Tải bản đầy đủ (.doc) (134 trang)

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 134 trang )

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

i

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH.....................................................1
II. PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU............................................................2
III. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ............................................................................2
IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................3
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH...............................................................4
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................................................5
PHẦN THỨ NHẤT.............................................................................................5
ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN
NGÀNH NÔNG - LÂM - THỦY SẢN & DIÊM NGHIỆP CỦA TỈNH
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ.............……………………………………………………….5
II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN.........………………………………………..6
1. Khí hậu thời tiết.....……………………………………………………………6
2. Địa hình.......…………………………………………………………………..7
3. Thổ nhưỡng.....………………………………………………………………..8
4. Tài nguyên nước......…………………………………………………………11
5. Tài nguyên rừng...……………………………………………………………11
6. Tài nguyên biển ……………………………………………………………..12
III. NGUỒN NHÂN LỰC & CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG....………………..13
PHẦN THỨ HAI.......…………………………………………………………13
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG - LÂM - THỦY SẢN, DIÊM NGHIỆP
GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. CÁC QUY HOẠCH NGÀNH ĐÃ THỰC HIỆN THỜI KỲ 2001-2010........13
1. Kết quả thực hiện các mục tiêu tăng trưởng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2006 – 2010 so với mục tiêu điều
chỉnh quy hoạch...................................................................................................14


2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển sản xuất nông – lâm – thủy sản và
diêm nghiệp năm 2010 so với điều chỉnh quy hoạch..........................................14
II. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TOÀN TỈNH........……16
1. Tăng trưởng kinh tế ....................................................................................16
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế.........................................................................17
III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT..........…………………………………….17
IV. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÁC NGÀNH.....……………………………18
1. Ngành nông - lâm - thủy sản.....……………………………………………..18
2. Diêm nghiệp....………………………………………………………………36
3. Ngành dịch vụ....…………………………………………………………….37


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

ii

V. HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG ….……………..…………………..37
1. Thủy lợi ……………………………………………………………………37
2. Giao thông
.…………………………………………………………….39
3. Cung cấp điện .….…………………………………………………………40
4. Công nghiệp chế biến ….…………………………………………………..41
5. Cơ sở nghiên cứu khoa học kỹ thuật.............................................................. 41
V. ĐÁNH GIÁ CHUNG ……………………………………………………42
1. Những thành tựu đạt được .………………………………………………….42
2. Những mặt chưa đạt được…..……………………………………………….44
3. Nguyên nhân chủ yếu ……………………………………………………….45
PHẦN THỨ BA
QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT NÔNG - LÂM - THỦY SẢN,
DIÊM NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020

……………………………………… 46
I. VỊ TRÍ CỦA NGÀNH TRONG NỀN KINH TẾ CỦA TỈNH
………46
II. DỰ BÁO LIÊN QUAN TÁC ĐỘNG ĐẾN PHÁT TRIỂN NGÀNH …47
1. Tác động của bối cảnh quốc tế ……………………………………………47
2. T.động của chiến lược PT KTXH năm 2020 toàn quốc & tỉnh Ninh Thuận .48
3. Dự báo thị trường……………………………………………………………50
4. Dự báo dân số, lao động……………………………………………………..52
5. Dự báo khả năng cung cấp nước tưới....……………………………………..53
6. Dự báo nhu cầu sử dụng đất......……………………………………………..54
7. Dự báo tiến bộ KHKT & ứng dụng KHKT vào sản xuất ..........…………… 55
8. Dự báo cơ giới hóa sản xuất. .……………………………………………… 56
III. QUAN ĐIỂM & MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH..................56
1. Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành nông – lâm – thủy sản........................57
2. Quan điểm và mục tiêu phát triển ngành diêm nghiệp....................................59
3. Các khâu đột phá & trụ cột kinh tế............. …………………………………60
4. Định hướng không gian phát triển ngành................…………………………60
IV. QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CÁC NGÀNH......................61
1. Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp....................................................61
2. Ngành lâm nghiệp:......................................................................................86
3. Quy hoạch phát triển ngành thủy sản..........................................................95
4. Quy hoạch phát triển ngành diêm nghiệp..................................................110
PHẦN THỨ TƯ.....................................................................................................
NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU......................................................................111
I. ĐẦU TƯ NGHIÊN CỨU, ÁP DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC KỸ THUẬT
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH...................................................111


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020


iii

1. Tăng cường nghiên cứu, ứng dụng KHKT…………………………………111
2. Đầu tư xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung................................112
II. NHÓM GIẢI PHÁP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG............113
1. Đầu tư phát triển giao thông nông thôn.....................................................113
2. Đầu tư phát triển thuỷ lợi:.........................................................................113
3. Đầu tư phát triển điện phục vụ sản xuất và sinh hoạt...... ……………..116
4. Đầu tư phát triển công nghiệp chế biến và cơ giới hóa sản xuất ………… 117
III. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC............................................................118
IV. KHÁI TOÁN VỐN ĐẦU TƯ & GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG VỐN. . .…..118
1. Theo hạng mục đầu tư …………………………………………………… 118
2. Nguồn vốn …………………………………………………………………119
3. Giải pháp huy động vốn đầu tư ……………………………………………120
V. NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH SÁCH...................................................121
1. Chính đất đai ................................................................................................121
2. Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, trang trại, hộ nông dân phát triển SX

122

3. Chính sách tín dụng ………………………………………………………..122
4. Chính sách khuyến khích đầu tư phát triển nông - lâm - thủy sản…………122
VI. GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT................................................122
1. Mô hình sản xuất tổ hợp tác liên kết.....................................................122
2. Mô hình hợp tác xã nông nghiệp cổ phần.................................................122
3. Mô hình liên kết, liên doanh......................................................................123
4. Mô hình sản xuất doanh nghiệp nông nghiệp...........................................123
5. Phát triển kinh tế trang trại ……………………………………………… 123
6. Tổ chức lại sản xuất theo chuỗi sản phẩm


………………………….123

VII. CÁC CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN VÀ DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
123
1. Các chương trình phát triển.......................................................................123
2. Các dự án đầu tư........................................................................................124
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................................126
I. KẾT LUẬN...................................................................................................126
II. KIẾN NGHỊ................................................................................................127


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

iv

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Kết quả sản xuất một số sản phẩm chính năm 2010 so với điều chỉnh quy
hoạch đến 2010..................................................................................................15
Biểu 2: Dự báo nhu cầu lương thực thực phẩm chủ yếu của tỉnh.........................50
Biểu 3: Dự báo dân số – lao động.............................................................................52
Biểu 4: Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các ngành............................................53
Biểu 5: Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020...............................................54
Biểu 6: Thống kê diện tích các loại đất....................................................................10
Biểu 7: Thống kê số lượng các công trình tạo nguồn và tưới có đến 2010............38
Biểu 8: Giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) các ngành (giá 1994).....................16
Biểu 9: Giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) các ngành (giá thực tế).................17
Biểu 10: Thống kê hiện trạng sử dụng đất của các ngành 2010...........................18
Biểu 11: Giá trị & tăng trưởng giá trị sản xuất 2001 – 2010 (giá 1994)...............19
Biểu 12: Giá trị sản xuất & cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế)...........................19
Biểu 13: Giá trị & tăng trưởng sản xuất 2001 – 2010 (giá 1994)..........................19

Biểu 14: Giá trị & cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế)..........................................20
Biểu 15: Diện tích , năng suất, sản lượng cây trồng chính....................................21
Biểu 16: Diện tích – Năng suất – Sản lượng điều...................................................24
Biểu 17: Diện tích – Năng suất – Sản lượng nho....................................................25
Biểu 18: Quy mô đàn gia súc gia cầm và quy mô sản phẩm.................................26
Biểu 19: Giá trị sản xuất lâm nghiệp (giá 1994).....................................................28
Biểu 20: Cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế)..........................................................28
Biểu 21: Diễn biến đất lâm nghiệp giai đoạn 2007 – 2010 theo huyện.................29
Biểu 22: Giá trị sản xuất thủy sản (giá CĐ 1994)..................................................30
Biểu 23: Cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế)..........................................................30
Biểu 24: Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi trồng thủy sản..............................31
Biểu 25: Sản lượng tôm giống qua các năm...........................................................34
Biểu 26: Sản lượng khai thác thủy sản...................................................................35
Biểu 27: Diện tích, năng suất, sản lượng muối.......................................................36
Biểu 28: Giá trị và tăng trưởng giá trị sản xuất (giá 1994)..................................58
Biểu 29: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất (Giá thực tế)........................................59
Biểu 30: Giá trị & & tăng trưởng giá trị sản xuất toàn ngành (giá 1994)............61
Biểu 31: Cơ cấu kinh tế ngành nông – lâm – thủy sản (giá thực tế).....................62
Biểu 32: Nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2020 (Ha)..........................62
Biểu 33: Quy hoạch đất trồng lúa nước theo huyện, thành phố đến 2020...........64
Biểu 34: Diện tích – Năng suất – Sản lượng lúa.....................................................65
Biểu 35: Diện tích – Năng suất – Sản lượng ngô....................................................67
Biểu 36: Diện tích – Năng suất – Sản lượng sắn....................................................68
Biểu 37: Diện tích – Năng suất – Sản lượng mía.....Error! Bookmark not defined.
Biểu 38: Diện tích – Năng suất – Sản lượng thuốc lá.............................................70
Biểu 39: Phân cấp mức độ thích nghi đất đai đối với cây cao su..........................71
Biểu 40: Quy hoạch sử dụng đất trồng cao su thời kỳ 2011 – 2020......................71


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020


v

Biểu 41: Diện tích cao su phân theo các đơn vị quản lý.......Error! Bookmark not
defined.
Biểu 42: Diện tích - Năng suất - sản lượng.............................................................75
Biểu 43: Diện tích – Năng suất - Sản lượng nho.....Error! Bookmark not defined.
Biểu 44: Diện tích – Năng suất - Sản lượng táo.....................................................77
Biểu 45: Quy mô, cơ cấu đàn bò.............................................................................81
Biểu 46: Sản lượng thịt bò hơi.................................................................................81
Biểu 47: Quy mô, cơ cấu đàn dê, đàn cừu..............................................................82
Biểu 48: Quy mô đàn và sản lượng thịt dê, cừu hơi..............................................83
Biểu 49: Nhu cầu và khả năng sản xuất thức ăn thô xanh năm 2020...................84
Biểu 50: Diện tích và sản lượng cỏ trồng năm 2020.............................................84
Biểu 51: Quy mô đàn và sản lượng thịt heo hơi.....................................................85
Biểu 52: Quy mô đàn – Quy mô sản phẩm.............................................................85
Biểu 53: Giá trị sản xuất và tăng trưởng giá trị sản xuất(giá 1994).....................86
Biểu 54: Quy hoạch đất lâm nghiệp đến 2020 theo chức năng.............................87
Biểu 55: Quy hoạch đất lâm nghiệp đến 2020........................................................88
Biểu 56: Diện tích chuyển chức năng 3 loại rừng theo đơn vị hành chính...........89
Biểu 57: Quy hoạch diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2011-2020.....................90
Biểu 58: Quy hoạch diện tích khoanh nuôi mới giai đoạn 2011-2020..................91
Biểu 59: Giá trị sản xuất thủy sản (giá 1994).........................................................95
Biểu 60: Cơ cấu kinh tế ngành thủy sản (Giá hiện hành).....................................95
Biểu 61: Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản lợ đến năm 2020.............................96
Biểu 62: Diện tích – Năng suất – Sản lượng tôm thương phẩm............................96
Biểu 63: Quy hoạch đất nuôi trồng thủy sản ngọt đến năm 2020.........................98
Biểu 64: Dự kiến Diện tích – Năng suất – Sản lượng đến năm 2020..................100
Biểu 65: Diện tích quy hoạch vùng nuôi trên biển đến năm 2020...............Error!
Bookmark not defined.

Biểu 66: Diện tích – năng suất – sản lượng các đối tượng nuôi đại diện vùng nuôi
thủy sản trên biển đến năm 2020......................Error! Bookmark not defined.
Biểu 67: Các chỉ tiêu quy hoạch khai thác thủy sản đến năm 2020.............Error!
Bookmark not defined.
Biểu 68:Quy hoạch cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão đến năm 2020.............Error!
Bookmark not defined.
Biểu 69: Quy mô diện tích và sản lượng muối.....................................................110
Biểu 70: Tổng nhu cầu vốn đầu tư...........................Error! Bookmark not defined.
Biểu 71: Nhu cầu vốn đầu tư theo nguồn vốn......................................................119
Biểu 72: Danh mục hồ đập đầu tư xây dựng mới...Error! Bookmark not defined.
Biểu 73: Khả năng tưới của các công trình hồ đập đến năm 2020...........................115


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

1

MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI LẬP QUY HOẠCH
Tỉnh Ninh Thuận thuộc vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ. Tổng diện tích
đất tự nhiên 3.358,3 km2. Dân số trung bình năm 2010 khoảng 570,0 ngàn người.
Là tỉnh có cả vùng đồi núi, đồng bằng, ven biển và vùng lãnh hải rộng lớn với
những tiểu vùng khí hậu đặc trưng là lợi thế để phát triển nông nghiệp toàn diện
(nông, lâm, thủy sản, muối) với những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh theo hướng
tập trung, năng suất, chất lượng cao bền vững.
Quy hoạch Tổng thể Phát triển Ngành Nông nghiệp & Phát triển Nông
thôn (NN & PTNT) tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1996 – 2010 được Chủ tịch
UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định 06/QĐ – UBND, ngày 3/5/1997, Điều
chỉnh, bổ sung giai đoạn 2001 – 2010 tại Quyết định số 5818/QĐ, ngày
13/11/2002 và tiếp tục được điều chỉnh, bổ sung trong giai đoạn 2006 – 2010 tại

quyết định số 104/QĐ – UNND, ngày 16/5/2006; Quy hoạch (điều chỉnh, bổ
sung) phát triển ngành thủy sản giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm
2020 tại Quyết định số 198/2007, ngày 10/8/2007. Sau 10 năm thực hiện quy
hoạch ngành, nhìn chung sản xuất đã phản ánh đúng định hướng và đạt mục tiêu
đề ra. Tốc độ tăng trưởng GDP nông – lâm – thuỷ sản thời kỳ 2001 – 2010 đạt
9,1%/năm, trong đó 2006 – 2010 đạt 10,0%/năm. Tỷ trọng GDP nông – lâm –
thủy sản trong tổng GDP toàn tỉnh giảm từ 52,1% năm 2000 còn 42,6% năm
2010. Sản xuất đã đáp ứng được mục tiêu an toàn lương thực, bước đầu hình
thành các vùng sản xuất tập trung (lúa, mía, thuốc lá, nho, chăn nuôi bò, dê, cừu,
nuôi trồng thủy sản) phục vụ công nghiệp chế biến... từng bước đưa nền nông
nghiệp của tỉnh hội nhập với cả nước và thế giới.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện quy hoạch đã bộc lộ một số tồn tại
chưa phù hợp với thực tế và xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh, của
ngành và những nhân tố phát triển mới (cơ hội và thách thức) trong thời kỳ mới
khi Việt Nam đã trở thành thành viên WTO… Do đó việc lập Quy hoạch Tổng
thể Ngành Nông – Lâm – Thủy sản tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2011 – 2020 để phù
hợp với định hướng phát triển chung của cả nước, thực hiện Nghị quyết Đại Hội
tỉnh Đảng bộ lần thứ XII, nhiệm kỳ 2011 – 2015 và từng bước cụ thể hoá mục
tiêu phát triển ngành trong Quy hoạch Tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của
tỉnh thời kỳ 2011 - 2020 là rất cần thiết.
Thực hiện Nghị định 92/2006/NĐ – CP, ngày 7/9/2006 của Chính phủ về
việc Lập, phê duyệt và quản lý Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và Quyết
định số 2202 /QĐ – UBND ngày 6/10/2010 Về việc Phê duyệt đề cương dự toán
chi phí lập quy hoạch Tổng thể Ngành Nông – Lâm – Thủy sản tỉnh Ninh Thuận
thời kỳ 2011 - 2020, Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Ninh Thuận phối hợp với
Phân viện Quy hoạch & Thiết kế Nông nghiệp miền Trung tiến hành lập Dự án
Quy hoạch Tổng thể Ngành Nông – Lâm – Thủy sản tỉnh Ninh Thuận thời kỳ
2011 - 2020 từ tháng 11/2010 đến tháng 8/2012.



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

2

II. PHẠM VI GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
1. Phạm vi nghiên cứu: Toàn bộ tỉnh Ninh Thuận.
2. Giới hạn nghiên cứu chủ yếu :
a. Ngành Nông – Lâm nghiệp.
b. Ngành Thủy sản.
c. Ngành Diêm nghiệp
III. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ
1. Nghị quyết số 26 - NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 hội nghị lần thứ
bảy Ban chấp hành Trung ương Khoá X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
2. Nghị quyết số 24/2008/NQ - CP, ngày 28/10/2008 của Chính phủ Ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần
thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông
thôn.
3. Nghị định số 92/2006/NĐ - CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập,
phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
4. Nghị định 04/2008/NĐ - CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về “Sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về
lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội”.
5. Quyết định số 1222/ QĐ - TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính
phủ Phê duyệt Quy hoạch Tổng thể Phát triển kinh tế xã hội tỉnh Ninh Thuận đến
năm 2020;
6. Quyết định 346/QĐ - TTg ngày 15/3/2010 về việc phê duyệt Quy hoạch
hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
7. Quyết định 1690/QĐ - TTg ngày 16/9/2010 của Thủ tướng chính phủ về
việc phê duyệt chiến lược thuỷ sản đến năm 2020.
8. Quyết định 1349/QĐ - TTg ngày 9/8/2011 về việc phê duyệt điều chỉnh

Quy hoạch khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030.
9. Quyết định 332/QĐ - TTg ngày 3/ 3/ 2011 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án phát triển nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020.
10. Quyết định 2194/QĐ - TTg ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ
về phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thuỷ sản đến năm 2020.
11. Quyết định số 198/2007/QĐ - UBND ngày 10/08/2007 về việc Phê
duyệt Quy hoạch (điều chỉnh, bổ sung) phát triển ngành thuỷ sản Tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020
12. Quy hoạch chi tiết Nuôi trồng thuỷ sản trên vùng biển Ninh Thuận đến
năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (Tháng 8/2010).


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

3

IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Quyết định số 150/2005/QĐ - TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng
Chính phủ về phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp,
thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
- Quyết định số 61/2008/QĐ - TTg ngày 09/5/2008 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Dải ven biển miền
Trung Việt Nam đến năm 2020.
- Chiến lược phát triển nông nghiệp – nông thôn Việt Nam giai đoạn 2011
– 2020.
- Chiến lược phát triển ngành thủy sản Việt Nam đến năm 2020.
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp quốc gia giai đoạn 2006 – 2020.
- Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.

- Chiến lược phát triển khoa học công nghệ của Viện Khoa học Nông
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
- Chiến lược xuất khẩu thủy sản Việt Nam đến 2020.
- Chương trình giống cây trồng, vật nuôi, cây lâm nghiệp và giống thủy sản
đến 2020.
- Quy hoạch phát triển cây cao su toàn quốc đến năm 2015 và tầm nhìn đến
2020.
- Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi Việt Nam đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển sản xuất muối toàn quốc năm 2010 và 2020
- Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Quy hoạch của tập đoàn ARUP về dải ven biển tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
- Dự thảo đề án nông nghiệp – nông thôn – nông dân tỉnh Ninh Thuân.
- Văn kiện Đại hội tỉnh Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận nhiệm kỳ 2010 - 2015
- Dự thảo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội các huyện, thành
phố PR-TC đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển, bảo vệ rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020.
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thủy lợi tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010
và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2009-2015, tầm nhìn đến năm 2020.
- Quy hoạch đất trồng lúa tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020 và định hướng
đến năm 2030.
- Quy hoạch sản xuất muối tỉnh Thuận giai đoạn 2001 - 2010


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

4


- Quy hoạch (điều chỉnh, bổ sung) phát triển ngành thủy sản tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020.
- Báo cáo điều tra bổ sung, xây dựng bản đồ đất tỉnh Ninh Thuận tỷ lệ
1/50.000 năm 2004.
- Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận, thời kỳ 2001 – 2010 và Điều
chỉnh Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Ninh Thuận đến năm 2010 và KHSD đất 5
năm (2006 - 2010).
- Kết quả kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm
2005, năm 2010 toàn tỉnh và các huyện, thị.
- Niên giám thống kê tỉnh Ninh Thuận từ năm 2000 đến 2010.
- Quy hoạch và Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành Thủy sản
tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2001 – 2010.
- Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển Nông nghiệp tỉnh Ninh Thuận
giai đoạn 2004 – 2010.
- Quy hoạch Tiểu vùng sản xuất Nông – Lâm – Diêm nghiệp tỉnh Ninh
Thuận giai đoạn 2004 – 2010.
- Quy hoạch phát triển chăn nuôi gia súc có sừng, phát triển cây nho, cây
mía, cây thuốc lá, cây bông, vùng giống thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản…tỉnh
Ninh Thuận
- Đề án quy hoạch sản xuất lưu thông muối tỉnh Ninh Thuận giai đoạn
2000 - 2010.
- Rà soát Quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2007 – 2015.
- Các quy hoạch khác trên địa bàn tỉnh đến năm 2020.
V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
1. Phân tích dự báo các yếu tố phát triển ngành, trong đó phân tích dự báo
đầy đủ yếu tố thị trường.
2. Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển và phân bố ngành. Phân tích cơ
cấu ngành, sản phẩm chủ yếu, đầu tư , công nghệ...

3. Xác định vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân.
4. Xây dựng, luận chứng các phương án phát triển cơ cấu ngành, sản phẩm
chủ yếu và các điều kiện đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện.
5. Luận chứng phương án tổ chức sản xuất không gian ngành
6. Xây dựng các giải pháp, cơ chế chính sách
7. Xây dựng danh mục công trình , dự án đầu tư trọng điểm đến 2020.
8. Thể hiện phương án quy hoạch trên bản đồ.


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

5

VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp kế thừa tài liệu, số liệu và các kết quả nghiên cứu đã có.
2. Phương pháp phân tích thống kê, dựa vào chuỗi số liệu nhiều năm để
phân tích, đánh giá rút ra những kết luận có tính quy luật về vấn đề nào đó có thể
áp dụng trong sản xuất hay không thể áp dụng được…
3. Phương pháp điều tra thực tế và phỏng vấn trực tiếp nông dân về đầu tư
và hiệu quả sản xuất cây trồng vật nuôi, những khó khăn thường gặp của nông
dân trong quá trình sản xuất...
4. Phương pháp nội suy, quy nạp.
5. Phương pháp chuyên gia, hội thảo.
6. Phương pháp minh hoạ không gian quy hoạch trên bản đồ (sử dụng các
phần mềm chuyên dụng như Microstation, MapInfor,…)

PHẦN THỨ NHẤT
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN PHÁT TRIỂN NÔNG – LÂM – THỦY SẢN,
DIÊM NGHIỆP CỦA TỈNH

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ KINH TẾ
Tỉnh Ninh Thuận có vị trí đia lý 11 018’14” đến 12009’15” độ vĩ Bắc và
1080 09’08” đến 109014’25” độ kinh Đông.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Khánh Hoà;
+ Phía Nam giáp tỉnh Bình Thuận;
+ Phía Tây giáp tỉnh Lâm Đồng;
+ Phía Ðông giáp biển Đông;
Nằm ở giao điểm của 3 trục giao thông chiến lược là Quốc lộ 1A, đường
sắt Thống Nhất và Quốc lộ 27 đi Đà Lạt. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là
trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh Ninh Thuận cách Sân bay quốc tế Cam
Ranh, và Cảng Ba Ngòi (1 trong 10 cảng biển vận chuyển hàng hóa lớn nhất Việt
Nam) tỉnh Khánh hòa khoảng 60 km; rất gần các trung tâm kinh tế, du lịch lớn
của cả nước (TP. Hồ Chí Minh, TP. Cam Ranh, TP. Nha Trang, TP. Đà Lạt) là
điều kiện hết sức thuận lợi để giao lưu, liên kết hợp tác đầu tư phát triển trên
nhiều lĩnh vực với quốc tế và các địa phương khác trong cả nước.
Về vị trí địa lý, tỉnh Ninh Thuận ở phía Nam vùng Duyên hải nam Trung
bộ tiếp giáp vùng Đông Nam Bộ và Tây nguyên, xung quanh được bao bọc bởi
những dãy núi cao, tạo nên môi trường khí hậu đặc trưng khô nóng, ít mưa với
những sản phẩm lợi thế như cây thuốc lá, cây neem, cây nho, những sản phẩm
chăn nuôi như dê, cừu và sản xuất giống thủy sản...


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

6

II. TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1. Khí hậu thời tiết
Do kiến tạo địa hình, 4 phía đều có những dãy núi cao bao bọc, che chắn
hướng gió cả 2 mùa, tạo nên môi trường khô hạn, ít mưa nhất toàn quốc.

+ Nhiệt độ: Trung bình năm ở hầu hết các vùng đồng bằng ven biển và
vùng núi thấp > 260 C, tổng tích ôn > 9.5000C; cao nhất là khu vực Phan Rang,
Nha Hố > 270C với tổng tích ôn > 9.8000C. Do có nền nhiệt độ cao quanh năm
và ít biến động, không có mùa đông lạnh (trừ vùng núi cao trên 1.000 m), nên rất
thuận lợi để sản xuất muối và nếu có nguồn nước tưới có thể gieo trồng nhiều vụ
sản xuất trong năm.
+ Lượng mưa và chế độ mưa: Là vùng có lượng mưa thấp nhất Việt nam.
Mưa nhiều nhất ở khu vực miền núi phía Tây và Tây - Bắc (thuộc huyện Ninh
Sơn, Bác Ái), bình quân 2.000 mm/năm. Mưa ít nhất ở vừng đồng bằng, ven
biển, bình quân 700 mm/năm (Phan Rang 691,9 mm).
+ Ẩm độ không khí bình quân 70-75% (vùng Phan Rang thấp nhất tỉnh).
+ Lượng bốc hơi nước trung bình năm lớn, từ 1.650 - 1.850 mm (vùng
Nha Hố có 10 tháng, Phan Rang có 12 tháng lượng bốc hơi > 100 mm/tháng).
+ Bão ít xảy ra và ít nguy hiểm
1.1. Mùa mưa
Bắt đầu từ tháng 5 (khu vực miền núi), tháng 8 (đồng bằng, ven biển) và
kết thúc vào tháng 11. Thời gian mưa, lượng mưa và cường độ mưa tăng dần từ
vùng đồng bằng ven biển lên vùng miền núi, chiếm 80 -85% tổng lượng mưa
năm. Mưa lớn tập trung ở tháng 9, 10 kèm theo giông, bão gây ra ngập lụt, sạt lở
đất đai, phá hủy cơ sở hạ tầng... gây tổn thất lớn đến sản xuất, đời sống nhân dân
và ô nhiễm môi trường.
1.2. Mùa khô
Bắt đầu từ tháng 12 kết thúc tháng 4 (khu vực miền núi) và tháng 7 (đồng
bằng, ven biển), chiếm 15 – 20% tổng lượng mưa năm, đặc biệt tháng 1, 2 hầu
như không có mưa. Lượng mưa thấp, bốc hơi lớn gấp nhiều lần lượng mưa tạo
nên môi trường nắng nóng, khô hạn rất khắc nghiệt, sông suối nhỏ cạn nước, một
số sông suối lớn lưu lượng kiệt rất thấp; mực nước ngầm thấp gây nên tình trạng
thiếu nước ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống nhân dân.
1.3. Những tác động của chế độ thời tiết khí hậu đến thực tế và định
hướng phát triển sản xuất trong tương lai ở các tiểu vùng sản xuất:

+ Tiểu vùng đồng bằng và ven biển có nhiệt độ trung bình năm khá cao (26
– 28 C), tổng tích ôn lớn (9.500 – 10.000oC), lượng mưa thấp; biến động từ 700 < 1.000 mm, mùa khô dài 8 tháng, lượng bốc hơi lớn gấp 6,2 lần lượng mưa...
thực sự là vùng khô hạn nhất cả nước.
o

- Tiểu vùng đồng bằng tập trung ở khu vực Phan Rang, Ninh Phước, địa
hình khá bằng phẳng và có hệ thống hạ tầng khá tốt và đã được khai thác từ lâu
với các vùng trồng lúa, cây thực phẩm , cây nho trọng điểm của tỉnh.


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

7

- Tiểu vùng ven biển gồm các xã ven biển và xã Phước Minh, nguồn nước
rất khó khăn, chủ yếu là đất cát và đất mặn, thực vật chủ yếu là cây bụi, đã hình
thành các vùng sản xuất muối tập trung quy mô lớn, các vùng nuôi trồng thủy sản
nước mặn và nước lợ, vùng sản xuất giống mang lại hiệu quả cao.
+ Tiểu vùng miền núi: Chiếm 85,4% diện tích tự nhiên của tỉnh. Yếu tố đặc
trưng là nhiệt độ, số giờ chiếu sáng và tổng tích ôn bình quân năm thấp hơn trung
bình toàn tỉnh, lượng mưa tăng nhanh theo độ cao, đạt 1.000 mm ở vùng đồi gò
thấp tăng lên 3.000 mm ở khu vực Núi Hòn Bà; thời giam mùa mưa có thể kéo
dài 7 – 8 tháng.
- Vùng núi cao tập trung ở phía Bắc, phía Tây, phía Nam và một phần phía
đông. Địa hình cao dốc phức tạp, nhiệt độ thấp hơn bình quân toàn tỉnh, lượng
mưa cao; thời gian mưa dài... hình thành các thảm rừng rộng lớn, trong đó khu
bảo tồn thiên nhiên Núi Chúa và Phước Bình có nhiều loài động, thực vật quý
hiếm.
- Vùng bậc thềm đồi núi thấp nằm giữa vùng núi cao và vùng đồng bằng,
thời tiết khô nóng, lượng mưa thấp hơn vùng núi cao, thảm thực vật tự nhiên chủ

yếu là các loại cây bụi, trảng cỏ; cây trồng chủ yếu là các cây công nghiệp ngắn
ngày, cây sắn, cây ngô, chăn nuôi gia súc có sừng. Đây là vùng sản xuất nông sản
hàng hóa chính của tỉnh, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
2. Địa hình : Khá phức tạp, vừa có vùng núi cao, bậc thềm - đồi gò bán sơn địa,
vùng đồng bằng và vùng ven biển.
2.1. Địa hình núi cao, đồi gò bán sơn địa (tiểu vùng miền núi)
Diện tích 2.867,8 km2, chiếm 85,4 diện tích tự nhiên.
+ Vùng núi cao: 1.760,6 km2, chiếm 52,4% diện tích tự nhiên. Phân bố chủ
yếu ở phía Bắc, Tây, Nam và một phần phía Đông. Độ cao từ 200 - 2.000 m. Độ
dốc phổ biến > 25o, phần lớn là đất tầng mỏng, được bao phủ bởi các thảm thực
vật tự nhiên.
Định hướng: Phát triển lâm nghiệp.
+ Vùng bậc thềm đồi gò bán sơn địa: 1.050 km2, chiếm 32,9% diện tích tự
nhiên. Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao với vùng đồng bằng. Độ cao từ vài
chục đến 200 m. Độ dốc chủ yếu 3 – 15 o, phần lớn là các loại đất xám, đất đỏ
vàng, tầng mỏng, cơ giới nhẹ, thảm thực vật phần nhiều là rừng nghèo kiệt, cây
lùm bụi và các cây hoa màu, cây điều, cây ăn quả. Đây là vùng sản xuất các loại
cây nông sản hàng hóa, chăn nuôi gia súc chính của tỉnh. Hiện tại sản xuất phụ
thuộc nhiều vào thiên nhiên, năng suất và hiệu quả thấp, cơ sở hạ tầng kém phát
triển.
Định hướng: Phát triển các cây nông sản hàng hóa, cây nguyên liệu cho
công nghiệp chế biến, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm... trồng rừng sản xuất,
phòng hộ, khoanh nuôi bảo vệ rừng.
2.2. Địa hình đồng bằng:
Diện tích 267 km2, chiếm 8% diện tích tự nhiên. Tập trung chủ yếu ở vùng
hạ lưu sông Kinh Dinh thuộc đồng bằng Phan Rang- Tháp Chàm, trong đó địa


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020


8

hình vàn cao; vàn trung bình chiếm 57%, địa hình thấp - trũng chiếm 41% (vùng
trũng thường xuyên bị ngập úng khoảng 1.000 ha ở Ninh Phước). Hầu hết là các
loại đất phù sa, tầng đất dầy, giàu dinh dưỡng; tưới tiêu khá chủ động, cơ sở hạ
tầng phục vụ sản xuất và đời sống tương đối hoàn chỉnh, rất thuận lợi trong việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để phát triển nông nghiệp năng suất cao bền vững.
Định hướng: Phát triển cây lúa, nho, táo, hành tỏi, rau xanh; chăn nuôi heo,
cừu, gia cầm.
2.3. Địa hình ven biển:
Diện tích 223,5 km2, chiếm 6,7% diện tích tự nhiên. Bao gồm các xã
phường ven biển . Độ dốc chủ yếu < 15 o, hầu hết là đất xám, đất cát và đất mặn
nghèo dinh dưỡng. Hiện tại cơ sở hạ tầng cũng như sản xuất chưa phát triển.
Định hướng: Phát triển nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy hải sản, sản xuất
muối công nghiệp và phát triển du lịch.
3. Thổ nhưỡng
3.1. Phân loại đất
Theo kết quả điều tra bổ sung, chỉnh lý xây dựng bản đồ đất năm 2004.
Toàn tỉnh có 19 đơn vị chú dẫn bản đồ, thuộc 8 nhóm đất.
3.1.1. Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển: Có 4 loại đất
+ Diện tích: 10.681 ha, chiếm 3,18% diện tích tự nhiên (DTTN). Phân bố ở
ven biển Ninh Phước, Thuận Nam, Ninh Hải và Phan Rang – Tháp Chàm.
+ Đất có thành phần cơ giới nhẹ, chua, mùn và các chất tổng số (N, P 2O5,
K2O) rất thấp.
+ Định hướng sử dụng: Nhìn chung ít thích hợp hoặc không thích hợp với
sản xuất nông nghiệp. Khả năng cung cấp nước rất hạn chế, do đó cần đầu tư phát
triển nuôi trồng thủy sản, trồng rừng, phát triển du lịch, công nghiệp.
3.1.2. Nhóm đất mặn: Có 3 loại đất
+ Diện tích: 3.666 ha, chiếm 1,09% diện tích tự nhiên. Phân bố rải rác ở
những vùng trũng thấp ở Ninh Hải, Ninh Phước, Phan Rang – Tháp Chàm.

+ Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, mùn và các chất tổng số
(N, P2O5, K2O) khá cao, độ mặn từ cao đến rất cao (4 – 10 mmoh/cm).
+ Định hướng sử dụng: Ít t thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Khả năng
cung cấp nước khó khăn do đó cần đầu tư phát triển muối, nuôi trồng thủy sản.
3.1.3. Nhóm đất phù sa: Có 4 loại đất
+ Diện tích: 22.995 ha, chiếm 6,85% DTTN. Phân bố tập trung ở vùng
đồng bằng Phan Rang – Tháp Chàm, thung lũng Krong Pha và rải rác ven sông
suối, hợp thủy.
+ Thành phần cơ giới thịt trung bình đến thịt nặng, các yếu tố dinh dưỡng
tổng số ở tầng mặt khá cao (Mùn, N, P2O5, K2O).


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

9

+ Định hướng sử dụng: Thích hợp với nhiều loại cây trồng. Hiện tại hầu
hết đã được khai thác để trồng lúa nước, cây ăn quả, cây thực phẩm và một số cây
hoa màu khác với hiệu quả kinh tế khá cao. Để đảm bảo an ninh lương thực trên
địa bàn vững chắc cần quy hoạch ổn định diện tích đất trồng lúa nước, những
vùng có địa hình cao hơn phát triển cây nho, cây ăn quả khác, các cây rau mầu thực phẩm …
3.1.4. Nhóm đất xám bạc màu: Có 2 loại đất
+ Diện tích: 9.914 ha, chiếm 2,95% DTTN. phân bố ở tất cả các huyện.
+ Tính chất lý – hóa học: Thành phần cơ giới nhẹ, trung bình đến thịt nặng.
Phản ứng đất trung tính đến kiềm yếu. Các yếu tố dinh dưỡng (mùn, N, P 2O5,
K2O tổng số) khá giàu. Phân bố trên địa hình tương đối bằng phẳng.
+ Định hướng sử dụng: Nhìn chung thích hợp với cây lúa nước và các cây
hoa màu khác. Đối với vùng chủ động nước sử dụng trồng lúa nước, những vùng
khác còn lại trồng cây hoa màu, cây công nghiệp hàng năm.
3.1.5. Nhóm đất đỏ & đất xám nâu bán khô hạn: Có 2 loại đất

+ Diện tích: 95.646 ha, chiếm 28,48% DTTN. Phân bố trên toàn bộ vùng
bậc thềm cao và một phần nhỏ ở vùng đồi núi thấp ở tất cả các huyện, thành phố.
+ Thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình (đất xám nâu vùng bán
khô hạn) đến thịt nặng (đất đỏ vùng bán khô hạn). Độ chua biến động từ ít chua,
chua vừa đến gần trung tính. Các yếu tố dinh dưỡng tổng số (mùn, N, P 2O5, K2O)
từ nghèo đến trung bình (chủ yếu là nghèo).
+ Định hướng sử dụng: Là nhóm đất nghèo dinh dưỡng, nằm trên vùng
cao, địa hình phức tạp, khả năng cung cấp nước tưới rất hạn chế …ít thuận lợi với
sản xuất nông nghiệp. Vì vậy đối với vùng đồi núi cao, địa hình phức tạp, cần
tiếp tục phát triển lâm nghiệp; những vùng độ dốc < 15 0, tầng dày đất từ > 50 cm
cần tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích đất sản xuất nông nghiệp để trồng cây hoa
màu, cây nông sản hàng hóa cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và
phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng trang trại, công nghiệp, bán
công nghiệp.
3.1.6. Nhóm đất đỏ vàng: Có 2 loại đất
+ Diện tích 162.935 ha, chiếm 48,52% DTTN. Toàn bộ phân bố trên trên
các vùng núi cao.
+ Thành phần cơ giới trung bình đến nặng, đất chua nhẹ đến ít chua. Các
yếu tố dinh dưỡng tổng số (mùn, N, P2O5, K2O) khá giàu.
+ Định hướng sử dụng: Là nhóm đất khá giàu dinh dưỡng, nhưng phân bố
hầu hết trên địa hình núi cao, độ dốc lớn, tầng đất mỏng, địa hình rất phức tạp, ít
thích hợp với sản xuất nông nghiệp. Vì vậy phần lớn diện tích dùng để phát triển
lâm nghiệp, một số ít độ dốc < 150, tầng đất từ > 50 cm, tương đối bằng phẳng có
thể khai thác trồng cây hoa màu, cây lâu năm, chăn nuôi gia súc có sừng theo
phương thức nông – lâm kết.


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

10


3.1.7. Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: Có 1 loại đất
+ Diện tích 2.337 ha, chiếm 0,7% DTTN. Phân bố rải rác thành những dải
hẹp ven các hợp thủy và thung lũng vùng đồi núi.
+ Thành phần cơ giới nhẹ. Mùn và đạm tổng số khá giàu, lân tổng số và dễ
tiêu nghèo, ka ly tổng số nghèo, đất chua.
+ Định hướng sử dụng: Đất có độ phì khá, phân bố ở vùng thấp, cần được
khai thác trồng lúa nước và cây hoa màu, cây công nghiệp hàng năm.
3.1.8. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá (E)
+ Diện tích: 14.473 ha, chiếm 4,31% DTTN. Phân bố hầu hết trên những
khối núi cao dốc, tập trung nhiều ở núi Cà Ná, núi Đèo Cả, núi Quýt, sườn đông
và tây núi Chúa.
+ Định hướng sử dụng: Không có ý nghĩa trong sản xuất nông nghiệp.
Ngoài một số địa điểm có thể khai thác đá xây dựng, còn lại bảo vệ tự nhiên.
Thống kê diện tích các loại đất
Tên đất
Tổng diện tích tự nhiên
I/ Bãi cát, cồn cát và đất cát biển
1. Cồn cát trắng
2. Cồn cát vàng
3. Cồn cát đỏ
4. Đất cát biển
II/ Nhóm đất mặn
5. Đất mặn nhiều
6. Đất mặn trung bình
7. Đất mặn ít
III/ Nhóm đất phù sa
8. Đất phù sa không được bồi
9. Đất phù sa glây
10. Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng

11. Đất phù sa ngòi suối
IV/ Nhóm đất xám và bạc màu
12. Đất xám có tầng loang lổ
13. Đất xám glây
V/ Nhóm đất đỏ và xám nâu vùng bán khô hạn
14. Đất đỏ vùng bán khô hạn
15. Đất xám nâu vùng bán khô hạn
VI/ Nhóm đất đỏ vàng
16. Đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất
17. Đất vàng đỏ trên đá macma axít
VII/ Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ
18. Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ

Ký hiệu Diện tích
(ha)
335.833
10.681
Cc
7.335
Cv
1.172

1.586
C
588
3.666
Mn
2.767
M
102

Mi
797
22.995
P
7.314
Pg
7.613
Pf
5.198
Py
2.870
9.914
Xf
1.445
Xg
8.469
95.646
Dk
4.340
Xk
91.306
162.935
Fs
4.400
Fa
158.477
2.337
D
2.337


Tỷ lệ
(%)
100,00
3,18
2,18
0,35
0,47
0,18
1,09
0,82
0,03
0,24
6,85
2,18
2,27
1,55
0,85
2,95
0,43
2,52
28,48
1,29
27,19
48,52
1,31
47,19
0,70
0,70



11

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

Tên đất
VIII/ Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá
19. Đất xói mòn trơ sỏi đá
IX/ Diện tích không điều tra (sông suối và MNCD,
hồ thuỷ lợi, đất quốc phòng)

Ký hiệu Diện tích
(ha)
14.473
E
14.473

Tỷ lệ
(%)
4,31
4,31

13.186

3,93

* Nguồn: Phân viện QH & TKNN miền Nam - Viện QH & TK Nông nghiệp
Nhìn chung hầu hết các loại đất của tỉnh chất lượng xấu. Trong tổng số
335,8 ngàn ha đất tự nhiên, chỉ có 25,3 ngàn ha (đất phù sa, đất dốc tụ), chiếm
7,6% DTTN chất lượng khá tốt, thích hợp với nhiều cây trồng. Về quỹ đất có khả
năng sản xuất nông nghiệp, nông-lâm kết hợp (độ dốc 15 o, tầng đất dày trên 30

cm) là 138,3 ngàn ha, chiếm 41,7% DTTN.
4. Tài nguyên nước
4.1. Nguồn nước mặt
Nguồn nước cung cấp cho sản xuất và đời sống từ sông Cái Phan Rang có
chiều dài 135 km, diện tích lực vực 3.109 km 2 (trong đó 82,0% diện tích lưu vực
thuộc tỉnh Ninh Thuận), tổng lượng dòng chảy khoảng 2,51 tỷ m3/năm.
Hiện nay trên các hệ thống sông, suối đã xây dựng và đưa vào khai thác 12
hồ chứa, 76 đập dâng với tổng công suất tưới thiết kế 29.063 ha và đang xây
dựng 12 hồ chứa với công suất tưới thiết kế 9.260 ha.
Nhìn chung nguồn nước mặt hạn chế. Để đảm bảo đáp ứng cao nhất nhu cầu
nước cho sản xuất và sinh hoạt cần tiếp tục đầu tư xây dựng các công trình thủy
lợi, đồng thời nâng cao công tác quản lý, sử dụng nước hợp lý, tiết kiệm.
4.2. Nước ngầm:
Nước ngầm ở Ninh Thuận tồn tại dưới 2 dạng là nước lỗ hổng trong các
trầm tích bở rời đệ tứ và nước khe nứt tàng trữ trong các trầm tích lục nguyên và
phun trào. Kết quả thăm dò tìm kiếm nguồn nước ngầm tại một số khu vực trong
tỉnh cho thấy:
- Độ sâu từ mặt đất đến tầng chứa nuớc từ 14 - 20 m.
- Độ dày của tầng chứa nước mỏng, từ 3 – 5 m.
- Mực nước tĩnh ổn định 0,5 - 3 m đối với vùng đồng bằng và > 3,5 m ở
vùng trung du và miền núi.
- Chất lượng nước ngầm có độ khoáng hóa thấp, vùng đồng bằng ven biển
Phan Rang tầng chứa nước mỏng và bị ảnh hưởng của mặn.
- Trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh vào loại nghèo. Theo đánh giá sơ
bộ của liên đoàn địa chất 8, trữ lượng tháng kiệt nhất toàn tỉnh 541.844 m 3/ngày,
trong đó trữ lượng động 433.814 m3/ngày; trữ lượng tĩnh 108.030 m3/ngày. Tuy
nhiên vẫn có thể thác phục vụ sinh hoạt cho các điểm dân cư với qui mô nhỏ


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020


12

5. Tài nguyên rừng
Theo dự án quy hoạch bảo vệ phát triển rừng tỉnh Ninh Thuận đến năm
2020. Hiện trạng năm 2010 toàn tỉnh có 144,7 ngàn ngàn ha đất lâm nghiệp có
rừng (kể cả cây lâm nghiệp phân tán), tỷ lệ che phủ rừng 43,6%.
+ Rừng tự nhiên 130.155 ha (rừng đặc dụng 31.757 ha, rừng phòng hộ
74.947 ha, rừng sản xuất 23.452 ha), gồm rừng gỗ lá rộng thường xanh 43.601
ha, rừng gỗ lá rộng rụng lá 47.581 ha, rừng hỗn giao 19.952 ha, rừng tre nứa 858,
rừng lá kim 5.065 ha, rừng núi đá 13.098 ha)
+ Rừng trồng : 6.136 ha (rừng đặc dụng 647 ha, rừng phòng hộ 3.099 ha,
rừng sản xuất 2.391 ha).
Tổng trữ lượng gỗ là 11,4 triệu m 3 và 27,6 triệu cây lồ ô. Trong đó rừng gỗ
tự nhiên là 11,3 triệu m3, rừng trồng là 0,1 triệu m3. Trữ lượng gỗ theo 3 loại rừng
: Rừng đặc dụng 3,4 triệu m3; rừng phòng hộ là 5,4 triệu m3 và rừng sản xuất là
2,6 triệu m3.
Trên địa bàn tỉnh có 2 vườn quốc gia là Phước Bình và Núi Chúa, diện tích
42.185 ha, tại đây có nhiều loài động, thực vật quý hiếm có tên trong danh sách
đỏ của Việt Nam rất cần được bảo vệ:
Tài nguyên rừng của Ninh Thuận vừa có ý nghĩa trong phát triển kinh tế,
khai thác để phát triển du lịch kết hợp với chức năng phòng hộ. Nằm trong vùng
khô hạn, nên thời gian tới việc bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng (chủ yếu là
rừng phòng hộ) giữ vai trò quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế - xã
hội và cải tạo môi trường sinh thái.
6. Tài nguyên biển
Với 105 km đường bờ biển và vùng đặc quyền kinh tế biển rộng 24.480
km², mặt nước biển có nhiệt độ ổn định 28-30ºC, nước biển giàu chất dinh dưỡng
thích hợp với các nguồn tài nguyên sinh vật biển đa dạng. Biển Ninh Thuận có
hơn 500 loài cá, trong đó 100 loại có giá trị kinh tế. Tổng trữ lượng sản phẩm

biển ước tính khoảng 120 nghìn tấn, cho phép tỉnh khai thác từ 50-60 nghìn tấn
mỗi năm. Với độ mặn cao và khoảng 3.000 – 4.000 ha mặt nước lợ và nước biển
- bao gồm cả vịnh và đầm phá là điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy
sản và sản xuất muối công nghiệp quy mô lớn. Ngoài ra còn có các loài san hô
đa dạng có giá trị, những dải cát ven biển với cảnh quan đồi núi rất thích hợp để phát
triển du lịch ven biển, du lịch sinh thái biển…
Theo báo cáo của Viện Hải Dương học Nha Trang (tháng 4/1994): Biển
Ninh Thuận nằm trong vùng nước trồi, có cửa biển Cà Ná, Đông Hải, Khánh Hội,
Vĩnh Hy rất phong phú các chủng loại sinh vật phù du ở 2 tầng nổi và tầng đáy.
+ Dải cá nổi : Xuất hiện từ tháng 7 – 11, sản lượng chiếm 80% (chủ yếu từ
Phan Rang đến mũi Dinh). Trữ lượng khoảng 32.000 tấn, phân bổ dày ở khu vực
có độ sâu 50 m nước, diện tích bãi cá khoảng 1.700 km2.
+ Bãi cá đáy : Gồm bãi cá đáy 1 ngoài khơi mũi Dinh kéo dài đến Đông
Bắc Cù Lao Thu, diện tích khoảng 2.100 km 2, trữ lượng khoảng 10.000 tấn; bãi
cá đáy 2 từ khơi Vịnh Phan Rang đến Mũi Nhỏ (Tuy Phong - Phan Rí), diện tích


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

13

khoảng 1.300 km2, trữ lượng khoảng 25.000 tấn và bãi cá đáy 3 ở khơi Vịnh
Phan Rang có độ sâu trên 120 m, trữ lượng chưa đánh giá nhưng có chuyên gia
xác định có khả năng khai thác 4.000 tấn/năm.
III. HIỆN TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC & CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG
- Dân số: Công tác kế hoạch hóa gia đình thực hiện tương đối tốt, nhờ đó
tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm tăng 1,93% năm 2000 còn 1,48% năm 2005 và
1,28% năm 2010. Năm 2010 dân số trung bình toàn tỉnh 570,0 ngàn người (mật
độ dân số 170 người/km2 ), trong đó nông thôn 364,9 ngàn người. Tổng lao động
trong độ tuổi 365,7 ngàn người, chiếm 61,2% dân số, lao động đang làm việc

287,9 ngàn người, chiếm 50,5% dân số; trong đó lao động nông – lâm – thủy sản
242,5 ngàn người, chiếm 51,6 % lao động đang làm việc. Cơ cấu dân số chuyển
dịch theo hướng tăng thành thị từ 23,5% năm 2000 lên 32,3% năm 2005 và
36,0% năm 2010 và giảm nông thôn từ 75,5% năm 2000 còn 67,7% năm 2005 và
64,0% năm 2010.
- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tăng từ 216,8 ngàn người
năm 2000 lên 261,7 ngàn người năm 2005 và 287,9 ngàn người năm 2010. Giai
đoạn 2006 – 2010 mỗi năm giải quyết việc làm cho 14 ngàn người. Chất lượng
lao động từng bước được nâng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo huấn luyện tăng từ
30% năm 2005 lên 40% năm 2010 (trong đó đào tạo có hệ thống khoảng 22%);
đối với khu vực nông thôn chất lượng lao động đã được cải thiện song còn rất
thấp (90% là lao động phổ thông chưa qua đào tạo).
- Cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng, giảm tỷ trọng nông – lâm –
thủy sản từ 73,8% năm 2000 còn 62,3% năm 2005 và 51,6% năm 2010.

PHẦN THỨ HAI
HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT NÔNG – LÂM – THỦY SẢN, DIÊM
NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
I. CÁC QUY HOẠCH NGÀNH ĐÃ THỰC HIỆN Ở THỜI KỲ 2001 - 2010
Ngày 02/2/2005 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Quyết định số
10/2005/QĐ-UB phê duyệt (điều chỉnh) quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã
hội tỉnh Ninh Thuận thời kỳ 2001 - 2010. Trên cơ sở đó ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn tiến hành xây dựng các dự án sau:
- Quy hoạch Tổng thể Phát triển Ngành NN & PTNT thời kỳ 2001 – 2010
tại Quyết định 5818/QĐ, ngày 13/11/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh và được Điều
chỉnh, bổ sung trong giai đoạn 2006 – 2010 tại Quyết định số 104/QĐ – UBND,
ngày 16/5/2006;
- Quy hoạch Thủy sản (điều chỉnh) thời kỳ 2001 - 2010, ngày 25/6/2002
và được điều chỉnh trong giai đoạn 2006 – 2010 định hướng đến 2020 tại Quyết
định số 198/2007/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 8 năm 2007;



Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

14

- Quy hoạch phát triển lâm nghiệp giai đọan 1998 - 2010 được Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn thẩm định tại tại văn bản số 242/BNN-PTLN
ngày 12 tháng 01 năm 1998;
Ngoài ra trong thời kỳ này đã triển khai xây dựng các dự án quy hoạch
phát triển ngành hàng: Quy họach phát triển cây nho, cây thuốc lá, cây mía, cây
bông, cây sắn, chăn nuôi gia súc có sừng, dự án quy hoạch tiểu vùng sản xuất
nông – lâm – diêm nghiệp…
1. Kết quả thực hiện các mục tiêu tăng trưởng sản xuất và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành nông – lâm – thủy sản giai đoạn 2006 – 2010 so với mục
tiêu điều chỉnh quy hoạch.
+ Tổng sản phẩm (GDP) tăng khá cao, bình quân tăng 8,1%/năm đạt
mục tiêu đề ra, nhưng chuyển dịch cơ cấu GDP chưa đạt yêu cầu, năm 2010 tỷ
trọng nông – lâm - thủy sản chiếm 42,6% tổng GDP toàn tỉnh (mục tiêu 30%).
+ Giá trị sản xuất toàn ngành tăng 10,5%/năm đạt mục tiêu đề ra : nông
nghiệp tăng 9,6%/năm (mục tiêu 6,5%/năm); thủy sản tăng 11,6%/năm (mục tiêu
8 – 9%/năm).
+ Cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp có 2 chỉ tiêu đạt và vượt đó là tỷ trọng
giá trị sản xuất trồng trọt năm 2010 còn 54,6% (mục tiêu 56,1%), dịch vụ là
16,1% (mục tiêu 11,1%); chăn nuôi chưa đạt, năm 2010 tỷ trọng đạt 27,5% (mục
tiêu 32,8%). Ngành thủy sản, cả ba chỉ tiêu : Nuôi trồng, đánh bắt và dịch vụ hậu
cần chưa đạt mục tiêu đề ra, năm 2020 tỷ trọng nuôi trồng 25,2%, khai thác
58,4%, dịch vụ 16,1% (mục tiêu là 42,3% – 31,4% - 26,3%).
2. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu phát triển sản xuất nông – lâm – thủy sản
và diêm nghiệp năm 2010 so với điều chỉnh quy hoạch.

+ Đối với ngành nông nghiệp: Kết quả sản xuất năm 2010 cho thấy hầu hết
các chỉ tiêu sản xuất (diện tích, năng suất, sản lượng) chưa đạt mục tiêu quy
hoạch đề ra.
Trong 8 cây trồng chính (cây lúa, cây ngô, cây sắn, cây mía, cây bông, cây
thuốc lá, cây điều, cây nho) chỉ có cây lương thực (cây lúa, cây ngô) vượt cả 3
chỉ tiêu (diện tích bằng 110,4%, sản lượng bằng 117,0%; năng suất lúa bằng
104,1%, ngô bằng 107,1%). Sở dĩ diện tích cây lương thực tăng nhanh (chủ yếu
là cây lúa) là do những năm gần đây việc đầu tư cho công tác thủy lợi được quan
tâm hơn, hàng loạt những công trình hồ, đập lớn, nhỏ được đầu tư xây dựng,
trong đó hồ Sông Sắt, hồ Sông Trâu và một số công trình thủy lợi khác đã đưa
vào khai thác sử dụng, nên diện tích tưới chủ động tăng lên tạo điều kiện để nông
dân mở rộng diện tích và đầu tư thâm canh tăng năng suất.
6 cây trồng còn lại là cây sắn, cây mía, cây thuốc lá, cây bông, cây điều và
cây nho chưa đạt mục tiêu quy hoạch, trong đó 5 cây (cây mía, cây thuốc lá, cây
bông, cây điều, cây nho) chỉ tiêu diện tích và sản lượng đat rất thấp (diện tích phổ
biến đạt từ 32 - 70%, sản lượng từ 32 – 77% so với mục tiêu), đặc biệt cây bông
diện tích và sản lượng chỉ bằng 4% và 3,3% so với mục tiêu. Về năng suất cây
thuốc lá và cây nho vượt mục tiêu đề ra (thuốc lá bằng 133,3%, nho bằng


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

15

110,2%), cây mía; cây bông và cây điều năng suất chưa đạt mục tiêu đề ra (cây
mía bằng 77,1%, cây bông bằng 83,3%, cây điều bằng 76,9%).
Chăn nuôi: Tổng sản lượng thịt hơi năm 2010 gần đạt mục tiêu quy hoạch
đề ra (đạt 95,8%). Quy mô đàn gia súc có sừng bằng 71,2%, sản lượng thịt hơi
bằng 86,6%, quy mô đàn lợn bằng 51,4%; sản lượng thịt lợn hơi bằng 86,4%.
+ Đối với ngành thủy sản: Do được trang bị thêm các tàu đánh bắt xa bờ

công suất lớn và từng bước đưa vào khai thác các dự án sản xuất giống nên ngành
khai thác và sản xuất giống phát triển mạnh, nhất là sản xuất giống đạt 150%,
ngành nuôi trồng chưa đạt mục tiêu đề ra (49,02%), vì môi trường nuôi ngày càng
bị ô nhiễm; dịch bệnh phát triển mạnh, sản xuất không hiệu quả dẫn đến tình
trạng ao đìa bị bỏ hoang vì thiếu vốn sản xuất.
Kết quả sản xuất một số sản phẩm chính năm 2010 so với điều chỉnh quy
hoạch đến 2010
ĐVT: ha
Hạng mục
I. Nông nghiệp
1. Cây lương thực
Sản lượng
2. Cây sắn
Sản lượng
3. Cây mía
Sản lượng
4. Cây thuốc lá
Sản lượng
5. Cây bông
Sản lượng
6. Cây điều
Sản lượng
7. Cây nho
Sản lượng
8. C.nuôi GS có sừng
Sản lượng thịt hơi
9. Chăn nuôi heo
Sản lượng thịt hơi
II. Thủy sản
1. Sản lượng khai thác

2. S.lượng nuôi trồng
3. Sản xuất giống

ĐVT

1.000 ha
1.000 tấn
1.000 ha
1.000 tấn
1.000 ha

Thực
hiện
2010

Mục tiêu
quy hoạch
2010

Thực hiện so với quy hoạch
Diện tích
Tỷ lệ
(Tăng, giảm)
(%)

1000 tấn
1.000 ha
1.000 tấn
1.000 ha
1.000 tấn

1.000 ha
1.000 tấn
1.000 ha
1.000 tấn
1.000 con
1.000 tấn
1.000 con
1.000 tấn

52,2
234,6
2,3
42,3
1,7
87,4
1,2
3,2
0,1
0,2
3,9
1,5
0,8
16,2
249,2
11,0
57,6
10,2

47,3
200,5

2,5
60,7
3,0
200,0
3,0
6,0
2,5
6,0
8,0
4,0
2,5
50,0
350,0
12,7
112,0
11,8

4,9
34,1
-0,2
-18,4
-1,3
-112,6
-1,8
-2,8
-2,4
-5,8
-4,1
-2,5
-1,7

-33,8
-100,8
-1,7
-54,4
-1,6

110,4
117,0
92,0
69,7
56,7
43,7
40,0
53,3
4,0
3,3
48,8
37,5
32,0
32,4
71,2
86,6
51,4
86,4

1.000 tấn
1.000 tấn
Tỷ con

54,55

10,76
10,5

50
20,4
7,0

+4,55
-10,36
3,5

109,1
49,02
150,0

* Nguồn: - Niên giám thống kê Ninh Thuận, Điều chỉnh quy hoạch ngành
NN – TS đến 2010, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2010.


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

16

Các quy hoạch ngành thời kỳ 2001 – 2010 thực hiện trong bối cảnh hết sức
khó khăn, phức tạp : Khủng hoảng tài chính thế giới, nguy cơ thiếu lương thực,
biến đổi khí hậu toàn cầu …Ở trong nước và trên địa bàn tỉnh khí hậu thời tiết
diễn biến phức tạp: Hạn hán, bão lụt thường xuyên xảy ra trên diện rộng với mức
độ rất khốc liệt như hạn hán năm 2004 – 2005, lũ lụt năm 2010; dịch bệnh trên
cây trồng, vật nuôi, thủy sản diễn biến phức tạp, khó lường, chưa khống chế
được, nguy cơ bùng phát rất lớn, thêm vào đó là những biến động về giá cả vật

tư, nông sản phẩm trên thị trường theo hướng ít có lợi cho người sản xuất …
nhưng nhìn chung giá trị sản xuất toàn ngành vẫn tăng và đạt mục tiêu đề ra.
Tuy nhiên vẫn còn một số cây, con mục tiêu về diện tích, quy mô đàn đạt
rất thấp so với mục tiêu quy hoạch đề ra như cây bông, cây mía, cây thuốc lá, cây
điều, cây nho, quy mô đàn lợn. Ngoài những nguyên nhân về ảnh hưởng khủng
hoảng tài chính thế giới, khí hậu thời tiết diễn biến phức tạp (hạn hán, bão lụt),
dịch bệnh thường xuyên xảy ra, giá vật tư và giá nông sản thường xuyên biến
động …làm các các cây trồng trên không mở rộng được diện tích còn có một số
nguyên nhân khác như sau:
- Hầu hết các cây trồng trên gieo trồng ở những vùng không có nguồn nước
tưới, sản xuất gần như phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, sản xuất không ổn
định, việc đầu tư thâm canh và ứng dụng khoa học kỹ thuật chưa được nông dân
coi trọng nên năng suất và hiệu quả thấp, không cạnh tranh được với cây sắn, cây
ngô và một số cây trồng cạn khác có hiệu quả cao hơn.
- Về tổ chức sản xuất : Chưa có sự liên kết sản xuất giữa các hộ gia đình
với nhau để tạo thành tổ hợp tác hoặc hợp tác xã cùng nhau sản xuất với khối
lượng tương đối lớn một vài loại sản phẩm . Chưa tạo ra mối liên kết chặt chẽ,
toàn diện trên cơ sở đảm bảo lợi ích kinh tế giữa nhà nước, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp và nhà nông.
- Thị trường tiêu thụ không ổn định do việc hợp đồng sản xuất giữa nông
dân và các doanh nghiệp không thường xuyên, thiếu ổn định và phần lớn nông
dân tự đầu tư sản xuất không liên kết hợp đồng với các doanh nghiệp tiêu thụ sản
phẩm dẫn đến tình trạng tranh mua, tranh bán, bị tư thương ép giá và tình trạng
được mùa mất giá và ngược lại vẫn thường xuyên xảy ra.
- Các chính sách khác (tín dụng, hỗ trợ sản xuất, hỗ trợ xây dựng các vùng
sản xuất tập trung, hỗ trợ xây dựng và quảng bá thương hiệu …) nhằm khuyến
khích nông dân đầu tư mở rộng sản xuất các loại cây trồng trên chưa hợp lý.
II. TỔNG QUAN PHÁT TRIỂN KINH TẾ – XÃ HỘI TOÀN TỈNH
1. Tăng trưởng kinh tế:
Giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) các ngành (giá 1994)


Hạng mục
Tổng sản phẩm (GDP)

GDP (tỷ đồng)
Tăng trưởng (%năm)
2000
2005
2010 ’01-‘10 ’01-‘05 ’06-‘10
1.252,
3 1.851,1 2.982,9
9,1
8,1
10,0


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

+ Nông lâm, thủy sản
+Công nghiệp – X.dựng
+ Dịch vụ

668,4
176,3
497,6

787,6 1.114,1
401,5 804,0
662,0 1.064,9


5,2
16,4
7,9

3,3
17,9
5,9

17

7,2
14,9
10,0

* Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận
Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu và điều kiện
sản xuất không thuận lợi, nhưng tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đạt mục tiêu
đề ra. Thời kỳ 2001 – 2010 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 9,1%/năm, trong đó 2006
– 2010 tăng 10,0%/năm, riêng nông – lâm – thủy sản tăng 7,2%/năm.
2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế nhìn chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp xây dựng, giảm nông – lâm – thủy sản. Tuy nhiên quá trình chuyển dịch chậm,
chưa ổn định, chưa đạt được mục tiêu đề ra vào năm 2010.
Giá trị tổng sản phẩm nội tỉnh (GDP) các ngành (giá thực tế)
Giá trị sản xuất (tỷ.đ)
Cơ cấu (%)
2000
2005
2010 2000 2005 2010
Tổng sản phẩm (GDP)
1.523,5 2.638,6 6.720,0 100,0 100,0

100,0
+ Nông – Lâm - Thuỷ sản
793,6 1.079,2 2.865,5
52,1
40,9
42,6
Nông, lâm nghiệp
518,6
667,6 1.695,1
65,3
61,9
62,6
Thủy sản
275,0
411,6 1.011,7
34,7
38,1
37,4
+ Công nghiệp - Xây dựng 185,7
538,3 1.489,1
12,2
20,4
22,2
+ Dịch vụ
544,2 1.021,1 2.365,4
35,7
38,7
35,2
* Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận
GDP năm 2010 tăng 4,4 lần so với năm 2000, trong đó nông - lâm - thuỷ

sản tăng 3,6 lần, bình quân đầu người tăng từ 2,7 triệu đồng năm 2000 lên 11,8
triệu đồng năm 2010
Hạng mục

III. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT
Tổng diện tích đất tự nhiên năm 2010 là 335,8 ngàn ha, so với năm 2005
tăng 32,7 ha, do mở rộng diện tích ven biển. Diện tích đang sử dụng vào mục
đích phát triển kinh tế - xã hội chiếm 88,1%; đất chưa sử dụng còn 11,9%.
- Đất nông nghiệp:
+ Đất sản xuất nông nghiệp tăng 4.225,0 ha, trong đó cây hàng năm tăng
3.258,0 ha (riêng đất trồng lúa nước tăng 928,7 ha); chủ yếu mở rộng ở khu tưới
hồ Sông Sắt, Sông Trâu…trên diện tích đất đưa ra ngoài lâm nghiệp.
+ Đất lâm nghiệp giảm 1.519,2, chủ yếu do chuyển sang đất thủy lợi, các
khu tái định cư và một số chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp.
+ Đất nuôi trồng thủy sản giảm 184,1 ha, chủ yếu chuyển sang đất muối,
đất phi nông nghiệp.
+ Đất làm muối tăng 2.584,5 ha, chủ yếu từ đất chưa sử dụng.


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

18

+ Đất nông nghiệp khác tăng 84,7 ha, chủ yếu từ đất chưa sử dụng.
- Đất phi nông nghiệp tăng 7.697,1ha (chủ yếu tăng đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp, đất ở, đất giao thông và thủy lợi), phần lớn từ đất chưa sử
dụng, đất lâm nghiệp.
- Đất chưa sử dụng giảm 12.855,4 ha, chủ yếu chuyển sang đất sản xuất
nông nghiệp và đất phi nông nghiệp.
Cơ cấu các loại đất chuyển dịch theo hướng tăng đất nông nghiệp từ 77,9%

năm 2005 lên 79,4% năm 2010; tăng đất phi nông nghiệp từ 6,4% lên 8,7% và
giảm đất chưa sử dụng từ 15,7% xuống còn 11,9%, nhằm khai thác, sử dụng hợp
lý và có hiệu quả quỹ đất hiện có để phát triển nông, lâm, thủy sản, công nghiệp –
tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ sở hạ tầng...thực hiện công nghiệp hóa – hiện
đại hóa nền kinh tế của tỉnh nói chung, nông nghiệp – nông thôn nói riêng.
Thống kê hiện trạng sử dụng đất của các ngành 2010

Mục đích sử dụng

TỔNG DT TỰ NHIÊN
I. Đất nông nghiệp
1. Đất sản xuất nông nghiệp
a. Đất trồng cây HN
- Đất trồng lúa
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
- Đất trồng cây HN khác
b. Đất trồng cây lâu năm
2. Đất lâm nghiệp
a. Đất rừng sản xuất
b. Đất rừng phòng hộ
c. Đất rừng đặc dụng
3. Đất nuôi trồng thủy sản
4. Đất làm muối
5. Đất nông nghiệp khác
II. Đất phi nông nghiệp
III. Đất chưa sử dụng

Năm 2005
Diện tích Cơ cấu
(Ha)

(%)
335.799,9

261.488,0
69.909,1
60.546,8
17.754,6
262,0
42.530,2
9.362,3
187.778,3
27.999,1
117.510,6
42.268,6
2.008,9
1.363,3
428,4
21.533,8
52.778,1

Năm 2010
Diện tích
Cơ cấu
(Ha)
(%)

Tăng (+)
Giảm (-)
(Ha)


335.832,6

100,0

32,7

77,9 266.678,9
20,8 74.134,1
18,0 63.804,8
5,3 18.683,3
0,1
154,8
12,7 45.121,5
2,8 10.329,3
55,9 186.259,1
8,3 34.572,5
35,0 111.950,6
12,6 39.736,1
0,6
1.824,8
0,4
3.947,8
0,1
513,1
6,4 29.230,9
15,7 39.922,7

79,4
22,1
19,0

5,6
0,5
13,4
3,1
55,5
10,3
33,3
11,8
0,5
1,2
0,2
8,7
11,9

5.190,9
4.225,0
3.258,0
928,7
-107,2
2.591,3
967,0
-1.519,2
6.573,4
-5.560.0
-2.532,5
-184,1
2.584,5
84,7
7.697,1
-12.855,4


100,0

* Nguồn: Thống kê đất đai ngày 1/1/2011 - Sở Tài nguyên Môi trường
IV. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT CÁC NGÀNH
1. Ngành nông – lâm – thủy sản
+ Tăng trưởng sản xuất : Thời kỳ 2001 – 2010 sản xuất gặp nhiều khó khăn
(thiên tai, dịch bệnh, thị trường và giá vật tư, nông sản có nhiều biến động, ít có
lợi cho người sản xuất) nhưng toàn ngành vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng khá,


19

Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020

đạt mục tiêu đề ra vào năm 2010. Tuy nhiên chất lượng tăng trưởng chưa ổn định,
đặc biệt năm 2005 tăng trưởng rất thấp, do đó 2001 – 2005 chỉ tăng 2,2%/năm.
Giá trị & tăng trưởng giá trị sản xuất 2001 – 2010 (giá 1994)
Giá trị sản xuất (Tỷ đ)
Hạng mục

2000

2005

2010

Tăng trưởng (%/năm)
’01-‘10


’01-‘05

’06-‘10

Nông, lâm, thủy sản
1. Nông nghiệp
2. Lâm nghiệp
3. Thủy sản

1.086,2 1.518,1 2.503,4
8,7
6,9
10,5
673,5
751,7 1.188,1
5,8
2,2
9,6
17,0
18,2
17,3
0,2
1,4
-1,0
395,7
748,2 1.298,0
12,6
13,6
11,6
* Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận

+ Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông, lâm nghiệp,
tăng thủy sản, nhưng quá trình chuyển dịch diễn ra rất chậm và thiếu ổn định.
Nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo, chiếm 64,4% tổng giá trị sản xuất toàn
ngành. Tổng giá trị sản xuất toàn ngành năm 2010 so với năm 2000 tăng 4,8 lần.
Giá trị & cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế)
Giá trị sản xuât (Tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Hạng mục
2000
2005
2010
2000 2005
2010
Nông, lâm, thủy sản
1.272,5 1.887,8 6.045,4 100,0 100,0 100,0
1. Nông nghiệp
829,1 1.130,5 3.891,6 65,2
59,9
64,4
2. Lâm nghiệp
12,0
23,4
43,3
0,9
1,2
0,7
3. Thủy sản
431,4
733,9 2.110,5 33,9
38,9

34,9
* Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận
1.1. Nông nghiệp
1.1.1. Tăng trưởng sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành
1.1.1.1 Tăng trưởng sản xuất
Giá trị & tăng trưởng sản xuất 2001 – 2010 (giá 1994)

Hạng mục
Tổng số
1. Trồng trọt
TĐ: Cây trồng chính
+ Cây lương thực
+ Cây CNHN
+ Cây nho
+ Cây điều

Giá trị sản xuất (Tỷ đ)
Tăng trưởng (%/năm)
2000
2005
2010 ’01-‘10 ’01-‘05 ’06-‘10
673,4 751,7 1.188,1
5,8
2,2
9,6
493,4 480,8
768,4
4,5
-0,5
9,8

448,9 362,5
546,9
2,0
-4,2
8,6
270,1 180,5
374,0
3,3
-7,7
15,7
66,3
32,9
58,5
-1,2
-13,1
12,2
-2,3
105,7 135,2
84,0
5,0
-9,1
2,1
7,4
8,6
15,1
28,6
3,1


Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Nông–Lâm–Thủy sản tỉnh Ninh Thuận đến năm 2020


2. Chăn nuôi
127,8 207,8
304,1
TĐ: dê, cừu
18,7
27,9
68,3
3. Dịch vụ
52,2
63,1
115,6
* Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận

9,1
13,8
8,3

10,2
8,3
3,9

20

7,9
19,6
12,9

Thời kỳ 2001 – 2010 nông nghiệp gặp nhiều khó khăn (hạn hán, bão lụt,
dịch bệnh và khủng hoảng kinh tế thế giới). Đặc biệt năm 2005 thiên tai đã làm

sụt giảm đáng kể kết quả sản xuất ngành trồng trọt (diện tích và sản lượng lúa
giảm mạnh chỉ bằng 50,2% và 48,7% năm 2004, diện tích và sản lượng cây công
nghiệp hàng năm đều thấp hơn so với năm 2004). Tăng trưởng giai đoạn 2001 –
2005 chỉ đạt 2,2%/năm, trong đó trồng trọt tăng trưởng âm 0,5%/, riêng cây trồng
chính âm 4,2%/năm (cây lúa âm 12,4%/năm, cây mía âm 8,0%/năm, cây thuốc lá
âm 20,9%/năm); chăn nuôi tăng trưởng tương đối khá, bình quân đạt 10,2%/năm.
Giai đoạn 2006 – 2010, với việc đầu tư mạnh cho cơ sở hạ tầng, nhất là việc đầu
tư phát triển mạnh thủy lợi đã nâng cao đáng kể diện tích được tưới chủ động, tạo
điều kiện đầu tư thâm canh tăng năng suất... sản xuất đạt tốc độ tăng trưởng khá
cao, bình quân tăng 9,6%/năm (vượt mục tiêu quy hoạch), trong đó cây lương
thực tăng 15,7%/năm; riêng cây nho bị thiệt hại nặng do lũ lụt năm 2010 gây ra
tăng trưởng âm 9,1%/năm, cây bông âm 34,9%/năm. Đối với ngành chăn nuôi,
công tác phòng chống dịch bệnh những năm qua thực hiện tương đối tốt đã hạn
chế được rất nhiều tác hại của dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng thời kỳ 2001 – 2010
khá cao, đạt 9,1%/năm, trong đó dê; cừu đạt 13,8%/năm, riêng giai đoạn 2006 –
2010 tăng 19,6%/năm.
1.1.1.2 Cơ cấu kinh tế
Thời kỳ 2001 – 2010 chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỷ trọng trồng trọt
giảm từ 67,0% năm 2000 còn 56,4% năm 2010; chăn nuôi tăng từ 23,4% lên
27,5% năm 2010; dịch vụ tăng mạnh từ 9,6% năm 2000 lên 16,1% năm 2010.
Giá trị & cơ cấu kinh tế ngành (Giá thực tế)
Giá trị sản xuât (Tỷ đ)
Cơ cấu (%)
Hạng mục
2000
2005
2010
2000 2005 2010
Tổng số
829,1 1.130,5 3.892,1 100

100
100
1. Trồng trọt
555,6
646,1 2.194,4 67,0 57,2
56,4
T Đ: Sản phẩm chính (1)
534,6 1.716,6
82,7
78,2
- Lương thực có hạt (2)
291,5 1.149,7
54,5
67,0
- Cây CNHN (2)
55,0
226,7
10,3
13,2
- Điều (2)
12,8
45,9
2,4
2,7
- Nho (2)
169,0
210,0
31,6
12,2
2. Chăn nuôi

193,6
375,8 1.069,6 23,4 33,2
27,5
TĐ: dê, cừu (3)
47,6
216,7
12,7
20,3
3. Dịch vụ
79,9
108,6
628,1
9,6
9,6
16,1
* Nguồn: Niên giám thống kê Ninh Thuận. (1) So với trồng trọt, (2) So với
SP chính, (3) so với chăn nuôi


×