Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Quan điểm của triết học mác lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng và ý nghĩa của nó ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 108 trang )

1


Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng
tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy,
chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a
từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Đỗ Thị Ph-ợng

2


LỜI CẢM ƠN
Sau 3 năm học tập, được cơ quan, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè,
đồng nghiệp nhiệt tình giúp đỡ tôi đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và luận
văn của mình. Để có được kết quả này trước tiên cho phép tôi chân thành
cảm ơn Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, công tác và hoàn thành khoá học này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng Uỷ, Công Đoàn, Chi Đoàn Cán Bộ
Tổ Lý luận Chính trị, trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây cùng toàn thể cán
bộ nhân viên Tổ bộ môn đã tạo mọi điều kiện về vật chất, tinh thần, chỉ bảo
tận tình và cổ vũ, động viên tôi học tập cũng như đóng góp những ý kiến quý
báu để hoàn thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Thầy giáo chủ nhiệm và Tập thể lớp cao
học K15 - Triết học đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong
quá trình học tập, nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới người Thầy khả kính


PGS.TS VŨ VĂN VIÊN, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ dạy tận tình
cho tôi từ những bước đi đầu tiên trong nghiên cứu cho tới khi hoàn thành
luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè và
các đồng nghiệp, những người đã luôn sát cánh động viên giúp đỡ tôi trong
quá trình học tập.

Hà Nội, tháng 11 năm 2010
Tác giả luận văn
Đỗ Thị Phượng

3


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................6
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ..................................................................7
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu..................................................... 10
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận................................................... 11
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................... 11
6. Đóng góp của luận văn........................................................................ 12
7. Kết cấu của luận văn ........................................................................... 12
Chương 1: MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ
CÁI RIÊNG ................................................................................................. 13
1.1. Phạm trù cái chung, cái riêng trong triết học trước Mác ............ 13
1.1.1. Platôn (427 - 347)........................................................................ 14
1.1.2. Arixtôt (384 -322) ....................................................................... 15
1.1.3. Phái Duy thực và phái Duy danh thời Trung cổ ......................... 19
1.1.4. I.Cantơ (1724 - 1804) .................................................................. 17

1.1.5. Hêghen (1770 - 1831) ................................................................. 27
1.2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng
giữa cái chung và cái riêng ..................................................................... 33
1.2.1. Khái niệm cái riêng, cái chung, cái đơn nhất .............................. 34
1.2.2. Quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng ........................ 37
1.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận của mối quan hệ biện chứng giữa cái
chung và cái riêng ................................................................................. 44
Chương 2: Ý NGHĨA CỦA MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG CÁI CHUNG
VÀ CÁI RIÊNG TRONG ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA HIỆN NAY .............. 49
2.1. Con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay là kết quả
của sự vận dụng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam ........................................................................ 49

4


2.1.1. Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện Việt Nam 49
2.1.2. Kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin trong công cuộc đổi mới hiện nay 64
2.2. Một số biểu hiện cụ thể về sự vận dụng mối quan hệ giữa cái
chung và cái riêng trong trong điều kiện cụ thể ở nước ta ................. 69
2.2.1. Kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam .................................................................................. 69
2.2.2. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa trên thế giới với vấn đề công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay ......................................... 77
2.2.3. Nhà nước pháp quyền và việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa Việt Nam ........................................................................ 85
KẾT LUẬN .................................................................................................. 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 103

5



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu vấn đề quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng có
ý nghĩa rất lớn về mặt lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận, vấn đề cái chung, cái riêng trong triết học Mác - Lênin
đã được nhiều tác giả nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau với mức độ
nông sâu khác nhau. Tuy nhiên, bên cạnh những khía cạnh đã được bàn khá
rõ thì vẫn còn một số khía cạnh còn đang để ngỏ. Đặc biệt, ở nước ta, trên cơ
sở nghiên cứu mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng theo quan
điểm của triết học Mác - Lênin, sau đó vận dụng vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam còn được bàn đến khá ít, là lĩnh vực còn nhiều khoảng trống. Vì
vậy, nghiên cứu cái chung và cái riêng một cách hệ thống về mặt lý luận và
vận dụng mối quan hệ này vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam hiện nay là một việc làm hết sức cần thiết.
Về mặt thực tiễn, Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội không qua giai
đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa thì việc nghiên cứu phạm trù cái chung, cái
riêng lại càng có ý nghĩa đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Bởi, trong bối cảnh đất nước và thế giới có nhiều thay đổi, chúng ta
cần phải xác định lại lý luận và thực tiễn rõ hơn, đặc biệt là cần phải tiếp thu
những giá trị tinh hoa văn hóa nhân loại (có thể xem là cái chung) vào sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam một cách sáng tạo, đúng đắn.
Muốn vận dụng có hiệu quả những giá trị này trong điều kiện cụ thể của đất
nước, chúng ta cần phải nhận thức đúng các dấu hiệu thuộc về nội hàm của
khái niệm cái chung, cái riêng cũng như mối quan hệ giữa các phạm trù đó.
Nói cách khác, việc nghiên cứu để nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn mối
quan hệ biện chứng giữa cái chung, cái riêng và vận dụng có hiệu quả trong
điều kiện nước ta hiện nay là điều vô cùng quan trọng và cần thiết.


6


Mặt khác, trong số những vấn đề mà kẻ thù tư tưởng ráo riết tấn công,
xuyên tạc, phủ định không chỉ ở những vấn đề hết sức cơ bản của học thuyết
Mác - Lênin mà còn bao gồm cả những vấn đề chi tiết liên quan đến vận
mệnh của học thuyết. Hiện nay, vấn đề này càng có ý nghĩa hết sức quan
trọng bởi nó diễn ra trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội thế giới khủng hoảng và
thoái trào. Tuy nhiên, đây là khủng hoảng của cái riêng, của các nước xã hội
chủ nghĩa hiện thực, chứ không phải là khủng hoảng của cái chung, của lý
luận chủ nghĩa xã hội khoa học của học thuyết Mác - Lênin. Dó đó, nhiệm
vụ bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin nói chung và những nguyên lý cơ bản của
các nhà kinh điển nói riêng (trong đó có cái chung và cái riêng) trở thành
nhiệm vụ vừa nóng bỏng, vừa có ý nghĩa chiến lược.
Vì vậy, nghiên cứu một cách trực tiếp, cơ bản, hệ thống về cái chung,
cái riêng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng theo quan điểm của triết học
Mác - Lênin, góp phần tổng kết một số vấn đề lý luận và thực tiễn, từ đó rút
ra một số bài học có ý nghĩa phương pháp luận trong công cuộc xây dựng xã
hội xã hội chủ nghĩa phù hợp với điều kiện Việt Nam trong thời gian tới một
cách đúng đắn và hiệu quả là một việc có ý nghĩa lý luận và thực tiễn rất
quan trọng.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Quan điểm của triết học
Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng và ý
nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta vẫn là
một đề tài luôn mang tính thời sự. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu những
nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng chúng trong điều kiện
Việt Nam cũng ngày càng thu hút sự quan tâm của những người làm công
tác nghiên cứu lý luận. Trong đó, phạm trù cái chung, cái riêng cũng được

quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.

7


Theo hướng nghiên cứu cơ bản, một số tác giả đã tập trung làm rõ các
khái niệm cái chung, cái phổ biến, cái đặc thù, cái đơn nhất và quan hệ giữa
chúng.
Chẳng hạn, các bài viết: Vũ Hùng “Lại nói về cái riêng và cái chung” Tạp chí Cộng sản, số 8 - 1986. Lê Trọng Ân “Một vài suy nghĩ về phép biện
chứng của cái phổ biến” - Tạp chí Triết học, số 1 - 1989.
Cũng vẫn theo hướng trên, các phạm trù này được trình bày thông qua
các công trình mang tính chuẩn quốc gia hay sách tham khảo dùng cho sinh
viên, học viên cao đẳng - đại học, thạc sĩ - nghiên cứu sinh không chuyên
triết hoặc chuyên triết. Tiêu biểu như: “Giáo trình chủ nghĩa duy vật biện
chứng” (Hệ cao cấp lý luận chính trị) của Khoa Triết học - Học viện Chính
trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội xuất bản năm 2004; hay cuốn “Những
chuyên đề triết học” dành cho cao học và nghiên cứu sinh của PGS.TS
Nguyễn Thế Nghĩa - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam do Nhà xuất bản Khoa
học Xã hội năm 2007.
Theo hướng vận dụng quan hệ giữa cái chung và cái riêng, có các
công trình:
“Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của
GS.TS Vũ Đình Bách chủ biên, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội,
2008. Trên cơ sở liệt kê các mô hình kinh tế thị trường Mỹ, Nhật Bản, Liên
Bang Đức… tác giả khẳng định kinh tế thị trường mỗi nước không giống
nhau mà luôn mang đậm sắc thái đặc thù dân tộc. Từ đó, tác giả đề cập đến
nhiều vấn đề mang tính đặc thù của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa Việt Nam hiện nay.
Cuốn “Sự vận động, phát triển kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta” của Mai Tết, Nguyễn Văn

Tuất, Đặng Danh Lợi, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2006. Trong
đó, các tác giả đã chỉ ra sự giống nhau của các mô hình kinh tế thị trường và

8


phác họa những đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở nước ta.
Cuốn “Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam”
do GS Đỗ Hoài Nam chủ biên, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 2003. Từ
việc rút ra kinh nghiệm thế giới về công nghiệp hóa và một số quan điểm lý
luận và thực tiễn chủ yếu về phát triển, công nghiệp hóa ở một số nước đang
phát triển Châu Á. Công trình đã khẳng định kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở
Việt Nam là con đường rút ngắn theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
GS.TSKH Đào Trí Úc chủ biên cuốn: “Mô hình tổ chức và hoạt động
của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Nhà xuất bản Tư
Pháp - 2007, đã đề cập đến cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn xây dựng mô hình
tổ chức và hoạt động của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Từ đó, tác giả phác thảo mô hình nhằm khẳng định đặc tính riêng của Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong tính chung của nó.
Với hướng nghiên cứu này còn có những công trình khác có nội dung
liên quan đến đề tài. Tuy nhiên trong phạm vi của luận văn, chúng tôi không
có điều kiện liệt kê ra tất cả.
Ngoài ra, có một hướng nghiên cứu thứ ba, đó là sự kết hợp nhuần
nhuyễn của hai hướng trên. Đó là, từ lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
các tác giả đưa ra những nhận định, những kiến giải vào điều kiện thực tế
Việt Nam.
Chẳng hạn, Thành Phương: “Phép biện chứng giữa cái chung và cái
riêng, một và suy nghĩ và ứng dụng” - Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 6 - 1986.

GS.TS Nguyễn Duy Quý chủ biên cuốn “Những vấn đề lý luận về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” xuất bản
năm 1998. Trên cơ sở phân tích quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen,
VI.Lênin và Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội, tập thể tác giả đã bàn về con

9


đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Đặc điểm xuất phát, phương
hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta…
Cuốn “Tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa ở
Việt Nam” của GS.TS Dương Phú Hiệp, xuất bản năm 2001. Trong đó, Giáo
sư làm rõ lý luận của các nhà kinh điển về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, từ đó Giáo sư luận giải con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đó là con đường phát triển rút ngắn,
do điều kiện đặc thù của đất nước qui định.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu khoa học trên, còn phải kể đến
một số tư liệu nước ngoài được dịch ra tiếng Việt. Chẳng hạn như Cuốn:
“Bàn về mối liên hệ lẫn nhau giữa các phạm trù trong triết học Mác xít” của
A.P.Séptulin, Nhà xuất bản Sự Thật Hà Nội, 1961. Cuốn “Hai chủ nghĩa một
trăm năm” - Tiêu Phong, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004…
Có thể thấy, các công trình, bài viết trên được các nhà nghiên cứu đề
cập đến rất nhiều nội dung phong phú, đa dạng, với mức độ nông sâu khác
nhau. Trong luận văn của mình, chúng tôi muốn đề cập một cách tập trung,
hệ thống phạm trù cái chung, cái riêng và mối quan hệ biện chứng giữa
chúng. Đồng thời, luận văn làm rõ ý nghĩa của mối quan hệ biện chứng cái
chung, cái riêng đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ quan điểm của triết học Mác Lênin về cái chung, cái riêng và mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Từ đó,

luận văn rút ra một số ý nghĩa của sự vận cái chung và cái riêng vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, hệ thống lại các quan điểm khác nhau về phạm trù cái
chung, cái riêng trong lịch sử triết học; đồng thời làm rõ quan điểm của triết

10


học Mác - Lênin về cái chung, cái riêng và mối quan hệ biện chứng giữa
chúng.
Thứ hai, phân tích để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của sự vận
dụng mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong việc xác định con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay và một số biện pháp để thực hiện
con đường đó.
Thứ ba, luận giải: Một số biểu hiện cụ thể về sự vận dụng quan hệ
biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong việc xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam, công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Việt Nam và vấn đề xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp luận
Luận văn dựa trên cở sở lý luận là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và các Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Luận văn sử dụng tổng hợp các nguyên tắc phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác - Lênin, các phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể, kết hợp với
một số phương pháp khác như so sánh, phân tích và so sánh, tổng hợp, logic
và lịch sử.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tìm hiểu phạm trù vái chung, cái riêng theo quan điểm triết
học Mác - Lênin và ý nghĩa của nó ở Việt Nam hiện nay.

Từ đối tượng nghiên cứu trên, luận văn tập trung vào một số quan
điểm của một số triết gia tiêu biểu trong lịch sử triết học về phạm trù cái
chung, cái riêng. Trên cơ sở đó, phân tích, so sánh để thấy rõ Mác, Lênin đã
phê phán, kế thừa, phát triển cái chung, cái riêng như thế nào. Đồng thời,
luận giải sự vận dụng quan hệ cái chung và cái riêng vào điều kiện cụ thể của
Việt Nam. Đó là, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội và kế thừa giá trị phổ
biến của nhân loại để xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ

11


nghĩa, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6. Đóng góp của luận văn
- Về mặt lý luận:
Luận văn đã phân tích một cách có hệ thống quá trình hình thành, phát
triển các phạm trù cái chung, cái riêng theo tiến trình lịch sử triết học; trên cở
sở đó giúp người đọc có cách nhìn khách quan đối với triết học trước Mác và
quan điểm của triết học Mác - Lênin về các phạm trù nói trên.
Luận văn làm rõ sự vận dụng quan hệ cái chung và cái riêng vào việc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và những biểu hiện cụ thể của nó.
- Về mặt thực tiễn: Kết quả của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
trong các trường Cao đẳng, Đại học khi giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác
- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận văn được chia thành 2 chương, 4 tiết.

12



Chương 1:
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA CÁI CHUNG VÀ
CÁI RIÊNG
Mỗi ngành khoa học có hệ thống phạm trù của riêng mình. Ví dụ, Mỹ
học có phạm trù: Cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài…; Đạo đức có phạm trù:
Thiện, ác…; Toán học có phạm trù: Số, hàm số… Các phạm trù đó chỉ phản
ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung bản chất của các
sự vật, hiện tượng thuộc một lĩnh vực nhất định của thế giới khách quan
trong phạm vi nghiên cứu của một ngành khoa học cụ thể.
Với chức năng của mình, triết học nghiên cứu những phạm trù chung
nhất, phản ánh những thuộc tính bản chất nhất, những mối liên hệ cơ bản
nhất của toàn bộ hiện thực (tự nhiên, xã hội, tư duy). Chẳng hạn, phạm trù
vật chất, ý thức, cái chung - cái riêng, tất nhiên - ngẫu nhiên, nguyên nhân kết quả… phản ánh thuộc tính bản chất nhất, chung nhất và phổ biến nhất
của tất cả sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Trong luận văn này,
chúng tôi tập trung phân tích các phạm trù cái chung, cái riêng và quan hệ
biện chứng giữa chúng.
1.1. Phạm trù cái chung, cái riêng trong triết học trước Mác
Trong những nền văn minh cổ đại rực rỡ mà ngày nay người ta biết
được thì nền văn minh Hy Lạp xuất hiện muộn hơn cả, nhưng nó lại rất
phong phú, đa dạng đặc biệt là về triết học. Điều này được giải thích bằng
những tiền đề kinh tế, xã hội, khoa học và điển hình là chế độ chiếm hữu nô
lệ ở nơi đây. Lịch sử triết học Hy La cổ đại đã chứng tỏ rằng, toàn bộ lịch sử
triết học Hy La cổ đại đã đặt ra hầu hết các vấn đề triết học, trong đó có vấn
đề cái chung và cái riêng. Cũng từ đó, phạm trù cái chung, cái riêng là sự
quan tâm của các trào lưu triết học khác nhau trong lịch sử. Dưới đây, chúng
tôi tập trung phân tích quan niệm của một số triết gia tiêu biểu trong lịch sử
triết học trước Mác về vấn đề cái chung, cái riêng.

13



1.1.1. Platôn (427 - 347)
Platôn chịu ảnh hưởng sâu sắc khuynh hướng duy lý trong triết học
Hy Lạp cổ đại (lý luận về cái duy nhất của trường phái Êlê, lý luận về con số
của trường phái Pitago, lý luận về cái phổ biến của Xôcrat). Vì vậy, ông chia
thế giới thành hai loại: Thế giới ý niệm và thế giới các sự vật cảm tính.
Thực chất, Platôn không có học thuyết riêng về phạm trù, song học
thuyết về ý niệm của ông chứa đựng những quan niệm sơ khai về phạm trù
cái chung và cái riêng. Ý niệm được hiểu như là các khái niệm chung, nó có
trước, mang tính thứ nhất; còn thế giới vật thể cảm tính mang tính phái sinh
và lệ thuộc, nó chỉ là cái bóng của ý niệm - tính thứ hai. Với lý đó, cái bàn
(sự vật cảm tính) luôn luôn xuất hiện, biến đổi và chịu sự phá hủy; còn ý
niệm về cái bàn nói chung là vĩnh hằng và bất biến. Trong Bút ký triết học,
khi nhận định về Platôn, Lênin đã viết: “chủ nghĩa duy tâm nguyên thủy: cái
chung (khái niệm, ý niệm) là một tồn tại cá biệt. Điều đó hình như kỳ lạ, vô
lý một cách quái dị (nói đúng hơn: một cách ấu trĩ)” [24, 394].
Để minh họa cho quan niệm thế giới các sự vật cảm tính được sinh ra
từ thế giới các ý niệm như thế nào, Platôn đã đưa ra ví dụ hang động như sau:
Ở ngoài cửa hang của một cái hang tối có một đoàn người đi qua, ánh sáng
mặt trời chiếu vào cửa hang làm cho bóng của đoàn người được in lên vách
đá. Nếu nhìn lên vách hang bên trong, người ta sẽ thấy những bóng người đi
qua, chứ không phải bản thân đoàn người. Thế giới các sự vật cảm tính cũng
vậy, nó chỉ là cái bóng của ý niệm đã có từ trước mà thôi.
Như vậy, khi giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của triết học, Platôn
cho rằng ý niệm là cái có trước, là nguyên nhân, là bản chất của sự vật. Còn sự
vật là cái có sau, cái bắt chước, cái mô phỏng, là bản sao của ý niệm.
Nói một cách khác, theo Platôn, để lý giải một sự vật, hiện tượng nào
đó, trước hết cần phải hiểu ý niệm của nó và nhận thức của con người về thế
giới được thực hiện bằng khái niệm chứ không phải bằng trực quan cảm tính.


14


Điều đó chứng tỏ sự bất lực của ông khi rút thế giới các sự vật cảm tính từ
thế giới các ý niệm bất động.
Việc Platôn giải quyết một cách duy tâm vấn đề cơ bản của triết học
đã bóp méo quan niệm của ông về cái chung và cái riêng và đã đưa ông sang
hướng siêu hình. Platôn đã đem bản chất loài đối lập với cái mà nó là bản
chất, tức là với các sự vật cảm tính và các khái niệm về chúng và biến chúng
thành bản thể độc lập bất biến. Chính điểm này của Platôn sau này đã bị
Arixtôt phê phán: “Aritxtôt khẳng định rằng bản chất không thể nằm ngoài
cái mà nó là bản chất, rằng ở Platôn có sự tách rời rõ rệt giữa ý niệm và các
sự vật. Đúng là mối tương quan giữa các ý niệm bất biến và các sự vật cảm
tính, biến đổi đã tạo thành vấn đề nan giải đối với Platôn” [67, 251].
Tóm lại, trong quan niệm về cái chung và cái riêng, Platôn theo lập
trường duy tâm khách quan, coi cái riêng chỉ là hiện thân của cái chung, là
cái bóng của cái chung. Bất kỳ sự vật nào cũng chỉ là sự thể hiện đặc thù các
ý niệm tương ứng dưới dạng vật chất. Mặt khác, về cơ bản Platôn tách rời
chúng và không chỗ nào làm rõ mối liên hệ giữa chúng. Mặc dầu vậy, theo
ông, cần phải tìm ý niệm của nó; nói cách khác, phải hiểu sự vật ở mức độ
khái niệm, mức độ bản chất, có thể coi đây là ý định hợp lý trong vấn đề
quan hệ cái chung, cái riêng của Platôn.
1.1.2. Arixtôt (384 -322)
Arixtôt là học trò xuất sắc của Platôn, nhưng chính ông lại nhận ra sai
lầm của thầy mình về học thuyết ý niệm. Sai lầm của Platôn là ở chỗ, ông đã
tách rời bản chất khỏi cái có bản chất đó, và biến ngay cái chung (khái niệm)
thành cái riêng biệt bên cạnh thế giới cảm tính, có trước thế giới cảm tính.
Nghĩa là Platôn đã biến những khái niệm được hình thành trong quá trình
nhận thức thành một thế giới riêng biệt, siêu cảm giác, tồn tại một cách độc

lập đối với các sự vật được phản ánh.
Trên cơ sở phê phán học thuyết ý niệm của Platôn, Arixtôt đã xây
dựng hệ thống triết học của riêng mình. Tuy nhiên, cần phải thừa nhận rằng
15


triết học Platôn và các khái niệm của ông có ảnh hưởng lớn tới hệ thống các
phạm trù của Arixtôt.
Các nhà nghiên cứu đều thừa nhận rằng, chính Arixtôt là người đầu
tiên đã đưa thuật ngữ phạm trù vào triết học và ông đã tiến hành phân loại
các sự vật, hiện tượng theo hệ thống 10 phạm trù: Bản chất, số lượng, chất
lượng, quan hệ, vị trí, thời gian, tư thế, chiếm hữu, hành động, chịu đựng (đã
được ông nêu trong tác phẩm “Các phạm trù” (“Kategoria”). Ngoài những
phạm trù nói trên, trong tác phẩm Các phạm trù, còn nhiều khái niệm được
ông bàn đến thường xuyên: Vật chất, hình thức, tất nhiên, ngẫu nhiên… và
cái chung, cái riêng.
Vậy có nên xem các khái niệm này như những phạm trù khác trong hệ
thống phạm trù của ông không? Chúng tôi tán thành quan điểm của Nguyễn
Văn Dũng là cần xem xét các khái niệm này trong hệ thống phạm trù của
Arixtôt đã nêu trong Các phạm trù. Nếu bó hẹp trong phạm vi 10 phạm trù
thì sẽ không thể đánh giá đúng triết học của Arixtôt trong toàn bộ tiến trình
lịch sử triết học.
Sau khi phê phán học thuyết ý niệm của Platôn, Arixtôt đã xuất phát từ
bản thể luận: “Nếu không có bản chất, không có vật chất, thì tuyệt nhiên
không có gì cả” [10, 41-42]. Ông còn nhấn mạnh rằng: “Vật chất là bản chất
duy nhất”. Vì vậy, trong học thuyết phạm trù của ông, bản chất là phạm trù
cơ bản, quyết định các phạm trù còn lại nên nhận thức sự vật là nhận thức
bản chất của nó. Ông viết: “Bản chất của mọi vật… là cơ chất, còn cơ chất đó là mọi cái còn lại viết về nó, trong khi đó chính bản thân nó lại không nói
về cái khác” [10, 42]. Như vậy, theo Arixtôt, bản chất tồn tại độc lập, song
lại được thể hiện thông qua các phạm trù khác, còn các phạm trù khác thể

hiện những phương diện riêng biệt của bản chất. Arixtôt coi bản chất có tính
hai mặt, vật chất là mặt thực tại, hình thức là mặt lôgic. Trên cơ sở đó,
Arixtôt phân chia bản chất thành bản chất thứ nhất và bản chất thứ hai. Bản
chất thứ nhất được tạo ra từ vật chất và hình thức, ở Phép siêu hình, ông đã

16


viết: “Bản chất là cái cấu tạo thành cơ sở - với một nghĩa đó là vật chất… với
một nghĩa khác là hình thức… còn với một nghĩa thứ ba là cái cấu thành từ
vật chất và hình thức” [67, 289]. Bản chất này chính là sự vật, hiện tượng
(hiểu là cái riêng) tồn tại một cách cảm tính có số lượng và chất lượng nhất
định, vận động, biến đổi, và phát triển trong không gian và luôn có mối quan
hệ với các sự vật, hiện tượng khác. Đối với bản chất thứ hai (hiểu là cái
chung), tạo thành phương diện ổn định của tồn tại, nó chỉ là cái phổ biến tất
yếu nằm trong bản chất thứ nhất và là bản chất chung: “Các nhà triết học
thời nay thường thừa nhận cái chung là cái bản chất…; ngược lại, các nhà
triết học thời xưa cho rằng cái cá biệt là cái bản chất” [10, 60].
Khái niệm cái chung và cái riêng với tư cách là phạm trù triết học, lần
đầu tiên đã được Arixtôt nghiên cứu. Đây cũng là phạm trù được Lênin rất
quan tâm trong Bút ký triết học. Vậy theo Arixtôt, cái chung là gì? Cái riêng
là gì?
Arixtôt viết: “Cái chung là một cái gì đó hoàn chỉnh, bởi vì nó bao
trùm nhiều phần giống nhau” [10, 98-99]; còn cái riêng: Là một hiện tượng
cụ thể được hình thành từ vật chất và hình thức; nó thống nhất ở ba nghĩa:
Cái gì, ở đâu, khi nào. Như đã phân tích, ông gọi cái riêng là bản chất thứ
nhất, cái chung (khái niệm) là bản chất thứ hai. Do vậy, nhận thức là hướng
vào cái riêng vì cái riêng chứa đựng cái chung: “Vì vậy, người nào không
cảm giác, thì không biết và không hiểu gì, nếu họ biết (…) cái gì, thì tất
nhiên họ cũng biết cái đó với tính cách là biểu tượng, bởi vì các biểu tượng,

cũng chính là cảm giác nhưng không có vật chất” [24, 311].
Có thể tổng kết quan niệm của Arixtôt về cái chung và cái riêng như sau:
1) Arixtôt đã đúng ở chỗ, trong khi giải quyết vấn đề cái chung và cái
riêng, Arixtôt luôn bắt đầu từ cái riêng, vì ông cho là, “Chỉ có một lĩnh vực
(thế giới) cảm tính bao quanh chúng ta liên tục bị hủy diệt và xuất hiện” [67,
280]. Vì vậy, không phải khái niệm, cái chung, cái phổ biến là cái có trước,
sinh ra sự tồn tại của sự vật, của cái riêng mà ngược lại.
17


2) Ông rất sâu sắc khi thừa nhận cái chung và cái riêng là hai mặt đối
lập biện chứng. Cái riêng thể hiện với tư cách là sự vật cảm tính chứa đựng
cái chung, còn cái chung biểu hiện phương diện bản chất của cái riêng, cố
gắng tách cái chung và cái riêng là một việc rất vô nghĩa. Điều đó đã được
Lênin dẫn ra từ Phép siêu hình của Arixtôt: “quả là chúng ta không thể nghĩ
rằng có một cái nhà - một cái nhà nói chung - ngoài những cái nhà cá biệt”
[24, 381]. Cụ thể hơn ông nhấn mạnh: “Cái phổ biến không tồn tại bên cạnh
và tách rời cái đơn nhất… Như vậy, hiển nhiên là không có một cái gì biểu
hiện phổ biến lại là thực thể đơn nhất, và không có một thực thể đơn nhất
nào gồm nhiều thực thể đơn nhất…” [24, 391]. Nhận xét về điều này Lênin
đã thốt lên: “Tuyệt! Không có nghi ngờ gì về tính thực tại của thế giới bên
ngoài cả. Con người bị rối lên chính là ở trong phép biện chứng của cái
chung và cái riêng, của khái niệm và cảm giác etc, của bản chất và hiện
tượng etc” [24, 391-392].
3) Tuy nhiên, Arixtôt cũng bộc lộ những hạn chế khi lý giải học thuyết
về bản chất, cơ sở để giải quyết cái chung và cái riêng. Ông có lý khi quở
trách Platôn về việc tuyệt đối hóa ý niệm (cái chung), nhưng bản thân ông lại
duy tâm khi giải thích về nguồn gốc của bản chất. Arixtôt khẳng định, bản
chất có hai khởi nguyên, khởi nguyên vật chất và khởi nguyên hình thức;
ông viết: “Nếu vật chất là một cái, hình thức là một cái khác thì cái từ chúng

sinh ra là cái thứ ba, còn bản chất có cả vật chất và hình thức” [10, 64].
Thậm chí khi giải thích về bản chất tồn tại của sự vật, của cái riêng ông đã
đưa ra bốn nguyên nhân: Nguyên nhân vật chất, nguyên nhân hình thức,
nguyên nhân vận động, nguyên nhân mục đích. Trong những nguyên nhân
ấy, nguyên nhân thứ nhất và nguyên nhân thứ hai là cơ bản, trong đó nguyên
nhân hình thức là cái quyết định, là bản chất của sự vật, qui định sự tồn tại
của sự vật. Bản thân nguyên nhân hình thức bao hàm cả nguyên nhân vận
động và nguyên nhân mục đích. Thí dụ, bức tượng bằng đồng, cái chén bằng
bạc. Đồng và bạc chỉ là vật liệu tham gia vào sự vật, còn cái quyết định là

18


hình dáng là hình thức - tức ý tưởng về bức tượng, về cái chén mà con người
cần có trước khi tiến hành làm ra nó. Nếu ta đem đồng và bạc làm cái khác
thì nó không còn là bức tượng, là cái chén nữa. Và theo ông, hình thức của
mọi hình thức là tư duy, là Thượng đế. Lênin viết: “A-ri-xtốt đã viện đến
thần một cách thảm hại như thế đấy để chống lại nhà duy vật Lếp-kíp-pơ
và nhà duy tâm Pla-tôn, đó là chủ nghĩa triết trung” [24, 303].
Hơn nữa, theo cách nhận thức trên, cái chung không ngả theo sự xuất
hiện và diệt vong, khi Arixtôt tạo điều kiện cho sự đồng nhất cái chung với
hình thức thuần túy, ông đã ngả theo chủ nghĩa duy tâm. Ông khẳng định:
“… có một cái gì đó cần phải tồn tại bên ngoài những sự vật đơn nhất” [10,
105]. “Một cái gì đó” ở đây được hiểu là hình thức của mọi hình thức, là
Thượng đế. Khi nói về sự dao động này của Arixtôt, Lênin đã coi đó là “Sự
lẫn lộn chất phác, sự lẫn lộn bất lực và đáng thương phép biện chứng của
cái chung và cái riêng - của khái niệm và tính thực tại do giác quan tri giác
được của đối tượng cá biệt, của sự vật, của hiện tượng” [24, 390] .
1.1.3. Phái Duy thực và phái Duy danh thời Trung cổ
Cuộc đấu tranh giữa phái Duy thực phái Duy danh là hiện tượng nổi

bật nhất trong triết học Trung cổ. Sự xung đột đó diễn biến suốt từ thế kỷ XI
đến nửa thế kỷ XVI, một trong những vấn đề gay gắt vừa có ý nghĩa bản thể
luận, vừa có ý nghĩa nhận thức luận đã nảy sinh, đó là mối quan hệ cái chung
và cái riêng, về tính hiện thực của chúng.
Các đại biểu của triết học kinh viện chính thống - phái Duy thực - cho
rằng, cái chung, cái phổ biến là thực thể tồn tại thực, có trước những sự vật
đơn lẻ; còn những sự vật cá biệt là cái có sau, cái không có thực. Với suy lý
đó, họ hùng hồn tuyên bố, chỉ có thế giới siêu tự nhiên là cái có thật còn thế
giới các hiện tượng chỉ là bản sao của thế giới siêu tự nhiên, là hình bóng
chân thực của thế giới bản chất chân thực - thế giới ý niệm. Thực chất, phái
Duy thực thời Trung cổ đã đứng trên lập trường duy tâm của Platôn để tuyệt
đối hóa cái chung, tách rời cái chung ra khỏi cái riêng. Mục đích của phái
19


Duy thực là nhằm thuyết phục quần chúng tin rằng chế độ phong kiến là do
chính Thượng đế tạo ra, sự tồn tại của chế độ phong kiến là phù hợp với ý
chí của Thượng đế, muốn xóa bỏ nó là điều không thể, là việc làm vô nghĩa.
Tồn tại với tư cách là phái đối lập, phái Duy danh quả quyết rằng, chỉ
có sự vật cá biệt là tồn tại chân thật, còn khái niệm phổ biến, cái chung chỉ là
tên gọi của một lớp các sự vật riêng biệt. Cái chung là sản phẩm khái quát từ
những sự vật riêng biệt, do vậy nó sẽ mất đi khi sự vật mà nó phản ánh mất
đi. Họ kiên quyết khẳng định: “Sự vật có trước những khái niệm chung”,
“Những khái niệm chung chỉ là tên gọi mà người ta đặt cho sự vật, hiện
tượng của khách quan” [4, 122].
Trong cuộc đấu tranh của phái Duy thực và phái Duy danh đã xuất
hiện những đại biểu nổi tiếng của triết học Trung cổ. Phái Duy thực với các
triết gia: Anxenmơ Cantơbêri, Tômát Đacanh, Êrighêna Xcốt, trong đó nổi
bật là Tômát Đacanh. Phái Duy danh lại được biết đến với tên tuổi như:
Abơla Pie, Đơn Xcốt, Guyliam Ốccam.

Tômát Đacanh (1225 - 1274) đã lấy học thuyết của chủ nghĩa Platôn
mới đã được phê phán; đồng thời, khuyếch đại những yếu tố duy tâm trong
triết học của Arixtôt để lý giải cái chung và cái riêng. Theo ông, khái niệm,
cái chung là tồn tại thực và có trước các sự vật riêng biệt, sau đó cái chung
tồn tại trong bản thân các sự vật, như là bản chất tồn tại của các sự vật ấy.
Ông lý giải rằng, các vật thể đơn nhất là do hiện thực hóa vật chất thụ động
(chất thể), tồn tại trong trạng thái khả năng, do một nguyên nhân hình thức
(mô thể) mà đã biến khả năng vật thể thành hiện thực làm cho thế giới vật
chất sinh động. Chính khái niệm cái chung là bản chất của các sự vật riêng lẻ
đó. Rõ ràng, Tômát Đacanh tiếp thu một cách giáo điều học thuyết về 4
nguyên nhân của Arixtôt, trong đó nguyên nhân vật chất chỉ là nguyên nhân
thụ động, qui hình thức vào nguyên nhân tích cực, hình thức đã biến chất thể
từ trạng thái khả năng thành hiện thực, sống động; và thừa nhận bản thể luận
của chủ nghĩa Platôn mới: Cái phổ biến là bản chất của các sự vật riêng lẻ.

20


Lênin nhận xét: “Chủ nghĩa kinh viện và chủ nghĩa thầy tu đã lấy ở Arixtôt
cái chết chứ không phải cái sống: nhu cầu, cố gắng tìm tòi, mê lộ, con
người đã lạc lối” [24, 390]. Chống lại quan điểm của Tômát Đacanh, Đơn
Xcốt cho rằng hình thức không làm cho vật chất trở thành hiện thực mà chỉ
làm cho vật chất trở thành một dạng hiện thực nhất định mà thôi. Sự vật cá
biệt mới là tồn tại cao nhất, còn cái phổ biến, cái chung chỉ là những tên gọi
được người ta gán cho các sự vật riêng lẻ. Không có con người hay cái nhà
nói chung, đó là tên gọi để chỉ tổng số những con người, những cái nhà riêng
lẻ. Vì vậy, cái chung tồn tại trong bản thân các sự vật với tính cách là bản
chất chung của chúng, và tồn tại sau sự vật với tính cách là những khái niệm,
khái niệm đó được tư duy con người trừu tượng hóa, tách ra từ bản chất
chung ấy.

Kế thừa và phát triển tư tưởng của các bậc tiền bối, đại biểu là Đơn
Xcốt, Guyliam Ốccam một trong những lãnh tụ của phái Duy danh chống
chủ nghĩa Tô mát khẳng định chỉ có thực thể cá biệt là tồn tại thực còn khái
niệm chỉ được tìm thấy trong “tinh thần và trong từ ngữ mà thôi”. Sự thừa
nhận hiện thực khách quan của cái phổ biến (cái chung, hình thức, mô thể) là
một sự vô lý. Cái phổ biến, theo ông, nó mô tả cái giống nhau trong các đối
tượng riêng lẻ, là những ký hiệu của sự vật. Cho nên, theo Guyliam Ốccam,
nhận thức thế giới là nhận thức sự vật cá biệt, nhận thức bắt đầu từ kinh
nghiệm và được phát triển nhờ cảm giác.
Trong cách giải quyết vấn đề bản chất của cái chung và cái riêng, phái
Duy danh và phái Duy thực thể hiện hai khuynh hướng chính trong triết học:
Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. Cái chung và cái riêng được phái
Duy danh lý giải theo tinh thần dị giáo, còn phái Duy thực tìm cách giải trả
lời vấn đề có tính chất thần học. Lênin nhận xét: “Cuộc đấu tranh giữa phái
duy thực và phái duy danh thời trung cổ có những đặc điểm chung với cuộc
đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm” [4, 123]. Tuy phái
Duy danh có khuynh hướng duy vật và gần với chân lý hơn so với phái Duy

21


thực, nhưng nó vẫn chưa thoát khỏi tính chất hạn chế và phiến diện của siêu
hình học: Họ không thấy được tính khách quan của cái chung, tính thống
nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng, cái phổ biến và cái đặc thù. Do
vậy, họ phủ nhận cả sự tồn tại của những đặc tính vốn tồn tại khách quan
biểu hiện các mối liên hệ bản chất, có tính qui luật của sự vận động và phát
triển của sự vật.
Qua nghiên cứu cuộc đấu tranh giữa phái Duy thực và phái Duy danh
về vấn đề cái chung và cái riêng, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
Một là, phái Duy thực là triết học chính thống của xã hội phong kiến

Tây Âu thời Trung cổ. Đặc điểm của khuynh hướng này là phục tùng thần
học; theo chủ nghĩa duy tâm, phương pháp suy luận hình thức chết cứng, chủ
nghĩa tín ngưỡng, đối lập với tư tưởng khoa học. Nó không chấp nhận bất cứ
cái gì mới. Mục đích cao nhất của phái Duy thực là phục vụ tôn giáo và nhà
thờ, do đó đã xuyên tạc học thuyết của các nhà triết học tiến bộ thời kỳ cổ
đại, đặc biệt là triết học của Arixtôt.
Hai là, cuộc đấu tranh giữa hai phái Duy thực và Duy danh cũng là
đặc trưng của tư tưởng triết học Trung cổ Tây Âu. Xét đến cùng, cuộc đấu
tranh này phản ánh ít nhiều hai xu hướng triết học đối lập nhau: Chủ nghĩa
duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Ba là, về bản chất, triết học Trung cổ nói chung, triết học kinh viện
nói riêng không có gì là mới mẻ, nó là sự pha trộn của triết học Platôn và
Arixtôt; thậm chí có những bước thụt lùi so với triết học Hy Lạp trong nhiều
vấn đề. Chẳng hạn, khi đề cập cái chung và cái riêng, Arixtôt đã xem xét cái
chung và cái riêng với tính cách là hai mặt đối lập biện chứng, điều mà phái
Duy danh (có khuynh hướng duy vật hơn cả) cũng không làm được.
1.1.4. I.Cantơ (1724 - 1804)
Sau Arixtôt, vấn đề cái chung, cái riêng được thể hiện rõ nét trong triết
học Cantơ. Mặc dù không trực tiếp bàn đến cặp phạm trù cái chung và cái
riêng; song vấn đề vật tự nó và hiện tượng đã làm toát lên nội dung đó.

22


Triết học của Cantơ được chia làm hai thời kỳ: Thời kỳ I là thời kỳ
trước phê phán (trước năm 1770) và thời kỳ II là thời kỳ phê phán (sau năm
1770). Sở dĩ chia làm hai thời kỳ như vậy là vì triết học của Cantơ có những
nội dung và tính chất rất khác nhau trong hai thời kỳ ấy. Thời kỳ thứ nhất,
trong học thuyết của ông có nhiều yếu tố duy vật, có nhiều phát minh quan
trọng và mang tinh thần lạc quan của một nhà khoa học chân chính. Còn thời

kỳ thứ hai, triết học của Cantơ chịu ảnh hưởng của triết học Hium, Lépnít và
Vônphơ, trong học thuyết của ông có nhiều yếu tố duy tâm, bất khả tri và
mang tinh thần yếm thế, tiêu cực và đôi khi ngụy biện. Do đó, triết học của
ông có nhiều vấn đề phức tạp, khó hiểu, chứa đựng những hạn chế đo điều
kiện lịch sử qui định. Nhưng cũng là thời kỳ có nhiều đóng góp to lớn cho
kho tàng lý luận.
Phê phán lý tính thuần túy (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788),
Phê phán khả năng suy diễn (1790) được Cantơ viết ở thời kỳ thứ hai đó.
Trong Phê phán lý tính thuần túy Cantơ đã phân chia thế giới thành thế giới
vật tự nó và thế giới hiện tượng. Thế giới hiện tượng là từ thế giới vật tự nó
mà ra. Do vậy, vật tự nó là mặt bản chất, còn hiện tượng là sự biểu hiện của
bản chất đó.
Theo ông, thế giới hiện tượng là các sự vật trong tự nhiên, tồn tại
khách quan. Con người có thể nhận thức được nó bằng trực quan cảm tính
thông qua hình thức tiên nghiệm của không gian và thời gian (thời gian có
khả năng sắp xếp các hiện tượng hỗn độn cảm tính một cách liên tục và kế
tiếp). Cantơ cho rằng, nếu con người chỉ dừng lại ở thế giới hiện tượng thì
con người mới chỉ cảm nhận có sự tồn tại của đối tượng mà chưa thấy được
bản chất của đối tượng. Nhận thức theo ông, cần phải chuyển lên một giai
đoạn nhận thức cao hơn, giai đoạn tư duy lý tính với các công cụ là các phạm
trù giác tính thuần túy. Hệ thống phạm trù của Cantơ bao gồm 12 phạm trù
chia làm 4 nhóm: 1) Nhóm phạm trù lượng có phạm trù: Nhất thể, đa thể,
toàn thể; nhóm phạm trù chất có: Hiện thực, phủ định, hạn định; nhóm phạm

23


trù quan hệ: Bản thể và tồn tại độc lập, nguyên nhân và kết quả, tương tác
qua lại; nhóm phạm trù tình thái có phạm trù: Khả năng và không khả năng,
tồn tại và không tồn tại, tất yếu và ngẫu nhiên [55, 83]. Theo Cantơ các

phạm trù đó chỉ giúp con người nhận thức thế giới hiện tượng, chứ không có
khả năng nhận thức thế giới vật tự nó (siêu nghiệm). Cantơ viết: “Các phạm
trù chỉ có công dụng thường nghiệm thôi, chứ không hề có công dụng siêu
nghiệm” [55, 89].
Phạm trù số lượng chính là các con số, con số là biểu tượng liên kết
một cách liên tục các đơn vị cùng một loại với nhau như một, nhiều hay tất
cả. Con số nói chung là sự thống nhất tổng hợp cái đa dạng của một trực
quan thống nhất xuất hiện nhờ yếu tố thời gian bên trong con người. Phạm
trù chất lượng là tất cả những gì phù hợp với cảm giác nói chung, vì cảm
giác cho chúng ta biểu tượng về sự tồn tại (hiện thực) hay không tồn tại (phủ
định) hiện thực của đối tượng trong thời gian. Phạm trù bản thể là sự trường
tồn của hiện thực trong thời gian, nghĩa là biểu tượng về thời gian như một
bản thể của sự xác định kinh nghiệm thời gian nói chung. Phạm trù khả năng
là sự phù hợp của tổng hợp nhiều biểu tượng khác nhau cùng với điều kiện
của thời gian nói chung, nghĩa là chúng ta có thể hình dung điều này có thể
xảy ra trong trường hợp khác.
Như vậy, trong bảng phạm trù của ông có bốn nhóm và có thể chia
thành hai dạng. Dạng thứ nhất (số lượng, chất lượng) liên quan đến các đối
tượng trực quan thuần túy, cũng như trực quan kinh nghiệm, ông gọi là dạng
toán học. Dạng thứ hai (quan hệ, tình thái) liên quan đến sự tồn tại của các
đối tượng đó được Cantơ gọi là động lực. Các phạm trù là hình thức để con
người có thể tư duy (nhận thức) và điều kiện để con người có thể kinh
nghiệm. Tuy nhiên, những phạm trù đó không phải rút ra từ việc khái quát
các hiện tượng đa dạng của tự nhiên mà là khả năng tổng hợp thuần túy của
giác tính. Quá trình tổng hợp thuần túy của giác tính tạo nên phạm trù được
Cantơ giải thích như sau: Bản chất của trực quan cảm tính là hỗn độn, đa

24



dạng. Nhờ có khả năng tổng hợp của giác tính thuần tuý mà sự hỗn độn, đa
dạng đó được qui về một mối thống nhất cho biểu tượng trực quan, sự thống
nhất đó là những khái niệm giác tính thuần túy hay các cặp phạm trù [55,
85]. Do vậy, theo ông, các phạm trù là những hình thức tư tưởng chưa có nội
dung (đây cũng là điểm khác nhau căn bản giữa Cantơ và C.Mác trong quan
niệm về phạm trù), để các phạm trù đó có nội dung và trở thành tri thức,
chúng phải được vận dụng vào kinh nghiệm cảm tính. Quá trình các phạm
trù được vận dụng vào kinh nghiệm diễn ra bằng cách nào? Cantơ cho rằng,
con người sử dụng phép suy diễn tiên nghiệm các phạm trù, tức vận dụng các
phạm trù ấy vào kinh nghiệm qui tụ sự hỗn độn, đa dạng của trực quan cảm
tính thành sự thống nhất của các khái niệm, phạm trù để tạo nên tri thức có
tính phổ quát, tất yếu. Nhưng để thực hiện phép suy diễn tiên nghiệm trên thì
cần phải có khâu trung gian gắn liền các phạm trù với kinh nghiệm cảm tính,
theo ông, đó là chính là thời gian. Bởi vì, một mặt, thời gian có sự tương
đồng với phạm trù - tức là có khả năng sắp xếp các hiện tượng cảm tính một
cách liên tục và kế tiếp); mặt khác, thời gian tương đồng với hiện tượng, bởi
trong thời gian có các biểu tượng thường nghiệm của sự hỗn độn, đa dạng.
Sự thống nhất giữa tư duy giác tính và kinh nghiệm cảm tính trong thời gian
được Cantơ gọi là lược đồ. Theo Cantơ: “Đồ thức là hiện tượng hay khái
niệm cảm tính của đối tượng nằm trong quan hệ với phạm trù… cho nên các
phạm trù nếu thiếu đồ thức thì chỉ là những chức năng của giác tính đối với
khái niệm chứ không thể biểu đạt được một đối tượng nào cả. Các phạm trù
chỉ có ý nghĩa trong mối quan hệ với cảm tính, cái đem lại tính hiện thực
cho các khái niệm giác tính đồng thời lại giới hạn giác tính đó” [55, 88-89].
Như vậy, lược đồ là chiến cầu nối liền các phạm trù giác tính thuần túy với
các đối tượng thường nghiệm, nếu thiếu đồ thức thì các phạm trù giác tính
chỉ là những khái niệm suông, chúng không cho ta một biểu tượng nào về
đối tượng.

25



×