Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt từ năm 1997 đến năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 175 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI NGỌC HÀ

ĐẢNG BỘ TỈ NH PHÚ THỌ LÃ NH ĐẠO
CÔNG TÁC ĐÀ O TẠO, BỒI DƢỠ NG CÁN BỘ
CHỦ CHỐT TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

HÀ NỘI – 2015
1

Formatted: Top: (Thick-thin small gap, Auto,
3 pt Line width, Margin: 1 pt Border spacing:
), Bottom: (Thin-thick small gap, Auto, 3 pt
Line width, Margin: 1 pt Border spacing: ),
Left: (Thick-thin small gap, Auto, 3 pt Line
width, Margin: 4 pt Border spacing: ), Right:
(Thin-thick small gap, Auto, 3 pt Line width,
Margin: 4 pt Border spacing: )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

BÙI NGỌC HÀ

ĐẢNG BỘ TỈ NH PHÚ THỌ LÃ NH ĐẠO
CÔNG TÁC ĐÀ O TẠO, BỒI DƢỠ NG CÁN BỘ


CHỦ CHỐT TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:
62 22 56 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Đinh Xuân Lý
2. TS. Lƣơng Viế t Sang

HÀ NỘI - 2015

1


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực,
bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, tháng 5 năm 2015
Tác giả

Bùi Ngọc Hà

1


LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS, TS Đinh Xuân Lý, TS.
Lương Viết Sang, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá
trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch Sử,
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội đã
giúp đỡ, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học
tập, nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới Đảng ủy, Ban giám hiệu Nhà trường nơi tôi
đang công tác đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ, động viên tôi tham gia học tập
và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các bạn đồng nghiệp, các bạn cùng khóa
NCS 2011 và các anh, chị em NCS khóa trước đã chia sẻ kinh nghiệm nghiên
cứu khoa học, hỗ trợ, giúp đỡ tôi để tôi có điều kiện thuận lợi tập trung vào
học tập, nghiên cứu hoàn thành luận án.
Cuối cùng xin được gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân,
những người đã động viên, khích lệ, chia sẻ những khó khăn để tôi toàn tâm
tập trung học tập, nghiên cứu.

1


BẢNG QUY ƢỚC CHỮ VIẾT TẮT

BCH

:

Ban Chấ p hành

BTC


:

Ban Tổ chức

BTV

:

Ban Thường vu ̣

CNH, HĐH

:

Công nghiê ̣p hóa, hiê ̣n đa ̣i hóa

HĐND

:

Hô ̣i đồ ng nhân dân

UBND

:

Ủy ban nhân dân

1



MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU.........................................................................................................

4

1. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................

4

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................

6

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................

7

4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ......................

8

5. Đóng góp của luận án .......................................................................

8

6. Nguồn tài liệu ...................................................................................


8

7. Kết cấu của luận án ..........................................................................

9

Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN LUẬN ÁN ..............................................................................

10

1.1. Các công trình nƣớc ngoài và trong nƣớc nghiên cứu về đào
tạo, bồi dƣỡng cán bộ .....................................................

10

1.2. Những công trình nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dƣỡng
cán bộ ở các địa phƣơng trong nƣớc .............................

19

1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu từ các công trình liên quan đề tài
và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong luận án .......

23

Chƣơng 2. CHỦ TRƢƠNG CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ VỀ
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT VÀ
SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU TÁI
LẬP TỈNH (1997-2000) ................................................................................


26

2.1. Yêu cầu đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt ở Phú Thọ khi tái
lập tỉnh ......................................................................................

26

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và
những vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt.......................................................................

1

26


2.1.2. Thực trạng trình độ đội ngũ cán bộ chủ chốt ở Phú Thọ khi
tái lập tỉnh và những yêu cầu đặt ra về đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt. ......................................................................

31

2.1.3. Quan điểm, chủ trương của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ .....

39

2.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ chủ chốt của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
trong những năm 1997-2000 ..........................................


43

2.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ chủ chốt .....................................................

43

2.2.2. Đảng bộ tỉnh Phú Thọ chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chủ chốt và kết quả thực hiện .....................................

52

Tiểu kết chƣơng 2 ..........................................................................................

64

Chƣơng 3. CHỦ TRƢƠNG VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI
DƢỠNG CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ
VÀ SỰ CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN (2000 - 2010).............................................

66

3.1. Yêu cầu mới đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán
bộ chủ chốt ở tỉnh Phú Thọ ............................................

66

3.1.1. Những nhân tố tác động mới đối với công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt ...........................................................


66

3.1.2. Quan điểm, chủ trương của Đảng về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ..

71

3.2. Chủ trƣơng và sự chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt từ năm
2000 đến năm 2010 ..................................................................

78

3.2.1. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt ...........................................................

78

3.2.2. Chỉ đạo thực hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ và kết quả
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt .........................

2

87


Tiểu kết chƣơng 3 ..........................................................................................

102


Chƣơng 4. NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM .......................

104104105

4.1. Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công
tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ chủ chốt từ năm 1997
đên năm 2010 ..................................................................

104104105

4.1.1. Ưu điểm và nguyên nhân .......................................................

104

4.1.2. Hạn chế và nguyên nhân ........................................................

115

4.2. Một số bài học kinh nghiệm ........................................................

118

Tiểu kết chƣơng 4 ..........................................................................................

134

KẾT LUẬN....................................................................................................

135


DANH MUC
̣ CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦ A TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN................................................................................

138

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................

139

PHỤ LỤC .......................................................................................................

151

3


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực tiễn cho thấy , trong sự vận động phát triển của các quốc gia , dân
tộc trên thế giới, cán bộ luôn giữ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng về tổ chức ,
quản lý công việc nhà nước , thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Để có được
một đô ̣i ngũ cán bô ̣ với triǹ h đô ̣ , năng lực , phẩm chấ t cao , đòi hỏi công tác
đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bộ phải được quan tâm, phải được thực hiện mô ̣t cách
căn bản, thiế t thực và hiê ̣u qua.̉
Mác - Lênin chỉ rõ , đố i với mô ̣t bô ̣ máy nhà nước , muố n nâng cao năng
lực quản lý thì đô ̣i ngũ cán bô ̣ phải có uy tin
́ về chuyên mô n, phải tinh thông
khoa ho ̣c quản lý , phải biết học tập và phải học nữa , học mãi. Từ tổ ng kế t
kinh nghiê ̣m lich

̣ sử thế giới , Lênin khẳ ng đinh
̣ : “Trong lich
̣ sử chưa có mô ̣t
giai cấ p nào giành đươ ̣c quyề n thố ng tri ̣nế u nó không đào ta ̣o đươ ̣c ra trong
hàng ngũ của mình những lãnh tụ chính trị , những đa ̣i biể u tiên phong có đủ
khả năng tổ chức và lañ h đa ̣o phong trào” [56, tr. 473].
Sinh thời , Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác đào tạo

, bồ i

dưỡng cán bô ̣. Người cho rằng, thông qua đào ta ̣o, bồ i dưỡng mà trình đô ̣ của
cán bộ được nâng cao , từ đó tránh đươ ̣c những sai lầ m , khuyế t điể m do tri
thức khoa ho ̣c ha ̣n chế , hay nói chính xác hơn là tu ̣t hâ ̣u . Đối với những cá n
bô ̣ giữ vai trò lañ h đa ̣o cầ n phải đươ ̣c đào ta ̣o , bồ i dưỡng thường xuyên để có
tri thức sâu, rô ̣ng trên nhiề u liñ h vực nhấ t là liñ h vực mình đang quản lý , đảm
nhâ ̣n, có như vậy mới hoàn thành tốt chức trách, nhiê ̣m vu ̣ được giao. Hồ Chí
Minh khẳ ng đinh
̣ : “Ho ̣c hỏi là mô ̣t viê ̣c phải tiế p tu ̣c suố t đời . Suố t đời phải
gắ n liề n lý luâ ̣n với công tác thực tế . Không ai có thể tự cho mình đã biế t đủ
rồ i, biế t hế t rồ i . Thế giới ngày càng đổ i mớ i, nhân dân ngày càng tiế n bô ̣ nên
chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”[62, tr. 337].

4


Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Viê ̣t Nam, Đảng luôn nhận thức sâu
sắc vi ̣trí , vai trò của cán bô ̣ không chỉ là người va ̣c h đường lố i , chính sách,
chủ trương cho nhân dân thực hiện mà còn là những người tuyên truyền , giáo
dục quần chúng nắm vững các quan điểm , nô ̣i dung đường lố i , chính sách
pháp luật của Đảng , Nhà nước tạo ra sự nhất trí về


tư tưởng . Vì vậy, Đảng

khẳng định đào ta ̣o , bồ i dưỡng cán bô ̣ là khâu quan tro ̣ng trong công tác cán
bô ̣ gắ n liề n với công tác xây dựng Đảng vững mạnh về mọi mặt. Dưới sự lãnh
đạo của Đảng , công tác đào ta ̣o , bồ i dưỡng cán bô ̣ đươ ̣c triể n khai từ Trung
ương đế n các điạ phương trong cả nước góp phầ n quan tro ̣ng nâng cao năng
lực , trình độ của đội ngũ cán bộ; đô ̣i ngũ cán bô ̣ ngày càng trưởng thành và có
những đóng góp to lớn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ
quốc và trong thời kỳ đổ i mới.
Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh CNH , HĐH, hô ̣i nhâ ̣p nề n kinh tế
quố c tế , có nhiều yếu tố trong nước và quốc tế ảnh hưởng đến tư tưởng , nhâ ̣n
thức, đạo đức, phẩm chất của đội ngũ cán bô ̣, trong đó có cán bô ̣ của tin
̉ h Phú
Thọ. Với sự phát triển của nền kinh tế thị trường , quá trình mở cửa, toàn cầu
hóa nề n kinh tế đã tác đô ̣ng không nhỏ đế n tâm lý , đạo đức, lối sống và thái
đô ̣ chính tri ̣của cán bô ̣ nói chung và cán bô ̣ ch ủ chốt ở Phú Tho ̣ nói riêng .
Trong hoàn cảnh đó , Đảng bộ tin̉ h Phú Tho ̣ đã quán triệt và triển khai thực
hiện những chủ trương , chính sách của Đảng về đào tạo , bồ i dưỡng cán bô ̣
vào điều kiện thực tiễn của địa phương , góp phần quan trọn g nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bô ̣ chủ chốt đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý xây dựng và
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ.
Từ sau tái lập cho đến nay, Phú Thọ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể
trên các mặt của đời sống xã hội. Một trong những nguyên nhân dẫn đến
thành quả đó là do Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đặc biệt quan tâm đến công tác đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và coi đó là nhân tố quan tro ̣ng quyế t đinh
̣

5



thành công sự nghiệp CNH , HĐH của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn
những hạn chế về chủ trương, chính sách, về chỉ đa ̣o thực hiê ̣n.
Thực tiễn trên đòi hỏi Đảng bô ̣ tin̉ h Phú Tho ̣ phải tăng cường lãnh đạo
nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt
phù hợp với yêu cầu thực tế của địa phương để đô ̣i ngũ cán bô ̣ này thực sự
phát huy vai trò, năng lực, tiên phong trong viê ̣c vâ ̣n du ̣ng chủ trương, đường
lố i của Đảng vào thực tiễn điạ phương, góp phần thúc đẩy phát triển nền kinh
tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Viê ̣c nghiên cứu quá trình vận dụng quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở tỉnh Phú Thọ được đặt ra
cấp thiết và có ý nghĩa khoa học, thực tiễn sâu sắc, nhưng đến nay chưa có công
trình nào được côngbố, nghiên cứu mô ̣t cách hê ̣ thố ng, chuyên sâu, dưới góc độ
lịch sử Đảng về vấn đề này. Vì vậy tôi chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh
đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt từ năm 1997 đến năm 2010”
làm đề tài luận án tiến sĩ lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Làm sáng tỏ quá trình Đảng bô ̣ tỉnh Phú Tho ̣ vận dụng chủ trương của
Đảng, lãnh đạo công tác đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ chủ chốt trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2010.
- Nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua các tư liệu lịch sử khôi phục tiến trình Đảng bô ̣ tỉnh Phú Tho ̣
lãnh đạo công tác đào ta,̣obồ i dưỡng cán bộ chủ chốt trên địa bàn tỉnh Phú Thọ kể
từ khi tái lập tỉnh đến năm 2010. Trong đó, tập trung vào các vấn đề như:
Trình bày vị trí, vai trò công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và
thực tra ̣ng chấ t lươ ̣ng cán bô ̣ chủ chốt ở tỉnh Phú Thọ khi mới tái lâ ̣p tỉnh và
những vấn đề đặt ra.

6



Làm rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác đào ta ̣o , bồ i dưỡng
cán bộ trong thời kỳ đổi mới, trực tiếp là từ năm 1997 đến năm 2010.
Trình bày điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Phú Thọ và những
vấn đề đặt ra đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Phân tích, luận giải chủ trương, giải pháp của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về
công tác đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ chủ chốt và quá trình Đảng bộ tỉnh chỉ đạo
thực hiện công tác này từ năm 1997 đến năm 2010.
Đánh giá những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu,
hạn chế và rút ra một số bài học kinh nghiệm từ thực tiễn lañ h đa ̣o công tác
đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ chủ chốt của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ kể từ khi tái lập
tỉnh đến năm 2010.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là những chủ trương và sự chỉ đạo thực
hiện của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công tác đào ta ,̣o bồ i dưỡng cán bô chủ
̣
chốt từ năm 1997 đến năm 2010.
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
đối với công tác đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ chủ chốt cấp tỉnh , cấp huyện, cấp
cơ sở, trên các mặt như: xây dựng quy hoạch , kế hoạch cử cán bộ đi đào tạo ,
bồi dưỡng; xây dựng cơ chế chính sách, kinh phí cho cán bộ đi học; nội dung,
phương thức, phương pháp đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bộ chủ chốt.
Về không gian nghiên cứu: Luận án nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Phú
Thọ. Tuy nhiên, để làm rõ hơn kết quả lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ,
luận án có liên hệ với chủ trương về công tác đào ta ̣o , bồ i dưỡng cán bô ̣ chủ
chốt của tỉnh Vĩnh Phúc - là tỉnh cùng được tái lập vào năm 1997, trên cơ sở
tách ra từ tỉnh Vĩnh Phú cũ.
Về thời gian nghiên cứu: Luận án lấy mốc thời gian từ năm 1997, là năm


7


tỉnh Phú Thọ được tái lập, vừa là năm tỉnh Phú Thọ tiến hành Đại hội đại biểu
Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV. Đến năm 2010, là thời điểm kết thúc mười năm
đầu của thế kỷ XXI, là năm diễn ra Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần
thứ XVII.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở phương pháp luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng,
duy vật lịch sử và phương pháp luận sử học
.
- Phương pháp nghiên cứu
Luận án được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, phương pháp
lôgic và sự kết hợp giữa hai phương pháp đó. Ngoài ra còn sử dụng một số
phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội
học (bằng phiếu xin ý kiến và phỏng vấn trực tiếp). Các phương pháp này
được sử dụng phù hợp với yêu cầu của từng nội dung luận án.
5. Đóng góp của luận án
- Luận án hệ thống hoá tư liệu về quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh
đạo công tác đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ chủ chốt; làm rõ vai trò, kết quả lãnh
đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đố i với công tác đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ chủ
chốt tại địa phương từ năm 1997 đến năm 2010.
- Thông qua các phân tích, đánh giá và các bài học kinh nghiệm được đúc
kết, Luận án gợi mở những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đối với công tác đào ta
, bồ
.
̣o i dưỡng cán bô ̣ chủ chốt

- Luâ ̣n án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu , giảng dạy
liên quan đến lịch sử lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đố i với công tác đào
tạo, bồ i dưỡng cán bô ̣ trong thời kỳ đổi mới.
6. Nguồn tài liệu
Để thực hiện luận án, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu như sau:

8


- Mác-Ănghen-Lênin toàn tâ ̣p; Hồ Chí Minh toàn tập.
- Văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Văn kiê ̣n của Đảng bô ̣ tin̉ h Phú Tho.̣
- Các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở
Nội vụ tỉnh.
- Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đề tài luận án đã
được công bố; các luận văn, luận án, các đề tài khoa học đã được nghiệm thu...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài các phần mở đ ầu, kết luận, danh mu ̣c công trin
̀ h khoa ho ̣c của
tác giả liên quan đế n luâ ̣n án, danh mu ̣c tài liệu tham khảo và phu ̣ lu ̣c, luận án
gồm 4 chương, 9 tiết.
Chương 1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan luận án
Chương 2. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ chủ chốt và sự chỉ đạo thực hiện trong những năm đầu tái lập tỉnh
1997-2000
Chương 3. Chủ trương về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt
của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ và sự chỉ đạo thực hiện (2000 - 2010)
Chương 4. Nhận xét và bài học kinh nghiệm

9



NỘI DUNG
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN LUẬN ÁN
Xuất phát từ ý nghĩa quan trọng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
trong thời gian qua đã có nhiều công trình, đề tài khoa học của các tác giả, tập
thể tác giả trong nước và ngoài nước được công bố liên quan vấn đề đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ, được chia thành các nhóm công trình như:
1.1. Các công trình nƣớc ngoài và trong nƣớc nghiên cứu về đào tạo, bồi
dƣỡng cán bộ
Sách “Chính trị và kinh tế Nhật Bản” của tác giả Ôkuhura Yasuhiro,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. Công trình đề cập những kinh nghiệm
của Nhật Bản trong đào ta ̣o và bồ i dưỡng cán bộ trên cơ sở đặc điểm xã hội
của Nhật Bản , như: đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ đươ ̣c thực hiê ̣n tuầ n tự theo
từng giai đoa ̣n ; mỗi công chứ c cán bô ̣ của Nhâ ̣t Bản thông qua kinh nghiê ̣m
làm việc tại nhiều cơ sở khác nhau luôn nhạy cảm và thích ứng với mọi vị trí
cũng như điều kiện công tác ; cán bộ mới ở các vị trí công tác cụ thể , đươ ̣c
tham gia các lớp bồ i dưỡng ở nhiề u cấ p khác nhau . Cuố n sách cũng cho thấy
trong đào tạo, bồi dưỡng cần cố gắng bảo tồn và phát huy yếu tố truyền thống
dân tộc; thực hiện chế độ quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan công
quyền; chú trọng xây dựng các phẩm chất, đặc biệt là phẩm chất trung thành
của cán bộ; bảo đảm chế độ chính sách và tiền lương cho cán bộ.
Cuốn sách “Tuyển 40 năm chính luận của Lý Quang Diệu” do Lê Tư
Vinh và Nguyễn Huy Quý dịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994. Cuốn
sách triǹ h bày các bà i phát biể u của thủ tướng Lý Quang Diê ̣u về vấn đề xây
dựng và quản lý kinh tế , ổn định chính trị, đào tạo và sử dụng nhân tài ,... Bài
phát biểu về đào tạo và sử dụng nhân tài của thủ tướng Lý Quang Diệu cho
thấ y, Singapore là nước rất coi trọng vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài nhằm


10


phát huy cao độ tiềm lực con người cho sự nghiê ̣p phát triển đấ t nước . Việc
đào tạo, bồi dưỡng đươ ̣c thực hiê ̣n theo hướng mỗi cán bô ̣ , công chức được
phát triển tài năng riêng; tạo thói quen học tập suốt đời. Singapore xây dựng
chiến lược cán bộ thể hiện bằng kế hoạch đào tạo ngắn hạn, dài hạn, đào tạo
kế nhiệm, bài bản, từ xa…
Bài viết “ Công tác đào tạo, bồi dưỡng phục vụ công tác quy hoạch cán
bộ”, của PGS, TS Tô Huy Rứa, bài in trong kỷ yếu hội thảo khoa học một số
vấn đề về công tác quy hoạch cán bộ, thuộc chương trình khoa học xã hội cấp
Nhà nước KHXH.05, Hà Nội 10-1998). Tác giả cho rằng, xây dựng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo , quản lý có tầm quan trọng đặc biệt . Trong công tác cán bộ ,
công tác q uy hoạch cán bộ là nền tảng , đào tạo bồi dưỡng cán bộ vừa là yêu
cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài . Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ theo quy
hoạch là khâu cơ bản có tính chiến lược trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ
cho tương lai. Vì vậy, phải chọn cử đúng cán bộ thuộc diện quy hoạch đi đào
tạo; đổi mới nội dung chương trình, phương thức đào tạo, bồi dưỡng.
Cuốn sách “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và đội ngũ cán bộ quản lý
kinh doanh trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, của PGS,
TS Nguyễn Trọng Bảo, NXB Giáo dục, Hà Nội,1998. Trong đó các tác giả
phân tích những xu thế lớn của thời đại đã, đang và sẽ ảnh hưởng tới sự phát
triển kinh tế, xã hội, tới việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo và
đội ngũ cán bộ quản lý kinh doanh. Đặc biệt các tác giả đã khảo cứu kinh
nghiệm truyền thống của Việt Nam trong công tác cán bộ và kinh nghiệm đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ của một số nước trên thế giới. Từ đó, đề xuất với Đảng,
Nhà nước sớm cho nghiên cứu, ban hành “Chiến lược đào tạo, bồi dưỡng đội
ngũ trí thức” và “Chiến lược nhân tài”, trong đó có “đội ngũ cán bộ lãnh đạo và
đội ngũ quản lý kinh doanh tài năng” theo tinh thần NQTW 3 khóa VIII
(6/1997) để đưa Việt Nam sánh vai với các nước trong khu vực và trên thế giới.


11


Công trình: “Một số vấn đề về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa
phương trong giai đoạn hiện nay ở nước ta” của tác giả Bùi Tiến Quý, NXB
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000. Tác giả phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ,
công chức hành chính và những yếu tố cần thiết để xây dựng đội ngũ cán bộ,
công chức, hành chính trong sạch, vững mạnh như: công chức phải có trình
độ học vấn và phải có kiến thức quản lý Nhà nước; phải có trình độ cử nhân;
sau khi trở thành công chức hành chính phải được đào tạo hoặc bồi dưỡng
kiến thức quản lý Nhà nước. Qua cuốn sách tác giả cho thấy công chức hành
chính muốn trở thành người cán bộ tốt, người lãnh đạo, quản lý giỏi thì phải
được đào tạo, bồi dưỡng theo trình độ chuyên môn phù hợp.
Cuốn sách “Đào tạo người lãnh đạo hiệu quả” của tiế n sỹ tâm lý học
người Mỹ Thomas Gordon (Người dịch: thạc sỹ Cao Đình Quát ), NXB Trẻ,
2001. Tác giả cuốn sách cho rằng công việc lãnh đạo rất quan trọng , có tính
quyế t đinh
̣ đế n sự thành ba ̣i của cả hê ̣ thố ng nên phải đă ̣t công viê ̣c lã nh đa ̣o
dưới ánh sáng của khoa ho ̣c . Thông qua cuốn sách tác giả muốn nhấn mạnh
rằng, lãnh đạo là một công việc đòi hỏi phải được học trước khi làm, nghĩa là muốn
lãnh đạo tốt người cán bộ phải được đào tạo và bồi dưỡng một cách bài bản.
Cuốn sách: “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” do PGS,
TS Nguyễn Phú Trọng và PGS, TS Trần Xuân Sầm (chủ biên), NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. Trên cơ sở quan điểm lý luận và tổng kết thực
tiễn, các tác giả phân tích, lý giải, hệ thống các căn cứ khoa học của việc nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp;
chỉ ra những nội dung cơ bản về tiêu chuẩn cán bộ. Cuốn sách luận chứng các
khâu, các bước, quy trình của công tác cán bộ, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xác

định yêu cầu chung về chất lượng của đội ngũ cán bộ.
Việc nghiên cứu kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng

12


đội ngũ cán bộ cũng được Đảng Nhân dân cách mạng Lào đặc biệt quan tâm.
Trong những năm gầ n đây, đã có những luận văn, luận án của các học viên Lào
học tập nghiên cứu tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó phải
kể đến Luận án tiến sĩ của tác giả Xinh Khăm - Phôm Ma Xây với đề tài “Đào
tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước
Lào hiện nay”, Học viện Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003. Luận án phân tích
những vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn công tác đào ta ̣o

, bồ i dưỡng cán bô ̣ lañ h

đa ̣o, quản lý kinh tế của Lào. Trình bày những vấn đề cơ bản về công tác cán
bộ cũng như chính sách đào tạo , bồi dưỡng cán bộ lañ h đa ̣o , quản lý, từ đó
đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước Lào trong tình hình mới, cụ thể như :
Xây dựng chiế n lươ ̣c và hoàn thiê ̣n quy hoa ̣ch ; có cơ chế, chính sách đối với
cán bộ lãnh đạo , quản lý kinh tế ; đổ i mới phương thức đào ta ̣o , bồ i dưỡng
theo hướng gắ n với nhu cầ u thực tiễn; tâ ̣p trung xây dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣ lañ h
đa ̣o có năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu mới của nền kinh tế.
Bài viết của tác giả Tôn Hiểu Quán “Ra sức tăng cường ban lãnh đạo, cố
gắng hình thành tầng lớp lãnh đạo hăng hái, sôi nổi, phấn đấu thành đạt”
đăng trong kỷ yếu hội thảo Xây dựng Đảng cầm quyền - kinh nghiệm Việt
Nam, kinh nghiệm Trung Quốc, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội, 2004. Tác
giả đã phân tích, luận giải kinh nghiệm của Trung Quốc trong xây dựng Đảng
cầm quyền và sự cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ nhằm nâng

cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp thời kỳ Trung Quố c cải cách ,
mở cửa, hội nhập Quốc tế.
Công trình nghiên cứu “Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở nước
ta trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa - luận cứ và giải
pháp” do TS Lê Phương Thảo - PGS,TS Nguyễn Cúc - TS Doãn Hùng (đồng
chủ biên), NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2005. Công trình bao gồm bốn

13


phần: Phần thứ nhất: Luận cứ khoa học cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ
dân tộc thiểu số ở Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH; phần thứ hai:
Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Việt Nam - thực trạng và giải
pháp; phần thứ ba: Xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số trên một số lĩnh
vực chuyên môn - thực trạng và giải pháp; Đặc biệt, phần thứ tư - Luận bàn
về các phương pháp nhằm đổi mới và nâng cao hơn nữa công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Đáng chú ý là, trong công trình nghiên cứu này có bài viết của TS Nguyễn
Hữu Ngà “Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức dân tộc
thiểu số trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiên đại hóa”. Tác giả phân
tích thực trạng tình hình đội ngũ cán bộ công chức là người dân tộc thiểu số ;
đưa ra các kiến nghị , giải pháp đổ i mới công tác đào tạo , bồi dưỡng cán bô ̣
như: đổ i mới công tác quy hoa ̣ch , kế hoa ̣ch đào tạo, bồ i dưỡng cán bô ̣ người
dân tô ̣c thiể u số ; đổ i mới nô ̣i dung , chương trình và phương hướng đào ta ̣o ,
bồ i dưỡng cán bô ̣ người dân tô ̣c thiể u số; xây dựng chế độ chính sách phù hợp
để cán bộ là người dân tộc thiểu số tham gia giải quyết công việc của Đảng,
chính quyền, đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế, xã hội của đất nước, nhất
là vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống.
Cuốn sách “Tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ” của
Bùi Đình Phong, NXB Lao động, Hà Nội, 2006. Trong sách này, tác giả đi

sâu nghiên cứu cán bộ và công tác cán bộ, làm rõ tư tưởng Hồ Chí Minh về vị
trí, vai trò của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng, nhấn mạnh quan điểm “Cán
bộ là cái gốc của mọi công việc. Công việc thành công hay thất bại đều do cán
bộ tốt hay kém”. Với vai trò, vị trí to lớn như thế, người cán bộ phải luôn tự
rèn luyện mình với tư cách là chủ thể. Tác giả tập trung phân tích yêu cầu của
Hồ Chí Minh đối với người cán bộ cách mạng trên các lĩnh vực, từ đạo đức,
rèn luyện năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương của

14


Đảng đến việc nâng cao trình độ lý luận chính trị, văn hóa, chuyên môn
nghiệp vụ; phải coi huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng.
Cuốn sách của tác giả Hồ Vĩnh Hoa và Ngô Quốc Diệu “Tôn trọng trí
thức, tôn trọng nhân tài, kế lớn trăm năm chấn hưng đất nước”, NXB Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Thông qua cuốn sách tác giả nhấn mạnh công tác
cán bộ, công tác nhân tài là kế sách trăm năm để Trung Quố c chấn hưng đất
nước. Cuốn sách cũng cho thấy các vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ theo
phương châm “bốn hóa” (cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn
hóa) nguyên tắc, tiêu chuẩn cán bộ trong thời kỳ mới; công tác tuyển chọn,
đào tạo cán bộ, bồi dưỡng cán bộ; vấn đề về tôn trọng trí thức, trọng dụng
nhân tài...
Cuốn sách “Người đảng viên tốt, đào tạo tinh hoa và xây dựng Nhà nước
Trung Quốc hiện nay” của tác giả Frank. Pieke, NXB Cambridge University
Press, 2009. Thông qua phỏng vấn lấy ý kiến đúc rút kinh nghiệm của bản
thân trong quá trình được đào tạo, bồi đưỡng để trở thành người cán bộ ưu tú,
tác giả phân tích thực trạng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt ở
Trung Quốc trong những năm đầu của thế kỷ XXI. Qua đó cho thấy đào tạo,
giáo dục cán bộ là yếu tố thiết yếu của hệ thống quản lý cán bộ Trung Quốc
và sự tác động của các khoá đào tạo được thiết kế chuyên biệt cho từng đối

tượng theo nhu cầu chính trị và chuyên môn của cán bộ.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh đào tạo cán bộ và trọng dụng nhân tài” của
Đức Vượng, NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội, 2010. Tác giả trình bày quan
điểm, tư tưởng của Hồ Chí Minh về vấn đề cán bộ , khẳ ng đinh
̣ cán bộ là cái
gốc của mọi công việc. Bất cứ chính sách, công tác gì nếu cán bộ tốt thì thành
công, vì vậy phải coi tro ̣ng vấ n đề đào ta ̣o , bồ i dưỡng cán bô ̣ làm sao cho
đúng, cho tố t . Theo tác giả , muố n đào ta ̣o tố t thì phải phát hiê ̣n người có thể
làm được cán bộ , từ đó có kế hoa ̣ch đưa ho ̣ đi đào ta ̣ o ta ̣i các trường , lớp

15


chính quy, hoă ̣c có thể bổ túc kiế n thức thường xuyên cho cán bô;̣ sau khi đào
tạo xong phải căn cứ vào kết quả đào tạo , năng lực , sở trường của mỗi người
để bố trí, sử du ̣ng cho đúng, cho tố t.
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Dung biên soạn cuốn sách “Phong cách tư
duy Hồ Chí Minh với việc xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở nước
ta hiện nay”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010. Cuốn sách làm rõ việc
nghiên cứu, học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách, đặc biệt phong cách tư
duy Hồ Chí Minh là yêu cầu rất quan trọng đối với tất cả cán bộ, đảng viên,
nhất là với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tác giả đã khái quát, hệ thống
những nội dung cơ bản của phong cách tư duy Hồ Chí Minh; khẳng định
muốn học tập phong cách tư duy Hồ Chí Minh, Đảng cần phải đưa phong
cách tư duy Hồ Chí Minh trở thành nội dung chính trong các chương trình
đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nói chung, cán bộ chủ chốt các cấp nói riêng.
Đề tài khoa học: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của Chương trình quốc gia
về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị”, mã
số: ĐTĐL- 2010/G48, do Ban Tổ chức Trung ương chủ trì. Mục đích của đề
tài là xây dựng các luận cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng chương trình

quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo quản lý trong hệ thống chính
trị. Nội dung chính của đề tài gồm: 1) Làm rõ những căn cứ lý luận về cán bộ,
công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; 2) Đánh
giá thực trạng chất lượng cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh
đạo, quản lý trong hệ thống chính trị theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 3
khóa VIII (6/1997) về Chiến lược cán bộ. Nhóm tác giả đề tài nhận định công
tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam tuy đã đạt được
những kết quả nhất định, nhưng vẫn còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được
yêu cầu đặt ra; chương trình đào tạo nặng về lý thuyết, chưa thực sự gắn với

16


thực tiễn, chưa giúp cho người học là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp vận
dụng hợp lý vào môi trường công tác; đối tượng đào tạo còn dàn trải, chưa tập
trung. Việc mở lớp và chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa xuất phát từ nhu
cầu thực tiễn. Chất lượng đội ngũ giảng viên có phần giảm tâm huyết… Trên
cơ sở làm rõ kết quả và những hạn chế, tập thể tác giả đề xuất những định
hướng cơ bản về chủ trương và giải pháp đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị như: Đổi mới chương trình
đào tạo, đào tạo gắn liền với từng nhóm đối tượng cụ thể; đổi mới chương
trình đào tạo lý luận chính trị theo hướng phân định rõ ràng nội dung giữa các
chương trình cao cấp, trung cấp và sơ cấp; chuẩn hóa các chức danh để đào
tạo; tổ chức điều tra xã hội học về kết quả đào tạo từ đó rút kinh nghiệm nâng
cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm tiếp tục thực hiện chiến lược
cán bộ trong những năm tiếp theo.
Trong cuố n sách “ Những giải pháp và điề u kiê ̣n thực hiê ̣n phòng chố ng
suy thoái tư tưởng , đạo đức, lố i số ng trong cán bộ đảng viên” do PGS.TS Vũ
Văn Phúc và PGS .TS Ngô Văn Tha ̣o (đồ ng chủ biên ), NXB Chính trị quốc

gia, Hà Nội, 2011. Các tác giả làm sáng tỏ cơ sở lý luâ ̣n của viê ̣c phòng chố ng
suy thoái tư tưởng chín h tri ̣, đa ̣o đức, lố i số ng cán bô ̣, đảng viên nhấ n ma ̣nh
công tác đào ta ̣o , bồ i dưỡng cán bô ̣ phải chủ đô ̣ng hơn về quy hoạch

, kế

hoạch, đổ i mới nô ̣i dung , hình thức đào tạo , tăng cường các lớp đào ta ̣o tâ ̣p
trung, các lớp đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số , cán
bô ̣ trẻ, cán bộ xuất thân từ công nhân.
Cuốn sách “Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc
thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam” của TS. Phạm Minh Anh,
NXB Chính trị Quốc gia Sự thật , Hà Nội, 2011. Công trình giúp nhận dạng
thực trạng, vai trò và các yếu tố tác động đến công tác đào tạo cán bộ quản lý
cấp cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Viê ̣t Nam hiện nay .

17


Trên cơ sở đó đề cập một số giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả
mục tiêu thực hiện bình đẳng giới của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở
trong thời gian trước mắt cũng như lâu dài.
Cuố n sách: “Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ , công chức, viên
chức nhà nư ớc” của TS Trầ n Điǹ h Thắ ng , NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội,
2013. Công trình phân tích , luâ ̣n giải các vấ n đề lý luâ ̣n và thực tiễn , đồ ng
thời tổ ng kế t quá triǹ h lich
̣ sử Đảng lañ h đa ̣o xây dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣ công
chức, viên chức nhà nước từ khi thành lâ ̣p nước Viê ̣t Nam dân chủ cô ̣ng hòa
cho đế n nay. Theo tác gia,̉ muố n xây dựng nề n công vu ̣ chuyên nghiê ̣p tiên tiế,n
hiê ̣n đa ̣i với đô ̣i ngũ cán bô ̣ công chức , viên chức Nhà nước “vừa hồ ng , vừa
chuyên” thì phải đổ i mới công tác đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bô ̣ theo hướng thiế t

thực có hê ̣ thố ng, đồ ng thời phải xây dựng phẩ m chấ t đa ̣o đức , lố i số ng trong
sạch, lành mạnh cho đội ngũ cán bộ công chức, viên chức.
Bài “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức từ góc nhìn chuỗi kết quả và
chỉ số đánh giá”, của tác giả Đoàn Văn Dũng, tạp chí lý luận chính trị, số 42014. Bài viết đề cập những nguyên nhân hạn chế của công tác đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ công chức trong thời gian qua, như: Chưa gắn với mục tiêu phát
triển năng lực, nên phương thức đào tạo hiện nay chủ yếu theo chức nghiệp,
nhằm vào việc tiêu chuẩn hóa ngạch bậc; tư duy về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
chưa gắn với phát triển năng lực, trình độ... Từ đó, tác giả cho rằng cần có
những chỉ số đánh giá trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Nhìn chung, các công trình khoa học trong nước và nước ngoài nêu trên
đã tiế p câ ̣n các khía ca ̣nh khác nhau của công tác cán bô ̣ và sự cầ n thiế t phải
đào ta ̣o, bồ i dưỡng cán bộ. Qua đó cho thấ y bấ t kỳ quố c gia nào trên thế giới
muố n phát triể n đấ t nước nhấ t thiế t phải quan tâm đào ta ̣o , bồ i dưỡng cán bô ̣,
phải coi đó là nhiệm vụ chiến lược lâu dài, bởi vì trong mỗi giai đoa ̣n, thời kỳ
khác nhau thì yêu cầ u về đô ̣i ngũ cán bô ̣ , về trình đô ,̣ năng lực của đô ̣i ngũ

18


cán bộ có sự khác nhau . Tăng cường thường xuyên công tác đào ta ̣o , bồ i
dưỡng cán bô ̣ là giải pháp quyết định nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh
đạo, quản lý.
1.2. Những công trình nghiên cứu về công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ
ở các địa phƣơng trong nƣớc
Công trình “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, chủ chốt của hệ thống
chính trị cấp tỉnh, thành phố” (qua kinh nghiệm Hà Nội) của tác giả Cao
Khoa Bảng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008. Cuốn sách phân tích vị
trí, vai trò cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị, chủ yếu là cấp
tỉnh, thành phố; xác định phương hướng và các giải pháp chủ yếu để xây
dựng đội ngũ cán bộ, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; nâng cao chất

lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
Cuốn sách “Phong cách làm viê ̣c của người bí thư huyê ̣n ủy hiê ̣n nay qua
khảo sát vùng đồng bằng Sông Hồng ” do TS . Ngô Kim Ngân và TS . Lâm
Quố c Tuấ n (đồ ng chủ biên ), NXB Chính trị quốc gia , Hà Nội , 2010. Công
trình đề câ ̣p đế n mô ̣t nô ̣i dung quan tro ̣ng trong xây dựng đô ̣i ngũ cán bô ̣ lañ h
đa ̣o cấ p huyê ̣n, đó là xây dựng phong cách làm viê ̣c cho người bí thư huyê ̣n
ủy và cán bộ chủ chốt . Tác giả nhấn ma ̣nh: xây dựng và đổ i mới phong cách
làm việc của người bí thư huyện ủy phải đổi mới nội dung công tác đào tạo ,
nâng cao trình đô ̣ văn hóa lãnh đạo cho đội ngũ bí thư huyện ủy trong hệ thống
chính trị, như: Nâng cao chất lươ ̣ng đào ta ̣o, bồ i dưỡng đô ̣i ngũ bí thư huyê ̣n ủy
và cán bộ dự nguồn, tạo điều kiện để đội ngũ cán bộ này thực hiện tốt việc tự
đào ta ̣o, bồ i dưỡng; xây dựng kế hoa ̣ch đào ta ̣o, bồ i dưỡng theo hướng bổ sung
trình độ lý luận chính trị , quản lý hành chính nhà nước ; câ ̣p nhâ ̣t kiế n thức
chuyên môn, nghiê ̣p vu ̣ cho đô ̣i ngũ bí thư huyê ̣n ủy theo hình thức cử đi ho ̣c tâ ̣p
trung hoă ̣c vừa ho ,̣c vừa làm.
Bên cạnh đó, còn có các bài viế t đề cập vấn đề vâ ̣n du ̣ng chủ trương của

19


Đảng về công tác cán bô ̣ và đào tạo , bồi dưỡng cán bộ vào từng điạ phương
cụ thể, như:
Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Bắ c Kạn đáp ứng yêu cầ u , nhiê ̣m vụ hiê ̣n
nay, của tác giả Nguyễn Văn Côi, Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 6-2009.
Nâng cao chấ t lượng đào tạo đội ngũ cán bộ

, công chức ở Tuyên

Quang, của tác giả Nguyễn Sáng Vang, Tạp chí Cộng sản, số 814 (8/2010).
Đào tạo cán bộ và phát triển nguồ n nhân lực

- khâu đột phá trong
chiế n lược phát triển của Bình Phước, của tác giả Nguyễn Tấ n Hưng, Tạp chí
Cô ̣ng sản, số 822 (2011).
Xây dựng đội ngũ cán bộ , công chức tỉnh Thanh Hóa đáp ứng yêu cầ u
của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiê ̣n đại hóa của tác giả Trần Đức Lương ,
Tạp chí Lịch sử Đảng, số tháng 6-2013.
Đảng bộ tỉnh Viñ h Phúc lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ , công chức,
viên chức trong tình hình hiê ̣n nay , của tác giả Hà Vũ Tuyến, Tạp chí Lịch sử
Đảng, số tháng 7- 2013.
Xây dựng đội ngũ cán bộ tỉnh Điê ̣n Biên trong tình hình hiê ̣n nay, của tác
giả Lê Hương Giang, Tạp chí Lich
̣ sử Đảng, số tháng 7-2013…
Các bài tạp chí nêu trên đề câ ̣p công tác cán bô ̣ nói chung , đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ nói riêng; nhấ n ma ̣nh yêu cầ u về trình đô,̣ năng lực cũng như kỹ
năng lañ h đa ̣o, quản lý của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở các địa phương cụ thể.
Từ các bài viế t cho thấ y , trong những năm trước mắ t cầ n nhanh chóng khắ c
phục những hẫng hu ̣t về kỹ năng quản lý, điề u hành cho cán bô ̣, công chức để
họ có khả năng thực thi hiệu quả các nhiệm vụ công vụ , trong đó phải chú ý
đào ta ̣o, bồ i dưỡng kỹ năng lañ h đa ̣o , quản lý; kỹ năng nghiên cứu , phân tích
và áp dụng chính sách công; kỹ năng giao tiếp và tổ chức sự kiện nhà nước và
các kỹ năng khác trong quản lý xã hội hiện đại.
Luận án Tiến sĩ khoa học chính trị “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ

20


×