Tải bản đầy đủ (.pdf) (148 trang)

Tổ chức và quản lí công tác lưu trữ trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố biên hoà, tỉnh đồng nai)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.28 MB, 148 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN VŨ THÀNH

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
LƯU TRỮ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP 100% VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI
(Nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai)

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lưu trữ học

Hà Nội-2013

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

TRẦN VŨ THÀNH

TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC
LƯU TRỮ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP 100% VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI


(Nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai)
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lưu trữ học
Mã số: 60 32 24

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Vũ Thị Phụng

Hà Nội-2013

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................9
2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu .....................................................................11
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu .................................................11
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................14
6. Các nguồn tƣ liệu chính đƣợc sử dụng .............................................................15
7. Bố cục của đề tài ...............................................................................................16
PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................17
Chƣơng 1: THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI LIỆU LƢU
TRỮ HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP 100%
VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI (Nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn Thành
phố Biên Hòa – Đồng Nai) ...................................................................................17
1.1. Lịch sử hình thành và vai trò của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai .........................................17
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ
nƣớc ngoài .....................................................................................................17

1.1.2. Vai trò của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong nền kinh
tế của tỉnh Đồng Nai .....................................................................................21
1.2. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ......................................................................................23
1.2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài ..............................................................................................................23
1.2.2. Các mối quan hệ công tác của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
........................................................................................................................27
1.3. Thành phần, nội dung và ý nghĩa của tài liệu lƣu trữ hình thành trong hoạt
động của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài(nghiên cứu các doanh
nghiệp trên địa bàn Tp. Biên Hòa – Đồng Nai) ................................................32
1.3.1. Các loại tài liệu hình thành trong hoạt động của các doanh nghiệp ...32
1.3.2. Ý nghĩa của tài liệu lƣu trữ hình thành trong hoạt động của doanh nghiệp
........................................................................................................................35
Tiểu kết chƣơng 1 .................................................................................................41

5


Chƣơng 2: CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC LƢU TRỮ
TRONG DOANH NGHIỆP 100% VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI (Nghiên cứu các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai) .............................42
2.1. Lý luận chung về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ ..............................42
2.1.1. Một số khái niệm .................................................................................42
2.1.2. Nội dung tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ .....................................42
2.1.3. Sự cần thiết phải tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ 45
2.2. Quy chế pháp lý của Việt Nam và các nƣớc về tổ chức và quản lý công tác
lƣu trữ trong doanh nghiệp ...............................................................................46
2.2.1. Quy chế pháp lý của Việt Nam về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ
trong các doanh nghiệp .................................................................................46

2.2.2. Quy chế pháp lý của các nƣớc về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ
trong các doanh nghiệp .................................................................................49
2.3. Các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn TP. Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai ................52
2.3.1. Tổ chức bộ phận có chức năng tham mƣu và tổ chức thực hiện công tác
lƣu trữ doanh nghiệp .....................................................................................52
2.3.2. Tổ chức tuyển dụng và bố trí nhân sự làm công tác lƣu trữ trong doanh
nghiệp ............................................................................................................53
2.3.3. Ban hành văn bản quy định về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong
các doanh nghiệp ...........................................................................................55
2.3.4. Phổ biến và hƣớng dẫn thực hiện các nghiệp vụ lƣu trữ ....................59
2.3.5. Trang bị cơ sở vật chất cho công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp ......70
2.3.6. Kiểm tra, đánh giá kết quả công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp ........71
2.4. Nhận xét và đánh giá về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong doanh
nghiệp ................................................................................................................72
2.4.1. Hiệu quả của các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai ..............................................................................................72
2.4.2. Ƣu điểm ...............................................................................................73
2.4.3. Nhƣợc điểm .........................................................................................75
2.5. Nguyên nhân dẫn tới hạn chế của hoạt động tổ chức và quản lý công tác lƣu
trữ trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên
Hòa – tỉnh Đồng Nai .........................................................................................76
2.5.1. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp ..............................................77
2.5.2. Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý Nhà nƣớc về công tác lƣu trữ 78
2.5.3. Nguyên nhân xuất phát từ công tác đào tạo cán bộ làm công tác lƣu trữ
doanh nghiệp .................................................................................................79
Tiểu kết chƣơng 2 .................................................................................................80

6



Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TỔ CHỨC VÀ QUẢN
LÝ CÔNG TÁC LƢU TRỮ TRONG DOANH NGHIỆP 100% VỐN ĐẦU TƢ
NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BIÊN HÒA – TỈNH ĐỒNG NAI
...............................................................................................................................83
3.1. Thay đổi nhận thức về giá trị và ý nghĩa của tài liệu của doanh nghiệp ...83
3.1.1. Thay đổi nhận thức của doanh nghiệp về giá trị và ý nghĩa của tài liệu lƣu
trữ ..................................................................................................................83
3.1.2. Thay đổi quan điểm, nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc về
công tác lƣu trữ doanh nghiệp .......................................................................85
3.2. Xây dựng các văn bản pháp luật quản lý công tác lƣu trữ của doanh nghiệp
...........................................................................................................................87
3.2.1. Hoàn chỉnh, sửa đổi, bổ sung văn bản pháp luật hiện hành nhằm quản lý
hợp lý công tác lƣu trữ doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ............87
3.2.2. Xây dựng các văn bản quản lý và hƣớng dẫn nghiệp vụ phù hợp với thực
tiễn công tác lƣu trữ doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ................90
3.3. Hoàn thiện, đổi mới chƣơng trình đào tạo và nâng cao chất lƣợng, trình độ
đội ngũ cán bộ làm công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp ...................93
3.3.1. Hoàn thiện, đổi mới chƣơng trình đào tạo ngành lƣu trữ theo hƣớng đào
tạo chuyên sâu về lƣu trữ doanh nghiệp .......................................................93
3.3.2. Tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên
môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ làm công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh
nghiệp ............................................................................................................95
3.4. Xây dựng hệ thống phòng, kho, Trung tâm lƣu trữ tài liệu doanh nghiệp 96
3.4.1. Tổ chức bộ phận lƣu trữ tài liệu trong các doanh nghiệp ...................96
3.4.2. Tổ chức phòng quản lý tài liệu lƣu trữ doanh nghiệp ở các địa phƣơng 99
3.4.3. Thành lập doanh nghiệp làm dịch vụ lƣu trữ tài liệu doanh nghiệp 100
3.4.4. Xây dựng kho lƣu trữ tài liệu lƣu trữ của doanh nghiệp ...................102
Tiểu kết chƣơng 3 ...........................................................................................104

KẾT LUẬN ............................................................................................................106
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................111
PHỤ LỤC ...............................................................................................................117

7


DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

Viết đầy đủ
Xây dựng – Chuyển giao
Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao
Công nghiệp hóa
Công nghệ thông tin
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Nhà nƣớc
Đầu tƣ nƣớc ngoài
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn
Đầu tƣ nƣớc ngoài
Hiện đại hóa
Khu công nghiệp
Khu chế xuất
Khu kinh tế
Khoa học kỹ thuật
Lƣu trữ Nhà nƣớc
Lƣu trữ Quốc gia
Nguồn viện trợ phát triển chính thức
Xí nghiệp quốc doanh
Xã hội chủ nghĩa
Tài liệu lƣu trữ


Viết tắt
BT
BOT
CNH
CNTT
DN
DNNN
ĐTNN
ĐHKHXH&NV
FĐI
HĐH
KCN
KCX
KKT
KHKT
LTNN
LTQG
ODA
XNQD
XHCN
TLLT

8


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ năm 1986 Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa và thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài. Cũng kể từ đó hàng loạt nhà đầu tƣ đã vào Việt Nam thành lập các doanh

nghiệp sản xuất, kinh doanh. Đặc biệt trong những năm gần đây, khi mà Việt Nam trở
thành thành viên chính thức của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO(11/2006), đã xuất
hiện một “dòng thác” đầu tƣ nƣớc ngoài vào thị trƣờng Việt Nam. Chính vì thế, hàng
loạt khu công nghiệp và khu chế xuất cùng với hàng ngàn doanh nghiệp 100% vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài đƣợc thành lập và đi vào hoạt động. “Tính đến thời điểm 01/01/2009, số
doanh nghiệp FDI thực tế đang hoạt động là 5.625 doanh nghiệp, chỉ chiếm 2,7% tổng
số doanh nghiệp, gấp 5,3 lần số doanh nghiệp năm 2000, bình quân mỗi năm tăng
23,5% số doanh nghiệp. Khu vực này tuy số lƣợng doanh nghiệp ít nhƣng cũng đã thu
hút tới 1,83 triệu lao động, chiếm 22,2% tổng số lao động toàn doanh nghiệp, gấp 4,5
lần năm 2000, bình quân mỗi năm thu hút thêm 20,7% lao động. Năm 2008, mặc dù
vốn đầu tƣ chỉ chiếm 16,9%, doanh thu chỉ chiếm 19,5% so với toàn bộ doanh nghiệp,
nhƣng khu vực FDI lại thể hiện là khu vực đạt hiệu quả kinh doanh cao với lợi nhuận
trƣớc thuế chiếm tới 48,1% và đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc chiếm tới 40,4% so
với toàn bộ doanh nghiệp. So với năm 2000, lợi nhuận của khu vực này gấp 4,9 lần và
đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc gấp 5 lần”[67;tr.9]
“Mặc dù thời gian hoạt động và phát triển không dài so với các nƣớc có nền
kinh tế phát triển, nhƣng trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp đã sản sinh ra
một khối lƣợng lớn văn bản rất đa dạng và phong phú về mặt hình thức cũng nhƣ nội
dung. Hệ thống văn bản này không chỉ phản ánh quá trình hình thành và phát triển,
tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn phản ánh các đƣờng lối,
chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc Việt Nam trong thời gian qua. Hệ thống văn bản
của doanh nghiệp còn là công cụ hữu ích giúp các doanh nghiệp quản lý và điều hành
hoạt động sản xuất, kinh doanh, là yếu tố góp phần đáng kể vào thành công của doanh
nghiệp và có giá trị về nhiều mặt nhằm sử dụng trƣớc mắt và lâu dài phục vụ đời sống
xã hội”[5;tr.131]
Chúng ta có thể khẳng định rằng tài liệu lƣu trữ hình thành trong hoạt động của
doanh nghiệp không những có giá trị to lớn đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của
doanh nghiệp mà nó còn là những bằng chứng có giá trị pháp lý cao, là cơ sở để các cơ
quan Nhà nƣớc có thể thực hiện vai trò quản lý của mình đối với doanh nghiệp. Đặc
biệt, tài liệu lƣu trữ hình thành trong hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ

nƣớc ngoài là một kho kinh nghiệm quý giá để các doanh nghiệp Việt Nam, các nhà
kinh tế, các nhà quản lý có thể học hỏi để thực hiện việc quản lý hoạt động sản xuất,
kinh doanh và hoạt động giao dịch thƣơng mại với các đối tác trên thị trƣờng quốc tế.
Đây cũng là những tài liệu phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của nhiều ngành
công nghiệp ở Việt Nam nhƣ: công nghiệp dệt may, công nghiệp chế tạo ô tô; công

9


nghiệp điện tử và các ngành công nghệ cao,… Đặc biệt hơn, tài liệu lƣu trữ của các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ là cơ sở để chúng ta có thể tiếp nhận các
nhà máy, công nghệ, máy móc,… của các doanh nghiệp này khi họ hết thời hạn thuê
đất, ngƣng hoạt động hoặc giải thể.
Đối với khoa học Lƣu trữ ở Việt Nam, các đặc điểm của tài liệu lƣu trữ và thực
tiễn công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ cung cấp
cho các nhà khoa học, các nhà quản lý,… những cơ sở thực tiễn về các biện pháp tổ
chức và quản lý công tác lƣu trữ mà các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài áp dụng trong doanh
nghiệp ở nƣớc ta. Đồng thời, công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp cũng cho thấy
những đặc điểm khác biệt giữa công tác lƣu trữ doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài so với công tác lƣu trữ của các doanh nghiệp và cơ quan Nhà nƣớc Việt Nam.
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu cho phép các nhà lƣu trữ, các cơ quan quản lý lƣu
trữ có thể xây dựng và hoàn thiện các chính sách quản lý một cách phù hợp với đặc
điểm về hoạt động của công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài ở Việt Nam hiện nay.
Từ những giá trị to lớn của tài liệu lƣu trữ hình thành trong hoạt động của các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nƣớc,
các nhà khoa học một số câu hỏi cần phải đƣợc trả lời nhƣ: hoạt động tổ chức và quản
lý công tác lƣu trữ của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có gì giống và khác
so với hoạt động này trong cơ quan Nhà nƣớc? Các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài có hay
không việc áp dụng các quy định về công tác lƣu trữ của các nƣớc đầu tƣ (Anh, Pháp,

Úc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc,…) vào trong hoạt động tổ chức và quản lý
công tác lƣu trữ của doanh nghiệp ở Việt Nam? Thực tế về tổ chức và quản lý công tác
lƣu trữ ở trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam hiện nay nhƣ
thế nào? Các đặc điểm về hoạt động tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong các
doanh nghiệp này cho thấy những ƣu điểm, nhƣợc điểm và những bài học kinh nghiệm
gì đối với công tác lƣu trữ Việt Nam? Từ thực tế đó, các doanh nghiệp và cơ quan Nhà
nƣớc cần có những giải pháp nhƣ thế nào để nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức và
quản lý công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài?
Để trả lời những câu hỏi trên cần có những công trình nghiên cứu từ tầm vi mô
cho đến tầm vĩ mô. Kết quả những công trình nghiên cứu đó sẽ chỉ ra các cơ sở khoa
học và thực tiễn nhằm xây dựng hệ thống lý luận, hệ thống pháp luật phù hợp với thực
tiễn công tác lƣu trữ của doanh nghiệp nói chung và công tác lƣu trữ của doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ở Việt Nam nói riêng. Đó cũng là mục tiêu mà tác giả đề
tài này hƣớng tới trong quá trình nghiên cứu của mình. Để thực hiện mục tiêu đó, tác
giả bƣớc đầu nghiên cứu và lựa chọn đề tài: “Tổ chức và quản lý công tác lưu trữ
trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (nghiên cứu các doanh nghiệp
trên địa bàn Thành phố Biên Hòa - Đồng Nai)” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.

10


2.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Tác giả thực hiện đề tài này nhằm đạt đƣợc những mục tiêu sau:
Nghiên cứu về thực tiễn các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ đã và
đang áp dụng trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Qua thực tiễn tại
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai, tác giả đề tài nhận xét và đánh giá những ƣu điểm, hạn chế và các nguyên
nhân của công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp

100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai hiện
nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Đề tài đƣợc thực hiện nhằm giải quyết các nhiệm vụ cụ thể nhƣ sau:
- Khái quát chung về lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại tỉnh Đồng Nai.
- Tìm hiểu về thành phần, nội dung các loại văn bản, tài liệu hình thành trong hoạt
động của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và phân tích những ý nghĩa
của khối tài liệu này đối với nền kinh tế - xã hội nói chung và đối với doanh nghiệp nói
riêng.
- Khảo sát các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Đánh giá và nhận xét những hiệu quả, ƣu điểm, hạn chế và phân tích các nguyên
nhân của những hạn chế trong tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ của các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ
trong các doanh nghiệp này.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ
trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa, Tỉnh
Đồng Nai.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do hệ thống văn bản, tài liệu của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài rất khó
tiếp cận cho nên đã có một thời gian khá dài khoa học Lƣu trữ Việt Nam thiếu vắng
những công trình nghiên cứu quy mô lớn. Trong những năm gần đây do yêu cầu cấp

11



thiết của thực tế công tác văn thƣ, lƣu trữ trong các doanh nghiệp, các nhà nghiên cứu
Việt Nam nhận thấy rằng cần phải tiến hành các công trình nghiên cứu về lĩnh vực
này. Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn chƣa diễn ra một cách toàn diện và đồng bộ.
Cụ thể, nghiên cứu về công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp Nhà nƣớc có đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Các giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản của các
doanh nghiệp nhà nước” của nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Học viện Hành chính
Quốc gia do GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm chủ nhiệm đề tài và hoàn thành vào năm
2003. So với các công trình nghiên cứu khác về doanh nghiệp thì đề tài là một công
trình nghiên cứu đƣợc đánh giá cao trong lĩnh vực nghiên cứu về văn thƣ, lƣu trữ của
doanh nghiệp. Đóng góp lớn nhất của đề tài là các tác giả đã đi sâu nghiên cứu về hệ
thống văn bản hình thành trong hoạt động của doanh nghiệp Nhà nƣớc, tìm hiểu thực
trạng về công tác soạn thảo, ban hành và sử dụng văn bản. Đồng thời, nhóm tác giả
cũng phân tích và chỉ ra các hạn chế, bất cập trong công tác này của các doanh nghiệp.
Từ thực trạng đó, đề tài đã chỉ ra một số giải pháp cần phải thực hiện kịp thời nhằm
hoàn thiện hệ thống văn bản của các doanh nghiệp Nhà nƣớc.
Cùng nghiên cứu về công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp và một trong
những ngƣời tiên phong trong hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực này, PGS.TS Vũ Thị
Phụng đã triển khai thực hiện đề tài cấp Đại học Quốc gia“Hệ thống văn bản quản lý
hình thành trong hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp”. Đây cũng là một
công trình cho thấy các hình thức văn bản chủ yếu hình thành trong hoạt động của các
loại hình doanh nghiệp. Đề tài đã khái quát đầy đủ các đặc điểm về thể thức, văn
phong, nội dung và quy trình soạn thảo của các loại văn bản của doanh nghiệp. Đặc
biệt, đề tài đã khảo sát đƣợc các loại văn bản của nhiều loại hình doanh nghiệp trong
đó có cả các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Bên cạnh đó, còn có một số luận văn thạc sỹ của các tác giả, nhà nghiên cứu về
công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp ở Việt Nam nhƣ luận văn thạc sỹ của tác giả
Nguyễn Thị Kim Bình với đề tài:“Tổ chức quản lý công tác lưu trữ của các Tổng công
ty 91” Đề tài này đã phản ánh thực trạng công tác tổ chức quản lý công tác lƣu trữ của
các Tổng công ty 91 đồng thời đƣa ra các giải pháp để hoàn thiện công tác lƣu trữ của

các Tổng công ty này. Luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Văn Báu với đề tài:“Công
tác văn thư, lưu trữ trong doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh giai đoạn 1986 - 2006” cũng đã nghiên cứu về thực trạng công tác văn thƣ, lƣu
trữ tại một số doanh nghiệp Nhà nƣớc trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả
Lã Thị Hồng với đề tài luận văn thạc sỹ: “Xác định giá trị tài liệu hành chính hình
thành trong hoạt động của các tổng công ty 100% vốn Nhà nước” đã đề cập đến công
tác lƣu trữ của các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nƣớc ở Việt Nam. Đề tài đã đóng góp
nhiều trong vấn đề xác định giá trị của các tài liệu hành chính trong các doanh nghiệp
100% vốn Nhà nƣớc mà tác giả đã khảo sát.

12


Trên đây là những công trình đƣợc đánh giá cao của giới khoa học Lƣu trữ Việt
Nam trong những năm qua và đây là minh chứng cho sự quan tâm ngày càng lớn của
giới nghiên cứu đến công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp
Cùng đề cập đến thực tế công tác văn thƣ, lƣu trữ của các doanh nghiệp, trên
Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam trong thời gian qua cũng đã có một số bài viết về
công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp. Các bài viết này đã ít nhiều đề cập đến
công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: Th.S
Nguyễn Thị Kim Bình với một số bài viết: “Một số biện pháp bước đầu nhằm thực
hiện quản lý Nhà nước đối với công tác lưu trữ của các doanh nghiệp” Tạp chí Văn
thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 5/2004; bài viết “Những vấn đề cần xem xét trong quản lý
công tác lưu trữ ở các tập đoàn kinh tế Việt Nam” Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam
số 4/2008 và bài viết: “Vấn đề quản lý tài liệu lưu trữ khi chuyển đổi hình thức sở hữu
doanh nghiệp nhà nước” Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 4/2012; PGS.TS Vũ
Thị Phụng với một số bài viết: “Tài liệu lưu trữ của các doanh nghiệp ở Việt Nam và
những vấn đề khoa học cần nghiên cứu” Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số:
3/2003 và bài viết: “Thu thập tài liệu của các đơn vị sản xuất, kinh doanh vào lưu trữ
- Thực trạng và giải pháp” Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 5/2004; Nguyễn

Trọng Biên với bài viết: “ Suy nghĩ về công tác lưu trữ trong doanh nghiệp trong thời
kỳ đổi mới” Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 3/2000; Th.S Nguyễn Hồng Duy
với bài viết: “Đôi điều suy nghĩ về thể thức xây dựng văn bản của các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh”, Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 8/2008; Lagos Kornmendy
với bài viết: “Tư nhân hóa và Lưu trữ”(bản tiếng Việt), Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt
Nam số 4 năm 2007; Nguyễn Thị Dung- Nguyễn Thị Hiểu với bài viết: “Thực trạng
tài liệu lưu trữ tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và những vấn đề cần giải
quyết” Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam số 8/2008,… Những bài viết trên đã phản
ánh nhiều khía cạnh khác nhau về công tác lƣu trữ của doanh nghiệp nói chung và của
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nói riêng...
Ngoài ra, một số sách về hệ thống luật pháp lƣu trữ của các nƣớc do Cục văn
thƣ và Lƣu trữ Nhà nƣớc và các tác giả thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học văn thƣ,
lƣu trữ dịch ra tiếng Việt cũng phản ánh một vài khía cạnh về tổ chức và quản lý công
tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp nhƣ: “Những nguyên tắc công tác cơ bản của các
viện lưu trữ Nhà nước Liên Bang Nga” do V.P. Kôzlôv chủ biên; cuốn: “Thực tiễn lưu
trữ Pháp tập I và tập II” của Cục Lƣu trữ Pháp và cuốn: “Luật lệ các nước” của Hội
đồng lƣu trữ Quốc tế,…
Cũng đề cập đến các vấn đề liên quan đến công tác lƣu trữ trong các doanh
nghiệp, một số bài viết của nhiều tác giả, nhà nghiên cứu, nhà khoa học trong và ngoài
nƣớc đƣợc đăng tải trong các kỷ yếu của các Hội thảo khoa học ngành Lƣu trữ ở Việt
Nam nhƣ bài viết: “Giá trị của tài liệu hình thành trong hoạt động của các doanh
nghiệp tư nhân và giải pháp về lưu trữ” – Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế: Tổ chức

13


và phát huy giá trị tài liệu lƣu trữ nhân dân, tổ chức tại Trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn(ĐHKHXH&NV) – Đại học Quốc gia Hà Nội, tháng 12/2012 của
Th.S Nguyễn Thị Kim Bình; bài viết: “Một số vấn đề về công tác văn thư, lưu trữ của
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh”- Kỷ yếu hội thảo khoa học Lƣu trữ và Quản trị

văn phòng lần thứ hai, tổ chức tại Trƣờng ĐHKHXH&NV – Đại học Quốc gia Hà
Nội, tháng 11-2001 của TS. Hồ Văn Quýnh, v.v...
Từ những phân tích trên đây cho thấy rằng công tác nghiên cứu về công tác văn
thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện nay đang còn nhiều
vấn đề bị bỏ ngỏ. Thực tế này xuất phát từ các quan điểm về tính sở hữu tài liệu lƣu
trữ của loại hình doanh nghiệp này. Đặc biệt hơn, là hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản hƣớng dẫn nghiệp vụ của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc chỉ dừng lại
xem các doanh nghiệp nói chung là các “tổ chức kinh tế”. Do đó, hầu hết các công
trình này chỉ dừng lại nghiên cứu công tác văn thƣ, lƣu trữ trong doanh nghiệp Nhà
nƣớc (doanh nghiệp do Nhà nƣớc đầu tƣ vốn vì thế tài liệu lƣu trữ của loại hình doanh
nghiệp này thuộc về sở hữu của Nhà nƣớc). Còn đối với công tác văn thƣ, lƣu trữ
trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì hầu nhƣ chƣa có công trình
nghiên cứu khoa học nào phản ánh một cách toàn diện. Tuy nhiên, những công trình
nghiên cứu, các bài viết kể trên cũng nhƣ hệ thống văn bản pháp luật của Nhà nƣớc và
kinh nghiệm các nƣớc về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ sẽ là cơ sở lý luận để tác
giả thực hiện đề tài này.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp luận: Tác giả thực hiện đề tài này trên cơ sở phƣơng pháp luận
duy vật biện chứng, duy vật lịch sử và Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh. Đây là những phƣơng
pháp mang tính chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc
tác giả sử dụng để phân tích, nhìn nhận và đánh giá một cách khách quan về tình hình
thực tiễn của hoạt động tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Trên cơ sở vận dụng phƣơng pháp luận trên, tác giả
nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác lƣu trữ trong các
doanh nghiệp này.
5.2. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
Tác giả sử dụng phƣơng pháp này để thực hiện việc thu thập, tổng hợp và phân
tích hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong
các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Dựa trên các số liệu và các thông tin thu thập
đƣợc trong quá trình khảo sát, tác giả thực hiện việc tổng hợp, phân tích và đƣa ra các

nhận định trong đề tài.
5.3. Phƣơng pháp so sánh, hệ thống
Phƣơng pháp so sánh, hệ thống đƣợc tác giả sử dụng trong việc so sánh, đối
chiếu thực tiễn hoạt động tổ chức và quản lý tài liệu lƣu trữ trong các doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với cơ sở lý luận của lƣu trữ học Việt Nam. Từ kết quả

14


so sánh đó, tác giả hệ thống hóa thành các đặc điểm nổi bật của hoạt động này trong
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
5.4. Phƣơng pháp thu thập thông tin qua phiếu khảo sát và xử lý phiếu khảo
sát
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để phát phiếu khảo sát ý kiến của những
cán bộ, nhân viên đang làm công tác văn phòng (hành chính nhân sự, lễ tân, văn thƣ,
lƣu trữ) trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố
Biên Hòa – Đồng Nai. Trên cơ sở kết quả của phiếu khảo sát, tác giả thực hiện việc xử
lý và lập các bảng số liệu khảo sát.
5.5. Phƣơng pháp phỏng vấn
Phƣơng pháp này đƣợc tác giả sử dụng để tiếp xúc và phỏng vấn đại diện của
một số doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa –
Đồng Nai về các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong chính doanh
nghiệp của họ.
6. Các nguồn tƣ liệu chính đƣợc sử dụng
Thực hiện đề tài này, tác giả thu thập và sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu
nhƣ: Các đề tài nghiên cứu cấp Nhà nƣớc và cấp Đại học Quốc gia về lĩnh vực công
tác văn thƣ, lƣu trữ, văn bản hình thành trong hoạt động của doanh nghiệp của
GS.TSKH Nguyễn Văn Thâm, PGS.TS Vũ Thị Phụng,.. Ví dụ nhƣ đề tài Hệ thống văn
bản quản lý hình thành trong hoạt động của một số loại hình doanh nghiệp (đề tài
nghiên cứu cấp ĐHQG Hà Nội). Nguồn tƣ liệu thứ hai là các đề tài luận văn Thạc sĩ

nghiên cứu về công tác văn thƣ, lƣu trữ trong các doanh nghiệp của Th.S Nguyễn Văn
Báu, Th.S Nguyễn Thị Kim Bình, Th.S Lã Thị Hồng... Ví dụ nhƣ đề tài: Tổ chức quản
lý công tác lưu trữ của các Tổng công ty 91”. Nguồn tƣ liệu thứ ba mà tác giả sử dụng
là các sách chuyên khảo và giáo trình giảng dạy về ngành văn thƣ, lƣu trữ. Ví dụ nhƣ
cuốn Giáo trình Nghiệp vụ Lưu trữ cơ bản (dùng trong các trƣờng THCN) của
PGS.TS Vũ Thị Phụng, Nguyễn Thị Chinh... Nguồn tƣ liệu thứ tƣ tác giả sử dụng là
các bài viết trên Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam và một số báo cáo của các Hội
thảo khoa học trong nƣớc và quốc tế có nội dung liên quan đến công tác văn thƣ, lƣu
trữ doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ bài viết: “Một số biện pháp bước đầu nhằm thực hiện
quản lý Nhà nước đối với công tác lưu trữ của các doanh nghiệp” của Th.S Nguyễn
Thị Kim Bình trên Tạp chí Văn thƣ Lƣu trữ Việt Nam. Nguồn tƣ liệu chính thứ năm là
các sách dịch từ tiếng nƣớc ngoài của Cục văn thƣ và lƣu trữ Nhà nƣớc và các tác giả
thuộc Trung tâm nghiên cứu khoa học Văn thƣ Lƣu trữ thuộc Cục. Ví dụ nhƣ cuốn
“Thực tiễn lưu trữ Pháp tập I và tập II của Cục Lƣu trữ Pháp. Một nguồn tƣ liệu chủ
yếu nữa đƣợc tác giả dùng là các văn bản của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
trên địa bàn Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai quy định về hoạt động tổ chức và quản
lý công tác lƣu trữ trong chính các doanh nghiệp này. Ngoài ra, tác giả còn sử dụng

15


các văn bản pháp luật liên quan đến công tác văn thƣ, lƣu trữ của doanh nghiệp và liên
quan đến hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
7. Bố cục của đề tài
Nội dung của đề tài bao gồm ba chƣơng lớn nhƣ sau:
Chương 1: Thành phần, nội dung và ý nghĩa của tài liệu lưu trữ hình thành
trong hoạt động của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài(nghiên cứu các
doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai). Trong chƣơng này, tác
giả tập trung nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức của các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đồng thời, khái quát về thành phần, nội

dung của các loại tài liệu hình thành trong hoạt động của các doanh nghiệp và ý nghĩa
của nó đối với chính doanh nghiệp và đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam.
Chương 2: Các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lưu trữ trong doanh
nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Biên Hòa - Đồng Nai). Trong chƣơng này, tác giả tập trung nghiên cứu về
các biện pháp tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ của các doanh nghiệp 100% vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa - Đồng Nai. Trên cơ sở đó, tác giả
nhận xét, đánh giá về các hiệu quả, ƣu điểm, hạn chế và phân tích các nguyên nhân
dẫn tới các hạn chế về tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong các doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài hiện nay.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức và quản lý công tác lưu
trữ trong doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn Thành phố Biên
Hòa - Đồng Nai. Trong chƣơng này, tác giả nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức và quản lý công tác lƣu trữ trong các doanh
nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai.

16


PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: THÀNH PHẦN, NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CỦA TÀI LIỆU LƢU
TRỮ HÌNH THÀNH TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
100% VỐN ĐẦU TƢ NƢỚC NGOÀI (Nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn
Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai)
1.1. Lịch sử hình thành và vai trò của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài trong nền kinh tế - xã hội của tỉnh Đồng Nai
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các doanh nghiệp 100% vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài
1.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành công nghiệp tại Đồng Nai
a) Giai đoạn 1870 – 1986

Đồng Nai là một địa phƣơng có bề dày lịch sử trong phát triển ngành công
nghiệp và nhận đƣợc sự đầu tƣ của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài từ rất sớm. Theo Địa chí
Đồng Nai- tập 4 thì ngay từ năm 1870, đông Kresser lập một Xƣởng đƣờng ở Biên
Hòa, là chi nhánh Công ty lọc đƣờng Hồng Kông. Sau đó “năm 1880, nhà tƣ bản
Lancelot mở Nhà máy đƣờng Lạc An (tổng Chánh Mỹ Hạ). Năm 1897, nhà tƣ sản
Blondel đƣợc chính quyền tỉnh Biên Hòa cho phép khai thác gỗ ở một số khu vực
thuộc Trảng Bom, Xuân Lộc để chế biến gỗ tròn thành gỗ xây dựng, đã mở một trại
cƣa thủ công ở làng Tân Mai. Trƣớc năm 1900, một nhà tƣ sản Pháp là Pelleau xây
dựng một xƣởng sản xuất sơn và vécni chỉ hoạt động một thời gian thì ngƣng”[69;
tr.104]. Nhƣ vậy, ngay từ thế kỉ 19, đã có nhiều nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đầu tƣ vào tỉnh
Đồng Nai để xây dựng các nhà máy sản xuất, kinh doanh.
Thế kỉ 20, Đồng Nai tiếp tục nhận đƣợc ngày càng nhiều sự đầu tƣ của các chủ
sở hữu doanh nghiệp nƣớc ngoài. “Năm 1907, Công ty kỹ nghệ và lâm nghiệp Biên
Hòa đƣợc thành lập và xây dựng Hãng cƣa Tân Mai (BIF) trang bị máy móc hiện đại
thời bấy giờ - đó là nhà máy công nghiệp cỡ lớn đầu tiên đƣợc xây dựng ở Biên Hòa.
Từ năm 1920 đến năm 1930, các nhà tƣ sản Pháp xây dựng ba xí nghiệp sơ chế mủ cao
su cỡ nhỏ tại các đồn điền cao su An Lộc, Hàng Gòn, Cẩm Mỹ.
Năm 1958, Toà hành chính Long Khánh xây dựng cơ sở phát điện diesel Xuân
Lộc với công suất 8,0MW để phục vụ cho khu vực tỉnh lỵ Long Khánh. Cuối thập niên
50 của thế kỷ XX, công nghiệp ở tỉnh Biên Hòa bắt đầu khởi động qua việc xây dựng
Nhà máy giấy Đồng Nai COGIDO ở ấp An Hảo, xã Tam Hiệp và nhà máy giấy Tân
Mai COGIVINA, cạnh Nhà máy cƣa Tân Mai”[69;tr.105]. Với vị trí địa lý thuận lợi và
những tiềm lực về các nguồn tài nguyên, Đồng Nai nhƣ một địa chỉ lý tƣởng để các
nhà đầu tƣ nƣớc ngoài lựa chọn trong quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh của
mình. Do vậy, “tháng 6 - 1961 chính quyền Sài Gòn lập ra Ủy ban nghiên cứu thuộc
Trung tâm khuếch trƣơng kỹ nghệ SONADEZI (Société nationale pour le
développement des zônes industrielles) thuộc Bộ kinh tế. Đến 21 - 5 - 1963 ra sắc lệnh
số 49/KT về việc thành lập Khu kỹ nghệ Biên Hòa...

17



Năm 1974, công nghiệp của hai tỉnh Biên Hòa và Long Khánh phát triển
nhiều lần so với trƣớc năm 1954. Lần đầu tiên một khu kỹ nghệ nhiều ngành có quy
mô lớn nhất miền Nam ra đời, các máy móc thiết bị hiện đại sản xuất nhiều mặt hàng
đáp ứng phần nào nhu cầu xã hội, bảo đảm cung ứng một phần hậu cần cho quân đội
Sài Gòn, mỗi năm có thể tiết kiệm khoảng 18 triệu đôla Mỹ, nhƣng quan trọng hơn nó
giúp thay đổi cơ cấu kinh tế trong tỉnh và giải quyết công ăn việc làm cho dân chúng...
Nhìn chung công nghiệp Đồng Nai trƣớc ngày giải phóng 30 - 4 - 1975 đã
phát triển, nhƣng phần lớn các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ (từ 50 - 100 công
nhân) và tập trung chủ yếu tại Biên Hòa (72 trong 86 nhà máy, xí nghiệp của toàn tỉnh
tập trung ở Biên Hòa). Máy móc thiết bị thuộc nhiều nƣớc: Mỹ, Nhật, Tây Đức, Đài
Loan... đã lắp đặt từ hàng chục năm về trƣớc. Nguyên liệu, vật tƣ, phụ tùng và kỹ thuật
đều phụ thuộc vào nƣớc ngoài...
Đầu năm 1976 Trung ƣơng tiến hành phân cấp quản lý công nghiệp cho các bộ
và địa phƣơng, trong đó Trung ƣơng quản lý 40 nhà máy... Địa phƣơng quản lý 46 nhà
máy, xí nghiệp... Đồng thời trong năm 1976, tỉnh cũng thành lập Ty Công nghiệp
Đồng Nai (sau đổi thành Sở Công nghiệp Đồng Nai hoạt động cho đến ngày nay) để
quản lý Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Từ năm 1975 -1986, tình hình kinh tế tỉnh Đồng Nai nói chung và công nghiệp
nói riêng trải qua hai thời kỳ có tính bƣớc ngoặt quan trọng, đó là thời kỳ 1976 - 1985:
Quản lý công nghiệp nói riêng và quản lý kinh tế nói chung thời kỳ này áp dụng cơ
chế tập trung, quan liêu, bao cấp. Đến 31 - 12 - 1980 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai đã
khôi phục và đi vào hoạt động ổn định 39 xí nghiệp quốc doanh (XNQD) do Trung
ƣơng quản lý; 46 XNQD cũ do địa phƣơng quản lý. Đồng thời tỉnh còn xây dựng mới
đƣợc 29 XNQD...; vận động thành lập 60 hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp với 4.624
lao động; 376 tổ hợp sản xuất và 4.051 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp với 4.862
lao động...[69;tr.104-109].
Có thể khẳng định rằng Đồng Nai nói chung và Thành phố Biên Hòa nói riêng
đã đƣợc các nhà đầu tƣ cũng nhƣ chính quyền Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ phát triển

công nghiệp từ rất sớm. Nhờ vậy, ở Đồng Nai đã hình thành những điều kiện về cơ sở
vật chất cần thiết cũng nhƣ xây dựng tƣơng đối hoàn chỉnh về hệ thống giao thông
cũng nhƣ các điều kiện khác cho ngành công nghiệp phát triển về sau. Lịch sử phát
triển của ngành công nghiệp ở Đồng Nai cũng là minh chứng cho thấy ở đây là một địa
chỉ có nhiều tiềm năng và là địa chỉ lý tƣởng để thu hút đầu tƣ.
b) Giai đoạn 1986 – nay
Từ năm 1986 đến nay, lịch sử công nghiệp đã chứng kiến sự đầu tƣ mạnh mẽ
của các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc ngoài vào tỉnh Đồng Nai. Sự phát triển mạnh
mẽ của ngành công nghiệp cũng đã phản ánh chính xác các chính sách và đƣờng lối
đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngành công nghiệp. “Nghị quyết của Đại hội
tỉnh Đảng bộ Đồng Nai lần thứ IV xác định nhiệm vụ của địa phƣơng: chuyển đổi từ

18


cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, xoá bỏ bao cấp, tiến hành rà soát, sắp xếp
lại các cơ sở sản xuất, mở rộng quyền tự chủ sản xuất kinh doanh và hạch toán kinh tế
đầy đủ cho các doanh nghiệp... Kết quả thực hiện trong thời kỳ này về giá trị tổng sản
lƣợng công nghiệp trên địa bàn (tính theo giá cố định 1989): năm 1985 đạt 325.794
triệu đồng...Ngành công nghiệp Đồng Nai hiện nay cung cấp cho xã hội và xuất khẩu
nhiều sản phẩm hàng hóa với nhiều chủng loại”[69;tr.109].
“Với vị thế "thiên thời địa lợi nhân hòa”, Đồng Nai trở thành địa danh hấp dẫn
đối với các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và trong nƣớc. Tính đến cuối tháng 11 năm 1997,
trên địa bàn tỉnh Đồng Nai có 222 dự án đầu tƣ của nƣớc ngoài đƣợc cấp giấy phép với
số vốn đầu tƣ là 4.120 triệu USD, trong đó đầu tƣ vào ngành công nghiệp có 208 dự án
với số vốn đầu tƣ là 3.907 triệu USD, chiếm 94,8% tổng số vốn đầu tƣ. Hình thức đầu
tƣ là: liên doanh, 100% vốn nƣớc ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đã có 22 nƣớc
đầu tƣ ở Đồng Nai gồm: Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia,
Singapore, Pháp, Anh, Nga, Thụy Sĩ, Trung Quốc, Ukraina, Canada, Mỹ, Bỉ, Đức,
Nhật, Hà Lan, Úc, Indonesia, Na Uy, Newzealand. “Tính đến nay, tại 31 KCN Đồng

Nai đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tƣ với tổng số 885 dự án có vố n
đầ u tƣ nƣớc ngoài với t ổng vốn đầu tƣ 14.862,37 triệu USD”[40]. Những ngành công
nghiệp chủ yếu ở Đồng Nai hiện nay (xem phụ lục 2)
Lịch sử phát triển ngành công nghiệp ở tỉnh Đồng Nai đã cho thấy đây là một
địa chỉ có đủ các điều kiện lý tƣởng để phát triển về công nghiệp. Thực tế, Đồng Nai
hiện nay đang đƣợc coi là trung tâm công nghiệp lớn của cả nƣớc. Với những điều
kiện thuận lợi sẵn có, Đồng Nai đã và đang đƣợc các nhà đầu tƣ trong nƣớc và nƣớc
ngoài đầu tƣ ngày càng mạnh mẽ để xây dựng các nhà máy sản xuất, kinh doanh.
1.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển các Khu công nghiệp trên địa bàn
Thành phố Biên Hòa – Đồng Nai
Thành phố Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai đƣợc coi là trung tâm công nghiệp
quan trọng của tỉnh và của cả nƣớc. Hiện nay trên địa bàn Thành phố đã hình thành 5
khu công nghiệp(KCN), khu chế xuất(KCX) và một số cụm công nghiệp với gần 1000
doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó có nhiều doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài lớn đã đầu tƣ xây dựng các nhà máy sản xuất, kinh doanh tại đây.
“Khu công nghiệp Biên Hòa 1 hình thành trên cơ sở Khu kỹ nghệ Biên Hòa cũ
(1963) nhƣng diện tích quy hoạch hẹp hơn (382/511 ha). Hiện nay Khu công nghiệp
Biên Hòa 1 có tất cả 62 cơ sở sản xuất công nghiệp đang hoạt động với số lao động là
21.237 ngƣời, trong đó có 36 nhà máy, xí nghiệp quốc doanh do trung ƣơng quản lý
với 15.890 lao động; 8 nhà máy, xí nghiệp quốc doanh do địa phƣơng quản lý với
3.079 lao động; 7 doanh nghiệp tƣ nhân với 193 lao động; 11 doanh nghiệp có vốn đầu
tƣ nƣớc ngoài với tổng số vốn đầu tƣ là 89.833 ngàn USD và 2.075 lao động. Ngoài
các cơ sở trên còn có 3 cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với số vốn là 41.877 ngàn USD
đang trong giai đoạn xây dựng”[69;tr.126].

19


Khu công nghiệp Biên Hòa 2 thành lập theo quyết định số 742/TTg ngày 14 11 - 1995 của Thủ tƣớng Chính phủ có diện tích 400 ha. Quản lý xây dựng và kinh
doanh dịch vụ hạ tầng kỹ thuật KCN Biên Hòa 2 do Công ty SONADEZI.

“Tính đến 30 - 09 - 1997, Khu công nghiệp Biên Hòa 2 đã có 93 dự án đầu tƣ
đƣợc cấp giấy phép với số vốn đăng ký là 1.015 triệu USD, diện tích cấp cho các dự án
đầu tƣ là 210 ha và số lao động sử dụng là: 22.993 ngƣời. Trong đó: có 83 dự án có
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, (12 dự án liên doanh, 71 dự án 100% vốn nƣớc ngoài); với số
vốn đăng ký là 967 triệu USD; 10 dự án vốn đầu tƣ trong nƣớc (6 dự án quốc doanh và
4 dự án doanh nghiệp tƣ nhân) với số vốn đầu tƣ theo đăng ký là 33 triệu USD. 52 dự
án đã đi vào sản xuất với số vốn 678 triệu USD (45 dự án vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (5 dự
án liên doanh, 40 dự án 100% vốn nƣớc ngoài) có vốn đầu tƣ đăng ký là 672 triệu
USD; 7 dự án vốn đầu tƣ trong nƣớc với vốn đầu tƣ đăng ký là 26 triệu USD). Số lao
động của 52 dự án là 22.852 ngƣời”[69; tr.127]. Đến nay, số doanh nghiệp thuộc Khu
công nghiệp Biên Hòa 2 đã tăng lên 127 doanh nghiệp trong đó chiếm phần lớn là
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Khu công nghiệp Loteco thành lập theo quyết định số 613/TTg ngày 6 - 9 1996 của Thủ tƣớng Chính phủ có diện tích 100 ha. Đến năm 1998 khu công nghiệp
này đƣợc Chính phủ chuyển thành Khu chế xuất Loteco. Quản lý xây dựng và kinh
doanh dịch vụ hạ tầng Khu công nghiệp Loteco do một công ty liên doanh giữa Công
ty Thái sơn (Bộ Quốc phòng) với Công ty Sojitz Nhật Bản. Hiện nay Công ty liên
doanh Loteco Long Bình đã đi vào hoạt động với số vốn đầu tƣ là 41 triệu USD, vốn
đầu tƣ thực hiện 12,5 triệu USD.
Tính đến nay Khu công nghiệp Loteco đã thu hút đƣợc 53 doanh nghiệp trong
đó có 52 doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đang sản xuất, kinh doanh.
Khu công nghiệp Amata thành lập theo quyết định số 278/TTg ngày 5 - 5 1995 của Thủ tƣớng Chính phủ có diện tích 160 ha. Quản lý, xây dựng và kinh doanh
dịch vụ hạ tầng Khu công nghiệp Amata do Công ty TNHH Amata (Việt Nam) (liên
doanh giữa Cty Sonadezi và Cty Amata Corp.Public - Thái Lan). “Tính đến ngày 30 09 - 1997 Khu công nghiệp AMATA có 6 dự án đƣợc cấp giấy phép đầu tƣ với số vốn
là 210 triệu USD”[69;tr.127]. Đến nay, Khu công nghiệp Amata đã thu hút sự đầu tƣ
của 100 dự án đầu tƣ từ nƣớc ngoài và trong đó 100% doanh nghiệp đang hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp này đều ở hình thức doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
Khu công nghiệp Tam Phƣớc đƣợc thành lập theo quyết định số 3756/QĐCTUB ngày 06 tháng 10 năm 2003. “Hiện tại Khu công nghiệp Tam Phƣớc đã có 58 nhà
đầu tƣ thuộc các quốc gia nhƣ: Việt Nam, Mỹ, Pháp, Đài Loan, Hàn Quốc và Malaisya
đã đầu tƣ vào Khu công nghiệp với các lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nhƣ: chế biến

gỗ, cơ khí, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thực phẩm,…”[37;tr.7].

20


Từ lịch sử phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Biên Hòa,
Tỉnh Đồng Nai cho thấy, ở đây đã sớm hình thành các khu công nghiệp. Có thể nói
Thành phố Biên Hòa là một trong những trung tâm công nghiệp lớn nhất ở nƣớc ta
hiện nay. Đặc biệt, ở đây đã thu hút hàng ngàn nhà đầu tƣ 39 quốc gia trên thế giới. Sự
lựa chọn của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cũng với lịch sử hình thành lâu đời của các
doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài ở các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố Biên
Hòa đã cho thấy Thành phố Biên Hòa là địa chỉ lý tƣởng để đầu tƣ và phát triển ngành
công nghiệp của tỉnh Đồng Nai và của cả nƣớc.
1.1.2. Vai trò của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài trong nền
kinh tế của tỉnh Đồng Nai
Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài là hình thức doanh nghiệp đƣợc thành lập
tại nƣớc sở tại, có tƣ cách pháp nhân riêng theo luật của nƣớc sở tại với 100% vốn của
đối tác nƣớc ngoài. “Doanh nghiệp 100% vốn nƣớc ngoài do phía nƣớc ngoài toàn
quyền quản lý, điều hành doanh nghiệp, tự do tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh
trong phạm vi pháp luật nƣớc chủ nhà quy định...”[63;tr.8] Tuy nhiên, các doanh
nghiệp FĐI có vai trò ngày càng lớn đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung
và đối với tỉnh Đồng Nai nói riêng. Vai trò đó của các doanh nghiệp FĐI thể hiện ở
những khía cạnh nhƣ sau:
1.1.2.1. FDI bổ sung vốn cho nền kinh tế của tỉnh Đồng Nai
Tỷ lệ tích luỹ vốn ở nƣớc ta nói chung và tại tỉnh Đồng Nai nói riêng còn ở mức
thấp, là một trở ngại lớn cho phát triển nền kinh tế xã hội. Với mục tiêu "xây dựng nền
kinh tế độc lập tự chủ, đƣa nƣớc ta trở thành một nƣớc công nghiệp, ƣu tiên phát triển
lực lƣợng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với định hƣớng
XHCN...Trong khi đó liên doanh với nƣớc ngoài, việc bỏ vốn đầu tƣ của các doanh
nghiệp trong nƣớc có thể giảm đƣợc rủi ro về tài chính. Bên cạnh đó, FDI vào Việt

Nam sẽ tạo ra các tác động tích cực đối với việc huy động các nguồn vốn khác nhƣ
ODA(Official Development Assistance), NGO(non-governmental organization).
“Đối với Đồng Nai, doanh nghiệp FDI đóng góp đáng kể vào thu ngân sách
Nhà nƣớc của tỉnh. Các doanh nghiệp FDI đóng góp cho ngân sách Nhà nƣớc ngày
càng tăng, năm sau cao hơn năm trƣớc từ 7% đến 30%. Đến năm 2010 đạt trên 350
triệu USD (tƣơng đƣơng khoảng 6.626 ngàn tỷ đồng) chiếm trên 36% tổng thu ngân
sách của tỉnh, và năm 2011 đạt 473 triệu USD, chiếm đến 41% thu ngân sách của
tỉnh.”[41;tr.8 ]. Đây là một trong những tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ƣơng đã tiếp
nhận một nguồn vốn đầu tƣ nƣớc ngoài vào nền kinh tế lớn nhất trong cả nƣớc trong
nhiều năm qua.
1.1.2.2. FDI cung cấp công nghệ mới cho sự phát triển
Có thể nói công nghệ là yếu tố quyết định tốc độ tăng trƣởng và sự phát triển
của mọi quốc gia. Đối với các nƣớc đang phát triển thì vai trò này càng đƣợc khẳng
định rõ. Bởi vậy, tăng cƣờng khả năng công nghệ luôn là một trong những mục tiêu ƣu

21


tiên phát triển hàng đầu của mọi quốc gia. Tuy nhiên, để thực hiện mục tiêu này đòi
hỏi không chỉ cần nhiều vốn mà còn phải có một trình độ phát triển nhất định của khoa
học - kỹ thuật.
Mục tiêu của Việt Nam phấn đầu đến năm 2020 sẽ trở thành một nƣớc công
nghiệp theo hƣớng hiện đại. Tuy nhiên, khoảng cách về phát triển khoa học và công
nghệ giữa nƣớc ta với các nƣớc phát triển là tƣơng đối lớn. Vì thế thu hút đầu tƣ nƣớc
ngoài sẽ giúp cho Việt Nam thu hẹp dần khoảng cách về trình độ khoa học và công
nghệ. Đối với tỉnh Đồng Nai, khi thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đã giúp cho nền công
nghiệp của tỉnh đổi mới và ngƣời lao động có thể tiếp cận với công nghệ hiện đại,
phong cách làm việc khoa học và chuyên nghiệp.
1.1.2.3. FDI giúp phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm
Đối với quá trình phát triển kinh tế, nguồn nhân lực là nhân tố quan trọng quyết

định sự tăng trƣởng. Thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài sẽ tạo nhiều việc làm cho lao động ở
Việt Nam. Hơn nữa, các hoạt động cung ứng dịch vụ cho hoạt động sản xuất của các
doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng tạo ra nhiều việc làm cho lao động. “FDI
cũng có tác động tích cực trong phát triển nguồn nhân lực của nƣớc chủ nhà thông qua
các dự án đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục đào tạo. Các cá nhân làm việc cho các doanh
nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có cơ hội học hỏi, nâng cao trình độ bản thân khi tiếp
cận với công nghệ và kỹ năng quản lý tiên tiến...Những cải thiện về nguồn nhân lực ở
các nƣớc tiếp nhận đầu tƣ còn có thể đạt hiệu quả lớn hơn khi những ngƣời làm việc
trong các doanh nghiệp FDI chuyển sang làm việc cho các doanh nghiệp trong nƣớc
hoặc tự mình thành lập doanh nghiệp mới”[63; tr.11].
Đối với tỉnh Đồng Nai, Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã thu hút một
số lƣợng lớn lao động và có tác động mạnh mẽ đối với quá trình chuyển dịch lao động
của tỉnh Đồng Nai trong nhiều năm qua. Đến nay,“các doanh nghiệp FDI đã giải quyết
việc làm cho khoảng 378.700 ngƣời (chiếm 92% trong tổng số lao động), trong đó trên
50% lao động ngoại tỉnh, giúp Đồng Nai giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,58% tính
đến cuối năm 2011.” [40;tr.9 ]
1.1.2.4. FDI giúp mở rộng thị trƣờng và thúc đẩy xuất khẩu
Đối với Việt Nam hiện nay, xuất khẩu là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng
trƣởng. Nhờ có hoạt động xuất khẩu mà các yêu tố sản xuất của Việt Nam đƣợc khai
thác hiệu quả hơn trong quá trình phân công lao động quốc tế. Thông qua thu hút đầu
tƣ nƣớc ngoài cho phép nƣớc ta có thể tiếp cận nhanh chóng hơn với thị trƣờng quốc
tế.
Doanh nghiệp FDI giúp cho tỉnh Đồng Nai nói riêng, Việt Nam nói chung mở
rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế, nâng cao vị thế của đất nƣớc trên trƣờng quốc
tế. Cho đến nay ở tỉnh này đã có các nhà đầu tƣ của 39 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tƣ
xây dựng các nhà máy sản xuất, kinh doanh. “Một số thƣơng hiệu lớn đã chọn Đồng
Nai là nơi đầu tƣ lý tƣởng nhƣ: Netsle’, Amata, Fujitsu, Novatis, Formosa, Shell,

22



Phillips, Ajinomoto… Những doanh nghiệp này đã góp phần nâng cao uy tín của Việt
Nam trong suốt hơn 20 năm qua. Doanh nghiệp FDI đóng góp quan trọng vào kim
ngạch xuất nhập khẩu tỉnh Đồng Nai. Năm 2011, kim ngạch xuất nhập khẩu của các
doanh nghiệp FDI trong KCN đạt 6,8 tỷ USD, chiếm 70% kim ngạch xuất nhập khẩu
cả tỉnh”[41;tr.12]
1.1.2.5. FDI thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một trong những yếu tố đảm bảo cho Việt Nam
có thể hội nhập tốt với nền kinh tế của khu vực và thế giới. Đặc biệt, trong giai đoạn
hiện nay, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng một nền kinh tế hàng hóa sẽ giúp
cho Việt Nam ngày càng đƣợc nâng cao vị thế của mình trên trƣờng quốc tế. “Đối với
Việt Nam, vốn FDI đóng vai trò nhƣ lực khởi động, nhƣ một trong những điều kiện
đảm bảo cho sự phát triển của công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Một số dự án FDI góp
phần làm vực dậy một số doanh nghiệp Việt Nam đang trong điều kiện khó khăn, sản
xuất đình đốn nguy cơ phá sản”[63; tr.12].
Đối với Đồng Nai, các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài là nguồn bổ
sung vốn quan trọng cho đầu tƣ và phát triển. “Từ một nền kinh tế với nông nghiệp là
chủ đạo (chiếm trên 50% GDP), qua từng năm, cùng với tốc độ thu hút vốn FDI vào
các KCN, tiếp thu những thành tựu khoa học kỹ thuật mới thông qua các dự án có vốn
FDI, Đồng Nai đã từng bƣớc giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, nâng cao tỷ trọng công
nghiệp và xây dựng.”[41;tr.13] Nhƣ vậy, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài cũng góp phần
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của Đồng Nai theo hƣớng công nghiệp hóa.
1.2. Khái quát chung về cơ cấu tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài
1.2.1. Cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài
Theo quy định của Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam số 01/1996/QH9, ngày
12/11/1996 (sau đây gọi tắt là Luật đầu tƣ nƣớc ngoài), để thực hiện các mục tiêu
trong sản xuất kinh doanh ở Việt Nam các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đã thành lập các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với loại hình chủ yếu là công ty trách

nhiệm hữu hạn một thành viên hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở
lên. Đồng thời các nhà đầu tƣ cũng xây dựng bộ máy điều hành và quản lý công ty dựa
trên mô hình của công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật doanh nghiệp số
60/2005/QH11, ngày 29 tháng 11 năm 2005 (sau đây gọi tắt là luật doanh nghiệp).
Theo nội dung của Điều lệ thành lập doanh nghiệp thì cơ cấu tổ chức của doanh
nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quy định chi tiết nhƣ sau:
1.2.1.1. Chủ sở hữu công ty
Chủ sở hữu công ty (có thể gọi là Nhà đầu tƣ đối với công ty TNHH một thành
viên hoặc các Nhà đầu tƣ đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên). Theo quy
định tại văn bản điều lệ thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì Chủ

23


sở hữu có các quyền và nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật Việt Nam và quy
định tại Điều lệ thành lập của doanh nghiệp. Chủ sở hữu có thẩm quyền quyết định cao
nhất đối với mọi hoạt động của của công ty nhƣ: Quyết định nội dung Điều lệ công ty,
sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; “Quyết định chiến lƣợc phát triển và kế hoạch kinh
doanh hàng năm của công ty; Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức các chức danh quản lý công ty; Quyết định các dự án đầu tƣ có
giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản đƣợc ghi trong báo cáo tài chính gần
nhất của Công ty, v.v...” [28;tr.4-5]. Trong đó, hầu hết các nội dung của văn bản này
đều quy định nghĩa vụ thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật Việt Nam của Chủ
sở hữu doanh nghiệp đối với việc thành lập, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các
doanh nghiệp mình tại Việt Nam. (Quyền và nghĩa vụ cụ thể của Chủ sở hữu doanh
nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xem phụ lục văn bản)
1.2.1.2. Chủ tịch công ty
Chức danh chủ tịch công ty là một loại chức danh quản lý chỉ có trong các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Đặc biệt chức danh quản lý này chủ yếu
đƣợc hình thành trong cơ cấu tổ chức của các doanh nghiệp do các nhà đầu tƣ thuộc

các nƣớc nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan,…Trong các doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, đảm nhận chức danh Chủ tịch công ty thông thƣờng là
các chuyên gia, các nhà kinh doanh thuộc các nƣớc đầu tƣ. Chủ tịch công ty có thể
đƣợc cử từ công ty mẹ (ở nƣớc ngoài) hoặc các chuyên gia do Nhà đầu tƣ thuê để điều
hành và quản lý hoạt động của công ty ở Việt Nam. Theo quy định tại các văn bản
Điều lệ của các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thì Chủ tịch công ty có các
quyền và nghĩa vụ nhƣ:“Chủ tịch nhân danh Chủ sở hữu công ty tổ chức thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của Chủ sở hữu công ty; có quyền nhân danh công ty thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của công ty; chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật và Chủ sở hữu công
ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao theo quy định của Luật Doanh
nghiệp và pháp luật có liên quan...Chủ tịch công ty tự mình ra quyết định về các vấn
đề thuộc thẩm quyền của mình theo quy định của pháp luật có liên quan, Điều lệ và tự
chịu trách nhiệm về các quyết định này”[33; tr.12-13]. Ngoài ra, Chủ tịch công ty cũng
có những quyền hạn khác theo quy định của Pháp luật Việt Nam có liên quan và quy
định của Điều lệ thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (quyền hạn và
nghĩa vụ cụ thể của Chủ tịch công ty xem phụ lục văn bản).
1.2.1.3. Tổng Giám đốc (một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ gọi là Giám đốc)
Trong cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Tổng
Giám đốc thƣờng đƣợc Chủ sở hữu và Chủ tịch công ty tuyển dụng từ những nhà quản
trị của Việt Nam. Theo các quy định trong Điều lệ thành lập các doanh nghiệp 100%
vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, Tổng giám đốc có những quyền và nghĩa vụ nhƣ “Chủ tịch
công ty bổ nhiệm hoặc thuê Tổng giám đốc với nhiệm kỳ không quá 5 năm để điều
hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm

24


trƣớc pháp luật và Chủ tịch công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của
mình; Tổ chức thực hiện các quyết định của Chủ tịch công ty; Quyết định các vấn đề
liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty,...”[32; tr.13-14]. Bên cạnh

đó, Điều lệ của các doanh nghiệp cũng quy định thẩm quyền tuyển dụng lao động của
Tổng Giám đốc trừ các chức danh quản lý do Chủ tịch công ty và Chủ sở hữu tuyển
dụng. Nhƣ vậy, Điều lệ thành lập của hầu hết các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài đều quy định về quyền và nghĩa vụ của Tổng Giám đốc tuân theo các quy định
của Pháp luật Việt Nam hiện hành (quyền hạn và nghĩa vụ cụ thể của Tổng Giám đốc
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xem phụ lục văn bản)
1.2.1.4. Ban kiểm soát
Ban kiểm soát đƣợc Chủ sở hữu công ty thành lập có số lƣợng từ 1 đến 3 thành
viên nhằm thực hiện việc kiểm soát tài chính và các vấn đề khác liên quan đến hoạt
động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tại Việt Nam. Ban kiểm soát thƣờng đƣợc
bổ nhiệm hoặc thuê từ các nhà quản trị, luật sƣ, kế toán – kiểm toán,… Theo quy định
của Điều lệ các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Ban kiểm soát có những
quyền và nghĩa vụ nhƣ “kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch
công ty và Tổng giám đốc trong tổ chức thực hiện các quyền Chủ sở hữu, trong quản
lý điều hành công việc kinh doanh của công ty; Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo
tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trƣớc khi
trình Chủ sở hữu Công ty hoặc cơ quan Nhà nƣớc có liên quan; trình Chủ sở hữu công
ty báo cáo thẩm định; Kiến nghị Chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung cơ
cấu tổ chức quản lý và điều hành công việc kinh doanh của công ty, v.v...[28;tr.15-16].
Ngoài ra, Ban kiểm soát các công ty còn có những quyền và nghĩa vụ cụ thể khác theo
quy định của pháp luật Việt Nam và quy định của Điều lệ thành lập các doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (quyền và nghĩa vụ cụ thể của Ban kiểm soát trong các
doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài xem phụ lục văn bản)
1.2.1.5. Các Phó Tổng Giám đốc(một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ gọi là
Phó Giám đốc), Kế toán trƣởng
Theo kết quả khảo sát của tác giả đề tài, hầu hết các văn bản Điều lệ thành lập
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài không đề cập đến quyền và nghĩa vụ
của các chức danh quản lý từ Phó Tổng giám đốc và các chức danh quản lý thấp hơn.
Dựa trên cơ sở khảo sát, chúng tôi trình bày khái quát về quyền và nghĩa vụ của các
chức danh quản lý kể trên nhƣ sau:

A) Phó Tổng giám đốc
Phó Tổng giám đốc trong các doanh nghệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc
các Nhà đầu tƣ/Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm từ các chuyên gia nƣớc ngoài hoặc thuê
các nhà quản lý Việt Nam có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm quản lý. Đây là
những ngƣời có chức năng tham mƣu cho Tổng Giám đốc về các lĩnh vực chuyên môn
mà họ đƣợc phân công quản lý. Đồng thời, Phó Tổng giám đốc cũng chịu trách nhiệm

25


trƣớc Tổng Giám đốc và pháp luật về các hoạt động quản lý của mình trong doanh
nghiệp. Thông thƣờng trong các doạnh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài Phó Tổng
giám đốc đƣợc bổ nhiệm từ 1 đến 3 ngƣời phụ trách về các lĩnh vực nhƣ: sản xuất, tài
chính, nhân sự,...Một số doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ bổ nhiệm 2 đến 3 Phó Tổng
giám đốc để quản lý chung các lĩnh vực, đồng thời bổ nhiệm tiếp theo các Giám đốc
phụ trách các lĩnh vực chuyên môn sâu nhƣ: Giám đốc nhân sự, Giám đốc tài chính,
Giám đốc marketting,...
B) Kế toán trƣởng
Kế toán trƣởng trong các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng
đƣợc thuê và bổ nhiệm từ những cán bộ kế toán có kinh nghiệm và có chuyên môn sâu
về kế toán, tài chính và kiểm toán. Kế toán trƣởng trong các doanh nghiệp 100% vốn
đầu tƣ nƣớc ngoài là ngƣời giúp cho Tổng Giám đốc chỉ đạo toàn bộ công tác thống
kê, thông tin kinh tế, hoạch toán kế toán của công ty. Kiểm tra việc chấp hành mọi chế
độ quản lý tài chính kế toán trong công ty. Phân công và chỉ đạo trực tiếp các nhân
viên kế toán về các nghiệp vụ kế toán. Chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc và pháp
luật về tính trung thực, chính xác của các báo cáo tài chính của công ty do Kế toán
trƣởng ký tham mƣu. Ở một số doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn thì chức danh
Kế toán trƣởng còn đƣợc gọi là Giám đốc tài chính.
1.2.1.6. Bộ máy giúp việc và các phòng, ban, bộ phận
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Thùy, Vũ Minh Nguyệt với đề

tài Thu hút FDI tại Đồng Nai đến năm 2015, các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài chủ yếu thành lập các phòng, ban, bộ phận giúp việc nhƣ sau:
A) Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ giúp Giám Đốc tổ chức chỉ đạo công
tác kế toán và thống kê, đồng thời kiểm tra, kiểm soát công tác tài chính của công ty;
Có trách nhiệm quản lý vốn, quỹ, tài sản, bảo quản và sử dụng vốn của công ty có hiệu
quả; Lập báo cáo quyết toán hàng quý, hàng năm lên cơ quan cấp trên, cơ quan thuế và
các đối tƣợng khác.
B) Phòng nhân sự: Sắp xếp và điều động nhân sự phục vụ hoạt động kinh
doanh, tổ chức quản lý các định mức lao động, định mức lƣơng và các khoản khác của
cán bộ công nhân viên; Sắp xếp nơi ăn, ở, sinh hoạt, trang bị phục vụ cho nhà ăn, tổ
chức phong trào thi đua, đại hội công nhân viên; Căn cứ vào bảng chấm công và các
tài liệu liên quan tiến hành tính lƣơng cho các phân xƣởng, cho nhân viên quản lý cùng
các khoản thu nhập cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty; Tham mƣu giáp
việc cho ban Giám đốc thực hiện đúng các chế độ, chính sách theo luật lao dộng;
C) Phòng kinh doanh: Tham mƣu giúp việc cho Giám đốc về công tác tổ chức
kinh doanh, tổ chức tiếp thị để tiêu thụ hàng hóa; Chọn thị trƣờng dể bán hàng, quan
hệ giao dịch với khách hàng, đề xuất các hợp đồng kinh tế, tổ chức thực hiện hợp đồng
và thanh lý hợp đồng; Phối hợp nghiên cứu, tổ chức quảng cáo hàng hóa của công ty
trên tinh thần tiết kiệm và đạt hiệu quả cao; Cung cấp đủ các loại phƣơng tiện, công

26


cụ, dụng cụ để đảm bảo cho quá trình kinh doanh đƣợc diễn ra liên tục, bốc dở và nhận
chuyển hàng cho khách.
D) Phòng KCS (kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, nguyên vật liệu): Chịu trách
nhiệm kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, nguyên vật liệu. Có trách nhiệm nghiêm chỉnh
thực hiện quy định pháp luật Nhà nƣớc, quyết định và chỉ thị cơ quan cấp trên về kiểm
tra chất lƣợng hàng hóa, nguyên vật liệu.
E) Bộ phận bảo quản nguyên vật liệu hàng hóa: Có trách nhiệm xử lý hàng hóa,

nguyên vật liệu.
F) Đội xe vận tải và bốc xếp: Có nhiệm vụ bốc xếp,vận chuyển hàng
hóa,nguyên vật liệu cho khách hàng”[64;tr.25 -26].
Đối với mỗi doanh nghiệp khác nhau, tùy thuộc vào quy mô sản xuất và các
nhiệm vụ cụ thể mà cơ cấu tổ chức có thể có những điểm khác nhau. Một số doanh
nghiệp thành lập phòng Hành chính – Nhân sự (tức là gộp lĩnh vực hành chính và lĩnh
vực nhân sự vào một phòng). Một số doanh nghiệp khác lại giao lĩnh vực quản lý hành
chính cho Xƣởng quản lý nhƣ trƣờng hợp công ty TNHH Mabuchi Motor. (xem phụ
lục sơ đồ cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài).
1.2.2. Các mối quan hệ công tác của doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc
ngoài
Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài khi thành lập tại Việt Nam đều
phải tuân thủ các qui định của pháp luật về đầu tƣ để đƣợc cấp phép và đƣợc phép
thành lập, thuê đất, xây dựng nhà máy tại các địa phƣơng trên lãnh thổ Việt Nam.
Đồng thời, trong quá trình hoạt động sản xuất của mình các doanh nghiệp này phải
thực hiện nghĩa vụ về thuế và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Hơn nữa,
các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài cũng phải xây dựng và giữ gìn các mối
quan hệ công tác với các nhà đầu tƣ (hay còn gọi là các công ty đa quốc gia, các công
ty mẹ ở nƣớc ngoài) và mối quan hệ công tác với các đối tác. So với các doanh nghiệp
trong nƣớc thì doanh nghiệp100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có mối quan hệ công tác
phức tạp hơn. Vì thế, với năng lực quản lý yếu, kém thì các cơ quan quản lý Nhà nƣớc
cũng nhƣ các cấp chính quyền địa phƣơng sẽ khó có thể kiểm soát và thực hiện hiệu
quả công tác quản lý của mình đối với các doanh nghiệp này. Từ đó sẽ làm xuất hiện
nhiều vấn đề hạn chế trong công tác quản lý của các cơ quan Nhà nƣớc đối với các
doanh nghiệp này và làm xuất hiện các hiện tƣợng tiêu cực của các doanh nghiệp
100% vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣ: hiện tƣợng “chuyển giá” để trốn thuế, hiện tƣợng vi
phạm các quy định về bảo vệ môi trƣờng, v.v...
Theo tác giả Phạm Thị Hải Yến trong đề tài luận văn thạc sĩ: “Hoàn thiện quản
lý Nhà nƣớc đối với doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Phú Thọ thì
muốn quản lý các doanh nghiệp FDI hiệu quả cần hiểu rõ bản chất, cách thức hoạt

động của chúng. Nhất là cần phải hiểu rõ về mục tiêu hoạt động sản xuất, kinh doanh
của các doanh nghiệp này. Mục tiêu chính của các doanh nghiệp là tối đa hóa lợi

27


×