Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền - thực trạng tại tòa án nhân dân huyện duy xuyên tỉnh quảng nam từ 2010-2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (728.34 KB, 80 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
KHOA LUẬT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH: LUẬT DÂN SỰ
KHÓA 2010 - 2014
THẾ CHẤP ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN NGHĨA VỤ
TRẢ NỢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN - THỰC TRẠNG
TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN DUY XUYÊN
TỈNH QUẢNG NAM TỪ 2010-2012
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. Hoàng Ngọc Thanh Nguyễn Thị Thảo Sương
Lớp: K34B Dân Sự
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
Huế, 03/2014

Để hoàn thành bài khóa luận này,
trước tiên cho em xin chân thành cảm ơn quý
thầy cô giáo đã tận tình dạy dỗ và trang bò
cho em những kiến thức cần thiết và nhiệt
tình giúp đỡ em trong suốt thời gian em học
dưới mái trường Khoa Luật - Đại học Huế. Em
xin cám ơn các cô chú Tòa án nhân dân
huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam đã giúp
đỡ tạo điều kiện cho em hoàn thành bài
viết. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn sâu
sắc đến thầy Hoàng Ngọc Thanh - người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành bài
khóa luận này.
Mặc dù đã cố gắng trong quá trình làm
bài, tuy nhiên nội dung bài khóa luận này


chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu
sót, hạn chế. Em kính mong quý thầy cô
đóng góp ý kiến để em đạt được kết quả
tốt hơn trong quá trình tích lũy kiến thức để
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
xứng đáng là một sinh viên của Khoa Luật -
Đại học Huế. Em xin chân thành cảm ơn.
Huế, tháng 03 năm
2014
Sinh viên
Nguyễn Thò Thảo Sương
MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Tính cấp thiết của đề tài 7
2. Tình hình nghiên cứu 8
3. Phạm vi nghiên cứu đề tài 8
4. Mục đích nghiên cứu đề tài 9
6. Phương pháp nghiên cứu 9
7. Kết cấu của khố luận 10
B. PHẦN NỘI DUNG 11
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN 11
1.1. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 11
1.1.1. Khái niệm 11
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 12
1.2. Các hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự 15
1.2.1. Bảo đảm đối nhân 16
1.2.2. Bảo đảm đối vật 16

1.3. Khái niệm, đặc trưng của biện pháp thế chấp tài sản 17
1.3.1. Khái niệm biện pháp thế chấp tài sản 17
1.3.2. Đặc trưng của biện pháp thế chấp tài sản 18
1.5. Chủ thể của thế chấp 20
1.6. Đối tượng của thế chấp 21
1.7. Hình thức và đăng ký thế chấp 28
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
1.7.1. Hình thức thế chấp 28
1.7.2. Đăng ký thế chấp 29
1.8. Hiệu lực thế chấp tài sản 31
1.9. Nội dung của thế chấp 32
1.9.1. Nghĩa vụ của bên thế chấp tài sản 32
1.9.2. Quyền của bên thế chấp (Điều 349 Bộ Luật Dân Sự 2005) 33
1.9.3. Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp tài sản (Điều 350 Bộ Luật Dân Sự 2005) 34
1.9.4. Quyền của bên nhận thế chấp (Điều 351 Bộ Luật Dân Sự2005) 35
1.9.5. Quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp (Điều 352, Điều 353 Bộ
Luật Dân Sự 2005) 35
1.10. Xử lý tài sản thế chấp 36
1.11. Mối quan hệ và ý nghĩa của thế chấp tài sản trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong
hợp đồng vay tiền 40
1.11.1. Mối quan hệ giữa biện pháp thế chấp và hợp đồng vay 40
1.11.2. Ý nghĩa của thế chấp tài sản trong việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ 42
Chương 2
THỰC TRẠNG THẾ CHẤP ĐỂ ĐẢM BẢO THỰC HIỆN
NGHĨA VỤ TRẢ NỢ VÀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ TẠI TỊA ÁN NHÂN DÂN
HUYỆN DUY XUN, TỈNH QUẢNG NAM
TỪ 2010-2012 VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 45
2.1. Một số dạng cụ thể của thế chấp tài sản để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ 45

2.1.1. Thế chấp quyền sử dụng đất 45
2.1.2. Thế chấp tàu bay, tàu biển 48
2.1.3. Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai 50
2.1.4. Thế chấp một tài sản để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ trả nợ và thế chấp nhiều
tài sản để đảm bảo thực hiện một nghĩa vụ trả nợ 54
2.2. Thực trạng thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ và giải quyết tranh chấp qua
xét xử tại Tòa án nhân dân huyện Duy Xun, tỉnh Quảng Nam từ 2010-2012 57
2.2.1. Bảng số liệu thực trạng xét xử các vụ án tranh chấp hợp đồng vay tài sản có sử dụng
các biện pháp bảo đảm tại Tòa án nhân dân huyện Duy Xun, tỉnh Quảng Nam từ năm
2010-2012 57
2.2.2. Một số vụ án về tranh chấp hợp đồng vay tiền có áp dụng biện pháp thế chấp tài
sản để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ mà Tòa án nhân dân huyện Duy Xun, tỉnh Quảng Nam
đã thụ lý giải quyết 58
2.2.3. Đánh giá thực trạng thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng
vay tiền và các vụ án cụ thể 65
2.3. Một số kiến nghị hồn thiện các quy định pháp luật về thế chấp tài sản 71
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
2.3.1. Kiến nghị sửa đổi quy định về “Một tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa
vụ” 71
2.3.2. Kiến nghị sửa đổi về việc xử lý tài sản là quyền sử dụng đất khi khơng có thỏa thuận
72
2.3.3. Kiến nghị bổ sung về quy định xử lý tài sản thế chấp tại Điều 355 Bộ Luật Dân Sự
2005 73
2.3.4. Cần có cơ chế buộc bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp phải giao
tài sản thế chấp để xử lý 73
2.3.5. Cần xây dựng một hệ thống đầy đủ các quy định riêng, cụ thể điều chỉnh các giao
dịch đảm bảo đối với tài sản hình thành trong tương lai 74
C. PHẦN KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU TỪ VIẾT TẮT
BLDS Bộ Luật Dân Sự
TAND Tòa án nhân dân
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TSHTTTL Tài sản hình thành trong tương lai
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống xã hội, các giao dịch dân sự rất phổ biến và mang
tính tất yếu, nó diễn ra hàng ngày và khơng ngừng phát triển bởi nhu cầu
sống bất tận của con người.
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống kinh tế xã
hội của đất nước có nhiều bước phát triển đặc biệt trong nền kinh tế thị
trường hiện nay, khi mà các quan hệ trao đổi, lưu thơng đang ngày càng
phức tạp hơn, thì Bộ Luật Dân Sự 1995 nói chung, những qui định về bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự nói riêng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập,
khơng còn phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội mới.
Ngày 14 tháng 6 năm 2005 Bộ Luật Dân Sự mới ra đời trên cơ sở kế
thừa có chọn lọc và phát triển những qui định trong Bộ Luật Dân Sự 1995,
đánh dấu một bước tiến mới trong q trình pháp điển hố, góp phần hồn
thiện hơn cơ sở pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho các quan hệ dân sự theo
nghĩa rộng. Trong đó các qui định về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
được sửa đổi theo hướng đầy đủ và chuẩn xác hơn.
Các giao dịch dân sự diễn ra ngày càng phổ biến, đặc biệt hoạt động
vay tiền là nhu cầu thiết yếu, để đảm bảo tính an tồn trong giao dịch, biện
pháp thế chấp thường do các bên lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên trong q
trình thực hiện cho vay thế chấp tài sản đã xảy ra một số vướng mắc, bất

cập so với u cầu cuộc sống, hiệu quả áp dụng còn chưa cao. Bức xúc
hiện nay là ở các vấn đề : xác định tài sản thế chấp, xử lí tài sản thế chấp…
Để đạt được sự nhận thức đầy đủ, đúng đắn các qui định về biện pháp bảo
đảm thế chấp cũng như hạn chế trong thực tiễn áp dụng cần phải có những
nghiên cứu nhằm làm sáng tỏ các qui định này. Từ những nhận thức trên
em đã lựa chọn đề tài “Thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ
trong hợp đồng vay tiền - thực trạng tại Tòa án nhân dân huyện Duy
Xun tỉnh Quảng Nam từ 2010-2012” làm đề tài nghiên cứu cho khố
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
7
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
luận tốt nghiệp của mình để có thể nghiên cứu sâu hơn các quy định của
pháp luật về biện pháp thế chấp cũng như thực trạng áp dụng tại địa bàn
huyện Duy Xun tỉnh Quảng Nam và tìm ra một số kiến nghị hồn thiện.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu các qui định pháp luật về biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự nói chung và thế chấp nói riêng đã có một số cơng trình
khoa học như: “thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo pháp luật Việt
Nam” (Thạc sĩ Nơng Thị Bích Diệp, luận văn thạc sĩ luật học 2006); “cầm
cố, thế chấp để thực hiện nghĩa vụ dân sự” (Tiến sĩ Phạm Cơng Lạc, luận
văn thạc sĩ luật học 1996); “Thế chấp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong
pháp luật Việt Nam và cộng hồ Pháp” (Thạc sỹ Hồng Thị Hải Yến, Luận
văn Thạc sỹ Luật học 2004)
Các cơng trình trên đã khai thác một số khía cạnh pháp lý của các biện
pháp bảo đảm. Tuy nhiên chưa có một cơng trình khoa học nào nghiên cứu
một cách tồn diện và sâu sắc các qui định của Bộ luật dân sự 2005 và các văn
bản pháp luật liên quan về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Vì vậy, việc tiếp tục nghiên cứu thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ trả nợ là điều hết sức cần thiết, đặc biệt là trong nền kinh tế thị trường
hiện nay.

3. Phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài “Thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay
tiền - thực trạng tại Tòa án nhân dân huyện Duy Xun tỉnh Quảng
Nam từ 2010-2012” tập trung nghiên cứu những vấn đề sau:
- Khái qt về thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ và
những vấn đề liên quan.
- Phân tích những qui định pháp luật hiện hành về nội dung và yếu tố
cấu thành của thế chấp để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền.
Qua đó đánh giá thực tiễn áp dụng pháp luật về thế chấp tài sản để bảo đảm
thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại địa bàn huyện Duy Xun tỉnh Quảng Nam.
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
8
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
- Đưa ra kiến nghị nhằm hồn thiện pháp luật về thế chấp tài sản bảo
đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
4. Mục đích nghiên cứu đề tài
Khố luận nhằm mục đích làm sáng tỏ những qui định mới về thế
chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo pháp luật dân sự, phân tích
các yếu tố pháp lý cấu thành biện pháp thế chấp, tìm hiểu thực trạng áp
dụng pháp luật thế chấp, đưa ra những kiến nghị hồn thiện các qui định
của pháp luật thế chấp.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học của đề tài là góp phần tạo điều kiện cho biện pháp
thế chấp được hồn thiện và phát huy hết những tiện ích mà nó mang lại.
Đề tài là cơng trình nghiên cứu có giá trị tham khảo cho những người làm
cơng tác pháp luật trong q trình hồn thiện những quy định của pháp luật
về thế chấp tài sản. Đồng thời, có thể làm tài liệu học tập cho các bạn sinh
viên có nhu cầu tìm hiểu. Bên cạnh đó về mặt thực tiễn, việc nghiên cứu đề
tài mang lại những lợi ích thiết thực cho bên vay và bên cho vay trong việc
thế chấp tài sản.

6. Phương pháp nghiên cứu
Để hồn thành khóa luận, các phương pháp được sử dụng bao gồm:
phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác – Lê Nin làm cơ sở lý luận và phương pháp luận. Bên cạnh đó
em sử dụng những phương pháp nghiên cứu chun ngành như phương
pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, diễn giải, khảo sát thực tiễn, suy luận
logic để đánh giá các vấn đề, trên cơ sở đó làm sáng tỏ những khía cạnh lý
luận, cũng như thực tiễn của biện pháp thế chấp tài sản. Người viết quan
niệm rằng, với loại đề tài này cần coi trọng việc khảo sát thực tiễn, tìm hiểu
thực tế giải quyết tranh chấp về biện pháp thế chấp trong hợp đồng vay tiền
tại tòa án nhân dân.
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
9
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
7. Kết cấu của khố luận
Khố luận gồm ba phần : phần mở đầu, phần nội dung và phần kết
luận. Trong đó phần nội dung gồm hai chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận về thế chấp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả
nợ trong hợp đồng vay tiền
Chương 2: Thực trạng thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trả nợ
và giải quyết tranh chấp qua hoạt động xét xử tại Tòa án nhân dân huyện
Duy Xun, tỉnh Quảng Nam từ 2010-2012 và một số kiến nghị.
Ngồi ra còn có lời cảm ơn, danh mục các ký hiệu từ viết tắt, mục lục
và danh mục tài liệu tham khảo.
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
10
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẾ CHẤP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN

NGHĨA VỤ TRẢ NỢ TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN
1.1. Khái niệm, đặc điểm của các biện pháp bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ dân sự
1.1.1. Khái niệm
Việc thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng trước hết dựa vào sự tự giác
của người có nghĩa vụ, song khơng phải bất cứ chủ thể nào khi tham gia
vào quan hệ cũng đều tự giác thực hiện các nghĩa vụ mà họ đã cam kết.
Trong quan hệ pháp luật dân sự nói chung và quan hệ hợp đồng nói riêng
thì yếu tố tài sản liên quan đến lợi ích của các chủ thể làm tiền đề. Để đảm
bảo quyền chủ động của người có quyền trong quan hệ nghĩa vụ khơng phụ
thuộc vào hành vi của người khác và để thỏa mãn u cầu của mình khi
người có nghĩa vụ khơng thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ
theo hợp đồng, pháp luật dân sự cho phép các bên có thể thỏa thuận các
biện pháp bảo đảm.
Việc xác lập các giao dịch bảo đảm ln hướng tới mục tiêu bảo vệ
quyền lợi của các bên tham gia giao dịch, đặc biệt là quyền lợi của bên có
quyền. Áp dụng biện pháp bảo đảm, bên có quyền khơng chỉ có quyền theo
hợp đồng buộc bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ, mà còn có quyền u
cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý tài sản mà bên có nghĩa vụ dùng để đảm
bảo. Vì vậy, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm là rất cần thiết.
Qua sự phân tích ở trên cho thấy, việc áp dụng các biện pháp bảo đảm
có ý nghĩa rất quan trọng, một mặt các biện pháp này bảo vệ quyền lợi của
các bên, tạo điều kiện cho các bên có quyền có thể chủ động hưởng quyền
dân sự trên thực tế. Mặt khác, nó bảo đảm sự ổn định của các quan hệ
nghĩa vụ, tránh được các tranh chấp phát sinh từ việc khơng thực hiện hoặc
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
11
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
có thực hiện nhưng khơng đầy đủ nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Chính vì
vậy, pháp luật qui định các biện pháp bảo đảm và cho phép các bên có thể

thỏa thuận, đưa ra các biện pháp bảo đảm phù hợp cho việc giao kết và
thực hiện hợp đồng.
Vậy bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là gì ? Bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ theo hợp đồng được hiểu dưới hai phương diện :
- Phương diện khách quan : “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là
quy định của pháp luật cho phép các chủ thể trong giao dịch dân sự thỏa
thuận các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ chính được thực hiện, xác định
quyền và nghĩa vụ chính được thực hiện, đồng thời xác định quyền và
nghĩa vụ của các bên trong các biện pháp đó.” [6, tr39].
- Phương diện chủ quan : “Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là sự
thỏa thuận giữa các chủ thể về các biện pháp bảo đảm đã được pháp luật
quy định mang tính chất dự phòng nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân
sự” [6, tr39].
Về mặt bản chất, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện
pháp mang tính chất dự phòng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Ngồi ra, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do pháp luật
qui định hay do các bên thỏa thuận còn có tính chất bắt buộc đối với các
bên trong giao dịch. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005, các biện pháp
bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng bao gồm: thế chấp tài sản, cầm
cố tài sản, bảo lãnh, đặt cọc, ký quỹ, ký cược và tín chấp.
1.1.2. Đặc điểm của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
- Các biện pháp bảo đảm được thiết lập trên cơ sở thoả thuận (trừ
trường hợp pháp luật có qui định khác).
Trong một giao dịch dân sự, các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ chỉ có thể phát sinh khi các bên có thoả thuận, pháp luật dân sự khơng
qui định một cách bắt buộc, cứng nhắc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ này phải áp dụng cho một giao dịch dân sự cụ thể nào đó. Việc lựa chọn
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
12
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh

các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch dân sự hồn
tồn phụ thuộc vào sự thoả thuận của các bên trong phạm vi pháp luật cho
phép. Tuy nhiên, trong quan hệ hợp đồng, có những trường hợp mà pháp
luật qui định bắt buộc phải có biện pháp bảo đảm. Ví dụ: Hợp đồng cho
vay mà bên vay là Ngân hàng, biện pháp bảo đảm tiền vay là biện pháp thế
chấp. Nhưng dù pháp luật có qui định người vay phải có thế chấp thì quyền
thoả thuận của các bên cũng khơng hề mất đi, các bên có thể cùng nhau
thoả thuận về đối tượng, phương thức xử lý tài sản thế chấp …
- Đối tượng của biện pháp bảo đảm là tài sản (trừ biện pháp tín chấp)
Quan hệ nghĩa vụ dân sự là những quan hệ mang tính tài sản, do đó
đối tượng của biện pháp bảo đảm trong các quan hệ này khơng thể là quyền
nhân thân. Quyền nhân thân là quyền gắn liền với mỗi cá nhân, đó là quyền
khơng thể tách rời và chuyển giao cho người khác được. Ví dụ: Trong quan
hệ vay nợ, lợi ích của bên cho vay sẽ khơng được bảo đảm khi tài sản bảo
đảm là quyền nhân thân của người vay (như quyền đối với hình ảnh). Bởi
vì, khi có sự vi phạm nghĩa vụ người cho vay khơng thể đem quyền về hình
ảnh ra xử lý để thu hồi nợ. Hơn nữa, khơng thể dùng quyền nhân thân để
thay thế quyền tài sản, quyền tài sản ln bị chi phối bởi qui luật giá trị
(qui luật đền bù ngang giá) một tài sản bị mất hoặc giảm sút giá trị chỉ có
thể bù đắp, thay thế bằng một tài sản khác hoặc giá trị tài sản khác. Quyền
và lợi ích của các bên trong quan hệ chỉ có thể bảo đảm bằng các lợi ích vật
chất. Do đó, đối tượng của biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ chỉ có thể
là tài sản.
Tài sản bảo đảm có thể là vật, vật hiện có hoặc hình thành trong tương
lai, giấy tờ có giá được bằng tiền, quyền tài sản… những tài sản này phải
thuộc sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch.
- Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là biện pháp mang
tính chất bổ sung cho nghĩa vụ chính.
Khi giao kết hợp đồng, yếu tố đầu tiên để đạt được sự thỏa thuận, giao
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương

13
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
kết hợp đồng là sự tin tưởng, tín nhiệm của hai bên đối với nhau. Tuy
nhiên, trong q trình thực hiện hợp đồng có thể có rất nhiều rủi ro, bất ngờ
nảy sinh mà các bên hồn tồn khơng dự liệu trước được, dẫn tới vi phạm
nghĩa vụ trong hợp đồng. Do đó, một hợp đồng được giao kết khơng chỉ
hồn tồn dựa trên cơ sở lòng tin và sự tín nhiệm mà cần phải tìm cơ sở cho
lòng tin đó, cơ sở đó là bên có nghĩa vụ sẽ bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
bằng chính tài sản của mình hoặc tài sản của bên thứ ba. Các biện pháp bảo
đảm chỉ được đặt ra khi các bên tham gia giao dịch cần bảo vệ lợi ích chính
đáng của mình, đó là các biện pháp bổ sung cho thực hiện nghĩa vụ chính.
Các biện pháp bảo đảm chỉ được xác lập sau hoặc đồng thời với việc xác
lập hợp đồng chính. Xuất phát từ mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng
chính và hợp đồng phụ thì phát sinh một số hệ quả pháp lý sau :
+ Theo ngun tắc chung, nếu hợp đồng chính vơ hiệu thì hợp đồng
phụ cũng vơ hiệu theo, tuy nhiên đối với những biện pháp bảo đảm thì lại
có những loại riêng.
+ Nếu hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm bị hủy bỏ hay đơn phương
chấm dứt thực hiện thì các biện pháp bảo đảm cho hợp đồng đó vẫn có giá
trị, hiệu lực thi hành để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ hồn trả.
+ Giao dịch bảo đảm vơ hiệu khơng làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa
vụ được bảo đảm, trừ trường hợp các bên thỏa thuận biện pháp bảo đảm là
một phần khơng thể tách rời của hợp đồng chính.
- Phạm vi bảo đảm của các nghĩa vụ khơng vượt q phạm vi của
nghĩa vụ chính.
Điều 319 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “nghĩa vụ dân sự có thể
được bảo đảm một phần hoặc tồn bộ theo thoả thuận hoặc qui định của
pháp luật. Nếu khơng có thoả thuận hoặc pháp luật khơng qui định phạm
vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm tồn bộ, kể cả nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại”. Nghĩa vụ được bảo đảm một phần hoặc tồn bộ có thể là

nghĩa vụ hiện tại hay nghĩa vụ có điều kiện. Dù là nghĩa vụ nào đi chăng
nữa thì giới hạn của bảo đảm ln là tồn bộ nghĩa vụ.
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
14
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
Các bên trong quan hệ có thể thoả thuận phạm vi bảo đảm nhưng thoả
thuận của các bên chỉ giới hạn trong tồn bộ nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Phạm vi bảo đảm khơng thể vượt q nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ. Nếu
vượt q có nghĩa là vi phạm pháp luật dân sự. Và sự thoả thuận của các
bên khơng được pháp luật cơng nhận, biện pháp bảo đảm sẽ vơ hiệu.
Một yếu tố nữa chi phối phạm vi bảo đảm đó là tính khơng phụ thuộc
vào qui luật giá trị. Trong thực tế, cho dù người có nghĩa vụ đưa ra một tài
sản bảo đảm có giá trị lớn hơn nhiều so với giá trị nghĩa vụ được bảo đảm
thì các bên cũng khơng thể thoả thuận phạm vi bảo đảm bằng với giá trị tài
sản. Bởi người có nghĩa vụ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ đã xác định.
- Xử lý tài sản bảo đảm: Tài sản bảo đảm chỉ được đưa ra xử lý khi có
sự vi phạm nghĩa vụ (Trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác hoặc
pháp luật có quy định khác).
Bên có nghĩa vụ được coi là có sự vi phạm nghĩa vụ khi họ khơng
thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng nghĩa vụ của mình gây ra thiệt hại
cho bên có quyền. Biện pháp bảo đảm là biện pháp có chức năng dự phạt,
đây là chức năng quan trọng, chức năng dự phạt có ý nghĩa dự báo trước
hậu quả bên có nghĩa vụ phải chịu khi vi phạm nghĩa vụ. Hậu quả đó là tài
sản bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ được đưa ra xử lý. Tài sản bảo
đảm sẽ được xử lý theo thoả thuận của các bên, nếu các bên khơng có thoả
thuận thì tài sản sẽ được xử lý theo qui định pháp luật. Khi nghĩa vụ chính
được thực hiện, tài sản bảo đảm sẽ được hồn trả cho bên bảo đảm, biện
pháp bảo đảm đương nhiên chấm dứt.
Các qui định về biện pháp bảo đảm giúp các bên tin tưởng vào nhau,
thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế xã hội,

các qui định về biện pháp bảo đảm ngày càng phát triển và hồn thiện
hơn… Hiện nay trong hệ thống pháp luật hầu hết các nước đều có qui định
các biện pháp bảo đảm như: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh …
1.2. Các hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
Các biện pháp bảo đảm bao gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc,
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
15
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
ký cược, ký quỹ, tín chấp [14, Đ318]. So với BLDS 1995, BLDS 2005 đã
có một số qui định mới: Biện pháp tín chấp được tách ra thành một biện
pháp bảo đảm độc lập, biện pháp phạt vi phạm khơng được qui định là biện
pháp bảo đảm. Nói cách khác, theo qui định BLDS 2005 các biện pháp bảo
đảm có hai hình thức thể hiện đó là: Biện pháp bảo đảm đối vật và biện
pháp bảo đảm đối nhân.
1.2.1. Bảo đảm đối nhân
Trong hình thức bảo đảm đối nhân, nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ
đựợc bảo đảm bằng việc thực hiện nghĩa vụ của người thứ ba.
Điển hình của hình thức bảo đảm đối nhân đó là biện pháp tín chấp
trong quan hệ tín dụng và biện pháp bảo lãnh. Biện pháp bảo đảm bằng tín
chấp là biện pháp bảo đảm dựa trên cơ sở niềm tin, uy tín của các bên trong
quan hệ. Bên có nghĩa vụ có thể bằng uy tín của mình hoặc của người thứ
ba để có được sự tin tưởng của bên có quyền. Các bên trong quan hệ cũng
khơng cần thoả thuận về việc bên có nghĩa vụ phải bảo đảm thực hiện
nghĩa vụ của mình bằng một tài sản cụ thể nào cả. Điều 361 BLDS 2005
quy định :“Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người có quyền sẽ
thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ nếu đến hạn mà bên được bảo
lãnh khơng thực hiện hoặc khơng thực hiện đúng nghĩa vụ”.
1.2.2. Bảo đảm đối vật
Điểm khác biệt cơ bản giữa hai hình thức bảo đảm đối vật và bảo đảm
đối nhân là: Trong biện pháp bảo đảm đối vật bên có nghĩa vụ thực hiện

nghĩa vụ dân sự bằng biện pháp bảo đảm mang tính chất tài sản. Bên có
quyền có thể u cầu hoặc cùng với bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba
thoả thuận về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng các biện pháp bảo đảm
bằng tài sản .
Hai biện pháp bảo đảm đối vật điển hình đó là cầm cố và thế chấp tài
sản. Điều 342 BLDS 2005 qui định “thế chấp tài sản là việc một bên dùng
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
16
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên
kia mà khơng có sự chuyển giao tài sản đó cho bên nhận thế chấp”. Điều
326 BLDS 2005 qui định “Cầm cố tài sản là việc một bên giao tài sản
thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự”.
Yếu tố tài sản là điểm khác biệt giữa hai hình thức bảo đảm đối nhân
và bảo đảm đối vật. Trong bảo đảm đối vật, bên có nghĩa vụ có thể dùng tài
sản thuộc sở hữu của mình hoặc của người thứ ba để cầm cố hoặc thế chấp
cho bên có quyền.
Sự phân biệt giữa hai hình thức bảo đảm này tạo điều kiện thuận lợi
và dễ dàng cho các bên khi lựa chọn biện pháp bảo đảm phù hợp cho từng
giao dịch dân sự.
1.3. Khái niệm, đặc trưng của biện pháp thế chấp tài sản
1.3.1. Khái niệm biện pháp thế chấp tài sản
Trong đời sống sinh hoạt, quan hệ vay tài sản là một quan hệ khơng
thể thiếu. Đây là loại quan hệ chứa đựng nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến lợi
ích của các bên trong quan hệ. Vì vậy, khi xác lập quan hệ vay tài sản, điều
đầu tiên các bên quan tâm là lợi ích của mình sẽ được bảo đảm như thế nào.
Mặt khác, do u cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh mà việc giao tài
sản bảo đảm cho bên có quyền nắm giữ khơng những ảnh hưởng trực tiếp
tới sản xuất kinh doanh của bên có nghĩa vụ mà quyền lợi của bên có quyền

cũng khơng được bảo đảm một cách tốt nhất. Vấn đề đặt ra là lựa chọn biện
pháp bảo đảm nào vừa bảo đảm lợi ích của bên có quyền và vừa duy trì được
sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ được bảo đảm ở mức độ cao. Biện
pháp thế chấp là biện pháp có thể đáp ứng đầy đủ các u cầu trên. Bên thế
chấp khơng phải giao tài sản thế chấp cho bên có quyền mà chỉ chuyển giao
giấy tờ chứng nhận quyền tài sản và giấy tờ khác là điều kiện chuyển
nhượng tài sản cho bên nhận thế chấp. Mặc dù bên thế chấp vẫn là người
quản lý tài sản nhưng khơng thể định đoạt tài sản vì giấy tờ pháp lý để giao
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
17
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
dịch, chứng minh quyền sở hữu tài sản đó, bên có quyền đang nắm giữ.
Trong các quan hệ tín dụng, biện pháp thế chấp có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng, bởi vì ngân hàng sẽ chỉ cấp tín dụng cho khách hàng nếu họ có
tài sản thế chấp.
Từ sự phân tích ở trên có thể hiểu, thế chấp tài sản là sự thoả thuận
của các bên hoặc theo qui định pháp luật. Theo đó bên có nghĩa vụ dùng tài
sản của mình hoặc của người thứ ba để bảo đảm nghĩa vụ nhưng khơng
chuyển giao tài sản cho bên có quyền.
Điều 342 BLDS 2005 qui định : “ Thế chấp tài sản là việc bên thế
chấp dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
dân sự đối với bên nhận thế chấp và khơng chuyển giao tài sản cho bên
nhận thế chấp”.
Cụ thể, trong quan hệ vay tài sản, thế chấp tài sản bảo đảm nghĩa vụ
trả nợ, có thể hiểu là việc bên vay đem tài sản thuộc sở hữu của mình để
bảo đảm cho khoản vay và khơng chuyển giao tài sản đó cho bên vay. Khái
niệm này cho thấy biện pháp thế chấp vừa đảm bảo lợi ích của bên có
quyền vừa duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh của bên có nghĩa vụ.
1.3.2. Đặc trưng của biện pháp thế chấp tài sản
- Thứ nhất, biện pháp thế chấp khơng có sự chuyển giao tài sản.

Trong thế chấp tài sản, bên thế chấp khơng phải chuyển giao tài sản
cho bên nhận thế chấp mà vẫn trực tiếp nắm giữ tài sản đó, bên nhận thế
chấp chỉ phải chuyển giao các giấy tờ pháp lý (như giấy chứng nhận quyền
sở hữu tài sản). Đây là một đặc trưng riêng biệt của biện pháp thế chấp.
Trong một số trường hợp nếu các bên có thỏa thuận thì tài sản thế chấp có
thể giao cho người thứ ba quản lý. Đây là điểm khác biệt với cầm cố.
Sự khơng chuyển giao tài sản khơng hề ảnh hưởng tới quyền lợi của
bên nhận thế chấp. Bên thế chấp là người trực tiếp nắm giữ tài sản thế chấp
nhưng khơng thể định đoạt tài sản thế chấp, do giấy tờ pháp lý liên quan
đến tài sản đang do bên nhận thế chấp giữ.
- Thứ hai, trong quan hệ thế chấp một tài sản có thể bảo đảm cho
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
nhiều nghĩa vụ.
Điều này xuất phát từ bản chất của thế chấp, đó là khơng có sự chuyển
giao tài sản thế chấp. Khoản 1 Điều 324 BLDS 2005 qui định : “ Một tài
sản có thể dùng để đảm bảo thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự, nếu tài sản
đó có giá trị tại thời điểm xác lập giao dịch bảo đảm lớn hơn tổng giá trị
các nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp
luật có qui định khác”.
Tuy nhiên, trong quan hệ dân sự quyền thỏa thuận của các bên ln
được coi trọng, chính vì vậy các bên có thể thỏa thuận dùng một tài sản có
giá trị bằng hoặc nhỏ hơn tổng giá trị các nghĩa vụ được bảo đảm để bảo
đảm cho nghĩa vụ đó. Điều 5 Nghị định 163/2006/NĐ - CP ngày 19/12/2006
về giao dịch bảo đảm qui định: “Trường hợp bên bảo đảm dùng một tài
sản để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì các bên có thể thỏa
thuận dùng tài sản có giá trị nhỏ hơn, bằng hoặc lớn hơn tổng giá trị các
nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp pháp luật có qui định khác”.
- Thứ ba, biện pháp thế chấp đáp ứng linh hoạt lợi ích của các bên

chủ thể.
Đối với bên nhận thế chấp: bên nhận thế chấp khơng phải giữ gìn và
bảo quản tài sản bảo đảm trong thời hạn thế chấp do vậy họ khơng phải
chịu những chi phí về việc th kho bến bãi, người trơng coi hay các biện
pháp bảo quản thích hợp cũng như khơng phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại nếu như khơng may làm hỏng, mất mát tài sản thế chấp.
Đối với bên thế chấp: biện pháp thế chấp giúp bên thế chấp vẫn
được tiếp tục sử dụng, khai thác cơng dụng của tài sản thế chấp để tìm
kiếm lợi nhuận, đồng thời vẫn được sử dụng tài sản vay - vốn vay từ bên
nhận thế chấp.
Tuy nhiên, xét một cách tồn diện biện pháp thế chấp vẫn chưa cân
bằng được lợi ích cho cả hai bên. Cụ thể, bên nhận thế chấp vẫn phải chịu
rủi ro nhiều hơn bên thế chấp. Thứ nhất, đó là việc xác định tính xác thực
của giấy tờ thế chấp. Thực tế đã chứng minh có nhiều vấn đề bất cập xoay
quanh vấn đề giấy tờ thế chấp như trường hợp : Một tài sản thế chấp nhưng
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
lại lập nhiều hồ sơ khác nhau để xin vay tiền của các ngân hàng khác nhau.
Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật ngày nay thì việc làm giả các giấy
tờ như giấy đăng ký ơ tơ, xe máy, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất càng
diễn ra phổ biến và tinh vi đến nỗi khơng thẩm tra tài sản cụ thể trên thực tế
thì bên nhận thế chấp rất khó phát hiện ra. Thứ hai, việc giữ gìn giá trị tài
sản thế chấp lại thuộc về bên có nghĩa vụ và họ có quyền khai thác, sử dụng
tài sản thế chấp nếu khơng có thỏa thuận khác. Như vậy, rất dễ xảy ra hiện
tượng bên thế chấp lạm quyền khai thác tài sản thế chấp dẫn đến tài sản bị
hư hỏng, giảm sút giá trị…Tất cả đều dẫn đến khả năng khơng bảo đảm
được quyền của bên nhận thế chấp.
1.5. Chủ thể của thế chấp
Chủ thể trong quan hệ thế chấp bao gồm bên thế chấp và bên nhận

thế chấp:
Bên thế chấp là bên có nghĩa vụ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình
để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Bên thế chấp cũng có thể là
người thứ ba trong trường hợp thế chấp bằng tài sản của người thứ ba.
Trước đây, Điều 346 Bộ luật dân sự 1995 qui định bên thế chấp chỉ có thể
là người có nghĩa vụ. Theo qui định Bộ Luật Dân Sự 2005, bên thế chấp có
thể là người thứ ba dùng tài sản thuộc sở hữu của mình bảo đảm cho việc
thực hiện nghĩa vụ của người có nghĩa vụ.
Bên nhận thế chấp là bên có quyền, là chủ nợ có bảo đảm và được
quyền ưu tiên đối với tài sản bảo đảm.
Khi tham gia vào quan hệ thế chấp, các chủ thể của thế chấp tài sản
phải đáp ứng đầy đủ qui định của pháp luật về điều kiện chủ thể và có tài
sản bảo đảm …
Pháp luật dân sự hiện hành qui định chủ thể của các giao dịch dân sự
là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Vậy chủ thể của biện pháp
thế chấp tài sản có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các
chủ thể này khi tham gia vào các giao dịch dân sự nói chung và thế chấp
nói riêng đều phải thoả mãn các điều kiện của pháp luật đối với chủ thể của
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
20
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
giao dịch. Nếu chủ thể là cá nhân thì phải đạt độ tuổi nhất định (18 tuổi) và
có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, chỉ khi cá nhân nhận thức, làm chủ hành
vi của mình họ mới có thể thực hiện được quyền và nghĩa vụ của mình phát
sinh từ quan hệ thế chấp. Trường hợp chủ thể của quan hệ thế chấp là pháp
nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thì họ phải có người đại diện theo pháp luật và
việc tham gia quan hệ thế chấp phải phù hợp với các qui định của pháp luật
cũng như điều lệ của pháp nhân đó.
1.6. Đối tượng của thế chấp
Một tài sản là đối tượng của biện pháp thế chấp phải đáp ứng những

u cầu của pháp luật đối với tài sản bảo đảm:
- Trước tiên tài sản đó phải thuộc sở hữu của bên thế chấp hoặc thuộc
sở hữu của người thứ ba và được người thứ ba đồng ý. Người có nghĩa vụ
khơng thể dùng tài sản thuộc sở hữu của người khác để thế chấp mặc dù
theo quy định của pháp luật họ đang chiếm hữu hợp pháp (đang th,
mượn) hoặc tài sản thế chấp thuộc sở hữu chung của nhiều người phải có
sự đồng ý của các đồng chủ sở hữu.
- Tài sản đó phải được phép giao dịch và khơng có tranh chấp. Cụ thể
là tài sản đó khơng thuộc đối tượng bị kê biên, niêm phong, phong toả.
Ngồi ra, Bên thế chấp phải mua bảo hiểm đối với tài sản nếu pháp luật
có quy định. Như vậy, đối tượng của thế chấp tài sản phải là những tài sản
khơng bị cấm lưu thơng và bên thế chấp có đầy đủ ba quyền năng của chủ sở
hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và định đoạt tài sản thế chấp đó.
Trước đây, Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định, đối tượng thế chấp chỉ có
thể là bất động sản và một số tài sản nhất định như tàu bay, tàu biển. Theo
quy định Bộ Luật Dân Sự 2005 đối tượng thế chấp được mở rộng, khơng
chỉ bó hẹp trong qui định tài sản thế chấp là bất động sản nữa mà bao gồm
cả động sản, quyền tài sản, vật hiện có và vật hình thành trong tương lai
[14, Đ342].
• Thứ nhất, đối tượng thế chấp là bất động sản thì bất động sản đó
phải thuộc sở hữu của bên thế chấp.“Bất động sản bao gồm đất đai, nhà,
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
21
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
cơng trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả tài sản gắn liền với nhà,
cơng trình xây dựng đó, các tài sản khác gắn liền với đất đai và các tài sản
do pháp luật qui định”. [14, Đ174]. Những tài sản này có giấy chứng nhận
quyền sở hữu , đối với quyền sử dụng đất có giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, các chủ thể sẽ sử dụng những giấy tờ này khi tham gia quan hệ
thế chấp để chứng minh quyền sở hữu của mình.

• Thứ hai, đối tượng thế chấp là động sản. Đây là qui định hồn tồn
mới, tiến bộ của Bộ Luật Dân Sự 2005. Qui định động sản là đối tượng của
thế chấp đã tạo ra rất nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các chủ thể
của thế chấp, đặc biệt trong trường hợp bên thế chấp là doanh nghiệp.
Trước đây, Bộ Luật Dân Sự 1995 qui định những tài sản là động sản có giá
trị lớn như dây chuyền sản xuất, máy móc, thiết bị… khơng thuộc đối
tượng thế chấp, khi có nhu cầu về vốn các bên chỉ có thể lựa chọn biện
pháp cầm cố, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp. Vì, khi lựa chọn biện pháp cầm cố, doanh nghiệp sẽ
phải chuyển giao tài sản đó cho bên nhận cầm cố, như vậy bên cầm cố
khơng được tiếp tục khai thác cơng dụng của tài sản đó nữa, dẫn đến hoạt
động sản xuất kinh doanh sẽ bị ngưng trệ. Qui định của BLDS 1995 khơng
những hạn chế khả năng tham gia giao dịch của các tài sản mà còn gây khó
khăn cho các chủ thể thiếu vốn trong việc huy động vốn phục vụ nhu cầu
sản xuất kinh doanh, nhu cầu tiêu dùng. Bởi lẽ, trong nhiều trường hợp,
ngay cả khi có nhu cầu thì tổ chức cá nhân cũng khơng được dùng bất động
sản để cầm cố, cũng như khơng được dùng động sản để thế chấp nhằm bảo
đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ dân sự. Có thể lấy ví dụ như sau: Doanh
nghiệp A thiếu vốn để duy trì hoạt động, khơng còn bất động sản để thế
chấp vay vốn ngân hàng, tài sản doanh nghiệp còn là hệ thống dây chuyền
sản xuất, máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất…Đây là những động sản có
giá trị lớn, lại khơng thuộc đối tượng thế chấp, doanh nghiệp muốn vay vốn
chỉ có thể lựa chọn biện pháp cầm cố, điều này sẽ gây khó khăn cho hoạt
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
22
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì khi lựa chọn biện pháp
cầm cố, doanh nghiệp sẽ phải chuyển giao quyền sở hữu tài sản đó cho bên
nhận cầm cố, và doanh nghiệp sẽ khơng được tiếp tục khai thác cơng dụng
của tài sản đó nữa. Như vậy, đã khơng giải quyết được khó khăn, cầm cố

tài sản trong trường hợp này có thể sẽ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh
doanh sẽ bị ngưng trệ, doanh nghiệp bị phá sản.
Để đáp ứng nhu cầu thực tiễn và phù hợp với thơng lệ quốc tế, Bộ
Luật dân sự 2005 qui định động sản hay bất động sản đều là đối tượng của
biện pháp thế chấp đã khắc phục được những hạn chế trên, giúp cho bên
thế chấp vừa có vốn để sản xuất kinh doanh mà vẫn có thể sử dụng tài sản
đó. Qui định này mở rộng đối tượng của biện pháp thế chấp.
•Thứ ba, đối tượng thế chấp là quyền tài sản. Quyền tài sản là quyền
trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự. Điều
322 Bộ Luật Dân Sự 2005 qui định “Quyền tài sản bao gồm quyền phát
sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu cơng nghiệp, quyền đòi nợ …”. Khác
với Điều 328 BLDS 1995, BLDS 2005 khơng qui định chung chung về tất
cả các quyền tài sản được sử dụng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự,
mà chỉ rõ bên bảo đảm được sử dụng quyền tài sản nào để đảm bảo thực
hiện nghĩa vụ dân sự. Tuy nhiên khơng phải quyền tài sản nào cũng được
dùng làm tài sản thế chấp để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự. Một số
quyền tài sản chủ yếu được dùng làm tài sản thế chấp trong thực tế là :
- Quyền sử dụng đất : Theo quy định của pháp luật Việt Nam, đất đai
thuộc sở hữu tồn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước thực hiện
việc giao đất hoặc cho th đất đối với cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh
tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội,
tổ chức chính trị sử dụng lâu dài. Người thế chấp quyền sử dụng đất phải
có các điều kiện sau đây : [12, Đ106]
+ Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
+ Đất khơng có tranh chấp
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
23
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
+ Quyền sử dụng đất khơng bị kê biên để đảm bảo thi hành án.

+ Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, khi thực hiện quyền thế chấp và nhận thế chấp quyền sử
dụng đất các chủ thể được nhà nước giao đất hoặc cho th đất phải tn
theo qui định pháp luật đất đai bên cạnh tn theo qui định trong BLDS
2005 để thực hiện đúng theo pháp luật.
- Quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng. Pháp
luật đất đai cho phép các chủ thể được nhà nước giao đất hoặc cho th đất
để sản xuất theo từng trường hợp pháp luật qui định được phép thế chấp
quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng làm tài sản
thế chấp để đảm bảo các khoản vay.
- Quyền đòi nợ : Theo qui định tại Khoản 1, Điều 22 Nghị định
163/2006/NĐ-CP về giao dịch đảm bảo thì bên có quyền đòi nợ được thế
chấp một phần hoặc tồn bộ quyền đòi nợ, bao gồm cả quyền đòi nợ hình
thành trong tương lai mà khơng cần có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ trả
nợ. Khi đó bên nhận thế chấp sẽ trở thành bên có quyền u cầu bên có
nghĩa vụ trả nợ cho mình khi bên thế chấp khơng thực hiện hoặc thực hiện
khơng đúng nghĩa vụ khi đến hạn. Việc Nghị định số 163/2006/NĐ- CP
giành ra hẳn một điều qui định về việc thế chấp quyền đòi nợ cho thấy thế
chấp tài sản là quyền đòi nợ trong bối cảnh kinh tế hiện nay diễn ra ngày
càng phổ biến. Đây là qui định hồn tồn mới về tài sản thế chấp so với
những qui định về đảm bảo thực hiện nghĩa vụ dân sự trước đây.
•Thứ tư, Pháp luật dân sự hiện hành qui định, đối tượng thế chấp có
thể là vật hiện có hoặc hình thành trong tương lai [14, Đ342]. Việc BLDS
2005 qui định tài sản hình thành trong tương lai là đối tượng thế chấp cho
thấy một bước tiến lớn trong các quy định về giao dịch dân sự. Điều 326
BLDS 1995 chỉ qui định ngun tắc chung là vật bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của người bảo đảm và được phép giao
dịch, chưa qui định rõ vật được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
phải đang hiện hữu hay có thể là tài sản được hình thành trong tương lai.
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương

24
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Hoàng Ngọc Thanh
Chính vì thế khi áp dụng các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự
sẽ chia ra hai trường hợp : nếu biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân
sự được thực hiện giữa các chủ thể khơng phải là tổ chức tín dụng thì tài
sản được sử dụng làm vật bảo đảm thường là tài sản đang hiện hữu. Trường
hợp thứ hai xảy ra chỉ khi vay vốn tại các tổ chức tín dụng, lúc đó bên bảo
đảm mới được sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để làm tài sản bảo
đảm vay vốn tại các tổ chức tín dụng trên cơ sở các văn bản của Chính phủ
hướng dẫn thi hành việc bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng.
Khắc phục nhược điểm này, Điều 320 BLDS 2005 đã bổ sung qui
định về vật dùng để làm tài sản bảo đảm nghĩa vụ dân sự là vật hiện có
hoặc vật hình thành trong tương lai. Trên cơ sở khoản 2, Điều 320 BLDS
2005, Nghị định số 11/2012/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của
Nghị định 163/2006/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm qui định “ … Tài sản
bảo đảm là tài sản hiện có, tài sản hình thành trong tương lai mà pháp luật
khơng cấm giao dịch. Tài sản hình thành trong tương lai gồm tài sản hình
thành từ vốn vay; tài sản đang trong giai đoạn hình thành hoặc đang được
tạo lập hợp pháp tại thời điểm giao kết giao dịch đảm bảo; tài sản đã hình
thành và thuộc đối tượng phải đăng ký quyền sở hữu, nhưng sau thời điểm
giao kết giao dịch đảm bảo thì tài sản đó mới được đăng ký theo quy định
của pháp luật”.
Tài sản hình thành trong tương lai có thể là hoa lợi, lợi tức, cơng trình
đang xây dựng, tài sản hình thành từ vốn vay …và các tài sản khác mà bên
bảo đảm đang trong thời gian hình thành. Ví dụ: di sản thừa kế chưa chia,
ngơi nhà đang xây dựng.
Việc pháp luật cho phép sử dụng tài sản hình thành trong tương lai để
đảm bảo thực hiện nghĩa vụ là hồn tồn hợp lí. Bởi lẽ, quyền của người sẽ
là chủ sở hữu đối với tài sản hình thành trong tương lai là một quyền về tài
sản, do vậy nó cũng là đối tượng của quyền sở hữu. Tại thời điểm giao kết

giao dịch bảo đảm, bên bảo đảm chưa hồn tồn xác lập quyền sở hữu đầy
SVTH: Nguyễn Thò Thảo Sương
25

×