Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

đảng bộ tỉnh phú thọ lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 2006

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (855.51 KB, 115 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006

LUẬN VĂN THẠC SỸ LỊCH SỬ

HÀ NỘI - 2012

0


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

NGUYỄN THỊ HOÀNG ANH

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006
Luận văn thạc sỹ chuyên nghành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
Mã số:

60 22 56

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. HOÀNG HỒNG


HÀ NỘI - 2012

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………………….
Chương 1: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001…………….
1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu giải quyết việc làm cho
người lao động ở tỉnh Phú Thọ trước năm 1997……………………………
1.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội………………………………………….
1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên……………………………………………………………….
1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội……………………………………………………….
1.1.2 Thực trạng nguồn lao động và nhu cầu việc làm ở tỉnh Phú Thọ trước
năm 1997……………………………………………………………………
1.2.

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao động

từ năm 1997 đến năm 2001……………………………………………………
1.2.1 Chủ trương của Đảng về vấn đề lao động và việc làm trong những năm
đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa……………………………………
1.2.2 Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2001……………………………………………..
1.2.3 Quá trình tổ chức thực hiện vấn đề giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2001…………………………………………….
Chương 2: ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC
LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ NĂM 2001 ĐẾN NĂM 2006………….
2.1. Chủ trương của Đảng về vấn đề lao động và việc làm từ năm 2001 đến

năm 2006…………………………………………………………………………
2.2. Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2006……………………………………………
3


2.3. Quá trình tổ chức thực hiện vấn đề giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ từ năm 2001 đến năm 2006
Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM VỀ QUÁ TRÌNH
GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH PHÚ THỌ TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2006……………………………..
3.1. Một số nhận xét về quá trình lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao
động của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2006…………………..
3.1.1 Ưu điểm……………………………………………………………………….
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân……………………………………………………
3.2. Một số kinh nghiệm rút ra từ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo
giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 đến năm 2006…………..
3.2.1 Kinh nghiệm về tăng cường vai trò và hiệu lực lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động…………………
3.2.2 Kết hợp lồng ghép các dự án, chương trình chính sách với giải quyết vấn
đề lao động và việc làm……………………………………………………………
3.2.3 Phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị để phát triển kinh tế xã hội thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động………………………...
KẾT LUẬN…………………………………………………………………………
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………

4


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Việc làm cho người lao động là một trong những vấn đề xã hội có tính chất
toàn cầu, là mối quan tâm lớn của nhiều quốc gia.
Trong những năm cuối của thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, cùng với quá
trình đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam đã và đang chủ động, tích cực hội nhập
kinh tế quốc tế đưa nền kinh tế nước ta hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn vào nền
kinh tế thế giới. Hội nhập kinh tế tạo ra những cơ hội lớn, đồng thời cũng đặt ra
những thách thức rất gay gắt trong đó có vấn đề việc làm và giải quyết việc làm
cho người lao động. Với một quốc gia có dân số tương đối đông và phần nhiều là
lực lượng lao động trẻ lại trong tình trạng nền kinh tế kém phát triển, vấn đề giải
quyết việc làm vốn đã rất căng thẳng sẽ càng trở nên căng thẳng hơn trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế trên con đường định hướng lên chủ nghĩa xã hội vì
mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Do vậy quan tâm
giải quyết việc làm, ổn định việc làm cho người lao động được Đảng và Nhà nước
ta xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội và là một Chương trình mục tiêu quốc gia.
Phú Thọ là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có vị trí trung tâm vùng, là cửa
ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội Côn Minh (Trung Quốc). Tỉnh Phú Thọ chính thức được tái lập và đi vào hoạt
động từ ngày 1 tháng 1 năm 1997. Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành
phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ, huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê,
Phù Ninh, Lâm Thao, Tam Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập.
Phú Thọ là vùng đất Tổ cội nguồn của dân tộc Việt Nam, có nền văn hoá rực
rỡ từ lâu đời. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Phú Thọ luôn phát huy truyền
thống tốt đẹp của cha ông, đoàn kết một lòng, kiên cường, dũng cảm trong xây
dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.
Với những lợi thế về vị trí địa lý, đất đai, sông ngòi, di tích, lễ hội,…đã tạo
cho Phú Thọ vị thế đặc biệt mà ít tỉnh trong vùng có được. Tuy nhiên so với tiềm
5


năng thế mạnh sẵn có đặc biệt trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới, hội
nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển kinh tế của Phú thọ còn thấp. Thực tế trên đã đặt

ra những thách thức trong việc giải quyết việc làm cho người lao động đòi hỏi
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ có những chủ trương, quyết sách trong lãnh đạo và tổ chức
thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh nhằm giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm, nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu khách quan của sự nghiệp phát triển
đất nước nói chung và của tỉnh Phú Thọ nói riêng đặc biệt trong thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Với những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài: “Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo
giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 đến năm 2006” làm đề tài
luận văn thạc sĩ Lịch sử, chuyên nghành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động là một vấn đề đã được nhiều
cơ quan của Đảng, Nhà nước và các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu dưới nhiều
góc độ khác nhau. Tiêu biểu:
- Các bài báo khoa học viết về vấn đề đào tạo nguồn lao động và việc làm
trên các báo, các tạp chí như: GS.TS Đỗ Thế Tùng có bài: “Ảnh hưởng của nền
kinh tế tri thức với vấn đề giải quyết việc làm ở Việt Nam”, Tạp chí Lao động và
công đoàn số 6 năm 2002. Tác giả Nguyễn Đức Nhật có bài: “Những giải pháp
giải quyết việc làm từ nay đến năm 2000”, Thông tin kho bạc Nhà nước 1997.
Nguyễn Thị Hằng với bài: “Triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề và chương
trình mục tiêu quốc gia về việc làm”, tạp chí Lao động vfa xã hội số 4 năm 1994.
Dương Ngọc có bài: “Lao động và việc làm vẫn là vấn đề bức xúc”, Thời báo kinh
tế Việt Nam, số 85 ngày 23 tháng 10 năm 1999. Tác giả Tạ Trung: “Xóa đói, giảm
nghèo và việc làm - vấn đề có giá trị nhân văn sâu sắc”, tạp chí Thông tin công tác
tư tưởng lý luận của Ban tư tưởng - Văn hóa Trung ương, tháng 11 năm 2003. Tác
giả Lê Thị Ngân có bài viết: “Phát triển nguồn nhân lực trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn”, tạp chí Cộng sản số 36 năm
2003…Qua các bài viết, các tác giả đã có những cách tiếp cận khác nhau về vấn đề

6



lao động và việc làm. Đây là những gợi mở cho tác giả có thể tham khảo, kế thừa
trong quá trình làm luận văn.
- Bài viết của PGS.TS. Lê Danh Tốn: “Giải quyết việc làm trong quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam” đăng trong Ký yếu Hội thảo khoa học
“Đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
(1986 - 2007) đã khẳng định giải quyết việc làm trong quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế là vấn đề kinh tế - xã hội rất tổng hợp và phức tạp. Hội nhập kinh tế quốc
tế chỉ thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam nếu như cùng với quá trình hội nhập
ngày càng sâu hơn, toàn diện hơn, chúng ta giải quyết tốt hơn vấn đề việc làm cho
người lao động trong sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Ngoài ra còn có những luận văn, luận án của học viên cao học, nghiên
cứu sinh lấy vấn đề lao động và việc làm làm đề tài nghiên cứu như: Bùi Anh Tuấn
- Đại học Kinh tế quốc dân, luận án Tiến sĩ kinh tế năm 1999, “Tạo việc làm cho
người lao động qua vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp ở Việt Nam”. Trần Ngọc Diễn
- Bộ lao động - Thương binh và xã hội, Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2002, “Nâng
cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn tạo việc làm cho người lao động ở Việt Nma
trong giai đoạn hiện nay”. Thông qua các đề tài này, các tác giả đã nghiên cứu vấn
đề việc làm cho người lao động Việt Nam thông qua việc sử dụng các nguồn vốn
nói chung và các nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài vào Việt Nam. Đồng
thời, đề ra các giải pháp cụ thể để đạt được chất lượng và hiệu quả trong chính sách
lao động và việc làm cho người lao động, góp phần vào thực hiện mục tiêu phát
triển chung của đất nước đó là: Tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và
công bằng xã hội.
Trên đây là những nguồn tài liệu vô cùng quý giá để tác giả tham khảo và
hoàn thành luận văn của mình. Tuy nhiên, cho tới nay chưa có một công trình khoa
học nào nghiên cứu đầy đủ và toàn diện về vấn đề giải quyết việc làm cho người
lao động ở tỉnh Phú Thọ nhất là dưới góc độ khoa học Lịch sử Đảng. Đó chính là
vấn đề tác giả quan tâm và giải quyết trong đề tài nghiên cứu của mình.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

7


3.1. Mục đích
- Làm sáng tỏ chủ trương, đường lối và phương hướng giải quyết việc làm
cho người lao động của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2006.
- Góp phần tổng kết sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong lĩnh vực
giải quyết việc làm cho người lao động, từ đó rút ra những kinh nghiệm để vận
dụng trong giai đoạn mới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn tập trung giải quyết những nhiệm
vụ cụ thể sau đây:
- Thứ nhất, tập hợp những tư liệu lịch sử có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động của tỉnh Phú Thọ.
- Thứ hai, làm rõ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ vận dụng chủ trương của
Đảng, Nhà nước về vấn đề giải quyết việc làm, định ra chủ trương chính sách và
chỉ đạo thực hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 1997 đến nă 2006.
- Thứ ba, đánh giá thành tựu, hạn chế và rút ra kinh nghiệm từ quá trình lãnh
đạo thực hiện giải quyết việc làm của Đảng bộ tỉnh phú Thọ từ năm 1997 đến năm
2006.
4. Đối tượng, giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủ trương, đường lối của Đảng bộ Phú Thọ đối với vấn đề giải quyết
việc làm cho người lao động từ năm 1997 đến năm 2006.
- Thực tiễn vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động ở tỉnh Phú Thọ từ
năm 1997 đến năm 2006.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu sự lãnh đạo chỉ đạo của Đảng

bộ tỉnh Phú Thọ về vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động.

8


- Về thời gian: Nghiên cứu quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh
Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2006.
- Về không gian: Nghiên cứu sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ về công
tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu:
Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng nguồn tài liệu: Hồ Chí Minh toàn
tập, các văn kiện, Nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam có liên quan đến việc
làm và vấn đề giải quyết việc làm; Các sách, báo, tạp chí viết về lao động và việc
làm; Các văn kiện, nghị quyết, báo cáo của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ trong những
năm từ 1997 đến 2006; Các báo cáo tổng kết chương trình giải quyết việc làm qua
các năm của các Ban thuộc Sở Lao động thương binh xã hội tỉnh Phú Thọ và một
số tác phẩm bài viết về Phú Thọ. Đây là nguồn tư liệu cơ bản để thực hiện đề tài và
những tư liệu đó được khai thác bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng chủ yếu là tại
Trung tâm lưu trữ Ủy ban tỉnh Phú Thọ, Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Phú
Thọ, Thư viện tỉnh Phú Thọ,…
Ngoài ra luận văn còn sử dụng các công trình khoa học, các chuyên luận,
chuyên khảo, các luận văn, luận án, các bài nói, bài viết của các nhà lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước xung quanh vấn đề lao động và giải quyết việc làm cho người
lao động.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng hai phương pháp chính trong nghiên cứu là phương pháp
lịch sử và phương pháp logic; ngoài ra trong một số trường hợp luận văn còn sử
dụng kết hợp các phương pháp như thống kê, so sánh, đối chiếu, điều tra xã hội
hoc, phân tích, tổng hợp, mô tả, ...

6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn

9


- Việc thực hiện nghiên cứu đề tài nhằm hệ thống hóa những chủ trương
chính sách, biện pháp, cách thức mà Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã thực hiện để lãnh
đạo chỉ đạo vấn đề giải quyết việc làm của tỉnh.
- Khẳng định sự lãnh đạo tập trung có hiệu quả của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ.
- Tổng kết đúc rút những kinh nghiệm từ quá trình Đảng bộ tỉnh Phú Thọ
lãnh đạo thực hiện giải quyết việc làm cho người lao động từ năm 1997 đến năm
2006.
- Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo cho các Đảng bộ huyện, thành phố
viết lịch sử địa phương mình, ngoài ra còn phục vụ cho việc nghiên cứu giảng day
lịch sử tại các trường Đảng, các Trung tâm chính trị, các trường phổ thông ở địa
phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm 3 chương:
Chương 1: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao
động từ năm 1997 đến năm 2001
Chương 2: Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo giải quyết việc làm cho người lao
động từ năm 2001 đến năm 2006
Chương 3: Một số nhận xét và kinh nghiệm về quá trình giải quyết việc làm
cho người lao động của Đảng bộ tỉnh Phú Thọ từ năm 1997 đến năm 2006

10


Chương 1

ĐẢNG BỘ TỈNH PHÚ THỌ LÃNH ĐẠO GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO
NGƯỜI LAO ĐỘNG TỪ NĂM 1997 ĐẾN NĂM 2001
Ngày 06 tháng 11 năm 1996, Quốc Hội khóa IX kỳ họp thứ X đã thông qua
Nghị quyết “Về việc chia và điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh”, trong đó
có tỉnh Vĩnh Phú. Sau gần 30 năm hợp nhất, tỉnh Phú Thọ được tái lập và chính
thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1997, tại thời điểm đó, tỉnh có 10
đơn vị hành chính (1 thành phố, 1 thị xã, 8 huyện), 270 xã và có trên 20 dân tộc
cùng chung sống.
1.1 . Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và yêu cầu giải quyết việc làm cho
người lao động ở tỉnh Phú Thọ trước năm 1997
1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội

1.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Phú Thọ là tỉnh thuộc khu vực miền núi, trung du phía Bắc, nằm trong khu
vực giao lưu giữa vùng Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng và Tây Bắc (vị trí địa lý
mang ý nghĩa trung tâm của tiểu vùng Tây - Đông - Bắc). Phía Đông giáp Hà Tây,
phía Đông Bắc giáp Vĩnh Phúc, phía Tây giáp Sơn La, phía Tây Bắc giáp Yên Bái,
phía Nam giáp Hoà Bình, phía Bắc giáp Tuyên Quang. Với vị trí “ngã ba sông”
cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, Phú Thọ cách Hà Nội 80 km, cách sân bay
Nội Bài 60 km, cách cửa khẩu Lào Cai, cửa khẩu Thanh Thuỷ hơn 200 km, cách
Hải Phòng 170 km và cảng Cái Lân 200 km.
Phú Thọ là tỉnh miền núi mới được tái lập năm 1997, là tỉnh nối các tỉnh
phía bắc với thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, có vị trí địa lý nằm
trong khoảng 104047 đến 105027 KĐĐ và 20052 đến 21045 VĐB
Về địa hình, Phú Thọ là tỉnh miền núi, trung du nên địa hình bị chia cắt,
được chia thành tiểu vùng chủ yếu. Tiểu vùng núi cao phía Tây và phía Nam của
Phú Thọ, tuy gặp một số khó khăn về việc đi lại, giao lưu song ở vùng này lại có
nhiều tiềm năng phát triển lâm nghiệp, khai thác khoáng sản và phát triển kinh tế

11



trang trại. Tiểu vùng gò, đồi thấp bị chia cắt nhiều, xen kẽ là đồng ruộng và dải
đồng bằng ven sông Hồng, hữu Lô, tả Đáy. Vùng này thuận lợi cho việc trồng các
loại cây công nghiệp, phát triển cây lương thực và chăn nuôi.
Về khí tượng, thủy văn, Phú Thọ mang đặc điểm khí hậu vùng trung du,
miền núi có gió mùa và thuỷ văn miền trung du lưu vực hệ thống sông Hồng. Các
đặc điểm đó được tóm tắt qua các đặc trưng của khí tượng, thuỷ văn như sau:
- Nhiệt độ trung bình năm từ 220C -: - 240C
- Độ ẩm trung bình 84% -: - 86%
- Số giờ nắng trung bình trong năm: từ 1300 -: - 1550 h
- Lượng bốc hơi năm từ 900 -: - 1.100 mm/năm.
- Bão: hàng năm trung bình có từ 4 -: - 6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ảnh
hưởng đến Phú Thọ, gây gió cấp VII, VIII, IX và mưa diện rộng.
- Mưa: mưa là yếu tố chi phối và ảnh hưởng nhiều nhất đến mùa màng và
việc xây dựng quản lý, khai thác các công trình thuỷ lợi của tỉnh.
+ Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, chiếm khoảng 80% lượng
mưa hàng năm.
+ Lượng mưa năm thực đo:
Lớn nhất 3.057,2 mm (xảy ra vào năm 1980)
Trung bình: 1.790 mm
Nhỏ nhất: 1.192,5 mm (xảy ra năm 1977)
Đặc điểm sông ngòi, Phú Thọ nằm ở trung lưu của hệ thống sông Hồng, tiếp
nhận nguồn nước của 3 sông lớn: sông Lô, sông Thao, sông Đà ngoài ra còn có các
sông nhỏ, ngòi lớn như: sông Bứa, ngòi Lao, ngòi Giành, ngòi Me chảy ra sông
Thao: sông Chảy chảy ra sông Lô, ngòi Lạt chảy ra sông Đà...Nhìn chung các sông
trên địa bàn tỉnh Phú thọ có đặc điểm như sau:

12



- Sông Thao: Có lưu vực từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 55.605 km2,
riêng phần Việt Nam là: 11.173 km, chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Hậu Bổng (Hạ
Hoà) đến Bến Gót (Việt Trì) khoảng 110 km, chảy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam. Lưu lượng lũ lớn nhất trên 30.000 m3/sek.
- Sông Lô: Lưu vực sông từ nơi bắt nguồn đến Việt Trì khoảng 25.000km2,
chiều dài chảy qua Phú Thọ từ Chi Đám (Đoan Hùng) đến Bến Gót (Việt Trì)
khoảng 67 km cũng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam gần như song song với
sông Thao. Tuy bắt nguồn và chảy qua các tâm mưa của vùng Việt Bắc, song các
chi lưu và suối ngòi đổ vào không cùng chế độ thuỷ văn nên ít xảy ra lũ trùng hợp,
dữ dội. Lưu lượng lũ lớn nhất xấp xỉ 9.000 m3/sek.
- Sông Đà: Có lưu vực khoảng 50.000 km2, chảy qua Phú Thọ từ Tinh Nhuệ
(Thanh Sơn) đến Hồng Đà (Tam Nông), khoảng 41,5 km theo hướng Bắc Nam.
Đây là con sông chảy qua các tâm mưa dữ dội nhất của vùng núi cao hiểm trở Tây
Bắc nên có lưu lượng lũ khoảng lớn hơn 18.000 m3/sek, lượng lũ chiếm tới 49%
tổng lượng lũ sông Hồng và là nguyên nhân gây lũ lụt nhiều nhất.
- Hệ thống sông ngòi nội địa: Ngoài 2 chi lưu lớn là sông Chảy và sông Bứa
đổ vào 3 sông lớn còn có rất nhiều suối ngòi với mật độ dầy đặc, góp phần tạo nên
lượng dòng chảy lớn của hệ thống sông Hồng. Số sông ngòi chảy vào sông Hồng,
sông Lô, sông Đà có chiều dài  10 km là 72 sông ngòi, mật độ trung bình sông
nhỏ và suối từ 0,5 -: - 1,5 km/km2.
Hàng năm sông ngòi Phú Thọ được nuôi dưỡng nguồn nước dồi dào, có
lượng dòng chảy lớn. Chế độ sông ngòi Phú Thọ có hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa
cạn rất thuận tiện cho việc canh tác các sản phẩm nông sản. Phú Thọ có rất nhiều
đầm hồ, ao... vừa là nơi nuôi dưỡng cá nước ngọt vừa là nơi cung cấp nước sinh
hoạt và sản xuất nông nghiệp.
Từ những đặc điểm về điều kiện tự nhiên của Phú Thọ có thể thấy những
thuận lợi và khó khăn của Phú Thọ trong vấn đề giải quyết việc làm cho người lao
động ở tỉnh Phú Thọ như sau:


13


- Thuận lợi:
Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông - lâm sản.
Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt,
may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã xây dựng
được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ nhanh.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc; đầm Ao
Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu du lịch
núi Trang… là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.
- Khó khăn:
Thứ nhất, xuất phát điểm kinh tế tỉnh Phú Thọ còn thấp, trong khi đó tiềm
năng khoáng sản trên địa bàn còn nghèo về số lượng, thấp về chất lượng. Sự đầu tư
về khoa học công nghệ còn hạn chế đặc biệt là việc huy động các nguồn vốn đầu tư
từ bên ngoài vào Phú Thọ còn chưa cao. Lực lượng lao động ở Phú Thọ khá dồi
dào, lao động trẻ song chất lượng nguồn lao động có trình độ chuyến môn chưa
cao, khả năng tiếp thu kiến thức về tiến bộ khoa học và công nghệ tiến tiến còn
nhiều hạn chế, lúng túng trong việc sử dụng các thiết bị tiên tiến hiện đại. Do đó
chưa thể khai thác và tận dụng hết nguồn thế mạnh về điều kiện tự nhiên mà tỉnh
đang sở hữu.
Thứ hai, Phú Thọ cũng như các địa phương khác trong cả nước cũng đang
phải gánh chịu ảnh hưởng của biển đổi khí hậu toàn cầu, tác động của hạn hán,
thiên tai, bão lũ, nhiệt độ nóng lên, sâu bệnh nhiều cũng là một vấn đề khó khăn tác
động đến lao động và việc làm. Để giải quyết được Phú Thọ cần phải tập chung tất
cả các ngành, các cấp, các cơ quan đoàn thể cùng nghiên cứu đế tìm ra biện pháp
giải quyết tốt nhất.
Như vậy, với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho Phú Thọ vị thế đặc biệt
mà ít tỉnh trong vùng có được. Tuy nhiên Phú Thọ cũng gặp phải một số khó khăn
nhất định đòi hỏi sự giải quyết một cách đồng bộ mới tạo ra sức bật để Phú Thọ có

thể giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm cho người lao động.

14


1.1.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Phú Thọ là vùng đất cổ có bề dày truyền thống lịch sử và văn hiến. Cách đây
hàng ngàn năm, các Vua Hùng đã chọn nơi đây làm đất đóng đô của nước Văn
Lang cổ đại. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Phú Thọ luôn phát huy truyền
thống của cha ông, đoàn kết một lòng, kiên cường, dũng cảm trong xây dựng và
bảo vệ quê hương đất nước.
Người Phú Thọ hiếu học, cần cù, sáng tạo trong lao động, kiên cường bất
khuất trong đấu tranh, có tinh thần tự lực tự cường và ý thức cộng đồng sâu sắc,
luôn kế thừa, phát huy truyền thống tốt đẹp của cha ông trong công cuộc xây dựng
và bảo vệ quê hương, đất nước. Với tinh thần ấy nhân dân Phú Thọ đã và đang
vượt qua mọi khó khăn thử thách, để không ngừng vững bước vươn lên xây dựng
quê hương Phú Thọ ngày càng giàu đẹp.
Phú Thọ có 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ,
huyện Đoan Hùng, Hạ Hoà, Thanh Đa, Cẩm Khê, Phù Ninh, Lâm Thao, Tam
Nông, Thanh Thuỷ, Thanh Sơn và Yên Lập. Thành phố Việt Trì là trung tâm chính
trị - kinh tế - văn hoá của tỉnh; 274 đơn vị hành chính cấp xã gồm 14 phường, 10
thị trấn và 250 xã, trong đó có 214 xã miền núi, 7 xã vùng cao và 50 xã đặc biệt
khó khăn.
Phú Thọ nằm ở trung tâm các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và
đường sông từ các tỉnh thuộc Tây - Đông - Bắc đi Hà Nội, Hải Phòng và các nơi
khác. Là cầu nối giao lưu kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật giữa các tỉnh đồng
bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi Tây Bắc.
Quốc lộ 2 qua Phú Thọ đi Tuyên Quang, Hà Giang sang Vân Nam (Trung Quốc),
quốc lộ 70 đi Yên Bái, Lào Cai sang Vân Nam (Trung Quốc), quốc lộ 32 qua Phú
Thọ đi Yên Bái, Sơn La, cùng với các tỉnh bạn trong cả nước và quốc tế.

Dân số 1.290.514 người, mật độ dân số bình quân: 368,05 người/km2, hơn
90% dân số thuộc khu vực nông thôn. bình quân diện tích đất nông nghiệp theo
đầu người là 0,7ha/người. Đất canh tác là 0,4ha/người.

15


Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra
thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít
đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%
(diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày,
thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số
nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Hiện nay, Phú Thọ mới sử dụng được khoảng 54,8% tiềm năng đất nông lâm nghiệp; đất chưa sử dụng còn 81,2 nghìn ha, trong đó đồi núi có 57,86 nghìn
ha. Đánh giá các loại đất của Phú Thọ thấy rằng, đất đai ở đây có thể trồng cây
nguyên liệu phục vụ cho một số ngành công nghiệp chế biến, nếu có vốn đầu tư và
tổ chức sản xuất có thể tăng năng suất ở nhiều nơi; đưa hệ số sử dụng đất lên đến
2,5 lần (hiện nay hệ số sử dụng đất mới đạt khoảng 2,2), đồng thời bảo vệ và làm
giàu thêm vốn tài nguyên này; cho phép phát triển công nghiệp và đô thị.
Diện tích rừng hiện nay của Phú Thọ nếu đem so sánh với các tỉnh trong cả
nước thì được xếp vào những tỉnh có độ che phủ rừng lớn (42% diện tích tự nhiên).
Với diện tích rừng hiện có 144.256 ha, trong đó có 69.547 ha rừng tự nhiên, 74.704
ha rừng trồng, cung cấp hàng vạn tấn gỗ cho công nghiệp chế biến hàng năm. Các
loại cây chủ yếu như bạch đàn, mỡ, keo, bồ đề và một số loài cây bản địa đang
trong phát triển (đáng chú ý nhất vẫn là những cây phục vụ cho ngành công nghiệp
sản xuất giấy).
Phú Thọ không phải là tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản, nhưng lại có một số
loại có giá trị kinh tế như đá xây dựng, cao lanh, fenspat, nước khoáng. Cao lanh
có tổng trữ lượng khoảng 30 triệu tấn, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa
khai thác lên đến 24,7 triệu tấn. Fenspat có tổng trữ lượng khoảng 5 triệu tấn, điều

kiện khai thác thuận lợi, trữ lượng chưa khai thác còn khoảng 3,9 triệu tấn, nước
khoáng có tổng trữ lượng khoảng 48 triệu lít, điều kiện khai thác thuận lợi, trữ
lượng chưa khai thác còn khoảng 46 triệu lít.
Ngoài ra, Phú Thọ còn có một số loại khoáng sản khác như: quactít trữ
lượng khoảng 10 triệu tấn, đá vôi 1 tỷ tấn, pyrít trữ lượng khoảng 1 triệu tấn,
16


tantalcum trữ lượng khoảng 0,1 triệu tấn, và nhiều cát sỏi với điều kiện khai thác
hết sức thuận lợi.
Đây là một số lợi thế cho phép Phú Thọ phát triển các ngành công nghiệp như xi
măng, đá xây dựng, các loại vật liệu xây dựng có ưu thế cạnh tranh.
- Thuận lợi:
Thứ nhất, với tiềm năng lớn nhất là con người Phú Thọ vốn thông minh,
sáng tạo trong lao động, anh dũng quật cường trong đấu tranh cách mạng, cần cù
trong lao động, nhạy bén với cái mới và biết nhân rộng cái mới.
Thứ hai, lực lượng lao động dồi dào số người trong độ tuổi lao động chiếm
56% dân số, đây là nguồn lực quý, sẵn sàng tiếp thu khoa học tiên tiến là tiền đề
quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, một khi tỉnh có chính sách đúng đắn đế
phát triến và sử dụng nguồn lực này.
Thứ ba, Phú Thọ có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản. Khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, công
nghiệp dệt, may vì ở Phú Thọ có nguồn nguyên liệu, lực lượng lao động tại chỗ; đã
xây dựng được một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp và đầu tư với tốc độ
nhanh.
Khu di tích lịch sử Đền Hùng gắn liền với lịch sử dựng nước của dân tộc;
đầm Ao Châu, vườn quốc gia Xuân Sơn, vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, khu
du lịch núi Trang… là những tiềm năng lớn để Phú Thọ phát triển du lịch.
Thứ tư, Phú Thọ có bản sắc văn hoá dân tộc gắn liền với lịch sử dựng nước
và giữ nước từ thời Hùng Vương với trên 200 di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh,
di tích cách mạng kháng chiến đều có khả năng khai thác phục vụ cho tham quan,

du lịch.
Phú Thọ có nhiều di tích nổi tiếng như: khu di tích Đền Hùng (Lâm Thao),
đầm Ao Châu, Ao Giời, Suối Tiên, khu rừng nguyên sinh Xuân Sơn (33.687 ha,
trong đó 15.000 ha rừng nguyên sinh), vùng nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, đền
Mẫu Âu Cơ, đình Lâu Thượng, Hùng Lô, Đào Xá, chùa Xuân Lãng, chùa Phúc
Khánh; các khu di chỉ; Phùng Nguyên, Sơn Vi, Gò Mun…Các di tích kháng chiến:
17


chiến khu Hiền Lương (Hạ Hoà). Vạn Thắng (Cẩm Khê), tượng đài kháng chiến
sông Lô (Đoan Hùng), khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Cổ Tiết (Tam Nông),
Chu Hoá (Lâm Thao)…
Phú Thọ còn là miền đất lưu giữ nhiều giá trị văn hoá dân tộc đặc sắc của tổ
tiên, mang tính giáo dục truyền thống uống nước nhớ nguồn; lễ hội Đền Hùng, hội
phết (Hiền Quang), hội làng Đào Xá, Sơn Vi…; nhiều làn điệu dân ca, xoan ghẹo,
nhiều trò diễn dân gian, nhiều truyền thuyết - huyền thoại về dựng nước, nhiều
truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười giàu tính nhân văn, mang nét đặc sắc của
vùng đất Tổ, đặc trưng văn hoá Lạc Hồng.
Tỉnh Phú Thọ đã có rất nhiều thuận lợi song cũng phải đối mặt với không ít
những khó khăn, thách thức:
- Khó khăn:
Thứ nhất, là một tỉnh trung du miền núi, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm,
một số ngành và lĩnh vực tuy tăng trưởng khá nhưng giá trị tuyệt đối chưa cao, thu
nhập bình quân tính theo đầu người mới bằng 59,69% mức bình quân cả nước.
Thứ hai, trình độ công nghệ, máy móc thiết bị còn lạc hậu chưa đồng bộ.
Đặc biệt để phát triển kinh tế theo hướng CNH, HĐH thì phải có một cơ cấu kinh
tế công, nông nghiệp, dịch vụ hợp lý. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế công, nông nghiệp
ở Phú Thọ còn lạc hậu: tỷ trọng nông nghiệp lớn trong khi đó tỉ trọng công nghiệp
và dịch vụ chưa cao.
Thứ ba, trong phát triển kinh tế xã hội thì yếu tố quan trọng là lực lượng lao

động xã hội phải có trình độ cao. Tuy nhiên ở Phú Thọ lực lượng lao động dồi dào
nhưng chất lượng thấp, chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo với những
quan niệm và suy nghĩ đơn giản. Trong quá trình CNH, HĐH đòi hỏi một đội ngũ
cán bộ quản lý và công nhân có trình độ. Tuy nhiên thực tế trình độ quản lý, trình
độ kỹ thuật tay nghề của công nhân còn hạn chế. Tư tưởng của một bộ phận cán bộ
còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Môi trường hoạt động của doanh nghiệp chưa thật
sự thông thoáng, thiếu cơ chế của địa phương để huy động nội lực phát triển.

18


Với tiềm năng và thế mạnh của công nghiệp, nông nghiệp và du lịch về cội
nguồn. Phú Thọ có thể phát triển một nền kinh tế toàn diện từ sản xuất nông nghiệp
đến công nghiệp, thương mại - dịch vụ. Ngoài ra nguồn nhân lực dồi dào, thông
minh, cần cù sáng tạo, người dân Phú Thọ đã góp phần tạo nên nhiều kỳ tích trong
quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tuy vậy những thuận lợi
khó khăn trên đã tác động lớn tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội và giải quyết
việc làm của tỉnh.
1.1.2. Thực trạng nguồn lao động và yêu cầu giải quyết việc làm ở tỉnh
Phú Thọ trước năm 1997
Đại hội VI của Đảng (12-1986) đã hoạch định đường lối đổi mới toàn diện,
sâu sắc và triệt để. Đó là sự kết tinh trí tuệ của toàn Đảng, toàn dân và cũng thể
hiện tinh thần trách nhiệm cao của Đảng trước đất nước và dân tộc.
Trong lĩnh vực giải quyết việc làm, Đại hội chỉ rõ:
Bảo đảm việc làm cho người lao động, trước hết là ở thành thị và cho thanh
niên, là nhiệm vụ kinh tế - xã hội hàng đầu trong những năm tới. Nhà nước cố gắng
tạo thêm việc làm và có chính sách để người lao động tự tạo ra việc làm bằng cách
khuyến khích phát triển kinh tế gia đình, khai thác mọi tiềm năng của các thành
phần kinh tế khác, kể cả thành phần kinh tế tư bản tư nhân... mở rộng hợp tác lao
động với nước ngoài kết hợp với việc đào tạo tay nghề cho thanh niên và nâng cao

trình độ cho chuyên gia; bố trí cơ cấu ngành nghề thích hợp; chọn lựa người đúng
tiêu chuẩn; quản lý chặt chẽ về tổ chức và tư tường [20, tr. 87-88].
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng,
Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã vận dụng năng động sáng tạo các nghị quyết của Đảng
vào tình hình cụ thể của địa phương nhất là vấn đề lao động, việc làm và giải quyết
việc làm của tỉnh.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ VII (4- 1991) được tiến hành
trong bối cảnh quốc tế và trong nước có những thuận lợi, đồng thời có những khó
khăn phức tạp, nhiều vấn đề mới nảy sinh tác động sâu sắc đến đòi sống nhân dân
trong toàn tỉnh.
19


Dân số 1.290.514 người, mật độ dân số bình quân: 368,05 người/km2, hơn
90% dân số thuộc khu vực nông thôn. bình quân diện tích đất nông nghiệp theo
đầu người là 0,7ha/người. Đất canh tác là 0,4ha/người.
Tổng diện tích tự nhiên của Phú Thọ là 3.519,56 km2, theo kết quả điều tra
thổ nhưỡng gần đây, đất đai của Phú Thọ được chia theo các nhóm sau: đất feralít
đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, diện tích 116.266,27 ha chiếm tới 66,79%
(diện tích điều tra). Đất thường có độ cao trên 100 m, độ dốc lớn, tầng đất khá dày,
thành phần cơ giới nặng, mùn khá. Loại đất này thường sử dụng trồng rừng, một số
nơi độ dốc dưới 25o có thể sử dụng trồng cây công nghiệp.
Trước thời kỳ đổi mới, Phú Thọ là tỉnh có 1 số ngành công nghiệp khá phát
triển, đặc biệt là công nghiệp dệt may đã thu hút tạo mờ việc làm đảm bảo đời sống
cho trên 2 vạn lao động.
Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt vào thời kỳ 1986 - 1995,
nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ gặp rất nhiều khó khăn. Từ năm 1988 đổ về trước
công; nghiệp - tiểu thủ công nghiệp địa phương hoạt động theo cơ chế bao cấp, sản
xuất, gia công cho các nước xã hội chủ nghĩa theo sự chỉ đạo của Nhà nước nên
phát huy được thế mạnh vốn có của địa phương. Từ năm 1989, sau Đại hội Đảng

toàn quốc lần thứ VI (12-1986), cơ chế quản lý kinh tế đã chuyển đổi, mặt khác thị
trường truyền thống; của Liên Xô và Đông Âu không còn, nên công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp của Phú Thọ cũng trong tình trạng chung của cả nước là phải tiến
hành sắp xếp lại sản xuất, đổi mới quản lý, đổi mới công nghệ từng bước phù hợp
với cơ chế thị trường. Một loạt những đơn vị sản xuất kinh doanh thua lỗ, công
nhân không có việc làm, hoặc việc làm không thường xuyên công nghệ sản xuất cũ
lạc hậu, năng suất lao động công nghiệp thấp, giá thành sản phấm cao, hàng hóa
tồn đọng lớn, kinh doanh thua lỗ, phải chuyển hướng sản xuất, nhiều doanh nghiệp,
xí nghiệp công nghiệp bị giải thể, ngành công nghiệp của Phú Thọ bước vào thời
kỳ suy thoái trầm trọng, đây chính là gánh nặng lớn cho Đảng bộ tỉnh trong việc
giải quyết vấn đề lao động và việc làm cho người dân.

20


Không dừng lại ở đó, Phú Thọ có đến hơn 80% dân số làm nông nghiệp.
Tuy nhiên trong thời gian này ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh cùng gặp phải
nhiều khó khăn như điều kiện tự nhiên của Phú Thọ không thuận lợi: thiên tai bão
lũ, hạn hán, sâu bệnh nhiều nên năng suất lúa không cao, kinh tế nông nghiệp chậm
phát triển so với các tỉnh lân cận.
Đầu tư cho nông nghiệp chưa tương xứng với vị trí mặt trận hàng đầu. Cơ sở vật
chất phục vụ cho nông nghiệp nhiều nơi xuống cấp nghiêm trọng kể cả các công
trình thuỷ lợi đầu mối đến nội đồng. Vật tư kỹ thuật chưa có dự trữ chiến lược,
cung ứng không kịp thời yêu cầu sản xuất. Nhiều hợp tác xã còn nặng tư tưởng bao
cấp, còn lúng túng trong sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Việc chuyển
giao tiến bộ kỹ thuật đến hộ xã viên làm chưa sâu rộng. Sản xuất màu, lương thực
tăng chậm, một số cây công nghiệp như mía, lạc và các ngành thủ công trong nông
thôn giảm sút. Sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Phú Thọ vẫn còn đang trong tình trạng
độc canh cây lúa và mang tính chất tự cung tự cấp là chủ yếu [24, tr. 10-11].
Vì vậy, nhìn chung đòi sống của người lao động ở cả hai khu vực: nông

nghiệp và công nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, vấn đề sức ép lao động và việc làm
trở nên bức xúc, gay gắt.
Nhưng, nhân dân Phú Thọ lại có truyền thống văn hiến, lao động cần cù
sáng tạo với tay nghề và óc thẩm mỹ cao đã phát triển nghề thủ công cổ truyền ở
nhiều địa phương trong tỉnh. Đặc biệt ở huyện Thanh Sơn với nghề mộc truyền
thống đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động tại chỗ.
Phú Thọ có 1.269 nghìn lao động, trong đó lao động kỹ thuật chiếm khoảng
8%. Tạo khả năng thuận lợi cho công cuộc đổi mới kinh tế, tiếp cận và áp dụng
khoa học kỹ thuật mới, mở rộng ngành nghề. Đồng thời xây dựng đượccác hệ
thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đáng kể phục vụ cho các ngành sản xuất như hệ
thống thuỷ lợi, cơ khí vật liệu xây dựng, giao thông, điện...[24, tr. 35]
Từ những thuận lợi và khó khăn như vậy Đại hội đã khẳng định vấn đề việc
làm và đời sống đang là vấn đề bức xúc phải được giải quyết trong những năm
1986 - 1991. Do đó phải chú trọng “phát triển các thành phần kinh tế, đẩy mạnh
21


sản xuất, kinh doanh, giải quyết việc làm cho người lao động; không hạn chế kinh
tế tư nhân sử dụng lao động...” [24, tr. 18].
Bên cạnh đó trong thời gian này tỉnh còn quan tâm đến “công tác tuyên
truyền vận động mọi người thực hiện kế hoạch hoá gia đình được coi trọng nên tỷ
lệ phát triến dân số nàm 1991 còn 1,9% và tiếp tục đưa người đi kinh tế mới” [22,
tr. 18]. Tuy nhiên chính sách đề ra chưa có tính thuyết phục, xử lý trường hợp vi
phạm kế hoạch hoá gia đình thiếu sự nhất quán và chưa kiên quyết, công tác kế
hoạch hoá gia đình chưa đạt kết quả cao, dân số vẫn còn gần 2,5 triệu người, tăng
260,9 nghìn người so với năm 1985. Đây là sức ép đối với lao động và việc làm
của tỉnh, số người không có việc làm và thiếu việc làm thường xuyên hàng năm
trên dưới 5 vạn người. Chưa kể số lao động nông nhàn trong nông thôn [24, tr. 18].
Để khắc phục những hạn chế nêu trên Đảng bộ tỉnh đã đề ra những chủ trương và
biện pháp cụ thể nhằm ổn định và phát triển đời sống nhân dân trong lĩnh vực dân

số và việc làm. Tuy nhiên để giải quyết vấn đề này phải có biện pháp tổng hợp đòi
hỏi các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo thường xuyên. Đồng thời đổi mới nhận
thức trong quan niệm của cán bộ và nhân dân về việc làm. Để sử dụng có hiệu quả
nguồn lao động, tạo mở được nhiều việc làm, trước hết cần phải có quan niệm,
nhận thức đúng đắn về việc làm. Theo Điều 13, Chương II của Bộ luật lao động
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xác định: "Mọi hoạt động lao động tạo
ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều đưọc thừa nhận là việc làm" [15, tr.
42].
Với quy định trên thì tất cả những người làm việc ở các thành phần kinh tế
đều đưọc coi là việc làm, cần phải xóa bỏ tâm lý nặng nề đã và đang tồn tại ở Phú
Thọ cũng như cả nước ta trong nhiều năm nay chỉ coi trọng lao động đang làm việc
trong khu vực nhà nước, coi thường và xem nhẹ lao động làm việc trong khu vực
ngoài nhà nước. Phải thay đổi chuấn mực và thang giá trị đánh giá cống hiến của
người lao động cho xã hội, không phải chủ yếu căn cứ vào làm việc gì, ở đâu, cho
ai mà phải căn cứ vào năng suất, chất lượng và hiệu quả được thị trường chấp
nhận, đánh giá và trả công như thế nào. Dù trong cơ quan Nhà nước, tổ chức quốc
22


doanh, tập thể, tư nhân hay gia đình đều được coi trọng như nhau, vì đều tạo ra của
cải vật chất cho xã hội. Để làm thay đổi quan niệm, nhận thức trên không phải đơn
giản, dễ dàng mà là một quá trình phức tạp. Tnrớc hết, cần phải tác động vào lóp
trẻ, những người chịu ảnh hưởng; ít hơn của cơ chế cũ, sau đó nhân rộng ra toàn xã
hội.
Nhận thức được vấn đề đó tại Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đề xuất: một
mặt Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi, thông qua việc mở rộng các trường
lớp đào tạo, các trung tâm dạy nghề cho người lao động, nhất là thanh niên và có
chính sách khuyên khích sản xuât đê các thành phân kinh tế phát triển, thu hút
thêm lao động. Mặt khác, mọi người, mọi gia đình, mọi tổ chức xã hội, mọi thành
phần kinh tế đều có trách nhiệm lo việc làm cho các thành viên trong xã hội.

Khuyến khích mọi người hăng say lao động và lao động sáng tạo có năng suất cao,
biết làm giàu và làm giàu đúng pháp luật. Đồng thời tích cực tìm địa bàn để đưa
một bộ phận dân cư đi khai thác vùng kinh tế mới nội tỉnh và ngoại tỉnh bằng nhiều
hình thức nhân dân bỏ vốn là chính có sự hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp đi có tổ
chức với đi theo nguyện vọng riêng của từng bộ phận [24, tr. 48].
Đại hội đã đưa ra các phương hướng tạo việc làm trong các lĩnh vực khác
nhau như:
Trong lĩnh vực nông nghiệp để tạo ra việc làm Đại hội cũng xác định phải
tiếp tục coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, chuyển mạnh sang sản xuất hàng
hoá trọng tâm là sản xuất lương thực, thực phẩm. Phát triển nông lâm nghiệp theo
hướng toàn diện kết hợp thâm canh và tăng vụ, nhất là vụ đông, mớ thêm nhiều
diện tích, chuyên canh. Khai thác triệt để vùng đồng bàng, ven biển và đồi núi; gắn
sản xuất với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt coi trong
phát triển kinh tế hộ gia đình.
Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp để tăng nhanh sản xuất hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu, giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân Đảng bộ
tỉnh Phú Thọ đã xác định phương hướng phát triển công nghiệp của tỉnh trong
nhũng năm tới là: Công nghiệp dệt - may chế biến nông sản, thực phẩm, sản xuất
23


vật liệu xây dựng. Đồng thời tiếp tục khai thác tốt tiềm năng tay nghề, cơ sở vật
chất kỹ thuật của ngành cơ khí của địa phương để sản xuất các công cụ phụ tùng
thay thế, công nghệ cơ khí sửa chữa. Khôi phục các làng nghề thủ công có chất
lượng cao.
Thực hiện những chủ trương và biện pháp mà Đại hội Đảng bộ tỉnh đề ra tại
Đại hội VII, Đảng bộ, quân và nhân dân Phú Thọ đã vượt qua nhiều khó khăn, thử
thách, vươn lên giành thắng lợi mới tron2 nhiều lĩnh vực, đặc biệt là đẩy mạnh sản
xuất, hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số và giải quyết việc làm cho người lao động là đã
góp phần quan trọng vào quá trình ổn định và cải thiện đòi sống nhân dân.

Từ những chủ trương của Đảng bộ tỉnh và nhất là sau khi có Quyết định 176
của Hội đồng Bộ trưởng, nhiều cán bộ công nhân bị thất nghiệp sau sự giải thể của
các công ty xí nghiệp làm ăn thua lồ đã tự mình tạo việc làm mới, góp phần cải
thiện đời sống cho gia đinh và xã hội.
Nhờ có những chủ trương chính sách chỉ đạo đúng đắn và kịp thời nên sản
xuất nông - lâm nghiệp của tỉnh có bước phát triển, sản xuất lương thực và thực
phẩm giành thắng lợi lớn, bộ mặt của nông thôn ngày càng được đổi mới. Đảng bộ
tỉnh luôn xác định nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Tỉnh đã chỉ đạo tập trung chỉ
đạo đối mới, quản lý nông nghiệp, sớm thực hiện giao quyền sử dụng mộng đất lâu
dài cho nông dân. Tốc độ phát triển nông nghiệp bình quân tăng từ 4,7% thời kỳ
1986-1990 lên 8% thời kỳ 1991-1995.
Giá trị tổng sản lượng công nghiệp trên địa bản tỉnh tăng bình quân 5% năm.
Sản lượng tôm đông lạnh, thịt đông lạnh và tơ tằm xuất khẩu đã đạt chỉ tiêu mà Đại
hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII (4 - 1991) đề ra.
Tuy nhiên tiềm năng của tỉnh chậm được khai thác và thiếu những cơ chế,
chính sách đồng bộ để phát triển kinh tế với tốc độ cao hơn nhất là tiềm năng lớn
về lao động, trí tuệ, tay nghề về các ngành kinh tế - kỹ thuật như sản xuất vật liệu
xây dựng, khai thác thuỷ hải sản, về công nghiệp dệt may và chế biến nông sản nên
chưa tạo được ngành công nghiệp mũi nhọn. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh thấp,
một số cơ sở thiếu năng động trong việc đổi mới quản lý và thay đổi công nghệ,
24


còn tư tưởng ỷ lại, chông chờ vào Nhà nước, chưa kiên quyết xử lý những đơn vị
sản xuất kinh doanh thua lỗ kéo dài.
Cơ cấu kinh tế trong tỉnh chuyển biến chậm; công nghiệp và xây dựng mới
chiếm 19% GDP, quy mô nhỏ bé, thiết bị lạc hậu. Trong nông nghiệp, tỷ trọng
chăn nuôi mới đạt gần 30% giá trị, tỷ xuất hàng hoá thấp, chất lượng hàng nông
sản chưa đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Bước vào thời kỳ mới có nhiều thuận lợi: đất nước ta đã ra khỏi khủng

khoảng kinh tế xã hội và đang từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá,
từng bước hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới.
Tuy vậy Phú Thọ vốn là tỉnh nông nghiệp, kinh tế chậm phát triển, điểm
xuất phát về kinh tế thấp: Việc làm và đời sống và những mặt tiêu cực xâ hội còn
là vấn đề bức xúc. Vì vậy tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (5 - 1996) khẳng
định: “Giải quyết việc làm là nhiệm vụ của mồi ngành, mỗi cấp, mỗi đoàn thể, mỗi
gia đình và bản thân người lao động. Tạo môi trường thuận lợi và khuyến khích
các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội các đoàn thể quần chúng tạo thêm nhiêu
việc làm. Tích cực đưa nhân dân đi xây dựng các vùng kinh tể mới trong và ngoài
tỉnh. Mở rộng quỹ giải quyết việc làm từ ngân sách. Đồng thời huy động các nguồn
vốn khác để trợ giúp ban đầu cho người lao động tự tạo việc làm. Mở rộng và phát
huy hiệu quả các trung tâm dạy nghề và xúc tiến việc làm của tỉnh, mở rộng hợp
tác quốc tế về xuất khẩu lao động... phấn đấu tăng thêm chỗ làm việc để đáp ứng
yêu cầu của người lao động” [25, tr. 72].
Khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển là cơ sở để tạo thêm nhiều
việc làm cho người lao động, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ đã đưa ra các chủ trương như:
Đấy mạnh phát triển kinh tế nhiều thành phần. Bên cạnh kinh tế Nhà nước và kinh
tế tập thể giữ vai trò then chốt thì coi trọng hình thức hiệp tác, góp cổ phần sản
xuất trên tất cả các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, dịch vụ, tín dụng, giao thông vận
tải hoạt động theo luật hợp tác xã. Coi kinh tế hộ, kinh tế tiểu chủ là một bộ phận
quan trọng của nền kinh tế nhiều thành phần.

25


×