Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.68 KB, 1 trang )
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN 8- HỌC KỲ I
I.VĂN:
1. Nắm được nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm tự sự đã học như: Tôi đi học (
Thanh Tịnh), Trong lòng mẹ ( Nguyên Hồng), Tức nước vỡ bờ ( Ngô Tất Tố), Lão
Hạc (Nam Cao), Cô bé bán diêm ( An-đéc-xen) , Đánh nhau với cối xay gió ( Xéc-
van téc), Chiếc lá cuối cùng (O-Henry), Hai cây phong ( Ai-ma-tốp).
- Ở mỗi tác phẩm cần nắm được : Nội dung cốt truyện, nhân vật, các chi tiết tiêu
biểu, ngôn ngữ kể chuyện, vẻ đẹp của các hình tượng, các nhân vật điển hình. Học
thuộc phần ghi nhớ (SGK)
2.Nắm được nội dung cụ thể của các bài thơ trữ tình đã học và các bài đọc thêm:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác (Phan Bội Châu), Đập đá ở Côn Lôn ( Phan
Châu Trinh), Muốn làm thằng cuội ( Tản Đà), Hai chữ nước nhà ( Trần Tuấn Khải)
- Học thuộc lòng các bài thơ trên. Học thuộc phần ghi nhớ.
3. Nắm được nội dung và nghệ thuật các văn bản nhật dụng: Thông tin về ngày trái
đất năm 2000, Bài toán dân số, Ôn dịch thuốc lá. Học thuộc phần ghi nhớ.
II.TIẾNG VIỆT:
1.Nắm kiến thức cơ bản của các bài:
- Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ.
- Trường từ vựng.
-Từ tượng hình, tượng thanh, Từ ngữ địa phương , Biệt ngữ xã hội.
- Trợ từ , thán từ.
- Nói quá, nói giảm nói tránh.
- Câu ghép.
- Hệ thống dấu câu: Đặc điểm và công dụng của dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép, dấu
hai chấm.
2.Thực hành: Làm các bài tập trong SGK có liên quan đến các bài đã học.
III. TẬP LÀM VĂN:
1.Nắm được đặc điểm của văn bản tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm, phương pháp
làm bài văn tự sự.
2. Nắm đặc điểm, yêu cầu và phương pháp làm bài văn thuyết minh.
3. Thực hành tất cả các đề tập làm văn có trong SGK ( HK I)