Tải bản đầy đủ (.pdf) (192 trang)

Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 192 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI
--------

VŨ THỊ HƢƠNG GIANG

ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA VÀ LẬP LUẬN
CỦA CÂU ĐỐ VỀ ĐỘNG THỰC VẬT
TRONG TIẾNG VIỆT

Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 9.22.90.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS. TS NGUYỄN THỊ LƢƠNG
2. PGS. TS PHẠM VĂN TÌNH

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả trong luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kì công
trình nào khác.
Tác giả

Vũ Thị Hƣơng Giang


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài......................................................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.............................................................................. 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 3
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Đóng góp mới của luận án .......................................................................................... 5
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án ..................................................................... 5
7. Cấu trúc luận án .......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 6
1.1.1.Công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ văn học ............................................. 6
1.1.2. Công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ ngôn ngữ học ................................ 10
1.2. Cơ sở lí luận............................................................................................ 15
1.2.1. Câu đố và đặc điểm của câu đố ............................................................... 15
1.2.2. Một số lý thuyết ngôn ngữ được chọn làm cơ sở lí luận của luận án ............. 24
1.3. Tiểu kết.................................................................................................................... 39
CHƢƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC – NGỮ NGHĨA CỦA CÂU ĐỐ VỀ
ĐỘNG THỰC VẬT TRONG TIẾNG VIỆT .................................................. 41
2.1. Đặc điểm cấu trúc của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt .................. 41
2.1.1. Cấu trúc của văn bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt ....................... 41
2.1.2. Mô hình cấu trúc đồng dạng của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt ..... 48
2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt ............... 74
2.2.1. Hệ thống đề tài (chủ đề) được phản ánh trong văn bản câu đố về động thực vật
trong tiếng Việt .............................................................................................................. 75
2.2.2. Cách thức triển khai chủ đề trong câu đố về động thực vật trong tiếng Việt ... 78
2.3. Tiểu kết ................................................................................................................ 102


CHƢƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM LẬP LUẬN CỦA CÂU ĐỐ VỀ ĐỘNG THỰC VẬT
TRONG TIẾNG VIỆT ............................................................................................. 104

3.1. Đặc điểm các thành phần lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt .. 104
3.1.1. Đặc điểm thành phần kết luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt 105
3.1.2. Đặc điểm thành phần luận cứ của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt . 107
3.2. Cấu trúc lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt.................. 112
3.2.1. Cấu trúc lập luận tường minh ........................................................................... 113
3.2.2. Cấu trúc lập luận hàm ẩn ................................................................................. 114
3.3. Cơ sở lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt ....................... 116
3.3.1. Lập luận theo lẽ thường .................................................................................... 116
3.3.2. Lập luận theo tư duy sáng tạo riêng ................................................................. 117
3.4. Tiểu kết ................................................................................................................ 147
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................. 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 152


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

13

Số
Tên bảng
bảng
2.1 Cấu trúc văn bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt
2.2 Số lượng lời đố về động thực vật trong tiếng Việt có mô hình
cấu trúc đồng dạng
2.3 Mô hình đồng dạng nghi vấn ở cấu đố có cấu trúc thông thường
2.4 Mô hình đồng dạng trần thuật của câu đố có cấu trúc thông
thường
2.5 Mô hình đồng dạng của câu đố có cấu trúc đặc biệt
2.6 Mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng ở lời đố về động vật
trong tiếng Việt
2.7 Mô hình cấu trúc ngữ pháp đồng dạng ở lời đố về thực vật
trong tiếng Việt
2.8 Chủ đề ở lời giải của câu đố về động vật trong tiếng Việt
2.9 Chủ đề ở lời giải của câu đố về thực vật trong tiếng Việt
2.10 Miêu tả tố ở lời đố về động thực vật trong tiếng Việt
2.11 Miêu tả tố riêng ở lời đố về động vật trong tiếng Việt
2.12 Miêu tả tố riêng ở lời đố về thực vật trong tiếng Việt
2.13 Cách thức miêu tả vật đố trong lời đố về động thực vật trong

Trang
41
49
50
54
58
64

69
76
77
79
90
94
98

tiếng Việt
14

3.1

Số lượng vật đố ở kết luận của câu đố về động thực vật trong

105

tiếng Việt
15

3.2

16

3.3

17

3.4


18

3.5

19

3.6

Số lượng luận cứ trong lập luận câu đố về động thực vật
trong tiếng Việt
Cấu trúc lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng
Việt
Một số dạng lập luận theo tư duy sáng tạo riêng ở lời đố về
động thực vật trong tiếng Việt
Phương thức chuyển trường trong lập luận ở lời đố về động
thực vật trong tiếng Việt
Phương thức chơi chữ ở lời đố về động thực vật trong tiếng
Việt

108
113
118
119
134


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

1.1. Văn học là nghệ thuật ngôn từ. Là một thể loại văn học dân gian nên câu
đố cũng được tạo ra từ chất liệu ngôn từ. Cùng với thành ngữ, tục ngữ, câu đố là
kho tàng bảo lưu giá trị văn hóa của dân tộc, cộng đồng. Từ lâu, nó đã đi sâu, chiếm
vị trí đáng kể, trở thành một món ăn quan trọng, không thể thiếu trong đời sống tinh
thần của người dân Việt. Tiếp cận thể loại văn học dân gian này từ góc độ ngôn ngữ
- văn hóa sẽ là cơ hội tốt để chỉ ra được bản sắc văn hóa của cộng đồng, bên cạnh
đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa, lập luận của câu đố. Đây cũng là hướng nghiên cứu
khá phổ biến, được ưa chuộng hiện nay: hướng nghiên cứu liên ngành, nghiên cứu
ngôn ngữ trong mối quan hệ với văn học, tâm lý học.
1.2. Đố - giải là một trong những hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường
xuyên diễn ra trong đời sống cộng đồng. Không đơn thuần chỉ là một trò chơi giải
trí thông thường, đó còn là một sân chơi trí tuệ bổ ích bằng ngôn từ - nhờ đó, với cả
người ra đố và giải đố; năng lực tư duy, cụ thể là năng lực phán đoán trên cơ sở suy
luận được rèn rũa, trau dồi; đồng thời khả năng sử dụng ngôn ngữ linh hoạt cũng
được rèn luyện. Nhiều câu đố đã được văn bản hóa, tồn tại với tư cách một văn bản.
Là văn bản nhưng văn bản câu đố lại có cấu trúc đặc biệt, so với các thể loại văn học
dân gian khác.
Câu đố là một loại đơn vị hết sức đặc biệt (Nó là một dạng “câu” đặc biệt và
cũng là một dạng văn bản đặc biệt). Được gọi là “câu” nhưng câu đố lại có cấu tạo ở
dạng văn bản, trọn vẹn và khép kín. Mặt khác, câu đố vốn là một loại hình văn bản
có phong cách chức năng ngôn ngữ khá độc đáo, vừa thể hiện đặc điểm của ngôn
ngữ văn học (văn học dân gian) lại vừa mang những nét đặc trưng của phong cách
ngôn ngữ sinh hoạt hàng ngày; vừa là một loại hình văn bản ngôn từ vừa là loại
hình văn hóa diễn xướng dân gian. Vì thế, nghiên cứu, tìm hiểu câu đố (kể cả phần
lời đố, lời giải hay phần diễn xướng) đều hứa hẹn có nhiều “đất” để khai thác; mang
lại những kết luận khoa học hấp dẫn, lí thú.
1.3. Cũng như các thể loại văn học dân gian khác, câu đố chủ yếu là sản phẩm
của quần chúng nông dân lao động nên ẩn số (để giải mã) thường là những gì thân
quen, gắn bó với đời sống của họ. Với nền văn minh nông nghiệp lúa nước, thế giới



2
động thực vật muôn màu không chỉ là một thực thể bên ngoài của tự nhiên mà còn
thâm nhập sâu sắc vào đời sống văn hóa tinh thần của con người. Vì thế, chiếm đa số
(gần 1/5) trong kho tàng câu đố Việt Nam là những câu đố về con vật; về cây cỏ, hoa
lá, củ quả gần gũi, quen thuộc với người nông dân. Đây cũng là mảng có nhiều câu
đố đặc sắc cần khai thác. Dù câu đố được sử dụng rộng rãi, phổ biến trong đời sống
sinh hoạt hàng ngày nhưng không phải ai cũng dễ dàng giải mã, tìm ra ẩn số được
kí mã trong bài toán ngôn ngữ ấy. Bởi lẽ nó không phản ánh sự vật, hiện tượng của
thế giới khách quan như lối nói thông thường mà theo “lối nói chệch, nói một đằng,
hiểu một nẻo” [44, tr. 257], “bằng phương pháp giấu tên và nghệ thuật chuyển hóa
gây nhiễu (chuyển vật nọ thành vật kia)” [43, tr. 48 – 49]. Yêu cầu đặt ra với người
đố là luôn phải tìm ra những cách nói mới lạ, nhằm đánh lạc hướng lập luận ở người
đoán giải.
1.4. Xem xét đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố góp phần
khẳng định giá trị, vai trò cũng như sự độc đáo, riêng biệt của thể loại này trong đời
sống văn học dân tộc. Đồng thời đây là việc làm cần thiết để thấy được nét đặc sắc
về ngôn ngữ của thể loại này, cũng như giải mã được lôgic của tư duy, triết lí dân
gian qua ngôn ngữ đố.
1.5. Do tính hấp dẫn của câu đố (từ góc độ ngôn ngữ học) nên đã có không ít
công trình nghiên cứu về nó song phần lớn các công trình đó mới chỉ dừng lại ở
việc sưu tầm và giải đáp ẩn số. Cũng có một số tài liệu nghiên cứu về thể loại này
nhưng ở mức khái quát. Cho đến nay, những công trình nghiên cứu câu đố dưới góc
độ ngôn ngữ học còn khá khiêm tốn. Các tác giả mới chỉ khai thác nó ở góc độ biểu
thức miêu tả chiếu vật, tiền giả định, phương thức chơi chữ, vấn đề ẩn dụ trong câu
đố,… chứ chưa khai thác đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của nó. Chưa có
công trình nào nghiên cứu tổng thể ba đặc điểm này của câu đố về động thực vật
trong tiếng Việt. Vì thế, tiếp cận câu đố một cách hệ thống ở các bình diện trên cho
đến thời điểm này, vẫn là điều mới lạ, hứa hẹn kết quả nghiên cứu về đối tượng
“được coi là thách thức người tiếp nhận”.

Với những căn cứ trên, chọn đề tài Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận
của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt để nghiên cứu, người viết mong muốn
góp thêm một cách nhìn về câu đố dưới ánh sáng của một số lý thuyết ngôn ngữ học.


3
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong muốn:
- Làm rõ đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật
trong tiếng Việt, để thấy được sự độc đáo của loại văn bản đặc biệt này dưới góc độ
ngôn ngữ học.
- Chỉ ra nét độc đáo về cấu trúc - ngữ nghĩa, lập luận và đặc trưng tư duy văn hóa,
triết lí dân gian qua câu đố về động thực vật trong tiếng Việt.
- Chỉ ra căn cứ - cơ chế giải mã để có thể giải đáp câu đố nhanh, đúng và
chính xác.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, chúng tôi xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
như sau:
- Xác lập khung lý thuyết cho đề tài luận án (khái niệm câu đố, lý thuyết văn bản,
lý thuyết lập luận, vấn đề nghĩa chiếu vật (sở chỉ), quy chiếu, lý thuyết định danh)
- Khảo sát, phân loại câu đố căn cứ vào cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của chúng.
- Miêu tả, phân tích các loại câu đố, lần lượt ở các khía cạnh:
+ Chỉ ra đặc điểm cấu trúc của văn bản câu đố, mô hình hoá cấu trúc đồng
dạng của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt.
+ Làm rõ đặc điểm ngữ nghĩa: xem xét các mảng chủ đề được phản ánh, các
đặc điểm được chọn làm miêu tả tố trong lời đố (qua lời đố miêu tả trực tiếp).
+ Làm rõ đặc điểm lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt: Đặc
điểm các thành phần lập luận, cấu trúc lập luận và cơ sở lập luận.
- Tổng kết kết quả nghiên cứu bằng bảng biểu hoặc bằng cách nêu nhận định.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Do khuôn khổ của luận án và thời gian thực hiện, chúng tôi chỉ tập trung khảo
sát, tìm hiểu 488 câu đố về động vật và 636 câu đố về thực vật trong tiếng Việt được
sưu tầm, biên soạn trong cuốn biên Tổng tập văn học dân gian Việt Nam (Tập 3 –
Câu đố), 2005, NXB Khoa học Xã hội [125] (dựa trên ngữ liệu đã được văn bản hóa
vì câu đố vốn là trò chơi dân gian bằng ngôn ngữ nói).


4
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Từ góc nhìn của ngôn ngữ học, có thể nghiên cứu câu đố trên nhiều phương
diện, song luận án chỉ tập trung vào ba phương diện, đó là: Đặc điểm cấu trúc – ngữ
nghĩa và lập luận.
4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Để đạt được các mục đích và nhiệm vụ đề ra, chúng tôi sử dụng các phương
pháp, thủ pháp nghiên cứu sau đây:
4.1. Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp phân tích diễn ngôn
Từ những ngữ liệu đã thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích, đối chiếu
văn bản câu đố (một dạng diễn ngôn đặc biệt) để nhận biết đặc điểm cấu trúc của
câu đố về động thực vật trong tiếng Việt. Phương pháp này dùng để phân tích văn
bản câu đố về động thực vật trong tiếng Việt cũng như cấu trúc lập luận của các câu
đố loại này.
(2) Phương pháp miêu tả: Phương pháp này được dùng để mô tả đặc điểm cấu
trúc, một số mô hình cấu trúc đồng dạng trong lời đố, các nét nghĩa đặc trưng được
chọn làm miêu tả tố.
(3) Phương pháp nghiên cứu liên ngành ngôn ngữ học – văn hóa học
Phương pháp này giúp chúng tôi giải mã được ý đồ nghệ thuật và phần nào
hiểu được cách tri nhận của người Việt qua câu đố về động thực vật.

4.2. Thủ pháp nghiên cứu
(1) Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp này được sử dụng để thống kê, phân loại câu đố theo tiêu chí đã định
trước (mô hình cấu trúc đồng dạng, các đặc điểm được chọn làm miêu tả tố, đặc điểm
các thành phần lập luận, cấu trúc lập luận, cơ sở lập luận của câu đố về động thực vật
trong tiếng Việt). Kết quả thống kê sẽ được tổng hợp dưới hình thức các bảng biểu,
giúp hình dung rõ hơn đặc trưng cơ bản về cấu trúc, ngữ nghĩa, lập luận của câu đố
về động thực vật trong tiếng Việt; làm cơ sở cho kết luận của luận án.
(2) Thủ pháp so sánh: tìm ra điểm chung và nét riêng (về cấu trúc - ngữ nghĩa
và lập luận) của câu đố về động vật và thực vật trong tiếng Việt.


5
5. Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình khảo sát một cách hệ thống và chuyên sâu đặc điểm cấu
trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
Tìm hiểu Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận của câu đố về động thực
vật trong tiếng Việt, tác giả luận án có những đóng góp sau:
6.1. Về lí luận
Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện thêm vào các kết quả nghiên cứu về câu
đố; góp thêm một cái nhìn mới về câu đố dân gian người Việt từ góc nhìn của ngôn
ngữ học (văn bản, lập luận, nghĩa chiếu vật (sở chỉ), định danh).
Các kết quả của đề tài sẽ góp phần củng cố hướng nghiên cứu cấu trúc ngữ
nghĩa, kết hợp với nghiên cứu lập luận đối với một loại hình diễn ngôn cụ thể là câu
đố trong tiếng Việt.
6.2. Về thực tiễn
Kết quả của đề tài sẽ góp phần nâng cao công tác biên soạn sách giáo khoa
tiếng Việt cho học sinh phổ thông (đặc biệt trong bối cảnh Bộ Giáo dục và Đào tạo
đang xây dựng chương trình và biên soạn bộ sách Ngữ văn mới), giáo trình giảng

dạy tiếng Việt, phục vụ cho đào tạo ngôn ngữ học ở bậc cử nhân và sau đại học,
biên soạn sách tham khảo phục vụ phân tích giảng văn trong nhà trường.
Ngoài ra, kết quả của luận án có giá trị hữu ích, phục vụ tốt trong nghiên cứu
giảng dạy, khai thác câu đố nói riêng, văn học dân gian nói chung từ góc nhìn ngôn
ngữ học. Luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu thêm về thể
loại văn học dân gian độc đáo này.
7. Cấu trúc luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, mục lục, danh mục
bảng, danh mục các công trình đã công bố; nội dung của luận án được triển khai
trên ba chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Chương 2: Đặc điểm cấu trúc – ngữ nghĩa của câu đố về động thực vật trong
tiếng Việt
Chương 3: Đặc điểm lập luận của câu đố về động thực vật trong tiếng Việt


6
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
Chương đầu của luận án, chúng tôi tìm hiểu tổng quan tình hình nghiên cứu và
một số vấn đề lí luận chung, liên quan trực tiếp đến đề tài: Vài nét về câu đố, lý
thuyết văn bản, lập luận, nghĩa chiếu vật (sở chỉ), quy chiếu và định danh – Đây
chính là cơ sở nền tảng cho việc nghiên cứu sâu hơn (đặc điểm cấu trúc - ngữ nghĩa
và lập luận), gắn với đối tượng cụ thể (câu đố về động thực vật trong tiếng Việt) ở các
chương sau.
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ văn học
Câu đố là một giá trị văn hóa, một kho tàng trí tuệ dân gian. So với các thể loại
văn học dân gian khác, trước kia câu đố chưa được nhìn nhận và quan tâm thích đáng.
Song từ những năm 80 của thế kỉ XX trở lại đây, các nhà nghiên cứu, giảng dạy và

những người yêu thích văn học dân gian đã dành sự quan tâm nhiều hơn cho thể loại này.
1.1.1.1. Nghiên cứu câu đố nói chung
Trước hết, chúng ta phải kể đến một số công trình chủ yếu mang tính chất sưu
tầm về câu đố, tiêu biểu: Câu đố Việt Nam (Thiên Lữ, Võ Hồng sưu tầm), Nxb
Thanh Hoá, 2000, Câu đố Việt Nam (Hồ Anh Thái biên soạn), Nxb Hải Phòng, Câu
đố Việt Nam (Ninh Viết Giao), Câu đố dân gian Việt Nam (Xuân Thu), Nxb Thanh
Niên, Hà Nội, 1998, Câu đố dân gian (Lữ Huy Nguyên, Trần Gia Linh, Nguyễn
Đình Chỉnh sưu tầm), Nxb Kim Đồng, Hà Nội, 1989, Câu đố Việt Nam (Ninh Viết
Giao sưu tầm), Nxb Khoa học Xã hội, 1990, Câu đố Việt Nam (Nguyễn Văn Trung
biên soạn), Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1986; Câu đố người Việt (Triều Nguyên biên
soạn), Nxb Thuận Hoá, 2007. Nhìn nhận vai trò quan trọng của thể loại câu đố, viện
KHXH Việt Nam cũng đã cho ra đời bộ sưu tầm câu đố người Việt và câu đố các
dân tộc thiểu số: Tổng tập văn học dân gian người Việt, (tập 3, Câu đố), Tổng tập
văn học dân gian các dân tộc thiểu số.
Trong số các công trình kể trên, có ba công trình được chú ý nhiều hơn cả là
công trình của Ninh Viết Giao, Triều Nguyên và Nguyễn Văn Trung.


7
Ninh Viết Giao [36] khi tìm hiểu về Câu đố Việt Nam đã lí giải nguồn gốc ra
đời của câu đố, phạm vi đề tài, đặc điểm chủ yếu của nội dung và giới thiệu về một
số biện pháp nghệ thuật của câu đố. Tác giả đã nhận thấy vai trò và vị trí riêng của
thể loại này trong đời sống tinh thần của dân tộc. Nó đã đáp ứng được những yêu
cầu nào đó của nhân dân và có tác động, ảnh hưởng nhất định tới văn học viết. Ông
nhận thấy “Trong những lúc đố nhau, câu đố đã đem lại cho người bình dân Việt
Nam những tràng cười thoải mái không chỉ ở sự giảng được mà ngay ở bản thân câu
đố. Hầu như câu đố nào đọc lên, ta cũng thấy ngộ nghĩnh, hóm hỉnh, tươi mát, đôi
khi thấy tục tĩu nữa, song hiện thực sự vật, sự việc lại không tục tĩu chút nào” [36,
tr. 268]. Tác giả cũng xem xét những phương tiện nghệ thuật làm nên chất trí tuệ,
tính hài hước ở câu đố (ẩn dụ, phép so sánh, người hóa, vật hóa, thực vật hóa…).

Tìm hiểu về Câu đố người Việt về tự nhiên, Triều Nguyên [92] trình bày một
cách tương đối đầy đủ, hệ thống, toàn diện và có những kiến giải thấu đáo những
vấn đề thuộc bình diện thể loại: xác định câu đố trên cơ sở phân biệt nó với một số
thể loại văn học dân gian khác, phân biệt các kiểu dạng đố thường gặp, tìm hiểu về
cách đố - giải, hình thức và nội dung, phân loại câu đố. Có nhiều vấn đề được đặt ra
lần đầu như: “trường và hiện tượng xuất nhập trường trong câu đố”,“mô hình câu
đố”,“câu đố tá ý”…
Công phu và chuyên sâu hơn cả là cuốn Câu đố Việt Nam của Nguyễn Văn
Trung [119]. Trong công trình này, bên cạnh việc tập hợp một số lượng khá lớn giới
thiệu 1.513 câu đố sắp xếp theo đối tượng phản ánh và một vài kiểu đố khác, tác giả
đã đi sâu phân tích xuất xứ, nguồn gốc, hoàn cảnh sử dụng, mục đích, chức năng,
cách cấu tạo câu đố về mặt tổng quát, về mặt ngữ nghĩa, ngữ pháp, ngữ điệu, tần số
câu đố, tư tưởng và lối nhìn trong câu đố, khía cạnh văn chương. Ông cũng chỉ ra
rằng, qua câu đố, “chúng ta có thể phác họa được những nét lớn nền văn minh vật
chất của người Việt Nam. Mỗi câu đố phản ánh hoặc cách sống, hoặc cách ăn uống,
làm việc, hoặc tinh thần, tâm tình của người Việt” [119, tr. 200].
Là một thể loại văn học dân gian mang đậm tư duy và bản sắc dân tộc, câu đố
có sức thu hút không nhỏ với các nhà nghiên cứu dân gian: Đinh Gia Khánh, Mã
Giang Lân, Lê Chí Quế, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị… Những công trình nghiên
cứu của họ chủ yếu tập trung khai thác câu đố dưới góc nhìn văn học, câu đố được


8
bàn đến hết sức sơ lược dưới dạng chương, mục. Nó trở thành đối tượng để nhìn
nhận, khám phá về khái niệm và đặc trưng thể loại, trong cái nhìn so sánh với các
thể loại văn học dân gian khác. Nhóm tác giả Đinh Gia Khánh, Võ Quang Nhơn,
Chu Xuân Diên [73] trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam đã dành 12 trang
(257 – 269) để sơ lược, nêu lên những nét khái quát nhất về đối tượng phản ánh, đặc
điểm nội dung, chức năng câu đố cũng như vị trí của nó trong đời sống tinh thần
của nhân dân, giới thiệu tóm lược nghệ thuật sử dụng câu đố, so sánh sự giống và

khác nhau trong ẩn dụ của câu đố và tục ngữ, phân biệt hát đố và câu đố. Câu đố
được xem là “một phương tiện nhận thức, vừa thoả mãn được nhu cầu tri thức, vừa
thoả mãn được nhu cầu vui chơi, giải trí của nhân dân lao động”. [73, tr. 361].
Dễ nhận thấy, ở góc độ văn học, việc nghiên cứu câu đố nói chung khá
phong phú (khoảng 40 công trình) nhưng các tác giả chủ yếu đi vào sưu tầm, biên
soạn lại câu đố Việt Nam (11 công trình) và chú trọng bàn về nội dung hay đối
tượng phản ánh. Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu câu đố cho
những đối tượng cụ thể.
1.1.1.2. Nghiên cứu câu đố cho những đối tượng cụ thể
Tác giả Đinh Thị Thu Hương [70] trong luận văn thạc sĩ Câu đố Việt – Tày những
tương đồng và khác biệt đã chỉ ra các điểm giống và khác nhau giữa câu đố của
người Việt – người Tày. Qua việc so sánh câu đố của người Việt và người Tày về
các phương diện (thế giới vật đố, cách thức tư duy cũng như thể thơ, cách gieo vần);
tác giả luận văn đã khám phá những điểm tương đồng, khác biệt về văn hoá, phong
tục, đời sống kinh tế, xã hội của hai dân tộc Việt - Tày; giải mã và khám phá những
bản sắc trong nền văn hoá của hai dân tộc, nhờ chìa khóa là câu đố.
Nguyễn Thị Hường [71], trong luận văn tốt nghiệp đại học năm 2008 đã tìm
hiểu Không gian làng quê trong thế giới hình ảnh vật đố của câu đố người Việt. Ở
luận văn này, sau khi tìm hiểu vài nét khái quát về câu đố và vấn đề khảo sát các hình
ảnh thuộc không gian làng quê xuất hiện trong thế giới hình ảnh vật đố; tác giả đã
nghiên cứu không gian làng quê Việt Nam và một số đặc điểm nghệ thuật của câu
đố; qua đó giúp người đọc thấy được đời sống lao động, sinh hoạt, những quan
niệm, tâm tư, tình cảm của con người thời điểm thể loại này ra đời, từ đó có cái nhìn
khái quát về hình ảnh làng quê Việt Nam mọi thuở.


9
Trần Thị Lan (1996) [77] tìm hiểu Một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố
Việt Nam với trẻ em. Theo tác giả, đề tài của câu đố luôn là “sự vật, hiện tượng cụ
thể, quen thuộc của thế giới xung quanh, những cái nhìn mà con người ta có thể

cảm nhận trực tiếp bằng giác quan" [77; 20]. Điểm đóng góp riêng của luận văn này
là sau khi hệ thống lại một số vấn đề về bản chất thể loại câu đố (đặc trưng thi pháp
thể loại câu đố đặc biệt là phương pháp ẩn dụ, phân loại câu đố; một vài suy nghĩ về
sự hình thành câu đố… để làm rõ cái chung và cái riêng của câu đố so với các thể
loại khác trong tổng thể văn học dân gian); tác giả đã đi sâu tìm hiểu sự gặp gỡ giữa
thể loại này với trẻ em, tìm hiểu sự phát triển của thể loại câu đố từ câu đố cổ truyền
đến câu đố hiện đại: sự biến đổi sâu sắc của thể loại này trên nhiều bình diện: mục
đích sáng tác, đối tượng tiếp nhận, phương pháp quan sát, phương pháp miêu tả vật
đố, hình thức đố. Dựa trên đặc điểm tâm sinh lí trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo – tiểu
học với việc tiếp nhận câu đố, chương trình và phương pháp dạy câu đố hiện nay;
tác giả cũng đã đưa ra một số đề xuất về chương trình và cách dạy. Như vậy, tác giả
luận văn đã nghiên cứu về bản chất thể loại của câu đố trong việc ứng dụng với đối
tượng cụ thể (trẻ em).
Đặng Thị Mân [88] khi nghiên cứu Câu đố và vai trò của câu đố trong góp
phần phát triển tư duy của học sinh tiểu học, đã trình bày khái quát chung về câu đố
(khái niệm, nguồn gốc, nội dung và đặc trưng cơ bản); đồng thời chỉ ra vai trò của
câu đố trong việc phát triển tư duy gắn với đối tượng cụ thể - học sinh tiểu học.
Ngoài ra, có thể kể đến một số luận văn tìm hiểu nghệ thuật câu đố đặt trong
việc dạy – học thể loại văn học dân gian này như: Nghệ thuật câu đố Việt Nam và việc
dạy – học câu đố ở tiểu học của Đinh Thị Phương [100], Nghệ thuật câu đố về loài vật
của Nguyễn Thu Hồng [57]... hay một số bài viết của các tác giả như: Nguyễn Văn
Tứ trong “Câu đố chữ và việc dạy tiếng” Ngôn ngữ và đời sống, số 5 (13) đã nói về
cơ chế đố chữ (chữ quốc ngữ), cách phân loại đố chữ; Nguyễn Bá Lương trong
“Câu đố dân gian Việt Nam tài và hóm” Ngôn ngữ và đời sống, số 5 (104) bàn về
cái tái tạo ra nụ cười sảng khoái trong câu đố dân gian Việt Nam….
Nhìn chung, dưới góc độ văn học, câu đố đã được tìm hiểu khá toàn diện và hệ
thống. Giới nghiên cứu đã dành nhiều công sức tìm tòi, nhận diện (từ khái niệm, đặc
trưng bản chất thể loại, nguồn gốc, chức năng cho đến môi trường sản sinh, môi trường
diễn xướng… trong cái nhìn so sánh với các thể loại văn học dân gian khác) hay gắn
nó với đối tượng cụ thể; song họ chưa quan tâm nhiều đến góc độ ngôn ngữ.



10
1.1.2. Công trình nghiên cứu câu đố dưới góc độ ngôn ngữ học
Là một thể loại văn học dân gian đặc sắc, câu đố không chỉ thu hút sự quan tâm
của các nhà nghiên cứu dân gian, các nhà văn hóa học, dân tộc học… mà nó còn có
sức hấp dẫn lớn với các nhà ngôn ngữ học. Song những công trình nghiên cứu câu
đố ở bình diện ngôn ngữ học chưa nhiều.
1.1.2.1. Nghiên cứu các biện pháp tu từ trong câu đố
Có thể kể đến một số bài viết nhỏ, xuất hiện lẻ tẻ trên các tạp chí chuyên
ngành như: Nguyễn Tấn Phát [96] trên Tạp chí Văn học số 2 – 1986 trong bài “Câu
đố sưu tầm ở Nam bộ và vấn đè bản chất thể loại của sáng tác truyền miệng dân
gian” đã đưa ra những nhận xét ban đầu, khá tinh tế về câu đố được sưu tầm ở Nam
Bộ. Theo tác giả, câu đố miền Nam khác câu đố miền Bắc ở đối tượng phản ánh,
dạng thức cấu tạo, cách suy luận, đặc biệt là ở “cách sử dụng từ ngữ, cách láy âm,
láy chữ, sử dụng từ ngữ thoải mái hơn, láy âm, láy chữ tươi sáng, sống động” [96,
tr. 56]. Trên cơ sở chỉ ra điểm thống nhất chung và các sắc thái địa phương đậm đà
của câu đố Nam Bộ, tác giả đã khẳng định những giá trị của câu đố Nam Bộ.
Đỗ Bình Trị [118] với phần viết về câu đố gồm 35 trang (164 -189), bàn về
đặc điểm thi pháp của câu đố, chủ yếu chú ý về kết cấu của ẩn dụ trong câu đố.
Triều Nguyên [93] trong bài Vấn đề ẩn dụ trong câu đố đã khẳng định ẩn dụ
trong câu đố phân biệt với ẩn dụ trong văn học nghệ thuật, trong các phong cách
ngôn ngữ nói chung; sau khi tổng hợp, phân tích, chỉ ra sự bất ổn trong các quan niệm
về ẩn dụ trong câu đố của Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu, Đỗ Bình Trị (vì các tác
giả này đều quy biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa (hay vật hóa),… các lối nói cùng
nghĩa (hay gần nghĩa), cùng trường nghĩa và cả lối chơi chữ về ẩn dụ). Tác giả bài
viết cũng chỉ ra rằng: “Câu đố nhìn tổng thể thì ra một vật kì dị, thậm chí quái đản…
nhưng từng bộ phận hợp thành nó thì lại là những hình ảnh sự vật, hiện tượng thân
quen với người lao động” [93, tr. 32].
Một số bài viết của Đỗ Thành Dương [29], [30], [31] trên Tạp chí Ngôn ngữ,

tập san Ngữ học trẻ đề cập tới ba loại thủ pháp chơi chữ trong câu đố: hiện tượng
đồng âm, hiện tượng đồng nghĩa (đồng nghĩa trực tiếp, đồng nghĩa gián tiếp) và
hiện tượng nói lái trong câu đố của người Việt. Trong bài “Nói lái trong câu đố
tiếng Việt” - Ngôn ngữ và đời sống, số 9 (17), tác giả đã đề cập đến cách sử dụng
biện pháp nói lái trong câu đố và tác dụng của nó.


11
Hay Nguyễn Thị Lê Vân [120] trong luận văn của mình cũng đã tìm hiểu Một
số biện pháp tu từ trong câu đố dân gian Việt, trong đó giá trị của biện pháp so
sánh, ẩn dụ, chơi chữ... đã được khẳng định.
Trong Đề tài NCKH cấp trường – Nghệ thuật chơi chữ trong câu đố dân gian
người Việt, Trương Chí Hùng [59] đã tập trung nghiên cứu nghệ thuật chơi chữ trong
câu đố dân gian người Việt: Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết,; chơi chữ
bằng phương tiện từ vựng, ngữ nghĩa; chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp; chơi chữ
bằng nói lái; chơi chữ dựa vào cứ liệu ngoài văn bản (cứ liệu văn học dân gian, cứ liệu
văn chương bác học), để thấy được chơi chữ trong câu đố dân gian người Việt vận
dụng hầu hết các tiềm năng ngôn ngữ đồng thời vận dụng linh hoạt các phương thức
chơi chữ dựa vào cứ liệu ngoài văn bản (cứ liệu văn học). Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến
hành so sánh với chơi chữ trong ca dao dân ca và trong văn học viết.
1.1.2.2. Nghiên cứu ngữ nghĩa của câu đố
Phạm Văn Tình [113] trong Thông báo văn hóa dân gian, 2003, NXB Khoa
học Xã hội cũng đã chỉ ra Hiện tượng đồng dạng khác nghĩa và đồng nghĩa khác
dạng của câu đố. Tác giả bài viết đã chỉ ra điểm thú vị trong câu đố đó là nhiều câu
đố về những sự vật, hiện tượng khác nhau lại có cấu trúc giống nhau (đồng dạng
khác nghĩa) và ngược lại có nhiều câu đố có cấu tạo khác nhau được dùng để đố về
cùng một sự vật, hiện tượng (đồng nghĩa khá dạng). Đây cũng là những gợi ý để
chúng tôi tìm hiểu một số mô hình cấu trúc đồng dạng trong câu đố về động thực
vật trong tiếng Việt.
Võ Thị Kim Xoa [127] trong luận văn Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ

góc độ ngôn ngữ học, đã nghiên cứu câu đố theo lý thuyết từ vựng học. Tác giả đã
tìm hiểu hình thức cũng như các phương thức xây dựng, các hiện tượng từ vựng ngữ
nghĩa khi xây dựng câu đố; từ đó giúp người đọc hiểu chính xác hơn ý nghĩa
ẩn đằng sau nó. Tác giả luận văn cũng đã chỉ ra rằng nhìn từ góc độ ngôn ngữ học,
câu đố có thể được hình thành dựa vào chức năng của từ (chức năng miêu tả, chức
năng dụng học, chức năng phát ngôn, chức năng cú học), các thành phần nghĩa của
từ (nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái); hay hiện tượng nhiều nghĩa,
chuyển nghĩa của từ.


12
1.1.2.3. Nghiên cứu ngữ dụng của câu đố
Ngoài ra, trong những năm gần đây, đã có một số bài viết, luận văn tìm hiểu
câu đố dưới góc độ Ngữ dụng học.
Tiêu biểu như bài viết Biểu thức miêu tả chiếu vật trong ngữ dụng học với câu đố
Việt Nam của Bùi Minh Toán [115] trên tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, số 4, 2011 (1 – 5).
Đỗ Quyên [102] trong bài Thử tìm hiểu về tiền giả định bách khoa trong câu
đố Việt đã đề cập tới các loại tiền giả định bách khoa cùa câu đố Việt với 7 loại tri
thức nền: phương ngữ, về con vật, đồ vật, cây cói gần gũi quen thuộc với người nông dân
[102, tr.9], về sinh hoạt và những công việc lao động quen thuộc của người nông dân
[36,10], về các tập tục nói chung [102, tr.10], về cuộc đời con người [102, tr.10], về các
thủ pháp sử dụng trong sáng tác câu đố [102 , tr.11] và các tiền già định bách khoa khác:
chữ Hán, các vị thuốc, cuộc sống [102 , tr.12]. Từ đó, tác giả bài viết cũng đặt ra yêu
cầu muốn nhận thức đúng về giá trị của thể loại này, cần xuất phát từ những hiểu
biết về phong tục, tập quán, nếp ăn ở, sinh hoạt, suy nghĩ của con người ở thời điểm
ra đời của nó; đồng thời phải tăng cường vốn tri thức về những vật đố được sử dụng
trong câu đố Việt cho người giải. Song giới hạn một bài viết 5 trang và sự khảo sát
bước đầu trên phạm vi ngữ liệu hơn 200 câu đố, tác giả chưa cho người đọc có một
cái nhìn hệ thống, toàn diện và họp lý về tiền giả định bách khoa trong câu đố của
người Việt. Bên cạnh đó, sự xuất hiện của các tiền giả định ngôn ngữ - một nửa căn

cứ để hiểu nghĩa tường minh của phát ngôn vẫn còn là một hướng đi để ngỏ.
Tô Thị Phương Dung [28] trong luận văn Tiền giả định trong câu đố người
Việt đã tìm hiểu tiền giả định bách khoa và tiền giả định ngôn ngữ trong câu đố của
người Việt. Theo tác giả, tiền giả định bách khoa được phân loại thành 5 loại: tiền
giả định bách khoa về tự nhiên; tiền giả định bách khoa về con người; tiền giả định
bách khoa về văn hóa - xã hội; tiền giả định bách khoa về phương ngữ; tiền giả định
bách khoa liên quan đến hiểu biết về từ Hán - Việt. Còn tiền giả định ngôn ngữ gồm
tiền giả định từ vựng, tiền giả định cú pháp và tiền giả định đề tài. Dù xuất hiện ít
hơn nhưng loại tiền giả định này rất hữu hiệu trong Ị việc giúp người giải thu hẹp
được phạm vi vật đố.
Bùi Thị Thu Huyền [69] trong Câu đố dân gian của người Việt nhìn từ góc độ
ngôn ngữ học, đã nghiên cứu Câu đố dân gian người Việt nhìn từ bình diện hình


13
thức. Theo tác giả: xét theo thể loại văn bản, câu đố có dạng thơ và dạng lời nói
thông thường; xét theo lý thuyết cấu trúc hội thoại, câu đố có dạng một cặp trao –
đáp và dạng đoạn thoại; còn xét theo lý thuyết lập luận, lại có câu đố có luận cứ
tường minh và câu đố có kết luận hàm ẩn, câu đố có kết luận tường minh và câu đố
có luận cứ hàm ẩn. Ngoài ra, người viết còn đề cập đến số lượng luận cứ, kết luận
trong một lập luận; hiện tượng luận cứ đồng hướng lập luận trong câu đố; vai trò
của luận cứ trọng tâm trong lời đố có môtip giống nhau), đồng thời chỉ ra một số
căn cứ (căn cứ vào tri thức ngôn ngữ và tri thức về cuộc sống, căn cứ vào các tri
thức nền khác) và phương thức xây dựng câu đố dân gian người Việt (phương thức
đánh lạc hướng chiếu vật, phương thức thay thế - bổ sung)…
Nguyễn Thị Chiên [21] trong luận văn Biểu thức miêu tả chiếu vật trong câu
đố Việt Nam đã nêu ra các đặc điểm (đặc điểm hình thức, đặc điểm nội dung, một số
thủ pháp xây dựng biểu thức miêu tả chiếu vật) của biểu thức miêu tả chiếu vật;
đồng thời thấy được vai trò, chức năng của biểu thức này trong việc lập mã và giải
mã. Tác giả luận văn đã chỉ ra rằng: Về mặt hình thức, biểu thức miêu tả chiếu vật

trong câu đố có thể là danh từ hay một hoặc một số miêu tả tố về vật đố. Câu đố có
nhiều dạng biểu thức miêu tả chiếu vật là một cụm từ, một câu hay một văn bản. Có
thể là lời nói thông thường hoặc một văn bản vần. Và có khi là một dạng nghi vấn
hoặc một dạng trần thuật. Về bình diện nội dung, do tính chất của đối tượng được
phản ánh, câu đố chứa đựng giá trị nhận thức sâu sắc. Nội dung biểu hiện của các
miêu tả tố rất đa dạng: nêu hình dáng bên ngoài, nêu vị trí và trạng thái tồn tại của
vật quy chiếu, nêu hoạt động, chức năng tác dụng của vật quy chiếu…. Nó được
miêu tả trực tiếp hay bằng thủ pháp chơi chữ, thủ pháp đánh lạc hướng chiếu vật….
Cái hay của biểu thức miêu tả chiếu vật trong câu đố chính là nghệ thuật mã hóa.
Câu đố ký mã bằng sự vật này sang sự vật kia, làm thế nào để vật được ký mã ấy
giống với đối tượng được đố mà vẫn không bị lộ vật đố.
Hay dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận, với Luận văn Thạc sĩ Ngữ văn Bước
đầu tìm hiểu cách tri nhận thế giới của người Việt (trên ngữ liệu câu đố) - Nguyễn
Thị Thanh Huyền [68] trên cơ sở khảo sát, phân tích các đặc điểm được chọn làm cơ
sở định danh của câu đố về động vật, thực vật; đặc điểm tư duy liên tưởng của người
Việt trong khi miêu tả về các loài động vật, thực vật trong câu đố; đã có những so


14
sánh về những điểm tương đồng và khác biệt trong cách thức sáng tạo câu đố động
vật, thực vật của người dân lao động. Từ đó, tác giả luận văn đã đi đến kết luận về vật
đố, cách quan sát và miêu tả đối tượng, đồng thời rút ra những nhận xét bước đầu về
cách tri nhận thế giới của người Việt trong câu đố động vật, thực vật. Đó là óc sáng
tạo, trí tưởng tượng và cách nhìn hóm hỉnh, lạc quan về thế giới….
Lý Toàn Thắng và Nguyễn Thị Thanh Huyền [107] trong bài viết “Thử tìm
hiểu cách thức tri nhận thế giới của người Việt” (trên ngữ liệu câu đố về động vật)
cũng đã chỉ ra 22 tiêu chí được sử dụng như là cơ sở định danh cho các con vật, với
các mức độ khác nhau (cấu tạo cơ thể; hình thức và hình dạng; môi trường sống; tập
tính, lối sống; vai trò chức năng và mối quan hệ với con người; kích cỡ cơ thể; cách
thức di chuyển; màu sắc cơ thể; tiếng kêu; tên gọi; cách thức kiếm mồi và thức ăn;

sinh trưởng, sinh dục; nguồn gốc; phản ứng (trước tác động của môi trường, tự
nhiên, con người và loài vật khác); số lượng; mối quan hệ với loài vật khác; tính
tình; bản năng sinh vật học; giống; vị trí; trí khôn; mùi). Các đặc điểm này hầu hết
được sử dụng kết hợp với nhau, và càng có nhiều đặc điểm trong cùng một câu đố
thì bức tranh về con vật càng rõ ràng, chi tiết và cụ thể hơn. Ngoài ra việc sử dụng
tục ngữ, ca dao hoặc truyện cổ, truyện Kiều để tạo lời đố cũng được đề cập đến
trong bài viết. Các tác giả cũng chỉ ra chín cách thức liên tưởng, so sánh của người
Việt trong câu đố động vật: So sánh dựa trên sự giống nhau về hình thức; so sánh
dựa trên sự giống nhau về kích cỡ; so sánh đặc điểm cấu tạo cơ thể; so sánh dựa
trên sự giống nhau về màu sắc; so sánh đặc điểm tiếng kêu; so sánh đặc điểm số
lượng; so sánh đặc điểm về giống; so sánh đặc điểm môi trường sống; so sánh đặc
điểm về cách thức di chuyển. Từ đó, nhóm tác giả bài viết chỉ ra xu hướng quan sát,
mô tả, cách nhìn vật đố của người Việt.
Như vậy, cho đến nay, nghiên cứu câu đố có khá nhiều nhưng chủ yếu là khai
thác từ góc độ văn học, văn hóa dân gian, folklore và thường nặng về sưu tầm. Tuy
đưa ra nhận xét song đó chỉ là những gợi ý đối với người đọc. Nghiên cứu hệ thống
thể loại này dưới góc độ ngôn ngữ học chưa được khai thác triệt để. Vì trước đó, có
một số công trình Việt ngữ học nhưng lẻ tẻ (tìm hiểu hiện tượng đồng dạng khác
nghĩa, chơi chữ…) hay luận văn phân tích một phương diện nào đó (phương diện


15
tiền giả định, biểu thức chiếu vật, cách thức tri nhận, một số biện pháp tu từ…) dựa
trên một số câu đố tiêu biểu.
Về mặt cấu trúc hình thức, đã có một số bài viết về cấu trúc đồng dạng, nghệ
thuật chơi chữ; các dạng câu đố (xét theo thể loại văn bản: dạng thơ và dạng lời nói
và theo cấu trúc hội thoại: dạng một cặp trao – đáp và dạng đoạn thoại) … nhưng
chưa có công trình nào tìm hiểu đặc điểm cấu trúc câu đố với tư cách một văn bản.
Về mặt nghĩa, một số luận án đã tìm hiểu biểu hiện cụ thể của câu đố (Không
gian làng quê trong câu đố, biểu thức miêu tả chiếu vật, tiền giả định…) nhưng chưa

có công trình nào đi sâu nghiên cứu hệ thống đề tài được phản ánh và cách thức
triển khai trong văn bản câu đố về động thực vật; các đặc điểm được chọn làm miêu
tả tố và phương thức miêu tả.
Về mặt lập luận, đã có tác giả đề cập đến luận cứ, kết luận trong một lập luận;
hiện tượng luận cứ đồng hướng lập luận, một số căn cứ và phương thức xây dựng
câu đố dân gian người Việt nhưng cũng chưa có công trình nào tìm hiểu các thành
phần lập luận, cấu trúc lập luận và cơ sở lập luận của câu đố về động thực vật trong
tiếng Việt.
Như vậy, đến nay câu đố đã thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu,
song chưa có tác giả nào bao quát hết được tổng thể các mặt biểu hiện của câu đố
(cấu trúc - ngữ nghĩa, lập luận) với tư cách một văn bản hoàn chỉnh, một văn bản
đặc biệt và cũng chưa có công trình nào chỉ ra được cơ chế giải mã câu đố (dựa vào
hình thức và nội dung của nó).
1.2. Cơ sở lí luận
Do đối tượng nghiên cứu của luận án là câu đố về động thực vật trong tiếng
Việt nên cần thiết phải có kiến thức nền về câu đố và đặc điểm của nó.
1.2.1. Câu đố và đặc điểm của câu đố
Tìm hiểu câu đố và đặc điểm của câu đố, chúng tôi chủ yếu nghiên cứu khái
niệm, đặc trưng, chức năng của nó.
1.2.1.1. Khái niệm
Xếp vào lĩnh vực “sự bắt chước có tính nghệ thuật” (dẫn theo [95, tr. 244]), từ
xưa, Aritstôt đã định nghĩa “Câu đố là một kiểu ẩn dụ hay” (dẫn theo [95, tr. 244]) và


16
coi cái hay của câu đố ở chỗ “trong khi nói về cái tồn tại, thực tế, câu đố đồng thời kết
hợp với cả cái không thể có được” (dẫn theo [95, tr. 244]).
Về phía các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam, khái niệm về câu đố
của họ cũng không đi chệch hướng nghiên cứu của các bậc tiền bối.
Vũ Ngọc Phan cho rằng “Câu đố là một loại hình sáng tác phản ánh các sự vật,

hiện tượng của thế giới khách quan theo lối nói chệch (nói một đằng hiểu một nẻo)”
[95, tr. 257]. Khái niệm này nhấn mạnh đến cách nói chệch trong câu đố.
Chú ý đến mặt cấu tạo, tác giả Triều Nguyên trong công trình nghiên cứu của
mình lại đưa ra cái nhìn về câu đố như sau: “Câu đố là một thể loại văn học dân gian,
gồm hai bộ phận: bộ phận lời đố và bộ phận lời giải (vật đố). Lời đố bằng văn vần
nhằm miêu tả vật đố một cách xác thực, hợp lẽ nhưng làm cho lạ hóa để khó đoán
nhận, lời giải nêu tên vật đố, là những sự vật, hiện tượng phổ biến, ai cũng từng biết,
từng hay” [92, tr. 28 – 29].
Câu đố được Nguyễn Văn Trung xem xét trên phương diện cấu tạo và xã hội. Về
phương diện cấu tạo, lời đố và lời giải là hai phần tạo nên cấu trúc của đối thoại câu đố.
Còn xét trên phương diện xã hội, câu đố là trò chơi dân gian bằng ngôn ngữ (hình ảnh,
từ và ý nghĩa…), có tác dụng thử tài suy đoán, nhằm mua vui, giải trí.
Theo Đỗ Bình Trị [118], câu đố là một thể loại văn học dân gian mà chức
năng chủ yếu là phản ánh sự vật, hiện tượng bằng phương pháp giấu tên và nghệ
thuật chuyển hóa (chuyển vật nọ thành vật kia), được dùng trong sinh hoạt tập thể,
để thử tài suy đoán, kiểm tra sự hiểu biết và mua vui, giải trí.
Với Vũ Anh Tuấn, “Câu đố là những sáng tác dân gian ngắn gọn, có vần
nhịp, nội dung thiên về miêu tả sự vật qua nghệ thuật “giấu tên” – nghệ thuật ẩn dụ
đặc biệt” [120, tr. 258].
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, thể loại này được định nghĩa là “câu văn vần mô
tả người, vật, hiện tượng một cách lắt léo hoặc úp mở, dùng để đố nhau” [126, tr. 126].
Ngoài ra, có thể kể đến một số cách định danh khác nhau về câu đố của các
nhà nghiên cứu đã được Trần Thị An điểm lại trong phần dẫn luận mở đầu cuốn
Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 2, phần tục ngữ, câu
đố: “là một thể loại văn học dân gian” (Chu Xuân Diên, Hoàng Tiến Tựu), “một định
nghĩa ngược” (Ninh Viết Giao), “một định nghĩa bằng đối thoại”, (Nguyễn Văn


17
Trung), “vừa là nghệ thuật vừa là khoa học thường thức dân gian”, (Hoàng Tiến Tựu),

“một bài toán mẹo” (Trần Đức Ngôn)…. “Nét đặc trưng bản chất của nó dù dưới bất kì
tên gọi nào, theo các nhà nghiên cứu, cũng đều là lối nói chệch” [123, tr. 670].
Tóm lại, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng các tác giả đều khẳng định câu
đố là một thể loại văn học dân gian, phản ánh sự vật bằng phương pháp giấu tên và
nghệ thuật chuyển hóa hay phát biểu ở dạng khác đi, theo lối ám chỉ, không nói
thẳng tên nó ra.
Theo quan điểm của tác giả luận án, câu đố là một thể loại văn học dân gian.
Mỗi câu đố đều có nội dung hoàn chỉnh, được thể hiện bằng một thứ ngôn ngữ nghệ
thuật riêng. Do vật đố luôn được giấu tên nên đòi hỏi người giải đố phải kết hợp thao
tác tư duy, suy luận ... mới có thể giải mã, tìm ra ẩn số được mã hóa bằng ngôn ngữ
trong bài toán đố.
Mặt khác, câu trong câu đố khác câu trong ngôn ngữ học. Câu đố được gọi là
câu nhưng không phải là câu. Thực chất, xét từ bình diện ngôn ngữ học, mỗi câu đố
là một văn bản, trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức. Văn bản đó bao
gồm một hoặc nhiều phát ngôn hợp lại. (“phát ngôn đó có thể là cụm từ (chuỗi cụm
từ), câu (hay nhiều câu)” [35, tr. 38]). Văn bản câu đố là một văn bản đặc biệt, có
cấu trúc – ngữ nghĩa và lập luận riêng, thể hiện tư duy sáng tạo của người ra đố.
Cũng cần nói thêm rằng, trong hoạt động đố - giải (hoạt động giao tiếp bằng
ngôn ngữ), bình thường, riêng bản thân lời đố đã là văn bản trọn vẹn (vì khi tham
gia giải đố, người giải chỉ tiếp cận lời này). Nhưng khi xem xét câu đố đã được văn
bản hóa, nhà nghiên cứu không thể xét riêng lời đố mà không gắn với lời giải vì
giữa chúng có mối quan hệ tương quan, khăng khít với nhau. Khi phân tích lời đố
vẫn phải dựa trên lời giải thì mới có căn cứ. Mặt khác, mỗi văn bản có tính trọn vẹn
về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, có mục đích nhất định; mà lời giải chính là
mục đích (nằm trong ý định của người ra đố) nên chúng tôi coi đây là một phần của
văn bản đố. Do đó, lời giải là một phần làm nên cấu trúc hoàn chỉnh của câu đố. Khi
đó, lời đố và lời giải làm nên văn bản tổng thể trọn vẹn, đầy đủ. Đây là sự khác biệt
giữa câu đố với các văn bản folklore khác (ca dao, tục ngữ, thành ngữ…). Câu đố
có một văn bản tạm khuất lấp. Nó chỉ hiện diện đầy đủ khi giải xong. Vì thế, trong



18
luận án này, câu đố - đối tượng nghiên cứu được xét trong tư cách của một văn bản
– một văn bản đặc biệt, hoàn chỉnh bao gồm cả lời đố và lời giải.
1.2.1.2. Đặc trưng thể loại
Mỗi thể loại văn học đều mang đặc trưng riêng. Là một thể loại văn học dân
gian, câu đố cũng có những nét đặc thù riêng có.
i. Câu đố - một trò chơi trí tuệ bằng ngôn từ
Đánh cờ, thả thơ, thi hát, đố - giải … là những trò chơi trí tuệ đầy thú vị trong
dân gian, song trò chơi trí tuệ trong câu đố lại mang những đặc điểm riêng:
a. Câu đố là một trò chơi ngôn ngữ được tạo ra từ cách nói lạ hóa, thách đố sự
thông minh và tài phán đoán của người giải. Vật đố có thể được miêu tả trực tiếp,
song phần lớn nó lại được miêu tả một cách gián tiếp thông qua các biện pháp tu từ
độc đáo như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, vật hóa, ngoa dụ, chơi chữ; nhằm đánh lạc
hướng suy nghĩ của người giải đố. Điều này làm cho câu đố vừa hóc búa, khó đoán
lại vừa thú vị, hấp dẫn. Người ra đố và người giải đố, ngoài việc được đặt mình vào
“không gian trí tuệ, tư duy duy lý”, còn được đặt mình vào “không gian nghệ thuật, tư
duy thẩm mĩ, cảm xúc”. Đây chính là đặc trưng hấp dẫn về mặt tâm lí nghệ thuật, làm
nên cái hay, cái đẹp của câu đố mà không phải thể loại Folklore nào cũng có được.
b. Câu đố có tác dụng tạo cho con người một năng lực suy luận logic và khả
năng tưởng tượng.
Năng lực tưởng tượng là đôi cánh của hoạt động trí tuệ. Nó có thể giúp chúng
ta phát hiện mối liên hệ giữa các sự vật tưởng chừng chẳng có liên quan gì; khiến
tâm hồn ta có thể bay bổng, nghĩ đến những thứ rất mới, có khi rất lạ so với những
thứ đã có. Không ít trường hợp, cùng một sự vật lại được nhìn nhận một cách đa
diện, nhiều chiều trong cùng một lời đố hay trong nhiều lời đố khác nhau về chúng.
Điều này lí giải vì sao có thể có nhiều câu đố về một vật đố (Ví dụ, đố về quả bưởi:
(1) “Da đầy mụn, đầy rôm. Ruột đầy tôm, đầy tép. Dáng: khi tròn, khi dẹp. Ăn: khi
ngọt, khi chua” [125, tr. 86 – 87]; (2) “Không vê mà tròn” [125, tr. 87], hay “Một
bầu chứa rất nhiều tôm. Hạt tươi đốt cũng cháy bùng lửa hoa” [125, tr. 87]... ).



19
Đố - giải vì thế thực chất là một trò chơi trí tuệ bằng ngôn từ. Lời giải là mục
đích của sự kiếm tìm. Kết thúc trò chơi trí tuệ này bao giờ cũng là việc tìm ra đáp số
thoả đáng. Tính sáng tạo, khả năng quan sát và năng lực tưởng tượng, tư duy linh
hoạt, nhạy bén cùng năng lực ngôn ngữ của những người tham gia trò chơi này
được rèn luyện, phát triển là vì thế.
ii. Câu đố - một bài toán đặc biệt
Xét về mặt hình thức, mỗi câu đố có thể được coi là một bài toán, lại là một
bài toán vui, bài toán đặc biệt. Đặc trưng toán của câu đố thể hiện qua hai yếu tố: dữ
kiện (lời đố) và lời giải. Dữ kiện là những yếu tố cho trước, chủ yếu là miêu tả các
đặc điểm của vật đố. Những đặc điểm này có khi được kết hợp thể hiện đồng thời,
có khi chỉ là một trong số đó. Và dù có thể gần, có thể xa so với đặc điểm của vật
đố nhưng chúng đều mang tính chất chung là bảo đảm hạt nhân hợp lí, làm cơ sở
quy chiếu vật đố (giải đố). Tuy ở mức độ khó, dễ khác nhau, dù vật đố được giấu
tên (ở lời giải) song lời đố bao giờ cũng mở ra cho người giải một hướng suy nghĩ,
một hướng tiếp cận sự vật. Có những câu chúng ta dễ dàng tìm ra đáp án nhưng
không ít trường hợp buộc người giải phải suy nghĩ, tranh luận một cách hào hứng,
sôi nổi; tạo ra sức cuốn hút cho cuộc chơi. Sẽ chẳng còn gì là thú vị nếu như những
câu đố đưa ra quá dễ, để câu nào đáp số cũng được tìm ra một cách nhanh chóng
hoặc ngược lại quá khó, người giải đố phải “đầu hàng” thua cuộc.
Câu đố là một bài toán đặc biệt còn bởi đáp số của nó có thể có nhiều. Một lời
đố có thể quy chiếu tới nhiều sự vật khác nhau. Với lời đố (3) “Không chân không
tay, không đầu không mắt, áo giáp một cặp, che kín toàn thân” [125, tr. 268] thì lời
giải có thể là con sò hay con hến đều được. Cũng vậy, lời đố (4) “Không uốn mà
ngay” [125, tr. 94] không chỉ là đặc điểm thân cây cau mà còn là đặc điểm của nhiều
thân cây khác… Ẩn số của bài toán (5) “Không vê mà tròn” [125, tr. 87] không chỉ là
trái bưởi. Hay đáp án cho lời đố (6) “Mình vàng mà thắt đai vàng. Tiếng kêu thỏ thẻ
rõ ràng trên cây. Có chân mà chẳng có tay. Con mắt thì có lông mày thì không” có

thể là chim bồ các [125, tr. 208] hoặc con ong [125, tr. 287 – 288].
Hơn nữa, bài toán đặc biệt ấy còn có linh hồn. Bởi nó có hình thức rất sinh
động và cho ta kết quả đôi khi thật bất ngờ. Ví dụ, đố về con ốc: (7) “Mồm bò
không phải mồm bò mà lại mồm bò” [125, tr. 265] hay đố về trái cau: (8) “Bắt đầu


20
đội nón. Chóp mặc áo xanh. Đi quanh một vòng. Thay đội nón bằng mặc áo trắng”
[125, tr. 90]... thì cách đố và lời giải quả là bất ngờ, thú vị. Chính điều này làm nên
sức hấp dẫn riêng cho câu đố.
Mỗi câu đố còn như một bài thơ nhỏ, xinh xắn, đáng yêu, được diễn đạt theo
cách diễn đạt của thơ ca, vần điệu hài hòa. Ở đó, các biện pháp tu từ như so sánh, ẩn
dụ, nhân hóa, phóng đại, chơi chữ… được sử dụng khá nhiều. Vì thế, ngoài tác
dụng rèn luyện tư duy, câu đố còn bồi dưỡng cho chúng ta năng lực thẩm mĩ, năng
lực cảm thụ văn học, năng lực sử dụng ngôn ngữ.
Có thể nói, câu đố là “một bài toán, không phải toán số, mà là toán văn học
(vận dụng hình ảnh, chữ nghĩa) có một trật tự luận lý chặt chẽ và hợp lý theo cách
riêng của câu đố” [119, tr. 17].
1.2.1.3. Chức năng
i. Chức năng nhận thức
Là một loại hình sáng tác folklore, sản phẩm của trí tuệ nhân dân, mục đích
của câu đố là phát triển và hoàn thiện trí tuệ cho con người. Vì thế, nhận thức là giá
trị không thể phủ nhận của thể loại này.
Trước hết, câu đố cung cấp cho chúng ta một vốn tri thức phong phú, đa dạng
về thế giới khách quan: kiến thức tự nhiên, xã hội. Đó là những nhận thức thông
thường về thế giới thiên nhiên và con người vô cùng gần gũi, thân thuộc quanh ta, là
cỏ cây, hoa lá, chim muông, đồ vật … thường ngày ta đã biết hoặc cũng có thể đôi
khi chưa để ý tới. Tuy chưa thật đầy đủ song hàng nghìn khách thể đã được mô tả
trong câu đố. Riêng về thế giới động thực vật, câu đố cũng đã cho chúng ta một vốn
hiểu biết phong phú về các loại chim, thú, côn trùng, động vật dưới nước, cây cỏ, hoa

lá, củ quả… hơn bất kì cuốn sách giáo khoa sinh vật học phổ thông nào. Có thể nói,
câu đố như một bộ bách khoa toàn thư về thế giới hữu hình (thế giới vật thể), qua đó
giúp ta phần nào hiểu được đời sống và thế giới quan của người dân lao động. Đây là
chỗ mạnh của câu đố mà các thể loại văn học dân gian khác không có được.
Tri thức trong câu đố là tri thức cụ thể, là kết quả của khả năng quan sát trực
tiếp, khám phá thế giới sự vật, hiện tượng. Chiều sâu của tri thức này là ở chỗ phát
hiện ra đặc điểm của đối tượng từ nhiều phía, tri nhận hiện thực ở nhiều phương
diện khác nhau. Chẳng hạn, cùng đố về con trâu, người ra đố khi thì dựa vào đặc


×