Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Giáo trình lịch sử tư tưởng xã hội chủ nghĩa phần 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.15 KB, 42 trang )

Chương IV

NHỮNG TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
THẾ KỶ XVIII Ở PHÁP

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ NƯỚC PHÁP THẾ KỶ XVIII

Nước Pháp trước cách mạng tư sản là một nước quân chủ chuyên chế phong kiến. Từ
giữa thế kỷ XVII đến giữa thế kỷ XVIII nền quân chủ chuyên chế ấy đã phát triển đến
trình độ cao nhất để đi vào giai đoạn suy tàn. Vua Lui XIV mất và được bí mật đem chôn
vì sợ quần chúng nổi loạn. Vua Lui XV còn nhỏ tuổi không đủ sức vực nùc Pháp đang
suy sụp. Vò thế nước Pháp không ngừng sút giảm.
Trong khi nước Anh tiến mạnh trên con đường công nghiệp hoá tư bản chủ nghóa thì
nước Pháp lúc bấy giờ vẫn còn là một nước nông nghiệp lạc hậu. Đất đai trong cả nước
thuộc quyền sở hữu của nhà vua. Nhà vua lấy ruộng đất đó cấp cho quần thần. Mỗi quý
tộc sở hữu những vùng đất đai rộng lớn. Nhà thờ cũng chiếm một phần ruộng đất đáng
kể. Cho đến cuối thế kỷ XVII yếu tố tư bản chủ nghóa trong nông thôn đã xuất hiện
nhưng còn rất nhỏ bé. Nền công thương nghiệp Pháp tuy thua Anh nhưng nó cũng đã làm
cho bộ mặt của những thành phố thời trung cổ thay đổi hẳn. Hình thức tổ chức sản xuất
công nghiệp phổ biến là công trường thủ công, trong đó hình thức công trường thủ công
phân tán là áp dụng rộng rãi trong cả nước. Thương nghiệp cũng có những bước tiến.
Nước Pháp mở rộng buôn bán với nhiều nước ở châu Âu, châu Mỹ… Trong khi đó thì
chế độ phong kiến áp dụng những quy chế khắt khe như thuế nặng, hạn chế số lượng
công nhân và sản phẩm… Điều này đã ngăn cản sự phát triển của công thương nghiệp.
Xoá bỏ những ràng buộc ngặt nghèo của phong kiến đối với nông công thương nghiệp
trở thành một yêu cầu khách quan và tất yếu của lòch sử.
Sự xuất hiện của những yếu tố tư bản chủ nghóa đã dẫn đến sự ra đời của giai cấp tư
sản. Giai cấp này bao gồm nhiều tầng lớp khác nhau, đông đảo nhất là tầng lớp tư sản
công thương nghiệp. Giai cấp này muốn tham gia chính quyền, muốn xóa những luật lệ
ngặt nghèo của nhà nước quân chủ chuyên chế, muốn mở đường cho công thương nghiệp
phát triển. Ở thành thò, thợ thủ công, những công nhân, người buôn bán nhỏ… cũng là


một lực lượng bất mãn sâu sắc đối với chế độ xã hội đương thời. Họ bò khinh miệt về sự
nghèo khổ của bản thân và không có một quyền chính trò nào. Ở nông thôn, nông dân là
giai cấp đông đảo nhất nhưng cũng là giai cấp cùng khổ nhất trong đẳng cấp thứ ba.Họ
chòu ba tầng áp bức bóc lột của chế độ phong kiến. Đó là lãnh chúa, nhà nước và nhà thờ.
Trước cách mạng, nền kinh tế nông nghiệp ngày càng suy sụp, nông dân bò phá sản phải
lang thang để kiếm sống, nạn đói diễn ra liên tiếp. Tất cả những giai cấp tầng lớp ấy hợp
thành đẳng cấp thứ ba. Trong khi đó giai cấp quý tộc Pháp vẫn tiếp tục sống xa hoa trụy
lạc. Quần chúng ngày càng khốn khổ về mọi mặt bởi sự thống trò của nhà thờ Cơ đốc
giáo và nhà nước quân chủ chuyên chế. Chính vì vậy xã hội Pháp vào thế kỷ XVIII đã
chia thành hai trận tuyến đối lập: một bên là phong kiến và bên kia là đẳng cấp thứ ba.


Những đại biểu của giai cấp tư sản có thể tự nhận không phải là đại biểu của một giai
cấp riêng biệt nào mà là đại biểu của toàn thể nhân loại đau khổ.
Vào những năm 50 của thế kỷ XVIII cách mạng đã lên men sôi sục. Trong bối cảnh
ấy xuất hiện nhiều tư tưởng, quan niệm mới về chính trò, xã hội, trong đó đáng chú ý là
những tư tưởng xã hội chủ nghóa với các đại biểu Giăng Mêliê, Phrăngxoa Môrenli,
Gabrien Bonnô Đơ Mabli, Grắccơ Babớp.
II. CÁC NHÀ TƯ TƯỞNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA KHÔNG TƯỞNG TIÊU BIỂU Ở PHÁP
VÀO THẾ KỶ XVIII
1. Giăng Mêliê (Jean Meslier, 1664-1729)

Tiểu sử của G.Mêliê cho đến nay vẫn chưa được biết một cách đầy đủ. Ông sinh ở
làng Mecni (Mazerny) thuộc miền Sămpanhơ (Champagne) trong một gia đình thợ dệt,
học ở trường dòng. Ông từng nghiên cứu những tác phẩm của Đêcáctơ (Descarte,1596 1650), của triết gia duy vật vô thần cổ đại Luycơrexơ1 (Lucretius Carus, khoảng 9555TCN), của nhà hoài nghi luận Misen đơ Môngtenhơ2 (Michel de Montaigne, 15331592). Năm 23 tuổi ông được phong làm mục sư và giảng đạo tại làng Etơrơpênhi
(Etrepigny) cho đến khi qua đời.
Mêliê hiểu rất rõ tình trạng nặng nề của người nông dân Pháp. Thông cảm họ, hiểu
biết sâu sắc thực tế nước Pháp đương thời, mong muốn cải tạo xã hội là những nét đặc
trưng của thế giới quan Mêliê. Ông đã từng bò Giáo hội qû phạt vì đã cùng nông dân
chống lại chúa đất (1716) .

Trong những năm cuối đời ông viết một luận văn mang tên Di chúc gồm 366 trang
viết tay. Di chúc đã có những ảnh hưởng mạnh mẽ và hiệu quả đến những triết gia thuộc
phái Ánh sáng. Theo Vônte3 (1694 - 1778) thì đây là di chúc “chống Giêsu” và sự phê
phán mọi mặt đối với xã hội đương thời thể hiện trong tác phẩm đã khiến Vônte run lên
vì sợ hãi. Những đoạn trích trong tác phẩm đó đã được Vônte công bố và đến năm 1864
toàn bộ tác phẩm được xuất bản. Đây là một trong những tác phẩm được chú ý nhất vào
lúc bấy giờ.
Trong Di chúc, Mêliê vạch trần bản chất và vai trò áp bức của tôn giáo. Theo ông,
không chỉ riêng Thiên chúa giáo mà tôn giáo nói chung đều chỉ là sự tưởng tượng của con
người, là sự mê tín. Tôn giáo là vũ khí nô dòch nhân dân lao động “Tôn giáo ủng hộ
chính phủ xấu xa nhất còn chính phủ thì ủng hộ tôn giáo ngu ngốc nhất…”. Tôn giáo tồn
tại vì sự bất công, áp bức, là đòi hỏi tuân thủ chính quyền. Nhà vua ban thưởng cho giáo
só vì các giáo só đã lợi dụng sự ngu dốt của nhân dân để tuyên truyền quan niệm trật tự
hiện thời là do Chúa sinh ra, trật tự ấy là vónh cửu, còn cảnh nô lệ của dân chúng là trạng
thái tự nhiên. Thay vì giúp nhân dân, nhà thờ lại bóc lột họ. Các giáo só lừa dối nhân dân
1

Luycơrexơ, nhà thơ và nhà triết học duy vật La Mã, người kế tục Êpiquya. Ông là nhà khai sáng vó đại của thế giới
La Mã. Thơ ông ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của triết học duy vật thời Phục hưng.
2
Misen đơ Môngtenhơ (1533-1592), nhà triết học người Pháp thời Phục hưng. Tác phẩm chính: những kinh nghiệm
(1580). Điểm xuất phát của học thuyết của ông là chủ nghóa hoài nghi.
3
Vônte (Voltaire,1694-1778) – nhà triết học Khai sáng, nhà sử học, nhà văn lớn của nước Pháp. Tác phẩm chính:
Triết học bỏ túi (1764), Zich (1747), Chất phác (1767),...


lao động, lợi dụng sự tăm tối và ngu dốt của họ. Dưới mắt ông, giáo só là một trong
những cái ác của xã hội do đó cần “treo cổ tất cả bọn quý tộc bằng ruột của thầy tu”.
Bằng những nét vẽ sắc sảo, tác phẩm đã phác họa tình trạng bần cùng tăm tối của

người nông dân với sự thương xót và phẫn nộ. Mêliê đã lên án xã hội đương thời có quá
nhiều kẻ ăn bám. Theo ông muốn làm cho xã hội lành mạnh trước hết phải xoá bỏ tình
trạng này. Ông nghiêm khắc phê phán vua chúa ở nước Pháp nhất là vua Lui XIV mà
không hề ngần ngï. Theo ông, những cuộc chiến tranh mà vua chúa đã tiến hành chỉ là
vì lợi ích của giai cấp thống trò. Nhà nước cầm quyền chuyên chế là một trong những cái
ác của xã hội. Hành động của nhà nước chỉ là sự cướp bóc hợp pháp.
Ông phê phán sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội. Ông quan niệm rằng trong đời
sống xã hội thì sự phụ thuộc lẫn nhau là cần thiết để con người tồn tại, nhưng không thể
đến mức người thì có tất cả mà không hề phải lao động trong khi những người khác lại
chỉ có nghóa vụ, tai họa và đau khổ. Đó là “sự phụ thuộc quá đáng”. Mêliê kêu gọi xóa
bỏ sự phụ thuộc quá đáng ấy để thiết lập sự phụ thuộc đúng đắn lẫn nhau, không còn tình
trạng chênh lệch lớn về điều kiện sống. Ông hoàn toàn tin rằng điều ấy có thể và cần
phải trở thành hiện thực. Ông viết: “Tất cả chúng ta đều sinh ra từ một nguồn gốc. Không
ai sinh ra đã là quý ông, quý bà. Thiên nhiên sinh ra chúng ta với tư cách là những người
tương thân tương ái vì thiên nhiên sinh ra chúng ta từ cùng một bản chất và cùng một mục
đích.” Sự bất bình đẳng trong xã hội từ trước đến nay không phải là sự ban phát của tự
nhiên mà nảy sinh từ chính con người. Và nó không phải là hiện tượng vónh cửu.
Tinh thần cách mạng nhiệt thành của ông thể hiện rõ trong tác phẩm. Để xóa bỏ sự
bất bình đẳng, ông kêu gọi: “Liên hiệp lại hỡi nhân dân các dân tộc nếu các ngươi muốn
tự cứu khỏi cảnh khốn cùng. Hãy tương trợ nhau vì lợi ích chung của tất cả các dân tộc”.
Nhân dân cần phải tự vũ trang với sự giúp đỡ của quân đội. Mêliê khẳng đònh “Số phận
các ngươi nằm trong tay các ngươi”. Con đường xoá bỏ bất bình đẳng mà Mêliê chỉ ra
chính là con đường cách mạng nhân dân. Ở phương diện này, Mêliê tỏ ra gần gũi với
Tômát Muynxơ.
Sống cùng với nhân dân, Mêliê đã nhạy cảm nhận ra cách mạng là sự nghiệp trong
một tương lai gần. Mêliê đã báo trùc cuộc cách mạng sắp nổ ra. Ông là sứ giả nhiệt
thành của cách mạng. Mơ ước lật đổ ngôi vua của ông đã được thực hiện trong cuộc đại
cách mạng dân chủ tư sản Pháp (1789).
Tuy nhiên ông không chỉ mơ ước của lật đổ bọn vua chúa mà còn mơ ước xây dựng
một xã hội mới vì lợi ích của nhân dân. Đó là xã hội dựa trên nền tảng là chế độ công

hữu, nhất là công hữu đối với ruộng đất. Chế độ tư hữu bò thủ tiêu bởi lẽ nó là nguồn gốc
của những tai họa xã hội; mọi người yêu thương nhau như trong một gia đình; của cải xã
hội được quản lý chung đủ để phân phối cho nhu cầu của mọi người (nhờ kinh tế phát
triển); tất cả sẽ được phân phối giống nhau từ quần áo, giày dép, nhà ở… để đảm bảo
điều kiện sống như nhau; mọi người đều phải lao động dưới sự quản lý của những người
khôn ngoan nhất. Đây là sự phụ thuộc chính đáng. Như vậy sự phụ thuộc và tuân thủ
trong xã hội lý tưởng không mang tính chính trò, tính giai cấp; đơn vò cơ sở của trật tự xã


hội là những công xã nông thôn hoặc thành thò; trong xã hội do không có tư hữu nên
những tội lỗi do nó gây ra như trộm cắp, giết người, dối trá sẽ không tồn tại.
Với tư tưởng xóa bỏ tư hữu, xác lập chế độ công hữu, Mêliê là nhà cộng sản chủ
nghóa đầu tiên của nước Pháp. Ông đã thể hiện hoài bão của dân nghèo nông thôn Pháp
đương thời, và là nhà không tưởng có xu hướng cách mạng.
2. Phơrăngxoa Môrenli (Francois Morelly)

Không rõ tiểu sử của ông. Tác phẩm lớn nhất của Môrenli là Bộ luật của tự nhiên.
Bộ luật của tự nhiên xuất bản lần đầu khuyết danh tại Amxtécđam vào năm 1755. Năm
1841 được tái bản, ghi tên tác giả là Môrenli.
Theo Môrenli, trong giai đoạn đầu xã hội loài người không có chế độ tư hữu. Trong
ký ức của nhiều dân tộc vẫn còn lưu lại những ấn tượng về trạng thái ấy, thậm chí
Môrenli cho rằng vẫn còn các cộng đồng nguyên thủy như vậy ở một số vùng hoang dã
thuộc Bắc Mỹ. Đây là trạng thái tự nhiên phù hợp với bản tính tự nhiên của con người.
Sau đó do thiếu lý trí, con người không biết cách tổ chức cuộc sống của mình, không tự
giác đối với xã hội nên đã thiết lập chế độ tư hữu. Sự ra đời của chế độ tư hữu đã không
làm cho xã hội tốt hơn mà ngược lại. Tư hữu đã dẫn đến bất công kinh tế và sau đó là bất
công chính trò. Chế độ tư hữu lan rộng đã làm tiêu tan những luật lệ xa xưa, những quan
hệ bình đẳng tự nhiên, sự gắn bó thân thiết giữa những con người… Như vậy con người
đã thoát khỏi thiên đường nguyên thủy và đánh mất sự vô tội nguyên thủy. Trải qua một
thời gian đau khổ, với những kinh nghiệm cay đắng, con người sẽ tỉnh ngộ. Khi ấy con

người nhận thức được rằng chế độ cộng đồng nguyên thủy là ưu việt và sẽ tìm cách để
quay trở về trạng thái này. Như vậy sự trở lại của tính cộng đồng là kết quả của sự ý thức
chứ không phải là tính cộng đồng bản năng như lúc đầu.
Tư tưởng nổi bật nhất của tác phẩm Bộ luật của tự nhiên là xoá bỏ chế độ tư hữu.
Theo ông, “trong bất cứ chế độ xã hội nào, quyền tư hữu về những của cải được phân
chia đều là nguồn gốc của những tai hoạ tày trời. “Ở nơi nào không có quyền tư hữu thì ở
đó không có một hậu quả nguy hại nào của nó…” Môrenli đã mơ ước xã hội tốt đẹp với
những đặc trưng: Chế độ công hữu là nền tảng xã hội. Đây là nét nổi bật trong tác phẩm
Bộ luật của tự nhiên. Theo Môrenli, chế độ công hữu phù hợp với đức hạnh tự nhiên của
con người; mỗi người đều làm việc tuỳ theo sức lực, khả năng và đều được xã hội chăm
sóc; trong xã hội, lao động không phải chỉ là nghóa vụ mà chủ yếu là do tự giác bởi lẽ
lao động là nhu cầu của con người.
Khác với Mêliê, Môrenli cho rằng sự ra đời của xã hội mới là đơn giản, bằng con
đường hòa bình: nhờ sự tự nhận thức và luật pháp. Ông quan niệm: chế độ đương thời đầy
bất công, dối trá do thiếu hiểu biết, do con người không biết tổ chức cuộc sống của mình.
Lạc quan, Môrenli tin rằng “mặc dù con người rời bỏ chân lý, song chân lý không thể bò
tiêu diệt”. Có thể thay đổi xã hội bằng cách: Nâng cao nhận thức của con người nhất là
những người cầm quyền, làm cho con người có đạo đức và xây dựng một hệ thống luật
lệ mới tốt hơn. Trong Bộ luật của tự nhiên, Môrenli đã đưa ra hệ thống luật lệ rất chi tiết,
đó là “hình mẫu luật pháp tương ứng với đòi hỏi tự nhiên”: luật ruộng đất, luật khoa học
giáo dục, luật hôn nhân, luật phân phối, luật quy hoạch thành phố, luật cấm xa xỉ- Ăng


ghen nhận xét: điều này thể hiện chủ nghóa cộng sản khắc kỷ bình quân. Môrenli cho
rằng những luật lệ đưa ra cần phải đúng đắn, ngắn gọn và rõ ràng.
Tóm lại, Môrenli đã thể hiện ra như là một nhà không tưởng vô thần nhưng trong cách
đặt vấn đề và giải quyết vấn đề thì lại là người duy tâm chủ quan về mặt lòch sử. Ông chỉ
mới đưa ra một sơ đồ cứng nhắc về xã hội lý tưởng, chưa nêu được mối quan hệ giữa xã
hội đương thời với xã hội mà ông mơ ước. Vả lại bản thân ông cũng không hề tin rằng xã
hội ấy trở thành hiện thực. Trong kết luận ở phần đầu của tác phẩm, ông thú nhận: “Tôi

không có tham vọng táo bạo muốn cải tạo xã hội loài người. Hiện nay hầu như chưa đủ
điều kiện để thiết lập một nước cộng hòa như vậy”.
Tuy nhiên nét tích cực của Môrenli là những tư tưởng hướng thiện của ông. Ông đã
thực lòng mong muốn thức tỉnh mọi người từ những kinh nghiệm sống để vươn đến một
xã hội mới tốt đẹp hơn.
3. Gabrien Bonnô Đơ Mabli (Gabriel Bonnet de abli, 1709 -1785)

Mabli xuất thân trong một gia đình quý tộc. Bố ông là nghò só. Ông theo học ở trường
trung học của Gíao hội, sau học tại chủng viện ở Pari. Học xong, nhận chức tu viện
trưởng nhưng sau đó ông đã từ bỏ cuộc đời tôn giáo và chuyên tâm vào việc nghiên cứu
lòch sử, chính trò. Mabli viết rất nhiều (khoảng 30 tác phẩm xuất bản trong 50 năm, từ
năm 1740 đến năm 1786). Một số tác phẩm quan trọng của ông:
+ Sự so sánh những người Rômanh và người Pháp (1741),
+ Những nhận xét về người La Mã (1751).
+ Quyền và nghóa vụ công dân (1758).
+ Nhận xét về lòch sử nước Pháp (1758)…
Những quan điểm triết học của Lốc cơ (1632-1704, Anh), của Côngđiắc (1715-1780,
Pháp) là cơ sở lý luận của các tư tưởng xã hội – chính trò của Mabli. Dựa trên những lý
thuyết ấy, ông xây dựng lý thuyết về những sự say mê. Theo ông, những sự đam mê,
những tình cảm bộc lộ ra của con người quy đònh khuynh hướng của người đó; Trước khi
có chế độ tư hữu thì chỉ có những say mê tốt đẹp. Đó là sự say mê lao động và tình yêu
thương giữa con người - con người; Tư hữu xuất hiện là do sự sai lầm, sự ngu ngốc muốn
sống nhàn hạ bằng sức lao động của người khác. Sự xuất hiện ấy đã làm nẩy sinh những
ham muốn không lành mạnh, những tính xấu như bần tiện, thói xa hoa… Nó tạo nên xung
đột, bất công kinh tế, bất công chính trò. Do đó cần xoá bỏ chế độ tư hữu. Đối với tư hữu,
Mabli bày tỏ sự căm ghét của mình. Không thể sang Mỹ theo lời mời của am và
Phrăng Klanh – những tác giả của Tuyên ngôn độc lập, ông đã viết quyển Nhận xét về
Hoa Kỳ. Trong tác phẩm này, Mabli chúc mừng nhân dân Mỹ vừa giành được độc lập,
đồng thời ông lưu ý nhân dân Mỹ về sự phát triển của chế độ quý tộc tài chính, sự gia
tăng tình trạng bất bình đẳng… và khẳng đònh sự phát triển theo hướng ấy sẽ dẫn đến

chỗ xác lập một chế độ bạo tàn của kẻ giàu và những cuộc chiến tranh xâm lược. Những
lời tiên đoán của ông đã được thực tế xác nhận là đúng đắn. Ngay từ lúc bấy giờ giai cấp
tư sản đã nhận thấy ông là kẻ thù của chế độ tư hữu. Do đó mặc dù ông là một trong
những người chuẩn bò về mặt tinh thần cho cách mạng dân chủ tư sản Pháp nhưng khi


cuộc cách mạng này thành công thì các các sử gia tư sản đã bỏ quên ông, còn ở Mỹ thì
sách của ông - thậm chí hình nộm ông - đã bò đốt (1784).
Trong hệ thống lý luận của mình, Mabli đặc biệt quan tâm đến vấn đề xã hội. Ông
gọi học thuyết của mình là “hệ thống cộng đồng tài sản và sự bình đẳng”. Học thuyết này
được hình thành dần dần. Trong tác phẩm đầu tiên Sự so sánh những người Rômanh và
người Pháp (1741), Mabli còn bào chữa, bảo vệ cho những nguyên tắc của quyền lực nhà
nước quân chủ Pháp. Đến năm 1758, trong tác phẩm Công quyền ở châu Âu (1758) ông từ
bỏ quan điểm quân chủ và tìm cách xác đònh lý tưởng xã hội của mình. Ông viết: “…liệu
có vi phạm những luật lệ tự nhiên trong những quốc gia mà một số công dân thì chiếm
hữu tất cả còn một số thì chẳng có gì?”… Tuy nhiên ông chỉ mới nêu vấn đề mà chưa có
quan điểm giải quyết rõ ràng. Trong những tác phẩm tiếp theo như Nhận xét về những
người Hy Lạp, Nhận xét về những người Rômanh… ông gián tiếp phê phán nhà nước
đương thời. Đặc biệt là tác phẩm Quyền và nghóa vụ công dân (1789) thể hiện rõ hơn
những quan điểm xã hội – chính trò của ông. Trong tác phẩm này ông đã biện luận tính
hơn hẳn của sự cộng đồng tài sản và lý giải về những con đường cải cách xã hội, chứng
minh tính hợp pháp của nội chiến “thổi bùng lên tình yêu tổ quốc, sự tôn trọng pháp luật
và bảo vệ một cách chính nghóa các quyền và tự do của dân tộc”, nhằm chống lại bọn
vua chúa bạo tàn. Tư tưởng chống chế độ chuyên chế tiếp tục thể hiện trong Những nhận
xét về lòch sử nước Pháp: Nước Pháp cần một cuộc cách mạng để xóa bỏ chế độ chuyên
chế đã thối ruỗng nếu không muốn bò tiêu tan. Tác phẩm thể hiện rõ nhất những tư tưởng
xã hội - chính trò là Về việc làm luật hay nguyên tắc của pháp luật, Những nghi vấn đặt ra
cho các nhà triết học – kinh tế trên vấn đề trật tự tự nhiên và cần thiết của các xã hội
chính trò. Từ lòch sử của nước Pháp, Mabli đi đến kết luận là phải có một sự thay đổi căn
bản trong đời sống chính trò - xã hội. Những tư tưởng của Mabli về ý nghóa tốt đẹp của

các cuộc cách mạng phản ánh sự lớn mạnh của tinh thần cách mạng ở Pháp. Đó là những
tư tưởng có ý nghóa tiến bộ đặc biệt và ảnh hưởng to lớn đến nhà không tưởng G. Babớp.
Nếu như những cuộc cách mạng ở châu Âu cung cấp cho Mabli ít nhiều cách thức để
nước Pháp xóa bỏ trật tự đương thời thì lòch sử lại chưa hề cho ông một chút kinh nghiệm
nào về việc xây dựng xã hội mới. Trong trường hợp này ông buộc lòng phải nhờ đến
những truyền thuyết về thời đại hoàng kim. Ông tìm cách giải quyết vấn đề tổ chức lại
xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai theo lý tưởng cộng sản chủ nghóa cũng giống như
nhiều nhà không tưởng của thế kỷ XVI và thế kỷ XVII đã làm.
Theo ông hoàn toàn có thể xây dựng chế độ sở hữu tập thể – một chế độ sở hữu đã
từng tồn tại trong lòch sử và đến lúc ấy vẫn còn ở một số nơi. Chế độ sở hữu này là nền
tảng kinh tế tự nhiên của xã hội mới. Mọi ưu việt của xã hội sẽ được thể hiện vì hạnh
phúc chung của mọi người. Về thực chất nước cộng hòa cộng sản lý tưởng của Mabli là
một công xã nông dân với chế độ bình quân về những nhu cầu rất hạn chế.
Mabli phản đối luận điểm cho rằng chỉ có chế độ tư hữu mới là yếu tố kích thích con
người làm việc. Ông khẳng đònh trong chế độ công hữu có nhiều yếu tố kích thích sự
hăng say lao động một cách mạnh mẽ hơn. Đó là tinh thần tự trọng, là sự động viên của
xã hội… Ông hình dung sẽ có những phần thưởng đặc biệt cho những người lao động tốt,
cho những người làm tròn trách nhiệm của mình trong gia đình và ngoài xã hội.


Theo ông, trong xã hội mới thì lao động không chỉ là nghóa vụ mà còn là vinh dự. Ai
cũng hăng say lao động cho chính mình và cho xã hội trong những tập đoàn sản xuất tùy
theo sức khoẻ. Luật lệ của xã hội làm tăng thêm sự kính trọng đối với lao động. Xã hội
thực hiện nguyên tắc phân phối theo nhu cầu.
Về chính trò, ông không tán thành quan điểm phân chia quyền lực của Môngtexkiơ
(1689 -1755), ông khẳng đònh người chủ của nhà nước là nhân dân. Nhân dân là người
mang quyền lực tối cao, người thiết lập chế độ chính trò. Nhân dân không thể có tự do
nếu không là người lập pháp. Trong xã hội mới, các quan chức do dân bầu. Mỗi quan
chức đảm nhận chức vụ trong một thời gian nhất đònh và họ chỉ có quyền hạn trong phạm
vi hẹp. Nhà nước có chức năng chính là tổ chức lao động và phân phối sản phẩm lao

động. Không có tình trạng phân chia đẳng cấp, không có quân đội thường trực.
Nền giáo dục của xã hội mới là nền giáo dục toàn dân và không tốn tiền, mục tiêu
của nền giáo dục ấy là đào tạo những công dân toàn diện, trong đó đặc biệt chú ý giáo
dục lòng yêu nước và yêu lao động.
Tuy rằng Mabli có những quan điểm mang tính chất cộng sản chủ nghóa nhưng như
Ăngghen nhận xét, Mabli vẫn có những hạn chế: quan điểm cộng sản nông dân bình
quân khổ hạnh trong phân phối, quan điểm bình đẳng xã hội còn mơ hồ… Là người nhò
nguyên luận, ông tìm cách hòa hợp tôn gíao với lý tưởng xã hội (Trong sự tôn thờ thượng
đế có sự tôn thờ những luật lệ tự nhiên, sự tôn thờ quyền bình đẳng giữa người và người –
Mabli).
Chính Mabli tự thừa nhận là chưa đủ những vật liệu cần thiết để xây dựng xã hội một
xã hội như ông mơ ước.
Mabli đã có những ảnh hưởng quan trọng đến các nhà lãnh đạo cách mạng dân chủ tư
sản Pháp đương thời như Mara4 (1753-1793), Rôbexpiơ5(1858-1894)... Những tư tưởng
chính trò của Mabli đã góp phần thúc đẩy cách mạng dân chủ tư sản Pháp bùng nổ, phục
vụ cho cuộc đấu tranh vì một thế giới mới tốt đẹp hơn, vì hạnh phúc của nhân loại.
4. Grắcơ Babớp (Gracques Babeuf, 1760 – 1795)

Tên thường gọi của G.Babớp là Phrăng xoa Nôen, ông xuất thân trong một gia đình
công nhân nghèo. Là nhân viên lưu trữ hồ sơ, Babớp hiểu rõ cơ chế thống trò của giới
quý tộc. Từ đó ông căm thù chế độ phong kiến sâu sắc. Ông từng cùng với nhân dân ở
Pari phá ngục Baxti - biểu tượng của nhà nước quân chủ chuyên chế. Ông thường có
những chính kiến khác với các phe phái trong cách mạng nên hay bò bắt. Trong lần bò tù
ở Arát (1795), Babớp chuyển từ chủ nghóa bình quân sang chủ nghóa cộng sản. Tháng 10
năm 1795, ra tù, ông tiếp tục hoạt động theo khuynh hướng cộng sản chủ nghóa. Ông tổ
chức câu lạc bộ Păngtêông, dùng hai tạp chí Diễn đàn người dân, Người khai sáng để
tuyên truyền tập hợp những người cùng chí hướng. Mặt khác bí mật tổ chức Hội đồng cứu
nguy xã hội trực tiếp chuẩn bò khởi nghóa. Tổ chức này của ông đã chú ý thu hút cả công
nhân và binh lính. Bò phản bội, tháng 5- 1796 ông bò bắt. Một năm sau, ngày 27 tháng 5
4

5

Mara (1743-1793), nhà bác học, y học, vật lý học và là nhà báo nổi tiếng với tờ báo Người bạn dân
Rôbexpiơ (1858-1895), trạng sư, lãnh tụ phái Giacôbanh trong cách mạng dân chủ tư sản Pháp


năm 1797 ông bò tử hình. Với tinh thần mạnh mẽ, ông đã đi ra pháp trường như đi lên đài
chiến thắng, không hề hối tiếc về sự lựa chọn của mình.
Đây là lần đầu tiên trong lòch sử cận đại có một cao trào đã đặt vấn đề chủ nghóa xã
hội như một vấn đề cách mạng thực tế. Phái Babớp đặt hy vọng vào cuộc khởi nghóa sắp
nổ ra do các ông thực hiện nhằm thoã mãn những nhu cầu cấp bách của quần chúng. Họ
không thể sống bằng những hy vọng hão huyền, những lời hứa hẹn suông của các chính
khách tư sản. Nhân dân lao động cần thoả mãn những nhu cầu cấp bách. Đó là nhu cầu
thực phẩm, nhà ở và những nhu cầu sinh hoạt thiết thân khác. Chính vì thế trong cương
lónh cách mạng do Babớp vạch ra đã nêu một loạt biện pháp cụ thể mà chính phủ cách
mạng lâm thời cần thực hiện như: phát bánh mì miễn phí cho người lao động; tòch thu
nhà của bọn giàu có phản động bóc lột để cấp cho người nghèo, người có công cách
mạng; buộc những chủ tiệm cầm đồ phải trả lại những đồ vật mà người nghèo đã cầm cố;
chiếm kho bạc nhà nước, bưu điện, kho tàng,… để phân phát cho nhân dân. Theo Babớp,
việc tước đoạt ấy chính là dùng bàn tay sắt để trấn áp kẻ thù.
Sau những biện pháp đó, phái Babớp sẽ thực hiện những biện pháp có tính chất lâu
dài nhằm tiêu diệt vónh viễn nạn đói nghèo. Như vậy phái Babớp đã tỏ ra nhạy cảm đối
với tầng lớp bên dưới và thể hiện quyết tâm cách mạng khi đề xuất cách giải quyết
những vấn đề gay gắt đang đặt ra.
Về mặt lý luận, Babớp cũng như những người theo chủ nghóa bình quân hoặc cộng
sản cùng thời, chòu ảnh hưởng của lý luận về luật tự nhiên. Theo lý luận này thì sự bình
đẳng là xuất phát từ bản chất của con người. Nhưng Babớp không như những nhà tư
tưởng trước kia cho rằng luật tự nhiên xuất hiện ngay từ buổi sơ khai, thể hiện trong trạng
thái tự nhiên. Babớp quan niệm: quyền tự nhiên là kết quả của những suy tư và kinh
nghiệm của loài người.

Để thực hiện quyền tự nhiên, cần phải: một là, phổ cập giáo dục; hai là, đấu tranh. Tư
tưởng đấu tranh của Babớp là mầm mống của lý luận đấu tranh giai cấp. Babớp đã thừa
nhận rằng cuộc đấu tranh giữa người nghèo và kẻ giàu có đã bắt đầu ngay khi xuất hiện
những thể chế tìm cách trao mọi của cải vào tay một số người này đồng thời tìm cách
tước đoạt tất cả của người khác và sẽ diễn ra mãi mãi khi còn có sự phân hóa ấy. Cuộc
nổi dậy của những kẻ bò áp bức sẽ nổ ra khi mà đa số bò dồn đến tình trạng không thể
chòu đựng được nữa.Trật tự tự nhiên là có thể bò bóp méo nhưng sự phá hủy nó hoàn toàn
sẽ có khuynh hướng hồi phục nó. Đây là một kết luận có tính biện chứng của Babớp.
Cuộc cách mạng Pháp bấy giờ dưới mắt ông chỉ mới là ngưỡng cửa của một cuộc
cách mạng to lớn vó đại hơn. Cuộc cách mạng mới này sẽ nổ ra khi những tệ nạn xã hội
phát triển đến đỉnh cao. Bởi lẽ quần chúng không thể không mong muốn lật đổ trật tự xã
hội mà trong đó họ bò áp bức bóc lột để thiết lập trật tự cộng sản chủ nghóa. Ông tin rằng
gốc rễ của chế độ cũ đã thối ruỗng và sẽ bò đổ nhào nếu có lực đẩy.
Về xã hội mới, Babớp hình dung nó như một công xã lớn, mọi ruộng đất và tài
sản trên lãnh thổ quốc gia đều thuộc về nhân dân. Công xã bao gồm những người cùng
nhau lao động và hưởng thụ những thành quả lao động chung. Sự phân phối ấy chú ý cả
số lượng và chất lượng công việc. Việc sản xuất được tổ chức tập trung, chú ý sử dụng


máy móc để lao động bớt nặng nhọc. Quyền thừa kế bò thủ tiêu Những người không lao
động có ích cho tổ quốc thì sẽ không có bất kỳ quyền chính trò nào. Lao động chân tay là
tiêu chuẩn số một để có được quyền công dân. Các quan chức sẽ do dân bầu ra và hưởng
thụ như mọi thành viên khác của công xã. Tuy nhiên công xã của Babớp mang nặng tính
bình quân thô sơ. Ở đó, giữa mọi người với nhau không có chút gì khác biệt ngoài giới
tính và tuổi tác.
Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã không đem lại hạnh phúc thật sự cho nhân dân lao
động. Dưới ảnh hưởng của cách mạng Pháp, tư tưởng xã hội chủ nghóa đã tiến xa lên phía
trước. Sự xuất hiện của phái Babớp theo khuynh hướng cộng sản chủ nghóa là khuynh
hướng thích hợp với yêu cầu của giai cấp vô sản Pháp đang hình thành. Phong trào Babớp
tuy còn mang tính không tưởng nhưng là bước tiến quan trọng trong lòch sử tư tưởng xã

hội chủ nghóa. Theo V.P.Vônghin (1879-1963), chủ nghóa Babớp như là khâu trung gian
giữa chủ nghóa cộng sản cũ chưa chín muồi với chủ nghóa cộng sản mới - chủ nghóa cộng
sản khoa học.


Chương V

NHỮNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
ĐẦU THẾ KỶ XIX

Vào đầu thế kỷ XIX, tư tưởng xã hội chủ nghóa đạt đến đỉnh cao, thể hiện qua những
học thuyết xã hội chủ nghóa ở Pháp và Anh.
I. NHỮNG HỌC THUYẾT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ĐẦU THẾ KỶ XIX Ở PHÁP
1. Vài nét về tình hình nước Pháp đầu thế kỷ XIX

Cách mạng tư sản Pháp nổ ra vào năm 1789 và trải qua nhiều giai đoạn. Từ tháng 7
tháng 1794, phái Giacôbanh bò lật đổ. Giai cấp tư sản lên thay. Chúng nhân nhượng các
thế lực Bảo hoàng nhằm đàn áp phong trào dân chủ, phong trào quần chúng nhất là đối
với những người thuộc phái Giacôbanh. Những biện pháp xã hội có lợi cho dân nghèo
được ban hành trong thời kỳ cách mạng, luật tối đa bò bãi bỏ. Đối lập với cuộc sống xa
hoa trụy lạc của giai cấp tư sản là sự nghèo nàn, bần cùng của nhân dân lao động. Điều
này tất nhiên đẩy những người lao động vào cuộc đấu tranh không tránh khỏi với thế lực
áp bức bóc lột tư sản.
Trong khi đó phái Bảo hoàng cũng không thỏa mãn với những nhân nhượng của giai
cấp tư sản nên vẫn luôn tìm cách khôi phục lại đòa vò đã mất.
Đứng giữa hai thế lực chống đối, giai cấp tư sản đã không thể tự bảo vệ lợi ích, đòa vò
của mình nên đã phải dựa vào Napôlêông Bônapáctơ, đảm bảo cho y làm cuộc đảo chính
ngày 9 tháng 11 năm 1799 (tức ngày 18 tháng sương mù) nhằm chống lại các thế lực đối
lập. Napôlêông Bônapáctơ trở thành Tổng tài thứ nhất. Năm 1804, Napôlêông tự xưng là
hoàng đế. Về thực chất, đây là nền chuyên chế quân sự của đại tư sản. Napôlêông thực

hiện một ít nhân nhượng với phái bảo hoàng nhưng kiên quyết ngăn chận ý đồ tái lập chế
độ quân chủ phong kiến ở Pháp. Bề ngoài dường như nó đứng trên các giai cấp nhưng
thực chất là phục vụ cho tầng lớp có của nhất là tầng lớp đại tư sản. Đây là chế độ dân
chủ tư sản dựa vào tư sản và nông dân nhưng đây là một chế độ thủ tiêu những biểu
hiện của tự do dân chủ. Về đối ngoại, Napôlêông thực hiện chính sách đối ngoại bành
trướng, tiến hành những cuộc xâm lược với mưu đồ bá chủ châu Âu. Năm 1815, nhờ sự
giúp đỡ của quân đội đồng minh châu Âu, vua Lui XVIII lên ngôi, sau đó là Sáclơ X
(1824). Sáclơ X là một phần tử cực kỳ phản động, chủ trương khôi phục nền quân chủ
chuyên chế, bảo vệ các thầy tu, hạn chế quyền tuyển cử của giai cấp tư sản, thủ tiêu tự
do báo chí, giải tán hạ nghò viện, tước đoạt những ruộng đất mà nông dân được cấp trong
cách mạng để trả lại cho quý tộc… Tuy vậy đây chỉ có thể là nền quân chủ nửa phong
kiến. Chế độ chính trò trong giai đoạn này là chế độ quân chủ lập hiến mô phỏng kiểu
Anh nhưng quyền hạn của vua rộng hơn.
Từ năm 1815 đến năm 1853 mặc dù giai cấp tư sản không giữ vò trí độc tôn nhưng
quan hệ tư bản chủ nghóa vẫn tiếp tục củng cố. Nền kinh tế Pháp phát triển rõ rệt, như
ngành dệt. Nhiều máy móc được áp dụng một cách phổ biến hơn trước.


Sự phát triển của công nghiệp đã kéo theo sự phát triển của giai cấp công nhân.
Cuộc đấu tranh của họ liên tục nổ ra. Trong vài ba thập kỷ đầu của thế kỷ XIX những
cuộc đấu tranh giai cấp ở đây đã nâng ý thức giác ngộ của công nhân lên một bước. Giai
cấp công nhân thực sự tách ra từ khối quần chúng tiểu tư sản đông đảo, trở thành một tập
đoàn xã hội có khuynh hướng riêng trong hệ ý thức giai cấp. Đây là cơ sở xã hội cho sự
tồn tại và phát triển của chủ nghóa xã hội không tưởng trong đầu thế kỷ XIX ở Pháp. Vào
nửa đầu thế kỷ XIX, ở Pháp xuất hiện nhiều trường phái không tưởng. Sở dó như vậy
trước hết là vì cuộc cách mạng tư sản Pháp vào cuối thế kỷ XVIII đã không thực hiện
được mong muốn của người lao động. Vấn đề tìm kiếm những con đường phát triển mới
trở nên gay gắt. Việc nước Pháp bước vào cuộc cách mạng công nghiệp chậm hơn, phong
trào công nhân cũng ít sôi nổi hơn so với nước Anh đã dẫn đến khuynh hướng dựa vào
các truyền thống của thời kỳ Khai sáng. Những đại biểu tiêu biểu của chủ nghóa xã hội

không tưởng ở đây là Côlôdơ Hăngri Đơ Xanh Ximon, Phrăngxoa Mari Sáclơ Phuriê.
2. Những tư tưởng xã hội chủ nghóa ở Pháp
a. Những tư tưởng xã hội chủ nghóa của Côlôđơ Hăngri Đơ Xanh Ximon (Claude Hennrie
de Saint Simon, 1760 – 1825)

C. H. Xanh Ximon xuất thân trong một gia đình quý tộc Pháp lâu đời, từng là học trò
của nhà bách khoa toàn thư Đalămbe, sớm hấp thu các tư tưởng của các triết gia Khai
sáng. Năm 17 tuổi ông gia nhập quân đội. Ông từng tham gia cuộc chiến tranh gìanh độc
lập của Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ và được phong quân hàm cấp tá. Năm 1783, ông trở về
nước. Sau đó ông đi nhiều nước ở châu Âu như Hà Lan, Tây Ban Nha… và đưa ra nhiều
dự án chính trò, quân sự nhưng chưa theo một khuynh hướng nào rõ rệt.
Mùa thu 1789, khi cách mạng Pháp bùng nổ, ông từ nước ngoài trở về Pháp và say mê
tuyên truyền cho tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái; từ bỏ danh hiệu Bá tước và tự xưng là
“người công dân chất phác”. Tư tưởng của Xanh Ximon lúc này có nhiều mâu thuẫn: khi
thì ông ủng hộ những hành động dân chủ cách mạng, khi thì ông không tán thành vì cảm
thấy “ghê tởm sự phá hoại”.
Từ năm 1797 trở đi ông rất quan tâm đến việc nghiên cứu khoa học.
Năm 42 tuổi, ông bắt đầu cho xuất bản một số tác phẩm. Đây cũng là giai đoạn Xanh
Ximon rất khó khăn về tài chính nhưng cũng là thời gian ông viết được nhiều hơn cả. Ông
để lại nhiều tác phẩm có giá trò như:
+ Những bức thư của một người Giơnevơ gởi người cùng thời (1802)
+ Khảo luận khoa học về con người (1813-1816)
+ Về hệ thống công nghiệp (1821)
+ Sách giáo lý của các nhà công nghiệp (1823-1824)
+ Đạo Cơ đốc mới (1825)…
Xanh Ximon quan niệm sự phát triển của xã hội là một quá trình tiến bộ từ thấp đến
cao. Ông ví lòch sử loài người như một dãy số không ngừng tăng lên: Mọi cái đã sinh ra
và sẽ sinh ra hình thành một dãy số, những số hạng ban đầu là quá khứ, những số hạng



về sau là tương lai6. Chế độ nô lệ khi mới ra đời có ý nghóa tích cực và tốt đẹp vì nó cứu
sống nhiều người mà nếu ở giai đoạn trước sẽ bò giết chết; đồng thời nó cũng tạo điều
kiện cho khoa học phát triển. Giai đoạn trung cổ với chế độ phong kiến là một bước tiến
lớn trong đó thân phận người nô lệ đã trở thành nông nô. Những cuộc cách mạng xã hội
vào thế kỷ XV đã làm sụp đổ chế độ phong kiến và đẩy lên vò trí hàng đầu những lực
lượng mới. Nguyên nhân thực sự của cách mạng Pháp là sự thay đổi trong các quan hệ
sở hữu.
Trong khi trình bày một cách chi tiết các quá trình lòch sử mà nhân loại đã trải qua,
Xanh Ximon đã nêu ra những tầng lớp xã hội được sản sinh ra trong quá trình ấy. Một
trong những nội dung quan trọng trong học thuyết của Xanh Ximon là lý luận về giai cấp
và đấu tranh giai cấp.
Ngay trong tác phẩm đầu tiên Những bức thư của một người Giơnevơ gửi những người
cùng thời (1802), Xanh Ximon cho rằng xã hội đương thời gồm 3 giai cấp. Đó là: Những
nhà khoa học, nghệ só và những ai tán thành tư tưởng tự do chủ nghóa; Những người có tài
sản không thuộc giai cấp thứ nhất; Những người còn lại có tư tưởng bình đẳng.
Sau đó quan niệm này của Xanh Ximon được diễn đạt rõ ràng hơn: Trước cách mạng
dân tộc chia thành 3 giai cấp: quý tộc, nhà tư tưởng và những nhà công nghiệp. Trong
những tác phẩm như Những bức thư gửi một người Mỹ, Sách giáo lý của các nhà công
nghiệp… Xanh Ximon đã trình bày trình bày đầy đủ hơn quan điểm về giai cấp những
nhà công nghiệp. Theo ông, giai cấp này đã xuất hiện ngay từ thời trung cổ. Khi ấy nó ở
vò trí thấp nhất mặc dù quan trọng hơn tất cả. Giai cấp này chiếm số đông trong xã hội và
đã đem lại cho xã hội những thứ cần thiết bằng hoạt động của bản thân. Giai cấp những
nhà công nghiệp gồm nông dân, thợ thủ công, thương nhân, chủ xưởng… tức bao gồm
“những người lao động có ích” (Xanh Ximon). Giai cấp những nhà công nghiệp hiện nay
đã đủ sức giành lấy chính quyền và chỉ có nó mới có khả năng quản lý đất nước. Quan
niệm về giai cấp những nhà công nghiệp của Xanh Ximon ngày càng có những yếu tố
hợp lý hơn: trong nội bộ của giai cấp này có sự khác nhau và mâu thuẫn giữa một ít
người có của với đa số người không có của; cuộc đấu tranh giữa hai bộ phận này là
không tránh khỏi. Đến cuối đời, Xanh Ximon tiến đến ý niệm: cơ sở xã hội không phải
là những nhà công nghiệp nói chung mà là “những công nhân làm lao động thủ công” tức giai cấp vô sản trong giai đoạn này.

Quan niệm giai cấp của Xanh Ximon còn nhiều hạn chế như chưa nêu được tính chất
khoa học và nhất quán để phân đònh giai cấp, chưa xác đònh chính xác vò trí, vai trò mỗi
giai cấp trong xã hội đương thời. Tuy nhiên quan niệm của ông đã phản ánh được thực
trạng phân chia giai cấp trong xã hội đương thời trên cơ sở xuất hiện và phát triển của
nhân tố mới là công nghiệp.
Về đấu tranh giai cấp, Xanh Ximon đã nối tiếp truyền thống của các nhà tư tưởng xã
hội chủ nghóa trước kia thừa nhận rằng cuộc đấu tranh giữa các tầng lớp nhân dân bò áp
bức và không có của với những kẻ bóc lột đã xuất hiện ngay từ đầu và tiếp diễn trong
6

Lòch sử chủ nghóa Mác, tập 1, NXB Chính trò quốc gia, 2003, tr.128


mọi giai đoạn của lòch sử. Đó là cuộc đấu tranh giữa nô lệ – chủ nô; nông nô - phong
kiến; bình dân - quý tộc.
Ông có thái độ phê phán đối với cách mạng tư sản Pháp. Theo ông, cuộc cách mạng
này đã đưa giai cấp ở đòa vò trung gian (giai cấp tư sản) lên nắm quyền thay cho giai cấp
phong kiến. Giai cấp này đã hướng cách mạng theo lợi ích của nó. Chính điều này là tai
hoạ đối với nhân dân lao động. Nó đã không thiết lập được chế độ phù hợp với lợi ích
của giai cấp nghèo khổ nhất, đông đảo nhất. Do đó, cần và sẽ có một cuộc cách mạng
mới làm thay đổi xã hội theo hướng đảm bảo lợi ích cho xã hội. Sự thay đổi này cần diễn
ra ngay lập tức và mãnh liệt. Xanh Ximon đã tin rằng những cuộc cách mạng trước là sự
chuẩn bò cho cuộc cách mạng sau, những cuộc cách mạng hạn chế thì chuẩn bò cho cuộc
cách mạng triệt để hơn trong tương lai Đây là một quan điểm biện chứng.
Xanh Ximon cũng hoàn toàn đúng đắn khi cho rằng nhân dân tham gia cách mạng
chính vì họ cảm nhận những lợi ích của mình do cách mạng đem lại. Đối với cách mạng
Pháp, Xanh Ximon rất nhạy cảm nhận ra đây không chỉ là cuộc đấu tranh giữa quý tộc
và tư sản mà còn là cuộc đấu tranh còn là cuộc đấu tranh giữa những kẻ giàu có bóc lột
nói chung với những giai cấp không có của. Theo Ăngghen, vào năm 1802 mà Xanh
Ximon đã nhận xét như thế thì đó chính là một phát hiện hết sức thiên tài của Xanh

Ximo.
Quan sát xã hội đương thời, Xanh Ximon đã chỉ rõ những bất hợp lý của nó. Trong xã
hội, tình trạng vô chính phủ đã dẫn đến các cuộc khủng hoảng, bên cạnh đó là tình trạng
phân chia đặc quyền đặc lợi, tình trạng bất bình đẳng trong sở hữu. Xã hội đương thời là
một bức tranh lộn ngược: người nghèo phải rộng lượng với người giàu; kẻ phạm tội lớn có
quyền trừng phạt những người phạm tội nhỏ; người vô đức hạnh dạy đạo đức… ( trong
tác phẩm Ngụ ngôn - Xanh Ximon ).
Thay cho xã hội ấy, Xanh Ximon phác họa ra xã hội tốt đẹp tương lai với các đặc
trưng:
+ Những nhu cầu của con người đều được đáp ứng. Trong khi tìm cách bảo đảm phúc
lợi cho toàn thể nhân dân thì trước hết sẽ cải thiện tình hình của giai cấp nghèo khổ và
đông đảo nhất. Trong những tác phẩm cuối cùng, Xanh Ximon đã nêu rõ rằng các thiết
chế xã hội phải thúc đẩy việc tăng cường phúc lợi cho giai cấp vô sản. Muốn vậy phải tổ
chức lại vấn đề sở hữu. Nhà nước sẽ bắt các nhà công nghiệp hoạt động theo kế hoạch
chung. Khi ấy trong xã hội sẽ không có tình trạng vô chính phu ûvề kinh tế. Như vậy Xanh
Ximon đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề sở hữu nhưng chưa đi đến tư tưởng
xoá bỏ chế độ tư hữu. Xanh Ximon không đề cập vấn đề xã hội hoá tư liệu sản xuất
trong bất kỳ tác phẩm nào của Xanh Ximon. Ngoài ra để thỏa mãn nhu cầu của nhân
dân, theo Xanh Ximon cần tích luỹ những kiến thức, kinh nghiệm của khoa học, nghệ
thuật, nghề thủ công và áp dụng thật tốt những kiến thức này. Khuynh hướng muốn thỏa
mãn ngày càng đầy đủ nhu cầu con người là một đặc điểm nổi bật trong triết học xã hội
của Xanh Ximon cũng như Hônbách (1723-1789), Điđơrô (1713-1784),... thuộc phái
Bách khoa toàn thư.


+ Trong xã hội mới lao động không chỉ là nghóa vụ đối với mọi người mà còn là
quyền lợi.
+ Xã hội được lãnh đạo bởi những nhà khoa học, nghệ thuật, công nghiệp vì chính nhờ
khoa học, nghệ thuật, công nghiệp mà xã hội phồn vinh.
+ Xã hội tương lai là xã hội công nghiệp, dựa trên một nền kinh tế thống nhất, có quy

mô trên cả nước và toàn thế giới.
Để đi đến xã hội tốt đẹp như vậy Xanh Ximon chủ trương sử dụng biện pháp tuyên
truyền và xem đây là biện pháp duy nhất. Ông hy vọng vào sự thức tỉnh của vua chúa sẽ
đem lại những biến đổi cần thiết cho xã hội. Đến cuối đời Xanh Ximon còn có khuynh
hướng kết hợp tôn giáo với lý tưởng xã hội. Trong tác phẩm Đạo Cơ Đốc mới, ông cho
rằng những người theo đạo Cơ Đốc mới sẽ tạo được bầu không khí thuận lợi góp phần
thúc đẩy xã hội mới xuất hiện.
Như vậy, Xanh Ximon đã có những tư tưởng bình đẳng xã hội, những dự kiến đặc sắc,
tấm lòng đồng cảm và mưu cầu lợi ích cho nhân dân lao động. Trong học thuyết của
Xanh Ximon còn nhiều mâu thuẫn. Chủ nghóa xã hội của Xanh Ximon chưa phải là đúng
như nhận thức của chúng ta ngày nay như trong xã hội còn duy trì chế độ tư hữu. Chủ
nghóa Xanh Ximon chỉ có thể là thơ ca xã hội. Mặc dù vậy, Xanh Ximon đã được
Ăngghen nhận xét là người có tầm mắt rộng thiên tài.
b. Những tư tưởng xã hội chủ nghóa của Phrăng xoa Mari Sáclơ Phuriê (Francois Marrie
Charles Fourier, 1772 – 1837)

Sáclơ Phuriê sinh tại thành phố Bôdăngxông trong một gia đình buôn bán nhỏ. Sáclơ
Phuriê từng làm nhiều nghề (kế toán, thủ quỹ, người chào hàng, người theo dõi thò trường
chứng khoán…). Sống trong môi trường thương mại nên Sáclơ Phuriê hiểu rõ sự đầu cơ
trục lợi, sự cạnh tranh tư bản chủ nghóa và do đó ông rất căm ghét thế giới con buôn. Ông
đã đi đến kết luận: tất cả mọi quan hệ giữa người với người trong xã hội đương thời đều
là biểu hiện của sự mua bán.
Sáclơ Phuriê tuy không có điều kiện học nhiều ở trường nhưng ông đã tích luỹ được
vốn kiến thức rất phong phú nhờ tự học. Ông vốn là người thích âm nhạc, hội họa, giản
dò, khiêm tốn, có trí nhớ tuyệt diệu và không hề khoan nhượng trong cuộc đấu tranh tư
tưởng chống lại kẻ thù. Với tinh thần lạc quan, Sáclơ Phuriê luôn tin tưởng rằng mọi
người sẽ được hạnh phúc trong tương lai “Với Chúa, chủng tộc con người là gia đình duy
nhất, và mọi thành viên của nó có quyền hưởng ân huệ của Chúa; Chúa muốn ai cũng
hạnh phúc, trong trường hợp ngược lại không một dân tộc nào được hưởng hạnh phúc
hết”.

Phuriê viết rất nhiều. Tác phẩm đầu tay của ông là Lý thuyết về bốn giai đoạn phát
triển và số phận chung (1808). Trong tác phẩm này ông trình bày nền tảng để xây dựng
chế độ xã hội mới. Trong tác phẩm Luận văn về hiệp hội gia đình và công nghiệp (1822,
về sau tái bản với nhan đề Lý thuyết về sự thống nhất toàn thế giới), Sáclơ Phuriê đã
miêu tả những tổ chức kinh tế cơ sở của xã hội tương lai. Đó là những Phalănggơ. Tác
phẩm Thế giới kinh tế mới hay là phương thức hành động xã hội chủ nghóa hợp với tự
nhiên (1829) trình bày cô đọng và dễ hiểu nhất về học thuyết của Sáclơ Phuriê.


Một trong những nội dung nổi bật của học thuyết Sáclơ Phuriê là phê phán xã hội tư
bản một cách sắc sảo. Phuriê đã thẳng tay lột trần cảnh khốn cùng về vật chất và tinh
thần của thế giới tư sản, đồng thời ông đối chiếu cảnh khốn cùng ấy với những lời hứa
hẹn trước kia của những nhà lý luận tư sản, của các chính khách tư sản. Ăngghen từng
nói: “Hầu hết các trang trong tác phẩm của Phuriê đều loé lên những tia lửa châm biếm
và phê phán đối với những sự nghèo nàn của cái nền văn minh mà người ta đã ca tụng rất
nhiều”7 Bản tính vui vẻ của Phuriê đã khiến ông không chỉ là một nhà phê bình mà còn
là một trong những nhà châm biếm lớn nhất từ trước cho đến lúc bấy giờ. Xã hội tư bản
đương thời là xã hội mà sản xuất thì có quy mô lớn còn sự kinh doanh thì phân tán. sự
chia nhỏ tài sản (làm cản trở việc phát triển sản xuất) và có tình trạng ăn bám trong xã
hội. Kết quả là trạng thái vô chính phủ và sự cạnh tranh khốc liệt, dẫn tới khủng hoảng
kinh tế. Ở đây Sáclơ Phuriê cũng giống như Xanh Ximon đã không nhận thức được
nguyên nhân thực sự của nó. Trong xã hội này sự nghèo khổ sinh ra từ chính bản thân sự
thừa thãi. Nó vận động trong vòng luẩn quẩn. Sự cạnh tranh tư bản chủ nghóa trong
thương nghiệp làm cho thò trường rối loạn, người lao động bò bần cùng. Trong xã hội đầy
mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể, giữa kẻ giầu có không chòu lao động
với những nghèo khổ mong mỏi có được việc làm nhưng vô vọng… Chính Sáclơ Phuriê
đã đưa ra nhiều bằng chứng trên báo chí về đời sống cùng khổ của quần chúng nhân dân
lao động ở Pháp và Anh. Ông đã đấu tranh cho quyền đầu tiên và cơ bản nhất của người
nghèo. Đó là quyền được lao động. Trong xã hội đạo đức tư sản chỉ đem lại những hạn
chế, phiền phức đối với người nghèo; còn đối với kẻ giầu thì đó là chiếc mặt nạ để che

đậy tội lỗi. Người nghèo chỉ được bình đẳng trên danh nghóa (“…Người ta không trực tiếp
từ chối cho họ quyền công lý: họ tự do đến tòa án để kiện, nhưng lại không có tiền để
trang trải viện phí; hoặc giả nếu họ phát đơn kiện hết sức chính đáng thì họ bò xúi gòuc
chống án đi chống án lại cho đến khi không đủ sức chòu đựng nổi phải buộc phải nhượng
bộ…” - Sáclơ Phuriê). Trong xã hội đương thời, hôn nhân tư sản bò biến dạng thành
những giao kèo buôn bán, hợp thức hoá sự sa đọa làm cho phụ nữ bò vô quyền. Chính
Sáclơ Phuriê là người đầu tiên nêu quan điểm: mức độ giải phóng phụ nữ là thước đo
trình độ giải phóng xã hội. Nền giáo dục tư sản của xã hội ấy đã làm què quặt trẻ em.
Thể hiện sự căm ghét đối với chế độ tư sản, Sáclơ Phuriê tuyên bố: Mục đích của tôi
không phải là cải biến xã hội đương thời mà là tiêu diệt nó và gây nên lòng mong muốn
sáng tạo một cơ chế xã hội mới tốt đẹp hơn bằng cách chứng minh chế độ văn minh vô
lý trong từng chi tiết cũng như trong toàn bộ…
Sự vó đại nhất của Phuriê là quan niệm của ông về lòch sử xã hội. Trong quan niệm
này, ông đã thể hiện khả năng vận dụng phép biện chứng một cách tài tình. Ông đã vạch
ra bức tranh phát triển của lòch sử: xã hội loài người trải qua những giai đoạn khác nhau
từ mông muội sang dã man, gia trưởng, văn minh. Mỗi giai đoạn lại chia thành bốn thời
kỳ: thơ ấu, thanh niên, trưởng thành, tuổi già. Mỗi giai đoạn là một nấc thang trong quá
trình phát triển. Đánh giá chế độ văn minh đương thời, Sáclơ Phuriê viết: “Chế độ văn
minh giữ một vai trò quan trọng trong nấc thang vận động liên tiếp, bởi vì chính nó tạo ra
những động lực cần thiết để tiến theo con đường đi tới sự liên hiệp, nó tạo ra nền sản
7

C.Mác-Ph. Ăngghen: Toàn tập, t.20, NXB Chính trò quốc gia, HN, 1994, tr.367


xuất lớn, các khoa học mỹ thuật cao…” Theo ông chế độ văn minh đương thời ở Pháp và
Anh đang ở thời kỳ thứ ba và có khuynh hướng ngã mạnh sang thời kỳ thứ tư. Tất yếu nó
sẽ chuyển sang giai đoạn cuối cùng này và sau đó sẽ vượt khỏi giới hạn cuối cùng để
bước vào thời kỳ mới – thời kỳ “bảo đảm xã hội”. Sau giai đoạn bảo đảm sẽ là giai đoạn
“hài hoà”. Như vậy, Sáclơ Phuriê đã nhìn thấy tính chất tạm thời của chủ nghóa tư bản.

Nó sẽ được thay thế bởi xã hội tốt đẹp hơn một cách hợp quy luật.
Xã hội mà Sáclơ Phuriê mong muốn có được là xã hội mà trong đó tuy còn chế độ tư
hữu, còn sự phân chia giai cấp nhưng lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể thống nhất
(“…Mỗi con người riêng biệt đều có thể tìm thấy lợi ích của mình trong cái lợi chung
của toàn the åquần chúng…”). Trong xã hội này lao động sản xuất được tổ chức dưới
hình thức tập thể. Theo ông đây là hình thức tổ chức nhiều ưu việt.
Xã hội là một khối liên hiệp các phalănggiơ (hiệp hội sản xuất và tiêu thụ). Mỗi
phalănggiơ có khoảng 1600 người được tổ chức tự nguyện, chuyên về chăn nuôi và trồng
trọt. Mỗi phalăngiơ tự sản xuất và tiêu thụ, hạn chế việc trao đổi mua bán với bên ngoài.
Trong phalăngơ mọi người đều phải lao động và có quyền lao động. Đối với Sáclơ Phuriê
thì quyền sống và quyền lao động là hai quyền cơ bản của con người. Mặc dù lao động là
nhu cầu của con người nhưng trong giai đoạn “xã hội bảo đảm” thì không phải ai cũng đã
đủ tự giác lao động. Điều ấy chỉ trở thành hiện thực trong “xã hội hài hòa”ø. Khi ấy cuộc
sống sẽ rất tươi vui, hạnh phúc. Để nhu cầu lao động của con người có điều kiện thể hiện
cần thay đổi hình thức lao động mỗi ngày. Với cách thức ấy con người sẽ cảm thấy thích
thú, nhờ đó năng suất lao động tăng lên, của cải xã hội ngày càng dồi dào.
Về phân phối, trong xã hội mà Sáclơ Phuriê hình dung vẫn còn phần thu nhập không
do lao động đem lại: vừa phân phối theo lao động, vừa theo tài năng, theo tư bản.
Như vậy xã hội mà Sáclơ Phuriê mong muốn vẫn còn chế độ tư hữu, còn phân chia
giai cấp, còn thu nhập không do lao động đem lại,… Về phương diện này xã hội hài hòa
của Sáclơ Phuriê khác xa quan niệm của chúng ta về chủ nghóa xã hội.
Theo Sáclơ Phuriê, muốn xây dựng xã hội mới ấy cần khám phá quy luật vận động cơ
bản của xã hội – đó là những đam mê dục vọng. Chính những đam mê dục vọng là động
lực cho hành vi của con người. Sự vận động của xã hội bò chi phối bởi những đam mê,
dục vọng. Do đó nếu nhận thức được những đam mê dục vọng thì có thể khám phá những
quy luật xã hội phù hợp với bản chất con người. Con người càng có nhiều đam mê, dục
vọng tinh tế và sôi nổi thì càng hoàn thiện và xã hội càng nhanh chóng tiến đến giai đoạn
hài hòa. Trật tự xã hội bình thường là trật tự mà trong đó những đa mê dục vọng của con
người được thỏa mãn đầy đủ. Ở đây Sáclơ Phuriê phê phán đạo đức Cơ đốc giáo vì nó
tuyên truyền cho cuộc sống khổ hạnh chống lại các ham mê trần tục. Sáclơ Phuriê cho

rằng: hô hào chống ham mê là phi lý.
Con đường ra đời của xã hội mới dưới mắt của Sáclơ Phuriê là con đường hòa bình.
Cho đến cuối đời ông vẫn trông chờ vào sự giúp đỡ của những kẻ nắm giữ quyền hành và
giàu có để ông xây dựng và nhân rộng các phalănggiơ.


Chủ nghóa Phuriê đã có ảnh hưởng sâu sắc đến những trí thức tiểu tư sản đương thời ở
nhiều nước như Đôxtôiépxki (1821-1882), Gioócgiơ Xăng (1804-1876),… Chủ nghóa xã
hội của Sáclơ Phuriê, như Ăngghen nhận xét, càng phẩn nộ bao nhiêu đối với sự bóc lột
giai cấp công nhân thì nó lại càng không thể hiểu rõ sự bóc lột ấy là ở chỗ nào và sinh ra
như thế nào.
II. CNXH KHÔNG TƯỞNG ĐẦU TK XIX Ở ANH
1. Hoàn cảnh lòch sử nước Anh vào đầu thế kỷ XIX

Với cuộc cách mạng tư sản vào thế kỷ XVII, nước Anh bước vào thời kỳ cận đại.
Cuộc cách mạng này đã phá vỡ trật tự phong kiến, mở đường cho lực lượng sản xuất tư
bản chủ nghóa phát triển. Tuy nhiên cuộc cách mạng này lại là cuộc cách mạng tư sản
thời sơ kỳ (nổ ra trong điều kiện chưa có công nghiệp máy móc lớn, giai cấp vô sản hiện
đại chưa hình thành). Cuộc cách mạng tư sản Anh mang tính chất bảo thủ vì giai cấp tư
sản liên minh với quý tộc mới đã không giải quyết triệt để vấn đề ruộng đất cho nông
dân.
Trong khi cơn bão táp cách mạng đang quét qua nước Pháp thì một cuộc cách mạng ít
ồn ào hơn nhưng không kém phần mạnh mẽ diễn ra ở Anh. Đó là cuộc cách mạng công
nghiệp. Cuộc cách mạng này bắt đầu từ nửa sau của thế kỷ thế kỷ XVIII và kéo dài đến
giữa thế kỷ XIX mở ra quá trình công nghiệp hoá tư bản chủ nghóa. Đây là thời kỳ vũ bão
thật sự của sản xuất. Từ công trường thủ công sang công trường cơ khí, nước Anh tư bản
đã tạo ra được một khối lượng sản phẩm khổng lồ. Cuộc cách mạng công nghiệp đã tạo
ra sự biến đổi to lớn trong cơ cấu giai cấp của xã hội. Giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
thực sự trở thành hai giai cấp cơ bản. Giai cấp vô sản ngày càng tăng nhanh về số lượng
và trở thành một giai cấp ổn đònh. Sự sử dụng máy móc rộng rãi cùng với việc thực hiện

phân công lao động đã khiến người công nhân trở nên phụ thuộc vào máy móc. Ngoài ra,
nền sản xuất tư bản chủ nghóa đã thu hút không ít lao động phụ nữ và trẻ em với tiền
lương rẻ mạt. Bò bóc lột nặng nề, giai cấp công nhân Anh đã đấu tranh chống lại giai cấp
tư sản ngay khi mới xuất hiện. Cuộc đấu tranh ngày càng mở rộng nhất là trong ngành
dệt và than đá.
Năm 1815, nhờ liên minh với các thế lực phong kiến châu Âu và kềm chế được nước
Pháp nên Anh đã giành được quyền bá chủ trên mặt biển, chiếm được nhiều thuộc đòa
giàu có vốn là của Pháp và Hà Lan… Nhưng sau khi chiến tranh kết thúc nước Anh đã
lâm vào khủng hoảng kinh tế. Tình cảnh của nhân dân lao động càng thêm tồi tệ. Những
cuộc đấu tranh của nhân dân lao động dâng lên mạnh mẽ. Trước tình hình đó giai cấp tư
sản phản ứng điên cuồng, cho quân đội đàn áp dã man. Tuy nhiên giai cấp công nhân vẫn
không ngừng đấu tranh. Đến năm 1824, giai cấp công nhân Anh giành được những thắng
lợi quan trọng như buộc Quốc hội phải thừa nhận công nhân có quyền đình công và lập
hội. Công nhân chào mừng thắng lợi này bằng một phong trào bãi công mới và tổ chức
hàng loạt công đoàn. Cuối những năm 20 – 30, công nghiệp Anh càng đình đốn làm bùng
lên đợt đấu tranh mới. Từ năm 1836 – 1848, phong trào đòi cải cách tuyển cử của công
nhân Anh diễn ra sôi nổi.
Phong trào dân tộc chống lại thực dân Anh cũng bùng lên mạnh mẽ.


Trong bối cảnh ấy, Rôbớt Ôoen xuất hiện với tư cách là nhà cải cách có khuynh
hướng cộng sản chủ nghóa. Học thuyết của ông được hình thành trong điều kiện nước
Anh có nền công nghiệp phát triển hơn nước Pháp, bởi vậy nó có phần chín muồi hơn.
2. Rôbớt Ôoen và học thuyết của ông

Rôbớt Ôoen (Robert Owen, 1771 – 1858) là một người có tính giản dò ngây thơ đến
mức trở thành cao thượng, đồng thời cũng là người có tài lãnh đạo hiếm có. Ông xuất
thân trong một gia đình thợ thủ công ở thò trấn Niu tao (New Town). Từ nhỏ ông đã phải
tự kiếm sống. Từ 1787, ông sống ở Manchétxtơ (Manchester) và trở thành quản lý một
trong những xí nghiệp lớn nhất lúc chưa đầy 20 tuổi. Sau đó ông là giám đốc một công ty

kéo sợi lớn nhất ở đây.
Năm 1800, Rôbớt Ôoen là giám đốc nhà máy kéo sợi bông ở Niu Lanác (New
Lanark) và tại đây ông bắt đầu cuộc thực nghiệm nổi tiếng của mình.
Khi ấy Niu Lanác là một xóm công xưởng với khoảng 1,5 ngàn người sống trong
những điều kiện tồi tệ. Đó là những người thợ thủ công bò khánh kiệt, những cố nông
không có việc làm, những người bò giam và tù khổ sai đã mãn hạn. Ở đây tệ nạn xã hội
tràn lan.
Rôbớt Ôoen đã từng bước cải tổ và hợp lý hóa sản xuất, đồng thời áp dụng những
biện pháp xã hội từ thiện để tổ chức đời sống công nhân cho tốt hơn. Những khu nhà
mới, nhà trẻ, nhà mẫu giáo đã được xây dựng, quỹ bệnh viện được thành lập, ngày làm
việc của công nhân được rút xuống 10 giờ rưỡi/ ngày thay vì 13 đến 14 giờ như ở nơi
khác. Niu Lanác trở thành một xóm kiểu mẫu. Tuy nhiên điều ấy vẫn chưa làm cho ông
hài lòng. Theo ông, những công nhân ấy vẫn chưa có điều kiện sống cho xứng đáng với
nhân phẩm con người. Ông viết: những người ấy là nô lệ của tôi.
Rôbớt Ôoen đã đề xướng với chính phủ Anh “Luật công xưởng nhân đạo” và đấu
tranh kiên trì trong 5 năm liền để buộc Quốc hội phải thông qua (1819).
Năm 1824, Rôbớt Ôoen sang Mỹ lập công xã lao động “Hòa hợp mới” ở bang
Indiana. Chương trình thực nghiệm bò phá sản. Năm 1829, Rôbớt Ôoen quay về Anh và
tiếp tục hoạt động để xây dựng phong trào công đoàn.
Rôbớt Ôoen viềt nhiều tác phẩm lớn:
+ Những nhận xét về ảnh hưởng của hệ thống công nghiệp
+ Báo cáo về kế hoạch giảm bớt tai hoa xã hội
+Thế giới đạo đức mới
+Cách mang trong ý thức và hoạt động của nhân loại,..
Nội dung nổi bật trong học thuyết của Rôbớt Ôoen là quan niệm về bản tính con
người. Theo ông thì tính cách của con người được hình thành thông qua sự tác động qua
lại giữa con người và môi trường bên ngoài, trong đó tác động khách quan bên ngoài là
có ý nghóa quan trọng nhất. Như vậy, theo Rôbớt Ôoen thì quy luật chủ yếu của bản
tính con người đã được vạch ra, đồng thời quan niệm trên cũng chỉ ra con đường xây
dựng xã hội mới phù hợp lý trí: có thể thay đổi tính cách con người bằng cách đặt con



người trong một môi trường tốt đẹp. Môi trường đó có thể là xã hội hoặc ít ra là những
công xã được tổ chức theo nguyên tắc “chân chính hợp lý”. Trong môi trường này – một
môi trường phù hợp với bản chất của con người - con người sẽ khôi phục lại toàn vẹn
đạo đức, năng lực của mình.
Ngay cả khi phê phán cơ sở kinh tế và đạo đức của xã hội tư sản, Rôbớt Ôoen cũng
đều xuất phát từ quan niệm của mình về bản tính con người. Chính từ việc nghiên cứu
ảnh hưởng của môi trường tư sản đối với con người, Rôbớt Ôoen đã lên án gay gắt chế
độ tư hữu, hôn nhân tư sản, tôn giáo.
Đối với chế độ tư hữu, sự lên án ấy là sâu sắc và toàn diện. Theo Rôbớt Ôoen, nếu
trước đây chế độ tư hữu từng là nhu cầu tất yếu hoặc có ích đối với sự phát triển của xã
hội thì ngày nay- khi mà máy móc xuất hiện- chế độ tư hữu trở nên không cần thiết, thậm
chí còn là nguyên nhân của vô số tội phạm và tai hoạ của con người. “Chế độ tư hữu
khiến con người trở thành ma quỷ, khiến toàn thế giới trở thành đòa ngục, về lý luận, nó
không phù hợp với chính nghóa, về thực tiễn nó cũng không phù hợp với lý tính”8. Chính
chế độ tư hữu làm hư hỏng con người: người có tài sản càng nhiều thì càng ích kỷ. Chế
độ tư hữu biến con người thành động vật hai chân. Tài sản khiiến con người trở nên ngu
muội, ích kỷ. Chế độ tư hữu cũng là nguồn gốc của chiến tranh (… làm cho con người xa
cách nhau, thù hằn nhau, tàn sát nhau… - Rôbớt Ôoen). Từ đó thái độ nhất quán của
Rôbớt Ôoen là xóa bỏ chế độ tư hữu. Rôbớt Ôoen cũng phê phán Giáo hội chính thống.
Nhà thờ, theo ông, truyền bá những học thuyết sai lầm, biến con người trở thành yếu
đuối, đạo đức giả… Còn hôn nhân tư sản là hôn nhân dựa trên những tính toán trục lợi
về kinh tế và mang tính chất đồi trụy về đạo đức. Rôbớt Ôoen xem chế độ tư hữu, hôn
nhân tư sản, tôn giáo là ba cái ác biến thế giới thành sân khấu cạnh tranh chiếm đoạt của
cải, quyền lực. Đây là ba trở lực đối với những cải cách xã hội do đó cần thủ tiêu chúng.
Vốn sinh trưởng trong một quốc gia mà nền công nghiệp hình thành sớm nhất, Rôbớt
Ôoen là người có những đánh giá rất xác đáng về vai trò của công nghiệp trong chủ
nghóa tư bản. Rôbớt Ôoen nhận ra ý nghóa tích cực của sự phát triển công nghiệp (“…
Động cơ chạy bằng máy hơi nước và máy xe sợi đã làm tăng khả năng của con người lên

một mức rất cao. Nhờ sử dụng chúng mà các lực lượng sản xuất trong dân chúng trên đảo
ta trong vòng nửa thế kỷ đã tăng lên hơn 20 lần….” ). Tuy nhiên ông cũng đã nhận ra
những hậu quả tiêu cực của sự phát triển công nghiệp trong điều kiện xã hội tư bản (
“…cùng với vô số những hoàn thiện về cơ khí do chạy bằng hơi nước và máy xe sợi đem
lại, hàng loạt những tai họa cũng đã giáng xuống xã hội, những tai hoạ này lớn hơn rất
nhiều so với những lợi ích mà những phát minh đó đem lại. Của cải tập trung trong tay
một số ít người, nhờ đó họ lại tiếp tục thu về những của cải do lao động của nhiều người
khác làm ra. Như vậy là đám quần chúng trở thành nô lệ và phụ thuộc và sự ngu muội và
tuỳ hứng của những kẻ độc quyền…”). Rôbớt Ôoen nhấn mạnh máy móc chỉ đem lại sự
giải phóng cho con người khi sự tiến bộ của kỷ thuật phục vụ cho mục tiêu hợp lý –
hạnh phúc con người. Nếu việc sản xuất bằng máy móc được phổ biến ở nước Anh mà
quần chúng phải bò thiếu thốn và tai họa thì điều ấy cũng có nghóa là chế độ xã hội đang
8

Lòch sử chủ nghóa Mác, t.1, NXB Chính trò quốc gia, Hà Nội, 2003, tr.130


tồn tại đã lỗi thời. Theo Rôbớt Ôoen, lực lượng vật chất đang chín muồi trong lòng xã
hội sẽ dẫn đến sự biến đổi xã hội. Sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật là nét nổi bật của
xã hội tương lai. Như vậy Rôbớt Ôoen đã cố gắng đặt lý tưởng xã hội trên cơ sở kinh
tế. Ông đã đi gần đến tư tưởng cho rằng sự phát triển của lòch sử gắn liền với những thay
đổi trong phương thức sản xuất. Có thể nói trong thế giới quan của Rôbớt Ôoen đã le lói
những yếu tố duy vật về lòch sử.
Về xã hội mà Rôbớt Ôoen hướng đến có nhiều điểm đáng lưu ý. Đây là xã hội dựa
trên chế độ công hữu, thực hiện lao động tập thể, bình đẳng về quyền lợi và nghóa vụ.
Công xã lao động là cơ sở của xã hội mới. Ở đây mọi người sống với nhau như một gia
đình. Ở đây lao động chân tay sẽ kết hợp với máy móc. Sự phân công lao động là hợp lý
và tự nhiên (theo kinh nghiệm và kiến thức, tức theo tuổi tác). Con người nhờ máy móc
giúp đỡ nên có nhiều thời gian nhàn rỗi, có điều kiện để phát huy năng khiếu tự nhiên
của mình. Nhờ giáo dục, con người trở thành con người tích cực hoạt động xã hội, biết

suy nghó độc lập, có năng lực hoạt động thực tiễn toàn diện…Khi ấy con người sẽ có một
sức mạnh khổng lồ so với sức mạnh hiện nay. Theo Rôbớt oen, con người hiện nay
chỉ mà một mảnh nhỏ và không hoàn thiện của cái mà lẽ ra họ có thể trở thành.
Đối với Rôbớt Ôoen, có thể chuyển sang xã hội mới bằng con đường hòa bình, không
cần bạo lực, không cần đổ máu: bằng tuyên truyền và giải thích những chân lý cơ bản.
Ông dự kiến điều này có thể diễn ra ở tất cả các nước có văn hóa cùng một lúc, rồi sau
đó lan rộng ra các dân tộc khác.
Rôbớt Ôoen hy vọng vào sự thức tỉnh của các chính phủ đang cầm quyền. Ông chủ
trương thuyết phục để các chính phủ đó tạo mọi điều kiện thuận lợi cho ông thực hiện
các cải cách. Ông đưa ra những dự án của mình cho các chính phủ Anh, Pháp, Mỹ… với
lời đề nghò: “…Hãy xây dựng xã hội theo những cơ sở như đã làm ở Niu Lanác và mọi
điều ác sẽ nhanh chóng biến mất…”.
Điều đáng tiếc là trong thời kỳ này phong trào Hiến chương đang diễn ra sôi nổi
nhưng hệ thống tư tưởng của ông lại không kết hợp được với phong trào.
Trong học thuyết của mình, công lao chính của Rôbớt Ôoen chính là đã đánh giá
đúng ý nghóa của việc phát triển lực lượng sản xuất trong thời đại cách mạng công
nghiệp. Điều này làm ông vượt qua các nhà tư tưởng xã hội chủ nghóa đương thời. Tuy
nhiên Rôbớt Ôoen đã có nhiều hạn chế. Ông phê phán chủ nghóa tư bản trên lập trường
duy tâm, không khoa học, chưa nhìn thấy vai trò của giai cấp công nhân. Học thuyết của
ông chỉ mới phản ánh lợi ích của những người thợ thủ công bò vô sản hóa – lợi ích của
giai cấp tiền vô sản.


Chương VI

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH CỦA CNXH KHOA HỌC
1. Những tiền đề khách quan dẫn đến sự ra đời của chủ nghóa xã hội khoa học


a. Tiền đề kinh tế - xã hội
Tư duy lý luận của mỗi thời đại đều là sản phẩm của lòch sử. Chủ nghóa Mác nói
chung, chủ nghóa xã hội khoa học nói riêng bắt nguồn từ nền sản xuất vật chất trên cơ sở
lực lượng sản xuất mang tính chất xã hội hoá của chủ nghóa tư bản.
Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII quan hệ sản xuất tư bản chủ nghóa đã manh nha hình
thành, chuẩn bò những điều kiện vật chất để chủ nghóa tư bản chuyển từ công trường thủ
công sang nền đại công nghiệp cơ khí. Bước chuyển lòch sử ấy gắn liền với cách mạng
công nghiệp. Cách mạng công nghiệp bắt đầu ở nước Anh vào nửa sau thế kỷ XVIII đã
lan rộng khắp châu Âu, trước tiên là tại Pháp. Vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XIX tại
Anh xem như đã hoàn thành cuộc cách mạng này. Nước Anh trở thành trung tâm công
nghiệp của thế giới. Vào những năm 50 – 60, cách mạng công nghiệp về cơ bản đã hoàn
thành ở những quốc gia phát triển nhất châu Âu và châu Mỹ. Do tác động của cách
mạng công nghiệp, trong quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có những chuyển biến
căn bản. Trên cơ sở đó nhà nước tư bản chủ nghóa được xây dựng và củng cố.
Chính sự phát triển của đại công nghiệp đã làm cho lực lượng sản xuất ngày càng
mang tính xã hội hóa. Do đó mâu thuẫn giữa nó với quan hệ sản xuất ngày càng gay gắt.
Mâu thuẫn này biểu hiện qua những cuộc khủng hoảng thừa có chu kỳ, đẩy hàng loạt
công nhân vào tình trạng thất nghiệp. Giai cấp công nhân bò bóc lột, bò bần cùng hóa đã
không ngừng đấu tranh để sống còn, tiêu biểu như :
− Phong trào Hiến chương Anh (1838 –1848 )
− Khởi nghóa của công nhân dệt ở Liông (Pháp, 1831, 1834)
− Khởi nghóa của công nhân dệt ở Xilêdi (Đức, 1844)

Những phong trào đấu tranh trên là những sự kiện lòch sử chứng tỏ giai cấp công
nhân là một lực lượng xã hội độc lập, với những yêu sách kinh tế và chính trò riêng của
giai cấp mình, và đã bắt đầu trực diện chống lại kẻ thù giai cấp. Cuộc đấu tranh của họ
giữ vò trí hàng đầu trong lòch sử các nước phát triển nhất chấu Âu lúc bấy giờ. Nó củng
cho thấy các học thuyết kinh tế – chính trò tư sản cho rằng lợi ích của tư bản và lao động
nhất trí với nhau, sự tự do cạnh tranh dẫn đến sự hoà hợp phổ biến, đời sống hạnh phúc

phổ biến… là hoàn toàn sai lầm. Mặt khác nó cũng chứng tỏ rằng không thể không quan
tâm đến các cuộc đấu tranh giai cấp dựa trên lợi ích vật chất, như các nhà duy tâm cũ
đã từng quan niệm. Những sự kiện này buộc người ta phải nghiên cứu lại toàn bộ lòch sử -


như Ăngghen từng nhận đònh. Và các cuộc đấu tranh đã cung cấp những kinh nghiệm cần
thiết để có khái quát thành lý luận khoa học và cách mạng.
Như vậy, chính sự phát triển đến trình độ chín muồi của chủ nghóa tư bản làm bộc lộ
một cách công khai, gay gắt những mâu thuẫn giữa hai giai cấp vô sản và tư sản. Đồng
thời những phương pháp và thủ đoạn giải quyết mâu thuẫn cũng bắt đầu bộc lộ ra. Trong
điều kiện này, lý luận phản ánh trạng thái ấy- tức lý luận về chủ nghóa xã hội – mới đạt
đến mức độ thành thục. Chủ nghóa xã hội là sự phản ánh bằng lý luận phong trào công
nhân, vì thế tiền đề xã hội để nó có thể xuất hiện như một khoa học chính là sự trưởng
thành của phong trào công nhân trên cơ sở phát triển của chủ nghóa tư bản.
b. Tiền đề văn hóa - tư tưởng

Cùng với sự phát triển của chủ nghóa tư bản là sự phát triển mạnh mẽ của khoa học.
Trong khoa học tự nhiên, đầu thế kỷ XIX có ba thành tựu giữ vai trò cơ sở khoa học quan
trọng trong việc hình thành thế giới quan duy vật biện chứng. Thành tựu thứ nhất là
thuyết tế bào. Trong thế kỷ XVII-XVIII, với việc sử dụng kính hiển vi nhiều nhà khoa
học đã phát hiện ra đơn bào và đa bào, như vào năm 1665, trong tác phẩm Những hình vi
phẩu hay là một số sự mô tả về sinh lý học các vật thể vô cùng bé bằng kính phóng đại
của R.Huc (R. Hook) tế bào đã được mô ta.û Nhưng những nhà khoa học ấy chưa nhận ra
kết cấu và ý nghóa của tế bào. Đến đầu thế kỷ XIX, giáo sư thực vật học của trường đại
học Gana (Đức) là M. Slaiđen (M. Schleiden, 1804 -1881) mới đưa ra thuyết tế bào
(1838). Trong học thuyết này, ông khẳng đònh tế bào là đơn vò sống cơ bản nhất trong kết
cấu của mọi thực vật. Sau đó vào năm 1839 giáo sư giải phẩu học của trường đại học
Ruăng (Đức) là T. Sơvan (T. Schwann, 1818-1882) đã mở rộng học thuyết tế bào từ giới
thực vật sang giới động vật. Thành tựu thứ hai là thuyết chuyển hoá và bảo toàn năng
lượng gắn với những công bố khoa học của của Maie (G.R. Mayer, 1814-1878), Cônđinh

(L.Conding, 1815-1888), Hemhôn (1821-1894)… Thành tựu thứ ba là thuyết tiến hóa.
Nhà bác học người Anh là S.Đacuyn (Charles Darwin, 1804-1882) tuy có những quan
điểm chính trò- xã hội bò giới hạn trong khuôn khổ thế giới quan tư sản, nhưng là một nhà
khoa học trung thực. Ông đã kế thừa những thành tựu của nhà bác học Lamac (J.B.
Lamarck, 1744-1829), tập hợp những tư liệu thu thập trong khi vòng quanh thế giới, kết
hợp với việc quan sát những biến dò của động thực vật để viết tác phẩm Nguồn gốc các
loài (1895) – tác phẩm đánh dấu sự ra đời của thuyết tiến hóa. Thuyết tiến hoá giải thích
tính chất biện chứng của sự phát triển phong phú đa dạng của giống loài trong giới tự
nhiên hữu sinh. Theo Ăngghen, học thuyết này đã tìm ra quy luật phát triển của giới hữu
cơ, giống như Mác đã tìm ra quy luật phát triển của lòch sử loài người.
Trong khoa học xã hội, đến đầu thế kỷ XIX nhân loại cũng đạt được những bước tiến
quan trọng, tạo tiền đề lý luận cho sự ra đời của chủ nghóa Mác nói chung, chủ nghóa xã
hội khoa học nói riêng. Triết học cổ điển Đức được mở đầu với Cantơ (1724-1804), và
đạt đến đỉnh cao trong giai đọan này gắn liền với tên tuổi của Hêghen (1770-1837) và
Phơbách (1804-1872). Những quan điểm duy vật của PhơBách, phép biện chứng của
Hêghen đã làm phong phú tư duy triết học của nhân loại. Công lao lớn nhất của Hêghen
là với ông, lần đầu đầu tiên toàn bộ giới tự nhiên, lòch sử và tinh thần được trình bày như
là một quá trình, nghóa là luôn vận động, biến đổi, biến hóa, phát triển, và ông đã cố


vạch ra mối liên hệ nội tại của sự vận động và sự phát triển ấy. Tuy nhiên, phép biện
chứng của Hêghen được xây dựng trên cơ sở chủ nghóa duy tâm nên hệ thống triết học
của ông không tránh khỏi những mâu thuẫn sâu sắc. Phơbách là một đại biểu xuất sắc
của triết học trên một phương diện khác vào lúc bấy giờ. Công lao vó đại nhất của ông là
đã khôi phục lại vò trí xứng đáng của triết học duy vật thế kỷ XVII – XVIII, đồng thời bổ
sung những yếu tố mới nhờ các thành tựu của khoa học tự nhiên. Ông đã chứng minh thế
giới là vật chất. Giới tự nhiên không do ai sáng tạo ra, tồn tại độc lập với ý thức. Ý thức
chỉ là sản phẩm của con người, là sản phẩm của bộ óc người. Ông cũng khẳng đònh khả
năng nhận thức của con người. Như vậy, ông đã giải quyết vấn đề cơ bản của triết học
trên lập trường duy vật. Tuy nhiên về căn bản, chủ nghóa duy vật của Phơbách mang tính

trực quan. Trong lónh vực xã hội, Phơbách vẫn còn yếu tố duy tâm. Những nhược điểm
lớn của Phơbách khiến cho triết học của ông không thể là vũ khí để giai cấp vô sản nhận
thức và cải tạo thế giới.
Về kinh tế chính trò học đầu thế kỷ XIX có những đại biểu lớn như am Xmít (17231790) và Đavít Ricácđô (1772-1823) – những đại biểu quan trọng của Kinh tế chính trò
học cổ điển Anh. Đây là học thuyết kinh tế của giai cấp tư sản. Người sáng lập là Uyliam
Petti (1623-1687). Nó nẩy sinh vào thời kỳ cách mạng tư sản Anh (nửa cuối thế kỷ XVII)
và hoàn thành sau cách mạng công nghiệp Anh. Chính D. Ricacđô là người hoàn thành
kinh tế chính trò cổ điển Anh. A.Smith và D. Ricacdô đã dùng phương pháp miêu tả,
phân tích, tổng hợp và sử dụng rộng rãi phương pháp trừu tượng hoá để nghiên cứu nền
sản xuất hàng hóa tư bản. Các nhà tư tưởng kinh tế này đã cố gắng tìm hiểu bản chất bên
trong của nền sản xuất ấy nhằm tìm ra quy luật kinh tế. Họ đã hệ thống hoá và phát
triển các lý luận quan trọng như lý luận giá trò-lao động, lý luận về tiền tệ, lý luận về các
thu nhập trong xã hội tư bản… Tất nhiên trong học thuyết kinh tế của các ông không
tránh khỏi những hạn chế nhất đònh. Kinh tế chính trò học cổ điển Anh ra sức luận chứng
cho sự hợp lý và tiến bộ của phương thức sản xuất tư bản chủ nghóa. Tuy nhiên nó có
những đóng góp nhất đònh, đưa nhận thức về xã hội của con người lên một bước. Nó đặt
nền móng cho lý luận về giá trò lao động của chủ nghóa Mác.
Chính sự phát triển kinh tế - xã hội trong đầu thế kỷ XIX đã dẫn đến những biến đổi
trong đời sống tinh thần xã hội, biểu hiện qua bước chuyển biến mới của tư tưởng xã hội
chủ nghóa trong thời kỳ này. Tư tưởng xã hội chủ nghóa vào đầu thế kỷ XIX được gọi là
chủ nghóa xã hội không tưởng – phê phán, với những học thuyết của C.H.Xanh Ximon,
S.Phuriê, R.Ôoen. Chủ nghóa xã hội không tưởng - phê phán chứa đựng những giá trò lòch
sử to lớn. Nó lên án ngày càng sâu sắc đối với chủ nghóa tư bản. Lúc bấy giờ phương thức
sản xuất tư bản chủ nghóa mặc dù chỉ mới ở vào giai đoạn đầu của con đường đi lên của
nó nhưng nó đã gây nên những tai ương xã hội rõ ràng. Các nhà Không tưởng đầu thế kỷ
XIX đã không chỉ miêu tả những hiện tượng bất công trong xã hội tư bản mà còn từng
bước tìm ra những nghòch lý trong xã hội ấy. Từ đó, đi đến những kết luận mang tính phủ
đònh đối với xã hội. Chủ nghóa xã hội không tưởng-phê phán chứa đựng những giá trò
nhân văn, nhân đạo cao cả, thể hiện sự đồng cảm và thương yêu sâu sắc đối với những
con người lao khổ. Trong chủ nghóa xã hội không tưởng-phê phán chứa đựng nhiều luận

điểm có giá trò về lòch sử phát triển của xã hội loài người, nhiều dự đoán tài tình về xã


hội tương lai. Những luận điểm, dự đoán ấy đã đïc Mác và Ăngghen kế thừa một cách
có chọn lọc và luận chứng trên cơ sở khoa học. Những tư tưởng và hoạt động của các nhà
Không tưởng đã góp phần thức tỉnh tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động, cổ vũ
niềm tin vào xã hội tương lai tốt đẹp hơn. Với những giá trò trên, chủ nghóa xã hội không
tưởng-phê phán được thừa nhận là một trong ba nguồn gốc lý luận của chủ nghóa xã hội
khoa học. Ăngghen viết: “Chủ nghóa xã hội lý luận Đức sẽ không bao giờ quên rằng nó
đứng trên vai của Saint Simon, Fourier và Owen, ba con người – mặc dầu tất cả tính chất
ảo tưởng và không tưởng trong các học thuyết của họ- thuộc về những trí tuệ vó đại nhất
của tất cả mọi thời đại và đã tiên đoán được một cách thiên tài vô số những chân lý mà
ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của chúng một cách khoa học”1.
Bên cạnh những giá trò to lớn, chủ nghóa xã hội không tưởng-phê phán vẫn còn nhiều
hạn chế. Mặc dù phê phán gay gắt xã hội tư bản, nhưng các nhà Không tưởng đã không
phát hiện ra bản chất và quy luật vận động của chủ nghóa tư bản nên sự phê phán ấy chưa
thực sự khoa học, như Ăngghen nhận đònh: chủ nghóa xã hội không tưởng phẫn nộ đối
với sự bóc lột giai cấp công nhân trong xã hội tư bản; nhưng nó tỏ ra bất lực trước câu
hỏi: sự bóc lột ấy là ở đâu và như thế nào. Chủ nghóa xã hội không tưởng bênh vực, mong
muốn giải phóng người lao động nhưng họ chưa phát hiện ra lực lượng xã hội có khả
năng lãnh đạo sự nghiệp giải phóng ấy. Chưa nhà Không tưởng nào nhận ra vò trí, vai trò
đặc biệt, nhiệm vụ lòch sử của giai cấp công nhân. Con đường đi đến xã hội tốt đẹp mà
các nhà Không tưởng vạch ra thường là con đường hoà bình, bằng cải cách, giáo dục,
thuyết phục chứ không phải bằng con đường cách mạng. Chủ nghóa xã hội không tưởng
không thể vạch ra lối thoát thực sự. Họ đã hình dung sự ra đời của xã hội mới là quá trình
giản đơn, nhanh chóng. Những hạn chế nêu trên có nguyên nhân khách quan. Đó là do sự
phát triển của chủ nghóa tư bản trong giai đoạn này chưa chín muồi. Chủ nghóa tư bản
chưa bộc lộ rõ những mặt bản chất sâu xa và những mâu thuẫn nội tại của nó. Giai cấp
công nhân chưa thực sự trưởng thành. Cuộc đấu tranh của họ còn ở trình độ tự phát. Nói
cách khác, những hạn chế ấy là do những điều kiện kinh tế-xã hội lúc bấy giờ quy đònh.

Đó là tình trạng lý luận chưa chín muồi tương ứng với sự chưa chín muồi của sản xuất tư
bản chủ nghóa, của quan hệ giai cấp.
Như vậy vào đầu thế kỷ XIX, sự phát triển của khoa học đã tạo tiền đề văn hóa - tư
tưởng cho sự ra đời của chủ nghóa xã hội khoa học. Chủ nghóa xã hội khoa học cũng như
bất kỳ một học thuyết mới nào, nó cần phải kế thừa những thành tựu khoa học trước đó.
Tiền đề lý luận dẫn đến sự ra đời của chủ nghóa xã hội khoa học là triết học cổ điển Đức,
kinh tế chính trò cổ điển Anh và chủ nghóa xã hội không tưởng –phê phán.
Chủ nghóa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học diễn ra vào những năm 40 của
thế kỷ XIX, thông qua hoạt động của Mác và Ăngghen.

2. Vai trò của Các Mác và Phơđrich Ănghen với tư cách là những nhà sáng lập chủ nghóa
xã hội khoa học
1

C.Mác-Ph.Ăngghen: tuyển tập, t.3, NXB Sự thật, Hà Nội,1982, tr.632


Các Mác (5/5/1818 – 14/3/1883) sinh ở thành phố Tơriê thuộc miền sông Rainơ của
nước Phổ trong một gia đình trí thức gốc Do thái. Bố Mác là luật sư, có tư tưởng tự do,
tiến bộ.
Mác từng học ở trường trung học Tơriê (1830-1835). Trong thời gian học trung học,
Mác có những bài viết ca ngợi Chúa Kitô, coi sự hòa nhập với Chúa như là sự vượt lên
trên những hạn chế của bản thân để đạt đến cái thiện- biểu tượng là Chúa Kitô. Mác tốt
nghiệp trung học với luận văn “Những ý nghó của một người thanh niên lựa chọn nghề
nghiệp”. Trong luận văn, Mác đã bộc lộ tư tưởng nhân đạo và lý tưởng phụng sự nhân
loại.
Mác học ở đại học Bon trong thời gian ngắn (1835-1836) sau đó chuyển sang đại học
Béclin (1836-1841). Tại đây, Mác nghiên cứu Triết học, Luật học, Sử học… Từ năm
1837 Mác làm quen với triết học Hêghen và có ý thức rút ra từ đó những kết luận có tính
chất vô thần và cách mạng. Trong thời gian này ông tham gia nhóm Hêghen trẻ.2 Trong

khoảng thời gian 1839-1841 Mác bắt đầu nghiên cứu lòch sử triết học Hy Lạp cổ đại,
triết học thời cận đại. Năm 23 tuổi (1841), Mác trình luận án tiến só với đề tài “Sự khác
nhau giữa triết học tự nhiên của Đêmôcrít3 và triết học tự nhiên của Êpiquya4”. Lúc này
tuy Mác còn chòu ảnh hưởng của chủ nghóa duy tâm, nhưng ông đã có những quan điểm
trái với Hêghen. Đặc biệt Mác đối lập với Heghen và phái Hêghen khi nhìn nhận về
nhiệm vụ của triết học. Theo ông, nhiệm vụ của triết học phải là phục vụ cho cuộc đấu
tranh chính trò, phục vụ sự nghiệp giải phóng người lao động, phép biện chứng phải phá
bỏ hiện thực cũ lỗi thời lạc hậu. Điều này cho thấy ngay từ lúc bấy giờ ông đã có khuynh
hướng dân chủ cách mạng. Nhìn chung cho đến giữa năm 1842, Mác vẫn đứng trên lập
trường duy tâm trong việc giải quyết những vấn đề triết học và trong quan điểm chính trò
thì vẫn là nhà dân chủ cách mạng5. Tháng tư năm 1842, Mác về Khuên làm cộng tác viên
báo Sông Rainơ. Thời kỳ làm việc ở báo Sông Rainơ là cái mốc quan trọng trong sự hình
thành và phát triển của tư tưởng Mác. Đây là tờ báo của phái tư sản cấp tiến, có những
quan điểm tương tự phái Hêghen trẻ. Khoảng nửa năm sau Mác làm chủ bút tờ báo này.
Qua tờ báo, Mác đã nêu lên vấn đề thống nhất của nước Đức đương thời, phản ánh tình
trạng nông dân bò áp bức bóc lột và đấu tranh cho dân chủ tự do. Mác muốn đòi quyền
dân chủ thực sự và biện pháp đấu tranh phải mang tính cách mạng. Thực tiễn đấu tranh
dần dần giúp Mác hiểu ra rằng không thể giải phóng nhân dân lao động trong khuôn khổ
pháp quyền và chính trò của nhà nước Phổ. Từ đó Mác đã xem xét lại triết học của
Hêghen, đặc biệt là triết học pháp quyền. Hàng loạt bài báo từ năm 1842 đến đầu năm
1843 đã bước đầu thể hiện sự chuyển biến của Mác từ chủ nghóa duy tâm sang chủ nghóa
2

Nhóm tách ra từ môn phái Hêghen vào năm 1835, đại diện cho bộ phận cấp tiến tư sản, sử dụng phương pháp biện
chứng của Hêghen để phê phán thần học và chế độ phong kiến ở Đức. Nó đóng vai trò tích cực trong việc chuẩn bò
tư tưởng cho cuộc cách mạng tư sản Đức năm 1848.

3

Đêmôcrit (khoảng 460-370 TCN), nhà triết học duy vật cổ đại ở Hy Lạp.

Êpiquya (341-270TCN), nhà duy cảm. Về lónh vực đạo đức thì ông tán thành sự hưởng lạc hợp lý.
5
Các nhà dân chủ cách mạng là bộ phận cấp tiến trong tầng lớp trí thức tư sản ở Đức lúc bấy giờ, có tư tưởng dân
chủ, đấu tranh phê phán những hạn chế trong luật pháp nhà nước. Nhưng cuộc đấu tranh ấy chỉ dừng lại ở những cải
cách nhỏ, không dùng đến biện pháp cách mạng và chưa triệt để.
4


×