Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

bài thảo luận thứ 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.79 KB, 15 trang )

Vấn đề 1: Di sản thừa kế
1.1/ Di sản là gì và có bao gồm nghĩa vụ của người quá cố không? Nêu cơ sở pháp
lý khi trả lời.
Theo điều 634 BLDS 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài
sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.
Về việc xác định di sản thừa kế có bao gồm nghĩa vụ của người quá cố hay không,
hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau giữa các nhà khoa học. Tuy nhiên, quan
điểm được ủng hộ nhiều nhất và đã được thể hiện trong BLDS 2005 là di sản thừa kế
chỉ là các tài sản của người chết để lại sau khi thanh toán các nghĩa vụ của người chết.
Cụ thể, tại Điều 634 BLDS quy định: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” chứ không hề quy định
tài sản bao gồm nghĩa vụ về tài sản của người chết. Đồng thời, các điều luật từ 681 đến
685 BLDS 2005 cũng thể hiện rằng trước khi chia di sản, những người thừa kế phải
thanh toán các nghĩa vụ của người chết. Việc thực hiện nghĩa vụ không phải với tư cách
là chủ thể của nghĩa vụ do họ xác lập mà là thực hiện các nghĩa vụ do người chết để lại
bằng chính di sản của người chết.
1.2/ Khi tài sản do người quá cố để lại ở thời điểm mở thừa kế bị thay thế bởi một tài
sản mới sau đó thì tài sản mới có là di sản không? Vì sao?
Theo quy định tại khoản 1 điều 611 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa
điểm mở thừa kế: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường
hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác
định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.
Theo quy định Điều 612 BLDS 2005: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người
chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”.

1


Do ở đây không nói rõ nguyên nhân tại sao di sản đó bị thay thế, mục đích thay thế đó
là gì, do đó tôi xin được chia ra các trường hợp như sau:
1. Nếu việc di sản đó được thay thế bởi nguyên nhân khách quan.


Nguyên nhân khách quan là những nguyên nhân con người không biết trước,
không lường trước được hậu quả, nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Ví dụ: hỏa
hoạn, lũ lụt, động đất, bão tố hay các thảm họa tự nhiên khác...
Những yếu tố này tác động vào di sản thừa kế làm cho nó bị hư hỏng và thay vào
đó là di sản mới, di sản cũ không còn giá trị hiện thực. Ví dụ Ông A chết để lại di sản
thừa kế là ngôi nhà, nhưng do hỏa hoạn làm cho ngôi nhà thiêu cháy rụi hoàn toàn và
không còn giá trị sử dụng. Trước thời điểm mở thừa kế ngôi nhà khác được xây dựng
thay thế ngôi nhà này. Khi đó ngôi nhà mới này sẽ được coi là di sản thừa kế mà ông
A để lại.
Trường hợp này để đảm bảo quyền lợi của những người thừa kế tài sản mới thay
thế cho di sản thừa kế đó sẽ có hiệu lực pháp luật, phần tài sản mới này sẽ được chia
theo pháp luật, đồng thời tài sản là ngôi nhà đó cũng sẽ được chia theo quy định của
pháp luật về thừa kế.
2. Được thay thế bởi nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân chủ quan được xác định có sự tác động phần nào đó bởi yếu tố con
người.
Trường hợp này xác định thay thế vì mục đích gì, đó là nhằm chiếm đoạt toàn bộ
di sản thừa kế cũ đó hay nhằm mục đích khác. Sự thay thế do tự bản thân cá nhân nào
muốn thay thế hay đó là sự thay thế được sự đồng thuận bởi tất cả những người thừa
kế và được pháp luật thừa nhận.
Nếu nhằm mục đích chiếm đoạt toàn bộ di sản thừa kế ban đầu đồng thời thay thế
bởi một tài sản khác khi đó tài sản mới này sẽ không được coi là di sản thừa kế.
2


Tại thời điểm mở thừa kế di sản được quy định còn tồn tại thì di sản đó được chia
theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên,nếu vì lý do chủ quan mà di sản thừa kế bị làm hư hỏng hoặc bị bán mà
không có sự đồng ý của các đồng thừa kế thì giá trị phần di sản vẫn được coi là di sản
thừa kế và người làm thất thoát di sản có trách nhiệm trả lại phần giá trị làm thất thoát

để chia thừa kế.1
1.3/ Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 02 tài sản tranh chấp có là di sản
của cố Thái Anh và cố Liềng không? Vì sao?
Trong Quyết định số 30, theo Viện kiểm sát, 02 tài sản tranh chấp gồm: căn nhà số
5 Hoàng Hoa Thám và căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn, trong đó “căn nhà số 05
Hoàng Hoa Thám các bên đều thừa nhận Cố Anh đã cho cụ Tri và không tranh
chấp”, “cụ Tri đứng tên là chủ sở hữu từ năm 1967” nên đây không phải là di sản của
cố Thái Anh và cố Liêng. Còn đối với căn nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn thì Viện
kiểm sát cho rằng đây là di sản của hai cố vì: “Theo bằng khoán điền thổ số 320 ngày
25.6.1935 thì cố Thái Anh là chủ sở hữu, hồ sơ vụ án không có bất cứ tài liệu nào xác
định cố Thái Anh đã chuyển sở hữu căn nhà cho cụ Hy. Đến thời điểm cố Thái Anh và
cố Liêng chết thì nhà đất chưa chuyển dịch sang tên cho ai, vì vậy căn nhà 122
Nguyễn Hùng Sơn là di sản của cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liêng để lại chưa
chia”.
1.4/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Viện kiểm sát.
Tôi không đồng ý với hướng giải quyết trên của Viện kiểm sát về phần tài sản là
căn nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn. Tuy rằng chúng ta phải ghi nhận về mặt pháp luật thì
nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là di sản của hai cố, nhưng cũng không thể phủ nhận
mặt thực tế của vấn đề: cụ Hy là con trai trưởng, ở cùng và có công chăm sóc hai cố,
chăm sóc bác ruột và em ruột là cụ Lượng bị bệnh tâm thần và còn có trách nhiệm thờ
1 Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Công Ty Luật Minh Gia.

3


cúng tổ tiên sau này. Đồng thời, khi cụ Thái Thuần Hy phá nhà cũ của hai cố, xây
dựng nhà mới thì cụ Thái Tri còn sống nhưng không phản đối, giữa hai đồng thừa kế
là cụ Hy và cụ Tri không hề tranh chấp về phần tài sản này chứng tỏ cụ Tri thừa nhận
nhà số 122 Nguyễn Hùng Sơn là của hai cố để lại cho cụ Thái Thuần Hy. Căn cứ
những lẽ trên, ta có thể xác định mặc dù hai cố chết không để lại di chúc nhưng di sản

của hai cố vẫn có thể được chia theo thỏa thuận giữa các đồng thừa kế theo quy định
tại Mục A2, Điểm A, Khoản 2.4, Điều 2 của Nghị quyết 02/2004/NQHĐTP của HĐTP
TANDTC: “Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần
mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được
thực hiện theo thoả thuận của họ”.
1.5/ Trong Quyết định số 30, theo Hội đồng thẩm phán, 02 tài sản tranh chấp có là
di sản của cố Thái Anh và cố Liềng không? Vì sao?
Trong Quyết định số 30, theo Hội đồng thẩm phán, 02 tài sản tranh chấp không là
di sản của cố Thái Anh và cố Liềng, vì theo Hội đồng thẩm phán: “Như vậy, căn cứ
các tài liệu trên có cơ sở xác định vợ chồng cố Thái Anh cố Nguyễn Thị Liêng tạo lập
được 2 căn nhà, cụ Thái Tri là con thứ nên hai cố cho căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám
(nhỏ hơn); còn căn nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn (lớn hơn) thì hai cố dành cho cụ Thái
Thuần Hy vì cụ Hy là con trai trưởng, ở cùng và có công chăm sóc hai cố, chăm sóc
bác ruột và em ruột là cụ Lượng bị bệnh tâm thần và còn có trách nhiệm thờ cúng tổ
tiên sau này. Thực tế, khi cụ Thái Thuần Hy phá nhà cũ của hai cố, xây dựng nhà mới
thì cụ Thái Tri còn sống nhưng không phản đối, điều này chứng tỏ cụ Thái Tri tôn
trọng định đoạt của cha mẹ. Do đó, Tòa án cấp phúc thẩm xác định cố Thái Anh, cố
Nguyễn Thị Liêng đã chia cho cụ Thái Tri căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám, chia cho cụ
Thái Thuần Hy căn nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn; từ đó bác yêu cầu chia thừa kế của
các nguyên đơn (là con cụ Thái Tri) là có căn cứ. Vì vậy, kháng nghị của Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn vẫn là di sản của
cố Thái Anh và cố Nguyễn Thị Liêng là không có cơ sở.”.

4


1.6/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng xác định trên của Hội đồng thẩm phán.
Tôi không hoàn toàn đồng ý với hướng giải quyết trên của Hội đồng thẩm phán.
Đối với căn nhà số 5 Hoàng Hoa Thám thì hai cố đã cho cụ Thái Tri sử dụng trước và
đã hoàn thành thủ tục đứng tên sở hữu nhà từ trước khi hai cố chết nên không được

xem là di sản. Còn nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn, cho đến thời điểm cố Thái Anh và cố
Liêng chết, vẫn chưa hề sang tên cho ai nên theo quy định tại điều 634, BLDS hiện
hành, về mặt pháp luật nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn phải được xem là di sản của hai cố.
Tuy nhiên, Hội đồng thẩm phán quyết định bác yêu cầu khởi kiện của các nguyên
đơn là đúng. Cụ Thái Thuần Hy ở và có công nuôi dưỡng cha mẹ, vợ chồng cố Thái
Cẩm An và em ruột là cụ Thái Thị Lượng bị bệnh tâm thần, đến khi những người này
chết. Năm 1987 cụ Hy xây dựng nhà mới và ngày 29/9/1989 được Ủy ban nhân dân
thị xã Rạch Giá công nhận cụ Hy có quyền sở hữu nhà. Năm 1994 cụ Hy làm thủ tục
sang tên nhà, đất cho con là ông Thái Tuấn Thạnh, ông Thạnh đã được công nhận là
chủ sở hữu nhà đất. Suốt quá trình cụ Hy quản lý, sử dụng nhà đất như trên các con cụ
Thái Tri không phản đối, chỉ sau khi cụ Thái Tri chết (năm 1987) các con cụ Thái Tri
mới tranh chấp. Do đó, thực tế xác định hai cố đã chia cho cụ Thái Tri nhà số 5 Hoàng
Hoa Thám, chia cho cụ Hy nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn. Tờ xác nhận của Hội đồng
gia tộc ngày 20/08/1987 tuy không có giá trị pháp luật nhưng có giá trị phản ánh thực
tế khách quan là cụ Hy đã được cha mẹ cho nhà 122 Nguyễn Hùng Sơn. Như vậy, cụ
Tri và cụ Hy là hai đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất đã thỏa thuận về quyền
thừa kế di sản của hai cụ, các con của cụ Tri không có quyền kiện đòi chia di sản của
hai cố.
1.7/ Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m2 đất, phần di sản của Phùng Văn
N là bao nhiêu? Vì sao?
Ở Án lệ số 16/2017/AL, trong diện tích 398m 2 đất, phần di sản của Phùng Văn N
là 133,5m2 vì theo Tòa án: “diện tích 267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được

5


hình thành trong thời gian hôn nhân nên phải được xác định là tài sản chung của vợ
chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng Thị G chưa chia. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền
định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà”.
1.8/ Theo Án lệ trên, phần diện tích đất đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K

có được coi là di sản để chia không? Vì sao?
Theo Án lệ trên, phần diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K không
được coi là di sản để chia vì: “Năm 1991, bà Phùng Thị G chuyển nhượng cho ông
Phùng Văn K diện tích 131m2 trong tổng diện tích 398m2 của thửa đất trên; phần diện
tích đất còn lại của thửa đất là 267,4m2. Năm 1999 bà Phùng Thị G đã được cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, diện tích 267,4m 2, bà Phùng Thị G cùng vợ chồng anh
Phùng Văn T vẫn quản lý sử dụng nhà đất này. Việc bà Phùng Thị G chuyển nhượng
đất cho ông Phùng Văn K các con bà Phùng Thị G đều biết, nhưng không ai có ý kiến
phản đối gì, các con của bà Phùng Thị G có lời khai bà Phùng Thị G bán đất để lo
cuộc sống của bà và các con. Nay ông Phùng Văn K cũng đã được cơ quan nhà nước
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy, có cơ sở để xác định các con bà
Phùng Thị G đã đồng ý để bà Phùng Thị G chuyển nhượng diện tích 131m 2 nêu trên
cho ông Phùng Văn K.”.
1.9/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trong Án lệ trên liên quan đến phần
diện tích đã chuyển nhượng cho ông Phùng Văn K.
Hướng giải quyết trong Án lệ của Tòa án liên quan đến phần diện tích đã chuyển
nhượng cho ông Phùng Văn K là hoàn toàn hợp lý vì ông K đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên phần đất đó không
còn thuộc sự sở hữu của bà G nữa.
1.10/ Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà
dùng tiền đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó có được coi là di sản để
chia không? Vì sao?

6


Nếu bà Phùng Thị G bán đất trên không để lo cuộc sống của các con mà dùng tiền
đó cho cá nhân bà Phùng Thị G thì số tiền đó vẫn được coi là di sản để chia vì theo
Điều 612 BLDS 2015 quy định di sản: “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết,
phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác” và khi bà chết không

thể mang theo di sản này nên nó được chia cho những người có quyền thừa kế di sản.
1.11/ Ở thời điểm bà Phùng Thị G chết, di sản của bà Phùng Thị G trong diện tích
đất trên là bao nhiêu? Vì sao?
Nếu bà Phùng Thị G chết thì di sản trong diện tích đất trên là 133,5m 2 vì “diện tích
267m2 đất đứng tên bà Phùng Thị G, nhưng được hình thành trong thời gian hôn nhân
nên phải được xác định là tài sản chung của vợ chồng ông Phùng Văn N và bà Phùng
Thị G chưa chia. Bà Phùng Thị G chỉ có quyền định đoạt 1/2 diện tích đất trong tổng
diện tích 267m2 đất chung của vợ chồng bà. Do đó, phần di sản của bà Phùng Thị G
để lại là 1/2 khối tài sản (133,5m2)”
1.12/ Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của bà Phùng Thị G là 43,5m 2
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ 16 không? Vì sao?
- Việc Tòa án xác định phần còn lại của di sản của của bà Phùng Thị G là 43,5m 2 là
thuyết phục, vì trước khi chết bà G đã để lại di chúc cho chị Phùng Thị H1 (con gái bà
Phùng Thị G) là 90m2 nên còn lại là 43,5m2.
- Đây không là nội dung của Án lệ 16, vì Án lệ này có nội dung xoay quanh việc
công nhận hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất là di sản thừa do một trong
các đồng thừa kế chuyển nhượng.
1.13/ Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại”
có thuyết phục không? Vì sao? Đây có là nội dung của Án lệ số 16 không? Vì sao?
- Việc Tòa án quyết định “còn lại là 43,5m 2 được chia cho 5 kỷ phần còn lại” là
thuyết phục, vì căn cứ theo Mục a Khoản 2 Điều 650 BLDS 2015 quy định về “Phần
7


di sản không được định đoạt trong di chúc” thì di sản còn lại sẽ được chia cho 5 người
con theo pháp luật, và 5 người này đều là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất
theo Mục a Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 nên sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau
ứng với 5 kỷ phần.

Vấn đề 2: Nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản

2.1/ Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và
những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở
pháp lý khi trả lời.
Theo Khoản 8 Điều 374 BLDS 2005, nghĩa vụ dân sự chấm dứt trong trường
hợp “bên có nghĩa vụ là cá nhân chết (…) mà nghĩa vụ phải do cá nhân, pháp nhân,
chủ thể đó thực hiện”. Như vậy, vì người quá cố là người đã chết nên nghĩa vụ phải do
chính người quá cố đó thực hiện sẽ đương nhiên chấm dứt.
Nếu nghĩa vụ mà người quá cố để lại không thuộc loại nghĩa vụ nêu trên (như nghĩa
vụ tài sản), ta có thể suy ra nghĩa vụ này không đương nhiên chấm dứt.
2.2/ Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.

8


Căn cứ theo Điều 615 BLDS 2015 quy định:
1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm
vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được
người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi
di sản do người chết để lại.
3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng
phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

2.3/ Nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hàng có là nghĩa vụ về tài sản không? Vì
sao?
Nghĩa vụ của bà Loan đối với ngân hànglà nghĩa vụ về tài sản vì theo Khoản 8

Điều 683 BLDS 2005 (Khoản 8 Điều 658 BLDS 2015) thì nghĩa vụ tài sản của người
quá cố có bao gồm “các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể
khác”. (Bà Loan có khoản nợ 100.000.000đ với ngân hàng).
2.4/ Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ
trả nợ trên của bà Loan? Vì sao?
Nếu ngân hàng yêu cầu được thanh toán thì các con của bà Loan, những người
được chia thừa kế di sản phải có nghĩa vụ trả nợ cho bà Loan vì theo khoản 2 Điều

9


637 BLDS 2005 thì “Trong trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực
hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài
sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.
2.5/ Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá
cố khi họ còn sống?
Trong Quyết định số 26, người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố ki họ
còn sống là ông Vân và ông Vi (là người gửi tiền cho cha mẹ để không bán nhà).
2.6/ Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi
dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
Tòa giám đốc thẩm đã xử lý yêu cầu cần xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và
quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại
mới chia cho các đồng thừa kế.
2.7/ Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm (trong mối
quan hệ với các quy định về nghĩa vụ của người quá cố).
Theo em hướng xử lý trên của Tòa giám đốc thẩm là hợp lí vì ở Tòa dân sự phúc
thẩm và sơ thẩm đều chưa xác định chính xác toàn bộ diện tích thửa đất mà cụ
Nguyễn Văn Phúc và cụ Phạm Thị Thịnh để lại là bao nhiêu do lời khai của các người
con là không khớp. Đồng thời, chưa xác định công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di
sản của ông Vân và ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đổi trừ, số tiền còn lại mới

chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp lý.

10


11


Vấn đề 3: Thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế
3.1/ Cho biết các loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế ở Việt Nam.
Ở Việt Nam hiện nay có ba loại thời hiệu trong lĩnh vực thừa kế được quy định
trong Điều 623 BLDS 2015:
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10
năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc
về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang
quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236
của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a
khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ
quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại
là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3.2/ Pháp luật nước ngoài có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản không?
Pháp luật nước ngoài vẫn có áp đặt thời hiệu đối với yêu cầu chia di sản ví dụ như:
Điều 815 BLDSP quy định: “Không ai có thể bị buộc phải chấp nhận trong tình trạng
di sản chưa chia và bất cứ lúc nào cũng có thể yêu cầu chia di sản trừ trường hợp việc
này được tạm hoãn theo bản án hoặc theo thỏa thuận”. 2


2 />
12


3.3/ Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm nào? Đoạn nào của
Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời?
Thời điểm mở thừa kế đối với di sản của cụ T là năm 1972.
Đoạn của Quyết định tạo lập thành Án lệ số 26/2018/AL cho câu trả lời: “ Như vậy
kể từ ngày Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành, Tòa án áp dụng quy định tại
Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp mở thừa
kế trước ngày 01-01-2017. Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế
ngày 30-8-1990 và Bộ luật Dân sự năm 2015, trong trường hợp này thời hiệu khởi
kiện chia di sản của cụ T cho các đồng thừa kế vẫn còn theo quy định của pháp luật.”.
3.4/ Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?
Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T có cơ sở văn bản là Khoản 4 Điều 36 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990:
“Đối với các việc thừa kế đã mở trước ngày ban hành Pháp lệnh này thì thời hạn quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được tính từ ngày công bố Pháp lệnh này”. Quyết
định này là thuyết phục vì theo quy định tại Khoản 1 Điều 611 Bộ luật dân sự 2015
thì: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp Toà
án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại
khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.”, năm 1972 bà T chết chính là thời điểm mở di sản
thừa kế và nó diễn ra trước thời gian ban hành Pháp lệnh thừa kế là năm 1990.
3.5/ Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được
công bố có cơ sở văn bản nào không? Có thuyết phục không? Vì sao?

13



Việc Án lệ số 26/2018/AL áp dụng thời hiệu 30 năm của BLDS 2015 cho di sản
của cụ T với thời điểm bắt đầu từ thời điểm Pháp lệnh thừa kế năm 1990 được công
bố là có cơ sở văn bản và thuyết phục.
Vì thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày 30-8-1990.
Tuy nhiên, cần hiểu “Pháp lệnh Thừa kế ngày 30-8-1990” là một cụm từ; đây được
hiểu là ngày ban hành của Pháp lệnh, làm rõ rằng Pháp lệnh Thừa kế được ban hành
vào ngày 30-8-1990.
Còn ngày xác định thời điểm bắt đầu tính thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế là ngày
công bố của Pháp lệnh Thừa kế, đó là ngày 10-9-1990.3
3.6/ Suy nghĩ của anh/chị về Án lệ số 26/2018/AL nêu trên.
Án lệ 26/2018/AL là rất hợp lý và thuyết phục.

3 Thư viện pháp luật.

14


15



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×