Giang [73].
- Đặng Nam Điền, Chủ động đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ [22].
- Nguyễn Văn Quynh, Tiếp tục đổi mới công tác đào tạo và bồi dưỡng
cán bộ [65].
- Nguyễn Văn Du, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo,

quản lý ở nước ngoài [10].
- Thân Minh Quế, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
của tỉnh Bắc Giang [63].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Thứ nhất, thực hiện chặt chẽ quy chế quản lý cán bộ đi học ở nước ngoài, nhất
là phẩm chất, đạo đức. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong quản lý, bố trí, sử dụng
có hiệu quả cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng;
Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trên cơ sở quy hoạch cán
bộ, yêu cầu chuyên môn. Đa dạng hóa phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ (kết hợp
đào tạo, bồi dưỡng trong nước và đưa đi nghiên cứu ở nước ngoài, mời chuyên gia
nước ngoài có kinh nghiệm sang giới thiệu các chuyên đề mà ta cần);
Thứ ba, gắn đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với việc cụ thể hóa tiêu chuẩn chức
danh, tiêu chí đánh giá và quy hoạch cán bộ;
Thứ tư, phát huy tính chủ động, tự giác học tập, rèn luyện của mỗi cán ;


13
Thứ năm, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, các tổ chức đảng
trong hệ thống chính trị; trước hết là nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu đối
với yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Về xây dựng đội ngũ cán bộ của một số ngành, địa phương
- Nguyễn Mạnh Thắng, Xây dựng bản lĩnh chính trị cho chính ủy, chính trị viên
ở đơn vị cơ sở theo tư tưởng Hồ Chí Minh [76].
- Lê Ngọc Xuyên, Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở ở
Tây Nguyên [116].
- Đỗ Xuân Định, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ các Ban Tổ chức tỉnh,
thành ủy - thực trạng và giải pháp [24].
- Thu Thủy, Để nâng cao chất lượng cán bộ nữ ở Ban Tổ chức tỉnh, thành ủy [85].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Thứ nhất, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu

lực, hiệu quả và tổ chức thực hiện tốt các giải pháp quản lý, bố trí, sử dụng biên chế
theo kế hoạch của tổ chức. Kiện toàn cán bộ đủ số lượng và đảm bảo chất lượng.
Thứ hai, chủ động quy hoạch và tạo nguồn cán bộ.
Thứ ba, thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ; trong đó chú
trọng xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ về lý luận, khoa học, nghiệp vụ, chuyên môn
giỏi, khoa học - kỹ thuật - công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
Về công tác nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên
- Nguyễn Thị Thu Hà, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ của Thành phố Hồ
Chí Minh đáp ứng yêu cầu mới [26].
- Xuân Sơn, Biện pháp nâng cao chất lượng đảng viên nông thôn miền núi
phía Bắc [72].
- Thủy Anh, Nâng cao chất lượng cán bộ tổ chức từ thực tiễn một số tỉnh miền
núi phía Bắc [1].
- Thu Thủy, Nâng cao chất lượng đảng viên người dân tộc thiểu số [86].
- Hứa Khánh Vy, Hà Nội nâng cao chất lượng cán bộ trong hệ thống chính trị ở
cơ sở [114].
- Nguyễn Dương Nam, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham mưu các cơ
quan đảng ở Trung ương [53].


14
Các bài viết đăng trên các tạp chí khoa học đã đề cập nhiều khía cạnh liên quan
đến công tác cán bộ nói chung, một số khâu trong công tác cán bộ nói riêng trên bình
diện tổng quát. Từ những ý kiến này, tác giả luận án có thể nghiên cứu vận dụng vào
vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan LLCSND.
1.1.4. Luận án có liên quan
- Phạm Công Khâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã vùng nông thôn
đồng bằng sông Cửu Long hiện nay [36]. Những nội dung liên quan đến luận án:
Một là, vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt thể hiện ở chỗ: đội ngũ cán bộ chủ
chốt giữ vai trò quyết định trong việc hiện thực hóa sự lãnh đạo và quản lý của Đảng và

Nhà nước về mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội; đội ngũ cán bộ chủ chốt giữ vai trò
quyết định xây dựng hệ thống tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị vững mạnh, phát
động, duy trì các phong trào cách mạng của nhân dân.
Hai là, một số giải pháp chủ yếu xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt: Trong giải
pháp thứ nhất, tác giả luận án cho rằng, cần xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu của
đội ngũ cán bộ chủ chốt. Theo tác giả, tiêu chuẩn cán bộ là một hệ thống các yêu cầu
về phẩm chất, năng lực cần phải có để cán bộ đảm đương và hoàn thành tốt nhiệm vụ
do cương vị công tác đòi hỏi.
Những điểm cần nhấn mạnh về tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của hệ thống chính
trị là: nắm vững luật pháp, nghiệp vụ, quyền hạn, trách nhiệm của mình theo luật định;
có khả năng điều hành, tổ chức quản lý và chỉ đạo dứt điểm từng công việc trong từng
thời gian cho phù hợp, thích nghi với điều kiện và con người ở nông thôn đồng bằng
sông Cửu Long; biết xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch ngân sách.
Trong giải pháp thứ hai, tác giả luận án nhấn mạnh, phải gắn đào tạo, bồi
dưỡng với quy hoạch cán bộ. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ đó theo hướng: tuân
thủ chặt chẽ yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ; vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội;
chống chủ nghĩa hình thức, mở lớp tràn lan, chạy theo bằng cấp, không chú trọng chất
lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng; kết hợp chặt chẽ giữa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
chính trị ở cơ sở với nhu cầu thật sự của cá nhân cán bộ, động viên được cán bộ học tập
nâng cao trình độ; bảo đảm cho cán bộ trước khi bố trí vào vị trí chủ chốt đã được đào
tạo, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản; đào tạo, bồi dưỡng đúng đối tượng, đó là
nguồn cán bộ trong quy hoạch trước mắt và lâu dài, phải chú ý con em gia đình cách
mạng, những người có công với nước, những gia đình vượt khó, tiêu biểu, con em dân


15
tộc. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu từng loại cán bộ;
chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn, bồi dưỡng kiến
thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xã nên theo phương
châm: những gì ở cơ sở cần thì cán bộ ở đó phải học. Thực hiện nội dung đào tạo, bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt nói trên phải thông qua việc kết hợp nhiều phương
thức, hình thức đào tạo, bồi dưỡng, trong đó cần coi trọng hai loại hình đào tạo cơ bản:
đào tạo, bồi dưỡng chính quy ở trường chính trị và bồi dưỡng, rèn luyện ở thực tiễn,
trong lao động sản xuất và trong các phong trào cách mạng của quần chúng.
Trong giải pháp thứ ba, luận án đề cập việc tiếp tục hoàn thiện chính sách đãi
ngộ cán bộ và tăng cường sự chỉ đạo, giúp đỡ của cấp trên.
- Trịnh Thanh Tâm, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính
trị xã ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay [74]. Những nội dung liên quan đến
luận án:
Thứ nhất, luận án đã trình bày và phân tích khá sâu quan niệm về xây dựng đội
ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng - đó là toàn
bộ hoạt động của các cấp ủy, các cơ quan tham mưu của cấp ủy từ tỉnh đến đảng ủy xã;
của cán bộ, đảng viên và các cơ quan có liên quan, mà trực tiếp là hoạt động của huyện
ủy, đảng ủy xã và sự phối hợp giữa các tổ chức này trong thực hiện các khâu của công
tác cán bộ đối với cán bộ đương chức và dự nguồn các chức danh cán bộ chủ chốt của
hệ thống chính trị xã và việc tự học, tự rèn của họ, nhằm tạo nên đội ngũ cán bộ chủ
chốt là nữ của hệ thống chính trị xã có phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu thực
hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ xã.
Thứ hai, luận án đã rút ra được một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng từ năm 2001 đến nay:
Một là, cấp ủy từ tỉnh, thành phố đến các xã, đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
chủ chốt hệ thống chính trị nhận thức sâu sắc chỉ thị, nghị quyết của Đảng về công tác
cán bộ nữ. Hai là, đấu tranh kiên quyết, loại trừ một cách căn bản tư tưởng xem nhẹ vai
trò của phụ nữ trong cán bộ, đảng viên. Ba là, giải quyết đúng đắn, hợp lý mối quan hệ
giữa tiêu chuẩn cán bộ và cơ cấu giới tính trong đội ngũ cán bộ chủ chốt của hệ thống
chính trị ở các xã. Bốn là, hiểu rõ đặc điểm tâm sinh lý, điều kiện hoàn cảnh gia đình,
điều kiện hoạt động của cán bộ nữ để tiến hành đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng một
cách hợp lý sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ và trưởng thành.



16
Năm là, tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt để cán bộ nữ học tập nâng cao trình độ và
năng lực công tác, nhất là trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Sáu là, phát huy
mạnh mẽ vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân ở các xã, nhất là vai trò
của hội liên hiệp phụ nữ xã là nhân tố không thể thiếu trong xây dựng đội ngũ cán bộ
chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị cơ sở.
Thứ ba, luận án đã trình bày khá sâu ba nhóm giải pháp liên quan về xây dựng
đội ngũ cán bộ chủ chốt là nữ của hệ thống chính trị xã ở đồng bằng sông Hồng. Một là,
tiếp tục cụ thể hóa tiêu chuẩn cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị xã và nâng cao chất
lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tập trung vào tạo nguồn, quy hoạch và
đào tạo cán bộ nữ. Hai là, phát huy mạnh mẽ tinh thần tự học tập, rèn luyện của đội ngũ
cán bộ chủ chốt là nữ và thực hiện tốt chính sách cán bộ nữ. Ba là, phát huy vai trò của
đảng ủy, đảng bộ, các tổ chức trong hệ thống chính trị xã và nhân dân, coi trọng vai trò
của Hội Liên hiệp phụ nữ xã, tập trung vào phát hiện phụ nữ có đức, có tài và giám sát
hoạt động của cán bộ nữ.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU CỦA LÀO

1.2.1. Các đề tài khoa học
- Ma la VỊ LẠ CHÍT, Thoong chăn CHĂN THẠ PHÔNG, Sụ văn ny SI SỤ
PHẠP MY XAY, Chiến lược kiện toàn - xây dựng và bảo vệ giữ gìn lực lượng an
ninh [182].
Đề tài trình bày những vấn đề cơ bản về chiến lược kiện toàn - xây dựng và bảo
vệ giữ gìn LLANND; trình bày tình hình thực tế của việc kiện toàn - xây dựng và bảo
vệ giữ gìn LLANND. Tập thể tác giả đã chỉ ra một số hạn chế và đề xuất phương
hướng kiện toàn toàn - xây dựng và bảo vệ giữ gìn LLANND.
* Về phương hướng kiện toàn LLANND
Một là, kiện toàn - xây dựng LLANND vững vàng về lập trường chính trị, có
lập trường giai cấp sâu sắc, nhận biết ai là bạn ai là thù của quốc gia, của giai cấp và
biết mục tiêu đấu tranh của mình, trung thực đối với Đảng - đối với sự nghiệp đổi mới
cũng như lý tưởng xã hội chủ nghĩa (XHCN);

Hai là, kiện toàn - xây dựng LLANND vững mạnh về tổ chức, có phong cách
lãnh đạo chỉ huy khoa học, có kỷ luật, thực hiện nghiêm ngặt chỉ thị của người chỉ huy;
Ba là, kiện toàn - xây dựng LLANND đủ về số lượng và chất lượng, có khả
năng về mặt chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật, công nghệ hiện đại và có khả năng giải
quyết các vấn đề trong xã hội đúng, nhanh chóng và hiệu quả cao;


17
Bốn là, kiện toàn - xây dựng LLANND với lực lượng xuất thân từ nhân dân, do
nhân dân và vì nhân dân, là công cụ sắc bén của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh giai
cấp, đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, bảo vệ an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội một cách vững chắc;
Năm là, kiện toàn - xây dựng LLANND thành lực lượng hiện đại tinh nhuệ, có
tinh thần yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội (CNXH), đồng thời có tinh thần quốc tế
trong sáng, có khả năng hoạt động công tác bảo vệ an ninh với các nước trong khu vực
và thế giới một cách tốt nhất.
* Về phương hướng bảo vệ giữ gìn LLANND
Một là, tiến hành giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ LLANND
có quan điểm, lập trường giai cấp, có phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức cách
mạng, có ý thức tổ chức, có kỷ luật nghiêm và chỉ thị của cấp trên, có ý thức cảnh
giác cao với âm mưu xảo quyệt, hoạt động phá hoại nội bộ ta của bọn địch và người
xấu. Nhất là chiến lược “diễn biến hòa bình” và “cách mạng màu” của bọn địch đối
với lực lượng của ta;
Hai là, tiến hành theo dõi, kiểm tra, thúc đẩy cho cán bộ, chiến sĩ LLANND
thực hiện các quy định, quy chế, các điều cấm về công tác bảo vệ bí mật của Nhà nước,
của Quốc gia và của LLANND một cách nghiêm ngặt, chủ động phòng ngừa, tìm hiểu,
phát hiện, hạn chế và đấu tranh chống mọi hình thức hoạt động của địch và người xấu
hòng xâm nhập vào nội bộ một cách kịp thời;
Ba là, chú trọng bảo vệ an toàn cơ quan, văn phòng, lãnh đạo các cấp, cán bộ,
đảng viên, chiến sĩ và bảo vệ giữ gìn phương tiện kỹ thuật được trang cấp vào công

việc và cho hoạt động LLANND cho an toàn vững chắc.
- Khăm hùng SÉNG PẠ SỢT, Băn thâu PHIM PHỊ SÁN, Khôm ÍN THỊ LẠT,
Chiến lược phòng chống tiêu cực xã hội [175].
- Sí sạ vạt KẸO MA LA VÔNG, Khăm phôn SÍ HÁ PẮN NHA, Khăm tắn
BUN THON Ụ THAI, Chiến lược phòng, chống và trấn áp sản xuất, buôn bán, sử
dụng chất ma túy tại CHDCND Lào [196].
- Sổm kẹo SÍ LA VÔNG, Thoong khên BUN MẲN, Thoong báy LO VĂN
XAY, Chiến lược chuyển xuống cơ sở xây dựng đơn vị chiến đấu nghiệp vụ cho vững
mạnh toàn diện [198].
Với những đề tài khoa học trên, cũng đã đề cập đến vấn đề cán bộ, sĩ quan Cảnh sát
nhân dân (CSND).


18
1.2.2. Các bài báo khoa học
- Khăm-phăn VÔNG-PHA-CHĂN, Nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ
Lào [37].
- Xay sỉ SẲN TỊ VÔNG, Công tác quy hoạch và bồi dưỡng cán bộ kế tục chức
vụ lãnh đạo - quản lý ở các cấp là công việc cấp bách của Đảng ủy, Ban Tổ chức các
cấp [218].
- Sín nạ khon ĐUỐNG BĂN ĐÍT, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tổ chức
để làm tham mưu cho cấp ủy các cấp thực hiện tốt đường lối tổ chức của Đảng [197].
- Thoong phút SÍM MA, Một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ chuyên môn ở tỉnh Xay Nhạ Bu Li [210].
- Bun thạ ma ly MẲN A NÔNG, Nâng cao chất lượng cán bộ tài chính ở tỉnh
ẮT TẠ PƯ [151].
- Kống thay THỆP KHĂM HƯƠNG, Đào tạo - bồi dưỡng cán bộ Tổ chức cấp
tỉnh là sự cần thiết cấp bách để hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Đảng [181].
- Sụ văn thon MẠ NY PHĂN, Nâng cao chất lượng cán bộ - công chức cấp
huyện ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào [206].

- Són mạ ny SỤ LỊ NHA ĐỆT, Một số kinh nghiệm trong đào tạo - bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ có chất lượng [203].
- Vị lạ phăn SỊ LỊ THĂM, Một số kinh nghiệm đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo - quản lý [216].
- Sụ đa von LÍT SÉN VẮNG, Chú trọng đào tạo cán bộ lãnh đạo - quản lý
trong điều kiện hội nhập quốc tế [204].
- Sút thị kón PHIM PHĂN, Nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo - quản lý của
Cục quản lý Tài nguyên rừng trong điều kiện mới [207].
- Khăm mẳn SÓ PA SỢT, Nâng cao chất lượng đảng viên là nhiệm vụ và trách
nhiệm trực tiếp của cấp ủy [177].
- Sốm mút KẸO MẠ NY, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở
lĩnh vực Ngân hàng Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào là sự cần thiết [199].
- Phá mi SÍ CHẮN THOONG THỊP, Nâng cao chất lượng công tác Tổ chức cán bộ là yếu tố đảm bảo vai trò cầm quyền của Đảng [183].
- Vị lạ phăn SỊ LỊ THĂM, Các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ [217].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:


19
Thứ nhất, yêu cầu, nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đảng
viên ở các cơ quan, chính quyền địa phương nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ đó đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao;
Thứ hai, công tác quy hoạch gắn với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở các cấp nhằm
khắc phục tình trạng kém chất lượng của đội ngũ cán bộ;
Thứ ba, công tác nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, đảng viên ở một số
ngành, địa phương và nâng cao chất lượng công tác tổ chức và cán bộ nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đáp ứng với nhiệm vụ chính trị được giao phó;
Thứ tư, các bước xây dựng tiêu chuẩn cán bộ nhằm nâng cao chất lượng của họ
đáp ứng với tiêu chuẩn đó và khả năng đảm đương nhiệm vụ của từng cán bộ.
1.2.3. Các luận án
1.2.3.1. Các luận án chủ yếu có liên quan đến ngành An ninh, lực lượng

cảnh sát nhân dân và lực lượng vũ trang Lào
- Sởm súc SỈM PHA VÔNG, Tổ chức vận động quần chúng đấu tranh phòng,
chống tội phạm ở CHDCND Lào [69]. Luận án đã xây dựng khung lý luận cơ bản,
đánh giá thực trạng (điểm mạnh, yếu), đưa ra dự báo tác động và một số giải pháp nâng
cao hiệu quả công tác tổ chức vận động quần chúng đấu tranh phòng, chống tội phạm
của LLCSND. Trong các nhóm giải pháp mà tác giả luận án đưa ra là có giải pháp về:
1) Kiện toàn bộ máy tổ chức, nâng cao chất lượng đào tạo cán bộ CSND để tổ chức
vận động quần chúng đấu tranh phòng, chống tội phạm có hiệu quả; 2) Tăng cường
củng cố đội ngũ cán bộ CSND trực tiếp làm công tác tổ chức vận động quần chúng
đấu tranh phòng, chống tội phạm ở cơ sở. Đó là 2 giải pháp có thể tiếp thu nghiên cứu.
1.2.3.2. Các luận án chủ yếu có liên quan đến xây dựng đội ngũ cán bộ các
ngành, địa phương
Cán bộ là vấn đề then chốt quan trọng hàng đầu của Đảng NDCM Lào và Chính
phủ nước CHDCND Lào hiện nay, nên được khá nhiều tác giả kỳ công nghiên cứu.
Sau đây là một số công trình tiêu biểu:
- Xỉnh khăm PHÔM MA XAY, Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong giai đoạn hiện nay [115]. Luận án
phân tích những yêu cầu đặt ra đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
kinh tế nói chung và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trong công cuộc xây
dựng, phát triển nền kinh tế hàng hóa ở CHDCND Lào; trình bày thực trạng đội ngũ


20
cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào và tình hình công tác đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ cán bộ này; đề xuất 4 phương hướng và 8 giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường
công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý kinh tế của Đảng và Nhà
nước Lào trong giai đoạn hiện nay; trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa:
một là, xây dựng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh
tế; hai là, đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện đạo
đức cách mạng trong đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào; ba là, xây dựng

và hoàn thiện các chế độ, chính sách về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý kinh tế và bốn là, đẩy mạnh hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế.
- Bun xợt THĂM MA VÔNG, Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở
các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay
[6]. Luận án trình bày vai trò, vị trí của cấp huyện và đội ngũ cán bộ lãnh đạo cấp
huyện hiện nay ở Lào; đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp huyện
ở các tỉnh phía Nam nước CHDCND Lào; đề ra mục tiêu, 6 phương hướng và 7 giải
pháp chủ yếu nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam
nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay, trong đó có các giải pháp luận án có thể
kế thừa: một là, cụ thể hóa tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các
tỉnh Nam Lào; hai là, nâng cao chất lượng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở các tỉnh Nam Lào và ba là, xây dựng chính sách và thực hiện chính
sách đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện trong tình hình mới.
- Đệt ta con PHI LA PHĂN ĐỆT, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay [21].
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán lãnh đạo chủ chốt
và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn
(CHDCND Lào); trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác
xây dựng đội ngũ đó; đề xuất 3 phương hướng và 4 giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng
đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thành phố Viêng Chăn trong giai
đoạn cách mạng hiện nay; trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, đẩy
mạnh, nâng cao chất lượng công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; hai là, xây dựng hệ
thống các quy chế công tác cán bộ thật khoa học, chặt chẽ.


×