Tải bản đầy đủ (.doc) (327 trang)

Giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông cửu long trong bối cảnh hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 327 trang )




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HÓA
ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ

GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HÓA
ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC
SƯ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU
LONG
TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY
Ngành: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ GIÁO
DỤC Mã số: 9140102


LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN DỤC QUANG

THÁI NGUYÊN - 2019


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào.
Tác giả Luận án

Nguyễn Thị Ngọc Hà


ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN....................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG....................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ...................................................................... v
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................. 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu....................................................................... 3
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học........................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................................ 4

6. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................... 4
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu..................................................... 5
8. Những luận điểm bảo vệ........................................................................................ 8
9. Đóng góp của luận án............................................................................................ 8
10. Cấu trúc luận án................................................................................................... 9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HOÁ
ỨNG XỬ HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG
BỐI CẢNH HIỆN NAY......................................................................................... 10
1.1. Tổng quan các nghiên cứu vấn đề..................................................................... 10
1.1.1. Những nghiên cứu về năng lực văn hoá ứng xử học đường cho sinh
viên đại học...................................................................................................... 10
1.1.2. Những nghiên cứu về giáo dục năng lực văn hoá ứng xử học đường
cho sinh viên đại học........................................................................................ 14
1.1.3.Nhận xét các kết quả nghiên cứu về vấn đề liên quan đến luận án.............18
1.2. Những vấn đề lý luận về năng lực văn hóa ứng xử học đường của sinh viên
đại học sư phạm....................................................................................................... 20
1.2.1. Văn hóa ứng xử học đường của sinh viên đại học sư phạm......................20


ii
1.2.2. Năng lực văn hóa ứng xử học đường của sinh viên đại học sư phạm...........25
1.3. Những vấn đề lý luận về giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho
sinh viên đại học sư phạm trong bối cảnh hiện nay................................................. 35
1.3.1. Bối cảnh hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với giáo dục năng lực
văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm................................ 35
1.3.2. Giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học
sư phạm trong bối cảnh hiện nay........................................................................ 39
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học
đường cho sinh viên đại học sư phạm trong bối cảnh hiện nay...............................55
1.4.1. Yếu tố chủ quan........................................................................................ 55

1.4.2. Yếu tố khách quan.................................................................................... 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1........................................................................................ 59
Chương 2. THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HÓA ỨNG XỬ
HỌC ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY......................................... 60
2.1. Giới thiệu khái quát về hoạt động khảo sát....................................................... 60
2.1.1. Mục đích, qui mô khảo sát, địa bàn khảo sát............................................ 60
2.1.2. Khách thể và đối tượng khảo sát.............................................................. 61
2.1.3. Nội dung khảo sát..................................................................................... 64
2.1.4. Phương pháp và kỹ thuật tiến hành.......................................................... 64
2.1.5. Thang đo và các quy ước cho các thang đo.............................................. 65
2.2. Kết quả khảo sát................................................................................................ 66
2.2.1. Thực trạng về năng lực văn hóa ứng xử học đường của sinh viên đại
học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long................................................... 66
2.2.2. Thực trạng về giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên
đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay...........88
2.2.3. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục năng lực
văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng
sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay........................................................... 104
2.3. Đánh giá chung thực trạng về năng lực văn hóa ứng xử học đường và giáo
dục năng lực văn hóa ứng xử học dường của sinh viên đại học sư phạm vùng
đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay.............................................. 106
2.3.1. Ưu điểm................................................................................................. 106
2.3.2. Hạn chế.................................................................................................. 107
iii


4
2.3.3. Nguyên nhân..........................................................................................
...................

107
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2...................................................................................... 108
Chương 3. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC NĂNG LỰC VĂN HOÁ ỨNG XỬ HỌC
ĐƯỜNG CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÙNG ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH HIỆN NAY....................................... 109
3.1.Nguyên tắc đề xuất biện pháp......................................................................... 109
3.1.1. Đảm bảo tính mục đích.......................................................................... 109
3.1.2. Đảm bảo tính vừa sức............................................................................. 110
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn............................................................................ 111
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi.............................................................................. 112
3.1.5. Đảm bảo phát huy tính tích cực, chủ động của sinh viên........................112
3.2.Một số biện pháp giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh
viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay ...112
3.2.1. Biện pháp 1. Bồi dưỡng nhận thức cho sinh viên về văn hóa ứng xử
học đường......................................................................................................... 112
3.2.2.Biện pháp 2. Rèn luyện kỹ năng ứng xử học đường cho sinh viên.............120
3.2.3. Biện pháp 3. Bồi dưỡng tình cảm, niềm tin vào văn hóa ứng xử học
đường...124
3.2.4. Biện pháp 4. Hướng dẫn sinh viên tham gia các hoạt động nhằm rèn
luyện năng lực văn hóa ứng xử........................................................................ 126
3.2.5. Biện pháp 5. Hình thành thói quen tự rèn luyện năng lực VHƯXHĐ
cho sinh viên.................................................................................................... 132
3.3.Mối quan hệ giữa các biện pháp giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học
đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong
bối
cảnh hiện nay......................................................................................................... 144
3.4.Thực nghiệm sư phạm..................................................................................... 145
3.4.1. Khái quát về quá trình thực nghiệm....................................................... 145
3.4.2. Tiến trình thực nghiệm........................................................................... 145
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3...................................................................................... 159

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ...................................................................... 161
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................................. 167


5
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................ 168
PHỤ LỤC


6


iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Chữ đầy đủ

1

CB

Cán bộ

2

ĐBSCL


Đồng bằng sông Cửu Long

3

ĐH

Đại học

4

GD & ĐT

Giáo dục và Đào tạo

5

GV

Giáo viên, giảng viên

6

HS

Học sinh

7

KN


Kỹ năng

8

NL

Năng lực

9

PP

Phương pháp

10

SVĐHSP

Sinh viên đại học sư phạm

11

TN

Thực nghiệm

12

VH


Văn hóa

13

VHƯX

Văn hóa ứng xử

14

VHƯXHĐ

Văn hóa ứng xử học đường

15

XH

Xã hội


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Tiêu chí đánh giá năng lực VHƯXHĐ của SVĐHSP.......................34

Bảng 1.2.


Khung năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP trong bối cảnh hiện nay....42

Bảng 2.1.

Quan niệm của SV về VHƯXHĐ........................................................ 67

Bảng 2.2.

Biểu hiện về thái độ của SV đối với VHƯXHĐ.................................. 74

Bảng 2.3.

Các biểu hiện hành vi thể hiện phép lịch sự của SV............................ 79

Bảng 2.4.

Các hành vi ứng xử của SV trong học tập........................................... 81

Bảng 2.5.

Các hành vi ứng xử trong các tình huống giao tiếp SV - SV...............83

Bảng 2.6.

Các hành vi ứng xử trong các tình huống giao tiếp SV - CB/GV........85

Bảng 2.7.

Các hành vi ứng xử đối với những vấn đề cá nhân/riêng tư trong
mối quan hệ SV-SV............................................................................. 86


Bảng 2.8.

Thực trạng về mục tiêu giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua ý kiến
của SV................................................................................................. 88

Bảng 2.9.

Mục tiêu giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua ý kiến của GV................89

Bảng 2.10. Nội dung giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua ý kiến của SV................90
Bảng 2.11. Nội dung giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua ý kiến của GV................94
Bảng 2.12. Hình thức tổ chức giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua khảo sát ý kiến
SV....................................................................................................... 96
Bảng 2.13. Hình thức tổ chức giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua khảo sát ý kiến
GV....................................................................................................... 97
Bảng 2.14. Đánh giá trong giáo dục VHƯXHĐ qua ý kiến SV........................... 101
Bảng 2.15. Đánh giá trong giáo dục năng lực VHƯXHĐ qua khảo sát ý kiến GV..102
Bảng 2.16. Đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng 104đến quá trình
giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường................................... 104
Bảng 2.17. Đánh giá của GV về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giáo dục
năng lực VHƯXHĐ.......................................................................... 104
Bảng 3.1.

Thang đánh giá kết quả bồi dưỡng, nâng cao nhận thức....................119

Bảng 3.2.

Thang đánh giá kết quả hình thành kỹ năng...................................... 123


Bảng 3.3.

Danh mục các hoạt động rèn luyện năng lực VHƯXHĐ...................127

Bảng 3.4.

Kết quả khảo sát đầu vào về nhận thức và kỹ năng của SV nhóm TN. 150


vi
Bảng 3.5.

Kết quả khảo sát sau thực nghiệm lần 1 và lần 2 về nhận thức và
kỹ năng của SV nhóm TN................................................................ 152


v
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Nhận thức của SV về ý nghĩa của VHƯXHĐ.......................68

Biểu đồ 2.2.

Nhận thức của SV về biểu hiện của VHƯXHĐ trong mối
quan hệ SV-SV...................................................................... 70

Biểu đồ 2.3.

Nhận thức của SV về biểu hiện của văn hóa ứng xử học

đường trong mối quan hệ sinh viên - CB, GV.......................73

Biểu đồ 2.4.

Biểu hiện về thái độ của SV trong ƯXHĐ............................76

Biểu đồ 3.1.

NL nhận thức của SV trước TN lần 1 và sau TN lần 1.......154

Biểu đồ 3.2.

Kỹ năng chuyển tải thông tin của SV trước TN và sau TN lần
1................................................................................................ 156

Biểu đồ 3.3.

Năng lực nhận thức của SV sau TN lần 1 và sau TN lần 2 157

Biểu đồ 3.4.

Kỹ năng chuyển tải thông tin............................................... 158


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
VHƯX thể hiện trình độ trình độ đạo đức, thẩm mỹ, diện mạo nhân cách của
cá nhân trong cộng đồng. Thông qua những biểu hiện ứng xử của một cá nhân, một
cộng đồng, một dân tộc, người ta có thể đánh giá được trình độ phát triển của con

người và của xã hội. Vì vậy, văn hóa ứng xử luôn là nội dung hàng đầu trong giáo
dục lối sống của cá nhân, gia đình, nhà trường.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và sự phát triển của khoa học công nghệ, con
người được tiếp cận với nhiều nhân cách, nhiều nền văn hóa khác nhau và các
nguồn thông tin phong phú từ nhiều kênh, nguồn khác nhau. Hệ quả của điều này là
lối sống và định hướng hành vi, thái độ của cá nhân trở nên đa dạng hơn; từ đó làm
nảy sinh những rối loạn nhất định trong hành vi, thái độ ứng xử và dẫn đến sự xung
đột giữa giá trị truyền thống và giá trị đương đại. Trong những năm gần đây, các
phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải khá thường xuyên những câu chuyện
về bất cập về VHUX của GV như: Đối với HS: Thiếu tôn trọng HS (ví dụ: Khi HS
có sự phản biện hoặc không đồng ý với quan điểm của thầy thì thầy coi như đó là
sự hỗn láo), xâm phạm thể xác và tinh thần của HS (ví dụ: chửi mắng, đe dọa HS;
có hành vi bạo lực, dâm ô với HS) [74], [81]; đưa ra những hình phạt phi văn hóa
đối với HS (ví dụ: ép HS uống nước giẻ lau, ăn ớt, dán băng keo vào miệng HS…)
[79], [80]. Đối với đồng nghiệp: Cư xử thiếu thiện chí, thiếu tôn trọng đồng nghiệp
(ví dụ: Nói xấu, ganh tị với đồng nghiệp; có lời nói, thái độ thiếu tôn trọng đồng
nghiệp, người lớn tuổi) [85]. Đối với phụ huynh: Bị động, lúng túng, thiếu kinh
nghiệm trong ứng xử (ví dụ: Quỳ gối trước phụ huynh khi được yêu cầu; có cử chỉ,
lời nói thiếu tôn trọng phụ huynh) [83] hoặc tình trạng lạm thu tại một số cơ sở
giáo dục phổ thông [84]. Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của tác giả Nguyễn Thị
Bích Hồng và cộng sự được thực hiện trên 200 SV Trường ĐH Sư phạm TP.HCM
và 53 giáo viên, nhân viên trường phổ thông tại TP. HCM cho thấy: Có 26,5% SV
cảm thấy bình thường trước những sự việc tiêu cực trong ngành giáo dục gần đây.
Những SV này giải thích rằng trước đây bản thân họ từng bị giáo viên cư xử


2
không tốt và hiện nay các em của họ vẫn tiếp tục chịu



3
đựng thái độ không đúng mực của thầy cô trường phổ thông. Vì vậy, những thông
tin vừa qua không làm cho cho họ bất ngờ nữa [82].
Tuy nhiên, không chỉ GV là chủ thể của những bất cập về ứng xử mà một bộ
phận HS, SV cũng có những biểu hiện hành vi phi văn hóa trong mối quan hệ với
GV: Cãi lại khi bản thân có lỗi, khi bị phê bình; trả lời cộc lốc, không chào hỏi, ra
vào lớp không xin phép, xé bài kiểm tra trước mặt GV, có những phát biểu khiếm
nhã về GV trên mạng xã hội, ăn uống, nói chuyện riêng trong giờ học, chọc phá
GV. Đối với SV, cũng có nhiều biểu hiện đáng lưu ý về trang phục, kỷ luật lớp
học, sự tôn trọng GV [75].
Nâng cao năng lực ứng xử văn hóa là một trong những nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu được xác định trong Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học
giai đoạn 2018 - 2025” (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 3 tháng 10
năm 2018 và được Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch thực hiện theo Quyết định
số 1506/QĐ- BGDDT ngày 31/5/2019) nhằm đạt mục tiêu chung là tạo chuyển
biến căn bản về ứng xử văn hóa của CB quản lý, nhà giáo, nhân viên, HS, SV. Một
trong những định hướng được xác định để đạt mục tiêu nói trên là tổ chức các hoạt
động về giáo dục VHƯX trong chương trình đào tạo GV trong các cơ sở đào tạo
sư phạm (Điều 1 - Khoản 2 - Mục 4) [76]. Bên cạnh đó, năng lực VHUX cũng là
yêu cầu đối với GV để Xây dựng môi trường giáo dục (tiêu chuẩn 3) và Phát triển
mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và XH (tiêu chuẩn 4) [77] được quy định
trong Chuẩn nghề nghiệp GV (Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2018/TTBGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT)
Với những đặc trưng về văn hóa vùng miền cùng sự tác động của xu thế hội
nhập và sự phát triển của khoa học - công nghệ, SVĐHSP vùng ĐBSCL đã bộc lộ
một số bất cập về sự linh hoạt, sự phù hợp, sự lễ độ, sự tôn trọng, tính kỷ luật, sự
phối hợp… trong mối quan hệ với CB/GV, với SV trong các hoàn cảnh ứng xử đa
dạng của học đường. Những bất cập này là nguyên nhân của sự rạn nứt mối quan
hệ bạn bè, những ấn tượng không tốt về hình ảnh SVĐHSP, những rào cản trong
việc xây dựng văn hóa nhà trường và môi trường giáo dục. Nếu không được giáo



4
dục từ cơ sở đào tạo sư phạm, những bất cập này sẽ trở thành thói quen và bộc lộ
qua những biểu hiện ứng xử phi văn hóa trong các mối quan hệ sư phạm, trong
hoạt động nghề nghiệp. Do vậy, việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP
vùng ĐBSCL - những thầy cô giáo tương lai - những người sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến văn hóa ứng xử của thế hệ HS sau này - là việc làm cấp thiết và có ý nghĩa đặc
biệt.
Việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL đã được thực
hiện tại các cơ sở đào tạo sư phạm thuộc khu vực ĐBSCL với những hình thức trực
tiếp hoặc gián tiếp. Tuy nhiên, để xây dựng VHƯXHĐ trong bối cảnh hiện nay, cần
xem năng lực VHƯXHĐ là một mục tiêu của quá trình đào tạo để SV có thể thực
hiện được năng lực VHƯXHĐ trong các tình huống đa dạng của mối quan hệ người
- người ở trường ĐH; đồng thời đặt nền tảng cho văn hóa ứng xử trong lao động sư
phạm tương lai. Muốn vậy, cần có những công trình nghiên cứu về lý luận và thực
trạng của vấn đề này cùng những biện pháp giáo dục đảm bảo tính khoa học và khả
thi để thúc đẩy quá trình giáo dục diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả. Tuy nhiên, cho
đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này.
Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Giáo dục năng lực văn
hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu
Long trong bối cảnh hiện nay” để thực hiện nghiên cứu Luận án Tiến sĩ Giáo dục
học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về giáo dục năng lực VHƯXHĐ
cho SVĐHSP vùng ĐBSCL, luận án đề xuất một số biện pháp giáo dục năng lực
VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay nhằm góp phần nâng
cao năng lực VHƯX cho SV trong trường ĐH và trong lao động sư phạm tương lai.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1.Khách thể nghiên cứu
Quá trình giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP trong bối cảnh hiện nay.

3.2.Đối tượng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




5
Các biện pháp giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL
trong bối cảnh hiện nay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




6
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1.Câu hỏi nghiên cứu
Giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại học sư phạm
vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay dựa trên cơ sở lý luận nào?
Văn hóa ứng xử học đường của sinh viên đại học sư phạm vùng đồng bằng sông
Cửu Long đã được giáo dục theo hướng hình thành năng lực chưa? Cần có những
biện pháp nào để giáo dục năng lực văn hóa ứng xử học đường cho sinh viên đại
học sư phạm vùng đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh hiện nay?
4.2.Giả thuyết khoa học
Năng lực VHƯXHĐ là một năng lực được yêu cầu đối với thầy và trò trong
bối cảnh hiện nay. Nếu các biện pháp giáo dục năng lực VHƯXHĐ được thiết kế
theo hướng tuân thủ các nguyên tắc khoa học, phù hợp với đặc điểm của SVĐHSP
vùng ĐBSCL; có những chỉ dẫn cụ thể, khoa học về cách thức thực hiện và được
tổ chức triển khai theo đúng yêu cầu và thời điểm thì sẽ hướng SV vào việc thể

hiện năng lực VHƯXHĐ trong các mối quan hệ người - người, góp phần ngăn
ngừa, hạn chế những bất cập về VHƯXHĐ tại các cơ sở đào tạo sư phạm và các
cơ sở giáo dục phổ thông trong lao động sư phạm tương lai.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP
trong bối cảnh hiện nay.
5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng về năng lực VHƯXHĐ của SVĐHSP
vùng ĐBSCL, thực trạng về giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng
ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay.
5.3. Đề xuất các biện pháp giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng
ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay.
5.4. Tổ chức thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu
quả của các biện pháp.
6. Phạm vi nghiên cứu
6.1. Các hoạt động giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL.
6.2. Địa bàn điều tra thực trạng giới hạn trong SVĐHSP năm thứ 2 của 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




7
trường: Đại học Cần Thơ, Đại học An Giang và Đại học Đồng Tháp.
6.3. Thực nghiệm sư phạm được thực hiện đối với SVĐHSP năm thứ 2 của
trường Đại học Đồng Tháp.
6.4. VHƯXHĐ được giới hạn trong mối quan hệ người - người: SV-SV,
SV-CB/GV trong các tình huống ứng xử của đời sống học đường.
6.5. Các tình huống ứng xử được giới hạn trong phạm vi các diễn biến
thường nhật trong trường học và các vụ việc liên quan đến hoạt động dạy học, giáo
dục của trường đại học.

6.6. Lao động sư phạm tương lai của SVĐHSP vùng ĐBSCL được giới hạn
trong phạm vi các trường phổ thông.
6.7. Năng lực VHƯXHĐ được xây dựng dựa vào Chuẩn nghề nghiệp giáo viên.
6.8. Việc giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL được
thực hiện bởi lực lượng giáo dục nhà trường.
7. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
7.1.Phương pháp luận nghiên cứu
7.1.1. Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Quá trình giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL trong bối
cảnh hiện nay là một hệ thống gồm nhiều thành tố: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo
dục, phương pháp, hình thức giáo dục, các chủ thể giáo dục (CB/GV), người được
giáo dục (SV) và kết quả giáo dục. Mỗi thành tố có vai trò, chức năng riêng nhưng
không tồn tại độc lập mà có mối liên hệ mật thiết và tác động qua lại lẫn nhau. Do
đó, trong nghiên cứu giáo dục năng lực VHƯXHĐ, nội hàm của mỗi thành tố cần thể
hiện tính logic, nhất quán với các thành tố còn lại và hướng đến mục tiêu giáo
dục là các năng lực về VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện
nay.
Bên cạnh đó, thành phần cơ bản trong cấu trúc của năng lực bao gồm kiến
thức, KN và thái độ. Các thành tố này có mối liên hệ biện chứng với nhau. Việc xây
dựng các biện pháp giáo dục năng lực VHƯXHĐ không chỉ nhằm đạt được 3 mục
tiêu riêng lẻ nói trên mà cần chú ý đến việc rèn luyện năng lực tổng hợp bao gồm 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




8
thành tố. Ngoài ra, bên cạnh việc rèn luyện các năng lực riêng lẻ, cần quan tâm rèn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





9
luyện năng lực tổng hợp bao gồm các năng lực riêng lẻ nhưng có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau trong cấu trúc của năng lực VHƯXHĐ.
Ngoài ra, tiếp cận hệ thống - cấu trúc còn thể hiện qua việc trình bày kết quả
nghiên cứu theo một hệ thống thể hiện tính logic giữa các nội dung để đảm bảo tính
khoa học của kết quả nghiên cứu.
7.1.2. Tiếp cận lịch sử - logic
Chủ đề VHƯXHĐ đã được nhiều tác giả đề cập, nghiên cứu theo nhiều hướng
tiếp cận khác nhau và được thực hiện trong thực tiễn bằng nhiều cách tác động khác
nhau. Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề giáo dục năng lực VHƯXHĐ trong bối cảnh
hiện nay là sự kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đây; đồng thời được tác giả chọn
lọc, bổ sung và phát triển cho phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án.
7.1.3. Tiếp cận hoạt động
Năng lực VHƯXHĐ thường được thể hiện qua các hoạt động học tập, rèn
luyện, sinh hoạt, vui chơi. Do đó, trong nghiên cứu về giáo dục năng lực VHƯXHĐ
trong bối cảnh hiện nay, cần chú ý đến việc đa dạng hóa những hình thức tổ chức
hoạt động để SV được trải nghiệm và rèn luyện, thể hiện năng lực VHƯXHĐ. Bên
cạnh đó, việc đánh giá kết quả giáo dục năng lực VHƯXHĐ cũng được thực hiện
trong các hoạt động trong đó nảy sinh các tình huống ứng xử học đường.
7.1.4. Tiếp cận giá trị
Yếu tố cốt lõi của VHƯXHĐ chính là giá trị. VHƯXHĐ được cấu thành từ
các giá trị và định hướng cho những biểu hiện ứng xử. Vì vậy, trong nghiên cứu
giáo dục năng lực VHƯXHĐ trong bối cảnh hiện nay, cần quan tâm nghiên cứu
những giá trị cốt lõi của VHƯXHĐ cùng những con đường, cách thức để tiếp cận
và làm chủ được các giá trị; qua đó giúp SV thể hiện các giá trị một cách hiệu quả
trong các tình huống, hoàn cảnh cụ thể.

7.1.4. Tiếp cận năng lực
Giáo dục năng lực VHƯXHĐ có nghĩa là thực hiện các tác động giáo dục
nhằm hình thành năng lực VHƯXHĐ. Hay nói cách khác là SV có thể vận dụng
kiến thức, KN đã được lĩnh hội qua quá trình giáo dục vào việc ứng xử trong các
hoàn cảnh ứng xử cụ thể ở trường ĐH và trong lao động sư phạm tương lai. Vì vậy,
trong nghiên cứu về giáo dục năng lực VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




trong bối

10

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




11
cảnh hiện nay, cần xác định khung năng lực phù hợp với yêu cầu của thực tiễn ứng
xử trong trường ĐH và tiệm cận với yêu cầu về năng lực VHUX trong lao động sư
phạm tương lai.
7.2. Phương pháp nghiên cứu
7.2.Phương pháp nghiên cứu
7.2.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận
Tác giả sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa. khái
quát hóa… thông tin từ các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài (các
văn bản của Bộ Giáo dục, các bài báo khoa học, các công trình nghiên cứu, các tài

liệu về tâm lý học, giáo dục học) nhằm xây dựng cơ sở lý luận của luận án.
7.2.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1. Phương pháp quan sát sư phạm
- Quan sát các biểu hiện hành vi, lời nói, thái độ của SV trong các tình huống
tương tác với bạn bè, với SV các lớp khác, với CB/GV ngoài lớp học: Trong giờ
nghỉ giải lao giữa các tiết học, trong các hoạt động lao động, hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao… nhằm kiểm chứng thêm độ tin cậy của thông tin thu
được từ kết quả khảo sát bằng phiếu
7.2.2.2. Phương pháp điều tra giáo dục
- Phương pháp dùng phiếu câu hỏi (Anket): Dùng phiếu câu hỏi đối với SV
đang học tập tại các địa bàn nghiên cứu để tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi về
VHƯXHĐ. Sử dụng phiếu câu hỏi đối với GV đang giảng dạy tại các địa bàn trên
để tìm hiểu về và vấn đề giáo dục năng lực VHƯXHĐ như: mục tiêu, nội dung,
hình thức tổ chức, đánh giá và các yếu tố ảnh hưởng quá trình giáo dục năng lực
VHƯXHĐ cho SVĐHSP vùng ĐBSCL trong bối cảnh hiện nay
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp GV và SV tại các địa bàn
nghiên cứu để làm rõ hơn những kết quả thu được qua phiếu khảo sát về VHƯXHĐ
như: nhận thức của SV về ý nghĩa của VHƯXHĐ, con đường chuyển tải
VHƯXHĐ, nơi mà VHƯXHĐ được thể hiện; về lý do của việc lựa chọn phương án
trả lời trong phiếu hỏi; về sự bất cập về năng lực VHƯXHĐ: Biểu hiện, nguyên nhân ,
quan điểm của SV.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




12
7.2.2.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×