Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

BÁO CÁO THỰC TÂP LUẬT HỌC Thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết tội phạm ma túy tại Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.42 KB, 11 trang )

ĐỀ TÀI: Thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết tội phạm ma túy tại
Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA CHUYÊN ĐỀ
Trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đời
sống vật chất của người dân không ngừng nâng cao, đồng thời quan hệ pháp
luật kinh tế, dân sự, hình sự cũng ngày càng đa dạng hơn. Tuy nhiên, chính điều
này cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm gia tăng
nhanh chóng. Các tội phạm hiện nay sử dụng nhiều thủ đoạn tinh vi, gây nguy
hiểm cao cho xã hội, đặc biệt là tội phạm ma túy luôn là vấn nạn nhức nhối
trong đời sống hiện nay và có chiều hướng diễn biến phức tạp, không chỉ xâm
hại đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo hộ mà còn là nguyên nhân
dẫn đến các tội phạm khác như giết người, cố ý gây thương tích hoặc các tội
xâm phạm quyền sở hữu ảnh hưởng nghiêm trọng đến phát triển kinh tế - xã hội
và an ninh trật tự của đất nước. Chính vì thế, nhiệm vụ bảo vệ trật tự an toàn xã
hội, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm mọi hành vi xâm phạm đến lợi ích
Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều được xử lý kịp thời đúng
Pháp luật ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Pháp luật hình sự
là một trong những công cụ hữu hiệu để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm; bảo vệ
quyền và lợi ích của nhân dân; lợi ích Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và
vì dân.
Được sự phân công của Nhà trường tôi được cử đến thực tập tại Tòa án nhân
dân (TAND) huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Trong quá trình thực tập tại đây,
nhận thấy diễn biến tội phạm ma túy trên địa bàn huyện ngày càng phức tạp và
để lại những hệ lụy nghiêm trọng. Trên cơ sở nhận thức và cọ xát thực tiễn trong
thời gian thực tập cùng với tầm quan trọng của hoạt động đấu tranh phòng ngừa
tội phạm, tôi xin chọn đề tài: “Thực tiễn hoạt động áp dụng pháp luật để
giải quyết tội phạm ma túy tại Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình” làm chuyên đề báo cáo thực tập cuối khóa.
B. PHẦN NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP
1. Cơ sở lí luận.
1




Điều 2 Luật Phòng chống ma túy 23/2000/QH10 quy định như sau:
- Chất ma tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong
các danh mục do Chính phủ ban hành.
- Chất gây nghiện là chất kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng
nghiện đối với người sử dụng.
- Chất hướng thần là chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác, nếu
sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng nghiện đối với người sử dụng.
- Tiền chất là các hoá chất không thể thiếu được trong quá trình điều chế, sản
xuất chất ma tuý, được quy định trong danh mục do Chính phủ ban hành
- Người nghiện ma tuý là người sử dụng chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc
hướng thần và bị lệ thuộc vào các chất này.
Tại Chương XX Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) cũng đã
quy định rõ về các tội phạm ma túy. Trong đó, các tội danh chiếm số lượng tội
phạm cao: Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), Tội vận chuyển trái
phép chất ma túy (Điều 250), Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251),...
2. Tình hình thực tiễn giải quyết các tội phạm ma túy tại TAND huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng
Bình.
Trong những năm qua, trên địa bàn huyện Lệ Thủy, tội phạm ma túy không
chỉ tăng lên về số lượng mà còn cả về tính chất nguy hiểm. Phổ biến nhất với hai
tội danh: Tàng trữ trái phép chất ma túy và Mua bán trái phép chất ma
túy. Từ năm 2017 đến nay, tổng số vụ án ma túy TAND huyện Lệ Thủy thụ lý và
giải quyết như sau:

Thụ lý

Tội

Giải quyết


Vụ

Bị cáo

Vụ

Bị cáo

túy
Mua bán trái phép chất ma

08

08

07

07

túy

01

02

01

02


Tàng trữ trái phép chất ma

Nếu như trước đây, các tội phạm thường thực hiện hành vi mua bán và tàng
trữ ma túy khá đơn giản và hậu quả thường không lớn thì trong những năm trở
2


lại đây, các tội phạm ma túy ở địa bàn trở nên tinh vi và thủ đoạn hơn. Có thể
nói, đây là loại tội phạm mà tính nguy hiểm của nó chiếm tỉ lệ rất cao so với các
tội phạm hình sự khác. Tổng số vụ án ma túy do TAND huyện Lệ Thủy thụ lý
chiếm khoảng 30-35% tổng số vụ án hình sự. Cho nên, diễn biến tình hình tội
phạm ma túy ngày càng phức tạp và khó đối phó. Các tội phạm thường có đồng
phạm, được tổ chức có quy mô hơn trước; đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, tính
mạng, sự phát triển lành mạnh của giống nòi và an toàn trật tự công cộng.
Tính riêng 06 tháng đầu năm 2019, số vụ án ma túy do TAND huyện Lệ Thủy
thụ lý tăng mạnh so với cùng kì năm trước: đối với tội “Tàng trữ trái phép
chất ma túy” TAND huyện Lệ Thủy đã thụ lý 04 vụ/ 04 bị cáo, giải quyết 03 vụ/
03 bị cáo. Tội “Mua bán trái phép chất ma túy” TA đã thụ lý và giải quyết 01
vụ/ 02 bị cáo. Nhìn chung, độ tuổi phạm tội ma túy trên địa bàn huyện ngày
càng “trẻ hóa”. Đặc biệt rơi vào những đối tượng không có công ăn việc làm,
hoặc có việc làm không ổn định, mức sống thấp và đời sống còn gặp nhiều khó
khăn. Thêm vào đó, các tội phạm ma túy là thanh thiếu niên ngày càng gia tăng.
Do thiếu sót từ quản lý gia đình, quản lý xã hội và tác động của cơ chế thị
trường; một phần do lối suy nghĩ bồng bột và thiếu chín chắn nên dễ sa vào con
đường phạm tội. Cùng với sự thay đổi về đời sống kinh tế, xã hội ở các địa
phương đã góp phần làm cho tội phạm ma túy phát sinh mạnh mẽ hơn trước.
Quá trình nghiên cứu hồ sơ về tội phạm này, có thể thấy tỷ lệ tội phạm là
nam giới chiếm 90%, nữ giới chiếm 10%. Trên thực tế, mức độ nguy hiểm do
hành vi phạm tội của nam giới cao hơn so với nữ giới, nam giới thường có sức
mạnh và liều lĩnh hơn song việc nữ giới ngày càng trở thành bị cáo trong các vụ

án ma túy trên cả nước nói chung và tại địa bàn huyện Lệ Thủy nói riêng chứng
tỏ mức độ nguy hiểm của tội phạm ma túy đang ở mức báo động.
Điều đáng nói là mặc dù trong quá trình giải quyết vụ án, các thẩm phán
luôn tích cực khai thác các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; phân tích rõ
các hậu quả do hành vi phạm tội mà các bị cáo gây ra để họ nhận thức được
mức độ nguy hiểm và những hệ lụy; góp phần giúp họ hòa nhập cộng đồng, làm
những việc có ích cho gia đình và xã hội. Song, tỷ lệ tái phạm sau khi đi chấp
hành hình phạt tù vẫn còn chiếm 15 – 20% cho thấy ý thức kém của bộ phận
thanh thiếu niên trên địa bàn huyện.
3


Dưới đây là trích dẫn vụ án ma túy điển hình trên địa bàn huyện Lệ
Thủy:
Khoảng 01 giờ 05 phút ngày 30/01/2019, tổ tuần tra kiểm soát thuộc Phòng
Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Bình phối hợp với Công an huyện Lệ
Thủy đang tuần tra tại Km 706+400 Quốc lộ 1A địa phận xã Hưng Thủy, Lệ Thủy;
phát hiện xe ô tô do Hoàng Xuân Thành điều khiển chạy theo hướng Nam – Bắc,
trên xe chở chị Đoàn Thị Diễm Phương và chị Phạm Thị Huyền. Thấy có dấu hiệu
khả nghi nên đã yêu cầu dừng xe, kiểm tra phát hiện trong túi quần của anh
Thành có 01 gói nilon màu trắng bên trong có chứa các tinh thể màu trắng, trong
ngăn đựng đồ phía trước bên phải xe ô tô có 01 túi nilon màu trắng chứa các tinh
thể màu trắng và 01 bộ dụng cụ sử dụng ma túy. Tổ tuần tra tiến hành lập biên
bản bắt người phạm tội quả tang đối với Hoàng Xuân Thành, tạm giữ vật chứng
và niêm phong 02 gói tinh thể màu trắng. Tại bản kết luận giám định số 201/GĐPC09 ngày 01/02/2019, Phòng kĩ thuật hình sự Công an tỉnh Quảng Bình kết
luận: chất màu trắng chứa trong 02 gói nilon là

chất ma túy, loại

Methamphetamine, khối lượng 0,879g (nằm trong danh mục các chất ma túy

theo Nghị định số 73/2018/NĐ-CP). Ngày 20/06/2019, TAND huyện Lệ Thủy mở
phiên tòa sơ thẩm, tại phiên tòa bị cáo Thành đã khai nhận toàn bộ hành vi, lời
nhận tội của bị cáo phù hợp với lời khai của người làm chứng và tang vật thu giữ;
tại Bản án số 31/2019/HSST ngày 20/6/2019 của TAND huyện Lệ Thủy tuyên án
bị cáo Hoàng Xuân Thành phạm vào “Tội tàng trữ trái phép chất ma túy” căn cứ
vào khoản 1 Điều 249 Bộ luật hình sự.
3. Nhận xét, đánh giá các hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết
các vụ án Tội phạm ma túy tại Tòa án nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh
Quảng Bình.
3.1. Ưu điểm:
Thứ nhất, TAND huyện Lệ Thủy luôn thực hiện đúng các quy định của pháp
luật; nghiên cứu hồ sơ, tình tiết vụ án; cập nhật các VBPL mới để làm tiền đề giải
quyết đúng đắn vụ án; xét xử đúng người, đúng tội; đảm bảo khách quan và
công bằng. Mặc dù các văn bản dưới luật hướng dẫn như Nghị định, Nghị quyết,
Thông tư chậm ban hành dẫn đến việc áp dụng điều luật để giải quyết gặp nhiều
khó khăn nhưng Tòa án đã tranh thủ sự chỉ đạo của cấp trên cũng như tổ chức
4


các cuộc họp thẩm phán để trao đổi, tập trung trí tuệ làm sáng tỏ hiểu đúng các
điều luật; hầu hết các vụ án ma túy đều được đưa ra xét xử đúng thời hạn. Xem
xét các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ, đảm bảo quá trình xét xử đúng quy trình
thủ tục tố tụng, đúng quy định pháp luật. Không chỉ chú trọng các tình tiết nhằm
buộc tội, các Thẩm phán luôn tận tình tư vấn luật sư cho bị cáo, liên hệ trợ giúp
viên pháp lý đối với các đối tượng theo quy định pháp luật, tích cực khai thác các
tình tiết giảm tội; giúp bị cáo nhận ra lỗi lầm và tạo điều kiện cho họ tái hòa
nhập cộng đồng về sau.
Thứ hai, trong quá trình giải quyết các vụ án ma túy nói riêng cũng như các
vụ án hình sự nói chung, các Thẩm phán luôn chú trọng đến đặc điểm nhân thân
của bị cáo, từ đó nhìn nhận rõ hơn về tính chất nguy hiểm của hành vi do bị cáo

gây ra
Thứ ba, TAND huyện Lệ Thủy phối hợp tốt với các cơ quan chức năng khác
nhằm chủ động phòng ngừa, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm minh
tội phạm ma túy.
Thứ tư, số lượng vụ án ma túy có kháng cáo rất ít và phần lớn cấp phúc
thẩm y án hoặc rút kháng cáo. Điều này cho thấy tập thể TAND huyện Lệ Thủy
luôn chú trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bị cáo, chỉ những người
thực sự có tội mới bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật, tuyệt đối không lơ là để
sai phạm và làm oan người vô tội.
3.2. Bất cập:
Thứ nhất, nhiều bất cập của quy định pháp luật trong việc giám định hàm
lượng chất ma túy: “Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là ma
túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải
trưng cầu giám định để xác định loại, hàm lượng, trọng lượng chất ma túy, tiền
chất”.1 Ngày 11/12/2015, TANDTC ban hành Công văn 315/TANDTC-PC và Công
văn 110-CV/BCS. Công văn 315, TANDTC quy định thêm các trường hợp phải
giám định hàm lượng để tính trọng lượng chất ma túy mà Thông tư liên tịch số
08/2015 không quy định. Mặc dù đã được điều chỉnh, hướng dẫn bằng rất nhiều
văn bản dưới luật, nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế: nội dung trong văn bản
1 Thông tư 17/2007/TTLT-BCA-VKSDNTC-TANDTC-BTP ngay 24/12/2007, hương dân ap dung m ột sô quy đinh tai chương
XVIII “Cac tội pham vê ma tuy” cua Bộ luât hinh sư năm 1999.

5


hướng dẫn trái với luật; quy định chung nên không thể thực hiện được trong quá
trình điều tra,…Trong nhiều trường hợp, TAND huyện Lệ Thủy buộc phải trả hồ sơ
cho Viện kiểm sát, sau đó Viện kiểm sát trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để tiến
hành điều tra bổ sung với nội dung yêu cầu giám định hàm lượng chất ma túy đã
thu giữ, thậm chí một số vụ án bị đình chỉ. Thêm vào đó, hướng dẫn tại Thông tư

08/2015 lại mâu thuẫn với Điều 15 BLTTHS 2015 2 khiến cho việc giải quyết án
ma túy gặp rất nhiều khó khăn. Điều đáng nói là với hai Thông tư và bốn văn bản
hướng dẫn những vẫn tiếp diễn tình trạng “tồn” án ma túy trên địa bàn huyện
Lệ Thủy nói riêng và cả nước nói chung.
Hiện nay hầu hết các chất ma túy mà tội phạm thực hiện đa phần là ma túy
tổng hợp, các trường hợp giám định hàm lượng cho kết quả hàm lượng ma túy
dưới mức truy cứu trách nhiệm hình sự buộc Tòa án cùng cấp tự mình trưng cầu
hoặc trả hồ sơ cho Viện kiểm sát từ đó sẽ có không ít trường hợp vụ án buộc phải
đình chỉ. Từ đó, gây ra nhiều bức xúc và mất niềm tin trong quần chúng nhân
dân, ảnh hưởng lớn đến công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm.
Thứ hai, các vụ án ma túy phần lớn đều không có luật sư bảo vệ, chính điều
này đã làm cho quyền và lợi ích bản thân các bị cáo bị hạn chế đi rất nhiều. Do
đặc điểm địa bàn huyện Lệ Thủy là địa bàn kinh tế đang phát triển, người dân
chủ yếu làm nông lúa nước là chính, các văn phòng luật sư, văn phòng công
chứng và nhiều hoạt động tư vấn pháp luật còn rất ít. Nói cách khác, hầu như vai
trò của luật sư trong tố tụng hình sự ở Tòa án còn mang tính hình thức. Đây là
một bất cập lớn trong hoạt động cải cách tư pháp; bởi vì chính bị cáo và bị hại
đều có quyền tự bào chữa cho mình nhưng phần lớn các tội phạm ma túy là
người có trình độ học vấn thấp, thậm chí không có học vấn; nên họ khó đưa ra lý
lẽ thuyết phục được Hội đồng xét xử.
Thứ ba, trong quá trình triển khai các phiên tòa, hầu như các Hội thẩm
nhân dân thực hiện vai trò của mình chưa thực sự triệt để trong khi đó bản thân
chế định Hội thẩm là sự thể hiện tư tưởng “lấy dân làm gốc” 3, bảo đảm nguyên
tắc thực hiện quyền lực của nhân dân trong hoạt động xét xử của Tòa án, thể
hiện bản chất nhà nước của dân, do dân và vì dân, tất cả quyền lực nhà nước
2 Điêu 15: Xac đinh sư thật cua vu an.
3 />
6



thuộc về nhân dân. Được tham gia quan sát các phiên tòa, tôi nhận thấy: khi xét
hỏi bị cáo, Hội thẩm thường đặt các câu hỏi trùng lặp với chủ tọa, một số câu hỏi
thường không trọng tâm, có phần dồn dập và sử dụng các từ ngữ địa phương khá
nhiều. Thêm vào đó, việc không thống nhất trang phục xét xử giữa Hội thẩm và
Chủ tọa phiên tòa cũng góp phần làm mất đi tính trang nghiêm của các phiên
tòa.
4. Một số kiến nghị và giải pháp nhằm năng cao hiệu quả công tác
trong hoạt động áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ án về tội ma
túy trên địa bàn huyện Lệ Thủy.
4.1. Kiến nghị chung:
Một là, trên thực tiễn, một số quy định pháp luật còn chồng chéo nhau gây
khó khăn trong việc áp dụng. Chính vì vậy các cơ quan có thẩm quyền cần hoàn
thiện pháp luật hình sự cả về nội dung và hình thức; sửa đổi, bổ sung các quy
định pháp luật còn hạn chế, gây nhầm lẫn hoặc thiếu tính khả thi. Các VBQPPL
chính là tiền đề để hệ thống cơ quan tư pháp giải quyết đúng đắn vụ án hình sự,
tránh làm oan người vô tội.
Hai là, tăng cường công tác tuyên truyền, xây dựng pháp luật cho toàn dân
để nâng cao hiểu biết cho mọi người về sự nguy hiểm của tội phạm ma túy nói
riêng và tội phạm hiện nay nói chung, đưa việc giảng dạy pháp luật vào nhà
trường trên địa bàn huyện để trang bị cho mỗi công dân một vốn pháp luật nhất
định. Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiều pháp luật để người dân nắm
được đầy đủ và hiểu được nội dung pháp luật để tuân thủ theo pháp luật.
Ba là, tạo điều kiện giúp đỡ, cảm hóa người lầm lỗi trở về địa phương để họ
tái hòa nhập cộng đồng, không tái phạm con đường cũ, làm những công việc có
ích cho gia đình xã hội. Đây cũng là mặt nhân đạo trong quá trình phòng ngừa
tội phạm.
4.2. Kiến nghị riêng:
Một là; về phía TAND huyện Lệ Thủy: phải luôn tích cực kiện toàn trang thiết
bị cơ sở vật chất cũng như tổ chức cán bộ trong sạch vững mạnh “phụng công
thủ pháp, chí công vô tư”. Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ năng

7


nghiệp vụ cho cán bộ công chức. Bên cạnh đó thực hiện kiểm tra, thanh tra và
giám sát chặt chẽ để phát hiện vi phạm và xử lý kịp thời sai phạm.
Nâng cao hơn nữa vai trò của người bào chữa nhằm bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người bị tình nghi trong quá trình tố tụng hình sự và góp phần bảo
vệ quá trình tố tụng được chính xác khách quan, tránh làm oan người vô tội 4,
tránh bỏ lọt tội phạm.
Hội thẩm nhân dân phải thực hiện vai trò của mình cao hơn nữa: kiểm tra,
nghiên cứu hồ sơ vụ án; khi tham gia xét xử tại phiên tòa, Hội thẩm cần đảm
bảo đúng trang phục xét xử, chú ý theo dõi để có thể bổ sung những vấn đề mà
Chủ tọa phiên tòa chưa nêu hoặc nêu chưa đầy đủ; đặt các câu hỏi ngắn gọn, rõ
ràng về nội dung và xác định về đối tượng được làm rõ, tránh lặp và trùng câu
hỏi. Hội thẩm nhân dân phải tôn trọng tính xét xử độc lập, tuân theo pháp luật.
Hai là; các cơ quan Công an và cơ quan bảo vệ pháp luật bằng các nghiệp
vụ của mình sẽ là lực lượng đóng vai trò chủ chốt trong phòng chống tội phạm;
tập trung rà soát kỹ các đối tượng đã có tiền án tiền sự, quản lý, theo dõi chặt
chẽ các đối tượng này, phát hiện ngăn chặn kịp thời không để các đối tượng này
tái phạm.
Ba là; các địa phương nói riêng và địa bàn nói chung cần có chính sách lao
động và làm việc hợp lý, tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp để hạn chế
tình trạng phạm tội.
Bốn là; Uỷ ban nhân dân các xã, phường cần quản lý chặt chẽ các đối tượng
cá biệt trong khu vực mình quản lý, tổ chức nói chuyện, giúp đỡ các đối tượng
này. Đối với các đối tượng vi phạm luôn kiên quyết xử lý nghiêm minh, kịp thời
răn đe các đối tượng có ý định phạm tội. Chính quyền địa phương luôn là chính
quyền gần dân, hiểu dân, do đó dễ dàng vận động và giáo dục người dân chấp
hành pháp luật.
5. Những vấn đề học tập được trong thời gian thực tập tại TAND huyện

Lệ Thủy nhân dân huyện Lệ Thủy.
Trong suốt thời gian thực tập tại TAND huyện Lệ Thủy, được sự quan tâm của
quý Tòa, sự chỉ dẫn tận tình của các cô chú, các anh chị ở đây tôi đã học hỏi
4 Web:

8


được nhiều điều bổ ích từ thực tiễn mang lại. Khoảng thời gian 2 tháng thực tập
là không nhiều nhưng đây là khoảng thời gian vô cùng quý giá. Đây là cơ hội để
tôi được cọ xát với thực tế, được tận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn
công việc.
- Tôi hiểu rõ hơn về chức năng, nhiệm vụ của Tòa án; sự phân công bố trí lãnh
đạo, Phó Chánh án, Thẩm phán, thư kí có tính chuyên môn cao.
- Được tiếp cận với các loại giấy tờ, tài liệu, chứng cứ, hồ sơ khởi kiện vụ án.
- Được tham dự các phiên toà đã giúp tôi phần nào nắm vững thủ tục tố tụng
đối với từng loại án; cách thức thẩm vấn của Hội đồng xét xử, cách thức bào
chữa của Luật sư, kết luận của Viện kiểm sát.
- Thông qua việc đọc hiểu các tài liệu của Tòa án, bản thân tôi có thể nắm bắt
được phần nào kỹ năng hướng dẫn viết các loại đơn khởi kiện.
- Qua công việc cùng với các Thẩm phán đi thực tiễn tống đạt giấy tờ đối với
đương sự, xác minh, định giá tài sản,…đã giúp bản thân tôi hiểu được thủ tục
thực tiễn diễn ra như thế nào mà khi ở trường học tôi không được tiếp cận.
- Thấy được mối quan hệ chặt chẽ, khăng khít và tính phối hợp giữa Tòa án, Cơ
quan Điều tra và Viện kiểm sát trong giải quyết vụ án.
C. KẾT LUẬN
Với chuyên đề báo cáo thực tập “Thực tiễn áp dụng pháp luật để giải quyết tội phạm ma túy
tại Tòa án Nhân dân huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình” là một chuyên đề mang tính thời sự tập
trung làm rõ tình hình thực tiễn hoạt động áp dụng Pháp luật tại TAND huyện Lệ Thủy trong quá
trình giải quyết tội phạm ma túy qua các tài liệu và số liệu thống kê thu thập được, trên cơ sở đó có

những quan điểm nhận xét đánh giá về ưu điểm cũng như tồn tại những bất cập, từ đó đưa ra kiến
nghị góp phần nâng cao hiệu quả giải quyết án ma túy trong tương lai.
Từ nội dung nghiên cứu trong chuyên đề, có thể thấy tình hình tội phạm ma túy ngày càng tăng
cao ở mức “báo động” với những thủ đoạn tinh vi khó lường; đặc biệt những tội phạm đứng đầu các
đường dây lại rất khó tìm kiếm chứng cứ để truy tố, xét xử. TAND huyện Lệ Thủy với sự nỗ lực và ý
thức được vai trò, không ngừng tự rèn luyện để nâng cao trình độ, nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu
cầu mới, góp phần vào việc ngăn ngừa và đấu tranh tội phạm ma túy. Hi vọng với công tác xét xử các
tội phạm ma túy của tập thể TAND huyện Lệ Thủy cũng như sự phối hợp của Cơ quan điều tra, Viện
kiểm sát,...cùng sự giúp đỡ của nhân dân trên địa bàn tình trạng tội phạm ma túy sẽ có chiều hướng
giảm, mang lại cho người dân một cuộc sống tốt đẹp.

9


Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện của Lãnh đạo đơn vị, Thẩm phán, thư kí
TAND nhân dân huyện Lệ Thủy cũng như Ban giám hiệu trường, quý Thầy Cô khoa Luật Hành chính
trường Đại học Luật – Đại học Huế đã giúp tôi hoàn thành kế hoạch thực tập. Với chuyên đề mà báo
cáo trình bày, do năng lực bản thân còn hạn chế và có nhiều thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý
tận tình của quý thầy, cô giáo cùng các bạn để bài báo cáo thực tập được hoàn thiện hơn.

D. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU SƯU TẦM TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP.
1. Bản án hình sự sơ thẩm số 05/2018/HS-ST ngày 16/01/2018, Tòa án nhân
dân huyện Lệ Thủy.
2. Bản án hình sự sơ thẩm số 43/2018/HS-ST ngày 28/11/2018, Tòa án nhân
dân huyện Lệ Thủy.
3. Bản án hình sự sơ thẩm số 48/2018/HS-ST ngày 30/11/2018, Tòa án nhân
dân huyện Lệ Thủy.
4. Bản án hình sự sơ thẩm số 13/2017/HS-ST ngày 13/01/2017, Tòa án nhân
dân huyện Lệ Thủy.
5. Bản án hình sự sơ thẩm số 12/2019/HS-ST ngày 25/4/2019, Tòa án nhân

dân huyện Lệ Thủy.
6. Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HS-ST ngày 10/5/2019, Tòa án nhân
dân huyện Lệ Thủy.
7. Bản án hình sự sơ thẩm số 31/2019/HS-ST ngày 20/6/2019, Tòa án nhân
dân huyện Lệ Thủy.
8. Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2019/HS-ST ngày 9/7/2019, Tòa án nhân dân
huyện Lệ Thủy.
E. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
E.1. Văn bản quy phạm Pháp luật:
1. Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
2. Luật Phòng chống ma túy 23/2000/QH10;
3. Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP

ngày

24/12/2007, của Bộ công an - Viện kiểm sát nhân dân tối cao - Tòa án
nhân dân tối cao - Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng chương XVIII "Các tội
phạm về ma túy" của Bộ luật Hình sự năm 1999.

10


4. Công văn 315/TANDTC-PC năm 2017 về thực hiện Thông tư liên tịch sửa đổi
Thông tư liên tịch 17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP do Tòa án nhân
dân tối cao ban hành
5. Thông tư liên tịch số

08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày

14/11/2015, sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tư liên tịch số

17/2007/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 của Bộ công an,
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ tư pháp hướng
dẫn áp dụng một số quy định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy”
của Bộ luật hình sự năm 1999.
6. Công văn số 110-CV/BCS ngày 21/6/2016 của ban cán sự Đảng Tòa án
nhân dân tối cao về việc thực hiện TTLT số 08/2015/TTLT-BCA-VKSNDTCTANDTC-BTP sửa đổi, bổ sung một số điểm của TTLT số 17/2007/TTLT-BCAVKSNDTC-TANDTC-BTP ngày 24/12/2007 hướng dẫn áp dụng một số quy
định tại chương XVIII “Các tội phạm về ma túy” của Bộ luật hình sự năm
1999.
7. Công văn số 234/2014/TANDTC-HS ngày 17/9/2014 của Tòa án nhân dân tối
cao, quán triệt và triển khai thực hiện đúng hướng dẫn tại Thông tư
17/2007 “Về việc bắt buộc phải giám định hàm lượng của các chất ma túy
trong các chất thu giữ nghi là chất ma túy”.
8. Bản án hình sự sơ thẩm số 35/2019/HS-ST ngày 9/7/2019, Tòa án nhân dân
huyện Lệ Thủy áp dụng đối với bị cáo Hoàng Xuân Thành.
9. Bản án hình sự sơ thẩm số 15/2019/HS-ST ngày 10/5/2019, Tòa án nhân
dân huyện Lệ Thủy áp dụng đối với bị cáo Võ Văn Phương.
E.2. Internet:
1. />
2.

11



×