Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.42 MB, 190 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

TỐNG THI ̣NGA

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO THƢ̣C HIỆN
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TƢ̀ NĂM1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------

TỐNG THI ̣NGA

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO THƢ̣C HIỆN
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP,
NÔNG THÔN TƢ̀ NĂM1997 ĐẾN NĂM 2010

Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số: 62.22.56.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS, TS NGUYỄN MẠNH HÀ


2. PGS, TS LÊ VĂN THINH
̣

Hà Nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu nêu trong Luận án là trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những
kết luận mới của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tác giả

Tống Thị Nga


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục...................................................................................................................................
Bản đồ hành chính tỉnh Phú Thọ......................................................................................
Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................................
Danh mục các bảng, biểu đồ..............................................................................................
MỞ ĐẦU................................................................................................................................

1
3
4
5

6

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI.......................................................................................................................................... 10
1.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án........................... 10
1.1.1 Các công trình đề cập đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn................................... 10
1.1.2 Các công trình đề cập đến quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.................................................. 18
1.1.3 Các công trình, bài viết đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối
với vấn đề nông nghiệp, nông thôn và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ......................................................................
1.2 Những vấn đề luận án cần đi sâu nghiên cứu..........................................................
1.2.1 Những vấn đề các công trình nghiên cứu chưa làm sáng tỏ......................
1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu.................................................
Tiểu kết chương 1..................................................................................................................

22
26
26
27
28

Chƣơng 2: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP
HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2005...................................................... 29
2.1. Những nhân tố tác động đến quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Phú Thọ................................................................... 29
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội............................................................... 29
2.1.2. Thực trạng nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ trước năm 1997................ 32

2.2 Chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa từ năm 1997 đến năm 2005.......................................................................... 36
2.2.1 Chủ trương của Đảng....................................................................................... 36
2.2.2 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ......................................................... 41
1


2.3 Chỉ đạo thực hiện công nghiệp hóa
, hiện đại hóa nông nghiê,p̣ nông thôn từ
năm 1997 đến năm 2005...................................................................................................... 46
2.3.1 Chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn...................... 46
2.3.2 Thực hiê ̣n cơ giới ho,́ athủy lợi hóa và ứng dụng công nghê ̣ sinh học vào
sản xuất................................................................................................................................... 55
2.3.3 Phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế
- xã hội và củng cố, xây dựng quan hê ̣
sản xuất ở nông thôn
............................................................................................................. 60
Tiểu kết chương 2................................................................................................................. 64
Chƣơng 3: LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA
NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2010.......................... 66
3.1 Chủ trƣơng phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa............................................................................................................................ 66
3.1.1 Bối cảnh mới và yêu cầu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa............................................................................................. 66
3.1.2 Quan điểm, chủ trương của Đảng.................................................................... 72
3.1.3 Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ............................................................ 74
3.2 Chỉ đạo thƣc̣ hiêṇ công nghiệp hóa
, hiện đại hóa nông nghiêp,̣ nông thôn tƣ̀
năm 2006 đến năm2010...................................................................................................... 78
3.2.1 Chỉ đa ̣o thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiê

, nông
̣p thôn.... 78
3.2.2 Thực hiê ̣n cơ giới ho,́ athủy lợi hóa và ứng dụng công nghệ sinh học vào
sản xuất................................................................................................................................... 88
3.2.3 Chỉ đạo phát triển kế t cấ u hạ tầ ng kinh tế
- xã hội và củng cố, xây dựng
quan hê ̣ sản xuấ t ở nông thôn
.............................................................................................
Tiểu kết chương 3..................................................................................................................
Chƣơng 4: ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ CÁC KINH NGHIỆM CHỦ YẾU...............
4.1 Đánh giá chung...............................................................................................................
4.1.1 Những ưu điểm..................................................................................................
4.1.2 Một số hạn chế...................................................................................................
4.2 Một số kinh nghiệm.......................................................................................................
KẾT LUẬN...........................................................................................................................

92
98
100
100
100
110
120
134

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN.............................................................................................................................. 136
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 137
PHỤ LỤC
2



BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH PHÚ THỌ

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Phú Thọ, www.phutho.gov.vn
3


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCHTƯ

:

Ban Chấp hành Trung ương

BTVTU
CCKT

:
:

Ban Thường vụ Tỉnh ủy
Cơ cấu kinh tế

CNH
CNSH

:
:


Công nghiệp hóa
Công nghệ sinh học

ĐHQGHN
GTNT
HĐH

:
:
:

Đại học Quốc gia Hà Nội
Giao thông nông thôn
Hiện đại hóa

HĐND
HTX

:
:

Hội đồng nhân dân
Hợp tác xã

NN, ND, NT

:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn


Nxb
QHSX

:
:

Nhà xuất bản
Quan hệ sản xuất

UBND

:

Ủy ban nhân dân

4


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Trang
Bảng 3.1 Cơ cấu hộ nông, lâm, thủy sản ở nông thôn............................ 68
Bảng 3.2 Tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp........................... 82
Biểu đồ 2.1 Số lượng gia súc................................................................... 34
Biểu đồ 2.2 Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp (theo giá năm 1994).... 51
Biểu đồ 3.1 Diện tích sử dụng đất........................................................... 66
Biểu đồ 3.2 Cơ cấ u lao động................................................................... 88

5



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiê ̣p, nông thôn luôn tồ n ta ̣i khách quan tr ong mo ̣i chế đô ̣ xã hô ̣i và có
vị trí, vai trò quan tro ̣ng đố i với sự phát triể n của các quố c gia trên thế giới . Trong
thời đại ngày nay , nhờ ứng du ̣ng những thành tựu khoa ho ̣c công nghê ̣ tiên tiế n vào
quá trình sản xuất , đã ch o phép con người làm ra nhiề u sản phẩ m với chấ t lươ ̣ng
cao, không ngừng nâng cao đời số ng vâ ̣t chấ t , tinh thầ n của xã hô ̣i , nhưng vẫn chưa
có sản phẩm cơ bản nào thay thế được thức ăn cho con người . Viê ̣c phát triể n nông
nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH trở thành nhiệm vụ cấp thiết.
“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, gắn với công nghiệp chế
biến và thị trường; thực hiện cơ khí hoá, điện khí hoá, thuỷ lợi hoá, ứng dụng các
thành tựu khoa học, công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết bị, kỹ
thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng
suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hoá trên thị trường.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỉ trọng giá trị sản phẩm và lao động các ngành
công nghiệp và dịch vụ; giảm dần tỉ trọng sản phẩm và lao động nông nghiệp; xây
dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn, bảo vệ môi
trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây
dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật
chất và văn hoá của nhân dân ở nông thôn” [37, tr. 93].
Nghiên cứu, tổng kết, đánh giá những thành công, hạn chế trong quá trình thực
hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ làm rõ tính đúng đắn, sáng tạo của
Đảng, qua đó rút ra những kinh nghiệm, góp phần hoàn thiện chủ trương của Đảng
về phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
Trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã cụ thể
hóa đường lối của Đảng phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Hầu hết các
mục tiêu đặt ra trong mỗi giai đoạn đều đạt kế hoạch, an ninh lương thực được đảm


6


bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao... Tuy
nhiên, việc thực hiện đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ còn nhiều vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, giải quyết, điều chỉnh. Việc
nghiên cứu, tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về những kết quả, hạn chế
trong quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn từ khi tỉnh được tái lập, từ đó rút ra những kinh nghiệm nhằm đẩy mạnh
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện tại là việc
làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc.
Với lý do trên, tôi chọn đề tài “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm
2010” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Từ góc độ Lịch sử Đảng, luận án làm sáng tỏ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng
bộ tỉnh Phú Thọ đối với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh từ
năm 1997 đến năm 2010; đưa ra những nhận xét, đánh giá về ưu điểm, hạn chế và
bước đầu rút ra một vài kinh nghiệm chủ yếu về sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Tập hợp, hệ thống hóa tư liệu liên quan đến đề tài.
Phân tích, đánh giá những nhân tố tác động đến quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
Trình bày, tái hiện lại quá trình Đảng bộ Phú Thọ vận dụng chủ trương của
Đảng trong lãnh đạo, chỉ đạo CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
Đánh giá những ưu , khuyết điểm của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong quá trin
̀ h
lãnh đạo thực hiê ̣n CNH , HĐH nông nghiệp , nông thôn; bước đầ u đúc kết mô ̣t số
kinh nghiệm chủ yếu từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH nông

nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2010.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1 Đối tượng nghiên cứu

7


Chủ trương, giải pháp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ và quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ dưới sự chỉ đạo
của Đảng bộ từ năm 1997 đến năm 2010.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ và quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vận dụng chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong lãnh đạo, chỉ đạo CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến năm 2010 trên ba nội dung chủ
yếu: thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiê ̣ p, nông thôn ; đưa các tiến bộ khoa
học công nghê ̣ vào sản xuấ t và đời sống ; tăng cường phát triể n kế t cấ u ha ̣ tầ ng kinh
tế - xã hội, củng cố, xây dựng quan hê ̣ sản xuấ t ở nông thôn.
Về không gian: Địa bàn nghiên cứu của luận án là tỉnh Phú Thọ. Tuy nhiên,
trong điều kiện có thể, đề tài có sự liên hệ với các địa phương khác, trước hết là một
số tỉnh cùng khu vực.
Về thời gian: Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1997, là năm tỉnh Phú Thọ
được tái lập, trên cơ sở chia tách tỉnh Vĩnh Phú, đây cũng là năm tiến hành Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV. Năm 2005 là mốc kết thúc nhiệm kỳ
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XV. Năm 2010 là thời điểm kết thúc thập niên
đầu của thế kỷ XXI, là năm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII.
Để làm nổi bật quá trình thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở
tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2010, tác giả có đề cập đến thời gian trước năm
1997 ở mức độ cần thiết, nhằm tìm hiểu một số chủ trương và kết quả về nông
nghiệp, nông thôn của tỉnh Phú Thọ trước khi tỉnh được tái lập.

4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Các văn kiện của Đảng và Nhà nước Việt Nam, của Đảng bộ và UBND tỉnh
Phú Thọ về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; các tài liệu lưu trữ tại Tỉnh ủy,
UBND tỉnh, cũng như tài liệu lưu trữ tại cơ quan lưu trữ, thống kê tỉnh Phú Thọ và
các báo cáo của các sở, ban, ngành... là nguồn tài liệu gốc, tin cậy của luận án.

8


Các công trình nghiên cứu về CNH, HĐH nói chung và CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn nói riêng đã xuất bản, các luận văn, luận án có liên quan là nguồn
tài liệu quan trọng, giúp luận án đi sâu nghiên cứu các chiều cạnh của vấn đề.
Các sách về lịch sử tỉnh Phú Thọ và lịch sử Đảng bộ tỉnh Phú Thọ là tài liệu
giúp luận án nhìn rõ hơn các sự kiện của vấn đề nghiên cứu trong tiến trình phát
triển chung.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luâ ̣n án đươ ̣c thực hiê ̣n trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác

- Lênin và tư

tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói
rõ sự thật” của Đảng Cộng sản Việt Nam; đường lối, chủ trương của Đảng về phát
triển nông nghiệp, nông thôn trong những năm đổi mới. Phương pháp nghiên cứu
chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra, luận án còn sử
dụng các phương pháp khác như phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra
khảo sát thực tế... phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án.
5. Những đóng góp mới và ý nghĩa thực tiễn của luận án
Hê ̣ thố ng hóa các chủ trương , biện pháp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo
thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm 2010.

Mô ̣t số kinh nghiệm của luận án có thể gợi mở , đóng góp vào việc hoàn thiện
chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của
Đảng ở tỉnh Phú Thọ, nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý phát triển nông nghiệp,
nông thôn trên địa bàn trong giai đoạn hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy
Đảng tỉnh Phú Thọ trong quá trình tổ chức, chỉ đạo thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở địa phương; Luận án có thể làm tư liệu tham khảo để nghiên
cứu lịch sử Đảng bộ tỉnh và lịch sử tỉnh Phú Thọ giai đoạn 1997- 2010.
6. Bố cục của luận án
Ngoài các phần mở đầu , kết luận , mục lục , danh mu ̣c công trin
̀ h khoa ho ̣c
của tác giả liên quan đến luâ ̣n án , danh mu ̣c tài liệu tham khảo và ph ụ lục, luận án
gồm 4 chương, 09 tiết.

9


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
Hiê ̣n nay , trong thời kỳ đẩ y ma ̣nh CNH , HĐH vấ n đề NN, ND, NT chiế m
mô ̣t vi ̣trí đă ̣c biê ̣t quan tro ̣ng trong chiế n lươ ̣c phát triể n kinh tế

– xã hội của đất

nước, thu hút sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học. Vì vậy, việc
nghiên cứu đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trở thành đề tài hấp dẫn ,
được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu ở các góc độ lịch sử , kinh tế, xã hội
học... Kết quả các công trình đã được các nhà khoa học nghiên cứu có thể khái quát
và phân thành một số nhóm sau:

1.1.1 Các công trình đề cập đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (1996), vấn đề CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn được Đảng xác định là nhiệm vụ quan trọng trong
quá trình đẩy mạnh CNH , HĐH đất nước . Vì vậy , đã có nhiều công trình nghiên
cứu về nông nghiệp, nông thôn, đáng chú ý là:
Đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp thành tựu, vấn đề và triển vọng do
Nguyễn Văn Bích (chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. Cuốn sách đã
nghiên cứu quá trình đổi mới cơ chế, chính sách trong nông nghiệp, nêu lên một số
thành tựu của nền nông nghiệp Việt Nam trong những năm đổi mới, đồng thời nêu
lên triển vọng của nền nông nghiệp Việt Nam khi thực hiện đổi mới cơ chế quản lý
nông nghiệp.
Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp,
nông thôn Việt Nam do Nguyễn Văn Bích, Chu Tiến Quang (đồng chủ biên), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996. Nội dung cuốn sách đề cập đến những vấn đề về
chính sách kinh tế đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn. Trên cơ sở phân tích,
đánh giá vai trò của các chính sách, tác giả đã nêu lên những thành tựu, hạn chế,
những vấn đề đặt ra và hướng xử lý các chính sách, giải pháp lớn.
Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và

10


hợp tác hóa, dân chủ hóa của tác giả Vũ Oanh, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội,
1998. Cuốn sách đề cập đến những vấn đề có tính lý luận được thể hiện trong đường
lối, chủ trương, chính sách, trong mỗi Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước
trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nêu lên những kinh nghiệm có
tính tổng kết trong quá trình chỉ đạo thực hiện đường lối, nhất là từ sau khi tiến
hành đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp.
Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam của Trương Thị Tiến ,

Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999. Cuốn sách đã nghiên cứu quá trình đổi mới
cơ chế quản lý nông nghiệp ở Việt Nam. Nêu lên một số bài học kinh nghiệm góp
phần tiếp tục hoàn thiện đường lối, chính sách đổi mới cơ chế quản lý nông nghiệp.
Tác giả nhấn mạnh: để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp cần phải tăng
cường hiệu lực quản lý của Nhà nước, hoàn thiện mô hình kinh tế tự chủ, phát triển
kinh tế hợp tác ở nông thôn...
Chuyể n di ̣ch cơ cấ u kinh tế và xu hướng phát triể n kinh tế

nông nghiệp Viê ̣t

Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đế n thế kỷ XXI của
thời đại kinh tế tri thức của Lê Quốc Sử , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001.
Cuố n sách nêu lên lý luâ ̣n cơ bản về
trong thời đa ̣i kinh tế tri thức

CCKT nông nghiệp theo hướng CNH , HĐH

. Đường lối , chủ trương chính sách đối với

nông

nghiệp của Đả ng từ năm 1975 đến năm 2001, vấ n đề chuyển dịch CCKT nông
nghiệp theo hướng CNH , HĐH, lý luận , đường lố i , chủ trương và thực tiễn trong
nước; khảo sát thực tiễn điều tra nghiên cứu

nông nghiệp, nông thôn ngoại thành

thành phồ Hồ Chí Minh.
Con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn Việt Nam
do Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển

nông thôn tổ chức biên soạn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002. Nội dung cuốn
sách làm rõ quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng về CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn; kinh nghiệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở một số
nước và vùng lãnh thổ trên thế giới; phương hướng, giải pháp và những vấn đề đặt
ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; giới thiệu bài học kinh

11


nghiệm của một số điểm sáng như Ngành chè Việt Nam, Công ty Vinamilk...
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong thời kỳ
mới của Lê Quang Phi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007. Cuốn sách phân tích
sự lãnh đạo của Đảng trước yêu cầu khách quan của quá trình CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Đảng lãnh đạo đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
trong những năm 1996 - 2006. Một số kinh nghiệm Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình
công nghiệp hóa của Đặng Kim Sơn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008. Trên
cơ sở tập hợp, phân tích vấn đề NN, ND, NT trong quá trình CNH ở nhiều nước
trên thế giới, tác giả có liên hệ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề
mang tính lý luận và thực tiễn. Trong nội dung “nông nghiệp, nông thôn, nông dân
Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa”, tác giả điểm lại chủ trương của Đảng
đối với NN, ND, NT từ Văn kiện Đại hội III đến Đại hội X của Đảng.
Vấ n đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn – Kinh nghiê ̣m Viê ̣t Nam , kinh
nghiê ̣m Trung Quố c , Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009, do Hô ̣i đồ ng Lý luâ ̣n
Trung ương và Nxb Chính trị Quốc gia phố i hơ ̣p thực hiê ̣n . Cuố n sách gồ m các
tham luâ ̣n của các nhà khoa ho ̣c nghiên cứu lý lu ận và thực tiễn , những người làm
công tác lý luâ ̣n của Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam và Đảng Cộng sản Trung Quố c . Các
tham luận của các nhà khoa học đã làm rõ những nhận thức lý luận và thực tiễn về
vấn đề NN, ND, NT trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.

Những vấ n đề lý luận và thực tiễn mới đặt ra trong tình hình hiê ̣n nay , Tâ ̣p 2
(2010), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, cuốn sách do Hô ̣i đồ ng Lý luâ ̣n Trung
ương và Nxb Chính trị Quốc gia phố i hơ ̣p thực hiê ̣n . Nô ̣i dung cuố n sách gồ m các
bài viết của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn . Đáng chú ý là bài viế t
“Vấ n đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa ở các
nước, liên hê ̣ đế n tình hình Viê ̣t Nam”

của Đặng Kim Sơn . Tác giả điểm lại chủ

trương của Đảng về NN, ND, NT; nêu lên vấ n đề thực hiê ̣n CNH ở các nước Âu –
Mỹ, các nước mới giành được độc lập , các nước Đông Á và Trung Quốc ... trên cơ

12


sở đó , tác giả dự báo tương lai

NN, ND, NT Viê ̣t Nam nế u như ho ̣c đươ ̣c kinh

nghiê ̣m của thế giới.
Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Viê ̣t Nam trong
thời kỳ đổ i mới (1986- 2011) của Nguyễn Ngọc Hà, Nxb Chin
́ h tri ̣ – Hành chính, Hà
Nội, 2012. Cuốn sách làm rõ cơ sở hình thành quan điểm đường lối, chủ trương của
Đảng về vấn đề NN, ND, NT. Làm rõ những điều kiện lịch sử và quá trình hình
thành những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây
dựng xã hội nông thôn Việt Nam văn minh hiện đại; nghiên cứu về kinh tế nông
nghiệp và những biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn trong thời
kỳ đổi mới; quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế
nông nghiệp và những thành tựu đạt được. Trong đó, nội dung trung tâm là vấn đề

Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, quản lý ruộng
đất, giải phóng sức lao động...
Đảng với vấ n đề nông dân , nông nghiê ̣p và nông thôn (1930- 1975) do Vũ
Quang Hiể n (Chủ biên), Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thâ ̣t, Hà Nội, 2013. Nội dung
cuốn sách đi sâu phân tích chủ trương, chính sách của Đảng đối với NN, ND, NT
giai đoạn 1930-1975; từ đó, rút ra một số nhận xét và những bài học kinh nghiệm
trong việc tiếp tục phát huy vị trí, vai trò, sức mạnh của giai cấp nông dân, địa bàn
nông thôn và ngành kinh tế nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.
Quá trình hình thành và phát triển đường lối đổi mới trong nông nghiệp của
Đảng Cộng sản Việt Nam từ 1975- 1996, luận án tiến sĩ lịch sử chuyên ngành Lịch
sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Lê Văn Thái, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh, 2001. Tác giả trình bày quá trình tìm tòi, hoạch định và từng bước phát triển
đường lối đổi mới trong nông nghiệp của Đảng từ 1975 đến 1996, nêu lên một số
bài học kinh nghiệm lịch sử và khuyến nghị về chính sách phát triển nông nghiệp,
nông thôn trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn từ 1991 đến 2002, luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của Lê Quang Phi, Học viện Chính trị Quân sự,

13


Hà Nội, 2005. Luận án trình bày sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Làm rõ những thành tựu, yếu kém, đồng thời đưa ra một số kinh
nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm
1991 đến năm 2002. Luận án xác định: Tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn là yêu cầu khách quan, một trong những nhiệm vụ chiến lược quan trọng hàng
đầu có ý nghĩa quyết định đến thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Đường lối phát triển nông nghiệp, nông thôn của Đảng trong những năm

1986 – 2006, luận văn thạc sĩ lịch sử của Lê Thị Thu Hương, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 2008. Tác giả hệ thống lại quá trình hoàn thiện
chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng,
phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam qua 2 giai đoạn 1986 - 1996 và 1996
- 2006: về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, về con đường thực hiện
CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
(1996- 2006), luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam của Đặng Kim Oanh, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGHN, 2011. Luận án làm rõ quá trình Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, chỉ
đạo chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ năm 1996 đến năm 2006; tổng kết quá trình
phát triển của kinh tế nông nghiệp dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trong những
năm 1996 đến 2006, trên cơ sở đó rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng.
Qúa trình đổi mới chính sách đất nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1979-2006), luận văn thạc sĩ lịch sử của Bùi Thị Bích Thảo, Trung tâm đào tạo, bồi
dưỡng giảng viên Lý luận chính trị, ĐHQGHN, 2012. Tác giả nghiên cứu quá trình
đổi mới về chính sách đất nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam: từ việc ra
chính sách đến hoàn thiện chính sách qua các giai đoạn từ năm 1979 đến năm 1991
và từ năm 1991 đến năm 2006. Nghiên cứu tác động của chính sách đất nông
nghiệp đối với sự phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Rút kinh nghiệm và đề

14


xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách đất nông nghiệp cho phù
hợp với tình hình nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Công nghiệp hóa nông thôn và phát triển nông thôn Việt Nam – Đài Loan,
Hội thảo quốc tế do Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu
Trung ương Đài Loan tổ chức năm 2007. Hội thảo đã tập trung nhiều bài viết của

các nhà khoa học Việt Nam và Đài Loan về các vấn đề liên quan tới sự quản lý và
các chính sách của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại và phát
triển nông thôn trong thời đại CNH ở Đài Loan và Việt Nam.
Đề tài cấ p Bô ̣ Nghiên cứu quá trình hình thành của một số chính sách đổi
mới đột phá trong nông nghiệp, nông thôn của Viện Chính sách và Chiến lược phát
triể n nông nghiê ̣p nông thôn , Bô ̣ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2006.
Đề tài cấ p Bô ̣ Vấn đề liên kết 4 nhà trong phát triển nông nghiệp Việt Nam thời kỳ
hội nhập quốc tế do Nguyễn Thị Thủy, cán bộ Trường Đại học Ngoại thương làm
Chủ nhiệm, năm 2011... Các đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích cơ sở lý luận về
quá trình hình thành chủ trương, chính sách kinh tế đối với nông nghiệp, nông thôn,
đặc biệt các chính sách đột phá trong nông nghiệp, từ Chỉ thị 100 của Ban Bí thư
(khóa IV), Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) đến các Nghị quyết của các kỳ
Đại hội, Nghị quyết của Trung ương Đảng về nông nghiệp, nông thôn. Đánh giá
thực trạng tình hình kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam, đề ra mô ̣t số giải
pháp chiến lược để đẩy nhanh quá trình CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn. Một
số chuyên đề làm rõ khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo quan điểm
của Đảng; tính tất yếu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam và sự
cần thiết của liên kết 4 nhà - Nhà nước, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp
trong phát triển nông nghiệp Việt Nam; phân tích kinh nghiệm của các nước về việc
hoạch định và thực thi các chính sách lớn đối với phát triển nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, trên cơ sở đó rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.
“Một số vấn đề về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn”
của Vũ Văn Phúc, Tạp chí Cộng sản , số 7 (4/1999). Bài viết phân tích ý nghĩa của
quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam; đánh giá những thành

15


tựu, hạn chế của nông nghiệp, nông thôn Việt Nam từ khi thực hiện đường lối đổi
mới, từ đó tác giả nêu lên những vấn đề cần tập trung thực hiện trong quá trình

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
“Phát triển nông thôn theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng” của
Bạch Đình Ninh, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 12/2001. Tác giả
nêu lên tầm quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong đường lối,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước; đưa ra những biện pháp để phát
triển nông nghiệp theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của Đảng.
“Về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn” của
Nguyễn Thiện Luân, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 5, tháng
6/2002. Bài viết nêu lên những vấn đề chung về CNH, HĐH nông nghiệp, nông
thôn và những nội dung cơ bản để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn
từ năm 2001 đến năm 2010 dựa trên những quan điểm cơ bản của Đảng trong Nghị
quyết Hội nghị lần thứ năm BCHTƯ khóa IX. Trên cơ sở đó, bài viết đưa ra những
giải pháp để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
“Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong tình
hình mới” của Hồ Văn Vĩnh, Tạp chí Cộng sản, số 786, tháng 4/2008. Bài viết nêu
lên một số quan điểm của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong Đại
hội III (1960) và Đại hội X (2006) của Đảng; những vấn đề đặt ra của nền kinh tế
nói chung, nền nông nghiệp nói riêng trong tình hình hiện nay, từ đó nêu lên những
giải pháp để đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong tình hình mới.
“Một số quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn” của Vũ Thị Thoa, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11/2010. Bài viết làm rõ
quá trình nhận thức về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng từ Đại hội IV
đến Đại hội X, từ chỗ xác định nông nghiệp là cơ sở để tiến hành CNH đến chỗ xác
định nông nghiệp là nội dung của CNH, từ đó xác định CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn là nội dung của phát triển kinh tế xã hội nông thôn. Từ đẩy mạnh đến đẩy
nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.

16



“Thách thức mới đối với nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam và
một số gợi ý chính sách giai đoạn 2011- 2020” của Nguyễn Thị Tố Quyên, Tạp chí
Nghiên cứu Kinh tế số 402, tháng 11/2011. Tác giả nêu lên những vấn đề cần quan
tâm, nghiên cứu đối với NN, ND, NT Việt Nam, gợi ý một số chính sách góp phần
xây dựng đường lối phát triển kinh tế nhằm định hướng và giải quyết những yêu cầu
cơ bản của NN, ND, NT trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.
“Quan điểm của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông
thôn trong thời kỳ mới” của Nguyễn Văn Thông, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 199,
tháng 7/2013. Bài viết nêu lên quá trình nhận thức của Đảng về chủ trương phát
triển nông nghiệp, nông thôn thông qua các Văn kiện Đại hội Đảng và Hội nghị
Trung ương từ năm 1986 đến năm 2011, từ chỗ coi chuyển dịch CCKT nông nghiệp
là biện pháp đến chỗ coi đó là nội dung của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
“Xây dựng nông thôn Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” của Đặng Kim Oanh, Tạp chí Lịch sử Đảng, tháng 12/2013. Tác giả làm rõ
những quan điểm của Đảng về xây dựng nông thôn Việt Nam thông qua các Văn
kiện Đại hội của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết Hội nghị Trung ương từ năm 1996
đến năm 2011. Đồng thời, tác giả nêu lên những thành tựu biến đổi nông thôn Việt
Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
“Nâng cao hiệu quả tuyên truyền về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trên
báo chí hiện nay” của Nguyễn Thành Lợi, Tạp chí Cộng sản, số 85, tháng 1/2014.
Tác giả nêu lên những quan điểm cơ bản của Đảng về NN, ND, NT qua Nghị quyết
của các kỳ Đại hội Đảng và Hội nghị Trung ương, đặc biệt là Nghị quyết Hội nghị
Trung ương 7, khóa X về vấn đề NN, ND, NT; nêu lên vai trò của báo chí trong
việc tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước, cung cấp thông tin, kiến thức khoa học – kỹ thuật cho nhân dân. Từ đó, đưa ra
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tuyên truyền về NN, ND, NT trên báo chí.
Nhìn chung , các công trình , bài viết trên đã đi sâu nghiên cứu chủ trương

,


chính sách của Đảng, Nhà nước về vấn đề CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn; nêu
khái quát quan điểm của Đảng về các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn trong

17


thời kỳ đổi mới, tập trung làm rõ những điều kiện lịch sử và quá trình hình thành
những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp gắn với xây dựng xã
hội nông thôn; vấn đề Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông
nghiệp, quản lý ruộng đất, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo
của người nông dân; khái quát về CNH , HĐH nông nghiệp, nông thôn trong bố i
cảnh sự phát triển của nền kinh tế nói ch ung, nông nghiệp, nông thôn nói riêng, có
số liê ̣u thố ng kê qua các thời kỳ lich
̣ sử

; quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp

dưới sự lañ h đa ̣o của Đảng, sự điề u hành, chỉ đạo của Nhà nước.
Một số công trình, bài viết đã phân tích yêu cầu khách quan CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chủ
trương và sự chỉ đạo của Đảng trong những giai đoạn cụ thể; trình bày sự lãnh đạo
của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; làm rõ những thành tựu, yếu kém
và nguyên nhân trong quá trình thực hiện chủ trương CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn. Trên cơ sở đó đưa ra những kinh nghiệm trong quá trình Đảng lãnh đạo
sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Nhiề u công trình góp phần làm sáng
tỏ một số vấn đề về lý luận và thực tiễn trong

nông nghiệp, nông thôn về QHSX,

bước đầ u tổ ng kế t quá triǹ h đổ i mới tư duy và sự chỉ đa ̣o thực hiê ̣n của Đảng , Nhà

nước về CNH , HĐH đấ t nước , cung cấ p thêm tư liê ̣u tham khảo quý v ề lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn.
1.1.2 Các công trình đề cập đến quá trình thực hiện chủ trương của Đảng
về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
Quá trình thực hiện đường lối phát triển nông nghiệp của Đảng ở Ninh Bình
(1981- 1995), luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam của Tạ Văn Thới, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000. Tác giả
làm rõ chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng và kết quả thực hiện ở Ninh
Bình từ năm 1981 đến năm 1995, đặc biệt là quá trình Đảng bộ Ninh Bình lãnh đạo
phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH trong những năm từ 1992 đến 1995.
Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
từ năm 1986 đến năm 2005, luận án tiến sĩ lịch sử của Nguyễn Quang Vinh, Học

18


viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2010. Tác giả làm rõ sự lãnh
đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong quá trình thực hiện chủ trương,
đường lối đổi mới của Đảng về chuyển dịch CCKT nông nghiệp từ 1986 đến 2005.
Nêu lên một số kinh nghiệm của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong lãnh đạo chuyển
dịch CCKT nông nghiệp từ 1986 đến 2005.
Các Tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ khoa
học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam của Nguyễn Thị
Tố Uyên, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012. Luận án
làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về sự lãnh đạo của các Tỉnh ủy vùng Đồng bằng
sông Hồng đối với đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; nêu lên những
phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường sự lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH
nông nghiệp, nông thôn của các Tỉnh ủy vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2020.
Thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp ở một số

tỉnh, thành đồng bằng sông Hồng từ năm 1997 đến năm 2010, luận án tiến sĩ lịch sử
của Vũ Quang Ánh, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, 2012.
Tác giả làm rõ quá trình Đảng bộ và nhân dân ở một số địa phương thuộc đồng
bằng sông Hồng thực hiện đường lối của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp từ
năm 1997 đến năm 2010; đồng thời, đánh giá những kết quả và hạn chế trong phát
triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương trên.
Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo giải quyết việc làm cho nông dân trong quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1997 đến năm
2010, luận văn thạc sĩ lịch sử của Nguyễn Như Quỳnh, Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 2013. Tác giả phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế
- xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc tác động đến giải quyết việc làm cho nông dân. Đánh
giá thực trạng việc làm của lao động nông thôn tỉnh Vĩnh Phúc trước năm 1997.
Trình bày các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam
cũng như Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc về giải quyết việc làm cho nông dân trong quá
trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo

19


giải quyết việc làm cho nông dân và nêu lên những thành tựu, hạn chế, một số kinh
nghiệm của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc trong giải quyết việc làm cho nông dân giai
đoạn 1997 -2010.
Ngoài ra, một số luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện đường lối CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng bộ các địa phương dưới góc độ lịch sử
Đảng, đáng chú ý là: Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở tỉnh Hải Dương (1997- 2006), luận văn thạc sĩ
lịch sử của Hoàng Thị Ánh Nga, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
ĐHQGHN, 2007; Quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn của Đảng ở tỉnh Hà Tây (1996- 2005), luận văn thạc sĩ lịch
sử của Nguyễn Thị Năm, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,

ĐHQGHN, 2009; Đảng bộ tỉnh Nghệ An lãnh đạo thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn (1996- 2006), luận văn thạc sĩ lịch sử của Bùi
Thanh Xuân, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 2009;
Đảng bộ huyện Yên Dũng (tỉnh Bắc Giang) lãnh đạo công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông nghiệp, nông thôn từ năm 2001 đến năm 2010, luận văn thạc sĩ lịch sử của
Lương Thị Hà, Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên Lý luận chính trị,
ĐHQGHN, 2012... Các công trình trên đã nêu lên chủ trương, đường lối và sự chỉ
đạo của Đảng bộ các địa phương trong quá trình tổ chức thực hiện đường lối CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn của Đảng. Nêu lên những thành tựu, hạn chế và rút ra
một số bài học trong quá trình Đảng bộ các địa phương lãnh đạo thực hiện đường
lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Đề tài cấ p Bô ̣ Giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh từ việc thu hồi đất
nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa và phát triển khu công nghiệp ở vùng đồng
bằng sông Hồng hiện nay do Bùi Thị Ngọc Lan làm Chủ nhiệm , Viện Chủ nghĩa xã
hội khoa học , Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì , năm 2007; Đề tài
cấ p Bô ̣ Giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa ở
Hải Dương do Nguyễn Thị Thơm làm Chủ nhiệm, Viện Kinh tế và Phát triển, Học
viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, năm 2007... Các đề tài đã khảo sát

20


điều kiện thực tiễn ở một số tỉnh đồng bằng Bắc Bộ để thực hiện CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn; nêu lên những vấn đề nảy sinh ở nông thôn khi người nông dân
bị thu hồi đất để phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp như vấn đề thiếu đất sản
xuất, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường ở nông thôn; đề xuất những giải pháp nhằm
giải quyết vấn đề trên.
“Hải Dương phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa” của Trương Kim Sơn, Tạp chí Cộng sản, số 8, tháng
3/2002; “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở các vùng kinh tế

– lãnh thổ Việt Nam” của Đỗ Kim Chung , Tạp chí Nghiên cứu kinh tế , số 25, tháng
6-1999; “Bến Tre vững bước trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn” của Trần Văn Truyền, Tạp chí Cộng sản, số 27, năm 2002... Các
công trình nêu trên đã trình bày đặc điểm của các vùng nông thôn, sự lãnh đạo của
các Đảng bộ và chính quyền địa phương nhằm đẩy mạnh quá trình chuyển dịch
CCKT, cơ cấu lao động, khai thác tiềm năng, nguồn lực ở địa phương, thúc đẩy
nông nghiệp, nông thôn phát triển.
“Vĩnh Long thực hiện chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp”
của Triều Hải Quỳnh, Tạp chí Cộng sản, số 6/2003; “Đảng bộ tỉnh Hà Nam lãnh
đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp – kết quả và kinh nghiệm” của Nguyễn
Thế Anh, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 6/2013... Các công trình làm rõ chủ trương
chuyển dịch CCKT nông nghiệp của Đảng và quá trình chuyển dịch CCKT nông
nghiệp ở các địa phương, nêu lên những kết quả và rút ra một số kinh nghiệm cụ thể
trong quá trình thực hiện chuyển dịch CCKT nông nghiệp ở địa phương.
“Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn phát triển nông nghiệp, nông thôn ở An
Giang” của Đàm Kiến Lập, Tạp chí Cộng sản, tháng 6/2009. Tác giả nêu lên những
thành tựu và sức lan tỏa của đổi mới trong nông nghiệp ở An Giang, từ đó đưa ra
các bài học kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề NN, ND, NT.
“Thành tựu phát triển nông nghiệp, nông thôn qua 25 năm thực hiện đường
lối đổi mới của Đảng (1986- 2010)” của Đặng Kim Oanh, Tạp chí Lịch sử Đảng,
tháng 1/2011. Tác giả đã đánh giá những thành tựu, hạn chế bất cập của NN, ND,

21


NT Việt Nam qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới. Trên cơ sở đó, tác giả nêu
lên một số vấn đề cần thực hiện nhằm đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn theo hướng văn minh, hiện đại.
Nhìn chung, các công trin
̀ h trên đã đề câ ̣p đế n sự lañ h đa ̣o của Đảng

Đảng bô ̣ mô ̣t số điạ phương trong phát triể n kinh tế

, của

nông nghiệp, chuyển dịch

CCKT nông nghiệp, thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở những thời kỳ
nhấ t đinh.
̣ Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về quá trình Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ lãnh đạo thực hiện đường lối CNH

, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ

những năm 1997 đến năm 2010.
1.1.3 Các công trình, bài viết đề cập đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh đối
với vấn đề nông nghiệp, nông thôn và quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện
đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ
“Nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ phát triển theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa” của Trương Văn Khôi, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
số 11, năm 2002. Bài viết nêu lên những thành tựu trong sản xuất nông, lâm nghiệp
của tỉnh Phú Thọ từ năm 1995 đến năm 2001; xác định mục tiêu phát triển nông
nghiệp, nông thôn Phú Thọ theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm
BCHTƯ khóa IX; đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp nhằm phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
“Dạy nghề cho nông dân ở Phú Thọ và những vấn đề đặt ra” của Nguyễn
Đình Tráng, Tạp chí Lao động và Xã hội, tháng 1/2005. Bài viết nêu lên thực trạng
và nhu cầu học nghề của nông dân ở Phú Thọ khi tỉnh xây dựng các khu, cụm công
nghiệp, khu du lịch và đô thị mới. Từ đó, tác giả đặt ra những vấn đề về công tác
dạy nghề cho nông dân, trong đó chú trọng chương trình khôi phục và phát triển
một số làng nghề, ngành nghề truyền thống phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, nhằm

tận dụng thời gian lao động nông nhàn của nông dân ở địa phương.
“Phát huy mọi nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển, nâng cao chất lượng
tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của Phú Thọ” của Nguyễn Ngọc Hải, Tạp chí
Thương mại, số 13, năm 2005. Công trình nêu lên một số giải pháp phát triển ngành

22


×