Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.38 MB, 167 trang )

đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

vũ thị hằng

Đội ngũ trí thức ở các tr-ờng đại học
trong việc xây dựng triết lý giáo dục
Việt Nam hiện nay

luận án tiến sĩ triết học

Hà nội - 2015


đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn

vũ thị hằng

Đội ngũ trí thức ở các tr-ờng đại học
trong việc xây dựng triết lý giáo dục
Việt Nam hiện nay

Chuyên ngành

: Ch ngha duy vt bin chng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Mã số

: 62 22 80 05



luận án tiến sĩ triết học
Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Ngọc Thanh

Hà nội - 2015


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn
của PGS.TS Phạm Ngọc Thanh. Các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết
luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

T¸c gi¶ luËn ¸n

Vũ Thị Hằng


Môc lôc

Trang
MỞ ĐẦU

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI


6

ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. Một số công trình nghiên cứu về giáo dục và triết lý giáo dục

6

1.2. Một số công trình nghiên cứu về trí thức, về đội ngũ trí thức ở các

19

trường đại học và vai trò của họ trong xây dựng triết lý giáo dục
Việt Nam
1.3. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
Chương 2: ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRONG

26
29

VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM - MỘT
SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

2.1. "Triết lý giáo dục" và xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam

29

2.2. Đội ngũ trí thức ở các trường đại học và vai trò của họ đối với việc

56


xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam
Chương 3: ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC TRONG

78

VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN
NAY - THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA

3.1. Thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong

78

việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay
3.2. Một số vấn đề đặt ra đối với việc phát huy vai trò của đội ngũ trí
thức ở các trường đại học trong xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam
hiện nay

105


Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY VAI

118

TRÒ CỦA ĐỘI NGŨ TRÍ THỨC Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI
HỌC TRONG VIỆC XÂY DỰNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC
VIỆT NAM HIỆN NAY

4.1. Đổi mới cơ chế, chính sách, bảo đảm môi trường thuận lợi để đội


118

ngũ trí thức ở các trường đại học phát huy vai trò của mình trong
việc xây dựng triết lý giáo dục
4.2. Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ trí thức ở các trường đại

133

học nhằm đáp ứng công cuộc đổi mới toàn diện, triệt để giáo dục và
đào tạo theo hướng tiên tiến, hiện đại
4.3. Nâng cao nhận thức xã hội, đề cao trách nhiệm vai trò của đội ngũ

140

trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục
Việt Nam
KẾT LUẬN

149

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN

151

ĐẾN LUẬN ÁN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

GD&ĐT

: Giáo dục và đào tạo

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

XHCN

: Xã hội chủ nghĩa


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là lĩnh vực hoạt động xã hội đặc biệt, có vai
trò đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Đảng và Nhà nước luôn coi trọng phát triển GD&ĐT, đã nhiều lần
tiến hành cải cách, đổi mới giáo dục. Những năm gần đây, Nhà nước không ngừng
tăng ngân sách đầu tư cho phát triển GD&ĐT. Tuy nhiên, chất lượng GD&ĐT của
nước ta còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Điều đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân là

Việt Nam thiếu triết lý giáo dục phù hợp, chỉ đạo và định hướng toàn bộ hoạt động
giáo dục trong tình hình mới. Tại buổi thăm và làm việc với các đại biểu chủ chốt
của Bộ GD&ĐT nhân dịp đầu năm học mới 9/2012, Tổng Bí thư Nguyễn Phú
Trọng cho rằng, chúng ta cần hình thành một triết lý về giáo dục, chú ý phát triển
khoa học giáo dục Việt Nam, coi đây là nền tảng lý luận để tiến hành đổi mới giáo
dục - đó là sự nghiệp của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản
lý của Nhà nước, là trách nhiệm chung, nhưng trước hết là của gia đình, xã hội và
các đoàn thể, trong đó đội ngũ trí thức ở các trường đại học đóng vai trò là lực
lượng nòng cốt, trực tiếp xây dựng và triển khai thực hiện triết lý giáo dục trong
thực tiễn.
Đường lối xuyên suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam trong lãnh đạo cách
mạng là "độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội" đã được Hiến pháp qui định
qua các thời kỳ, và tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp năm 2013. Hội nhập
quốc tế, chúng ta tiếp thu vận dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), kinh nghiệm
quản lý của các nước trên thế giới để phát triển. Nhưng, mọi lĩnh vực hoạt động của
Việt Nam vẫn phải bảo đảm nhân tố "định hướng xã hội chủ nghĩa". Nền giáo dục
của Việt Nam, trong đó có triết lý giáo dục Việt Nam không thể nằm ngoài định
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Triết lý giáo dục chính là những quan điểm, cốt
lõi, nguyên tắc cơ bản định hướng, chỉ đạo cả hệ thống giáo dục. Ở Việt Nam hiện
nay, tuy chưa có sự công bố chính thức về triết lý giáo dục Việt Nam, song nhiều

1


nội dung của triết lý giáo dục đã có trong quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Hiến pháp, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt
Nam về giáo dục, Luật Giáo dục... Nhiều cuộc hội thảo khoa học, sách báo trong
nước và quốc tế, nhiều cá nhân và tập thể... cũng đã bàn về triết lý giáo dục Việt
Nam. Như vậy, triết lý giáo dục Việt Nam vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn
thiện. Đó là những cơ sở rất quan trọng và cần thiết để tác giả luận án này nghiên

cứu và góp phần vào quá trình xây dựng, hoàn thiện, phát triển triết lý giáo dục Việt
Nam trong thực tiễn đổi mới hiện nay.
Những năm qua, đội ngũ trí thức ở các trường đại học là lực lượng nòng
cốt trong quá trình xây dựng và thực hiện triết lý giáo dục. Bởi vì, đây là lực
lượng vừa trực tiếp thử nghiệm, "thi công", vừa phản biện, hiện thực hóa triết lý
giáo dục. Họ là những người có trình độ trí tuệ cao, có khả năng đưa giáo dục
Việt Nam phát triển hội nhập quốc tế; là chủ thể luôn tích cực, sáng tạo những tri
thức mới, tiếp cận nhanh với khoa học và tiến bộ của nhân loại. Phần lớn đội ngũ
trí thức ở các trường đại học là những người trực tiếp "thi công", giảng dạy,
nghiên cứu khoa học hiện thực hóa những mục tiêu, nội dung, phương thức giáo
dục trong nhà trường. Một bộ phận trí thức tiêu biểu khác ở các trường đại học là
những người tham gia, tư vấn trực tiếp vào việc hoạch định chương trình, chiến
lược, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục. Cụ thể là những thành viên
của Hội đồng giáo dục quốc gia tiêu biểu như: Nguyễn Thị Bình, Phạm Minh
Hạc, Hoàng Tụy, Hoàng Xuân Sính,… Họ đều là những trí thức có tâm huyết,
gắn bó lâu dài với sự nghiệp GD&ĐT và góp phần xây dựng những chiến lược
phát triển giáo dục đất nước.
Tuy nhiên, trước sự thay đổi của xã hội, cần phát triển nhanh nguồn nhân
lực chất lượng cao, một trong ba đột phá chiến lược mà Đại hội Đảng XI đề ra, đội
ngũ trí thức ở các trường đại học nước ta chưa phát huy hết vai trò, tính tự giác, tích
cực của mình đối với hoạt động giảng dạy và nghiên cứu; tinh thần phản biện độc
lập còn hạn chế,… đặc biệt trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.
Nghiên cứu vai trò đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây
dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa

2


thực tiễn sâu sắc góp phần thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT và thực
hiện thành công một trong ba khâu đột phá chiến lược là đột phá về phát triển

nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong điều
kiện mới. Đồng thời, đây là một vấn đề mới mẻ, những nghiên cứu về đội ngũ trí
thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam còn tản
mạn và dưới nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, chưa có hệ thống. Do đó, cần tiếp tục
nghiên cứu vấn đề này một cách cơ bản, hệ thống, chuyên sâu góp phần cung cấp cơ
sở lý luận khoa học để đánh giá đúng vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại
học đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT nói chung và với việc xây dựng triết lý
giáo dục nói riêng.
Từ những lý do trên và trong phạm vi giới hạn của một luận án tiến sĩ triết
học, chúng tôi lựa chọn vấn đề "Đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc
xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay" làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích: Luận giải một số vấn đề lý luận, thực tiễn và đề xuất những giải
pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong
việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích đó, luận án giải quyết những nhiệm vụ cơ
bản sau đây:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về vai trò của đội ngũ trí thức ở các
trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng vai trò và chỉ rõ một số vấn đề đặt ra
cần tập trung giải quyết nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại
học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ
trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.
3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa

3



Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức, trí
thức ở các trường đại học và về GD&ĐT gắn với điều kiện lịch sử cụ thể của giáo
dục nước ta hiện nay.
Phương pháp nghiên cứu: Luận án sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đồng thời sử dụng các phương pháp phân
tích - tổng hợp, cấu trúc - hệ thống, lôgic - lịch sử, một số phương pháp liên ngành
như tổng kết thực tiễn, so sánh,…
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu: Đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây
dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu: Từ góc độ triết học, luận án chủ yếu tập trung làm rõ
vai trò đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục
Việt Nam từ năm 1996 đến nay.
5. Đóng góp mới của luận án
Thứ nhất, từ góc độ chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử, luận án đã làm rõ một số khái niệm: "Triết lý", "Triết lý giáo dục", "Xây dựng
triết lý giáo dục Việt Nam" và vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong
việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam.
Thứ hai, đánh giá đúng thực trạng vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường
đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay; xác định một số
vấn đề đặt ra trong quá trình đội ngũ này tham gia xây dựng triết lý giáo dục Việt
Nam hiện nay.
Thứ ba, trên cơ sở xác định những hạn chế và một số vấn đề đặt ra, luận án
đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của đội ngũ trí thức ở các
trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Ý nghĩa lý luận: Luâ ̣n án góp phần làm rõ những đóng góp và nâng cao vị
trí, vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong việc xây dựng triết lý giáo
dục Việt Nam hiện nay. Kết quả của luận án góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lí


4


luận về vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học trong GD&ĐT nói chung,
xây dựng triết lý giáo dục Việt Nam nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Luâ ̣n án có thể làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
và giảng dạy những vấn đề liên quan; góp thêm luận cứ khoa học cho việc hoạch
định đường lối, biện pháp để xây dựng một triết lý giáo dục mới và chính sách phát
huy vai trò của đội ngũ trí thức ở các trường đại học Việt Nam hiện nay, nhằm thực
hiện thành công đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT; hoàn thành khâu đột phá thứ
hai mà Đại hội lần thứ XI Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận án gồm 4 chương, 10 tiết.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Giáo dục và đào tạo không chỉ là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm mà còn là vấn đề của toàn xã hội. Nghiên cứu về vấn đề này, gần đây, đã có rất
nhiều các công trình khoa học trong và ngoài nước đề cập đến ở những góc độ, khía
cạnh khác nhau, tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu và việc sử dụng các phương
pháp cụ thể. Nghiên cứu về GD&ĐT, triết lý giáo dục, xây dựng triết lý giáo dục
Việt Nam đã được nhiều nhà khoa học, nhiều cơ quan và tổ chức trong nước cũng
như quốc tế quan tâm. Liên quan đến đề tài luận án, có thể phân loại các công trình
nghiên cứu thành các nhóm cơ bản sau đây.

1.1. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ GIÁO DỤC VÀ TRIẾT LÝ
GIÁO DỤC

Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, GD&ĐT luôn chiếm một vị
trí quan trọng. Giữa thế kỷ XIX, các nhà kinh điển mác-xít luôn quan tâm và chỉ rõ
vai trò của GD&ĐT đối với việc phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nhân cách
của con người. Tuy không có tác phẩm chuyên biệt nào bàn riêng về GD&ĐT,
nhưng những tư tưởng, luận điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin về giáo dục
được trình bày xuyên suốt cùng với hệ thống các luận điểm về kinh tế, chính trị, văn
hóa, xã hội. Các tác phẩm đã phản ánh những tri thức sâu sắc, toàn diện về giáo dục.
Các ông là những người đầu tiên nghiên cứu giáo dục một cách khoa học thông qua
việc xác định mục đích, tính chất, vai trò, nguyên lý, phương pháp, hình thức, nội
dung giáo dục… và khẳng định rằng: "bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được
giáo dục" [64, tr. 10]. Những tư tưởng về giáo dục của C. Mác, Ph. Ăngghen được
tổng kết thời kỳ đầu của cách mạng công nghiệp, V.I. Lênin và các nhà giáo dục
Nga đã tiếp tục phát triển và đưa lên thành nguyên tắc cơ bản của nền giáo dục
XHCN, sau này các tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã kế thừa, vận dụng
sáng tạo vào thực tiễn giáo dục nước nhà.

6


Nhận thức được giáo dục ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, đặc biệt trong giai đoạn xuất hiện nền kinh
tế tri thức, nên các công trình nghiên cứu liên quan đến giáo dục, triết lý giáo dục
ngày càng phong phú, đa dạng với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau.
1.1.1. Một số công trình nghiên cứu về giáo dục - đào tạo, giáo dục đại học
Một số công trình ở nước ngoài:
"Giáo dục và ý nghĩa cuộc sống", (2007) [57], của học giả Krishnamurti, đã
phân tích tầm quan trọng, giá trị của một nền giáo dục đích thực. Sứ mạng của giáo

dục là đào tạo những con người toàn vẹn, giúp chúng ta khám phá ra những giá trị
muôn đời. Cuốn sách phân tích rõ vai trò của giáo dục đối với xã hội phát triển, đối
với cuộc sống. Cuốn "Nền giáo dục cho thế kỷ 21: Những triển vọng của Châu Á Thái Bình Dương về canh tân giáo dục vì sự phát triển", (1994) [96], của tác giả
Raja Roy Singh… cũng bàn luận về nhiều vấn đề đổi mới, canh tân giáo dục vì sự
phát triển trong thế kỷ 21, phù hợp với điều kiện, tình hình mới của các nước Châu
Á - Thái Bình Dương. Cuốn "Cải cách giáo dục ở các nước phát triển ở Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Oxtraylia", (2010) [40], do tác giả Lữ Đạt, Chu Mãn Sinh (chủ biên),
cho thấy công cuộc cải cách giáo dục ở các nước phát triển, từ mô hình giáo dục
cho đến nội dung, hình thức, phương pháp giáo dục không chỉ có trong nhà trường
mà còn ở gia đình, xã hội, tùy theo lứa tuổi mà nội dung giáo dục khác nhau; mỗi
một nước khác nhau thì việc cải cách diễn ra khác nhau và hiệu quả khác nhau…
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng KH&CN làm cho GD&ĐT có
những biến đổi mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, đó là giáo dục đại học. Do đó, đã
có nhiều tổ chức, hội nghị quan tâm sâu sắc đến hệ thống giáo dục đại học như:
"Highter Education in the Twenty - first Century, Vision and Action" (Giáo dục đại
học thế kỷ XXI, Tầm nhìn - Hành động) (1998), là khẩu hiệu của Hội nghị thế giới
đầu tiên do UNESCO tổ chức. Đây là công trình nghiên cứu quốc tế quan trọng
khẳng định "sự nghiệp trồng người" phải được giữ gìn, củng cố và phát triển một
cách có trách nhiệm; đồng thời khẳng định: sứ mạng của các hệ thống giáo dục đại
học là giáo dục những người tốt nghiệp có chất lượng cao, những công dân có trách
nhiệm… Chất lượng ở đây bao trùm mọi chức năng và hoạt động của nó: giảng dạy,

7


đào tạo, nghiên cứu khoa học, đội ngũ giảng viên, sinh viên, cấu trúc hạ tầng và môi
trường giáo dục v.v...
Một số công trình trong nước:
Từ khi đổi mới, vấn đề giáo dục cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm như một cái toàn thể, xem xét ở mọi góc độ khác nhau, có thể kể đến một số

công trình sau:
"Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát triển xã hội - kinh
tế", (1996) [43] và "Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI", (1999) [54]
của tác giả Phạm Minh Hạc,... Đặc biệt, "Những vấn đề về chiến lược phát triển
giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa", (1998) [119] của Viện Nghiên
cứu Phát triển Giáo dục, gồm 9 tập,... Các tác giả đã thấy được yêu cầu phải xây
dựng nền giáo dục phát triển để đáp ứng trong thời kỳ mới, đưa ra một số các giải
pháp chiến lược nhằm xây dựng và phát triển giáo dục nước ta, đặc biệt là phát triển
nguồn nhân lực đáp ứng thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
"Phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài", (2002) [123] của Nghiêm Đình
Vỳ, Nguyễn Đắc Hưng, gồm hai phần chính: Phần thứ nhất, khái quát giáo dục Việt
Nam từ lịch sử đến hiện tại, đặc biệt là đã phân tích nhiều nội dung sâu sắc những
vấn đề đặt ra và nhiệm vụ của giáo dục Việt Nam trong thế kỷ XXI. Các tác giả đã
khẳng định sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường đã làm thay đổi nhận thức về vị
trí, vai trò của các nguồn lực, đồng thời tạo ra những thời cơ, thách thức đối với sự
nghiệp giáo dục Việt Nam. Phần thứ hai, phân tích nội dung về lý luận và thực tiễn
trong việc phát hiện, đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ nhân tài.
Bước vào xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, vai trò của giáo dục
ngày càng được khẳng định với những sứ mệnh mới. Do đó, vấn đề giáo dục được
quan tâm nhiều hơn, cụ thể là các công trình:
"Giáo dục Việt Nam tiếp tục đổi mới để phát triển và hội nhập", (2003) [83],
Trần Văn Nhung… Đặc biệt là cuốn "Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm
và giải pháp", (2007) [81], nhiều tác giả, gồm nhiều bài viết quan trọng về các vấn
đề mấu chốt và cấp bách của giáo dục. Cuốn sách gồm hai phần. Phần thứ nhất bao
gồm những bài viết mang tính chất dẫn luận, trong đó có trích dẫn phát biểu của

8


Einstein về giáo dục và ý kiến quan trọng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về đổi

mới có tính cách mạng nền giáo dục nước nhà; các ý kiến phỏng vấn Phó Thủ tướng
Nguyễn Thiện Nhân về vấn đề giáo dục được đăng tải trên các báo gần đây. Phần
thứ hai là hai bản đề án, kiến nghị của hai tập thể các nhà khoa học trong nước
(Hoàng Tụy cùng cộng sự) và cả ở nước ngoài (Vũ Quang Việt cùng cộng sự). Đây
là hai bản đề án, kiến nghị được soạn thảo công phu, một cách khoa học và mang
tính thực tiễn đã được gửi lên các cơ quan cao cấp nhất của Đảng và Nhà nước từ
vài năm trước đây. Cuốn sách đã thể hiện có rất nhiều trí thức, nhà khoa học,
chuyên gia quan tâm đến nền giáo dục nước nhà.
"Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng", (2012) [115], của GS. Hoàng Tụy - người
đã gắn bó với giáo dục 60 năm nay. Ông và các cộng sự kiên trì đề xuất những
phương án khắc phục những bất cập trong giáo dục một cách quyết liệt. Điển hình
là hai bản kiến nghị của các nhà khoa học về cải cách giáo dục năm 2004 [115, tr.
118] và năm 2009 [115, tr. 260] mà chính ông là người chủ trì và chấp bút. Đó là
những trăn trở, đầy tâm huyết, trí tuệ và trách nhiệm đối với nền giáo dục nước nhà.
Ông hy vọng Việt Nam có một "cuộc cải cách toàn diện và triệt để nền giáo dục"
hiện nay [115, tr. 10].
"Giáo dục Việt Nam đầu thế kỷ XXI", (2013) [11], Bộ GD&ĐT. Cuốn sách
gần đây nhất của Bộ GD&ĐT nêu một cách khái quát thực trạng giáo dục Việt Nam
hiện nay và định hướng phát triển lớn của nền giáo dục nước ta trong thời gian tới.
Đó cũng là những kỳ vọng của mọi người đối với một nền giáo dục của dân tộc.
Các công trình trên đều nhận thấy rõ GD&ĐT ở giai đoạn nào cũng được Đảng và
xã hội quan tâm, nhưng GD&ĐT ở nước ta vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước, do đó cần phải đổi mới. Các nhà giáo dục, nhà nghiên
cứu đã bàn luận sôi nổi và hướng đến căn nguyên cội nguồn của GD&ĐT nước nhà
là chúng ta đang thiếu vắng một triết lý giáo dục.
Các công trình đều cho rằng, giáo dục nước ta thời gian tới phải làm tốt hơn
công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng GD&ĐT, đặc biệt là vai trò của giáo
dục đại học. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục đại học như:

9



"Đổi mới giáo dục đại học và hoạt động khoa học - công nghệ" (2010) [39],
Nguyễn Văn Đạo. Cuốn sách là tập hợp các bài viết phản ánh một tư duy lý luận hết
sức sâu sắc và đầy tâm huyết về giáo dục đại học và KH&CN.
"Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam" (2011), [87], Phạm Phụ,
gồm 2 tập. Tập 1 xuất bản tháng 11/2005 tập hợp gồm 52 bài báo, tham luận trong
10 năm từ 1996 - 2005; tập 2 gồm 68 bài trong năm năm từ 2005 - 2010. Tác giả
tiếp tục làm rõ những vấn đề "nóng" của giáo dục như: Học phí và quỹ cho sinh
viên vay vốn, "xã hội hóa" giáo dục, "Hội đồng trường" ở các trường đại học, chiến
lược và cải cách giáo dục, giáo dục Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế…,
đó là những cơ sở hết sức cần thiết cho những chính sách giáo dục đại học Việt
Nam đang có những biến đổi sâu sắc, có tính chất nguyên lý, tính chất "ý thức hệ"
trong giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay.
"Xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học của Việt Nam", (2011) [12], của
tác giả Hoàng Văn Châu, là một công trình với cách tiếp cận mới đối với giáo dục
đại học, cuốn sách đã giải quyết những vấn đề như xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục,
và vấn đề xuất nhập khẩu dịch vụ giáo dục đại học ở nước ta hiện nay.
Ngoài sách chuyên khảo như trên, còn có một số các đề tài nghiên cứu như:
"Xu hướng cải cách giáo dục của một số nước trên thế giới và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam", (2011) [120], các tác giả Viện Thông tin Khoa học xã hội
với đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Đề tài đi phân tích mục tiêu, yêu cầu cải cách giáo
dục, đặc điểm chiến lược cải cách, xu hướng cải cách và các vấn đề đáng chú ý
trong nội dung chính sách cải cách giáo dục của một số nước trên thế giới. Từ đó,
trình bày một số bài học kinh nghiệm có ý nghĩa gợi mở cho công cuộc đổi mới căn
bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam về việc xây dựng hệ thống học suốt đời;
phổ cập giáo dục; phân luồng học sinh; hoạt động quản lý dựa vào nhà trường; cải
cách mục tiêu giáo dục phù hợp thực tế; xây dựng chương trình giáo dục; chính
sách cho giáo viên; phương pháp cải cách giáo dục; vấn đề giáo dục đại học; kết
hợp giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học… Ngoài ra, còn có nhiều bài viết

trên các tạp chí tiếp cận xung quanh các vấn đề giáo dục, giáo dục đại học ở nhiều
phương diện khác nhau...

10


1.1.2. Một số công trình nghiên cứu về triết lý giáo dục, triết lý giáo dục
Việt Nam
Có thể thấy, đối với các công trình nghiên cứu trong nước và nước ngoài
liên quan đến những tư tưởng triết học về giáo dục trên nhiều khía cạnh khác nhau,
rất phong phú. Nhưng các công trình trực tiếp bàn về triết lý giáo dục thì còn rất
khiêm tốn, mới chỉ dừng lại ở những bài viết trong các kỷ yếu, tạp chí khoa học
hoặc tồn tại dưới dạng các tư tưởng, quan điểm trong những công trình nghiên cứu,
chứ không phải viết dưới dạng hệ thống chuyên sâu.
Một số công trình nước ngoài về triết lý giáo dục:
"Modern Philosophies of Education" (Triết học giáo dục hiện đại), (1962) [129]
của tác giả John S. Brubacher. Cuốn sách phân tích các trường phái triết học bàn về
những vấn đề của giáo dục, từ tiểu học đến giáo dục đại học như sự tồn tại bản chất
của con người, lý thuyết về tri thức, mối quan hệ giữa chính trị và giáo dục, giáo
dục và xã hội, nhà nước và giáo dục.
Đầu những năm 90 thế kỷ trước, các nhà triết học giáo dục Hoa Kỳ đã công
bố nhiều công trình nghiên cứu sâu về quá trình hình thành triết học giáo dục. Đặc
biệt là cuốn "A New History of Educational Philosophy" (Lịch sử mới của triết học
giáo dục), (1993) [128] của James S. Kaminsky và cuốn "Philosophy of Education:
An Encyclopedia", (Bách khoa thư về triết học giáo dục), (1996) [126] do J. J. Chambliss
chủ biên, xuất bản tại New York & London (bài "History of Philosophy of Education"
của J. J. Chambliss). Ngoài ra, một số triết lý giáo dục của các nhà triết học giáo
dục hầu như được viết cùng với hệ thống những quan điểm chính trị, xã hội, văn
hóa, giáo dục… nói chung.
Ở Trung Quốc, liên quan đến vấn đề này cũng có hai giáo trình tiêu biểu:

"Giáo dục triết học đại cương", (1998) [121], của Hoàng Tế và "Triết học giáo dục",
(1997) [51], của Lương Vĩ Hùng và Khổng Khang Hoa. Qua hai giáo trình triết học
giáo dục Trung Quốc có thể nhận thấy rằng: tư tưởng chỉ đạo nền giáo dục Trung
Quốc và Việt Nam có nét tương đồng. Nội dung trong giáo trình của Hoàng Tế có
nhiều điểm giống như những vấn đề chung của giáo dục trong chương trình giáo
dục học đại cương của Việt Nam. Cuốn sách làm rõ bản chất của giáo dục là sự

11


thống nhất biện chứng giữa con người và xã hội, tác giả đi sâu vào những vấn đề
mang tính triết lý giáo dục hiện đại có thể chi phối, chỉ đạo các khâu, các lĩnh vực
cụ thể của giáo dục, từ phương châm, mục đích, chức năng, nội dung, phương pháp,
chính sách, cơ chế giáo dục… ảnh hưởng trực tiếp, quyết định tất cả các cấp của
nền giáo dục. Mục đích cần đạt tới của công cuộc cải cách giáo dục là đào tạo lớp
người mới, thế giới quan và nhân sinh quan tiến bộ, biết và dám độc lập suy nghĩ,
biết cách tự mình chiếm lĩnh lấy kiến thức, tự mình khám phá ra chân lý, từ đó làm
chủ cuộc sống của mình, của đất nước.
Trong cuốn giáo trình của Lương Vĩ Hùng, Khổng Khang Hoa ngoài việc
nghiên cứu các quan điểm giáo dục nhằm chỉ đạo quá trình hình thành nhân cách và
chỉ đạo hệ thống quốc dân, đặc biệt là đã đi sâu vào cấu trúc, cơ chế của nó. Các
vấn đề mâu thuẫn, động lực, đòn bẩy giáo dục trong kinh tế thị trường XHCN đã
được đặt ra. Đó là những vấn đề rất quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng giáo dục, và là vấn đề lí luận đang cần nghiên cứu để giải quyết nhiều thách
thức đang đặt ra cho các nhà trường hiện nay.
Đã có một số các công trình nước ngoài được dịch ra tiếng Việt như:
"Emile hay là về giáo dục", (2008) [97], của J.J.Rousseau (nhà triết học
khai sáng Pháp, nhà giáo dục lớn của Pháp thế kỷ XVIII), là tác phẩm nổi tiếng đã
để lại ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài nhất đối với phương pháp sư phạm, điểm trọng
tâm khi thuyết minh các vấn đề giáo dục. Trong tác phẩm, J.J.Rousseau đã xây

dựng một triết lý giáo dục giúp cho "con người tự nhiên" có đủ sức khỏe thể chất và
nghị lực tinh thần để đương đầu với những thử thách trong cuộc đời. Sau Cộng hòa,
quyển VIII của Platon, đây là tác phẩm hoàn chỉnh đầu tiên về triết lý giáo dục
phương Tây. Ông chủ yếu dựa trên kinh nghiệm bản thân và sự quan sát thực tiễn
và tổng kết các quan điểm lý luận đương thời để phân tích mâu thuẫn giữa thiên
nhiên và xã hội. Tuy nhiên, điều đáng nói trong triết lý giáo dục của ông đã bác bỏ
và phá vỡ tất cả các khuôn mẫu giáo dục trước đó. Tư tưởng của ông và J.Locke
đều mang tinh thần nhân văn về con người, con người sống trong mối quan hệ hài
hòa với tự nhiên và bạn bè xung quanh; những tư tưởng này được C.Mác kế thừa và
phát triển sau đó.

12


"Chân dung những nhà cải cách giáo dục tiêu biểu trên thế giới", (2008) [117]
(dịch theo tài liệu của UNESSCO). Cuốn sách được biên dịch là tài liệu tham khảo
có giá trị nhằm phục vụ các nhà hoạch định chính sách giáo dục, các nhà nghiên
cứu cũng như các bậc phụ huynh muốn tìm hiểu thêm về nguồn gốc, những phương
pháp và chính sách giáo dục đã được áp dụng trên thế giới.
"Dân chủ và giáo dục", (2008) [19]; và "Kinh nghiệm và giáo dục, (2011) [20]
là hai cuốn sách đặc biệt bàn về triết lý giáo dục của John Dewey, nó cung cấp cho
các nhà giáo dục và thầy cô giáo một triết lý giáo dục mang tính tích cực, cuốn sách
đánh giá những thực tiễn của cả trường học cổ truyền và trường học tiến bộ, đã chỉ
ra những khiếm khuyết của mỗi trường học ấy. Triết lý giáo dục của Dewey thể
hiện tư duy giáo dục hiện đại và khoa học, đưa KH&CN thông tin vào giảng dạy.
Triết lý giáo dục của ông được hoan nghênh và ứng dụng rộng rãi, có ảnh hưởng ở
nhiều nước châu Âu và châu Á. Lý luận về dân chủ trong giáo dục của ông là bài
học quý giá, ý nghĩa rất lớn đối với việc thực hiện xây dựng triết lý giáo dục Việt
Nam thời kỳ đổi mới. Bàn về triết lý giáo dục, John Dewey nói: Triết lý giáo dục
không phải là sự áp dụng các tư tưởng có sẵn từ bên ngoài vào một hệ thống thực

hành có nguồn gốc và mục đích khác biệt về cơ bản. Như vậy, có thể định nghĩa
"triết lý" một cách sâu sắc là "lý luận giáo dục xét trên các phương diện phổ biến
nhất", là "lý luận chung của giáo dục" [19, tr. 389]. Nếu như trước đây người ta
quan niệm giáo dục như là quá trình truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm, hoặc là
quá trình thanh lọc tâm hồn, hoặc một quá trình khai sáng nhằm giúp con người tự
do lý trí, thì với ông "giáo dục chính là bản thân cuộc sống" (Education is Life Itself).
Vì giáo dục chính là bản thân cuộc sống nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt
động thực tiễn, và kiến thức không thể được áp đặt từ bên ngoài; không thể có một
thứ giáo dục chung cho tất cả mọi người, người thầy phải ý thức rõ và tôn trọng sự
khác biệt giữa các học sinh. Giáo dục phải là quá trình của người học chứ không
phải người dạy. Giáo dục là quá trình mà người học làm trung tâm. Nói cách khác,
giáo dục phải là một quá trình dân chủ sâu sắc.
Đặc biệt, cuốn sách "Cải cách giáo dục ở các nước phát triển ở Mỹ, Anh,
Pháp, Đức, Oxtraylia", (2010) [40] do Lữ Đạt, Chu Mãn Sinh (chủ biên) cho thấy

13


chiến lược, cách thức cải cách giáo dục ở các nước phát triển; mỗi một quốc gia
khác nhau thì cách thức diễn ra và hiệu quả khác nhau. Do vậy, cuốn sách là tài liệu
tham khảo quý giá để chúng ta lựa chọn, kế thừa nhằm xây dựng triết lý giáo dục
riêng cho dân tộc.
Ngoài sách chuyên khảo, có thể tìm thấy triết lý giáo dục thông qua những
bài viết trên các tạp chí, hội thảo khoa học hay trong một công trình lớn chứ nó
không được trình bày theo nghĩa là những công trình chuyên sâu. Cụ thể, một số bài
viết về triết lý giáo dục như: "Unamuno, Schleiermacher, Humboldt: A Question of
Language", (autumn 2011) [130] của C.A. Longhurst; "Playful Learning and Montessori
Education", (2013) [124] của tác giả Angeline S. Lillard, … Qua các bài viết đó, chúng
ta thấy được triết lý giáo dục của Schleiermacher, Humboldt, Maria Montessori... là
những tư tưởng giáo dục tiến bộ ảnh hưởng lớn đến các nước có nền giáo dục phát

triển trên thế giới như Đức, Pháp, Itali, Hoa Kỳ,... Đặc biệt, triết lý giáo dục của
Maria Montessori - nhà giáo dục nổi tiếng người Ý - một trong những người nổi bật
trong phong trào Tân Giáo dục (lý thuyết giáo dục mới này do các cuộc cải cách
giáo dục ở Châu Âu cuối thế kỷ XVII, cho tới thế kỷ XIX). Đối với bà, cải cách
giáo dục không phải là thay thế phương pháp giáo dục cũ bằng phương pháp giáo
dục mới cho là tốt hơn, mà bà quan tâm tới một quá trình khác là reformatio: một sự
tái tạo và tổ chức lại cuộc sống. Triết lý giáo dục của bà xoay quanh mục tiêu giáo
dục, phương pháp giáo dục, nội dung, chương trình giáo dục, vai trò của người
dạy… Quan điểm của bà cho rằng: phải lấy sở thích và sự quan tâm của người học
làm xuất phát điểm cho quá trình dạy học. Đây chính là đóng góp độc đáo và có ý
nghĩa của bà. Bà quan tâm đến việc phát triển thái độ thay vì chỉ phát triển các năng
lực thực nghiệm. Sở dĩ phương pháp giáo dục của bà được áp dụng và thành công
phổ biến ở một số nước trên thế giới là do sự kết nối giữa lý thuyết và thực hành.
Các lý thuyết của bà được khẳng định trên thực tế là do tiến hành các thử nghiệm
thực tiễn của mình dựa trên các nguyên tắc khoa học.
Tóm lại, triết lý giáo dục của một số triết gia tiêu biểu ảnh hưởng mạnh nhất
đến nền giáo dục của các nước phát triển, nó đều khẳng định vai trò tiên quyết của

14


giáo dục đối với sự phát triển của một quốc gia và lấy con người là mục tiêu giáo dục,
hướng đến giải phóng con người với tư tưởng tự do, dân chủ trong khoa học…
Tuy nhiên, với triết lý giáo dục có nội dung khác nhau khi vận dụng vào
mỗi quốc gia cũng khác nhau do sự khác biệt về mặt địa lý, chính trị, kinh tế, văn
hóa… Triết lý giáo dục đều có mục đích chung là hướng đến giáo dục vì con người.
Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều có nhu cầu hội nhập và phát triển, do đó,
việc nghiên cứu và kế thừa có chọn lọc, vận dụng triết lý giáo dục của các nhà cải
cách giáo dục trên thế giới vào nước ta là cần thiết.
Một số công trình trong nước về triết lý giáo dục Việt Nam:

Một là, các công trình xuất bản thành sách như:
"Lý luận giáo dục châu Âu", (1994) [114] của tác giả Nguyễn Mạnh Tường đã
giới thiệu hệ thống các lý luận giáo dục điển hình của thời kỳ Phục hưng và Khai sáng
ở thế kỷ 16, 17 và 18. Phân tích hoàn cảnh kinh tế, xã hội, chính trị, các lý luận giáo dục
lý thuyết về con người, điều đó cũng phần nào nói lên triết lý giáo dục phương Tây.
Những năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất hiện một số công trình nghiên cứu
liên quan đến vấn đề này, đó là công trình "Triết học giáo dục Việt Nam", (2007) [116]
của Thái Duy Tuyên. Công trình đã đề cập đến một số vấn đề chung về triết học
giáo dục, giới thiệu tư tưởng của một số nhà giáo dục lớn trong lịch sử và nêu lên
những vấn đề triết học giáo dục ở một số nước trên thế giới; triết lý giáo dục truyền
thống Việt Nam, nhất là những tư tưởng, quan điểm giáo dục của Đảng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh trong việc chỉ đạo, xây dựng nền giáo dục, từ sau Cách mạng tháng
Tám cho đến nay và thực tiễn phát triển giáo dục nước nhà.
Đặc biệt, gần đây có công trình đã đi sâu vào tìm hiểu nền giáo dục nước
nhà dưới góc độ triết lý khá sâu sắc với nhan đề: "Triết lý giáo dục thế giới và Việt
Nam", (2011) [46] của Phạm Minh Hạc được bàn luận nhiều. Cuốn sách 16 chương
300 trang tìm hiểu triết lý và triết học trong lịch sử phương Đông và phương Tây để
từ đó tìm ra triết lý giáo dục cho bản thân mình, cho lớp học, nhà trường và cả hệ
thống giáo dục quốc dân, hy vọng chúng ta xây dựng một triết lý cho nền giáo dục
nước nhà trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, tìm con đường
phát triển cho giáo dục Việt Nam. Trên cơ sở làm rõ triết lý giáo dục Việt Nam qua

15


các thời kỳ, tác giả Phạm Minh Hạc đã đề xuất một phương án triết lý giáo dục "giá
trị bản thân" ở tầm quản lý nhà nước về GD&ĐT, từ tầm vĩ mô xuống tầm vi mô tới
người học. Đây cũng là công trình có ý nghĩa, với tâm huyết của người nghiên cứu
và gắn bó với giáo dục nhiều năm kinh nghiệm, điều này đã giúp nghiên cứu sinh kế
thừa và tiếp tục nghiên cứu, làm rõ mối quan hệ giữa triết lý giáo dục với đội ngũ trí

thức ở các trường đại học Việt Nam hiện nay.
Cuốn sách "Nghịch lý và lối thoát", (2014) [26] của tác giả Vũ Cao Đàm
mới xuất bản, bàn về triết lý giáo dục trên cơ sở tiếp cận từ góc độ triết lý phát triển
của khoa học và giáo dục Việt Nam, từ đó đưa ra biện pháp tái cấu trúc hệ thống
nhằm cải cách triết lý khoa học và giáo dục Việt Nam. Đây được coi là công trình
có giá trị quan trọng đối với quá trình xây dựng triết lý giáo dục nước nhà trong giai
đoạn KH&CN phát triển vượt bậc như hiện nay.
Hai là, các hội thảo về triết lý giáo dục.
Gần đây, các hội thảo được tổ chức và tranh luận nhiều với sự tham gia của
các chuyên gia giáo dục, những người tâm huyết với ngành, đó là Hội thảo về triết
lý giáo dục do Học viện Quản lý giáo dục Việt Nam tổ chức ngày 21/9/2007; Hội
thảo về triết lý giáo dục do Viện Khoa học giáo dục Việt Nam tổ chức tại Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh ngày 19/8/2011; Hội thảo về triết lý giáo dục do
Khoa Quốc tế, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 02/12/2011... Đây là vấn đề
mới, phức tạp, còn có nhiều ý kiến khác nhau nhưng cơ bản có mấy nhóm ý kiến
sau (theo "tổng quan" ý kiến của các nhà nghiên cứu, giảng dạy, quản lý giáo dục
đăng tải trong Kỷ yếu hội thảo khoa học Triết lý giáo dục của Học viện Quản lý
giáo dục, Bộ GD&ĐT 9/2007) [50]:
Ý kiến của Thái Duy Tuyên, Đỗ Khánh Tặng, Hoàng Minh Thao cho rằng:
Không gọi là "Triết lý giáo dục" mà gọi là "Triết học giáo dục" hoặc "Lý luận triết
học giáo dục".
Ý kiến của Đặng Quốc Bảo cho rằng: tên gọi là "Triết học giáo dục" xác
định nền giáo dục xây dựng trên quan điểm nào; còn gọi là "Triết lý giáo dục" khi
nền giáo dục này hành động thế nào trong thực tiễn.

16


Ý kiến của Nguyễn Tùng Lâm, Nguyễn Vân Anh, Trần Ngọc Giao, Nguyễn
Xuân Tế, Phạm Khắc Chương, Lưu Xuân Mới cho rằng: chỉ bàn quan điểm chung

về giáo dục, đổi mới tư duy giáo dục không dùng thuật ngữ "Triết lý giáo dục".
Ý kiến của đa số các nhà khoa học như: Phạm Minh Hạc, Đặng Bá Lãm,
Đặng Thị Thanh Huyền, Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Công
Giáp, Trần Kiểm, Trần Quang Nhiếp, Phạm Đỗ Nhật Tiến, Nguyễn Phúc Châu,
Nguyễn Thị Hiền, Nguyễn Thành Vinh, Lương Ngọc Bình, Nguyễn Hồng Hà… đều
tán thành dùng thuật ngữ "Triết lý giáo dục" [46, tr. 41].
Các ý kiến tham luận về triết lý giáo dục đều có những lý giải khác nhau, tuy
nhiên phần lớn đều cho rằng triết lý giáo dục có thể ở các cấp độ khác nhau (một cá
thể, một tập thể, một quốc gia, cho cả hệ thống giáo dục). Nhiều tác giả cho rằng, trước
năm 1945 nước ta đã có triết lý giáo dục nhưng chưa được gọi tên hay nói cách khác là
chưa có hệ thống, triết lý đó được diễn giải một cách tự nhiên, giản dị mà ai cũng biết,
cũng nhớ như: "Không thầy đố mày làm nên"; "Học thầy không tày học bạn"; "Tiên
học lễ, hậu học văn"; "Học đi đôi với hành, Lý luận gắn liền với thực tiễn"; "Một dân
tộc dốt là một dân tộc yếu"… Tất cả những diễn giải đó đều đúng, tuy nhiên để định
nghĩa về triết lý giáo dục đến nay vẫn chưa có một quan niệm thống nhất.
Trên cơ sở nghiên cứu một số các triết lý giáo dục trong lịch sử và những
học giả Việt Nam bàn về triết lý giáo dục từ rất nhiều khía cạnh khác nhau, nhưng
tựu trung lại xoay quanh các vấn đề sau:
Triết lý giáo dục xoay quanh việc xác định mục đích của giáo dục là gì? (đào
tạo ra những con người như thế nào?) như một số tác giả Trần Văn Đoàn, Vũ Minh
Giang, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Ngọc Lanh, Trần Xuân Nhĩ, Trần Hồng Phong,
Dương Trung Quốc, Nguyễn Khánh Trung,...
Triết lý giáo dục xoay quanh việc xác định nội dung của giáo dục là gì?
(dạy gì cho người học?) như một số tác giả Văn Như Cương, Trần Văn Đoàn, Vũ
Minh Giang, Trần Xuân Nhĩ, Trần Hồng Phong, Dương Trung Quốc,...
Triết lý giáo dục xoay quanh việc xác định phương pháp giáo dục như thế
nào? (dạy người học như thế nào?) như một số tác giả Tống Văn Công, Văn Như
Cương, Trần Văn Đoàn, Phạm Minh Hạc, Trần Xuân Nhĩ,...

17



Triết lý giáo dục xoay quanh việc xác định vai trò của Nhà nước trong hệ
thống giáo dục, như một số tác giả Trần Văn Đoàn, Vũ Minh Giang, Nguyễn Ngọc
Lanh, Trần Hồng Phong, Dương Trung Quốc, Nguyễn Khánh Trung... [26, tr. 106].
Tất cả các tác giả đều mong muốn tìm hiểu, làm rõ nội hàm triết lý giáo dục
thời nay nhằm phát triển nền giáo dục của đất nước, góp phần xứng đáng vào công
cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa theo hướng hiện đại và hội nhập quốc tế.
Ba là, triết lý giáo dục thể hiện thông qua các quan điểm, văn kiện, nghị
quyết của Đảng.
Cùng với các công trình nghiên cứu, hội thảo khoa học về giáo dục, triết lý
giáo dục còn có các văn kiện, nghị quyết, tài liệu của Đảng và Nhà nước qua các kỳ
Đại hội. Cụ thể là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 2, khóa VIII (1996); Nghị quyết
Trung ương 6, khóa IX; Nghị quyết Trung ương 8, khóa XI và các chiến lược phát
triển giáo dục giai đoạn 2001 - 2010, 2011 - 2020… Đặc biệt, tại Hội nghị Trung
ương 8, khóa XI, Đảng ta đã thông qua Nghị quyết số 29-NQ/TW về Đổi mới căn bản
và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng XHCN và hội nhập quốc tế thể hiện một bước đột phá mới về GD&ĐT.
Ngoài ra, còn có nhiều các bài báo, tạp chí nghiên cứu về các vấn đề liên
quan đến triết lý giáo dục như: "Triết học giáo dục: một số vấn đề của Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam", Kỷ yếu Hội thảo quốc tế tại Liên bang Nga "Xã hội mở và
phát triển bền vững", (2001) [103] của tác giả Phạm Ngọc Thanh. Bài viết "Triết
học trong việc xây dựng triết lý giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực của Việt
Nam hiện nay", (2010) [113] của tác giả Nguyễn Anh Tuấn đăng trên Kỷ yếu Hội
thảo khoa học của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Nhìn chung, các công trình đã bước đầu, tìm hiểu làm rõ một số quan điểm
về triết lý giáo dục của các nhà khoa học tiêu biểu trong lịch sử phương Đông,
phương Tây và thấy được sự cần thiết, cấp bách của việc hình thành một triết lý
giáo dục phù hợp với điều kiện đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay.
Nhưng cho đến nay, có một số ý kiến về triết lý giáo dục vẫn còn nhiều tranh cãi,

chưa thống nhất. Nghiên cứu triết lý giáo dục là một vấn đề mới và là vấn đề lý luận
khó, vì nó không chỉ trừu tượng, phức tạp mang tầm chiến lược mà là vấn đề của

18


toàn xã hội. Tuy nhiên, để xây dựng và hoàn thiện triết lý giáo dục hiện nay cần
phát huy tối đa vai trò của đội ngũ trí thức, đặc biệt là trí thức ở các trường đại học nguồn lực trí tuệ cao ở nước ta với tư cách vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể xây
dựng, thực thi triết lý giáo dục trong cuộc sống.
1.2. MỘT SỐ CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TRÍ THỨC, VỀ ĐỘI NGŨ
TRÍ THỨC Ở CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA HỌ TRONG XÂY
DỰNG TRIẾT LÝ GIÁO DỤC VIỆT NAM

Đến đầu thế kỷ XX, cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, vai
trò của trí thức ngày càng được khẳng định thông qua những tác phẩm kinh điển của
các nhà lý luận mác-xít, trí thức được đề cập đến như một tầng lớp xã hội đặc biệt.
Từ phương pháp tiếp cận triết học xã hội, trên cơ sở kế thừa, vận dụng chủ nghĩa
Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được vai trò của trí thức trong sự
nghiệp cách mạng. Trong các tác phẩm của Người, trí thức khoa học, chân chính
luôn được coi trọng, Người gọi đó là những "anh hùng vô danh", "những chiến sĩ
trên mặt trận văn hóa"… Người luôn xác định: "Trí thức là vốn liếng quý báu của
dân tộc" [68, tr. 156]. Trong thời kỳ đổi mới đất nước, các công trình nghiên cứu về
trí thức nói chung, trí thức ở các trường đại học ngày càng phong phú.
1.2.1. Một số công trình nghiên cứu về trí thức
Đội ngũ trí thức ở các trường đại học là một bộ phận của đội ngũ trí thức.
Do đó, nghiên cứu đội ngũ trí thức ở các trường đại học cần phải kể đến các công
trình nghiên cứu về trí thức nói chung. Có thể nói, các công trình nghiên cứu về trí
thức rất phong phú, đa dạng với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau, bao gồm cả các
công trình trong nước và quốc tế.
Một số công trình ở nước ngoài nghiên cứu về trí thức

"Tập tiểu luận về trí thức Nga", Nxb Trí thức, tháng 4/2009 do La Thành và
Phạm Nguyên Trung dịch [80]. Đây là công trình tập hợp các bài viết của trí thức,
nhà khoa học Nga trước Cách mạng tháng Mười. Quan điểm của họ rất đa dạng, đôi
khi đối lập nhau nhưng đều trên một tinh thần học thuật độc lập nghiêm túc và với ý
thức trách nhiệm xã hội rất đáng trân trọng. Họ viết về chính họ trong khung cảnh
lịch sử và hoàn cảnh xã hội nước Nga cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Những

19


×