Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Tư tưởng hồ chí minh về giáo dục và vận dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (745.68 KB, 109 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ TUYẾT THANH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ
VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học

Hà Nội – 2010


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

HOÀNG THỊ TUYẾT THANH

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀ
VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP
Ở NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Mạnh Tường

Hà Nội – 2010



MỤC LỤC
MỤC LỤC ......................................................................................................... 1
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 3
Chương 1: Khái quát tư tưỞng HỒ Chí Minh về giáo dục............................... 8
1.1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục .................... 8
1.1.1. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc ............................. 8
1.1.2. Kế thừa truyền thống giáo dục của phương Tây, phương Đông- đặc biệt
là Nho giáo ...................................................................................................... 11
1.1.3. Một số quan điểm giáo dục cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin.......... 15
1.2. Khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục .......................... 21
1.2.1. Chiến lược giáo dục đào tạo của Hồ Chí Minh ..................................... 21
1.2.2. Từ tư tưởng “Diệt giặc dốt” đến “Ai cũng được học hành và học suốt
đời” .................................................................................................................. 29
Chương 2: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC VÀO
XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP Ở NƯỚC TA ........................................... 47
2.1. Tính tất yếu của việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn
hiện nay ........................................................................................................... 47
2.1.1. Khái niệm “Xã hội học tập” .................................................................. 47
2.1.2. Yêu cầu khách quan của việc xây dựng xã hội học tập trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước ....................................................................................... 51
2.2. Xây dựng xã hội học tập ở nước ta trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục. ..................................................................................................... 54
2.2.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng xã hội học tập ....... 54
2.2.2. Thực trạng xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam.................................. 59
2.2.3. Một số tiêu chí cơ bản xây dựng xã hội học tập ở nước ta ................... 66
2.3. Một số giải pháp nhằm xây dựng xã hội học tập ở nước ta ..................... 77
2.3.1. Xây dựng động cơ học tập đúng đắn để hình thành ý thức tự học, học
thường xuyên, học suốt đời trong nhân dân .................................................... 78
2.3.2. Cần thiết thực hiện ngay việc xã hội hóa giáo dục trong nhân dân ...... 82

2.3.3. Đầu tư, hoàn thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho giáo dục – giáo
dục cho mọi người và giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân. ........ 88
2.3.4. Xây dựng, hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân tạo điều kiện
cho mọi người có thể học tập .......................................................................... 95
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 101

1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời
gian vừa qua đã đạt được những thành tựu quan trọng. Nền kinh tế đã có
những bước phát triển mới cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; đời
sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng cao, văn hoá
xã hội không ngừng tiến bộ. Song, trên thực tế nước nhà vẫn chưa thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu. Trước thực trạng như vậy, Đảng ta chủ trương: Cùng với
khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao
dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X xác định: Chuyển mô hình
giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập với hệ
thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành
học. Trên cơ sở đó, Chính phủ đã phê chuẩn đề án xây dựng xã hội học tập
giai đoạn 2005 - 2010.
Tư tưởng về xây dựng xã hội học tập được bắt nguồn từ Tư tưởng Hồ
Chí Minh. Vào tháng 1 năm 1946 khi trả lời phỏng vấn báo chí Hồ Chí Minh
đã từng nói lên khát vọng cao cả là: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn
tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta hoàn toàn tự do,
đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [67, 161]. Người

xót xa vì qua bao nhiêu năm dân ta phải sống trong ách thống trị ngoại bang
với chính sách ngu dân, với một nền giáo dục nhồi sọ và giả dối, vì thế tư
tưởng gắn độc lập dân tộc với xóa bỏ dốt nát là một trong những tư tưởng lớn
của Người về giáo dục. Theo Hồ Chí Minh, “Một dân tộc dốt là một dân tộc
yếu” [67, 8]. Mà, muốn không dốt, không yếu, không hèn thì phải ra sức học
tập, ai cũng phải học tập, cả xã hội học tập để từng bước chiếm lĩnh đỉnh cao

3


tri thức nhân loại. Trước kia đã vậy, ngày nay càng phải như vậy. Trong thời
khắc khó khăn của đất nước thù trong giặc ngoài, đói kém, nhưng Hồ Chí
Minh đã xác định thứ giặc nguy hiểm hiện tại là “giặc dốt”. Chính vì vậy,
Người đã phát động phong trào Bình dân học vụ để diệt giặc dốt đồng thời
với diệt giặc đói và giặc ngoại xâm, nhờ đó mà trình độ dân trí trong dân tộc
được nâng cao, nguồn nhân lực của đất nước được dồi dào, tạo cơ sở để phát
triển nguyên khí quốc gia. Mà, nguyên khí quốc gia mạnh chứng tỏ đất nước
hưng thịnh.
Để giáo dục – đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, và để khẳng định
vị thế của đất nước trong quá trình hội nhập, mỗi người chúng ta cần phải ra
sức học tập và xây dựng xã hội học tập, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời kỳ
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Chỉ có xây dựng thành công một xã
hội học tập thực sự thì mới thực hiện được Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ X, và chuẩn bị cho dân tộc vững vàng bước vào nền kinh tế tri
thức ở Thế kỷ thứ XXI.
Với những lý do trên, tác giả luận văn đã chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục và vận dụng vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay” cho Luận văn thạc sỹ khoa học chuyên ngành triết
học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục vào xây dựng xã hội học
tập đang là vấn đề rất được quan tâm của giới nghiên cứu bởi tính lý luận và
thực tiễn của nó, nhất là trong quá trình CNH - HĐH ở nước ta hiện nay. Có
thể chia những nghiên cứu này theo hai mảng vấn đề chủ yếu sau đây:
Mảng vấn đề nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Hồ Chí Minh: Có các
công trình nghiên cứu tiêu biểu như: “Hồ Chí Minh nhà tư tưởng lỗi lạc” [96];
4


“Hồ Chí Minh về giáo dục” [50]; “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục – đào
tạo” [5]; “Tìm hiểu tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục thanh niên” [90]; “Tư
tưởng Hồ Chí Minh về xã hội học tập” [102].
- Mảng vấn đề nghiên cứu về xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong
giai đoan hiện nay, có các công trình tiêu biểu như: “Mô hình giáo dục mở mô
hình xã hội học tập” [42]; “Tiến tới một xã hội học tập ở Việt Nam” [80];
“Xây dựng một xã hội học tập – yêu cầu tất yếu của công cuộc công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước” [25]; “Phát triển giáo dục – phát triển con người
phục vụ phát triển kinh tế – xã hội” [30]
Trong các công trình khoa học trên, các tác giả đã làm rõ nhiều vấn đề lý
luận chung của tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục và xây dựng xã hội
học tập ở nước ta. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có
hệ thống sự vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng một xã hội học ở
nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đây là hướng nghiên cứu chính mà luận văn
muốn đi sâu nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
+ Mục đích: Trình bày một cách hệ thống và khái quát nội dung cơ bản
của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và sự vận dụng những nội dung đó vào
xây dựng một xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
+ Nhiệm vụ:
- Khái quát những cơ sở hình thành và nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ

Chí Minh về giáo dục;
- Phân tích tính tất yếu của việc xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay; Nghiên cứu khái quát việc xây dựng xã hội học tập ở nước
ta trên cơ sở của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục; Từ đó, đề xuất một số

5


giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả của việc xây dựng một xã hội học
tập trong giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng của luận văn: Vận dụng nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí
Minh về giáo dục vào xây dựng xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Luận văn nghiên cứu một cách khái
quát nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, để vận dụng vào
xây dựng xã hội học tập ở nước ta, và khả năng hiện thực hóa những quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam vào xây dựng một xã hội học tập ở giai
đoạn hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài là: Lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và những quan điểm cơ bản của Đảng Cộng sản Việt
Nam về giáo dục. Đồng thời, luận văn kế thừa có chọn lọc các công trình
nghiên cứu có liên quan.
Để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ trên, tác giả vận dụng tổng hợp
phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch
sử và những phương pháp: lôgíc – lịch sử, phân tích và tổng hợp, quan điểm
lịch sử cụ thể và quan điểm thực tiễn trong việc đặt và giải quyết những vấn
đề liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn

Trình bày một cách có hệ thống và khái quát nội dung cơ bản của Tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, và chỉ ra việc vận dụng những tư tưởng đó

6


vào xây dựng thành công một xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Nêu ra một số giải pháp mang tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả
việc xây dựng một xã hội học tập ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn sắp xếp và nghiên cứu một cách có hệ thống tư tưởng của Hồ
Chí Minh về giáo dục. Vì thế, có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các giáo
viên giảng dạy những chuyên đề có liên quan trong hệ thống các môn lý luận
chính trị.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho những người làm luận
văn thạc sỹ, nghiên cứu sinh và sinh viên các trường Đại học, Cao Đẳng trong
cả nước hiện nay.
8. Kết cấu của luận văn
Phù hợp với mục đích, nhiệm vụ và lôgíc nghiên cứu, luận văn gồm: Lời
mở đầu, 2 chương, 5 tiết, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.

7


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ GIÁO DỤC
1.1. Những cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
1.1.1. Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của dân tộc
Việt Nam là một đất nước ngàn năm văn hiến. Dân tộc Việt Nam vốn có

truyền thống hiếu học lâu đời. Trong suốt mấy ngàn năm dựng nước và giữ
nước, qua mọi giai đoạn thăng trầm của lịch sử, học tập luôn là một lĩnh vực
được coi trọng và đề cao.
Trong văn học dân gian có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về truyền thống
tốt đẹp này: “Nửa bụng chữ hơn một hũ vàng”; “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”;
“không thầy đố mày làm nên”; “Muốn sang thì bắc cầu kiều, muốn con hay
chữ thì yêu lấy thầy”. Mục tiêu của giáo dục truyền thống là học để làm người
và để trở thành tài “kinh bang tế thế”. Phương châm của giáo dục truyền
thống là “Tiên học lễ, hậu học văn”. “Lễ” là đạo đức làm người và xử thế.
Học để làm người, để trở thành người có đạo đức, biết đạo xử thế ở đời, biết
cách cư xử trong gia đình cũng như với xã hội. Hai yêu cầu đức – tài gắn bó
với nhau, trong đó đức là cái gốc. Học vấn là tài sản vô giá, học không phải
để “bình thiên hạ” mà học để làm người, rồi sau đó là giúp đời, giúp nước.
Việc học tập truyền thống là theo tinh thần “cần khổ học” tức là học tập phải
cần mẫn chăm chỉ, khổ công học tập, rèn luyện. Trong việc học, người xưa
cũng nhấn mạnh yếu tố tự học là chính, như: “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi
phải học”. Tinh thần đó đòi hỏi người học phải tự giác, chủ động và có chí.
Nội dung học tập đã được người xưa quan niệm: “Học ăn, học nói, học gói,
học mở”. Việc học không chỉ gói gọn là học trong nhà trường mà còn phải
học ở gia đình, ở ngoài xã hội, và không chỉ học văn hóa mà còn phải học
những kỹ năng khác trong cuộc sống.
8


Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi thời đại, mục tiêu và phương châm giáo
dục là khác nhau. Song, dù ở giai đoạn nào thì ông cha ta cũng đều coi giáo
dục là yếu tố hình thành nên nhân cách con người, là điều kiện quan trọng
không thể thiếu để giúp non sông xã tắc ổn định, phồn vinh. Ngay từ thế kỷ
XI, nền giáo dục Việt Nam đã được chú trọng. Năm 1076, thời nhà Lý, đã xây
dựng trường đại học đầu tiên là trường Quốc Tử Giám. Bia Văn Miếu (Hà

Nội) còn ghi: Học thức là tài sản lớn nhất của quốc gia, những người có đức,
có tài là nhân tố duy trì quốc gia. Thiếu học vấn, thiếu nhân tài đất nước
không thể tự lực, tự cường.
Thế kỷ XIII, thời nhà Trần việc giáo dục thi cử được chính quy hóa.
Quốc hóa viện (Quốc Tử Giám – thời Lý) được củng cố, mở rộng. Việc học
phát triển đến các Lộ, Phủ, Châu. Cùng với trường của nhà nước đã có trường
tư do các bậc khoa bảng và danh nho lập ra, như: trường của Chu Văn An thời
Trần; trường của Nguyễn Bỉnh Khiêm thời Mạc, trường của Lê Quý Đôn thời
Lê cũng là những trường nổi tiếng cả nước.
Mấy ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc là nguồn lực
cơ bản để lập nước, bảo vệ bờ cõi và phát triển đất nước chính là con người
Việt Nam với những bản sắc riêng của mình. Các triều Lý, Trần, Hậu Lê,
Quang Trung phát triển là nhờ có chính sách trọng hiền đãi sĩ, có chiếu cầu
hiền, biết dùng người, trân trọng mọi tài năng. Nhờ vậy, ở thời Trần đã đào
tạo nên và sử dụng được các nhân tài như Phạm Ngũ Lão, Yết Kiêu và biết
bao người tài khác xuất thân từ nhân dân lao động. Năm 1426, khi cho quân
vây thành Đông Quan, Lê Lợi đã cho mở khoa thi, tuyển được 32 hiền tài,
trong đó có Đào Công Soạn, một nhà ngoại giao xuất sắc thời Lê Lợi. Từ
Nam quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ đến Bình Ngô đại cáo và Tuyên ngôn độc lập
là cả một sản phẩm của các trí tuệ lớn Việt Nam, là kết quả của một dân tộc
trọng tài năng, hiếu học.
9


Cùng với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc, truyền
thống gia đình, quê hương đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành và phát
triển tư tưởng của Hồ Chí Minh về giáo dục. Người được sinh ra và lớn lên
trong gia đình có truyền thống hiếu học. Ông ngoại Hoàng Đường là một nhà
giáo có uy tín, giàu tình thương yêu. Thân phụ Người, cụ phó bảng Nguyễn
Sinh Sắc cũng là người có chí học tập cần cù, nhưng không ra làm quan cầu

danh lợi mà coi việc học để giúp đời. Trước khi vào học trường thực dân,
Người đã học với thân phụ, sau đó học với các thầy giáo yêu nước và chịu
ảnh hưởng sâu sắc phong cách, đức độ của người cha và của những người
thầy khác. Ngay từ khi còn nhỏ, Hồ Chí Minh là một thiếu niên thông minh,
ham học, có ý chí và nghị lực vượt qua mọi khó khăn, gian khổ để học tập và
kiên trì học tập suốt đời.
Với sự nỗ lực và dầy công học tập, Hồ Chí Minh đã vươn tới một trình
độ uyên thâm văn hóa Đông Tây kim cổ, đóng góp về nhiều mặt trong các
lĩnh vực của đời sống. Chính vì vậy, Unesco đã ghi nhận: Sự đóng góp quan
trọng về nhiều mặt của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong các lĩnh vực văn hóa,
giáo dục và nghệ thuật, là kết tinh của truyền thống văn hóa hàng nghìn năm
của nhân dân Việt Nam và những tư tưởng của Người là hiện thân của những
khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc dân tộc của mình và
tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau.
Ngoài truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo mà chúng ta đã nói ở trên,
thì một nhân tố khác không thể không nói đến chính là ảnh hưởng của truyền
thống giáo dục nho học đối với Hồ Chí Minh ngay từ khi còn nhỏ và theo suốt
quá trình hoạt động cách mạng của Người.

10


1.1.2. Kế thừa truyền thống giáo dục của phương Tây, phương Đôngđặc biệt là Nho giáo
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhiều năm tiếp thu văn hoá Âu Mỹ, văn hoá
Nga xô viết và cũng rất thành đạt. Người viết văn, làm báo bằng tiếng Pháp
và tiếng Nga, coi nhà văn vĩ đại Lep Tolstoi là thầy và bắt chước ông viết một
số truyện ngắn. Có thể nói rằng, nền văn hóa Âu Mỹ đã có ảnh hưởng lớn đến
tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, mà cụ thể là tư tưởng dân chủ và phong
cách làm việc dân chủ của những nền giáo dục ấy. Mặc dù vậy, chữ Hán và
truyền thống giáo dục Nho học vẫn là những nét vẽ đầu tiên in đậm trên tâm

hồn tuổi trẻ của Hồ Chí Minh.
Xuất thân từ gia đình nhà Nho, Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng sâu đậm
của nền giáo dục nho học từ người cha. Cụ Nguyễn Sinh Sắc đỗ phó bảng
trong kỳ thi Hội năm 1901. Đương thời, người đỗ đạt có thể làm quan cai trị
cả một vùng, nhưng giàu lòng nhân ái, cụ từ quan đi làm thuốc chữa bệnh cho
dân nghèo và dạy chữ nho. Lớn lên Hồ Chí Minh được cha cho học ở trường
Quốc học ở cố đô Huế và khi trưởng thành thì dạy học ở trường Hán học Dục
Thanh ở Phan Thiết. Cả hai ngôi trường này đều chịu ảnh hưởng sâu sắc tư
tưởng giáo dục của nho giáo.
Trong tất cả các nhà tư tưởng của trường phái Nho giáo có thể nói
Khổng tử là người ảnh hưởng rất lớn đến Hồ Chí Minh. Khổng Tử (551- 479
tr.CN) tên là Khâu, tự là Trọng Ni, người nước Lỗ, sinh ra trong một gia đình
quý tộc nhưng đã xa sút. Khi nói đến Khổng Tử, Hồ Chí Minh đã có nhận xét:
Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Kế thừa tư tưởng Tu thân của Khổng Tử, Hồ Chí Minh cho rằng con
người cần phải được dạy dỗ và tu thân để trở thành người tốt hơn. Nói về vấn
đề “tính người thiện hay ác?” Khổng Tử không trực tiếp bàn đến nó mà thiên
11


về xem xét nguồn gốc của tính người và nguyên nhân của sự khác biệt về tính
người. Khổng Tử quan niệm, tính người là một phần do thiên phú, một phần
do ảnh hưởng của xã hội tạo nên. Khi nói về vấn đề này, các triết gia, như
Mạnh Tử, Tuân Tử, Vương Sung,v.v., cũng có những quan điểm khác nhau
nhưng bổ sung cho nhau và nhất trí ở một điểm: coi trọng giáo dục, tự tu thân
và hướng con người xa cái ác gần cái thiện.
Tiếp nối mạch nước ngầm của tư tưởng trên, Hồ Chí Minh cho rằng con
người khi sinh ra đều có tính người nhưng tính người ấy, với tư cách là bản
chất xã hội của con người, không phải do trời phú mà phần nhiều do giáo dục
tạo nên:

“Ngủ thì ai cũng như lương thiện
Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ, hiền;
Hiền, dữ phải đâu là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên” [66, 383].
Hồ Chí Minh rất chú trọng đến việc dạy và học cũng là một phần kế thừa
tư tưởng của Khổng Tử. Khổng Tử quan niệm: Với người học, trong học tập
thì phải: học không biết chán, người học phải tạo được hứng thú cho mình.
Đồng thời, người học phải học cả người dưới mình, phải học tất cả các tầng
lớp người trong xã hội, ai cũng có điều hay điều dở, vậy ta hãy học điều hay
của họ. Với người dạy, ông quan niệm: dạy không biết mệt, để đạt được điều
đó đòi hỏi người dạy phải thật tâm huyết với nghề.
Về quan hệ giữa học đạo đức và văn hóa, Khổng Tử chỉ rõ: học trò phải
có hiếu với cha mẹ, ra phải kính nể các anh, nói năng phải thận trọng thành
thực, yêu thương mọi người và gần gũi người có lòng nhân. Sau khi thực hành
đầy đủ các điều kiện nói trên thì dành sức lực để học văn hóa. Kế thừa tư

12


tưởng trên, khi đề cập đến hai yếu tố tài và đức, Hồ Chí Minh cho rằng hai
yếu tố trên rất quan trọng, Người cũng nhấn mạnh phải lấy cái đức làm gốc.
Quan điểm này thể hiện rõ sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong quan
điểm của Người.
Quan niệm về người quân tử, theo Khổng Tử phải là người có đủ: Nhân,
Lễ, Nghĩa, Trí, Tín, trong đó đức Nhân là quan trọng nhất. Còn đối với Hồ
Chí Minh, hình mẫu của người quân tử thời nay phải có đạo đức cách mạng.
Đạo đức cách mạng bao gồm: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm. Cũng giống như
Khổng Tử, chữ Nhân cũng được Người đưa lên vị trí đầu tiên trong đạo đức
cách mạng.
Về phương pháp học, Khổng Tử coi trọng việc tự học, tự tìm tòi, suy

nghĩ, đào sâu của người học. Ông nói: “Không tức giận vì muốn biết, thì
không gợi mở cho, không bực vì không rõ được thì không bày vẽ cho. Vật có
bốn góc, bảo cho biết một góc mà không suy ra ba góc kia thì không dạy nữa”
(Luận ngữ) [47, 20]. Bên cạnh đó, Khổng Tử cũng chú trọng đến việc học đi
đôi với hành, người học phải: Nghe - Nghĩ - Làm. Ông nói: Học mà thực
hành theo điều mình học há chẳng vui sao. Học điều xưa để áp dụng cho thời
nay, đó là người khéo vận dụng tri thức. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ hệ tư
tưởng Nho giáo, đặc biệt từ tấm gương của người cha, trong quá trình hoạt
động cách mạng, Hồ Chí Minh cũng trở thành tấm gương tự học, tự rèn luyện.
Về phương pháp học tập, trong mối quan hệ giữa học với hành Người quan
niệm: Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ thực tế, phải có thí nghiệm và thực
hành. Học và hành phải kết hợp với nhau.
Việc học không phân biệt đẳng cấp ở Luận ngữ, thiên 15: Vệ linh công
Khổng Tử chủ trương: Hữu giáo vô loại, có nghĩa việc giáo dục không phân
biệt đẳng cấp. Ngoài ra, ông chủ trương giáo dục phải từng bước, từ gia đình

13


là mái trường đầu tiên của con người rồi mới phân ra các cấp học cơ sở. Điều
này rất phù hợp với xã hội ngày nay và những nội dung trên, cũng được Hồ
Chí Minh đề cập đến rất rõ trong những tư tưởng của mình về giáo dục, như
quan điểm: ai cũng được học hành, kết hợp giáo dục nhà trường – gia đình –
xã hội.
Bên cạnh sự ảnh hưởng tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, thì quan điểm
của Mặc Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử, Quản Trọng cũng có những ảnh hưởng nhất
định đối với Hồ Chí Minh. Như khi nói về phương pháp giảng dạy Mặc Tử
chú trọng sự kết hợp giữa học và hành, ông cho là “hành” cần thiết hơn học.
Ông nói: “Kẻ sĩ tuy có học, mà hành là gốc vậy” [47, 25]. Quan điểm giáo
dục của Mặc Tử kết hợp giữa học và hành vẫn luôn có giá trị với mọi thời đại.

Còn Mạnh Tử lại nhấn mạnh có 5 cách dạy người, chú trọng đến cái tài cái
đức, và phương pháp là tự trau dồi: “Có cách như trời mưa xuống mà hóa đi,
có cách làm cho thành cái đức, có cách làm cho đạt được cái tài, có cách trả
lời cho câu hỏi, có cách học riêng mà tự trau dồi” [47, 26]. Ngoài ra, ông chủ
trương hướng dẫn cho học trò, nhưng bắt học trò phải tự cố gắng học lấy. Ông
ví người dạy học như một người dạy bắn cung: “Người quân tử dạy kéo thẳng
dây nhưng không tự tay bắn”[47, 26]. Việc bắn là phải tự người học bắn lấy.
Học trò khi học phải suy nghĩ và có óc phê phán, chứ không theo sách một
cách mù quáng “Tin cả ở sách không bằng không có sách” [47, 26].
Tuân Tử thì nhấn mạnh việc học tập phải kiên trì lâu ngày sẽ thành công:
“Không góp từng nửa bước không thể đi đến nghìn dặm, không góp những
ngòi nhỏ không thành được sông lớn biển cả. Thành công là ở chỗ làm luôn
luôn mà không bỏ” [47, 28]. Ngoài các nhà tư tưởng trên thì cũng không thể
không nói đến tư tưởng “trồng người” của Quản Trọng, một danh nhân Trung
Quốc thời Xuân Thu. Hồ Chí Minh đã mượn câu nói của Quản Trọng để chỉ
ra tầm quan trọng của việc giáo dục - đào tạo con người “Vì lợi ích mười năm
14


thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [71, 222]. Luận
điểm trên đã trở thành nội dung cơ bản xuyên suốt chiến lược “Trồng người”
của Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước ta. Những quan điểm trên là một
trong những nhân tố, những điều kiện hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
về giáo dục.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã tiếp cận với chủ
nghĩa Mác – Lênin. Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin là
những cơ sở quan trọng để xây dựng một nền giáo dục hiện đại cho dân tộc,
theo đường lối của giai cấp công nhân, phục vụ quyền lợi chủ yếu cho công
nông. Từ đây, tư tưởng giáo dục Hồ Chí Minh đã trở thành đường lối giáo dục
của Đảng Cộng sản Việt Nam và chỉ đạo trong suốt quá trình cách mạng Việt

Nam.
1.1.3. Một số quan điểm giáo dục cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin
1.1.3.1. Về vai trò của giáo dục
Đề cập đến vai trò của giáo dục trong “Những chỉ thị cho các đại biểu của
hội đồng trung ương lâm thời về một số vấn đề” năm 1866, C.Mác đã khẳng
định: “Dù sao thì những người công nhân tiên tiến nhất cũng hoàn toàn nhận
thức được rằng tương lai của giai cấp họ, và do đó, của cả loài người, hoàn toàn
tùy thuộc vào việc giáo dục thế hệ công nhân đang lớn lên” [62, 262]. Trong
luận điểm này, C.Mác đã khẳng định để có được một tương lai tốt đẹp phụ
thuộc hoàn toàn vào trình độ văn hóa của những thế hệ trẻ.
Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Nhà nước Liên bang Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Xô Viết ra đời với những tư tưởng, quan điểm giáo dục mới.
Lênin đã khẳng định vai trò to lớn của công tác giáo dục, coi đó là một trong
những điều kiện đảm bảo sự thắng lợi trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
cộng sản. Trong một bài viết của mình, Lênin nhấn mạnh: “Mọi người đều
15


nói đến thanh toán nạn mù chữ. Các đồng chí đều biết rằng không thể xây
dựng một xã hội cộng sản chủ nghĩa trong một nước có những người mù chữ”
[57, 374]. Khi nói đến nhiệm vụ của đoàn thanh niên, Lênin nói rõ để xây
dựng đất nước có nền công nghiệp đại, lao động của con người được thay thế
bởi máy móc, để làm ra được và sử dụng những máy móc đó, không có con
đường nào khác là phải học tập “Họ phải hiểu rằng điều đó chỉ có thể thực
hiện trên cơ sở một nền học vấn hiện đại, và nếu họ không có nền học vấn đó
thì chủ nghĩa cộng sản vẫn chỉ là một nguyện vọng mà thôi” [57, 365].
Trung thành với hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, coi đó như
là ngọn đuốc dẫn đường cho sự nghiệp cách mạng của mình, Hồ Chí Minh đã
vận dụng những quan điểm trên vào Việt Nam một cách sáng tạo, phù hợp với
điều kiện hoàn cảnh của đất nước. Sau khi giành độc lập năm 1945, Hồ Chí

Minh coi việc diệt giặc dốt, xóa mù cho 90% dân số trong thời kỳ đó cũng
quan trọng như diệt giặc đói và giặc ngoại xâm. Chính vì vậy, phong trào
Bình dân học vụ đã đạt được những thành tựu vô cùng to lớn. Bên cạnh việc
nhấn mạnh vai trò của giáo dục đối với việc hoàn thiện con người, Hồ Chí
Minh còn quan tâm đến việc gắn với phát triển khoa học, kỹ thuật và phát
triển kinh tế nhằm nâng cao đời sống cho nhân dân. Hồ Chí Minh cũng làm rõ
vai trò của việc bồi dưỡng tri thức cho thế hệ trẻ: “Non song Việt Nam có trở
nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh
vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn
ở công học tập của các em” [67, 33].
1.1.3.2. Về giáo dục toàn diện
Bên cạnh việc khẳng định vai trò của giáo dục, C.Mác còn rất chú đến
vấn đề giáo dục toàn diện cho người học, C.Mác viết: Chúng tôi hiểu giáo
dục gồm 3 điều: Thứ nhất: giáo dục trí lực; thứ hai: giáo dục thể lực; thứ ba:

16


giáo dục kỹ thuật. Đồng thời trong “Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng
sản” Mác – Ăngghen cũng phân tích yêu cầu tất yếu về giáo dục toàn diện
trong điều kiện xã hội mới: “Công tác giáo dục sẽ làm cho những người trẻ
tuổi có khả năng nắm vững nhanh chóng toàn bộ hệ thống sản xuất trong thực
tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản
xuất nọ tùy theo nhu cầu của xã hội hoặc tùy theo sở thích của bản thân họ”
[61, 475]. Với nội dung đào tạo trên, người lao động có thể đáp ứng với mọi
yêu cầu, mọi sự thay đổi của xã hội, người lao động sẽ không sợ bị thất
nghiệp, hoặc bị sa thải.
Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản (1848), tư tưởng “phát triển con
người toàn diện” được Mác – Ăngghen một lần nữa bàn đến. Tư tưởng ấy đã
trở thành tư tưởng của thời đại, có ý nghĩa vật chất to lớn, tạo nên những tiến

bộ cực kỳ sâu sắc ở mỗi nước và trên phạm vi toàn thế giới. Mác – Ăngghen
chỉ ra rằng, để tiến tới xây dựng xã hội thành: “sự phát triển tự do của mỗi
người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người” [61, 628],
trước hết phải thực hiện giải phóng con người, coi con người là trung tâm
cuộc sống và là động lực của sự phát triển xã hội; phải làm cho mỗi cá nhân
người lao động có tính độc lập và cá tính, làm cho mỗi người là chủ thể của
đội ngũ nhân lực, có trí tuệ và thể lực, đạo đức và tay nghề, có tính độc lập cá
nhân và tính cộng đồng, trách nhiệm và quyền hạn, lợi ích và đóng góp, dân
chủ và kỷ cương…Có như vậy, tự do của mỗi người mới là điều kiện cho sự
phát triển tự do của tất cả mọi người.
Hồ Chí Minh đã kế thừa những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác về
giáo dục toàn diện và vận dụng sáng tạo vào Việt Nam, phù hợp với văn hóa
truyền thống dân tộc. Điểm sáng tạo của Người là sự kết hợp hài hòa giữa yếu
tố phương Đông và phương Tây, Người chú trọng đến các lĩnh vực đức, trí,
thể, mỹ, trong đó đức dục được xếp vị trí quan trọng đầu tiên.
17


1.1.3.3. Về việc gắn giáo dục với lao động sản xuất
Một trong những phương pháp mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác
– Lênin rất tâm đắc chính là vấn đề gắn giáo dục với lao động sản xuất.
Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gota, Mác viết: “kết hợp lao động
sản xuất với giáo dục là một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã
hội hiện nay” [63, 52]. Không chỉ vậy việc gắn liền giáo dục với lao động sản
xuất là một trong những nội dung của sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa học và
hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, học lý thuyết và thực hành phải luôn đi
đôi với nhau. Thông qua Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản Ăngghen
cũng thể hiện sự đồng tình với Mác về vấn đề trên, ông cho rằng sự “Kết hợp
việc giáo dục với lao động trong công xưởng” [61, 471] là điều cần thiết. Tư
tưởng trên của Mác – Ăngghen đã được Hồ Chí Minh vận dụng một cách

sáng tạo trong phương pháp giáo dục. Người coi học đi đôi với hành, lý luận
gắn liền với thực tiễn là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động giáo dục.
Người từng nói: “Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn
mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” [70,
496]. Luận điểm này không chỉ được thể hiện trong quan điểm về giáo dục
của Người mà còn là phương châm mà Người đã làm theo trong suốt cuộc đời
hoạt động cách mạng của mình.
1.1.3.4. Về giáo dục không mất tiền và đa dạng hóa các loại hình đào
tạo
Cùng với ba quan điểm cơ bản trên, các nhà tư tưởng của chủ nghĩa Mác
– Lênin còn đề cập đến một nền giáo dục không mất tiền. Việc thực hiện
chính sách này là cơ sở tạo điều kiện cho tất cả mọi người trong xã hội, đặc
biệt là trẻ em đều được đến trường, đều được học tập.

18


Trong tác phẩm Phê phán cương lĩnh Gôta, Mác đã đề xuất: “Nền giáo
dục quốc dân phổ cập và ngang nhau đối với tất cả mọi người, do nhà nước
đảm nhiệm. Giáo dục bắt buộc với tất cả mọi người. Học không phải mất
tiền” [63, 49]. Trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản Mác – Ăngghen lại một
lần nữa khẳng định lại: “Giáo dục công cộng và không mất tiền cho tất cả các
trẻ em. Xóa bỏ việc dùng trẻ em làm việc trong các nhà máy công xưởng như
hiện nay” [61, 628].
Không chỉ nhấn mạnh việc thực hiện miễn phí trong giáo dục đào tạo
cho người học, mà các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin còn chú
trọng đa dạng hoá các loại hình đào tạo trong giáo dục nhằm tạo điều kiện cho
mọi lực lượng trong xã hội có thể tham gia vào hoạt động giáo dục. Tiếp tục
quan điểm của C.Mác như trên, Lênin trong một bài phát biểu của mình tại
Hội nghị lần thứ 2 những người phụ trách các ban giáo dục ngoài nhà trường

thuộc các ti giáo dục quốc dân tỉnh ngày 24 tháng giêng 1919, Lênin cho
rằng: công tác giáo dục ngoài nhà trường có một ý nghĩa quan trọng đối với
việc cải tạo toàn bộ đời sống.
Lênin nhấn mạnh sự nghiệp giáo dục là của nhân dân, huy động mọi
thành phần trong xã hội làm công tác giáo dục. Trong thư gửi G. M. Crơ-GiGia-Nốp-xki, Lênin viết: “Giao nhiệm vụ phải làm cho nhà máy này phải trở
thành một trung tâm giáo dục, giảng dạy, thuyết minh v.v. và làm cho toàn thể
dân cư theo học những buổi đó (bắt đầu là thanh niên, hoặc từng tổng
một…)” [58, 47]. Lênin chú trọng đến bồi dưỡng tri thức cho mọi tầng lớp
trong xã hội. Trong thư, Người còn giao nhiệm vụ cho G. M. Crơ-Gi-GiaNốp-xki: “viết gấp vài quyển sách thường thức (một phần dịch từ tiếng Đức)
và đem “quyển sách” (của đồng chí) soạn lại thành một loạt bài đại chúng hơn
để dạy ở các trường phổ thông và đọc cho nông dân nghe” [58, 48].

19


Là người kế tục những quan điểm trên của chủ nghĩa Mác - Lênin và vận
dụng vào điều kiện, hoàn cảnh đất nước, Hồ Chí Minh đưa ra luận điểm thể
hiện mong muốn làm sao cho dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai
cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Trong thời kỳ diệt giặc dốt,
Hồ Chí Minh xác định tính chất của nền giáo dục là nền giáo dục toàn dân.
Toàn dân tham gia vào hoạt động giáo dục. Nhờ đó, mà Đảng và Nhà nước ta
trong những năm đầu mới giành độc lập đã đạt được những thành công to lớn
trong việc nâng cao dân trí.
Để có thể nâng cao tri thức đáp ứng yêu cầu của thời đại mới, một trong
những phương pháp mà Lênin đặt ra đó chính là tự học, tự nghiên cứu: phải
tự giáo dục mình thành những người cộng sản. Khi đề cập đến nhiệm vụ của
Bộ dân ủy giáo dục Lênin khẳng định phải giúp đỡ người ta tự học và dạy
những người khác. Người còn khẳng định thêm chính quyền xô viết giúp đỡ
về mọi mặt cho công nhân và nhân dân lao động tự học và tự nâng cao kiến
thức. Bên cạnh việc nhấn mạnh việc tự học và tự nghiên cứu, Lênin còn đề

cập đến nhu cầu học tập thường xuyên, học suốt đời, tư tưởng này được thể
hiện rõ nhất với luận điểm: Học, học nữa, học mãi. Chính bản thân Chủ tịch
Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tự học, tự nghiên cứu. Cũng nhờ tự
học, tự nghiên cứu, mà Người đã trở thành một vị lãnh tụ vĩ đại như ngày
hôm nay. Trong quan điểm về giáo dục, Người đã rất chú trọng nhấn mạnh
vấn đề tự học, tự nghiên cứu. Người khẳng định trong việc học phải lấy tự
học làm cốt, học thường xuyên và học suốt đời.
Toàn bộ những tư tưởng cơ bản trên của chủ nghĩa Mác – Lênin là kim
chỉ nam cho chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển giáo dục ở Việt Nam, từ đó
thực hiện thành công sự nghiệp “diệt giặc dốt”. Sự vận dụng của Người không
phải là sự sao chép máy móc, mà là sự kết hợp nhuần nhuyễn đầy sáng tạo

20


giữa lý luận và thực tiễn, điều này thể hiện rất rõ từ thành công rực rỡ mà
Người đã làm được cho nền giáo dục nước nhà.
1.2. Khái quát nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
1.2.1. Chiến lược giáo dục đào tạo của Hồ Chí Minh
1.2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ, phương pháp của giáo dục
Mục tiêu xuyên suốt trong triết lý giáo dục con người ở Hồ Chí Minh
luôn gắn liền với thực tiễn hoạt động của cách mạng Việt Nam. Người cho
rằng: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” [67, 8], nên giáo dục trước hết là
phải nâng cao dân trí. Đồng thời, với quan điểm nền giáo dục mới là nền giáo
dục hướng con người đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, để làm được
điều đó, Hồ Chí Minh khẳng định, nhiệm vụ của cách mạng đặt ra là phải:
“Làm cho dân có học hành” [67, 152].
Bên cạnh mục tiêu chung của cả dân tộc, thì mục tiêu cụ thể của giáo dục
đối với người học cũng được Người vạch ra rất rõ ràng trong thư gửi các em
học sinh nhân ngày khai trường, Người viết: “một nền giáo dục nó sẽ đào tạo

các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền giáo
dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em” [67, 32]. Với
mục đích để mọi người dân thấy rõ được vai trò của giáo dục, Người đã tự trả
lời câu hỏi: Học để làm gì?
“Học để làm việc,
làm người,
làm cán bộ.
Học để phụng sự Đoàn thể,
“giai cấp và nhân dân,
Tổ quốc và nhân loại” [68, 684].

21


Chiến lược giáo dục đào tạo con người là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong sự
nghiệp cách mạng Việt Nam của Hồ Chí Minh: “Vì lợi ích mười năm thì phải
trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Chúng ta phải đào tạo ra
những công dân tốt và cán bộ tốt cho nước nhà” [71, 222].
Để thực hiện được những mục tiêu trên Hồ Chí Minh đã đề ra nhiệm vụ
cho giáo dục Việt Nam, phù hợp với điều kiện lịch sử của từng thời kỳ, của
từng đối tượng người học. Sau cách mạng tháng Tám, trước hoàn cảnh đất
nước lầm than, Người đã chỉ ra nhiệm vụ của giáo dục, của nhà trường là phải
góp phần tuyên truyền giác ngộ mọi người hiểu nghĩa vụ, trách nhiệm của
mình là người công dân của nước Việt Nam độc lập, tích cực tham gia bảo vệ
chính quyền, ủng hộ chính phủ thực hiện đời sống mới. Giáo dục vừa có
nhiệm vụ gột rửa tàn dư của nền giáo dục thực dân, phong kiến, vừa phục vụ
kháng chiến. Bác chỉ rõ nhiệm vụ của từng bậc học từ cao đến thấp:
Bậc đại học: cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập
lý luận và khoa học tiên tiến của các nước, kết hợp với thực tiễn nước ta để
thiết thực giúp ích cho công cuộc xây dựng nước nhà.

Bậc trung học: cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc
chắn, thiết thực, thích hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng đất nước nhà, bỏ
những phần nào không cần thiết cho đời sống thực tế.
Bậc tiểu học: cần giáo dục các cháu thiếu nhi yêu tổ quốc, yêu nhân dân,
yêu lao động, yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng, vui vẻ,
chớ gò ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Phải đặc biệt chú ý giữ gìn
sức khỏe của các cháu.
Bậc mẫu giáo: Người đã có lời căn dặn ân cần và sâu sắc: “Làm mẫu
giáo tức là thay mẹ dạy trẻ. Muốn làm được thế thì trước hết phải yêu trẻ. Các
cháu nhỏ hay quấy, phải bền bỉ, chịu khó mới nuôi dạy được các cháu. Dạy
22


trẻ cũng như trồng cây non. Trồng cây non được tốt thì sau này cây lên tốt.
Dạy trẻ nhỏ tốt thì sau này các cháu thành người tốt” [71, 509].
Không chỉ đề ra nhiệm vụ học tập cụ thể cho các bậc học , Bác còn đề ra
nhiệm vụ đối với người giáo viên. Từ quan điểm của Mác: Bản thân nhà giáo
dục cũng phải được giáo dục, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến vai trò và trách
nhiệm của nhà giáo, Người chỉ rõ: “Các thầy giáo, cô giáo phải gần gũi dân
chúng. Các thầy cô giáo cũng như những nhà trí thức khác là lao động trí óc.
Lao động trí óc phải biết sinh hoạt của nhân dân, nếu chỉ giở sách đọc là
không đủ. Phải yêu dân, yêu học trò, gần gũi nhau, gần gũi cha mẹ học trò”
[70, 225].
Đồng thời để có thể hoàn thành tốt được những nhiệm vụ trên thì cần
phải có một phương pháp giáo dục đúng. Về phương diện này, tư tưởng Hồ
Chí Minh là hết sức quý báu và thiết thực. Một mặt Người nêu lên phương
thức cơ bản để chiếm lĩnh nền văn hóa của dân tộc và nhân loại là học đi đôi
với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã
hội. Mặt khác, Người cũng nêu lên các phương pháp giáo dục cụ thể để gợi ý
cho các thầy, cô giáo và học sinh. Đó là phương pháp nêu gương, thuyết phục,

đề cao ưu điểm nhằm làm cho người được giáo dục thấy rõ mặt mạnh, mặt tốt
của bản thân, nhờ đó cố gắng: làm cho phần tốt ở trong mỗi con người nảy nở
như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi.
1.2.1.2. Vai trò và lợi ích của giáo dục
Đối với Hồ Chí Minh, con người là vốn quý nhất. Thắng lợi của một sự
nghiệp, sự hưng thịnh, tồn vong của một quốc gia suy cho cùng phụ thuộc vào
con người, vào sự nghiệp “trồng người” trong đó giáo dục giữ vai trò chủ yếu.
Kế thừa những tư tưởng trong quan niệm dân gian của dân tộc ta về giáo dục
như: “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng”; “Ở ống thì tròn ở bầu thì dài”.
23


Đồng thời, trên cơ sở kế thừa những quan điểm của những nhà tư tưởng của
Chủ nghĩa Mác – Lênin khi nói đến vai trò của giáo dục, Người đã đưa ra
những quan điểm của mình về vai trò của giáo dục.
Trong bài thơ Nửa đêm năm 1943 Người viết: “Hiền dữ phải đâu là tính
sẵn phần nhiều do giáo dục mà nên” [66, 383]. Với ý nghĩa đó, giáo dục quyết
định đến sự biến đổi tư tưởng tâm lý và nâng cao trình độ nhận thức của con
người. Giáo dục trở thành điều kiện, tiền đề cho việc hình thành và phát triển
của bản chất con người. Câu thơ trên của Người đã được nhiều thế hệ giáo
viên nhiều bậc ông bà cha mẹ vận dụng trong quá trình giáo dục con cháu và
giảng dạy trong nhà trường.
Nhấn mạnh vai trò của giáo dục, trong Thư gửi các học sinh nhân ngày
khai trường đầu tiên của nước Việt Nam mới, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Non sông
Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính
là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em” [67, 33]. Rõ ràng, Hồ Chí
Minh đã đặt giáo dục ở vị trí cao nhất trong công cuộc xây dựng đất nước. Từ
tư tưởng trên của Người cho thấy giáo dục là yếu tố quyết định trực tiếp nâng
cao trình độ học vấn, trình độ khoa học – kỹ thuật,…Chủ tịch Hồ Chí Minh đã

khẳng định giáo dục sẽ giúp cho mỗi người dân kiến thức mới để: biến một
nước dốt nát, cực khổ thành một nước văn hóa cao và đời sống tươi vui hạnh
phúc.
Hồ Chí Minh đã thấy rõ được vai trò và lợi ích của giáo dục trong quá
trình hoàn thiện nhân cách con người “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây,
vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người” [71, 222]. Muốn có cán bộ tốt, công
dân tốt, phải “trồng” và dĩ nhiên là rất công phu. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ
cho chúng ta thấy mối quan hệ biện chứng giữa giáo dục với cách mạng, giữa

24


×