Tải bản đầy đủ (.doc) (153 trang)

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC: NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 153 trang )

UBND TỈNH QUẢNG NGÃI
SỞ KH – CÔNG NGHỆ & MÔI TRƯỜNGT

UBND HUYỆN LÝ SƠN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

NGHIÊN CỨU, BẢO TỒN VÀ
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA VẬT THỂ
VÀ PHI VẬT THỂ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN

Chủ nhiệm đề tài
Phó Chủ nhiệm đề tài
Thư ký
Cộng tác viên đề tài:

: Nguyễn Thanh Tùng
: Đoàn Ngọc Khôi
: Mai Giang
GS. Chử Văn Tần
GS. Trần QuỐc Vượng
CN. Nguyễn Đăng Vũ
CN. Phan Đình Độ
CN. Nguyễn Văn Bốn
KTS. Nguyễn Hạp

Nhiếp ảnh:

Từ Kim Dũng
Nguyễn Văn Xuân


1


THAM GIA NGHIÊN CỨU VÀ BIÊN SOẠN ĐỀ TÀI:
----------

CHƯƠNG 1: Đoàn Ngọc Khôi
CHƯƠNG 2: Đoàn Ngọc Khôi
CHƯƠNG 3: Đoàn Ngọc Khôi - Nguyễn Đăng Vũ - Phan Đình Độ
CHƯƠNG 4: Đoàn Ngọc Khôi
CHƯƠNG 5: Nguyễn Thanh Tùng - Nguyễn Đăng Vũ - Phan Đình Độ

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC......................................................................................................3
PHẦN MỞ ĐẦU..............................................................................................6
CHƯƠNG I:.................................................................................................10
TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, HÀNH CHÍNH VÀ........................................10
LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN..............................................................10
1. Địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Lý Sơn:............................10
2. Lịch sử hình thành đảo Lý Sơn :..........................................................14
CHƯƠNG II.................................................................................................22
ĐẢO LÝ SƠN TRONG THỜI TIỀN SỬ............................................................22
VÀ SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT...................................................................22
I/ THỜI TIỀN SƠ SỬ TRÊN ĐẢO LÝ SƠN...................................................22
1. Lịch sử nghiên cứu:.............................................................................22
2. Văn hóa tiền sơ sử trên đảo Lý Sơn:....................................................23
2.1- Dạng văn hóa vật chất của cư dân Sa Huỳnh hải đảo:....................23

2. Văn hóa Chămpa trên đảo Lý Sơn:......................................................30
II- SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT TRÊN ĐẢO LÝ SƠN:..................................33
1- Hình thành thiết chế làng xã:.............................................................33
2. Chủ xóm:.............................................................................................37
3. Chủ Lân:..............................................................................................37
LÀNG - XÃ LÝ HẢI........................................................................................44
LÀNG - XÃ LÝ VĨNH.....................................................................................45
4. Các vấn đề bảo vệ và phân chia nguồn lợi biển và rừng của làng:.....48
1/- Cơ cấu tổ chức Vạn:...........................................................................49
2.2. Cơ cấu tổ chức của Vạn...................................................................50
2.3. Mối quan hệ giữa Làng và Vạn.........................................................51
4. Tín ngưỡng thờ thần của Vạn:.............................................................54
CHƯƠNG III:...............................................................................................57
VĂN HÓA VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ............................................................57
Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN...............................................................................57
I. DI SẢN VĂN HÓA KIẾN TRÚC...............................................................57
1. Kiến trúc tôn giáo tín ngưỡng sinh hoạt cộng đồng:...........................57
1.1- KIẾN TRÚC ĐÌNH LÀNG:....................................................................57
1.2: CHÙA:...............................................................................................59
2. Hệ thống nhà ở trên đảo Lý Sơn:.........................................................60
2.2. Nhà Rường:......................................................................................62
2.3. Nhà đắp (nhà lá mái):......................................................................63
Một số kiến trúc tiêu biểu ở huyện đảo Lý Sơn:......................................65
CHÙA HANG............................................................................................65
DINH THỜ THIÊN Y A NA.........................................................................68
VĂN TẾ THIÊN YANA:...............................................................................71
ÂM LINH TỰ.............................................................................................72
LĂNG CỒN TỰ.........................................................................................74
LĂNG CỒN TỰ.........................................................................................74
ĐÌNH LÀNG VÀ NHÀ THỜ TIỀN HIỀN XÃ LÝ HẢI........................................75

a- Đình hạ (tiền đường):..........................................................................76
b. Đình trung (chánh điện):.....................................................................78
c- Đình thượng (hậu cung):.....................................................................79
d- Nhà Tiền hiền:.....................................................................................80
e- Miếu thờ thành hoàng:........................................................................80
d- Nghĩa Từ:............................................................................................80

3


II/ PHONG TỤC, TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN............80
1. Phong tục trong những ngày Tết Nguyên Đán:...................................80
1.1.Dựng nêu:.........................................................................................81
1.2. Cúng gia tiên:..................................................................................81
1.3. Tổ chức lễ tế đình, lăng:...................................................................81
1.4. Rước Sắc Thần:................................................................................81
1.5. Xông nhà:.........................................................................................82
1.6. Kiêng cử:..........................................................................................82
1.7. Thăm tết:.........................................................................................82
2 - Phong tục gắn liền với sản xuất nông nghiệp:...................................82
2.1 Lễ động thổ:......................................................................................82
2.2 Lễ cúng thần nông:...........................................................................83
2.3 Lễ cúng chúa đất ( Chúa Ngu Man Nương )...................................83
2.4 Lễ cầu mùa: (Lễ kỳ phước).............................................................83
2.5. Lễ Hạ Điền:...................................................................................84
2.6. Lễ Thượng Điền:............................................................................84
2.6 Lễ tống ôn:.....................................................................................84
3. Phong tục gắn với nghề khai thác biển:.............................................84
3.1. Lễ “ra mắt”cuả Vạn......................................................................84
3.2. Lễ xuống nghề của Vạn:...............................................................84

3.3. Lễ lên nghề:..................................................................................85
3.4. Kiêng cử:.......................................................................................85
4. Phong tục liên quan đến chu kỳ đời người:.........................................85
4.1 Sinh đẻ...........................................................................................85
4.2 Hôn nhân:......................................................................................86
4.3 Tang ma.........................................................................................88
2/ TÍN NGƯỠNG......................................................................................89
2.1 Tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên:............................................................89
2.2 Tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông............................................................91
2.3. Khao thế lính Hoàng Sa....................................................................94
2.4. Các tôn giáo tín ngưỡng khác:........................................................96
3/ LỄ HỘI:................................................................................................97
3.1 Tết Nguyên Đán:...............................................................................97
3.2 Tết thanh minh.................................................................................99
3.3 Tết Đoan Ngọ....................................................................................99
3.4. Hội Đình...........................................................................................99
III. VĂN HỌC DÂN GIAN ĐẢO LÝ SƠN....................................................103
1. Môi trường hình thành và phát triển:................................................103
2. Đôi nét về thể loại và vài đặc điểm:................................................105
PHONG CÁCH ẨM THỰC Ở ĐẢO LÝ SƠN................................................110
CÁC CÂY THUỐC VÀ MÓN ĂN BỔ DƯỠNG TRÊN ĐẢO...........................112
CHƯƠNG IV:.............................................................................................114
KINH TẾ TRUYỀN THỐNG CỦA..................................................................114
CƯ DÂN ĐẢO LÝ SƠN...............................................................................114
1. Kinh tế nông nghiệp.........................................................................114
II. Kinh tế biển :.....................................................................................116
1. Các phương tiện đánh bắt cá:...........................................................116
2/ Nghề đánh bắt cá:............................................................................116
3/ Các loại hải sản:................................................................................117
4/ Phân công lao động:........................................................................118

7/ Nghề câu khơi:..................................................................................118

4


III. Kinh tế thủ công nghiệp...................................................................119
1/ Nghề đan lưới gai:.............................................................................119
2/ Nghề đóng ghe bầu:.........................................................................120
CHƯƠNG 5:..............................................................................................122
ĐỊNH HƯỚNG BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA...................................122
VẬT THỂ VÀ PHI VẬT THỂ Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN.....................................122
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN :................................................................................122
II/ Định hướng bảo tồn văn hóa vật thể:...............................................123
1/ Thực trạng :......................................................................................123
2/ Các giải pháp bảo tồn :.....................................................................125
III/- Định hướng bảo tồn văn hóa phi vật thể.........................................126
1) Thực trạng vốn văn hóa phi vật thể hiện nay ở huyện Lý Sơn:......126
2)- Giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị vốn văn hóa phi vật thể ở
huyện Lý Sơn:....................................................................................127
PHẦN KẾT LUẬN........................................................................................131
Phụ lục 1..................................................................................................133
III/ HÔN NHÂN - GIA ĐÌNH:....................................................................141
IV/ CÁC QUAN HỆ XÃ HỘI KHÁC:...........................................................143
TRUYỆN KỂ DÂN GIAN LÝ SƠN..................................................................146
SỰ TÍCH CHÙA HANG............................................................................146
ĐÁNH GIẶC TÀU Ô.................................................................................147
Chuyện kể về:..........................................................................................148
CÁC VỊ TIÊN HIỀN Ở ĐẢO LÝ SƠN.............................................................148
1. Tiền Hiền khai khẩn..........................................................................148
2/ Chuyện Phế Truất mỗi làng một ông Tiền Hiền:................................148

NÀNG ROI..............................................................................................149
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................151
MỤC LỤC..................................................................................................152

5


PHẦN MỞ ĐẦU
Lý Sơn là hải đảo nằm cách đất liền khoảng 25 hải lý về phía đông bắc. Trong
quá khứ, Lý Sơn là hòn đảo yên bình ít bị ảnh hưởng của chiến tranh, do vậy với
điều kiện thuận lợi này các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn
tương đối nguyên vẹn. Tuy nhiên trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện
nay, cần phải tiến hành nghiên cứu bảo tồn và định hướng phát triển văn hóa vật
thể và phi vật thể trên đảo theo đúng chủ trương Nghị quyết TW 5 đề ra về bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Thực tiễn đã cho thấy văn hóa là nền tảng và động lực thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội, ngược lại xã hội có kinh tế phát triển thì các giá trị di sản văn
hóa truyền thống của dân tộc càng được chú trọng nghiên cứu và bảo tồn. Huyện
đảo Lý Sơn tuy có diện tích nhỏ hẹp nhưng chứa đựng một kho tàng văn hóa
Việt vô cùng phong phú và đa dạng. Trong tương lai không xa khu công nghiệp
Dung Quất phát triển thịnh vượng sẽ là điều kiện tốt cho sự vươn lên về các mặt
kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn. Vì vậy yêu cầu đặt ra ngay từ bây giờ
cần thiết phải có các chương trình nghiên cứu, các dự án phục vụ cho chiến lược
phát triển của huyện đảo trong sự phát triển chung của tỉnh Quảng Ngãi. Được
sự quan tâm và đầu tư kinh phí để nghiên cứu của UBND tỉnh Quảng Ngãi; sự
phối hợp giữa Sở KH-CN & MT và UBND huyện Lý Sơn; cùng với sự nỗ lực
của các nhà nghiên cứu trong tỉnh và các giáo sư đầu ngành ở các viện nghiên
cứu; đề tài “Nghiên cứu, bảo tồn và định hướng phát triển văn hoá vật thể và
phi vật thể ở huyện Lý Sơn” được triển khai và thực hiện trong 2 năm 1999-2000
và đã thu được những kết quả khả quan về khoa học.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ 3 mục tiêu sau:
+ Tổng quan địa lý tự nhiên, hành chính và lịch sử hình thành huyện đảo Lý
Sơn.
+ Nghiên cứu hệ thống văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện đảo.
+ Định hướng bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể ở
huyện đảo Lý Sơn.
Kết quả nghiên cứu: Đề tài hoàn thành đem lại một số đóng góp trong nghiên
cứu khoa học và trong thực tiễn như sau:
Trong phương diện khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài đem lại những tư
liệu và nhận thức mới về văn hóa vật thể và phi vật thể ở huyện đảo Lý Sơn; về
các giá trị văn hóa truyền thống cũng như các yếu tố địa lý, con người của huyện
đảo; đồng thời kết quả nghiên cứu của đề tài còn góp phần hình thành địa chí
huyện đảo Lý Sơn.
Trong chiến lược phát triển kinh tế của huyện Lý Sơn, kết qủa nghiên cứu của
đề tài có ý nghĩa góp phần xây dựng các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
của huyện đảo dựa trên nền tảng chiến lược văn hóa - con người. Đồng thời, các
6


di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của huyện đảo Lý Sơn sau khi nghiên cứu
hoàn thành và công bố sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho các dự án bảo tồn và cho
các hoạt động văn hóa du lịch. Trong tương lai vấn đề du lịch văn hóa, du lịch
sinh thái sẽ là thế mạnh trong phát triển kinh tế của huyện đảo Lý Sơn.
Trong sự định hướng phát trển văn hóa - xã hội của huyện Lý Sơn, kết quả
nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần giúp cho ngành văn hóa sử dụng để thực hiện
các dự án bảo tồn di sản văn hóa trên huyện đảo; đồng thời còn giúp cho các cơ
quan quản lý xây dựng những vấn đề giữ gìn củng cố các giá trị đạo đức truyền
thống, phục hồi những định chế tốt đẹp của làng xã cổ truyền nhằm mục đích ổn
định đời sống sinh hoạt xã hội trên huyện đảo.
Giới hạn và các phương pháp nghiên cứu để thực hiện đề tài:

Giới hạn:
- Đề tài thực hiện khảo sát trên phạm vi huyện đảo Lý Sơn.
- Đề tài nghiên cứu một số bộ phận cấu thành văn hóa vật thể và phi vật thể ở
huyện đảo như các di tích di vật khảo cổ, các kiến trúc dân gian, các món ăn
truyền thống, hoạt động kinh tế truyền thống, phong tục tập quán, lễ hội tín
ngưỡng và văn học dân gian; đề tài không đi vào lĩnh vực nghiên cứu ngôn ngữ
hoặc âm nhạc dân gian. Ngoài ra, đề tài còn đề cập đến vị thế địa lý, lịch sử của
huyện đảo Lý Sơn, cùng các giải pháp định hướng bảo tồn các di sản văn hóa
của huyện đảo.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài thực hiện nghiên cứu trên cơ sở một số phương pháp sau:
- Phương pháp điền dã khảo cổ học
- Phương pháp Monographie, khảo sát môt tả các lễ hội, phong tục, tín
ngưỡng, truyện kể ca dao... cùng các kiến trúc dân gian, phong cách ẩm thực...
- Phương pháp đo vẽ đồ họa kiến trúc, chụp ảnh miêu tả minh họa.
- Phương pháp phân tích và tổng hợp để chỉnh lý, chọn lọc, hệ thống hóa tư
liệu, biên soạn hoàn chỉnh công trình.
Kết quả nghiên cứu của đề tài:
Chương I: Đề tài nêu rõ các ưu thế của đảo Lý Sơn về vị thế địa lý thuận lợi
để phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa và về chiến lược quân sự bảo vệ vùng đất
liền và lãnh hải của Việt Nam. Đồng thời trong chương này chúng tôi đã nêu rõ
sự đa dạng về động thực vật, đặc biệt là nguồn hải sản biển của huyện đảo Lý
Sơn. Ngoài ra đề tài còn nêu cụ thể về sự thay đổi hành chính của huyện đảo Lý
Sơn từ thời Nguyễn thế kỷ XVII cho đến ngày nay. Đề tài còn đề cập về Đội
Hoàng Sa thời Nguyễn trong lịch sử bảo vệ chủ quyền hải đảo của Việt Nam.
Chương II: Đề tài nghiên cứu đã làm rõ về thời kỳ tiền sơ sử của đảo Lý Sơn,
đó là giai đoạn văn minh văn hóa Sa Huỳnh và Champa đã thành tạo và phát
triển, đến nay khảo cổ học đã phát hiện và nghiên cứu nhiều di vật di tích có giá
7



trị lịch sử. Vấn đề này đã chứng minh đảo Lý Sơn đã xuất hiện con người và sự
hình thành văn minh từ rất sớm cách nay khoảng 3000 năm.
Đề tài còn đi sâu vào nghiên cứu sự xác lập văn hóa Việt trên đảo Lý Sơn mà
điểm khởi đầu từ thế kỷ XVI - XVII. Văn hóa Việt trên đảo có những nét đặc
trưng riêng là sự hội nhập của văn hóa bản địa mang tính chất biển - hải đảo và
văn hóa Việt của vùng đồng bằng Bắc bộ mang tính chất nông nghiệp rất đặc
trưng. Sự hội nhập này đã tạo nên sự đa dạng trong các thiết chế tự quản của
Làng - Vạn; đồng thời tạo nên sự phong phú trong tín ngưỡng dân gian với ý
thức tâm linh đa thần mà đặc trưng rõ nhất đó là tín ngưỡng thờ Nữ thần của
Làng và tín ngưỡng thờ cá Ông Nam Hải của Vạn.
Chương III: Trong chương này đề tài đi sâu phân loại và mô tả cụ thể về các
văn hóa vật thể: Kiến trúc dân gian gồm kiến trúc tín ngưỡng thờ phụng và kiến
trúc dân dụng nhà ở; các sản vật và món ăn truyền thống của cư dân trên đảo.
Trong hai đề mục nghiên cứu này đề tài đã nêu các đặc trưng về sự đa dạng
trong kiến trúc dân gian nhà ở gồm nhà đất, nhà rường, nhà lá mái (nhà đắp) và
kiến trúc tín ngưỡng gồm đình, chùa trong hang đá, dinh, miểu, lăng thờ cá Ông.
Món ăn truyền thống của cư dân ở đảo Lý Sơn có nét đặc trưng khác với đất liền
do điều kiện hải đảo phong phú về các loại hải sản nên các món ăn truyền thống
thiên về các sản vật biển.
Về văn hóa phi vật thể đề tài đã đi vào các vấn đề về phong tục tập quán lễ
hội, tín ngưỡng và văn học dân gian nói chung. Phong tục, tập quán, lễ hội tín
ngưỡng của cư dân đảo Lý Sơn mang nặng sự bảo lưu các giá trị truyền thống.
Đặc điểm chung là các văn hóa vật thể và phi vật thể bắt nguồn trên hai loại hình
kinh tế cơ bản là nông nghiệp và khai thác biển, được bảo lưu nguyên vẹn,
không nơi nào khác có thể so sánh được. Các điển trình nghi lễ tế tự tuân theo
qui định của thọ mai gia lễ có khi giữ nguyên, cũng có khi giản lược. Các tín
ngưỡng dân gian với đặc trưng thờ nữ thần và thờ cá Ông Nam Hải. Các tín
ngưỡng dân gian gắn liền với sản xuất nông nghiệp và khai thác biển với nhiều
lễ tế gắn với chu kỳ sản xuất thu hoạch cho nên đã tạo sự đa dạng phong phú đặc

sắc trong các tín ngưỡng dân gian của vùng đảo Lý Sơn. Về văn học dân gian
của Lý Sơn có sự du nhập từ bên ngoài trong quá trình di dân từ xưa và trong
quá trình giao lưu buôn bán với vùng đất liền cho nên một số câu ca dao, truyền
thuyết có nét giống với đất liền theo tính nguyên bản và sự dị biệt trên mô típ
chung. Ngoài ra một số truyện kể và ca dao ở Lý Sơn cũng bắt nguồn từ quá
trình lao động sản xuất, trong các mối quan hệ của các cá nhân trong cộng đồng
và trong sự chống giặc Tàu Ô bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn.
Chương IV: Đề tài đi vào nghiên cứu kinh tế truyền thống của cư dân
đảo Lý Sơn trên ba loại hình cơ bản: Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu, kinh tế
ngư nghiệp khai thác biển và kinh tế nghề thủ công truyền thống. Trong sự phân
tích nghiên cứu đã nêu bật về sự ứng xử thích hợp của người dân Lý Sơn trong
môi trường hải đảo. Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu đóng vai trò chủ đạo,
song song người dân Lý Sơn còn bổ sung nguồn gạo từ đất liền vốn không có
trên đảo. Đồng thời với thế mạnh khai thác biển ngư dân Lý Sơn đã thu nhập lợi
8


tức đáng kể về nguồn lợi thủy sản dồi dào phong phú. Ngoài ra với nghề đóng
ghe bầu và đan lưới truyền thống của ngư dân đã cung cấp đầy đủ về phương
tiện và ngư cụ để đánh bắt cá. Với thế mạnh về số lượng ghe bầu khá lớn đã tạo
điều kiện cho cư dân đảo Lý Sơn vươn ra biển đông để giao lưu buôn bán với
các trung tâm cảng thị ở đất liền nằm dọc theo các cửa sông biển.
Chương V: Trong chương này đề tài đi vào các nghiên cứu và đề ra các giải
pháp bảo tồn và phát triển văn hóa vật thể và phi vật thể trên đảo Lý Sơn. Các
định hướng phát triển và giải pháp bảo tồn dựa trên những chủ trương của Đảng
và Nhà nước về bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa dân tộc. Trong
chương này đề tài nêu các giải pháp phát triển và bảo tồn văn hóa Lý Sơn trước
điều kiện phát triển kinh tế - xã hội hiện nay của huyện đảo, những giải pháp
này được phát triển thành các dự án cụ thể.


9


CHƯƠNG I:
TỔNG QUAN ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, HÀNH CHÍNH VÀ
LỊCH SỬ CỦA HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN
1. Địa lý tự nhiên, hành chính của huyện đảo Lý Sơn:
Huyện đảo Lý Sơn ở về phía Đơng Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, nằm giữa biển
Đơng, cách bờ biển khoảng 25 hải lý, gồm 01 đảo lớn Cù lao Ré và 01 đảo Bé
cách nhau 1,67 hải lý. Tọa độ địa lý của đảo Lý Sơn trong khoảng 15 032'14" đến
15038'14" vĩ độ Bắc và 109005'04" đến 109014'12" kinh Đơng. Huyện đảo Lý Sơn
có diện tích 9,97km2, dân số 18.521 người, mật độ dân số 1.858 người/km 2 (*),
gồm 02 xã Lý hải và Lý Vĩnh (Diện tích xã Lý Hải: 5,09 km 2, Lý Vĩnh: 4,88
km2), dân số tập trung ở xã Lý Vĩnh là 2.236 người/km 2, xã Lý Hải thấp hơn
1.495 người/km2.
Huyện đảo Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2
mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khơ. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2
năm sau, tập trung khoảng 71% lượng mưa cả năm, có năm như năm 1999
lượng mưa đạt cao nhất 4.254,9 mm, gấp đơi so với lượng mưa của các năm
trước đó, mùa khơ từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nóng và
khơ. Tuy nhiên ở Lý Sơn số lượng giờ nắng cao, trung bình từ 2.300 giờ đến
2.600 giờ. Nhiệt độ trung bình 26,40C. Sự chênh lệch nhiệt độ trong các năm khá
cao như năm 1999 nhiệt độ cao nhất ở tháng 8 là 29,9 0C, nhưng ở tháng 12 nhiệt
độ thấp xuống là 22,20C. Nhìn chung khí hậu ở đảo Lý Sơn ấm áp vào mùa đơng
và mát mẻ vào mùa hè. Tổng lượng bức xạ trên 2000 cal/năm. Độ ẩm khơng khí
trung bình 85%.
Địa hình của khu vực vùng dân cư và canh tác ở phía nam đảo có độ cao 20 30 dốc từ 8 - 150 được dân chúng khai thác trồng hành, tỏi.
Hệ thống núi trên đảo gồm 5 ngọn núi trải dài ở bờ biển phía Bắc tựa như bức
trường thành che chắn gió mùa Đơng Bắc lạnh lẽo vào mùa đơng cho dân cư
sống ở phía nam đảo. Đó là các núi: Thái Lới, Giếng Tiền, Hòn Vung, Hòn Sỏi,

Hòn Tai, trong đó cao nhất là núi Thái Lới 169m. Năm ngọn núi này là núi lửa
đã tắt. Một số núi còn lại miệng hình lòng chảo như núi Giếng Tiền, Thái Lới.
Vết tích nham thạch phun trào từ núi lửa hiện nay còn vương vãi ở núi Thái Lới,
Hòn Tai, khu vực phía Tây và bờ biển phía Đơng đảo.
Đất đai là tài ngun quan trọng của huyện đảo Lý Sơn, trong thời gian qua
nguồn tài ngun này đã thu hút khoảng 62% lao động của huyện và ni sống
gần 50% số dân huyện đảo.
(*)- Theo số liệu thống kê năm 1999. Trích trong "Niên giám
thống kê năm 1999 huyện Lý Sơn - Cục thống kê Quảng Ngãi.
Tháng 7/2000
*

10


Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đảo là 800ha, trong đó đất nơng nghiệp
chiếm diện tích 400ha, đất lâm nghiệp 182ha, đất chưa sử dụng 218ha (*). Đất
nơng nghiệp trên huyện đảo được sử dụng canh tác theo hai dạng: Cây hoa màu
hàng năm 383ha bao gồm trồng hành, tỏi, rau, đậu, bắp và cây ăn quả chiếm
diện tích 17ha. Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng chiếm 182ha.
Rừng tự nhiên trên huyện đảo đến nay khơng còn nhưng thời phong kiến trước
đây rừng tự nhiên ở Lý Sơn có diện tích lớn, phân bố ở các núi và thềm chân
núi. Thời bấy giờ, đảo Lý Sơn có những khu rừng như rừng Cây Minh, rừng
Trng, rừng Nhợ, rừng Cây Gạo, rừng Bà Bút, rừng Phật. Để bảo vệ rừng tự
nhiên, trong hương ước của hai làng An Vĩnh và An Hải xưa đã quy định lệ làng
về việc phạt vạ bằng tiền và đóng gơng những người tự ý chặt phá rừng cây ở
các núi Hòn Sỏi, Giếng Tiền, Thái Lới, nên các rừng cây ở Lý Sơn được bảo vệ
rất tốt. Từ năm 1945 trở đi, hương ước bị bãi bỏ, rừng bị chặt phá, đến nay ở Lý
Sơn khơng còn rừng tự nhiên nữa. Hiện nay, huyện đảo Lý Sơn đang phát triển
diện tích rừng trồng phủ xanh đồi trọc với kết quả tương đối khả quan.

Đất đai thổ nhưỡng ở đảo Lý Sơn chủ yếu có hai loại:
- Đất cát biển có diện tích 110ha, chiếm 10% diện tích tự nhiên, phần lớn tập
trung ở phía Tây của đảo lớn. Đến nay đại bộ phận diện tích đất cát biển đã được
sử dụng làm khu dân cư và cải tạo để sản xuất nơng nghiệp.
- Đất nâu đỏ trên đá Bazan: Chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của huyện đảo
với 877ha (bằng 83% diện tích tự nhiên). Có khoảng 680ha đất nâu đỏ trên đá
Bazan có tầng dày trên 1m và độ dốc dưới 80. Đất Bazan màu mỡ, hàm lượng các
chất dinh dưỡng cho cây trồng từ trung bình trở lên, thích hợp với nhiều loại cây
cơng nghiệp và cây trồng khác, đây là nguồn tài ngun quan trọng của huyện
đảo.
Bãi cát bằng ven biển có diện tích khoảng 42ha, chiếm 4% diện tích đất tự
nhiên, phân bố viền quanh đảo và tiếp giáp mặt nước biển. Tuy nhiên hiện nay,
diện tích đất cát biển tự nhiên đã thu hẹp và biến mất do nhu cầu trồng hành, tỏi
người dân đã khai thác cạn kiệt. Có thể nói thời gian qua việc sử dụng đất ở
huyện đảo Lý Sơn chưa thật hợp lý. Chẳng hạn, diện tích đất dành cho nghĩa địa
khá lớn và phân tán, diện tích vườn tạp khá nhiều, đặc biệt do nhu cầu trồng
hành, tỏi đã khiến cho người dân phải đào sâu dưới lòng đất để lấy cát hoặc khai
thác cát ven biển gây ảnh hưởng xấu đến mơi trường sinh thái, bờ biển bị sạt lở,
thu hẹp dần diện tích của đảo.
Trên đảo Lý Sơn trước đây vào thời tiền sơ sử, hẳn đã có nhiều lồi thú rừng
vì trong các cuộc khai quật tại đảo Lý Sơn các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khá
nhiều răng nanh, xương của lồi lợn rừng và một số xương của các lồi thú
khác. Điều này chứng tỏ xưa kia trên đảo Lý Sơn tồn tại các vùng rừng rậm, các
suối nước ngọt có nhiều lồi thú hoang dã sinh sống. Trong Tồn tập Thiên Nam
(*) Theo số liệu thống kê năm 1999. Trích trong "Niên giám
thống kê năm 1999 huyện Lý Sơn - Cục thống kê Quảng Ngãi.
Tháng 7/2000
(

11



tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá soạn vào giữa thế kỷ XVII đã chép khá rõ là trên núi
ở đảo có nhiều sản mộc. Nhưng hiện nay tìm kiếm những cây thân mộc tự nhiên
trên núi quả là điều khó khăn. Hiếm hoi còn sót lại một vài loại cây hiện diện từ
rất sớm ở các vùng đồi núi của đảo, đó là cây: Bàng biển, dân gian gọi là cây
Phong Ba, tên La Tinh là Terminalia catappa. Cây to cao từ 5 - 7m, nhánh mọc
ngang thành tầng, thân cây u nần, lá trở đỏ khi khô, quả nhân cứng, chín màu
vàng, nướng ăn có vị béo. Đây là loại cây có bộ rễ phát triển chống chọi được
sóng gió, bão táp để tồn tại nên có tên là Phong Ba. Có một loại cây đặc biệt
khác thuộc họ dứa dại tên La Tinh là Pandanaceac, tên dân gian gọi là cây Xác
Máu. Loại cây này mọc hoang dã trên vùng đồi núi, thân xốp lá dài, không có
gai, bộ rễ phát triển mạnh bám đất vững chãi, chống chọi được với khô hạn, bão
táp và có tuổi thọ cao. Dân gian gọi là cây Xác Máu bởi vì nhựa thân có màu đỏ
như máu, nhựa cây dùng để sơn quét ghe, làm chặt các chốt nêm của ghe, ngoài
ra nhựa cây còn dùng để nhuộm lưới, dân làng còn lấy nhựa cây đem các nơi
bán. Lá cây Xác Máu rất bền chắc dùng xe cuộn làm dây cột buồm trên các ghe
bầu. Tại một số đảo của vùng đảo ở Thái Bình Dương người dân dùng nhựa cây
xác Máu nấu sôi để quét trên đồ gốm. Trên đảo Lý Sơn còn có các loại cây như:
Mù u (Calophyllum Inophyllum), cây keo (chăm biên), cây dừa, cây phi lao....
Thảm thực vật bên dưới có họ Bìm Bìm (Convolulaceae) họ Hòa Bản như cỏ
chông (Spinìex littercus), cỏ cạ tử (Sporobolus Virginicus) và nhiều loại thảo
dược chữa bệnh như:Ngũ trâu (cây tù tà), Hắc Sửu (bìm bìm hột), Nghĩa Sâm
(cây sâm núi), Bạch Tật Lê (cây Ma vương) Hoài Sơn (củ mài)...
Hiện nay, trên đảo Lý Sơn có hai dòng suối cạn chỉ có nước vào mùa mưa đó
là suối Chình ở xã Lý Hải và suối Ốc ở xã Lý Vĩnh. Suối Chình bắt nguồn từ
thềm chân núi Thái Lới, chảy về phía Nam và phía Bắc đảo Lý Sơn. Suối Ốc bắt
nguồn từ chân núi Hòn Sỏi và Giếng Tiền chảy về phía Nam đảo. Đây là hai
dòng suối chính trên đảo, hẳn xưa kia suối luôn có nước ngọt nên cư dân thời
tiền sử đã sinh sống dọc ven suối và để lại các dấu tích văn hóa cho đến hiện

nay.
Trên đảo có một trữ lượng nước ngầm phong phú, người dân đào giếng, khai
thác làm nước uống và dùng vào việc tưới cho hành, tỏi bằng máy bơm. Nguyên
nhân có được hệ nước ngầm này có thể do kết cấu tầng đất Bazan thấm nước,
giữ ẩm rất tốt và tầng đất cát của đảo là nền cát trắng nên nguồn nước nhờ đó
thông qua mưa đã được bảo quản rất tốt, cung cấp thường xuyên không bao giờ
cạn cho nhu cầu sinh sống của cư dân trên đảo. Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu
trồng hành, tỏi, dân chúng đào lấy đi tầng cát trắng vốn là tầng đất cát lọc và giữ
nước, việc làm này có thể sẽ dẫn đến sự cạn kiệt và nhiễm mặn của nguồn nước
ngọt quý giá trên đảo.
Đảo Lý Sơn gồm một đảo lớn và một đảo bé được bao bọc bởi biển cả mênh
mông nên huyện đảo có điều kiện khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên phong
phú của biển hơn so với các huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi. Đây là lợi thế
phát triển mạnh của đảo. Trong sự kiến tạo địa chất ở hàng triệu năm trước đã
đưa lại hệ quả bậc thềm chân đảo chìm sâu trong lòng biển tạo nên các rạng đá
12


ngầm với nhiều hang hốc cùng với hệ san hô trải dài ở phía Bắc và Đông đảo là
nơi sinh sống lý tưởng cho các loài thủy tộc. Ngoài ra, xung quanh đảo có các
dòng hải lưu chảy từ Tây sang Đông đem lại nguồn phù du phong phú, là thức
ăn lý tưởng cho các loài cá. Có thể vì dòng hải lưu này mà trước kia đảo Lý Sơn
có nhiều cá voi do theo dòng nước ăn phù du, nên dạt vào bờ và mắc cạn, chết,
dân biển tôn xưng là cá Ông nên lập nhiều lăng để an táng và thờ phụng.
Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu biển và Trường Đại học Thủy sản Nha
Trang, khu hệ cá của vùng biển miền Trung có thành phần đa dạng với khoảng
600 loài, trong đó các loài có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn như mực, cá
thu, cá ngừ, cá bánh đường, vích, hải sâm, rong biển, san hô và các loại ốc
biển... Thực tế trong những thập niên gần đây, ngư dân Lý Sơn khai thác bằng
nhiều loại ngư cụ và hủy hoại môi sinh bằng thuốc nổ khiến cho nguồn thủy sản

bị cạn kiệt. Tuy nhiên, khoảng thập niên đầu thế kỷ XX trở về trước vùng biển
Lý Sơn có nguồn thủy sản rất phong phú. Hương ước làng có quy định về sự
đánh bắt cá trích: Từ tháng 7 đến tháng 11 hàng năm, đàn cá trích dạt vào các
vùng gò ở phía Nam đảo, dân làng vây bắt, việc khai thác đánh bắt cá trích do
làng quản lý. Lùi lại thời gian ở tiền sơ sử, vùng bờ biển Lý Sơn là thiên đường
của các loài thủy tộc. Con người thời tiền sử đã dùng lưới vây bắt cá, thu nhặt
các loại ốc ở bãi gành xung quanh đảo và bắt các loại nhuyễn thể khác như mực,
vích... Các nhà khảo cổ tìm thấy tầng cư trú của cư dân Văn hóa Sa Huỳnh ở
Xóm Ốc ken đặc vỏ ốc với bề dày khoảng 1m. Qua nghiên cứu và thống kê theo
tên dân gian các loại ốc do cư dân thời tiền sử ở Lý Sơn đã ăn như: Ốc Đụn,
Hoa, Cừ, Nhảy, Cay, Tai tượng, Bàn tay,... Điều này chứng tỏ vùng biển Lý Sơn
xưa kia rất dồi dào, phong phú các loại thủy sản. Như vậy vấn đề đang được báo
động hiện nay là một số chủng loại thủy sản có nguy cơ bị diệt vong, nguồn lợi
biển dần cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, bảo vệ và đặc biệt
là khai thác cá bằng cách đánh thuốc nổ sẽ dẫn đến hủy diệt nguồn thủy sản ven
bờ.
Theo các tài liệu điều tra quy hoạch ở Lý Sơn thì nơi đây có tiềm năng lớn
trong nuôi trồng thủy sản, như ở vùng triều xã Lý Hải giáp hòn Mù Cu diện tích
khoảng 50 ha, kín gió, nồng độ muối 7.300, nhiệt độ nước 26 - 30 0C. Nước triều
cao nhất 2,5m, thấp nhất 1,2m, nền đáy là cát lẫn đá sỏi, san hô, diện tích 250
ha, với điều kiện thủy lý, thủy hóa lý tưởng khả năng tạo thành hồ nuôi các loại
cua biển, tôm hùm, cá mú rất thuận lợi.
Trong quá khứ kinh tế của huyện đảo Lý Sơn chưa đóng vai trò nổi bật trong
tổng thể kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, nhưng trong tương lai với vị thế địa lý hải
đảo ven bờ nằm trên con đường biển giao lưu giữa khu vực kinh tế trọng điểm
miền Trung với nước ngoài, cách khu công nghiệp Dung Quất 25 hải lý
(37,5km) sẽ là động lực tạo nên những ưu thế phát triển lớn của huyện đảo Lý
Sơn. Trong truyền thống, đảo Lý Sơn là nơi phát triển mạnh về nghề cá và hiện
nay trong chương trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi đảo Lý Sơn được
xác định là một trong những trung tâm nghề cá lớn của tỉnh.

13


Vị trí địa lý của huyện đảo Lý Sơn có một vai trò quan trọng trong quốc
phòng đối với việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải của quốc gia. Từ đảo Lý Sơn có
thể quan sát và khống chế cả vùng biển của miền Trung, đồng thời Lý Sơn là
chốt tiền tiêu nằm án ngữ một trong những con đường quan trọng vươn ra biển
Đông từ cảng Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai.
Như vậy, với vị thế địa lý thuận lợi cùng điều kiện tự nhiên sinh thái biển
phong phú đa dạng, kinh tế nông nghiệp phát triển chuyên canh, tiềm năng du
lịch vô cùng to lớn, hiển nhiên trong thế kỷ XXI, huyện đảo Lý Sơn sẽ có những
thành tựu nổi bật và phát triển mạnh nếu như việc hoạch định tổng thể sự phát
triển kinh tế, xã hội theo hướng kinh tế mở rộng theo chủ trương của Đảng và
Nhà nước ta, thiết lập và tăng cường các mối quan hệ để huy động tối đa các
nguồn hỗ trợ để cùng với nội lực của huyện đẩy nhanh và vững chắc quá trình
phát triển, mặt khác đảm nhận vững vàng vị trí quốc phòng chiến lược của
huyện đảo.
2. Lịch sử hình thành đảo Lý Sơn :
Có thể vài chục triệu năm trước đây, đảo Lý Sơn được hình thành do sự kiến
tạo địa chấn với sự phun trào nham thạch của núi lửa. Hiện nay trên Đảo có 5
hòn núi đều là núi lửa đã phun trào: Núi Thái Lới, núi Giếng Tiền, Hòn Vung,
Hòn Tai, Hòn Sỏi. Sự tắt đi của núi lửa đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên
kỳ thú như: Giếng Tiền, Thái Lới, Chùa Hang, Hang Câu, Hang Cò... Núi lửa đã
trải trên bề mặt Đảo ở phía Nam một lớp đất Bazan màu mỡ tươi tốt thích hợp
cho cây trồng, đồng thời còn tạo nên những rạng đá ngầm là điều kiện tốt cho
các loài thủy tộc sinh sống.
Hiện nay theo kết quả khai quật nghiên cứu khảo cổ học đã cho biết cách đây
khoảng 3000 năm, cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên
Đảo Lý Sơn. Họ sống quần cư dọc theo hai dòng suối nước ngọt cổ đó là suối
Ốc và suối Chình (nay đã bị bồi lấp) kinh tế chủ yếu của họ là khai thác biển,

món ăn truyền thống là sò ốc và cá. Họ đã để lại trong khu cư trú một lớp vỏ ốc
có chiều dày khoảng trên 1,5 m. Đồng thời cư dân cổ xóm Ốc còn canh tác nông
nghiệp phản ánh qua các di vật cuốc đá, rìu đá, chày nghiền, bàn nghiền... tìm
thấy trong tầng cư trú đã chứng minh điều đó. Cư dân văn hóa Sa Huỳnh đảo Lý
Sơn đã tiếp thu các yếu tố văn hóa bên ngoài theo bình diện không gian và thời
gian với văn hóa tiền Sa Huỳnh Long Thạnh, Bình Châu giai đoạn sớm và văn
hóa Hán ở giai đoạn muộn để thành tạo nên dạng văn hóa hải đảo đặc sắc.
Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là văn hóa Chămpa phát triển từ những thế kỷ đầu
công nguyên. Cư dân Chămpa sinh sống trên đảo bằng kinh tế khai thác biển và
trồng rau củ, cây hoa màu của dân Chămpa đã để lại một số di tích như miếu
Con Bò, Chùa Hang, dinh Bà Trời (Thiên Ya Na), các giếng vuông.
Cư dân Việt đến khai khẩn làng mạc trên đảo vào khoảng cuối thế kỷ XVI,
đầu thế kỷ XVII. Họ là những ngư dân vùng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn
gồm 15 ông tiền hiền của 15 dòng họ lớn di cư ra đảo phân chia khu vực cư trú ở
phía đông và phía tây đảo Lý Sơn. Có 7 vị Tiền hiền gồm các dòng họ: Phạm
14


Khắc, Phạm Quang, Võ Xuân, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Đặng, đã đến khai phá
vùng phía tây đảo Lý Sơn để lập nên xã Lý Vĩnh mà trước đây thời Nguyễn gọi
là phường An Vĩnh. 8 vị Tiền hiền gồm các dòng họ: Nguyễn, Dương, Trương,
Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê đã đến khai phá một vùng đất rộng lớn
phì nhiêu ở thềm phía Nam núi Thái Lới lập nên xã Lý Hải mà trước đây thời
Nguyễn gọi là phường An Hải. Trong buổi đầu ấy, người Việt trong công cuộc
khai phá lập làng gặp không ít khó khăn về thời tiết khí hậu và nạn giặc Tàu Ô.
Đến nay, một số di tích còn lưu lại đã phản ánh sự chống chọi kiên cường với
giặc Tàu Ô để bảo vệ đảo của người dân Lý Sơn: đó là miếu Nàng Roi, chùa
Hang, sự tích đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất... Thường để phòng
ngừa giặc Tàu Ô mỗi gia đình đều có một hầm bí mật chôn giấu của cải ở trên
núi, mục đích khi giặc Tàu Ô đến cướp phá chúng không lấy đi được những gì

của người dân ở đây. Ngoài ra những nhà giàu có đã lập nên những nhà lá mái
gồm ba lớp cửa bàn khoa cùng rầm thượng rầm hạ để cất giấu của cải.
Người Việt đảo Lý Sơn đã xác lập một nền tảng văn hóa vững chãi với thiết
chế làng xã bền chặt dựa trên một hương ước được mọi thành viên trong làng
thống nhất xây dựng và thực hiện rất có hiệu quả. Thực tế sự xác lập văn hóa
Việt trên đảo Lý Sơn không sớm lắm xong rõ ràng nó đã phát triển vững chãi và
bám rễ bền chặt phát triển đa dạng phong phú đậm đà bản sắc. Văn hóa Việt đảo
Lý Sơn thành tạo từ hai nguồn hợp cơ bản là văn hóa Việt vùng đồng bằng Bắc
bộ và văn hóa Biển - Hải đảo của miền Trung; rộng hơn đó là sự dung hợp giữa
hai yếu tố văn hóa Nam Á và văn hóa Nam Đảo (Malayopolynesiens) cùng phát
triển song song, giao thoa và bổ sung, quyện chặt thành một văn hóa truyền
thống của đảo. Mỗi dạng thức văn hóa đều xuất phát từ nền kinh tế truyền thống
tương hỗ, đó là kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu và kinh tế biển khai thác hải
sản. Kinh tế nông nghiệp trồng hoa màu được thiết lập quần cư theo mô hình
Làng, đứng đầu là ông Cả Làng, nơi sinh hoạt cộng đồng và tế tự là Đình làng.
Kinh tế khai thác biển được thiết lập trên cơ sở tổ chức Vạn, đứng đầu là Chủ
Vạn, nơi sinh hoạt cộng đồng và tín ngưỡng là các Lăng Vạn. Đảo Lý Sơn có
hai làng là An Vĩnh và An Hải; hai Vạn là Vĩnh Thạnh và An Phú.
Như vậy có thể phác họa mô hình như sau:

15


Văn hóa Việt Lý Sơn

Chài

Nông

Làng An Vĩnh

Làng An Hải

Vạn Vĩnh Thịnh
Vạn An Sơn

Tế lăng Cá Ông

Tế đình của làng

Tế dinh Thiên Y A
Na

Tế dinh của xóm

Tế miễu của lân
(chòm)

Ghi chú:

Mối quan hệ trực tiếp
Có sự tham gia
Tham gia trực tiếp

Đảo Lý Sơn có tên gọi nguyên gốc là Cù Lao Ré. Chữ Cù Lao được Việt hóa
từ chữ Pulau của ngôn ngữ Malayo-Polynésien do người Chàm gọi, có nghĩa là
đảo. Do vậy các đảo ven bờ của duyên hải Việt Nam đều gọi là Cù Lao chẳng
hạn như Cù Lao Chàm. Cù Lao Ré, Cù Lao Xanh, Cù Lao Thu. Người pháp
phiên âm chữ Pulau thành Poulo và gọi Cù Lao Ré là Poulo canton.
Thư tịch Trung Hoa chép về đảo Lý Sơn với tên gọi là Ngoại La Sơn. Trong
tài liệu Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Hoan đời Minh chép về cuộc đi sứ của

Trịnh Hòa xuống vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư. Trong đoạn viết về sự trở
về Bắc Kinh của đoàn quân này như sau: “Ngày 13/6/1433 lại đến Chiêm Thành
(Qui Nhơn) nghỉ ở đó cho tới ngày 17/ 6/1433 lại lên đường và đến ngày
19/6/1433 đã đến Wai Lo Shan (Ngoại La Sơn) tức Cù Lao Ré. Đây là tư liệu
thư tịch của Trung Hoa sớm nhất viết liên quan đến đảo Lý Sơn.
16


Sau cuộc bình Chiêm Thành năm 1471 của Vua Lê Thánh Tông, ranh giới Đại
Việt được mở rộng đến núi Thạch Bi (Phú Yên); những chi tiết thâu lượm được
về đất Phương Nam trong cuộc chinh chiến đã giúp cho những người sau soạn
thành bản đồ. Đến nay, tài liệu bản đồ sớm nhất về vùng đất Phương Nam được
biết đến là bản đồ trong Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư của một nho
sinh là Đỗ Bá, có thể tài liệu này được viết trong khoảng thời gian năm 1630 đến
1653, gồm có 4 quyển. Trong quyển 1 có một bản đồ vẽ vùng phủ Quảng Nghĩa
và phủ Thăng Hoa trong đó đã gọi Cù Lao Ré là Du Trường Sơn; Đỗ Bá đã cẩn
thận ghi chú cụ thể địa điểm đảo ở ngoài cửa Sa Kỳ (Quảng Nghĩa) nguyên văn:
“... Sa Kỳ hải môn ngoại hữu nhất sơn, sơn thượng đa sản mộc, danh Du
Trường, hữu tuần...” có nghĩa: Ở phía ngoài cửa biển Sa Kỳ có một núi, trên núi
có nhiều sản mộc, tên là núi Du Trường, có đặt quan Tuần sát. Trên bản đồ Đỗ
Bá vẽ vị trí của Du Trường Sơn nằm phía ngoài cửa Đại và cửa Tiểu của sông
Trà Khúc và sông Vệ - đó là đảo Lý Sơn hiện nay.
Trong tài liệu Etude sur un portulan AnNamte du Xve siecle, H.Dumoutier vẽ
lại bản đồ này gọi đảo Lý Sơn là Hải Du Trường Sơn (xem phụ lục bản đồ).
Thời các Chuá Nguyễn đảo Lý Sơn gọi là Cù Lao Ré gồm hai phường An Hải
và An Vĩnh. Đến thời Gia Long (1808), đặt Cù Lao Ré là tổng Lý Sơn, gồm hai
xã An Vĩnh và An Hải trực thuộc phủ Bình Sơn.
Thời thuộc Pháp năm 1931 đổi Tổng Lý Sơn thành đồn Lý Sơn trực thuộc
Tuần Vũ Quảng Ngãi và phường An Vĩnh đổi thành xã Vĩnh Long và phường
An Hải đổi thành xã Hải Yến, đồng thời thiết lập đồn Bang Tá để cai trị. Đồn

Bang Tá có 12 lính trang bị như lính Khố Xanh được quyền bắt người, bảo vệ bộ
máy cai trị.
Sau khi Cách Mạng tháng 8 năm 1945, đảo Lý Sơn gọi là tổng Trần Thành,
đổi tên xã Hải Yến thành xã Dương Sạ, giữ nguyên xã Vĩnh Long. Năm 1946,
UBHC tỉnh Quảng Ngãi đổi tên tổng Trần Thành thành xã Lý Sơn, đổi xã
Dương Sạ thành thôn Hải Yến, xã Vĩnh Long thành thôn Vĩnh Long. Năm 1951
thực dân Pháp chiếm đóng đảo Lý Sơn, sáp nhập đảo Lý Sơn vào địa giới hành
chính của thị xã Đà Nẵng. Từ năm 1954 - 1975 chính quyền Sài Gòn đặt đảo Lý
Sơn làm 2 xã là Bình Vĩnh và Bình Yến (An Vĩnh đổi thành Bình Vĩnh, An Hải
đổi thành Bình Yến) thuộc quận Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi.
Sau năm 1975, đảo Lý Sơn vẫn bao gồm hai xã là Bình Vĩnh và Bình Yến
thuộc huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi. Ngày 01/01/1993 huyện đảo Lý Sơn
thành lập theo quyết định 337 của Thủ Tướng chính phủ, gồm 2 xã Lý Vĩnh và
xã Lý Hải (Bình Vĩnh gọi là Lý Vĩnh, Bình Yến gọi là Lý Hải). Hiện nay xã Lý
Vĩnh gồm 3 thôn là thôn Đông và thôn Tây và thôn Bắc (tức Hòn Bé), xã Lý Hải
gồm có 5 thôn gọi là thôn Đồng Hộ, thôn Đông, thôn Trung Hòa, thôn Trung
Yên, thôn Tây.
Lịch sử đảo Lý Sơn còn gắn liền với các khối cộng đồng cư dân đã sinh sống
khác và giữ đảo từ hàng nghìn năm trở lại đây.
17


Ba lớp cư dân Sa Huỳnh - Chăm pa - Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình
thành và phát triển của đảo Lý Sơn, họ đã bảo vệ chủ quyền đảo và để lại nhiều
di sản văn hóa vô cùng giá trị đến nay vẫn được bảo tồn và phát huy mà chúng
tôi sẽ trình bày cụ thể ở các chương sau.
Lịch sử đảo Lý Sơn gắn liền với quá trình bảo vệ chủ quyền của Việt Nam
trên đảo Hoàng Sa. Đời chúa Nguyễn đã phiên đặt định kỳ hàng năm những ngư
dân trên đảo Lý Sơn đi thuyền ra khơi đến đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Hoàng Sa)
dân gian gọi là Bãi Cát Vàng để khai thác sản vật, thâu lượm hàng hóa đem về

nộp cho triều đình. Theo “Toàn tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư” của Đỗ Bá
viết ở thế kỷ XVII, họ Nguyễn (Chúa Nguyễn - NV) mỗi năm vào tháng cuối
mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến đấy lấy hàng hóa, được phần nhiều là vàng
bạc, tiền, súng đạn. Phủ biên Tạp Lục của Lê Qúy Đôn năm 1776 đã ghi chép cụ
thể hơn về việc chúa Nguyễn phiên đặt những tráng dân ở Lý Sơn lập thành đội
Hoàng Sa, định kỳ hàng năm đến đảo Hoàng Sa khai thác sản vật và hàng hóa.
Nguyên văn chữ Hán được dịch như sau: “Ngày trước, họ Nguyễn có thiết lập
đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh (Lý Sơn - ND) sung vào, hàng
năm luân phiên, lấy tháng giêng nhận chỉ thị sai dịch ra đó, mỗi người trong đội
Hoàng Sa được cấp phát 6 tháng lương, họ chèo 5 chiếc thuyền ra ngoài biển, ba
ngày ba đêm mới đến đảo Hoàng Sa, ở lại tha hồ bắt chim, cá để làm đồ ăn. Họ
lượm được những vật trôi dạt như: Kiếm, hoa bạc, tiền bạc, vòng bạc, đồ đồng,
thiếc khối, chì đen, ngà voi, sáp vàng, đồ sứ, hải sâm, các loại ốc đẹp. Đến kỳ
tháng 8, thuyền trở về vào cửa Yêu Môn (cửa Thuận An) rồi tới thành Phú Xuân
trình nộp các vật hạng đã lượm nhặt được, người ta cân, định hạng các sản vật
rồi mới cho đội này bán riêng những con ốc đẹp, hải sâm, đồi mồi cùng nhiều
vật biển khác. Sau đó lãnh văn bằng trở về. Những vật hạng lượm được ngoài
biển có khi nhiều, khi ít không nhất định, cũng có lần họ ra đi rồi trở về không.
Tôi (Lê Qúy Đôn - ND) từng tra khảo sổ biên của các đội thuyền Đức Hầu
ngày trước như sau:
Năm Nhâm Ngọ (tức năm 1702) đội Hoàng Sa lượm đươc bạc 30 thoi.
Năm Giáp Thân (1704) lượm được thiếc 5.100 cân.
Năm Aát Dậu (1705) lượm được bạc 126 thoi.
Còn từ năm Kỷ Sửu (1709) đến năm Qúy Tỵ (1713) tức là trong khoảng 5
năm, thỉnh thoảng họ cũng lượm được mấy cân đồi mồi và hải sâm. Cũng có lần
họ chỉ lượm được mấy khối thiếc, mấy cái bát đá và hai khẩu súng đồng. Họ
Nguyễn có thiết lập thêm đội quân Bắc Hải, không định bao nhiêu suất, lấy
người thôn Tứ Chính (ở gần biển) thuộc phủ Bình Thuận, hoặc chọn lấy người ở
Cảnh Dương (sát cửa biển Ròn) “Đội Bắc Hải chèo thuyền ra cù lao Côn Lôn ở
giữa Bắc Hải, hoặc đến xứ Cồn Tự thuộc vùng Hà Tiên để tìm kiếm lượm nhặt

những hạng đại một, hải ba, đồn ngư, lực quý ngư hải sâm.
Nhà nước sai chức các đội Hoàng Sa kiếm lãnh quản đốc đội Bắc Hải này, vì
chẳng qua họ chỉ lấy được những hải vật, còn như vàng bạc và các của cải quý
báu khác thì ít khi họ tìm được” (Phủ biên tạp lục, quyển 2 từ tờ 82b - 85a).
18


Trong Đại Nam thực lục tiền biên của Quốc sử quán triều Nguyễn năm 1822
ở quyển 10 đã chép về sự bảo vệ chủ quyền trên đảo Hoàng Sa của đội Hoàng
Sa ở Lý Sơn như sau: “Hồi quốc sơ (đời chúa Nguyễn) đặt đội Hoàng Sa gồm
70 người lấy dân xã An vĩnh (Lý Sơn - ND) sung vào, hàng năm cứ tháng 3 cưỡi
thuyền ra đảo, 3 ngày đêm thì tới nơi, thu lượm hóa vật đến tháng 8 trở về nộp.
Lại có đội Bắc Hải mộ dân thôn Từ Chính, Bình Cố hoặc xã Cảnh Dương sung
vào, được lệnh cưỡi thuyền nhỏ ra các đảo Côn Lôn ở Bắc Hải thu lượm hoá vật,
cũng do đội Hoàng Sa cai quản luôn” (Đại Nam thực tiền biên, 9.10)
Trong Đại Nam thực lục chính biên khắc in năm 1848 có chép: “Tháng giêng,
năm Ất Hợi (1815) sai bọn Phạm Quang Ảnh thuộc đội Hoàng Sa ra đảo Hoàng
Sa xem xét đo đạc thủy trình...” ) Đại Nam thực lục chính biên đệ nhất kỷ, 9.52)
“Năm Bính Tý, niên hiệu Gia Long thứ 15 (1816) Vua ra lệnh cho thủy quân và
đội Hoàng Sa đi thuyền ra Hoàng Sa để xem xét và đo đạc thủy trình” (Đại Nam
thực lục chính biên đệ nhất ký, 9.52).
Đến thời Minh Mạng, triều Nguyễn có lực lượng thủy quân khá hùng mạnh
nên thay thế đội Hoàng Sa cai quản vùng biển Hoàng Sa và các đảo ven bờ của
Việt Nam. Đội Hoàng Sa không còn thấy ghi trong sử sách nữa. Theo Đại Nam
nhất thống chí, đội Hoàng Sa được tái lập ở đầu triều Gia Long, đến cuối triều
Gia Long đội Hoàng Sa bị bãi bỏ (ĐNNTC, 9.6). Triều đình nhà Nguyễn đã giải
thể đội Hoàng Sa vì lực lượng thủy quân Việt Nam đã vươn ra biển Đông để bảo
vệ chủ quyền Việt Nam trên đảo Hoàng Sa. Như năm Minh Mạng thứ 16 (1835)
đã sai quan thuyền đem gạch đá ra đảo để xây dựng chùa (ĐNNTC, 9.6).
Như vậy từ thời các chúa Nguyễn đến thời Gia Long, đội Hoàng Sa trong 3

thế kỷ XVII, XVII, XIX đã làm nhiệm vụ lịch sử thật đặc biệt là khai thác hải
vật cùng hàng hóa trên đảo Hoàng Sa, góp phần khẳng định chủ quyền của Việt
Nam trên đảo Hoàng Sa.
Các chúa Nguyễn và triều Nguyễn Gia Long tuyển lính Hoàng Sa theo cách
khoán cho mỗi dòng họ, gia đình một số lượng người đi lính tương ứng theo
nguyên tắc để người con trưởng ở nhà lo việc tế tự còn các con thứ trong gia
đình và dòng họ phải đi lính Hoàng Sa, mỗi năm một lần luân phiên nhau.
Những người lính Hoàng Sa được triều đình chúa Nguyễn ưu đãi một số khoản
như sau: miễn nạp tiền sưu cùng các thứ tiền lặt vặt như tiền qua đồn tuần, qua
đò. (Lê Qúy Đôn - Phủ biên tạp lục, 9.2). Đến thời Gia Long, những người đi
lính Hoàng Sa ngoài việc miễn sưu thuế, họ còn được miễn thuế nông nghiệp. Ở
Lý Sơn, thuế nông nghiệp được tính trên dầu phộng, thời Gia Long một người
trong một năm phải nộp 1 nồi ba cho nhà nước, ngòai ra còn nộp thêm 3 gáo
dừa đầy, trong đó 1 gáo cho đình làng để thắp đèn và 2 gáo nộp cho chính quyền
phong kiến địa phương để cho việc trả lương bổng.
Lính Hoàng Sa khi ra đi đem theo lương thực, nước uống trong 6 tháng (t2 t8). Ngoài ra mỗi người được cấp phát cho 1 chiếc chiếu và 3 sợi mây dài, mục
đích nếu chết thì lấy chiếu bó xác đem về đất liền chôn hoặc thả xuống biển cho
xác trôi về đảo.
19


Người đứng đầu chỉ huy đội Hoàng Sa gọi là cai đội. Theo phủ biên tạp lục,
cai đội Hoàng Sa kiêm lãnh quản đốc đội Bắc Hải hoạt động trên vùng biển phía
nam. Do vậy cai đội của đội Hoàng Sa và Bắc hải là người mưu lược, có tài đi
biển, có vai trò quan trọng đối với triều đình. Đảo Lý Sơn có hai vị cai đội nổi
tiếng đó là cai đội Võ Văn Khiết dưới thời các chúa Nguyễn trải 2 đời Vua chỉ
huy đội Hoàng Sa và Bắc Hải, lập nhiều công trạng được Vua Gia Long sắc
phong Thượng Đẳng Thần. Hiện miếu thờ ở xã Lý Vĩnh gọi là miếu Ông Thắm.
Cai đội Phạm Quang Ảnh, lãnh đội Hoàng Sa dưới triều Gia Long, lập nhiều
công trạng, khi chết được Vua ban sắc phong tặng Thượng Đẳng Thần, hiện nay

mộ ông ở khu vực đối diện UBND huyện Lý Sơn.
Các nhân vật Phạm Quang Ảnh, Võ Văn Khiết và đội Hoàng Sa đã đi vào
lịch sử bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên đảo Hoàng Sa. Hai ông là vị nhân
thần thường được ghi trong các văn tế của đình miếu ở Lý Sơn.
Những người lính Hoàng Sa đi ra quần đảo Hoàng Sa bằng những phương
tiện ghe bầu mảnh mai nhỏ nhoi trước giông bão nên luôn gặp rủi ro, có khi họ
vĩnh viễn nằm lại trong lòng đại dương và thực tế từ lâu trên đảo đã có những
câu ca phản ảnh điều đó.
Mãn mùa tu hú kêu thanh
Cá Chuồn đã vãn sao anh chưa về.
Hoặc:
Hoàng Sa đi có về không
Lệnh Vua sai phải quyết lòng ra đi.
Hiện nay Âm Linh Tự là nơi thờ chung của những người đi lính Hoàng Sa bị
tử nạn trên biển. Theo ghi chép trong phổ ý gia phả của các dòng họ có người đi
lính Hoàng Sa thì đã có rất nhiều người lính ra đi không trở lại. Do vậy để cho
người lính yên tâm ra đi, chính quyền phong kiến thời các chúa Nguyễn và triều
Nguyễn Gia Long đã thực hiện lễ Khao thế lính Hoàng Sa trước khi những
người lính lên thuyền ra đảo Hoàng Sa. Nguyên nhân lễ Khao thế lính Hoàng Sa
có truyền thuyết dân gian cho rằng: Oan hồn của những người lính đã chết trên
biển hiển linh đòi triều đình phải cúng thế lính. Trong lễ tế Khao thế lính Hoàng
Sa người ta làm một chiếc ghe bầu giả, đáy ghe làm bằng bè chuối, thân ghe sử
dụng tre để làm khung sau đó cắt giấy điều dán kín. Về hình thức đây là chiếc
ghe bầu hoàn chỉnh có nhiều khoang, buồng lái, cột buồm, dây buồm, mũi và
đuôi ghe. Trên chiếc ghe này, người ta cắm một lá cờ ngũ hành làm bằng giấy
điều và 5 lá cờ đuôi nheo theo 5 màu; ở phần khoang lái người ta cắt giấy bốn
hình nhân (trước kia hình nhân độn rơm) đặt ở bốn góc của chiếc ghe. Trong lễ
tế chiếc ghe bầu giả được đặt bên tả cỗ bàn cúng, hai bên có trống chiêng và hai
hàng cờ ngũ hành đuôi nheo. Tất cả lễ cúng diễn ra ở sân trước nhà. Diễn trình
của lễ như sau: Đầu tiên vị trưởng tộc cáo tế tổ tiên ở trong nhà, sau đó bái lạy

cỗ bàn cúng ngoài sân. Khởi đầu của lễ Khao thế, thầy phù thủy đọc văn tế, tiếp
đến ông tộc trường đọc văn tế cúng. Trong buổi lễ có nhạc bát âm xướng tấu và
có sự hiện diện của các vị chức sắc trong làng. Kết thúc lễ tế là lễ rước ghe bầu
20


tế lính Hoàng Sa ra nơi bến ghe. Tại đây sau khi thầy phù thủy vái tạ tứ phương,
chiếc ghe được đem thả xuống nước, một người dân chài dìu ghe ra khơi để cho
ghe trôi về biển Đông. Như vậy có nghĩa là sinh mạng và tàu thuyền của những
người lính trong đội Hoàng Sa đã được hiến tế cho thần linh và những người
lính Hoàng Sa yên tâm ra đi.

21


CHƯƠNG II
ĐẢO LÝ SƠN TRONG THỜI TIỀN SỬ
VÀ SỰ XÁC LẬP VĂN HÓA VIỆT
I/ THỜI TIỀN SƠ SỬ TRÊN ĐẢO LÝ SƠN
1. Lịch sử nghiên cứu:
Các thư tịch dưới triều Lê, Nguyễn của Việt Nam khi đề cập đến sự hình
thành cư dân trên đảo Lý Sơn thì hầu như chỉ nói đến sự khai cứ lập làng của các
dòng họ người Việt đến đảo Lý Sơn về cư dân của các văn hóa trước đó không
thấy các tài liệu trên nhắc đến.
,
Đầu thế kỷ 20, trong tài liệu: Inventaire descriptif des monument Camse L
An Nam., H.Parmentier - một nhà khảo cổ học người Pháp đề cập đến địa điểm
chùa Hang, ông cho rằng đây là ngôi đền của Champa, bởi trong nội thất chuøa
Hang có đặt rất nhiều tượng thần trên các bệ thấp bằng đá sa thạch. Ngoài di tích
chùa Hang H.Parmentier không đề cập đến bất cứ một địa điểm văn hóa tiền sơ

sử nào khác trên đảo Lý Sơn.
Năm 1979 và năm 1990 có hai đợt khảo sát của các cán bộ Viện sử học, Viện
Hán Nôm và Trường đại học quốc gia Hà Nội tại đảo Lý Sơn. Mục tiêu của các
cuộc khảo sát nghiên cứu này nhằm tìm hiểu sự định cư các dòng họ trên đảo và
các vấn đề liên quan đến đội Hoàng Sa thời Nguyễn để khẳng định chủ quyền
của Việt Nam ở hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặc dù, có sự quan tâm đến
dấu tích của các cư dân thời tiền sơ sử từng sống trên đảo Lý Sơn song đoàn
không tìm thấy. Năm 1996 cuộc khảo sát và đào thám sát của cán bộ nghiên cứu
khảo cổ của Bảo tàng Sở VHTT tỉnh Quảng Ngãi thực hiện đã phát hiện lớp cư
trú của cư dân tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh. Hố thám sát thực hiện ở khu vực
Xóm Ốc xã Lý Vĩnh huyện đảo Lý Sơn đã cho thấy tầng văn hóa của lớp cư trú
coù chiều dày khoảng 1m60, chứa đựng phong phú các di vật văn hóa cùng sự
xuất hiện của ba mộ chum. Mộ chum ở lớp văn hóa muộn là Chum Hán chứa
đựng bên trong các đồ tùy táng như nồi gốm Bình Châu, hủ gốm Hán và dao
găm sắt. Mộ chum kiểu dạng nồi gốm nằm ở lớp văn hóa sớm trong tầng cát vô
sinh, bên trong chum có các đồ tùy táng: Chân đế gốm và một ít mảnh xương trẻ
em cải táng. Chum dạng nồi này mang phong cách nồi gốm Long Thạnh - giai
đoạn sớm của văn hóa Sa Huỳnh.
Sự phát hiện và công bố kết quả thám sát và nghiên cứu, về văn hóa Sa
Huỳnh trên đảo Lý Sơn của Đoàn Ngọc Khôi ở Hội nghị khảo cổ học năm 1996
đã thực sự hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học trong nước và
nước ngoài. Năm 1997 Viện khảo cổ học Việt Nam và Bảo tàng tổng hợp Sở
VHTT Quảng Ngãi tiến hành khai quật di chỉ Xóm Ốc, nhằm làm rõ nguồn gốc
22


cư trú, lịch sử hình thành văn hóa văn minh của cư dân thời tiền sơ sử ở trên đảo
Lý Sơn.
Cuộc khai quật năm 1997 có hố đào diện tích 60m 2 tìm thấy tầng văn hóa dày
trên 1m6 chứa đựng hàng trăm di vật của người tiền sử đã từng sử dụng sinh

sống bao gồm các loại đồ gốm, đồ xương, vỏ ốc, kim loại, đá... Đặc biệt trong
hố khai quật tìm thấy mộ song táng còn nguyên di cốt và đồ tùy táng. Niên đại
phóng xạ C14 địa điểm Xóm Ốc của đợt khai quật năm 1997 có khả năng nhầm
lẫn do công tác lấy mẫu tại hiện trường. Do vậy các nhà khoa học chỉ biết đến
khung niên đại Xóm Ốc qua phương pháp loại hình học, văn hóa Sa Huỳnh Xóm
Ốc có nguồn gốc từ các di tích tiền Sa Huỳnh Long Thạnh, Bình Châu phát triển
đến giai đoạn muộn ở đầu công nguyên tồn tại cách nay khoảng 2500 năm.
Tiếp đến những cuộc khảo sát và thám sát năm 1998 của Viện khảo cổ học
Việt Nam tại địa điểm Suối Chình ở xã Lý Hải, mục đích để kiểm tra sự mở rộng
cư trú của cư dân tiền sơ sử trên đảo Lý Sơn và sự chuyển tiếp giữa VHSH lên
văn hóa Champa trên phương diện về gốm. Tại di tích Suối Chình đã phát hiện
khu cư trú của cư dân VHSH và cư dân Champa.
Trong hai năm 1999 và 2000 với sự hổ trợ kinh phí của đề tài chúng tôi đã và
đang triển khai một số hố thám sát khảo cổ học trên đảo Lý Sơn để bổ sung tư
liệu và hoàn chỉnh bức tranh tổng thể về nền văn minh thời xa xưa trong thời đại
kim khí của người tiền sử đã từng tồn tại trên đảo Lý Sơn mà dạng văn hóa vật
chất của nó được giới chuyên môn gọi là văn hóa Sa Huỳnh hải đảo.
2. Văn hóa tiền sơ sử trên đảo Lý Sơn:
2.1- Dạng văn hóa vật chất của cư dân Sa Huỳnh hải đảo:
Trong hai cuộc thám sát 1996 và khai quật 1997 đã thu được khoảng vài trăm
hiện vật nguyên từ chất liệu đá, kim loại, đồ gốm, đồ xương, đồ thủy tinh và hơn
40.000 mảnh gốm cổ đã phản ánh đời sống sinh hoạt đa dạng và phong phú của
cư dân văn hóa Sa Huỳnh trên đảo Lý Sơn.
Đồ gốm nguyên tìm thấy gồm các loại chum, nồi, hủ, bát. Chum gốm có chức
năng là quan tài của người chết bên trong đặt các đồ tùy táng và ở một vài chum
có chứa hài cốt trẻ em được cải táng.
Chum táng ở đặc điểm Xóm Ốc có ba kiểu loại khác nhau, loại hình chum
giai đoạn sớm phát hiện trong 2 hố thám sát năm 1996 tìm thấy 2 chiếc nằm
trong lớp cát trắng sinh thổ ở độ sâu khoảng từ 1,15m - 1,60m. Dạng chum này
có thể gọi là mộ nồi, nó có đường kính bụng từ 25cm - 35cm, cao trung bình

khoảng 20cm, da chum màu đen xám và xám mốc, toàn thân trang trí văn thừng,
xương gốm thô đen, miệng bẻ loe, có chiếc còn dấu vết của sự ghè miệng, các
chum đựng đầy cát bên trong, một chiếc có đồ tùy táng là chân đế gốm và một ít
xương trẻ em được cải táng gồm xương hàm, xương đùi, xương chi và xương
trán.
Kiểu chum táng dạng mộ nồi tìm thấy ở lớp sát sinh thổ của di tích Xóm Ốc
có phong cách đặt trưng giống với dạng nồi gốm Long Thạnh, đồng thời kiểu cải
23


táng hài cốt trẻ em trong Chum ở Xóm Ốc giống với Mỹ Tường (Thuận Hải)
được các nhà khảo cổ học tìm thấy trước đó (Phạm Đức Mạnh 1985), thông qua
kiểu loại hình mộ nồi này chúng ta thấy rõ ràng ở giai đoạn sớm Xóm Ốc đã có
mối liên hệ trực tiếp với di tích tiền Sa Huỳnh Long Thạnh.
Loại hình chum giai đoạn giữa tìm thấy 1 chiếc trong hố khai quật 1997 thuộc
mộ táng số 5 (Phạm Thị Ninh, Đoàn Ngọc Khôi, 1999). Chum nằm ở độ sâu 1m
được chôn đứng bị ghè ở phần miệng, bên trên có nắp đậy bằng bát bồng. Chum
có dạng là nồi gốm lớn, bụng phình đường kính khoảng 37,5, đáy tròn vai hơi
xuôi ngang gãy góc, miệng loe toàn thân tô hồng hoàng và trang trí văn thừng,
quanh vai miết láng và tô 1 băng chì (graphite) xương gốm dày hơi cứng. Chiếc
chum dạng mộ nồi này có phong cách hoàn toàn giống với kiểu nồi gốm Bình
Châu. Trong mộ nồi có xương trẻ em cải táng và kèm theo 13 hạt chuỗi làm từ
vỏ ốc hoa được ghe thủng ở phần lưng. Rõ ràng dạng mộ nồi ở lớp giữa trong
tầng cư trú của di chỉ Xóm Ốc giống với kiểu nồi gốm của văn hóa tiền Sa
Huỳnh, Bình Châu. Ngoài ra cùng với sự bổ sung thêm tư liệu về gốm, công cụ
cuốc đá Bình Châu trong tầng cư trú của di chỉ Xóm Ốc đã cho thấy rằng văn
hóa Sa Huỳnh Xóm Ốc trong sự phát triển của nó văn hóa tiền Sa Huỳnh, Bình
Châu đã đóng vai trò là động lực quan trọng trong quá trình thành tạo và phát
triển.
Lớp văn hóa muộn hơn thuoôc giai đoạn đỉnh cao sắt sớm, văn hóa Sa Huỳnh

ở Xóm Ốc đã có sự tiếp xúc mạnh mẽ đối với văn hóa Hán. Các nhà khảo cổ đã
tìm thấy 6.839 mảnh gốm văn ô vuông mang phong cách Hán phân bố ở độ sâu
từ 0,30 - 0,60m và xen lẫn với gốm Champa và đồ sành sứ. Đồng thời trong hố
khai quật 1996, các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở độ sâu 0,75m của lớp văn hóa
muộn đã xuất hiện loại hình chum Hán, Chum có dạng nồi đáy bằng bụng phình.
Toàn thân trang trí văn in hình kỷ hà, miệng được đậy kín bởi 1 nồi gốm. Bên
trong chum có đồ tùy táng: Nồi gốm, dao găm sắt và hũ gốm. Đây là loại Chum
Hán điển hình của vùng Hoa Nam (Trung Quốc).
Ngoài kiểu mộ quan tài là chum, nồi gốm cư dân Sa Huỳnh Xóm Ốc còn có
kiểu mộ song táng tìm thấy trong hoâ khai quật năm 1997 với các đặc điểm sau:
Di hài được chôn trong huyệt đất hình chữ nhật, đặt theo hướng bắc - nam chếch
tây, bên trên và xung quanh có kè đá và vỏ sò, ốc biển lớn. Trước khi đặt thi hài
xuống, người cổ Xóm Ốc đã rải một lớp cát vàng mỏng lên nền sinh thổ cát
trắng, rồi phủ lên trên một lớp mảnh gốm. Quan sát trên hiện trường di cốt được
chôn theo tư thế nằm thẳng, đầu đặt theo hướng mộ, mặt quay hướng Nam. Di
cốt này phần sọ bị vỡ mất một phần đỉnh nhưng phần mặt và hàm răng còn khá
nguyên vẹn, phần chi tay còn tương đối nguyên nhưng bị mất phần chân. Mặc
dù, di cốt không còn đầy đủ nhưng dựa vào những yếu tố thể hiện giới tính như:
Mỏm chũm và u chỏm người lớn, xương hàm trên và xương hàm dưới thô,
xương đòn lớn, hệ số nanh trên.... Nguyễn Lân Cường đã xác định đây là di cốt
nam giới khoảng 50-60 tuổi. Đặc biệt di cốt này có hiện tượng thiếu răng và cà
răng (Nguyễn Lân Cường 1998). Nằm so le với di cốt của người đàn ông là một
di cốt khác lớn hơn, hộp sọ và các xương chi đều lớn và dài. Di cốt được chôn
24


theo tư thế nằm nghiêng chân co theo cùng hướng với di cốt Nam. Di cốt này có
sọ thanh thoát, mõm chũm bé, ụ chẩm ngoài nhỏ, góc xương hàm dưới nhám, cơ
nhai không phát triển mạnh, hố chậu lớn. Nguyễn Lân Cường đã tiến hành đo
đạc nghiên cứu các yếu tố biểu hiện giới tính trên và dựa vào độ gắn liền của

đường khớp sọ, diện khớp xương mu và độ mòn của răng đã xác định di cốt là
một thiếu nữ khoảng 20-25 tuổi. Để xác định loại hình chủng tộc, Nguyễn Lân
Cường đã tiến hành so sánh, đối chiếu 12 đặc điểm, chỉ số của hộp sọ của di cốt
nữ với các chỉ số trung bình khác (X) của các sọ nữ ở LuoBoWan (Quảng Tây,
Trung Quốc), người cổ Đông Sơn, người Việt và Tây Úc hiện đại. Sau khi tính
toán theo công thức của F.Heincke, ông cho rằng có nhiều khả năng sọ nữ Xóm
Ốc gần gũi với các sọ nữ người Việt, LuoBoWan và khác xa với các sọ nữ Tây
Úc. Các kích thước của xương hàm dưới và răng của di cốt nữ Xóm Ốc cũng
chứng minh di cốt này gần gũi với những đại diện Mongoloid (Nguyễn Lân
Cường 1998). Có thể nói đây là một ngôi mộ khá hoàn chỉnh lần đầu tiên phát
hiện thấy trong di tích văn hóa Sa Huỳnh ở Quảng Ngãi.
Những hiện vật chôn theo trong mộ cũng rất phong phú, chứng tỏ chủ nhân
của mộ táng đóù có một địa vị quan trọng trong cộng đồng thị tộc. Kiểu tùy
táng trong ngôi mộ này như sau: chân đi cốt nữ có đặt nồi gốm to, phần chân co
có úp một đĩa mâm bồng lớn. Dọc theo thân hai thi hài về phía bên phải có thôn
theo đĩa mâm bồng, bình con tiện và nồi gốm nhỏ. Những đồ gốm này đều có
dáng vai gãy mang phong cách gốm Bình Châu, được trang trí màu đỏ và màu
đen ánh chì, kết hợp với những mô típ hoa văn khắc vạch tinh xảo. Trên ngực
trái của thi hài người phụ nữ đặt một vỏ ốc biển to có vân hoa màu hồng rất đẹp,
nhân dân địa phương gọi loại ốc này là ốc Đụn (tên khoa học là Textus (Rochia)
maximus). Ở vị trí tai trái có một mảnh gốm văn thừng ô trám to, đặc biệt trên
khuỷu tay trái có một mũi tên đồng dạng Bình Châu, có lẽ là biểu tượng cho
quyền uy.
Nghiên cứu hai di cốt và kiểu chôn cất huyệt đất của hai mộ táng trong hố
khai quật đã cho thấy rằng đây là mộ táng của chủ nhân di chỉ Xóm Ốc là cư dân
của văn hóa Sa Huỳnh, ở giai đoạn văn hóa Bình Châu
Trong hố khai quật năm 1997 đã tìm thấy số lượng lớn hiện vật, có thể phân
chia từng nhóm theo chất liệu như sau: Hiện vật đá bao gồm 8 chiếc cuốc đá và
2 rìu đá cộng với 2 cuốc đá, 1 bên đá và 1 hạch đá tìm thấy trong hố thám sát
năm 1996 đã nâng số công cụ đá được phát hiện và nghiên cứu là 14 chiếc.

Ngoài ra còn có 59 hiện vật đá khác như chày nghiền, bàn nghiền, bàn mái, hòn
kê, bàn nghiền ... được tìm thấy trong tầng cư trú.
Hiện vật xương có 225 kim xương và mũi nhọn xương tìm thấy trong lớp cư
trú của cư dân cổ Xóm Ốc trong đó có 110 chiếc kim xương được chế tác từ
xương hom cá theo phương thức dùi thủng lổ đế chuôi xương, lợi dụng mũi
nhọn sắc bén ở đầu xương để làm kim khâu vá và khâu lưới. Các kim khâu một
số được sử dụng nhiều lần mòn vẹt đầu. Mũi nhọn xương được chế tác theo cách
chẻ đôi xương ngạnh của cá. Ngoài ra trong hố khai quật còn tìm thấy hiện vật
bằng đồng thau như mũi tên, hiện vật bằng sắt như dao găm, kiếm sắt; hiện vật
25


×