Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Đèn Led Và Một Số Yếu Tố Giá Thể Lên Khả Năng Sự Sinh Trưởng Và Phát Triển Của Cây Chuối Đỏ (Musa Acuminata Red Dacca) In Vitro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.36 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH
VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÈN LED VÀ
MỘT SỐ YẾU TỐ GIÁ THỂ LÊN KHẢ NĂNG
SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY
CHUỐI ĐỎ (MUSA ACUMINATA RED DACCA)
IN VITRO
Ngành:

CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Chuyên ngành: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

Giảng viên hướng dẫn : TS. TRỊNH THỊ LAN ANH
Sinh viên thực hiện

: PHẠM THỊ NHẢ TRÂN

MSSV

: 1411100686

Lớp

: 14DSH04

TP. Hồ Chí Minh, 2018
i




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này do chính tôi thực hiện, đây là công trình nghiên
cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Những thông tin tham khảo trong đồ án này đều
được trích dẫn cụ thể nguồn sử dụng. Các kết quả nghiên cứu trong đồ án do tôi
thực hiện, phân tích một cách trung trực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các
kết quả này từng được công bố trong bất kì nghiên cứu nào khác.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Nhả Trân

ii


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận của mình, tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu
trường Đại học Công Nghệ TP. Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm Viện Khoa học Ứng
dụng Hutech, cùng tất cả các thầy cô đã truyền đạt kiến thức cho em trong suốt quá
trình học tập.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn TS.Trịnh Thị Lan Anh người đã trực tiếp hướng dẫn,
tận tình giúp đỡ và động viên cá nhân tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
tốt nghiệp này. Với những kiến thức này làm nền tảng cho chúng tôi vận dụng vào
cuộc sống khi ra trường.
Xin chân thành cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ, động viên của toàn thể gia đình,
bạn bè trong suốt quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp, cũng như trong suốt quá
trình học vừa qua.
Vì thời gian hạn hẹp, vốn kiến thức còn hạn chế nên cuốn báo cáo này cũng sẽ
không tránh khỏi những sai sót. Rất mong sự chỉ bảo và đóng góp của quý thầy cô

và các bạn để cuốn báo cáo này hoàn thiện hơn.
Xin kính quý Thầy, Cô sức khỏe và thành công trong sự nghiệp đào tạo những
thế hệ tri thức tiếp theo trong tương lai.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2018
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Nhả Trân

iii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................... viii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................x
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...................................................................................... viii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ...............................................................................................................1
2. Mục đích đề tài .......................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghên cứu ...........................................................................3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................4
6. Bố cục đồ án ...........................................................................................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .....................................................................5
1.1. Giới thiệu về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ...................................5
1.1.1.


Giới thiệu khái quát về phương pháp nuôi cấy mô tế bào .............................5

1.1.2.

Ưu và nhược điểm nuôi cây mô tế bào thực vật ............................................5

1.1.2.1. Ưu điểm .......................................................................................................5
1.1.2.2. Nhược điểm..................................................................................................6
1.1.3.

Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật ..............................................6

1.1.4.

Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật ........................................................7

1.1.4.1. Các khoáng đa lượng ...................................................................................8
1.1.4.2. Các vitamin ..................................................................................................9
1.1.4.3. Nguồn carbohydrate ...................................................................................11
1.1.4.4. Nguồn sắt ...................................................................................................11
1.1.4.5. pH

........................................................................................................12

1.1.4.6. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật .....................................................12
iv


1.1.5.


Các giai đoạn nuôi cấy mô tế bào thực vật ..................................................19

1.1.5.1. Nuôi cấy đỉnh sinh trường .........................................................................19
1.1.5.2. Tạo thể nhân giống in vitro ........................................................................19
1.1.5.3. Nhân giống in vitro ....................................................................................20
1.1.5.4. Tái sinh cây hoàn chỉnh in vitro.................................................................20
1.1.5.5. Chuyển cây con in vitro ra vườn ươm .......................................................20
1.1.5.6. Nhân giống ex vitro ...................................................................................21
1.1.5.7. Cây con trong bầu đất ................................................................................21
1.1.5.8. Trồng cây ra ruộng .....................................................................................21
1.1.5.9. Chọn lọc cây đầu dòng...............................................................................21
1.1.6.

Các vấn đề liên quan đến in vitro .................................................................22

1.1.6.1. Tính bất định về mặt di truyền ...................................................................22
1.1.6.2. Ảnh hưởng mẫu nuôi cấy ...........................................................................22
1.1.6.3. Sản sinh các chất độc từ mẫu cấy ..............................................................23
1.1.7.

Giới thiệu sơ lược về ánh sáng LED ............................................................24

1.1.7.1. Giới thiệu về đèn LED ...............................................................................24
1.1.7.2. Ưu và nhược điểm của đèn LED ...............................................................25
1.1.7.3. Ảnh hưởng của đèn LED đến nuôi cấy mô tế bào thực vật .......................27
1.1.8.

Các chất có hàm lượng không xác định bổ sung vào môi trường cấy .........28


1.1.8.1. Nước dừa....................................................................................................28
1.1.8.2. Than hoạt tính ............................................................................................29
1.1.9.

Giới thiệu sơ lược về giá thể nuôi cấy .........................................................29

1.1.9.1. Agar

........................................................................................................29

1.1.9.2. Sương sáo ...................................................................................................30
1.1.10. Giới thiệu sơ lược về cây chuối ...................................................................30
1.1.10.1. Sơ lược về cây chuối trên thế giới .............................................................30
1.1.10.2. Các phương pháp truyền thống thường được sử dụng trong nhân giống
chuối
........................................................................................................32
1.1.10.3. Phân loại.....................................................................................................32
v


1.1.10.4. Sơ lược về chuối đỏ ...................................................................................33
1.1.10.5. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp
nuôi cấy mô (in vitro) ................................................................................................35
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP ......................................................37
2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành đề tài ..............................................................37
2.2. Vật liệu .............................................................................................................37
2.2.1.

Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................37


2.2.2.

Hóa chất, dụng cụ và thiết bị .......................................................................37

2.2.3.

Môi trường nuôi cấy.....................................................................................37

2.2.4.

Điều kiện nuôi cấy trong phòng nuôi cấy in vitro .......................................37

2.2.4.

Thiết kế hệ thống LED .................................................................................38

2.3. Bố trí thí nghiệm...............................................................................................41
2.3.1.

Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của agar lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn

chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) ................................................41
2.3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của sương sáo lên sự sinh trưởng tạo cây
hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) .......................................41
2.3.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nước dừa lên sự sinh trưởng tạo cây
hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) .......................................42
2.3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đơn sắc lên sự
sinh trưởng tạo cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) .......43
2.3.5.


Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED kết hợp lên sự

sinh trưởng tạo cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) .......44
2.3.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của kiểu bổ sung các thành phần của
môi trường dinh dưỡng và thời gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên khả năng tăng
trưởng tạo cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) ...............45
2.3.7.

Chỉ tiêu nghiên cứu ......................................................................................46

2.3.8.

Thống kê và xử lý số liệu .............................................................................47

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................48
3.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của agar lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn
chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro ...................................48
vi


3.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của sương sáo lên sự sinh trưởng tạo cây
hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro ..........................55
3.3. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của nước dừa lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn chỉnh
giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) ..........................................................63
3.4. Thí nghiệm 4: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đơn sắc lên sự sinh
trưởng tạo cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) ...............72
3.5. Thí nghiệm 5: Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED kết hợp lên sự sinh
trưởng tạo cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) ...............80
3.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hưởng của kiểu bổ sung các thành phần của môi
trường dinh dưỡng và thời gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên khả năng tăng trưởng

tạo cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ in vitro (Musa acuminata Red Dacca) ..............88
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................96
4.1. Kết luận ............................................................................................................96
4.2. Kiến nghị ..........................................................................................................96
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................97
PHỤ LỤC ..................................................................................................................99

vii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADN

:

Acid deoxynucleotic

BA

:

6-benzyladenine

BAP

:

N6-benzylaminopurine

CNSH


:

Công nghệ sinh hoc

CV%

:

Hệ số sai dị

CAD

:

Cinnamyl alcohol dehydrogenase

CCR

:

Cinnamoyl CoA redductase

CRD

:

Completely randommized desugin

DHSTTV :


Chất diều hòa sinh trưởng thực vật

ĐC

:

Đối chứng

GA3

:

Gibberellic acid

IAA

:

Indole-3-acetic acid

IBA

:

Indol butyric acid

LED

:


Light Emitting Diodes

MS

:

Murashige và skoog

NAA

:

α-naphtaleneacetic acid

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Khảo sát ảnh hưởng của agar lên sự sinh trưởng và tạo cây hoàn
chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca).
Bảng 2.2. Khảo sát ảnh hưởng của sương sáo lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn
chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca).
Bảng 2.3. Khảo sát ảnh hưởng của nước dừa lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn
chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca).
Bảng 2.4. Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn
chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca).
Bảng 2.5. Khảo sát ảnh hưởng của đèn LED kết hợp lên sự sinh trưởng tạo cây
hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca).
Bảng 2.6. Khảo sát ảnh hưởng của kiểu bổ sung các thành phần của môi

trường dinh dưỡng và thời gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên khả năng tăng trưởng
tạo cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của agar đến sự phát triển tạo cây hoàn chỉnh của chuối
đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của sương sáo đến sự phát triển tạo cây hoàn chỉnh của
chuối đỏ in vitro
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nước dừa đến sự phát triển tạo cây hoàn chỉnh của
chuối đỏ in vitro
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đơn sắc đến sự phát triển tạo cây
hoàn chỉnh của chuối đỏ in vitro
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED kết hợp đến sự phát triển tạo cây
hoàn chỉnh của chuối đỏ in vitro
Bảng 3.6. ảnh hưởng của kiểu bổ sung các thành phần của môi trường dinh
dưỡng và thời gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên khả năng tăng trưởng tạo cây hoàn
chỉnh giống chuối đỏ in vitro (Musa acuminata Red Dacca)
ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Ảnh hưởng của agar đến sự phát triển tạo cây hoàn chỉnh của
chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro trong 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.2. Ảnh hưởng của agar lên trọng lượng tươi và trọng lượng khô của
chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.3. Ảnh hưởng của agar lên chiều cao cây và đường kính thân của
chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.4. Ảnh hưởng của agar lên chiều dài rễ và số rễ của chuối đỏ in vitro
sau 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.5. Ảnh hưởng của sương sáo đến sự phát triển tạo cây hoàn chỉnh
của chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro trong 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.6. Ảnh hưởng của sương sáo lên trọng lượng tươi và trọng lượng

khô của chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.7. Ảnh hưởng của sương sáo lên chiều cao cây và đường kính thân
của chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.8. Ảnh hưởng của sương sáo lên chiều dài rễ và số rễ của chuối đỏ
in vitro sau 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.9. Ảnh hưởng của nước dừa đến sự phát triển tạo cây hoàn chỉnh
của chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro trong 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.10. Ảnh hưởng của nước dừa lên trọng lượng tươi và trọng lượng
khô của chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.11. Ảnh hưởng của nước dừa lên chiều cao cây và đường kính thân
của chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.12. Ảnh hưởng của nước dừa lên chiều dài rễ và số rễ của chuối đỏ
in vitro sau 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.13. Ảnh hưởng của ánh sáng đơn sắc đến sự phát triển tạo cây hoàn
chỉnh của chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro trong 8 tuần nuôi cấy

x


Biểu đồ 3.14. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đơn sắc lên trọng lượng tươi
và trọng lượng khô của chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.15. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đơn sắc lên chiều cao cây và
đường kính thân của chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi
Biểu đồ 3.16. Ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đơn sắc lên số rễ và chiều dài
rễ của chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi
Biểu đồ 3.17. Ảnh hưởng của ánh sáng kết hợp đến sự phát triển tạo cây hoàn
chỉnh của chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) in vitro trong 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.18. Ảnh hưởng của ánh sáng kết hợp lên trọng lượng tươi và trọng
lượng khô của chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.19. Ảnh hưởng của ánh sáng kết hợp lên chiều cao cây và đường

kính thân của chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi
Biểu đồ 3.20. Ảnh hưởng của ánh sáng kết hợp lên số rễ và chiều dài rễ của
chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi
Biểu đồ 3.21. Ảnh hưởng của kiểu bổ sung thành phần dinh dưỡng và thời
gian bổ sung thêm dinh dưỡng đến sự phát triển tạo cây hoàn chỉnh của chuối đỏ
(Musa acuminata Red Dacca) in vitro trong 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.22. Ảnh hưởng của kiểu bổ sung thành phần dinh dưỡng và thời
gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên trọng lượng tươi và trọng lượng khô của chuối đỏ
in vitro sau 6 tuần nuôi cấy
Biểu đồ 3.23. Ảnh hưởng của kiểu bổ sung thành phần dinh dưỡng và thời
gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên chiều dài lá và đường kính lá của chuối đỏ in
vitro sau 6 tuần nuôi
Biểu đồ 3.24. Ảnh hưởng của kiểu bổ sung thành phần dinh dưỡng và thời
gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên chiều cao cây và đường kính thân của chuối đỏ in
vitro sau 6 tuần nuôi
Biểu đồ 3.25. Ảnh hưởng của kiểu bổ sung thành phần dinh dưỡng và thời
gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên số rễ và chiều dài rễ của chuối đỏ in vitro sau 6
tuần nuôi
xi


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
Hình 1.2. Cây chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
Hình 2.1. Mô hình thiết kế hệ thống chiếu sáng đèn LED đơn a. Hệ thống
chiếu sáng đèn LED trắng; b. Hệ thống chiếu sáng đèn LED vàng; c. Hệ thống
chiếu sáng đèn LED xanh; d. Hệ thống chiếu sáng đèn LED đỏ
Hình 2.2. Hệ thống chiếu sáng đèn LED đơn sau khi thiết kế và thi công. A.
Hệ thống chiếu sáng đèn LED trắng; B. Hệ thống chiếu sáng đèn LED vàng; C. Hệ
thống chiếu sáng đèn LED xanh; D. Hệ thống chiếu sáng đèn LED đỏ

Hình 2.3. Mô hình hệ thống chiếu sáng LED kết hợp a. 100% LED đỏ (ĐC); b.
50% LED đỏ kết hợp 50% LED vàng; c. 50% LED đỏ kết hợp 50% LED xanh
dương; d. 50% LED vàng kết hợp 50% LED xanh dương
Hình 2.4. Mô hình hệ thống chiếu sáng LED kết hợp A. 100% LED đỏ (ĐC);
B. 50% LED đỏ kết hợp 50% LED vàng; C. 50% LED đỏ kết hợp 50% LED xanh
dương; D. 50% LED vàng kết hợp 50% LED xanh dương
Hình 3.1. ảnh hưởng của agar lên sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối
đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy. (A1, A2, A3, A4 tương ứng với nồng độ 6 ,9 , 12,
15 g/l)
Hình 3.2. ảnh hưởng của agar lên sự sinh trưởng và phát triển của cây chuối
đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy. (A1, A2, A3, A4 tương ứng với nồng độ 6 ,9 , 12,
15 g/l)
Hình 3.3. Ảnh hưởng của sương sáo lên sự sinh trưởng và phát triển của cây
chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy. (B1, B2, B3, B4, B5 tương ứng với nồng độ 3,
6, 9, 12, 15 g/l)
Hình 3.4. Ảnh hưởng của sương sáo lên sự sinh trưởng và phát triển của cây
chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy. (B1, B2, B3, B4, B5 tương ứng với nồng độ 3,
6, 9, 12, 15 g/l)

viii


Hình 3.5. Ảnh hưởng của nước dừa lên sự sinh trưởng và phát triển của cây
chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy. (C0, C1, C2, C3, C4, C5 tương ứng với nồng
độ 0, 5, 10, 15, 20, 25%)
Hình 3.6. ảnh hưởng của nước dừa lên sự sinh trưởng và phát triển của cây
chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy. (C0, C1, C2, C3, C4, C5 tương ứng với nồng
độ 0, 5, 10, 15, 20, 25%)
Hình 3.7. ảnh hưởng ánh sáng đèn LED đơn sắc lên sự sinh trưởng và phát
triển của cây chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy. (D0, D1, D2, D3, D4 tương ứng

với loại ánh sáng huỳnh quang, LED trắng, LED đỏ, LED xanh dương)
Hình 3.8. ảnh hưởng ánh sáng đèn LED đơn sắc lên sự sinh trưởng và phát
triển của cây chuối đỏ in vitro sau 8 tuần nuôi cấy. (D0, D1, D2, D3, D4 tương ứng
với loại ánh sáng huỳnh quang, LED trắng, LED đỏ, LED xanh dương)
Hình 3.9. Ảnh hưởng ánh sáng đèn LED kết hợp lên sự sinh trưởng và phát
triển của cây chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy. (E0, E1, E2, E3 tương ứng với
loại ánh sáng đèn LED đỏ, đèn LED đỏ kết hợp đèn LED xanh dương, đèn LED
xanh dương kết hợp đèn vàng, đèn LED đỏ kết hợp đèn LED vàng)
Hình 3.10. Ảnh hưởng ánh sáng đèn LED kết hợp lên sự sinh trưởng và phát
triển của cây chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy. (E0, E1, E2, E3 tương ứng với
loại ánh sáng đèn LED đỏ, đèn LED đỏ kết hợp đèn LED xanh dương, đèn LED
xanh dương kết hợp đèn vàng, đèn LED đỏ kết hợp đèn LED vàng )
Hình 3.11. ảnh hưởng của kiểu bổ sung thành phần dinh dưỡng và thời gian bổ
sung thêm dinh dưỡng của chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy (F0, F1, F2, F3, F4,
F5 tương ứng với thời gian bổ sung thêm dinh dưỡng 0 tuần, 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần,
4 tuần
Hình 3.12. Ảnh hưởng của kiểu bổ sung thành phần dinh dưỡng và thời gian
bổ sung thêm dinh dưỡng của chuối đỏ in vitro sau 6 tuần nuôi cấy (F0, F1, F2, F3,
F4, F5 tương ứng với thời gian bổ sung thêm dinh dưỡng 0 tuần, 1 tuần, 2 tuần, 3
tuần, 4 tuần)

ix


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Cây chuối được trồng phổ biến trên 100 nước và có diện tích trồng hàng năm
khoảng 10 triệu ha sản lượng 88 triệu tấn. Cây chuối được xếp vào 1 trong hơn 130
loại cây ăn quả được đặc biệt quan tâm. Chuối là một loại thực phẩm, đồng thời
cũng là một dược liệu thiên nhiên để hỗ trợ cho nhiều căn bệnh.

Trong đó chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) đã và đang được ưu tiên đầu
tư và phát triển với quy mô lớn trên thế giới. Với những ưu thế vượt trội về mặt chất
lượng cũng như hàm lượng dinh dưỡng của chuối đỏ so với các loại chuối khác thì
giá trị vượt trội về mặt kinh tế thông qua chế biến và bảo quản xuất khẩu là vô cùng
to lớn. Hiện nay trên thế giới chuối đỏ được trồng chủ yếu ở Úc, New Zealand, và
nhiều nơi ở quần đảo Thái Bình Dương, đã và đang mạng lại thu nhập ổn định và
khả năng phát triển kinh tế cao cho người trồng, ngoài ra ở nước ta tuy đã nắm bắt
được xu thế nhưng chuối đỏ vẫn chưa được đầu tư rộng tập trung chủ yếu ở các tỉnh
Lâm Đồng, Bình Dương và các tỉnh miền Tây.
Tuy rằng chuối đỏ mang lại hiệu quả kinh tế và khả năng phát triển cao nhưng
tình hình sản xuất chuối đỏ hiện nay vẫn chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của
thị trường bởi còn gặp nhiều khó khăn trong việc cải thiện số lượng và chất lượng
sản phẩm chuối đỏ. Một trong những nguyên nhân là do lượng giống chưa đáp ứng
kiệp như cầu gieo trồng cùng với đó là chất lượng giống chưa đảm bảo. Ngoài ra
việc nhân giống theo phương pháp truyền thống (tách chồi) thường sinh trưởng kém,
phát triển chậm, cây không đồng đều, lâu thu hoạch thu hoạch không tập trung.
Phương pháp nhân giống này thường làm cho cây con bị mắc bệnh virus rất nguy
hiểm đến tình trạng thoái hóa giống.
Hiện nay người dân thường sử dụng cây con chuối từ phương pháp nuôi cây
mô, đặc biệt phổ biến ở những vùng trồng chuối lớn, tập trung. Từ 1 củ chuối thông
qua phương pháp nuôi cấy mô có thể sản xuất đạt tới 2000 cây chuối con sạch bệnh
và chất lượng cao để trồng ra vườn sản xuất. Trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô
1


cho tỉ lệ sống cao, cây sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, đồng đều, thời gian từ
lúc trồng đến lúc thu hoạch ngắn. Tính đồng nhất của giống chuối nuôi cấy mô giúp
chúng ta có thể điều khiển được thời gian ra hoa về thời gian thu hoạch cũng như
tăng năng xuất và chất lượng trái.
Thông qua phương pháp nuôi cấy mô người ta tạo ra một cây con sạch bệnh,

đặc biệt với các bệnh do virus gây ra. Theo tổng kết của các nhà khoa học và thực tế
sản xuất ở một số địa phương cho thấy trồng chuối cấy mô sạch bệnh có khả năng
tăng năng xuất từ 15 – 20%.
Một trong số những biện pháp nhân giống in vitro trên chuối giúp phát triển
bộ rễ và các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trước khi đem ra vườn ươm là bước khá
quan trọng để đạt được tỷ lệ sống cao. Ánh sáng là một trong những yếu tố quan
trọng trong sự sinh trưởng của thực vật bao gồm cả bộ rễ. Đèn LED có nhiều ưu
điểm hơn với kích thước, thể tích nhỏ, tuổi thọ cao, vùng quang phổ có thể kiểm
soát được, ít hao tốn điện năng và ít tỏa nhiệt. Trong khi đó, đèn huỳnh quang trong
nuôi cấy mô chiếm nhiều không gian, tuổi thọ thấp, có những vùng quang phổ
không cần thiết.
Tuy nhiên ứng dụng khoa học kỹ thuật vào ngành công nghệ sinh học thực vật,
đặc biệt là nuôi cấy mô tế bào thực vật ở Việt Nam vẫn còn bị bỏ ngỏ. Hiện nay đã
có rất nhiều nghiên cứu về ứng dụng của đèn LED trong đời sống nói chung và ứng
dụng trong nuôi cấy mô tế bào thực vật nói riêng. Nhưng các ứng dụng vẫn chưa
được triễn khai đại trà và áp dụng rộng rãi. Với mục đích đưa các ứng dụng công
nghệ sinh học trong việc phát triễn nông nghiệp bền vững, vừa tăng năng suất cây
trồng, tiết kiệm chi phí tối đa có thể mà vẫn đảm bảo chất lượng, chúng tôi thực
hiện nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của đèn LED và một số yếu tố giá
thể lên khả năng sinh trưởng và phát triển của cây chuối đỏ (Musa acuminata Red
Dacca) in vitro”.

2


2. Mục đích đề tài
Khảo sát các yếu tố giá thể ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển
của chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) và nghiên cứu ảnh hưởng của hệ thống
đèn LED đến quá trình sinh trưởng từ mẫu cấy chồi. Từ đó tìm ra các yếu tố thích
hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chuối đỏ (Musa acuminata Red

Dacca) in vitro.
3. Đối tượng và phạm vi nghên cứu
Đối tượng nghiên cứu là chồi chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca) đươc sử
dụng làm nguồn mẫu để nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố giá thể và hệ
thống đèn LED đến quá trình sinh trưởng và phát triển của cây chuối đỏ (Musa
acuminata Red Dacca) in vitro.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát ảnh hưởng của agar lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn chỉnh giống
chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
- Khảo sát ảnh hưởng của sương xáo lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn chỉnh
giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
- Khảo sát ảnh hưởng của nước dừa lên sự sinh trưởng tạo cây hoàn chỉnh
giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
- Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED đơn sắc lên sự sinh trưởng tạo
cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
- Khảo sát ảnh hưởng của ánh sáng đèn LED kết hợp lên sự sinh trưởng tạo
cây hoàn chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca)
- Khảo sát ảnh hưởng của kiểu bổ sung các thành phần của môi trường dinh
dưỡng và thời gian bổ sung thêm dinh dưỡng lên khả năng tăng trưởng tạo cây hoàn
chỉnh giống chuối đỏ (Musa acuminata Red Dacca).

3


5. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu là sách chuyên
ngành, tập chí chuyên ngành, các công trình nghiên cứu, các bài báo khoa học trong
và ngoài nước.
- Nghiên cứu thực nghiệm: tiến hành bố trí thí nghiệm để khảo sát ảnh hưởng
của một số yếu tố giá thể và hệ thống đèn LED. Các thí nghiệm được bố trí theo

kiểu ngẫu nhiên. Các nghiệm thức được lập lại 3 lần, ghi nhận kết quả trung bình.
Các số liệu sao khi thu thập được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 và
chương trình MicroSoft Excel 2010.
6. Bố cục đồ án
Đồ án tốt nghiệp bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Tổng quan tài liệu
- Chương 2: Vật liệu và phương pháp
- Chương 3: Kết quả và thảo luận
- Chương 4: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
1.1.1. Giới thiệu khái quát về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là một thuật ngữ được dùng một cách rộng rãi để
nói về việc mô tả các phương thức nuôi cấy các bộ phận thực vật (tế bào đơn, mô,
cơ quan) trong ống nghiệm có chứa môi trường xác định ở điều kiện vô trùng.
Mục đích chung của nuôi cấy mô tế bào thực vật là sử dụng các điều kiện như:
nhiệt độ, ánh sáng, thành phần dinh dưỡng, các chất điều hòa sinh trưởng thực vật, ...
để điều khiển quá trình sinh trưởng và phát triển của tế bào, mô nuôi cấy theo mục
tiêu và yêu cầu đặt ra.
Nuôi cấy mô tế bào thực vật còn là một phương pháp nghiên cứu hiệu quả
nhất quá trình phát triển hình thái ở nhiều loài thực vật. Phương pháp này giúp mở
ra những hướng mới trong nghiên cứu sinh lý và di truyền thực vật như: cơ chế sinh
tổng hợp các chất, sinh lý phân tử - đột biến, sinh lý dinh dưỡng ở tế bào thực vật và
nhiều vấn đề sinh học khác, ...
Tất cả dạng nuôi cấy mô đều được tiến hành qua hai bước:
- Các phần của thực vật hoặc một cơ quan thực vật nào đó được tách ra khỏi

phần còn lại. Đó là sự tách rời tế bào, mô hay cơ quan đang tương tác lẫn nhau
trong một tổ chức thực vật nguyên vẹn.
- Các phần tách ra nói trên phải đặt trong môi trường thích hợp để nó có thể
biểu lộ hết bản chất hoặc khả năng đáp ứng của nó.
1.1.2. Ưu và nhược điểm nuôi cây mô tế bào thực vật
1.1.2.1. Ưu điểm
- Phương pháp in vitro có khả năng hình thành được số lượng lớn cây giống từ
một mô, cơ quan của cây với kích thước nhỏ khoảng 0,1 – 10 mm. Trong khi đó các

5


phương pháp nhân giống truyền thống thì để tạo thành cây giống, ít nhất phải sử
dụng một phần cơ quan dinh dưỡng của cây với kích thước từ 5 – 20 cm.
- Hoàn toàn tiến hành trong điều kiện vô trùng nên cây giống tạo ra sẽ không
nhiễm bệnh từ môi trường bênh ngoài.
- Sử dụng vật liệu sạch virus và có khả năng nhân nhanh số lượng lớn cây
giống sạch virus.
- Hoàn toàn chủ động điều chỉnh các tác nhân, điều chỉnh khả năng tái sinh
của cây như thành phần dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, chất điều hòa sinh trưởng
thực vật,… theo ý muốn.
- Hệ số nhân giống cao nên có thể sản xuất được số lượng lớn cây giống trong
một thời gian ngắn.
- Có thể tiến hành quanh năm mà không chịu sự chi phối của điều kiện ngoại
cảnh, mùa vụ.
- Cây giống in vitro chưa có nhu cấu sử dụng thì có thể bảo quản được trong
thời gian dài ở điều kiện in vitro.
1.1.2.2. Nhược điểm
- Mặc dù hệ số nhân giống cao nhưng cây giống tạo ra có kích thước nhỏ và
đôi khi xuất hiện những dạng cây không mong muốn.

- Nhân giống trên môi trường agar thì giá thành vẫn còn cao và thời gian dài.
- Cần trang thiết bị hiện đại, kĩ thuật viên có tay nghề cao.
- Quy trình nhân giống phức tạp.
- Giới hạn của sự đa dạng của dòng sản phẩm nhân giống do cây con tạo ra
thường đồng nhất về mặt di truyền.
1.1.3. Các phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật
Nuôi cấy mô tế bào thực vật bao gồm:
- Cấy cây: nuôi cấy cây non và cây lớn hơn.

6


- Cấy phôi: gồm nuôi cấy các phôi cô lập đã trưởng thành và chưa trưởng
thành.
- Cấy cơ quan: cấy các cơ quan thực vật tách rời.
- Cấy mô hoặc mô sẹo: cấy các loại mô tách ra từ một phần nào đó của một cơ
quan thực vật.
- Cấy tế bào và huyền phù tế bào: cấy tề bào cô lập hoặc cụm tế bào rất nhỏ
trong môi trường lỏng.
- Cấy tế bào trần: cấy tế bào trần thực vật là nuôi cấy những tế bào không có
thành (vách) được dùng trong kỹ thuật di truyền.
- Cấy túi phấn (thể đơn bội): cấy túi phấn hoặc những hạt phấn chưa trưởng
thành để thu được tế bào đơn bội hay mô sẹo trong kĩ thuật di truyền.
1.1.4. Môi trường nuôi cấy mô tế bào thực vật
Môi trường nuôi cấy mô và tế bào thực vật tuy rất đa dạng nhưng đều gồm
một số thành phần cơ bản sau:
- Các muối khoáng đa lượng và vi lượng
- Các vitamin
- Các amino acid
- Nguồn carbon: một số các loại đường

- Các chất điều hoà sinh trưởng
- Các chất hữu cơ bổ sung: nước dừa,…
- Chất làm thay đổi trạng thái môi truờng: các loại thạch (agar)
Tất cả các hợp chất này đều tham gia vào một hoặc nhiều chức năng trong sự
sinh trưởng và phân hoá của thực vật nuôi cấy in vitro.

7


Các nhà khoa học sử dụng các môi trường nuôi cấy rất khác nhau. Việc lựa
chọn môi trường nuôi cấy với thành phần hoá học đặc trưng phụ thuộc vào một số
yếu tố:
- Đối tượng cây trồng hoặc mô nuôi cấy khác nhau có nhu cầu khác nhau về
thành phần môi trường.
- Mục đích nghiên cứu hoặc phương thức nuôi cấy khác nhau (nuôi cấy tạo mô
sẹo phôi hoá hoặc phôi vô tính, nuôi cấy tế bào trần hoặc dịch lỏng tế bào, vi nhân
giống,…)
- Trạng thái môi trường khác nhau (đặc, lỏng, bán lỏng,…).
1.1.4.1. Các khoáng đa lượng
Đối với cây trồng, các chất vô cơ đóng vai trò rất quan trọng. Ví dụ, Mg là
một phần của phân tử diệp lục, Ca là thành phần của màng tế bào, N là thành phần
quan trọng của amino acid, vitamin, protein và các acid nucleic. Tương tự, Fe, Zn
và Mo cũng là thành phần của một số enzyme.
Các môi trường khác nhau có hàm lượng và thành phần chất khoáng khác
nhau, ví dụ thành phần và nồng độ khoáng của môi trường White hoặc Knop khá
nghèo nàn, nhưng lại rất giàu ở môi trường MS và B5.
Muối khoáng là thành phần không thể thiếu trong các môi trường nuôi cấy mô
và tế bào thực vật:
- Muối khoáng là các vật liệu (nguồn N, S, P,...) cho sự tổng hợp các chất hữu
cơ. Nitơ, lưu huỳnh, phospho là các thành phần không thể thiếu của các phân tử

protein, các acid nucleic và nhiều chất hữu cơ khác. Calci và acid boric được tìm
thấy chủ yếu ở thành tế bào, đặc biệt là canxi có nhiệm vụ quan trọng giúp ổn định
màng sinh học.
- Đóng vai trò như một thành phần không thể thiếu của nhiều enzyme (là các
cofactor): Magie, kẽm, sắt, ... và nhiều nguyên tố vi lượng là những phần quan trọng
của các enzyme.
8


- Các ion của các muối hoà tan đóng vai trò quan trọng ổn định áp suất thẩm
thấu của môi trường và tế bào, duy trì thế điện hoá của thực vật. Ví dụ, K và C rất
quan trọng trong điều hoà tính thấm lọc của tế bào, duy trì điện thế và tham gia hoạt
hoá nhiều enzyme.
Trong môi trường, các muối khoáng được chia thành các nguyên tố vi lượng
và đa lượng:
- Các chất dinh dưỡng đa lượng bao gồm sáu nguyên tố: nitrogene (N),
phosphore (P), potasium (K), calcium (Ca), magnesium (Mg) và lưu huỳnh (S) tồn
tại dưới dạng muối khoáng, là thành phần của các môi trường dinh dưỡng khác
nhau. Tất cả các nguyên tố này là rất cần thiết cho sinh trưởng của mô và tế bào
thực vật. Môi trường nuôi cấy phải chứa ít nhất 25 mmol/l nitrate và potasium. Tuy
nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy nguồn N cung cấp trong môi trường
dưới cả 2 dạng nitrate và amonium (2 – 20 mmol/l) là tốt hơn cả. Trong trường hợp
chỉ dùng amonium, thì cần phải bổ sung thêm một acid dạng mạch vòng,
tricarboxylic acid hoặc một số acid khác nữa (dạng muối), như: citrate, succinate,
hoặc malate sao cho mọi ảnh hưởng độc do nồng độ của amonium vượt quá 8
mmol/L trong môi trường được giảm bớt. Khi các ion nitrate và amonium cùng hiện
diện trong môi trường nuôi cấy, thì ion sau được sử dụng nhanh hơn.
Các nguyên tố chính khác, như: Ca, P, S và Mg, nồng độ thường dùng trong
khoảng 1 – 3 Mmol/l (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006).
1.1.4.2. Các vitamin

Tất cả các tế bào được nuôi cấy đều có khả năng tổng hợp tất cả các loại
vitamin cơ bản nhưng thường là với số lượng dưới mức yêu cầu. Để mô có sức sinh
trưởng tốt phải bổ sung thêm vào môi trường một hay nhiều loại vitamin. Các
vitamin là rất cần thiết cho các phản ứng sinh hoá.
Thông thường thực vật tổng hợp các vitamin cần thiết cho sự tăng trưởng và
phát triển của chúng. Thực vật cần vitamin để xúc tác các quá trình biến dưỡng khác
9


nhau. Khi tế bào và mô dược nuôi cấy in vitro thì một vài vitamin trở thành yếu tố
giới hạn sự phát triển của chúng. Các vitamin được sử dụng nhiều nhất trong nuôi
cấy mô là: thiamine (B1), acid nicotinic (PP), pyridoxine (B6) và myo-inositol.
Thiamine là một vitamin căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng của tất cả các tế bào.
Thiamine thường được sử dụng với nồng độ biến thiên từ 0,1 – 10 mg/l. Acid
nicotinic và pyridoxine thường được bổ sung vào môi trường nuôi cấy nhưng cũng
không cấn thiết cho sự tăng trưởng của tế bào nhiều loài thực vật. Acid nicotinic
thường được sử dụng với nồng độ 0,1 – 5 mg/l, pyridoxine được sử dụng với nồng
độ 0,1 – 10 mg/l. Myo-inositol thường được pha chung với dung dịch mẹ của
vitamin. Mặc dù đây là một carbohydrate chứ không phải là vitamin, nó cũng được
chứng minh kích thích cho sự tăng trưởng của tế bào đa số loài thực vật. Người ta
cho rằng myo-inositol được phân tách ra thành acid ascorbic và peptine và được
đồng hóa thành phosphoinositide và phosphatidylinositol có vai trò quan trọng
trong sự phân chia tế bào. Myo-inositol thường được sử dụng trong môi trường nuôi
cấy mô và tế bào thực vật ở nồng độ 50 – 5000 mg/l.
Các vitamin khác như biotin, acid folic, acid ascorbic, panthothenic acid,
vitamin E (tocopherol), riboflavin và p-aminobenzoic acid cũng được sử dụng trong
một số môi trường nuôi cấy. Nhu cầu vitamin trong môi trường nuôi cấy nói chung
không quan trọng và chúng cũng không cản trở sự tăng trưởng của tế bào. Nói
chung các vitamin này được thêm vào môi trường chỉ khi nồng độ thyamine thấp
hơn nhu cầu cần thiết hoặc để cho huyền phù tế bào có thể tăng trưởng khi mật độ tế

bào khởi đầu thấp.
Các vitamin sau đây được sử dụng phổ biến: inositol, thyamine HCl (B1),
pyridoxine HCl (B6), nicotinic acid, trong đó vitamin B1 là không thể thiếu và được
sử dụng trong hầu hết những môi trường nuôi cấy mô và tế bào thực vật. Linsmaier
và Skoog đã khẳng định vitamin B1 là cần thiết cho cho sự sinh trưởng của cây sau
khi nghiên cứu kỹ lưỡng về sự có mặt của nó trong môi trường MS. Các tác giả
khác cũng khẳng định vai trò rất quan trọng của B1 trong nuôi cấy mô. Inositol
thường được nói đến như là một vitamin kích thích một cách tích cực đối với sự
10


sinh trưởng và phát triển của thực vật, mặc dù nó không phải là vitamin cần thiết
trong mọi trường hợp. Các vitamin khác, đặc biệt là nicotinic acid (vitamin B3),
calci pantothenate (vitamin B5) và biotin cũng được sử dụng để nâng cao sức sinh
trưởng của mô nuôi cấy. ảnh hưởng của các vitamin lên sự phát triển của tế bào
nuôi cấy in vitro ở các loài khác nhau là khác nhau hoặc thậm trí còn có hại (gây
độc) (Nguyễn Đức Lượng và Lê Thị Thủy Tiên, 2006).
1.1.4.3. Nguồn carbohydrate
Nguồn carbohydrate là một thành phần quan trọng trong môi trường nuôi cấy
mô. Sự hiện diện của đường trong môi trường cấy là quan trọng cho sự nhân chồi và
tăng chiều cao của cây con.
Các mẫu nuôi cấy mô thực vật nói chung không thể quang hợp hoặc quang
hợp rất thấp do thiếu chlorophyl, nồng độ CO2 và nhiều điều kiện khác. Vì vậy phải
đưa thêm hợp chất carbohydrate vào môi trường nuôi cấy và hợp chất carbohydrate
được sử dụng phổ biến là đường sucrose. Lý do nó được sử dụng phổ biến là nó ổn
định trong hấp khử trùng và được cây sử dụng.
Đường succharose vừa là nguồn carbon cung cấp cho mẫu cấy, đồng thời còn
tham gia vào điều chỉnh khả năng thẩm thấu của môi trường. Hàm lượng đường cao
mô nuôi cấy khó hút được nước. Hàm lượng đường quá thấp là một trong những
nguyên nhân gây hiện tượng mộng nước ở mẫu cấy (Debergh, 1991).

1.1.4.4. Nguồn sắt
Hiện nay hầu hết các phòng thí nghiệm đều dùng sắt ở dạng chelate kết hợp
với Na2EDTA. Ở dạng này sắt không bị kết tủa và giải phóng dần ra môi trường
theo nhu cầu của mô thực vật.
Sắt rất quan trọng trong sinh tổng hợp chlorophyl: trong lá xanh 80% sắt nằm
trong lục lạp. Khi thiếu sắt, toàn bộ sắt sẽ tập trung ở lá.
Trong lá non, thiếu sắt sẽ dẫn đến sự giảm nhanh nồng độ chlorophyl do quá
trình tổng hợp protein bị ngưng lại. Số lượng ribosome cũng giảm mạnh.
11


Thiếu sắt ở rễ kéo theo những thay đổi hình thái. Sự dài rễ giảm nhưng diện
tích và số lượng lông rễ tăng (Trần Văn Minh, 1999).
1.1.4.5. pH
pH của môi trường là một yếu tố quan trọng. Sự ổn định của pH môi trường là
yếu tố duy trì trao đổi chất trong tế bào. Ngoài ra sự bền vững và hấp thụ một loạt
các chất phụ thuộc vào pH môi trường. Sự hấp thụ các hợp chất sắt cũng phụ thuộc
vào pH môi trường. pH của đa số môi trường đều được chỉnh giữa 5,5 – 6 trước khi
hấp khử trùng. pH dưới 5,5 làm agar khó chuyển sang trạng thái gel còn pH lớn hơn
6 agar có thể rất cứng (Nguyễn Như Khanh, 1990).
1.1.4.6. Các chất điều hòa sinh trưởng thực vật
Chất điều hoà sinh trưởng thực vật có tên khoa học là phytohormone. Đây là
những sản phẩm bình thường của quá trình sống ở thực vật, được tham gia vào điều
khiển quá trình trao đổi chất và các quá trình hình thành mới các cơ quan ở tất cả
các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây. Những phytohormone hiện nay được
biết nhiều nhất là auxin, gibberrellin, cytokinin, acid abscisic và ethylene.
Với một hàm lượng rất ít các chất điều hoà sinh trưởng đã có khả năng gây
nên tác động làm thay đổi những đặc trưng về hình thái sinh lý của thực vật và
chúng có thể di chuyển trong cây được.
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây đã có mặt cùng lúc nhiều

chất điều hoà sinh trưởng khác nhau nhưng với tỷ lệ rất khác nhau.
a. Nhóm Auxin
Auxin (2,4-D) là loại phytohormone được xác định đầu tiên, được tổng hợp ở
hầu hết các mô thực vật và có hoạt tính mạnh. Auxin được tổng hợp trong ngọn
thân, trong mô phân sinh (ngọn và lóng) và lá non, từ tryptophan được tổng hợp
trong lá trưởng thành dưới ánh sáng. Sau đó, auxin di chuyển xuống rễ và tích tụ
trong rễ. Trong quá trình phát sinh hình thái, sự di chuyển của auxin có vai trò trong

12


×