Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (872 KB, 98 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN KHOA HỌC CHÍNH TRỊ

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------ĐÀO THỊ HẠNH NGÀN

VŨ THỊ MỸ HẰNG

ĐỀ TÀI: XUNG ĐỘT XÃ HỘI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT ĐẤT ĐAI VÀ
NGUY CƠ PHÁT SINH THÀNH ĐIỂM NÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT, PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP
Chuyên ngành: Chính trị học
GIỮA CÁC CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC
Mã số:
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Đề cƣơng luận văn thạc sĩ Chính trị học
Luận văn Thạc sĩ Chính trị học
Ngƣời hƣớng dẫn:
GIÁO SƯ, TIẾN SĨ: LƯU VĂN SÙNG

Hà Nội 2008
Hà Nội - 2009


TRƢỜNG ĐẠI
KHOA
HỌC
XÃ HÀ


HỘINỘI
VÀ NHÂN VĂN
ĐẠIHỌC
HỌC
QUỐC
GIA
MÔN
KHOAHỌC
HỌC CHÍNH
TRỊ
TRƢỜNG ĐẠIBỘ
HỌC
KHOA
XÃ HỘI
VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

ĐÀO THỊ HẠNH NGÀN

VŨ THỊ MỸ HẰNG

ĐỀ TÀI: XUNG ĐỘT XÃ HỘI TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT ĐẤT ĐAI VÀ
NGUY CƠ PHÁT SINH THÀNH ĐIỂM NÓNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TÂY

NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT, PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP
GIỮA CÁC CƠ QUAN QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC
Chuyên
Ở VIỆT
ngành:
NAM Chính

HIỆN trị
NAY
học
Mã số:

Đề cƣơng luận văn thạc sĩ Chính trị học
Chuyên ngành: Chính trị học
Mã số: 60.31.20

Ngƣời hƣớng dẫn:
GIÁO SƯ, TIẾN SĨ: LƯU VĂN SÙNG

Luận văn Thạc sĩ Chính trị học
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS LƢU VĂN AN

Hà Nội 2008

Hà Nội - 2009


MỤC LỤC
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT ....................................................................... 4

PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 5
CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT,
PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC
NHÀ NƢỚC .................................................................................................................. 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc ......... 12
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản .............................................................................. 12
1.1.2 Một số nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước ............................................ 19

1.2. Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà
nƣớc ........................................................................................................................... 23
1.2.1. Nội dung thống nhất trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ........ 24
1.2.2. Nội dung phân công trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ........ 28
1.2.3. Nội dung phối hợp trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ............ 30
1.2.4. Quan hệ biện chứng của nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp .. 31
1.3. Tính tất yếu của việc vận dụng nguyên tắc thống nhất, phân công và phối
hợp trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc Việt Nam ................................................. 35
1.3.1. Xét về bản chất, quyền lực Nhà nước ta bắt nguồn từ nhân dân ................. 35
1.3.2. Vận dụng nguyên tắc “ thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức
quyền lực nhà nước ” là phù hợp với nền chính trị Việt Nam ............................... 37
1.3.3. Vận dụng nguyên tắc “ Thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức
quyền lực nhà nước ” là nhân tố để đảm bảo và phát huy quyền làm chủ
của nhân dân .......................................................................................................... 38
1.3.4. Muốn xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, phải tổ chức quyền lực nhà
nước theo nguyên tắc “ thống nhất, phân công và phối hợp” ............................... 38
1.3.5. Đảm bảo tính định hướng XHCN trong phát triển nền kinh tế thị trường đòi
hỏi phải tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc “ thống nhất, phân công và
phối hợp ”............................................................................................................... 40
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 .............................................................................................. 41

1


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT,
PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG QUYỀN
LỰC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY .............................................................. 42
2.1. Những quy định pháp lý về nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp
trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc ta ...................................................................... 42
2.1.1. Về thống nhất quyền lực nhà nước ............................................................... 42

2.1.2. Về phân công giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước ......... 44
2.1.3. Về phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lực
nhà nước ................................................................................................................. 48
2.2. Những thành tựu và hạn chế trong quá trình thực hiện nguyên tắc thống
nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức và hoạt động của quyền lực
nhà nƣớc .................................................................................................................... 50
2.2.1. Những thành tựu ........................................................................................... 50
2.2.2. Những hạn chế.............................................................................................. 57
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................. 66
CHƢƠNG 3. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÓ HIỆU QUẢ
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT, PHÂN CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG TỔ
CHỨC VÀ THỰC HIỆN QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC VIỆT NAM HIỆN NAY,
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU XÂY DỰNG NHÀ NƢỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA ................................................................................................................ 68
3.1. Phƣơng hƣớng đổi mới, hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và
phối hợp trong tổ chức quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay ......................... 68
3.1.1. Về phương diện lý luận................................................................................. 68
3.1.2. Về phương diện thực tiễn ............................................................................. 72
3.2. Giải pháp đổi mới, hoàn thiện nguyên tắc thống nhất, phân công và phối
hợp trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nƣớc ở nƣớc ta hiện nay ............ 78
3.2.1. Hoàn thiện cơ chế Đảng lãnh đạo Nhà nước nhằm đảm bảo nguyên tắc
thống nhất, có sự phân công và phối hợp quyền lực .............................................. 78
3.2.2. Đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, làm
cho Quốc hội có thực quyền. .................................................................................. 79

2


3.2.3. Phát huy vai trò của Chính phủ với tư cách là cơ quan thực thi pháp luật và
cơ quan hành chính nhà nước cao nhất ................................................................. 81

3.2.4. Đổi mới hoạt động tư pháp phải theo hướng tăng tính độc lập và thẩm
quyền của hệ thống toà án, chuyên nghiệp hoá hoạt động tư pháp ....................... 83
3.2.5. Phân định nhiệm vụ, chức năng cho các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư
pháp rõ ràng, tránh chồng chéo ............................................................................. 85
3.2.6. Nâng cao ý thức thực hiện pháp luật, thế chế hoá các quy định và cơ chế để
nhân dân thuận tiện tham gia giám sát đối với các cơ quan quyền lực
nhà nước ................................................................................................................. 87
KẾT LUẬN ................................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 92

3


DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
STT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1.

Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa

2.

Chủ nghĩa xã hội

CNXH


3.

Chủ nghĩa tƣ bản

CNTB

4.

Đảng Cộng sản Việt Nam

ĐCSVN

5.

Hội đồng nhân dân

6.

Nhà xuất bản

7.

Tƣ bản chủ nghĩa

TBCN

8.

Uỷ ban nhân dân


UBND

9.

Xã hội chủ nghĩa

XHCN

CHXHCN

HĐND
Nxb

4


PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Nhà nước ra đời không phải là kết quả của một sự phát triển ngẫu nhiên
mà nó là sản phẩm của lịch sử xã hội gắn liền với sự hình thành và sự vận
động giai cấp. Nhà nước luôn là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã
hội trong tất cả các thời đại. Thực tế lịch sử đã chứng minh, trong cuộc đấu
tranh giai cấp, giai cấp nào nắm được quyền lực nhà nước thì giai cấp đó thiết
lập được sự thống trị đối với toàn xã hội. Theo Lênin, giành chính quyền đã
khó, giữ chính quyền còn khó hơn. Vì vậy, nhiệm vụ đầu tiên của giai cấp
cầm quyền là phải tổ chức quyền lực nhà nước sao cho nhà nước có đủ sức
mạnh để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.
Theo suốt chiều dài lịch sử phát triển của nhân loại kể từ khi nhà nước ra
đời đến nay, đã có bốn kiểu nhà nước thay thế nhau và kiểu nhà nước sau bao
giờ cũng tiến bộ và hoàn thiện hơn kiểu nhà nước trước. Trong lịch sử, giai

cấp cầm quyền qua các thời đại đã dựa trên hai nguyên tắc cơ bản để tổ chức
xây dựng bộ máy nhà nước, đó là: nguyên tắc tập quyền và nguyên tắc phân
quyền. Việc lựa chọn nguyên tắc nào một mặt phụ thuộc vào bản chất nhà
nước và mặt khác còn do điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước, các yếu tố
kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.
Tổ chức quyền lực nhà nước trong nhà nước dân chủ dù được xây dựng
trên bất cứ nguyên tắc nào đều phải đảm bảo những cơ sở pháp lý để nhà
nước tiến hành có hiệu quả các hình thức hoạt động cơ bản là hoạt động lập
pháp, hành pháp và tư pháp. Chỉ có trên cơ sở đó nhà nước mới thực hiện
được đầy đủ các chức năng và nhiệm vụ của mình.
Song, tổ chức quyền lực nhà nước luôn là vấn đề phức tạp, có ý nghĩa
quyết định đến sự tồn tại của một chế độ chính trị - xã hội.

5


Từ xuất phát điểm đã được kiểm nghiệm qua lịch sử đó, việc nghiên cứu
một cách nghiêm túc và đầy đủ nội dung, ý nghĩa của nguyên tắc quyền lực
nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp ở nước ta
có ý nghĩa hết sức quan trọng cả về lý luận lẫn thực tiễn, đặc biệt trong giai
đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước đang từng bước tổ chức xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
Nhà nước ta hiện nay là Nhà nước XHCN, tất cả quyền lực nhà nước
thuộc về nhân dân. Để phù hợp với mục tiêu bảo vệ quyền lợi của giai cấp
công nhân và nhân dân lao động, phát huy tối đa quyền làm chủ của nhân dân,
Đảng ta xác định: “ Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền XHCN. Cần xây
dựng cơ chế vận hành của Nhà nước, bảo đảm nguyên tắc tất cả quyền lực
nhà nước đều thuộc về nhân dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự
phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp,

hành pháp và tư pháp” [17, tr.45]. Điều 2 Hiến pháp năm 1992 sửa đổi cũng
chỉ rõ: “ Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa
các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư
pháp” [27]
Về phương diện lý luận, nguyên tắc “ quyền lực nhà nước là thống nhất,
có sự phân công, phối hợp ” được đánh giá là một bước phát triển trong tư
duy, là sự sáng tạo, nhạy bén của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên khi đi vào
giải quyết các vấn đề cụ thể cả trên mô hình lý thuyết và tổ chức thực hiện thì
vẫn còn nhiều vấn đề nan giải. Tình trạng chưa xác định rõ ràng các vấn đề
như: Thống nhất các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp như thế nào? Thống
nhất vào cơ quan nào, phân công và phối hợp giữa các quyền được thể hiện ra
sao?… là một trong những nguyên nhân làm nảy sinh những tiêu cực trong

6


hoạt động của bộ máy nhà nước, làm suy giảm hiệu lực sức mạnh của nhà
nước và quyền làm chủ của nhân dân.
Những thành tựu to lớn của hơn 20 năm đổi mới đã tạo niềm tin cho toàn
Đảng, toàn dân ta phát huy sức mạnh cả dân tộc, tiếp tục sự nghiệp đổi mới,
đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá để sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng nước kém phát triển vào cuối thập niên này và đến năm 2020 đưa nước
ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để thực hiện được
mục đích đó, chúng ta đã và đang đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ trên tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là cải cách nhà nước, xây dựng Nhà
nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân. Trong nhiều năm qua, Đảng
và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng đẩy mạnh cải cách thể chế, tổ chức và
phương thức hoạt động của Nhà nước nhằm phát huy dân chủ, giữ vững kỷ
luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế nhằm hoàn thiện nguyên tắc thống nhất,
phân công và phối hợp trong tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước;

xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực chuyên môn cao;
tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đấu tranh chống tham nhũng, hướng tới xây
dựng một nhà nước tinh gọn, hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa
vững chắc, cải cách hành chính còn chậm, bộ máy nhà nước còn cồng kềnh;
chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan còn chồng chéo, việc xác định quyền
hạn, trách nhiệm giữa các chức danh chưa rõ ràng; tình trạng quan liêu chưa
được khắc phục… Muốn thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển đất nước
trong thời kỳ mới, chúng ta cần phải tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nhà nước
pháp quyền XHCN, trước hết là quán triệt nguyên tắc thống nhất, phân công
và phối hợp giữa các cơ quan trong tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà
nước. Vấn đề đặt ra là cần làm sáng tỏ hơn nữa về lý luận, khảo sát việc thực
hiện nguyên tắc này trong thực tiễn để đề ra giải pháp thúc đẩy, nâng cao vai
trò của quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay. Đó cũng chính là lý do tác giả

7


chọn đề tài: " Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan
quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay " làm luận văn tốt nghiệp Cao học.
2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Vấn đề quyền lực nhà nước, thực hiện nguyên tắc thống nhất, phân công
và phối hợp trong tổ chức và hoạt động của quyền lực nhà nước Việt Nam đã
được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu với những cách tiếp cận khác nhau.
Lý luận về nhà nước và tổ chức quyền lực nhà nước được trình bày và phân
tích khá kỹ trong các công trình của các nhà tư tưởng phương Tây thời kỳ cận
đại như:" Khảo luận thứ hai về chính quyền " của J. Locke [37];“ Bàn về Tinh
thần pháp luật” của Montesqueu [40], “Bàn về khế ước xã hội” của Rousseau
[49]… Trong các tác phẩm của mình, Mác, Ăngghen, Lê nin và Hồ Chí Chí
Minh cũng đã đề cập đến vấn đề tổ chức nhà nước, quyền lực nhà nước, nhà
nước pháp quyền, nhà nước của dân, do dân, vì dân.

Trong những năm gần đây, ở nước ta đã xuất hiện nhiều công trình liên
quan đến vấn đề này, tiêu biểu là: “ Về quyền giám sát tối cao của Quốc hội ”
(2000) của Phạm Ngọc Kỳ; [34]; "Tính nhân bản của Hiến pháp và bản tính
của các cơ quan nhà nước ”(2004) của Nguyễn Đăng Dung [6]; “ Thống
nhất, phân công và phối hợp quyền lực nhà nước ở Việt Nam ” ( 2004 ) của
Lê Quốc Hùng [31]; “ Tư tưởng phân chia quyền lực nhà nước với việc tổ
chức bộ máy nhà nước ở một số nước ” (2005 ) của Nguyễn Thị Hồi [33]…
Các công trình này đề cập từ nhiều góc độ ( triết học, lịch sử, pháp lý ) về tổ
chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp
ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Từ việc nghiên cứu lý luận, khảo sát thực tiễn quản lý hành chính, cải
cách hành chính ở nước ta và yêu cầu cải cách hành chính hiện nay có “ Cơ
cấu, phương thức thực hiện quyền lực trong hệ thống hành chính Việt Nam”
(2006), của Phạm Bính [2]

8


Vấn đề nhà nước pháp quyền ở nước ta cũng được nghiên cứu trong
một số sách chuyên khảo như: " Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt
Nam " (2005) của Đào Trí Úc (chủ biên) [54]; " Xây dựng Nhà nước pháp
quyền XHCN Việt Nam trong thời kỳ đổi mới " (2006) của Nguyễn Văn Yểu,
Lê Hữu Nghĩa (đồng chủ biên) [ 64] …
Các công trình nêu trên đã đề cập đến những vấn đề cơ bản của nhà
nước: tổ chức bộ máy nhà nước, nguyên tắc hoạt động của quyền lực nhà
nước, lý luận về thống nhất, phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà
nước… Đây là những kết quả nghiên cứu rất quan trọng, là cơ sở để tác giả
luận văn kế thừa và phát triển. Luận văn này là sự hệ thống lại những vấn đề
lý luận và đi sâu nghiên cứu những vấn đề thực tiễn nảy sinh trong quá trình
tổ chức quyền lực nhà nước ở nước ta.

3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
3.1. MỤC ĐÍCH
Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và khảo sát việc thực hiện
nguyên tắc “ quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp
giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và
tư pháp ”, luận văn đề xuất một số phương hướng và giải pháp nhằm đổi mới,
hoàn thiện nguyên tắc đó ở nước ta hiện nay.
3.2. NHIỆM VỤ
- Làm rõ một số vấn đề lý luận về tổ chức quyền lực nhà nước theo
nguyên tắc thống nhất, có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước
- Khảo sát việc thực hiện nguyên tắc “ thống nhất, phân công và phối
hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành
pháp, tư pháp” trong thực tiễn tổ chức và hoạt động của các cơ quan quyền
lực nhà nước Việt Nam giai đoạn hiện nay

9


- Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được cũng như hạn chế, nguyên
nhân trong việc thực hiện nguyên tắc trên, tác giả luận văn đề xuất phương
hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện tổ chức quyền lực nhà nước ta, đáp ứng
yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Nguyên tắc thống nhất, phân công và
phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức và hoạt
động quyền lực nhà nước của mỗi quốc gia luôn gắn liền với bản chất nhà
nước, thể chế chính trị, thể chế nhà nước, thể chế kinh tế, do vậy đề tài luận
văn giới hạn phạm vi nghiên cứu Nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam; trong
đó, tập trung vào giai đoạn thực hiện Hiến pháp mới ( từ năm 1992 đến nay ).

5. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức và hoạt
động quyền lực nhà nước Việt Nam được xây dựng trên nền tảng lý luận Chủ
nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, do vậy phương pháp tiếp cận,
phương pháp nghiên cứu của đề tài chủ yếu dựa trên những cơ sở và phương
pháp sau:
- Cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Những nguyên lý, lý luận đó đòi hỏi bảo đảm
tính khách quan, toàn diện, lịch sử cụ thể và phát triển; phải dựa vào những
quy luật khách quan của sự phát triển xã hội; phải đứng trên lập trường duy
vật khoa học và thế giới quan của giai cấp công nhân để xem xét, đánh giá các
vấn đề.
- Những quan điểm, chủ trương, chính sách của ĐCSVN về đổi mới và
cải cách hệ thống chính trị theo định hướng XHCN, đặc biệt là quan điểm về

10


thực hiện nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức và hoạt
động quyền lực nhà nước ở Việt Nam.
- Các phương pháp cụ thể: Phương pháp tiếp cận hệ thống; phương
pháp thống kê, nghiên cứu và phân tích tài liệu, khảo sát thực tế, thu thập và
xử lý tài liệu, phương pháp chuyên gia, phương pháp phân tích tổng hợp,
lôgic - lịch sử, so sánh, hệ thống hoá, khái quát hoá để làm rõ vấn đề đặt ra.
6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN
- Đề tài luận văn là một cách tiếp cận để nhận thức tổ chức bộ máy và
hoạt động của nhà nước. Hơn nữa, việc hoàn hiện nguyên tắc “ thống nhất,
phân công và phối hợp trong tổ chức và hoạt động quyền lực nhà nước ” là
một nội dung, một cách thức thực hiện công cuộc cải cách nhà nước ở nước ta
hiện nay.

- Đề tài luận văn có ý nghĩa lý luận và khả năng vận dụng vào thực tiễn,
do vậy kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tư liệu tham khảo, được sử dụng
để nghiên cứu, nhận thức về tổ chức bộ máy và quan hệ, hoạt động của hệ
thống chính trị nước ta. Kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng trong nhận
thức về cải cách hành chính, trong việc lãnh đạo và quản lý các cấp, các
ngành, các địa phương, đồng thời góp phần vào việc xây dựng, bổ sung những
vấn đề lý luận nói chung, trong việc thực hiện nguyên tắc thống nhất, phân
công và phối hợp trong tổ chức và hoạt động quyền lực nhà nước ở Việt Nam
hiện nay, cải cách phương thức thực hiện quyền lực nhà nước trong thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nói riêng.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương, 7 tiết.

11


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT, PHÂN
CÔNG VÀ PHỐI HỢP TRONG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC NHÀ NƢỚC

1.1. Một số khái niệm cơ bản và nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nƣớc
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
* Khái niệm quyền lực
Quyền lực là khái niệm được loài người nhận biết và nghiên cứu rất
sớm - thời cổ đại. Từ khi ý thức được các vấn đề chính trị người ta cũng đã đề
cập đến vấn đề quyền lực và coi đó là một trong những vấn đề cơ bản của
chính trị.
Ngay từ thời cổ đại, các nhà tư tưởng chính trị đã bàn đến phạm trù
quyền lực như là một trong những cơ sở chủ yếu nhất để tổ chức đời sống xã

hội. Đến nay, lý luận về quyền lực vẫn còn là vấn đề trung tâm của các nghiên
cứu chính trị, xã hội, nó đã được bổ sung, phát triển rất nhiều nhưng hiện nay
vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh khái niệm quyền lực. Quyền lực
theo tiếng Latinh là potere,, theo tiếng Nga là vlast, theo tiếng Anh là power
[ 52, tr. 1409] ( tiếng Anh không có động từ quyền lực, vì thế thường phải gắn
thêm một động từ vào đó hoặc sử dụng động từ “ ảnh hưởng ” hoặc “ thi
hành” ).
Dù quan niệm, cách tiếp cận về quyền lực còn có những điểm khác
nhau, nhưng các ngôn ngữ đều có điểm thống nhất: quyền lực liên quan đến
sức mạnh, sự ảnh hưởng, định hướng, kiểm soát, quản lý, thống trị... Để làm
rõ khái niệm quyền lực, cần khảo sát các cách tiếp cận khác nhau.
Ở phương Đông, mà tiêu biểu là Trung Quốc, vấn đề quyền lực cũng đã
được đặt ra tương đối sớm. Khi mà thế quyền (quyền lực nhà nước) chưa đủ
để cai trị, người ta biết mượn uy của “ thần quyền ” để bổ sung cho thế quyền.

12


“Mệnh trời” được coi như uy lực tuyệt đối bao trùm thiên hạ. Khổng Tử, một
nhà tư tưởng lớn của Trung Quốc cho rằng: trong chính trị, đạo đức là quyền
lực tối thượng. Đạo đức đã tiềm ẩn trong những người quân tử - nhà chính trị,
nó như một thứ đặc ân mà trời ban cho, chỉ cần tu thân thì sẽ đạt được. Khi
“tu ” được “ thân ”, có được đạo đức thì “ tề ” được “ gia ” và “ bình ” được
“thiên hạ”. Ông ví “ đức của người quân tử ( người cai trị ) như gió, đức của
kẻ tiểu nhân ( người bị trị ) như cỏ, gió thổi tất cỏ sẽ lướt theo ”. Một cách
thực tế hơn, Hàn Phi Tử cho rằng, để có được quyền lực, bậc vua chúa cần
phải nắm vững hai điều là thưởng và phạt. Bởi theo ông, con người ai cũng
ham lợi và ghét hại; dùng thưởng và phạt thì sẽ khống chế được người khác,
buộc họ phải theo ý mình.
Ở phương Tây, ngay từ thời cổ đại, Platôn cho rằng, quyền lực không

phải của một người mà phải được di chuyển từ người này sang người khác.
Trong tác phẩm “ Chính trị ” và “ Hiến pháp Aten ”, Arixtôt đã nêu quan
điểm về quyền lực, theo ông quyền lực không chỉ là cái vốn có của sự vật,
hiện tượng biết cảm giác mà còn là của giới tự nhiên vô cơ. Thời trung đại,
các nhà thần học lại đưa quyền lực của Thượng đế lên vị trí hàng đầu. Thời
Phục hưng, các nhà tư tưởng theo chủ nghĩa tự do đưa vấn đề lật đổ quyền lực
phong kiến và thiết lập quyền lực tư sản là nhiệm vụ trung tâm.
Từ giữa thế kỷ XX đến nay, khoa học chính trị đã được nghiên cứu và
phát triển ở nhiều nước phương Tây. Các nhà nghiên cứu đã nêu ra các quan
điểm khác nhau về quyền lực. Nhà xã hội học người Anh B. Rutxen
(B.Russel) cho rằng: quyền lực là khả năng tạo ra những sản phẩm một cách
có chủ ý. L.Lipsơn (Lebi Lipson) xem quyền lực là khả năng đạt tới kết quả
nhờ một hành động phối hợp. A.Tôpphơlơ (Avin Toffler) khẳng định: quyền
lực là cái buộc người khác phải hành động theo ý của ta. Như vậy, với nghĩa
chung nhất các nhà khoa học nêu trên cho rằng, quyền lực là cái mà nhờ đó

13


buộc người khác phải phục tùng; là khả năng thực hiện ý chí của mình trong
quan hệ với người khác.
Theo các tác giả “ Tập bài giảng Chính trị học ”, quyền lực là mối
quan hệ giữa các chủ thể hành động của đời sống xã hội, trong đó chủ thể này
có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ có
sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội [59, tr. 236 - 238 ].
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin từ góc độ duy vật lịch sử đã đề
cập đến vấn đề quyền lực từ trong bản chất của nó. Đó là, trong xã hội có giai
cấp, giai cấp nào nắm được quyền kiểm soát tư liệu sản xuất thì giai cấp đó
cũng nắm được quyền điều khiển, chi phối các lĩnh vực cơ bản khác của xã
hội. Cách tiếp cận này là chìa khoá cho ta nghiên cứu vấn đề quyền lực một

cách khoa học và hữu hiệu.
Quyền lực là mối quan hệ giữa các chủ thể hành động, trong đó chủ thể
này có thể chi phối hoặc buộc chủ thể khác phải phục tùng ý chí của mình nhờ
có sức mạnh, vị thế nào đó trong quan hệ xã hội. Đó là quan hệ giữa hai chủ
thể: chi phối và bị chi phối; chỉ huy, ra lệnh và tuân thủ phục tùng. Dấu hiệu
của sự tồn tại quyền lực và quan hệ quyền lực là người này có thể bắt buộc
người ( nhóm người ) khác phải tuân theo những mệnh lệnh, ý chí của mình.
Quyền lực là mối quan hệ xã hội đặc biệt, ai chi phối được mối quan hệ đó thì
buộc người khác phải phục tùng; việc vận dụng có kết quả mối quan hệ đó sẽ
cho phép đạt được mục tiêu nhờ hoạt động phối hợp; việc nắm giữ và sử dụng
mối quan hệ đó sẽ cho phép chủ thể có tác động tới hành vi, phẩm hạnh của
người khác.
Từ những cách tiếp cận trên đây, có thể đi đến quan niệm: Quyền lực là
quyền sử dụng sức mạnh của một chủ thể buộc các chủ thể khác phải phục
tùng ý chí của mình nhờ sức mạnh và vị thế nào đó trong quan hệ xã hội.

14


Quan niệm như trên về quyền lực là cơ sở để xem xét phạm trù quyền
lực khác như quyền lực chính trị và đặc biệt là quyền lực nhà nước.
* Khái niệm quyền lực chính trị
Nếu như quyền lực xuất hiện rất sớm trong lịch sử, xuất hiện cùng với
sự xuất hiện của con người, với những hoạt động mang tính chất cộng đồng
của xã hội loài người thì quyền lực chính trị lại xuất hiện muộn hơn. Nó ra
đời cùng với sự ra đời của chế độ tư hữu, xã hội có phân chia giai cấp và đối
kháng giai cấp.
Xã hội loài người đã có một giai đoạn lịch sử không có sự phân chia
thành giai cấp và cũng không có quyền lực chính trị. Đó là xã hội nguyên
thuỷ. Trong các thị tộc, bộ lạc nguyên thuỷ, quyền lực công biểu hiện thành

các chuẩn mực đạo đức, phong tục, tập quán... tập trung ở quyền lực của Hội
đồng công xã và trao cho người thủ lĩnh thừa hành.
Khi xã hội cộng sản nguyên thuỷ được thay bằng xã hội chiếm hữu nô
lệ, tức là khi chế độ tư hữu thay thế chế độ công hữu tất yếu dẫn đến hình
thành giai cấp và đấu tranh giai cấp - thì quyền lực công ( bộ phận cơ bản)
được tổ chức thành nhà nước. Nhà nước xuất hiện dường như để điều hoà,
làm dịu mâu thuẫn giai cấp, để các giai cấp không tiêu diệt lẫn nhau và tiêu
diệt cả xã hội. Cuộc đấu tranh giành quyền lực nhà nước trở thành vấn đề
trung tâm, then chốt trong hoạt động của các giai cấp, các lực lượng xã hội.
Khi một giai cấp đoạt được quyền lực nhà nước và trở thành giai cấp thống trị
thì giai cấp đó sẽ dùng quyền lực nhà nước để thiết lập sự thống trị của mình
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, để đảm bảo thực hiện lợi ích của
giai cấp mình và đàn áp sự chống đối của các giai cấp đối lập. Do đó, quyền
lực chính trị - quyền lực của giai cấp thống trị - xuất hiện trong đời sống xã
hội. Cuộc đấu tranh giữa các giai cấp để giành, giữ và sử dụng quyền lực
chính trị mà cơ bản là giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước, đã diễn ra

15


trong suốt quá trình lịch sử từ khi xã hội nguyên thuỷ tan rã và xã hội nô lệ ra
đời cho đến nay. Kết quả là đưa đến sự thay đổi hình thức của quyền lực
chính trị, hình thức thống trị giai cấp.
Cho đến nay, có nhiều cách hiểu khác nhau về quyền lực chính trị. Tiêu
biểu là các quan niệm sau:
- Quyền lực chính trị là quyền sử dụng sức mạnh cho mục đích chính
trị.
- Quyền lực chính trị là quyền lực xã hội nhằm giải quyết lợi ích giai
cấp, dân tộc, nhân loại.
- Quyền lực chính trị là quyền lực của một hay liên minh giai cấp nhằm

thực hiện sự thống trị chính trị; là năng lực áp đặt và thực thi các giải pháp
phân bổ giá trị xã hội có lợi cho giai cấp mình - chủ yếu thông qua đấu tranh
giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước.
- Quyền lực chính trị là quyền lực của nhà nước, các đảng chính trị, các
tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức bầu cử, các cơ quan tự quản địa phương
- Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, quyền lực chính trị là quyền lực của một
hay liên minh giai cấp, tập đoàn xã hội hoặc của nhân dân ( trong điều kiện
CNXH ); nó nói lên khả năng của một giai cấp nhằm thực hiện lợi ích khách
quan của mình. Quyền lực chính trị theo đúng nghĩa của nó, là bạo lực có tổ
chức của một giai cấp để trấn áp giai cấp khác.
Từ những quan niệm trên có thể hiểu một cách chung nhất: Quyền lực
chính trị là quyền sử dụng sức mạnh chính trị của một hay liên minh giai cấp,
tập đoàn xã hội nhằm áp đặt và thực thi các giải pháp phân bổ giá trị xã hội
có lợi cho giai cấp mình, hướng tới mục đích thống trị xã hội.
* Khái niệm quyền lực nhà nước
Quyền lực nhà nước từ trước tới nay luôn được bàn đến như một vấn đề
trung tâm của đời sống chính trị, xã hội.

16


Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chưa có chính trị, nhà nước, trong
các thị tộc, bộ lạc hình thành quyền lực công cộng. Cùng với sự phát triển của
lực lượng sản xuất, giai cấp ra đời, và nhà nước được hình thành trên cơ sở
đấu tranh giai cấp. Vì vậy, quyền lực nhà nước có mối quan hệ biện chứng,
trực tiếp với quyền lực công và các quyền lực chính trị khác.
Quyền lực nhà nước về hình thức là quyền lực chung của cả xã hội, là
quyền lực công cộng, nhưng cái thể hiện quyền lực công đó bao giờ cũng bị
quy định, chi phối bởi giai cấp hay lực lượng xã hội thống trị, nghĩa là, về
thực chất, quyền lực nhà nước là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền.

Giai cấp cầm quyền tổ chức ra bộ máy nhà nước và sử dụng nó để thực
thi quyền lực chính trị của mình. Điều đó cũng có nghĩa là: nhà nước nào
cũng là công cụ của giai cấp thống trị, được giai cấp ấy sử dụng để áp đặt ý
chí của mình đối với các giai cấp, nhóm xã hội khác.
Quyền lực nhà nước là quyền lực của giai cấp ( hoặc liên minh giai cấp )
cầm quyền, được thực hiện bằng cả một hệ thống chuyên chính do giai cấp đó
lập ra, buộc các giai cấp, các tầng lớp khác phải phục tùng ý chí của mình.
Quyền lực nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của quyền lực chính trị, do đó
nếu có sự thay đổi căn bản của nó bằng việc chuyển chính quyền nhà nước từ
tay giai cấp này sang tay giai cấp khác sẽ trực tiếp dẫn đến thay đổi căn bản
tính chất chế độ chính trị.
Trong lịch sử loài người, tổ chức quyền lực nhà nước luôn là vấn đề phức
tạp nhất, là nguyên nhân và mục đích của hầu hết các cuộc chiến tranh, các
cuộc cách mạng xảy ra trong xã hội. Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ và phong
kiến, toàn bộ quyền lực nhà nước thuộc về vua. Nhà vua vừa là người ban
hành ra pháp luật, đồng thời lại là vị pháp quan tối cao trong một nhà nước.
Đây là cơ chế tổ chức quyền lực nhà nước chuyên chế điển hình cho việc ban
hành các quyết định tuỳ tiện của nhà vua. Đặc điểm cơ bản, điển hình của

17


quyền lực nhà nước phong kiến là sự kết hợp chặt chẽ giữa quyền lực nhà
nước với quyền lực tôn giáo và sự phát triển quyền lực nhà nước từ cơ chế tản
quyền phong kiến sang tập quyền chuyên chế phong kiến.
Dưới chế độ TBCN, các bản hiến pháp tư sản đã tuyên bố quyền lực nhà
nước xuất phát từ nhân dân, được thực hiện nhân danh nhân dân. Đây là điểm
tiến bộ trong tiến trình lịch sử. Tuy vậy, giai cấp tư sản thực hiện quyền lực
chính trị của mình bằng công cụ chủ yếu là nhà nước tư sản. Tận dụng được
nguồn lực trí tuệ, sử dụng có hiệu quả kỹ thuật hiện đại nên giai cấp tư sản có

khả năng độc quyền chi phối cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Dẫu
vậy, quyền lực nhà nước tư sản không thể là thống nhất, bởi nó hình thành
trên chế độ đa nguyên chính trị và vì thế hình thành cơ chế phân quyền.
Dưới chế độ XHCN, quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp công nhân và
nhân dân lao động. Quyền lực nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập
trung, thống nhất, đồng thời có cơ chế kiểm tra, giám sát để quyền lực thực sự
là của nhân dân. Nhân dân là người chủ tối cao của quyền lực nhà nước. Nhân
dân không nhượng quyền, giao quyền mà uỷ quyền trong phạm vi thực thi
quyền lực. Tự thân cơ quan nhà nước không có quyền mà chỉ được uỷ quyền.
Quyền lực nhà nước là quyền lực phục vụ nhân dân.
Quyền lực nhà nước là một bộ phận và là trung tâm của quyền lực
chính trị, là quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thực hiện bằng
nhà nước.
Như vậy, Quyền lực nhà nước là năng lực hoạt động chính trị của giai
cấp cầm quyền nhằm hiện thực hóa lợi ích của mình trên cơ sở đảm bảo ở
mức độ nhất định việc thực hiện lợi ích chung của xã hội.

18


1.1.2 Một số nguyên tắc tổ chức quyền lực nhà nước
* Nguyên tắc phân quyền
Nguyên tắc phân quyền chính là cơ sở, là nền tảng để các nước tư sản
tổ chức quyền lực nhà nước mình. Học thuyết phân quyền ra đời từ rất sớm,
cho đến nay, nó được vận dụng rất rộng rãi trên thế giới. Song tuỳ vào điều
kiện địa lý, dân cư, xã hội, chính trị ... khác nhau mà các nước tư sản áp dụng
nguyên tắc này theo những cách riêng tạo nên nét đặc thù của mình.
Ở các nước theo mô hình thể chế Quân chủ đại nghị, như Vương quốc
Anh, Nhật Bản... nguyên tắc tam quyền phân lập được áp dụng trong tổ chức
quyền lực nhà nước. Vua là nguyên thủ quốc gia nhưng không có thực quyền.

Quyền lực nhà nước chủ yếu được phân chia cho ba cơ quan: quyền lập pháp
thuộc về Nghị viện, quyền hành pháp thuộc về Chính phủ, quyền tư pháp
thuộc về Toà án. Trong đó, Nghị viện là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao,
có quyền thành lập và giải tán Chính phủ, Chính phủ chịu trách nhiệm trước
Nghị viện. Tuy nhiên, Chính phủ và hệ thống toà án có tính độc lập cao, có
quyền kiểm tra, giám sát và tác động vào hoạt động của Nghị viện.
Ở các nước theo mô hình Cộng hoà tổng thống như: Mỹ, Inđônêxia,
Philippin..., nguyên tắc tam quyền phân lập được áp dụng triệt để nhất. Quyền
lực nhà nước được tập trung vào Tổng thống. Tổng thống vừa là nguyên thủ
quốc gia vừa là người đứng đầu cơ quan hành pháp, đồng thời có quyền chi
phối hoạt động của Nghị viện và Toà án. Trong thể chế này, quyền hành pháp
có phần lấn át quyền lập pháp và tư pháp. Tuy nhiên, Nghị viện có quyền lực
rất lớn, mọi quyết định của Tổng thống phải thông qua Nghị viện, Hiến pháp
trao cho Nghị viện quyền giám sát hoạt động và ngăn cản sự tiếm quyền của
Tổng thống. Toà án Tối cao ( hoặc Toà án hiến pháp ) độc lập trong hoạt động
xét xử, không bị phụ thuộc vào cơ quan lập pháp và hành pháp.

19


Ở các nước theo mô hình Cộng hoà đại nghị như: Đức, Hy Lạp, Ấn
Độ... quyền lực nhà nước tập trung vào Nghị viện, cơ quan do nhân dân trực
tiếp bầu ra. Nghị viện có quyền thành lập Chính phủ, bầu Tổng thống, đồng
thời có quyền bãi miễn Chính phủ, Tổng thống. Chính phủ, Tổng thống họat
động và chịu trách nhiệm trước Nghị viện. Nghị viện có quyền lật đổ Chính
phủ và ngược lại, Chính phủ cũng có quyền giải tán hoặc yêu cầu Tổng thống
giải tán Nghị viện.
Ở các nước theo mô hình Cộng hoà lưỡng tính như: Pháp, Phần Lan,
Ukraina...Tổng thống và Nghị viện đều do nhân dân bầu ra. Tổng thống là
nguyên thủ quốc gia, đứng đầu cơ quan hành pháp, có quyền giải tán Nghị

viện. Tổng thống chi phối mọi hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp và
tư pháp. Nhưng Nghị viện có quyền can thiệp vào quá trình thành lập Chính
phủ, buộc Tổng thống phải bổ nhiệm lãnh tụ của đảng đa số trong Nghị viện
làm Thủ tướng. Mô hình này phụ thuộc nhiều vào yếu tố đảng phái. Khi liên
minh, đảng của Tổng thống chiếm đa số ghế trong Hạ viện thì quyền lực của
Tổng thống gần như tuyệt đối. Khi phe đối lập chiếm đa số ghế trong Hạ viện
thì quyền lực của Tổng thống bị hạn chế [ 28, tr.18 - 20 ].
Tuỳ thuộc vào việc phân chia hay tập trung quyền lực nhà nước trong
thể chế nhà nước, có thể hình thành các mô hình khác nhau của việc tổ chức
thực thi quyền lực hành pháp - quản lý hành chính nhà nước.
Tuỳ thuộc vào việc phân chia, phân công hay tập trung quyền lực nhà
nước mà hệ thống thực thi quyền hành pháp được hình thành theo nhiều cách
khác nhau: độc lập, tập trung vào một cơ quan hay có sự liên hệ với tổ chức
thực thi các quyền lực khác. Mối quan hệ này có thể mô tả bằng sơ đồ sau:

20


Quyền lực nhà nước
thống nhất, tập trung

Quyền lực
nhà nước
phân chia

Phân quyền
mềm dẻo

Phân quyền
cứng nhắc


Quyền hành pháp
tập trung

Quyền hành pháp
phân cấp

Mô hình hình thành tổ chức hành pháp
NSJBCXCSXBSJBSKBSDCFSIKCSDSUIN¦íCnước trung
ương

Trong sơ đồ này, thực thi quyền hành pháp có thể chỉ tập trung vào trong
tổ chức thực thi quyền hành pháp và mối quan hệ với cơ quan lập pháp không
có hoặc có rất hạn chế. Cũng có thể thực thi quyền hành pháp được giao cho
một tổ chức nhất định, nhưng để có thể thành lập tổ chức như thế, sự can
thiệp của lập pháp hay cơ quan quyền lực khác tương đối mạnh.
Trong mô hình phân quyền “ cứng nhắc ”, tức hệ thống quyền lực nhà
nước được trao cho ba hệ thống các cơ quan nhà nước độc lập với nhau để
thực thi các quyền đó, các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước trở thành " đối
trọng, kiềm chế " lẫn nhau. Các tổ chức hành chính nhà nước là cơ quan thực
thi quyền hành pháp được tổ chức để phù hợp với nguyên tắc này và đáp ứng
các yêu cầu của hoạt động quản lý nhà nước.
Trong mô hình phân quyền “mềm dẻo”, các nhánh quyền lực được giao
cho ba cơ quan, nhưng các cơ quan này không độc lập với nhau mà tác động
qua lại, liên hệ chặt chẽ với nhau. Về tổ chức, nhân sự của bộ máy hành pháp
có thể đồng thời là người của lập pháp. Thủ tướng là người đứng đầu hành

21



pháp, thường do Nghị viện bầu ra từ thành viên của mình. Cũng có quốc gia
không để người của hành pháp đồng thời là nghị biểu, nhưng cũng có những
quy định trong hiến pháp về mối quan hệ liên đới, chịu trách nhiệm giữa
Chính phủ và Nghị viện. Trong thực tiễn, nhiều quốc gia chọn mô hình này và
do tính chất mềm dẻo của nó, có nhiều " biến thể " của mô hình này nhằm phù
hợp với tình hình tương quan chính trị, truyền thống dân tộc, tôn giáo, dân trí,
tập quán... của từng quốc gia.
Trong mô hình quyền lực nhà nước là tập trung, thống nhất, không phân
chia hệ thống các cơ quan thực thi các nhánh quyền lực nhà nước theo
nguyên tắc phân công, phân cấp ( ai làm gì do luật pháp quy định ) và sự
phối hợp giữa hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước đóng vai trò
rất quan trọng.
* Nguyên tắc tập quyền
Phương thức tổ chức quyền lực nhà nước theo nguyên tắc tập quyền
được áp dụng trong các nhà nước chuyên chế từ xa xưa. Đó là sự tập trung
quyền lực vào tay vua, hoàng đế thời kỳ chiếm hữu nô lệ, phong kiến. Sang
chế độ dân chủ, quyền lực nhà nước tập trung vào cơ quan đại diện của nhân
dân, do nhân dân trực tiếp bầu ra và vì lợi ích của toàn thể nhân dân. Đây
chính là sự phát triển mới và tiến bộ của hình thức tập trung quyền lực, đặc
biệt trong các nhà nước hiện đại. Trong lịch sử, tổ chức quyền lực nhà nước
theo nguyên tắc tập quyền được biểu hiện dưới hai hình thức chủ yếu:
Thứ nhất, quyền lực nhà nước được tập trung trên cơ sở sự thừa nhận
của nhân dân. Sự thừa nhận ở đây có thể do nhiều nguyên nhân, như do
phong tục, tập quán hoặc cũng có thể do cưỡng chế, ép buộc. Có thể thấy rõ
nhất hình thức này ở các nhà nước chủ nô, phong kiến. Ở đó, quá trình chuyển
giao quyền lực diễn ra theo phong tục là cha truyền con nối hoặc thông qua

22



việc cướp ngôi để giành quyền lực về tay mình và dùng quyền lực ấy buộc
mọi người phải thừa nhận.
Thứ hai, quyền lực nhà nước được tập trung trên cơ sở nhân dân trực
tiếp là cử tri, cầm lá phiếu đi bầu ra những người, những cơ quan đại diện cho
ý chí chung của họ. Các cơ quan này có nhiệm vụ là thay mặt nhân dân, nhân
danh nhân dân để quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của người dân. Cho
đến nay, bầu cử trở thành phương thức khá phổ biến để uỷ quyền và tập trung
quyền lực. Tập trung quyền lực thông qua các cuộc bầu cử được coi là thành
tựu của dân chủ và văn minh về chính trị. Bởi bầu cử thông qua bỏ phiếu là
hình thức mà mọi người có thể tham gia vào việc quyết định cuộc sống, vận
mệnh của chính mình sau này. Bầu ra một cơ quan đại diện, một người đại
diện có năng lực, biết hi sinh vì quần chúng thì chắc chắn lợi ích của nhân dân
sẽ được bảo đảm và ngược lại. Dân chủ ở đây thể hiện ở chỗ, tự mình có thể
bầu ra người mà mình cho rằng có đủ khả năng để thực hiện quyền lợi của
cộng đồng mình.
Nguyên tắc tập quyền chủ yếu được áp dụng trong tổ chức quyền lực
nhà nước ở các nước XHCN. Xét về bản chất, nó đối lập với nguyên tắc tam
quyền phân lập trong quá trình tổ chức quyền lực nhà nước ở các nước tư sản.
1.2. Nguyên tắc thống nhất, phân công và phối hợp trong tổ chức
quyền lực nhà nƣớc
Tổ chức và phân công quyền lực nhà nước là vấn đề cơ bản, mấu chốt
trong toàn bộ tổ chức hệ thống chính trị, trong tổ chức bộ máy nhà nước. Bởi
vì, tổ chức và phân công quyền lực nhà nước đúng, phù hợp sẽ là nhân tố bảo
đảm cho bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực và hiệu quả, giữ vững được
bản chất của mình. Tổ chức và phân công quyền lực nhà nước của một nhà
nước phụ thuộc vào bản chất của nhà nước đó, phụ thuộc vào truyền thống
lịch sử dân tộc, vào đặc thù của cuộc đấu tranh giai cấp... Chính vì thế, tổ

23



×