Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công Ty TNHH DOSUNG VINA VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 31 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA ĐIỆN TỬ
------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
CÔNG TY TNHH DOSUNG VINA VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : Th.S PHẠM VĂN CCCC
Sinh viên thực hiện

: NGUYỄN TUẾN VNN

Lớp

: ĐIỆN TỬ 3- KHÓA 11

Mã sinh viên

: 1141051176

Hà Nội, tháng 2 năm 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

KHOA ĐIỆN TỬ

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


PHIẾU ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT VỀ
CHUYÊN MÔN VÀ QUÁ TRÌNH THỰC TẬP CỦA SINH VIÊN
Họ và tên :

NGUYỄN TIẾN VVV

Mã Sinh Viên: 1141051176
Lớp: ĐH Điện tử 3 – K11
Địa điểm thực tập: Công ty TNHH DOSUNG VINA VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Thầy Phạm Văn Ccccc
Đánh giá chung của giáo viên hướng dẫn:
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
.........................................................................................................................
Hà Nội, ngày 28 .tháng 2 năm 2020
Giáo viên hướng dẫn
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC HÌNH ẢNH

5


LỜI CẢM ƠN

6

BẢNG TỪ VIẾT TẮT

7

MỞ ĐẦU

8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÁC QUY ĐỊNH NỘI BỘ

9

1.1. Lịch sử hình thành và phát triển..................................................................................................9
1.1.1. Lịch sử.....................................................................................................................................9
1.1.2. Cơ cấu các phòng ban chính trong nhà máy........................................................................14
1.1.3. Phương châm hoạt động: KYOSEI........................................................................................15
1.1.4. Thông điệp: “THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG”...................................................................16
1.2. Các quy định nội bộ....................................................................................................................16
1.2.1. Quy định về an toàn giao thông...........................................................................................16
1.2.2. Quy định phòng cháy, chữa cháy.........................................................................................16
1.2.3. Quy định về sử dụng đồng phục và thẻ nhân viên..............................................................17
1.2.4. Quy định về thời gian làm việc.............................................................................................18
1.2.5. Quy định về việc xin nghỉ.....................................................................................................18
1.2.6. Các quy định khác.................................................................................................................19
1.3. Chính sách..................................................................................................................................19
1.4. Các quy định an toàn lao động..................................................................................................20

1.4.1. Chính sách.............................................................................................................................20
1.4.2. Chiến lược.............................................................................................................................20
1.4.3. Hành động chính..................................................................................................................20

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DÂY TRUYỀN SẢN XUẤT
TẠI NƠI THỰC TẬP.

22

2.1. Quy định tổ chức........................................................................................................................22
2.1.1. Quy trình sản xuất................................................................................................................22
2.1.2. Đảm bảo chất lượng.............................................................................................................22
2.2. Công việc tại DOSUNG VINA VIỆT NAM.....................................................................................23
2.2.1. Đào tạo việc trên phòng đào tạo.........................................................................................23
2.2.2. Làm việc tại phòng LASER1 (24/12/2019-31/1/2020).........................................................25
2.2.3. Những điều đã học hỏi được sau thời gian thực tập tại DOSUNG VINA VIỆT NAM..........26

CHƯƠNG 3: Ý KIẾN CẢI TIẾN VỚI KHOA ĐIỆN TỬ

28

3.1. Ý kiến về việc cải tiến chương trình...........................................................................................28

3


3.2. Ý kiến về giáo trình và thiết bị đào tạo tại khoa điện tử...........................................................28
KẾT LUẬN

30


TÀI LIỆU THAM KHẢO

31

4


MỤC LỤC HÌNH ẢNH
Hình 1. 1 Nhà xưởng sản xuất

10

........................11
Hình 1. 2 Cổng chính khu xưởng sản xuất

11

........................11
Hình 1. 3 Văn phòng làm việc của các cán bộ tại công ty

12

Hình 1. 4 Lễ kỉ niệm 1 năm thành lập công ty

13

Hình 1. 5 Sơ đồ tổ chức bộ máy cán bộ công ty TNHH DOSUNG VINA

14


Hình 2. 1 Đào tạo lý thuyết cho sinh viên

24

Hình 2. 2 Đào tạo thực hành cho sinh viên

25

5


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý
thầy, cô giáo trong khoa Điện Tử Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội lời cảm
ơn chân thành.
Đặc biệt, em xin gửi đến Thầy Th.S Phạm Văn Ccccc, người đã tận tình,
hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn
sâu sắc nhất.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám đốc Công ty TNHH DOSUNG
VINA Việt Nam đã tạo điều kiện và cho phép em được thực tập tại quý công ty,
đặc biệt cảm ơn anh NGUYỄN VĂN PHƯƠNG (Trưởng phòng nhân sự) đã tận
tình giúp đỡ, chỉ bảo, truyền đạt kinh nghiệm cho em trong suốt quá trình thực
tập.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài báo cáo thực
tập, khó tránh khỏi những sai lầm, thiếu sót làm ảnh hưởng đến công ty cũng
như quý thầy cô. Em rất mong quý công ty và các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do
trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo
không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp
của thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn

bài báo cáo tốt nghiệp sắp tới.

Em xin chân thành cảm ơn!

6


BẢNG TỪ VIẾT TẮT
Stt

Từ viết tắt

Tiếng anh

Tiếng việt

1

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

2

VSLĐ

Vệ sinh lao động

3


ThS

Thạc sỹ

4

AT

An toàn

7


MỞ ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là học phần bắt buộc trong quá trình đào tạo của Khoa
Điện Tử Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội. Mục tiêu của học phần là giúp
sinh viên nắm bắt, có điều kiện tìm hiểu về thực tiễn sản xuất liên quan đến nội
dung hoặc gần với nội dung đề tài đồ án tốt nghiệp chuẩn bị thực hiện. Giúp sinh
viên có ý niệm cơ bản về chức năng nhiệm vụ của người kỹ sư, kỹ thuật viên tại
Công ty, xí nghiệp. Luyện tập, rèn luyện kỹ năng giải quyết công việc độc lập,
kỹ năng làm việc nhóm, vận dụng những kiến thức đã học, kỹ năng tự trau dồi
để bổ sung kiến thức nhằm giải quyết công việc kỹ thuật cụ thể.
Được sự giúp đỡ của Khoa Điện Tử Trường Đại Học Công nghiệp Hà Nội và
sự đồng ý của Ban Giám đốc Công ty TNHH DOSUNG VINA VIỆT NAM, tôi
đã hoàn thành đợt thực tập tốt nghiệp kéo dài 2 tháng tại công ty.
Để có thể dễ dàng đánh giá kết quả thực tập, tôi đã trình bày nội dung thực tập
trong Bản Báo Cáo này. Quá trình thực hiện có thể sẽ gặp phải những sai sót.
Kính mong quý công ty và thầy cô có những đóng góp để Báo cáo thực tập có
thể áp dụng rộng rãi vào thực tế một cách thiết thực nhất.
Nội dung chính của báo cáo gồm 3 chương:

+ Chương 1: Giới thiệu về công ty và các quy định nội bộ: bao gồm lịch sử
hình thành phát triển các thành tựu của công ty đạt được; các nội quy về công ty
và các quy định về an toàn trong sản xuất tại nhà máy.
+ Chương 2: Quy trình tổ chức, quản lý dây truyền sản xuất của công ty: Nắm
được rõ tổ chức bộ máy của công ty, các cấp quản lý của nhà máy và các dây
truyền sản xuất tại nhà máy của công ty.
+ Chương 3: Ý kiến về việc cải tiến chương trình, giáo trình, thiết bị đào tạo
tại khoa điện tử theo hướng đáp ứng tốt nhất yêu cầu của công việc.
Ngoài ra còn có phần mở đầu và kết luận để các phần của báo cáo được liên
kết chặt chẽ, thống nhất với nhau.
8


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ CÁC QUY ĐỊNH
NỘI BỘ
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
1.1.1.

Lịch sử

-

Tên công ty: CÔNG TY TNHH DOSUNG VINA VIỆT NAM

-

Tên giao dịch đối ngoại: DOSUNG VINA CO., LTD

-


Thành lập: 1/12/2014, bắt đầu đi vào hoạt động ngày 2/12/2014

-

Số lượng cán bộ công nhân viên: 3000

-

Diện tích nhà xưởng: 30,000 m2

-

Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện tử công
nghệ cao như bảng mạch điện tử cho điện thoại không dây, camera, bộ sạc
pin, bộ chuyển nguồn, bộ chuyển kênh.

-

Địa chỉ: thôn Trúc Tray, xã Vân Trung, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

-

Mã số thuế: 2400744102.

9


Hình 1. 1 Nhà xưởng sản xuất

10



Hình 1. 2 Cổng chính khu xưởng sản xuất

11


Hình 1. 3 Văn phòng làm việc của các cán bộ tại công ty

12


-

Lịch sử hình thành và phát triển:

Hình 1. 4 Lễ kỉ niệm 1 năm thành lập công ty
+

01/12/2014: Thành lập công ty TNHH DOSUNG VINA VIỆT
NAM.

+

02/12/2014: Được cấp phép và chính thức đi vào hoạt động.

13


+


Năm 2015: Nhà xưởng với quy mô 10000 m2 với gần 1000 công
nhân.

+

Năm 2017: Mở rộng nhà xưởng và có thêm chi nhánh tại Bắc Ninh.

-Quy mô hiện nay của nhà máy: hơn 3000 cán bộ công nhân viên.
1.1.2.

Cơ cấu các phòng ban chính trong nhà máy

Hình 1. 5 Sơ đồ tổ chức bộ máy cán bộ công ty TNHH DOSUNG VINA
-Phòng tài chính: Huy động vốn và cân bằng nguồn tài chính cho công ty, giúp
đảm bảo tiến độ công việc không bị ngưng trệ mà vẫn đem lại lợi ích kinh
tế như kế hoạch đề ra.
-Phòng kĩ thuật: Xây dựng kế hoạch sản xuất, các tiêu chuẩn công việc, phân
tích và thiết kế phần mềm, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng khâu
từ thiết kế cho đến sản xuất, nhằm đáp ứng đúng yêu cầu do đối tác đưa ra.
14


-Phòng nhân sự: Sắp xếp công việc cho nhân viên, phụ trách mảng tuyển dụng
và tổ chức các sự kiện, giúp công ty hội tụ được nguồn chất xám chất lượng
cao, năng động và sáng tạo trong công việc cũng như trong việc phát triển
công ty lên tầm cao mới.
-Mối quan hệ mật thiết giữa các vị trí, các phòng ban: Giám đốc là người trực
tiếp điều hành công ty, tiếp sau đó là phó giám đốc có quyền hạn với tất cả
các phòng ban. Các phòng, ban có mối quan hệ mật thiết với nhau, làm việc

dựa theo kế hoạch đã được thông qua Phó giám Đốc và Giám Đốc. Tất cả
cùng chung tay vì một công ty phát triển hưng thịnh.
1.1.3.

Phương châm hoạt động: KYOSEI

Phương châm hoạt đông của DOSUNG VINA VIỆT NAM là Kyosei, âm
Hán- Việt là “Cộng sinh”. Nghĩa hẹp của từ này là “Cùng sống và làm việc vì
lợi ích chung”. Tuy nhiên, với tập đoàn Canon, từ này được hiểu theo nghĩa rộng
là: “Tất cả mọi người không phân biệt chủng tộc, tôn giáo và văn hóa, cùng nhau
chung sống và làm việc hòa hợp để hướng tới tương lai”. DOSUNG VINA VIỆT
NAM đã được coi như mái nhà thứ 2 của toàn thể công nhân viên đang làm việc
ở đây. Họ đã cùng làm việc, học tập, tham gia các hoạt động, dung hòa sự khác
biệt văn hóa, tôn giáo, chung tay xây dựng DOSUNG VINA VIỆT NAM đoàn
kết, vững mạnh.
Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới vẫn còn tồn tại sự bất cân bằng trong nhiều
lĩnh vực như nghề nghiệp, mức thu nhập hay môi trường sống. Chính điều này
đã gây cản trở cho việc thực hiện phương châm này. Giải quyết sự mất cân đối
này là nhiệm vụ mà DOSUNG VINA VIỆT NAM đặt ra và đang triển khai tích
cực theo phương châm “Kyosei” của mình. Các công ty quốc tế ngày nay cần
phải thúc đẩy mối quan hệ không chỉ với khách hàng của mình và các công ty
mà họ có quan hệ, mà còn phải giữ mối quan hệ với các quốc gia khác và quan
tâm đến vấn đề môi trường. Các công ty cần phải chịu trách nhiệm trước những
tác động đến môi trường và xã hội do các hoạt động của họ gây nên. Chính vì lí
do này, mục tiêu mà DOSUNG VINA VIỆT NAM đặt ra là góp phần làm phồn
15


vinh thế giới và hạnh phúc của nhân loại, từ đó dẫn đến tăng trưởng liên tục và
đưa thế giới tiếp cận gần hơn với phương châm Kyosei- Cộng sinh này.

1.1.4.

Thông điệp: “THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG”

Với mục đích bảo tồn thiên nhiên tươi đẹp của đất nước Việt Nam nói riêng
và của thế giới nói chung, DOSUNG VINA VIỆT NAM thiết lập hệ thống quản
lí rác thải, tái sinh 100% các loại nhựa, kim loại và giấy. DOSUNG VINA VIỆT
NAM sử dụng công nghệ không gây tổn hại với môi trường như hệ thống làm
mát bằng nước tuần hoàn cho bộ phận và công nghệ sấy bằng dầu khô nhanh
cho phép bộ phấn ép nén kim loại cũng như áp dụng phương thức hàn không chỉ
đối với bộ phận sản xuất mạch.
Song song với việc bảo vệ môi trường trong nhà máy, DOSUNG VINA
VIỆT NAM còn đề ra chương trình “ Điều phối xanh ” đối với các nhà cung
cấp. Thông qua chương trình này, các nhà cung cấp đều phải tuân thủ nghiêm
ngặt các tiêu chuẩn môi trường do DOSUNG VINA VIỆT NAM và pháp luật
Việt Nam đề ra. Các linh kiện trước khi được chuyển đến các nhà máy thì
DOSUNG VINA VIỆT NAM đều đảm bảo là “ Sản phẩm thân thiện với môi
trường ”.
1.2.

Các quy định nội bộ

1.2.1.

Quy định về an toàn giao thông

-

Tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn giao thông.


-

Đối với tất cả các cán bộ công nhân viên của DOSUNG VINA VIỆT NAM
khi tham gia giao thông bằng xe máy đều phải đội mũ bảo hiểm và xe bắt
buộc phải có gương chiếu hậu, đặc biệt không được uống rượu bia khi tham
gia giao thông. Riêng người lái xe phải có giấy phép lái xe và được gián
chứng chỉ lên thẻ nhân viên.

1.2.2.
-

Quy định phòng cháy, chữa cháy

Nghiêm cấm mang hóa chất dễ gây cháy nổ. Khi phát hiện thấy cháy phải
thông báo ngay cho cấp trên của mình, hô to để mọi người cùng biết sau đó
16


tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của những người có trách nhiêm hoặc của lực
lượng phòng cháy, chữa cháy.
-

Không chen lấn xô đẩy khi chạy thoát hiểm.

1.2.3.
-

Quy định về sử dụng đồng phục và thẻ nhân viên

Đồng phục:

+

Mặc quần áo đồng phục sạch sẽ, gọn gàng.

+

Nếu mặc áo khoác phải kéo áo lên sát cổ, nếu mặc áo sơ mi phải cho
vạt áo vào trong quần (đối với nam).

+

Đội mũ theo quy định khi vào khu vực sản xuất; đi giày theo quy
định không giẫm chân lên gót giày, không bỏ chân ra khỏi giày khi
đang ở trong công ty.

+

Luôn đeo thẻ lên bên trái đối với phòng ban lắp ráp, kẹp thẻ trên túi
áo trước ngực đối với phòng ban khác trong suốt quá trình làm việc.
-

+

Thẻ nhân viên:
Thẻ nhân viên là tài sản của công ty mọi trường hợp mất thẻ hoặc
quên thẻ đều phải thông báo ngay cho cấp trên của mình để được bảo
lãnh hoặc cấp thẻ mới.

+
-


Thẻ nhân viên được sử dụng để ra vào công ty và được sử dụng trong
suốt thời gian làm việc.

Khu vực làm việc:
+

Không nói chuyện riêng, đùa nghịch trong khu vực làm việc.

+

Không sử dụng điện thoại di động trong giờ làm việc.

+

Không mang đồ ăn vặt vào khu vực làm việc.

+

Không đi dép lê hay chân trần vào khu vực làm việc.

17


+

Không nghe nhạc, sử dụng tại nghe trong giờ làm việc kể cả giờ nghỉ
giải lao chỉ được nghe nhạc ở khu vực căng tin và không được vứt
rác ra khu vực làm việc.


-

Di chuyển trong nhà máy:
+

Di chuyển nhanh nhẹn, có hàng lối không chen lấn, xô đẩy.

+

Đi đúng phần đường quy định.

+

Không đi qua các phòng ban khác.

+

Không chạy nhảy trong khu vự làm việc.

+

Ra ngoài quá 15 phút cần phải đăng ký với người trực trong khung giờ
đó.

1.2.4.

Quy định về thời gian làm việc

-


Ca làm việc: có 2 ca làm việc: ca ngày từ 8h00 đến 17h00, ca đêm từ 20h00
đến 5h00.

-

Ca ngày: làm việc 5 ngày / tuần; từ thứ 2 đến thứ 6.

-

Ca đêm: làm việc 6 ngày/ tuần; từ thứ 2 đến thứ 7.

-

Trong 1 tháng được nghỉ 2 thứ 7 và 4 chủ nhật.

-

Mỗi ngày làm tăng ca không quá 3 tiếng.

-

Cần có mặt ở nơi làm việc trước ít nhất 5 phút để chuẩn bị cho công việc.

1.2.5.
-

Quy định về việc xin nghỉ

Khi muốn xin nghỉ phép phải thông báo cho Leader hoặc người quản lý
trực tiếp ít nhất là 3 ngày.


-

Đối với các trường hợp nghỉ ốm phải gọi điện báo cáo cho người quản lý
và trong ngày làm việc đầu tiên sau khi nghỉ phép phải nộp giấy chứng
nhận của cơ quan y tế nếu không có coi như không hợp lệ.

-

Trường hợp xin nghỉ hẳn phải thông báo cho Leader bằng văn bản ít nhất
30 ngày ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt đã được nghỉ trong hợp đồng
lao động.
18


-

Nếu nghỉ không thông báo, thông báo không đúng thời gian quy định hoặc
không nhận được sự đồng ý của người quản lý coi như là nghỉ không phép.

1.2.6.
-

-

Các quy định khác

Quy định khi dùng dao, kéo và các vật dụng nguy hiểm
+


Khi muốn sử dụng dao, kéo phải thông báo cho leader hoặc Support.

+

Nghiêm cấm sử dụng vào mục đích cá nhân.

Quy định về việc ăn uống tại công ty
+

Không được ăn uống trong khu vực làm việc kể cả khu vực nghỉ giải
lao. Chỉ được ăn uống tại khu vực căng tin.

+

Uống nước đúng nơi quy định, không sử dụng nước uống vào mục
đích rửa tay, rửa mặt.

+
1.3.
-

Sau khi uống xong phải phân loại cốc và úp cốc đúng nơi quy định.
Chính sách

Phúc lợi
+

Được mua hàng ở siêu thị với giá rẻ, đọc sách y tế chăm sóc sức khỏe,
có xe đưa đón cán bộ công nhân viên đi làm hàng ngày.


+

Được tiền mừng tuổi công ty vào dịp tết, nhận quà tết trung thu

+

Có các hoạt động giải trí: ngày hội thể thao, ngày hội gia đình, cuộc
thi hùng biện tiếng anh, tiếng nhật, vv

-

-

Kỷ luật lao động
+

Cảnh báo bằng miệng.

+

Kỷ luật bằng văn bản.

+

Gửi công văn chấm dứt lao động.

Phong cách
+

Làm việc chăm chỉ, nhanh nhẹn, đúng thời gian quy định.

19


+

5s: sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng.

+

Ho- ren- so: báo cáo, liên lạc, thỏa thuận với cấp trên ngay khi phát
sinh vấn đề.

+

Sanji: tự giác, ý thức, tự lập trong công việc.

1.4.

Các quy định an toàn lao động

1.4.1.

Chính sách
Thúc đẩy công nhân viên tự nhận diện mối nguy, thực hiện đánh giá rủi

ro toàn diện vì môi trường làm việc an toàn tuyệt đỉnh.
1.4.2.

Chiến lược


-

Tuân thủ: Tuân thủ luật AT, VSLĐ và các yêu cầu pháp luật

-

An toàn lao động: Tái thiết lập hệ thống đánh giá rủi ro, toàn diện, thực
hiện và kiểm soát triệt để.

-

Phòng cháy chữa cháy: tiến hành hoạt động ngăn ngừa cháy nổ, thực hiện
xử lý ngay giai đoạn đầu.

-

Chăm sóc sức khỏe: đổi mới dịch vụ chăm sóc sức khỏe, cung cấp kiến
thức thực hành cho công nhân viên.

-

An toàn giao thông: bồi dưỡng kỹ năng lái xe an toàn, nâng cao ý thức tự
bảo vệ khi tham gia giao thông.

1.4.3. Hành động chính
-

Hành động
+


Theo sát luật và các quy định về AT, VSLĐ bằng phân tích chi tiết và
đối sách phù hợp cho từng khu vực làm việc.

+

Tái cấu trúc hệ thống, huấn luyện kỹ năng đánh giá rủi ro,
thúc đẩy nhận diện mối nguy hiểm bởi chính công nhân
viên.
20


+

Đẩy mạnh hoạt động đào tạo nội bộ: TWI- JS, safety DOJO, KYT.

+

Chủ động thực hiện kiểm soát điều kiện an toàn; Triệt để kiểm tra,
siết ốc vít ổ cắm, phích cắm; Tăng cường huấn luyện kỹ năng sử
dụng thiết bị chữa cháy tại chỗ.

+

Cung cấp kiến thức thực hành về chăm sóc sức khỏe, phòng chống
bệnh dịch.

+

Bồi dững kỹ năng lái xe an toàn, thu hút sự tham gia của công nhân
viên vào chiến dịch an toàn giao thông.


+

Khuyến khích thúc đẩy hoạt động OSH bằng việc tham gia của cả
công nhân viên và các cấp quản lý.

-

Mục tiêu
+

Không phàn nàn từ cơ quan chính quyền.

+

Không tai nạn do lỗi vi phạm bản quyền của công nhân viên hoặc do
máy, thiết bị không an toàn.

+

Không tai nạn cháy nổ, tổ chức đào tạo hàng tháng.

+

Tất cả các phòng ban giảm tỉ lệ tai nạn.

+

Không tai nạn do lỗi vi phạm của nhân viên.


21


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC, QUẢN LÝ DÂY TRUYỀN SẢN
XUẤT TẠI NƠI THỰC TẬP.
2.1.

Quy định tổ chức

2.1.1.

Quy trình sản xuất

Nhiều linh kiện với kích thước lớn nhỏ khác nhau; đòi hỏi độ chính xác cao
được gia công ngay tại nhà máy.
Để hoàn thiện được sản phẩm thì trải qua nhiều bước: Đầu tiên linh kiện
được nhập vào để kho nhập, tiếp theo các linh kiện nhập này được chuyển tới bộ
phận kiểm tra chất lượng, sau khi kiểm xong linh kiện được chuyển vào kho
quản lí linh kiện. Tại đây, dựa theo kế hoạch sản xuất thì quản lí kho sẽ cho xuất
linh kiện ra chuyền để gia công, gia công xong các sản ph ẩm được kiểm tra
điện, tiếp theo kiểm tra ngoại quan và đóng gói sản phẩm sau đó xếp hàng và
cuối cùng là xuất kho.
Bên cạnh đó, công ty đang từng bước nâng cao tỷ lệ nội địa hoá linh kiện
cho sản phẩm bằng việc tích cực thử sức với công nghệ sản xuất mới và mở rộng
cơ hội hợp tác với các nhà cung cấp linh kiện trong nước nhằm củng cố thêm
mục tiêu đưa sản phẩm với thương hiệu “Made in Vietnam” ra thị trường thế
giới.
2.1.2.

Đảm bảo chất lượng


Với mục tiêu là “Không có hàng lỗi”, công ty đã thiết lập được hệ thống
quản lý chất lượng, được giám sát chặt chẽ theo tiêu chuẩn của Sự tập trung kiên
định vào việc bảo vệ môi trường và chất lượng sản phẩm của công ty.
Bộ phận quản lý chất lượng linh kiện có nhiệm vụ kiểm tra tất cả linh kiện
và nguyên vật liệu mua từ các công ty trong nước và nước ngoài trước khi các
linh kiện và nguyên vật liệu này được đưa và dây chuyền sản xuất.
Bộ phận quản lý chất lượng sản phẩm tiến hành kiểm tra công đoạn, kiểm tra
trên dây chuyền, kiểm tra lấy mẫu sản phẩm ở những điều kiện nhiệt độ và độ
22


ẩm khác nhau, kiểm tra shock nhiệt. Công ty cũng tiến hành kiểm tra độ rung,
độ rơi để đảm bảo sản phẩm dù bị vận chuyển hay sử dụng trong những điều
kiện bất thường cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chất
lượng sản phẩm được kiểm tra từ công đoạn nhập linh kiện đến khi được cho
vào kho và xuất kho.
Với tiêu chí sản phẩm đến tay khách hàng là sản phẩm tốt nhất không có bất
kỳ lỗi nào công ty luôn có những bộ phận kiểm tra chất lượng khá tốt với tần
suất kiểm tra khá dày.Cùng với đó là sự tuân thủ của cán bộ công nhân trong nhà
máy ,luôn đảm bảo thực hiện đúng theo quy trình thao tác đã được hướng dẫn .
2.2.

Công việc tại DOSUNG VINA VIỆT NAM

2.2.1.

Đào tạo việc trên phòng đào tạo

Học những nội quy, quy định, an toàn lao động chung của DOSUNG VINA

VIỆT NAM.
-

Được đào tạo những kỹ năng, thao tác lắp giáp cơ bản để thực hành trong
thời gian thực tập.

-

Được hướng dẫn những lỗi hay gặp phải và cách phòng tránh.

23


Hình 2. 1 Đào tạo lý thuyết cho sinh viên

24


Hình 2. 2 Đào tạo thực hành cho sinh viên

2.2.2.

Làm việc tại phòng LASER1 (24/12/2019-31/1/2020)

Thực tập tại phòng LASER1, em được phân công việc nghiên cứu và
hỗ trợ vận hành, sửa chữa máy laser cùng các anh chị tại bộ phận kĩ
thuật phòng LASER1.
-

Trình tự thao tác

+

Xác định vị trí xảy ra lỗi (trên máy laser hay trên phần mềm điều
khiển)

+

Tiến hành cài lại thông số trên phần mềm nếu là do sai số trên phần
mềm điều khiển. Ngược lại nếu là do phần cứng thì cần kiểm tra nhiệt
độ phòng vì đa số máy laser làm việc ở nhiệt độ thấp.

25


×