Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC: NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN TỘC THIỂU SỐ DI CƯ TẠI THÀNH THỊ MIỀN BẮC VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.49 MB, 69 trang )

ĐỊNH VỊ CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:
NGHIÊN CỨU THANH NIÊN DÂN
TỘC THIỂU SỐ DI CƯ TẠI THÀNH
THỊ MIỀN BẮC VIỆT NAM

TÁC GIẢ
Lương Minh Ngọc
Lồ Thùy Dung
Đỗ Quý Dương

Chu Lan Anh dịch

Hà Nội, tháng 03, 2019


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU.................................................................................................................................. 4
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ................................................................................................................................ 5
PHẦN 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 6
1.1.

Tổng quan dự án nghiên cứu ......................................................................................................... 6

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 7

1.3.

Kết quả .......................................................................................................................................... 8


1.4.

Phương pháp luận nghiên cứu ....................................................................................................... 8

1.5.

Thiết kế nghiên cứu ....................................................................................................................... 9

1.6.

Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................................................... 12

1.7.

Phạm vi và cấu trúc ...................................................................................................................... 12

PHẦN 2. NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ: CHÍNH SÁCH VÀ NGHIÊN CỨU ........................ 14
2.1. Tổng quan về thanh niên DTTS di cư tại Việt Nam từ điểm luận tài liệu và truyền thông .......... 14
2.2. Khoảng trống nghiên cứu và thiếu sự hiện diện của người DTTS di cư trong các tài liệu ........... 16
2.3. Chính sách di cư thành thị (với người DTTS) ................................................................................. 17
2.4. Khung phân tích............................................................................................................................... 19
PHẦN 3. PHÓNG TO BỨC TRANH: NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG ĐÔ THỊ - HỌ LÀ AI? ................................ 22
3.1. Tộc người......................................................................................................................................... 22
3.2. Nguyên quán ................................................................................................................................... 23
3.3. Giới và nghề nghiệp ........................................................................................................................ 25
3.4. Tuổi và tình trạng hôn nhân............................................................................................................ 27
PHẦN 4. RỜI XA ĐỒI NÚI ............................................................................................................................ 29
3.1. Lý do di cư ....................................................................................................................................... 29
3.2. Di cư như Sự dịch chuyển vật lý ..................................................................................................... 33
3.3. Gắn bó với quê nhà: Nhu cầu tình cảm và mạng lưới an toàn...................................................... 34

PHẦN 4. MỘT CHỐN TRONG THÀNH PHỐ ................................................................................................. 37
VỐN XÃ HỘI, CƠ HỘI VIỆC LÀM VÀ PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ ........................................................................... 37
4.1. Ổn định công việc: câu chuyện của hai nhóm đối tượng khác biệt về kỹ năng ............................ 37
4.2. Chênh lệch thu nhập và mức độ ổn định do phân biệt đối xử trên cơ sở tộc người ................... 38
4.3. Phân chia theo giới tồn tại nhưng không tạo ra chênh lệch ......................................................... 41
4.4. Tình bạn, tình yêu và định kiến ...................................................................................................... 42
4.5. Mức độ công bằng kinh tế .............................................................................................................. 45
PHẦN 5: ĐỊNH VỊ KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ ..................................................................................................... 48


5.1.

Thành phố phồn hoa xa lạ ............................................................................................................ 48

5.2.

Xóm trọ dân tộc: một chiến lược sáng tạo với tác động hỗn hợp ................................................. 50

PHẦN 6: CĂN TÍNH DÂN TỘC TRONG SỰ BIẾN ĐỔI ................................................................................... 53
6.1. Dấu ấn căn tính gợi sự tò mò và chiến lược thích nghi về văn hóa – xã hội ................................ 53
6.2. Là DTTS di cư và Trở thành người DTTS di cư tại Hà Nội .............................................................. 55
PHẦN 7. KẾT LUẬN VÀ BÀN LUẬN ............................................................................................................. 60
PHỤ LỤC ...................................................................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................................. 64


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1. Phân tích sự giao thoa, tương tác và ảnh hưởng của các phạm vi công lý đối với trải nghiệm về
bất công xã hội của thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này. ............................................................ 20
Hình 2. Thành phần dân tộc của người tham gia nghiên cứu .................................................................... 22

Hình 3. Thành phần người tham gia theo nguyên quán. Nguồn ảnh: ................................................................. 24
Hình 4. Thành phần người tham gia theo Giới và Nghề nghiệp tại thời điểm phỏng vấn. ........................ 25
Hình 5. Thống kê về Độ tuổi và Tình trạng hôn nhân của người tham gia ................................................. 27


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu lát cắt này tập trung vào mối quan hệ giữa trải nghiệm dịch chuyển và sự thay đổi bản dạng
cá nhân của thanh niên dân tộc thiểu số (DTTS)1 di cư làm việc và sinh sống tại các thành phố và khu công
nghiệp ở miền Bắc Việt Nam. Qua phỏng vấn sâu 29 lao động di cư nông thôn - thành thị và hiện đang
sống tại các vùng đô thị và khu công nghiệp,kết hợp với các chuyến thực địa và quan sát tại gia đình và
cộng đồng của người di cư trở về, nghiên cứu phân tích rào cản ở cấp độ cấu trúc và cá nhân mà họ đối
mặt khi làm việc và sinh sống trong bối cảnh đô thị. Tương tự trải nghiệm của lao động người Kinh di cư
nông thôn – thành thị, hầu hết thanh niên DTTS di cư cũng nếm trải sự bấp bênh của thị trường (market
precarity), tình trạng lề hóa xã hội (social marginality) và tham gia vào khu vực kinh tế phi chính thức. Bên
cạnh đó, họ đối mặt với những rào cản đặc thù trong việc hình thành mạng lưới xã hội, hòa nhập vào cấu
trúc xã hội đô thị, duy trì các thực hành văn hóa cũng như điều chỉnh ý niệm về tính chủ thể đang biến
đổi, và sự gắn kết xuất phát từ căn tính. Trải nghiệm về các rào cản trên không đồng nhất, mà nó phản
ánh vị thế kinh tế xã hội và phần nào gắn với đặc tính văn hóa mang tính quy ước của các nhóm dân tộc
khác nhau. Những phát hiện này cho thấy, so với lao động di cư người Kinh, người DTTS di cư nông thôn
- thành thị trải nghiệm những thách thức về văn hóa, xã hội dựa trên yếu tố dân tộc, khi làm việc và sinh
sống tại thành thị. Vì vậy, chúng tôi đề xuất các dịch vụ hỗ trợ và các chính sách cần tính đến những nhu
cầu và thách thức đặc thù này khi thiết kế và triển khai.

1

Thuật ngữ Dân tộc thiểu số được sử dụng trong nghiên cứu này nhằm phân biệt tộc người và xuất thân dân tộc
thiểu số của người tham gia nghiên cứu (ví dụ: phân biệt giữa người Kinh và các nhóm dân tộc khác tại Việt Nam).
Tộc người/dân tộc dùng để chỉ các nhóm người chia sẻ chung “các đặc tính, bao gồm nguồn gốc tổ tiên và địa lý,
đặc biệt là truyền thống văn hóa và ngôn ngữ” (Bhopal, trang 441). Trong bối cảnh Việt Nam và trong bối cảnh đô
thị của nghiên cứu này, thuật ngữ Dân tộc thiểu số và Thanh niên dân tộc thiểu số di cư được sử dụng để chỉ một

nhóm những người thiểu số hơn, có xuất thân dân tộc khác với người Kinh vốn chiếm phần lớn dân số.


PHẦN 1: GIỚI THIỆU DỰ ÁN NGHIÊN CỨU
1.1.

Tổng quan dự án nghiên cứu

Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, trong đó dân tộc Kinh là nhóm đa số xét trên nhân khẩu học, chiếm
khoảng 85.2% trong 92.7 triệu dân (MDRI, 2018, trang 10). 14.8% dân số còn lại được cấu thành từ 53
nhóm dân tộc khác nhau mà phần lớn sinh sống trên vùng cao và khu vực biên giới (MDRI, 2018, trang
10). Mặc dù Chính phủ Việt Nam và các tổ chức dân sự đạt được nhiều thành công to lớn về thu hẹp bất
bình đẳng kinh tế xã hội giữa các khu vực và các nhóm dân tộc trong những năm gần đây, tuy vậy, những
chỉ số như thu nhập, đói nghèo, tuổi thọ, tiếp cận giáo dục, y tế và các dịch vụ trợ giúp xã hội cho thấy vẫn
tồn tại khoảng cách đáng kể giữa dân tộc Kinh chiếm đa số với các DTTS khác (UNDP & VASS, 2016).
Di cư nội địa gắn liền với đô thị hóa - vốn được xem là động lực phát triển cho những thay đổi về kinh tế
xã hội ở Việt Nam kể từ thời điểm cải cách thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa (Đổi Mới) và sự
mở cửa nền kinh tế - đóng vai trò quan trọng trong phân phối thu nhập và cơ hội. Tỷ trọng dân số đô thị
ở Việt Nam hiện vào khoảng 35% (Anh, Rigg, Huong, & Dieu, 2012, trang 1108), và xu hướng này được dự
đoán sẽ tăng trong tương lai khi ngày càng có nhiều người chuyển tới sống và làm việc tại các thành phố
trên phạm vi toàn cầu. Cùng với đó, cải cách chính sách đất đai ở khu vực nông thôn và việc nới lỏng chính
sách di cư nông thôn-thành thị cũng như quản lý đô thị dẫn tới sự tăng trưởng đều về số lượng người di
cư đến thành phố và khu công nghiệp ở Việt Nam. Vốn được coi là những người không có giấy phép cư
trú chính thức (hộ khẩu) “cho phép họ sinh sống lâu dài một cách hợp pháp tại thành phố”, người di cư
thành thị lần lượt chiếm khoảng 18% và 36% tổng dân số tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (Anh và
cộng sự, 2016 trích trong Haughton, Sun, & Loan, 2018, trang 212).
So với dân tộc Kinh chiếm đa số, người DTTS đối mặt với những hạn chế và rào cản khi chuyển đổi cơ cấu
việc làm, bao gồm trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật hạn chế và các điều kiện bất lợi về xã hội, kinh
tế và địa lý. Khoảng 2/3 lao động người DTTS là “lao động đơn giản”, chiếm 67.66%, tiếp đến là “lao động
có kỹ năng trong nông, lâm nghiệp” chiếm 17.59%, “lao động thủ công” là 4.94% và “nhân viên bán hàng

và dịch vụ” chiếm 4.37% (UN Women, 2017). Khi rời quê nhà, thanh niên DTTS di cư chủ yếu được tuyển
làm những công việc đòi hỏi sức khỏe với thu nhập thấp. Do công việc thuộc khu vực kinh tế phi chính
thức thiếu sự thăng tiến, tính ổn định lâu dài, đãi ngộ cho người lao động và vị thế xã hội tương xứng ở
mức thấp, thanh niên DTTS di cư làm những công việc này tạo nên xương sống ngầm của giai cấp vô sản
bấp bênh ở Việt Nam (Allison, 2013, trang 46; Hewison, 2016). Kết quả là, họ có xu hướng rơi vào “nhóm
ở giữa bị bỏ sót” (missing middle), bao gồm nhóm cận nghèo và thu nhập trung bình thấp làm việc trong
khu vực phi chính thức (UNDP & VASS, 2016). Điều này khiến họ đặc biệt dễ tổn thương trước đói nghèo
do không đủ điều kiện nhận trợ giúp xã hội và không thể tiếp cận bảo hiểm xã hội (C.Nguyen, Linh, &
Nguyen, 2013; UNDP & VASS, 2016). Phân biệt đối xử cũng cản trở thanh niên DTTS di cư đòi hỏi các
quyền kinh tế và xã hội của mình (Oxfam, 2017). Sự tồn tại đồng thời của những yếu tố trên khắc sâu thêm
hoàn cảnh thiếu thốn và tình trạng bị loại trừ (exclusion) của thanh niên DTTS di cư, so với người di cư
thuộc nhóm đa số. Mặc dù các chỉ số HDI, IHDI, GDI, MPI và những phương thức đo lường tương tự được
sử dụng để làm sáng tỏ tình trạng bất bình đẳng, chúng cũng thường bỏ qua các nhóm bên lề và những
nhân tố xã hội dẫn đến sự lề hóa.
Vai trò của thanh niên được thừa nhận rộng rãi trong bối cảnh di cư toàn cầu, khi “di cư được kỳ vọng và
trở thành một thực tế của cuộc sống, đặc biệt đối với nam giới trẻ và dần dần là nữ giới trẻ” (Bretell &
Hollifield, 2008, trang 72). Hiện nay, hầu như chưa có nghiên cứu chuyên sâu nào tập trung vào thanh


niên DTTS di cư như đối tượng mục tiêu chính, đặc biệt là nhóm người trẻ chuyển từ tình trạng “phụ thuộc
thời thơ ấu sang độc lập khi trưởng thành” (UN4Youth, 2019, trang 1). Mặc dù một số báo cáo bàn luận
về trải nghiệm của thanh niên di cư (bao gồm thách thức và cơ hội mà họ đối mặt tại nơi đến), nhưng
chúng mới đưa ra một bức tranh cục bộ. Trong buổi họp báo giới thiệu Báo cáo Phát triển Con người 2016
(Human Development 2016) tại Hà Nội, các đại biểu từ UNDP Việt Nam nhấn mạnh rằng “điều quan trọng
là cải thiện sự hiểu biết của chúng ta về những nguyên nhân cốt lõi gây ra trình trạng ‘tụt hậu’, như thái
độ phân biệt đối xử, các hành vi và các thực hành cản trở người DTTS, đặc biệt là phụ nữ, trong việc tham
gia chủ động hơn tại cộng đồng, trên thị trường và trong các hoạt động chính trị và kinh tế cấp địa phương
cũng như cấp quốc gia” (UNDP, 2017).
Những bất lợi mà nhiều cộng đồng dân tộc (thiểu số) vẫn đang gặp phải, mặc cho nhiều tiến bộ thực tiễn
về vận động xã hội và xây dựng chính sách, rõ ràng cho thấy những lỗ hổng cần được giải quyết trong

chính sách xã hội hiện hành dành cho các nhóm dễ tổn thương và thiệt thòi nhất. Nhìn tổng thể, những
nhân tổ kể trên gợi ý việc hiểu một cách thấu đáo các trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư để định
hướng cho các can thiệp về chính sách mang tính bao trùm và tập trung hơn.

1.2.

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Như đã bàn luận, trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư ở Việt Nam phần lớn được ẩn trong những tự sự
lớn hơn về di cư nông thôn – thành thị (M. T. N. Nguyen và Locke (2014); Rigg, Nguyen, và Luong (2014);
Haughton và cộng sự (2018); Karis (2013), Anh và cộng sự (2012) là một vài ví dụ), nhưng số lượng thanh
niên DTTS di cư ngày một nhiều tại các vùng đô thị đặt ra nhiều câu hỏi mới về lý thuyết và thực tiễn.
Dựa trên điểm luận tài liệu học thuật, tái trình hiện trên truyền thông, cũng như trải nghiệm làm việc
trước đó của nhóm nghiên cứu, chúng tôi cho rằng trải nghiệm hằng ngày của thanh niên DTTS di cư khi
định vị những ranh giới xã hội và ranh giới hữu hình trong khu vực đô thị, chiến lược duy trì kết nối với
mạng lưới xã hội của họ, tính chủ thể và căn tính xã hội thay đổi để thích nghi có sự khác biệt với trải
nghiệm của người Kinh di cư nông thôn – thành thị. Điều này sẽ được làm sáng tỏ trong các phần sau của
nghiên cứu, thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này không đơn thuần đặc trưng cho địa vị của người
di cư, mà còn là xuất thân nông thôn, vị thế kinh tế xã hội thấp hơn và bị giới hạn do là người DTTS. Giải
thích về địa vị của người di cư và cảm thức thuộc về, các học giả như Yuval-Davis (2007) và Bastia (2004)
cho rằng trải nghiệm của một người di cư về cơ bản được định hình bởi những yếu tố giao thoa/liên tầng
(overlapping/intersecting factors) thay vì những phạm trù yếu tính luận/quy chất luận như chủng tộc, giới,
giai cấp hoặc địa vị kinh tế-chính trị. Mặc dù điều này không rõ ràng khi chúng tôi mới định hình ý tưởng
nghiên cứu, nhưng càng trở nên rõ ràng hơn sau một số phỏng vấn và quan sát ban đầu, từ đó làm lộ ra
những khác biệt trong trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư so với điểm luận tài liệu, không chỉ trên khía
cạnh kinh tế, xã hội và văn hóa. Trải nghiệm còn khác biệt về mặt không gian, cụ thể là sự dịch chuyển, sự
hòa nhập trong cấu trúc xã hội thị thành và cảm thức về công lý của thanh niên DTTS di cư chịu ảnh hưởng
của các không gian xã hội và không gian vật lý. Nhận thức được điều này, chúng tôi cho rằng trải nghiệm
của họ trong không gian đô thị không nhất thiết mang tính thụ động hay áp bức, mà là kết quả hỗn hợp
từ các cấu trúc thể chế, chuẩn mực xã hội và sự kiến tạo các không gian xã hội- được định hướng bởi tính

chủ thể (agency-informed social-spatial production) (Bork‐Hüffer và cộng sự, 2016; Ortner, 2006).
Từ đó, chúng tôi xem xét trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư theo cách tiếp cận liên tầng và quan điểm
liên ngành (kinh tế xã hội, văn hóa tộc người, công lý chính trị và không gian) để thấy những khía cạnh


giao cắt của đặc tính nhân khẩu học (dân tộc, tình trạng học vấn, giới và nghề nghiệp trong số nhiều khía
cạnh khác) và những nhân tố có tính cấu trúc (chuẩn mực xã hội, các thiết chế, chính sách và luật pháp).
Do đó, mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu cách thức mà (i) trải nghiệm dịch chuyển (về mặt xã hội và địa lý),
(ii) tính chủ thể đang biến đổi2 và (iii) những bất lợi và bất công xã hội khác nhau, mang tính cấu trúc
(Fraser & Honneth, 2003), đang giới hạn sự lựa chọn của thanh niên DTTS di cư, đồng thời mở ra những
dạng thức mới của sự tự chủ và các thực hành trong bối cảnh đô thị.
Như vậy, chúng tôi sẽ trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
1. Vì sao và bằng cách nào thanh niên DTTS di cư quyết định di cư và làm việc tại khu vực đô thị?
2. Các dạng thức dịch chuyển nào (trên khía cạnh xã hội, kinh tế, không gian và pháp lý) mà họ sử
dụng ở thành thị?
3. Những đặc trưng nhân khẩu học của thanh niên DTTS di cư (giới, tình trạng hôn nhân, dân tộc,
quê quán, học vấn và nghề nghiệp) chịu tác động như thế nào từ chính sách hiện hành về quản lý
di cư thành thị, trong việc định hình những giới hạn mang tính cấu trúc và mở ra các dạng thức
mới của sự tự chủ thông qua trải nghiệm di chuyển?
4. Trải nghiệm di cư thành thị và tính chủ thể đang thích ứng của họ có tác động qua lại như thế
nào? Những trải nghiệm này có được hình thành dựa trên các căn tính liên tầng hay không, và về
cơ bản thì chúng giống hay khác so với trải nghiệm của nhóm dân tộc đa số - người Kinh di cư?
5. Không gian đô thị giúp thanh niên DTTS di cư hòa nhập hoặc loại trừ họ khỏi các cấu trúc xã hội
như thế nào?

1.3.

Kết quả

Nghiên cứu này nhằm cung cấp thông tin cho các chương trình và can thiệp mới giúp giải quyết nhu cầu

và kỳ vọng của thanh niên DTTS di cư. Kết quả nghiên cứu sẽ đem lại những hiểu biết mới cho cuộc thảo
luận lâu dài về DTTS và di cư, cũng như đưa ra những khuyến nghị thực tiễn cho các bên liên quan, các
nhà làm chính sách và công chúng.
Kết quả nghiên cứu cũng sẽ được sử dụng để phát triển kế hoạch can thiệp 3 năm của iSEE trong khuôn
khổ hợp tác với CCFD. Các phát hiện sẽ được chia sẻ với nhà hoạch định chính sách, công chúng và đặc
biệt là thanh niên DTTS di cư tại Hà Nội. Chúng tôi dự định mời thanh niên DTTS di cư đến iSEE tham gia
các buổi tham vấn và khám phá các chiến lược mới giúp phát triển mạng lưới và tăng kết nối xã hội (social
belonging). Dự kiến việc thành lập các nhóm mới của thanh niên DTTS di cư là một phần không thể thiếu
trong thiết kế hoạt động can thiệp và các nhóm đó sẽ trở thành đối tác bình đẳng với iSEE trong dự án.

1.4.

Phương pháp luận nghiên cứu

Như đã trình bày sơ lược bên trên, nghiên cứu này lý thuyết hóa các phạm vi giao thoa của cá nhân theo
hướng toàn diện, từ đó nắm bắt đầy đủ các sự kiện trong đời sống hằng ngày, các quan niệm, suy nghĩ,
các quyết định và mạng lưới nguồn lực của thanh niên DTTS di cư. Phương pháp nghiên cứu phù hợp được
lựa chọn là nghiên cứu định tính, kết hợp phỏng vấn sâu, quan sát tham gia thông qua các chuyến thăm

2

Trong bối cảnh của nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ Tính chủ thể (Subjectivity) (thay vì Căn tính
(Identity) để mô tả khả năng các cá nhân (i) nhận thấy bản thân khác biệt/độc nhất và (ii) kiến tạo “cái tôi” (the
self) dựa trên sự thương lượng giữa tính tự chủ (agency) và những tác động mang tính cấu trúc.


gia đình, và điểm luận có hệ thống các tài liệu liên quan. Dưới đây là tóm tắt các phương pháp nghiên cứu
được lựa chọn tương ứng với khung lý thuyết:

Cấp độ phân tích

Vĩ mô

Trung dung

Vi mô

Dạng dữ liệu
Bối cảnh chính trị và Quyền

Phương pháp nghiên cứu
 Điểm luận tài liệu
 Phỏng vấn sâu
Chính sách
 Điểm luận tài liệu
Nhu cầu thị trường
 Điểm luận tài liệu
Mạng lưới xã hội/Vốn xã hội
 Phỏng vấn sâu
Chuẩn mực xã hội
 Quan sát tham gia thông
qua các chuyến thăm gia
đình
Vốn con người
 Phỏng vấn sâu
 Quan sát tham gia thông
Chuẩn mực xã hội – văn hóa
qua các chuyến thăm gia
Các thực hành văn hóa và bản dạng cá
đình
nhân/căn tính

Vốn xã hội
Nhận thức vể không gian và sự di chuyển
Bảng 1. Tóm tắt các phương pháp nghiên cứu

Về thành phần nhóm nghiên cứu, nhóm gồm ba thành viên gồm một người dân tộc Mông và hai người
dân tộc Kinh. Nghiên cứu viên người Mông là một người trẻ, được đào tạo Nhân học chính quy và có kinh
nghiệm thực hiện các nghiên cứu xã hội. Vị thế của chị đóng vai trò then chốt trong nghiên cứu này. Là
người Mông kể từ khi sinh ra và chỉ học nói tiếng Mông khi trưởng thành, xuất thân văn hóa có ảnh hưởng
nhất định đến vai trò của chị khi chị được nhìn nhận như “người trong cuộc” hay “người ngoài cuộc”
(Narayan, 1993) trong con mắt thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này. Sự thấu hiểu và phản tư của
chị làm giàu các cuộc thảo luận, và hơn cả là sự hiểu của chúng tôi về quan điểm của thanh niên DTTS di
cư, đặc biệt trong quá trình phân tích dữ liệu. Nghiên cứu viên thứ hai hiện là Viện trưởng iSEE, có kinh
nghiệm dày dặn về vận động chính sách và thực hiện các nghiên cứu cung cấp thông tin xây dựng chính
sách, kinh nghiệm làm việc lâu năm với nhiều nhóm dân tộc khác nhau. Người thứ ba là nghiên cứu sinh
Tiến sĩ về Địa lý nhân văn, anh có hướng nghiên cứu và kinh nghiệm phù hợp với dự án này.
Phỏng vấn được thực hiện bằng tiếng Việt và không có phiên dịch, vì người cung cấp thông tin có khả năng
nói tiếng Việt trôi chảy. Tuy nhiên, như được đề cập trong phần Hạn chế nghiên cứu, người tham gia sử
dụng thành thạo tiếng Việt giúp các cuộc thảo luận trở nên dễ dàng, nhưng điều này cũng đặt ra những
vấn đề tiềm ẩn do chọn mẫu thiên lệch.

1.5.

Thiết kế nghiên cứu

Thí điểm
Trước tiên, chúng tôi thực hiện điểm luận tài liệu và phát triển khung lý thuyết để xây dựng bảng hỏi thí
điểm. Chúng tôi cùng nhau triển khai một số phỏng vấn ban đầu, sau đó nhóm nhìn lại dữ liệu thu thập
được cũng như các lỗ hổng của nghiên cứu. Tiếp theo, chúng tôi sử dụng bảng hỏi được chỉnh sửa và
phiếu quan sát cho những buổi phỏng vấn còn lại và các chuyến thăm gia đình.



Thiết kế bảng hỏi
Để hiểu mối liên hệ giữa các nhân tố mang tính cấu trúc và trải nghiệm, lựa chọn, rào cản và cơ hội mang
tính cá nhân, chúng tôi kết hợp khung lý thuyết Đường đời đa chiều (Multidimensional Life Paths) theo
Elder (1975, 1994)3 và công trình về sự tự chủ - quyền lực – văn hóa của Ortner (2006) để phát triển bảng
hỏi. Cụ thể, chúng tôi nghiên cứu cách thức những yếu tố khác nhau ở ba cấp độ - vĩ mô, trung mô và vi
mô – tác động tới đời sống của người di cư. Bảng hỏi chi tiết sử dụng trong nghiên cứu này nằm trong Phụ
lục 1.

Vĩ mô
cơ hội và giới hạn do
bối cảnh chính trị,
chính sách và nhu cầu
thị trường tạo ra

Vi mô
giới hạn và nguồn
lực do vốn con
người, các chuẩn
mực xã hội – văn
hóa và điều kiện
gia đình tạo ra

Trung mô
mạng lưới xã
hội/vốn xã hội tại
quê nhà và nơi đến

Sơ đồ 1. Khung lý thuyết Đường đời đa chiều được sử dụng cho nghiên cứu
Nguồn: Theo Elder (1975, 1994), trích trong Kõu, Bailey and Wissen (2009).

Tiêu chí lựa chọn người tham gia
Trước khi tiến hành nghiên cứu, nhóm nghiên cứu xây dựng một bộ tiêu chí lựa chọn nhằm chỉ dẫn cho
quá trình tuyển lọc người tham gia. Tương đồng với quan điểm của UN rằng khoảng tuổi chỉ thanh niên
phụ thuộc vào bối cảnh cụ thể (UN4Youth, 2019), chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng độ tuổi của giới trẻ
trong nghiên cứu mà chúng tôi sử dụng cho tiêu chí lựa chọn là từ 18 – 35 tuổi, một số người trên ngưỡng
tuổi này được lựa chọn do một số cân nhắc thực dụng khi tuyển người tham gia.
Các tiêu chí nhân khẩu học được sử dụng bao gồm:


3

Không phải người Kinh theo khai sinh hoặc tự nhận là người Kinh;

Kõu, A., Bailey, A., & Wissen, L. v. (2009). Migrant biographies: A life course approach to high-skilled migration.
Nghiên cứu này được trình bày tại Hội nghị Dân số quốc tế lần thứ 26 (IUSSP) tại Marrakch, Morocco. Ban đầu, chúng
tôi sử dụng khung phân tích hữu ích này để xây dựng bảng hỏi, do nó gợi ý cho chúng tôi cách xem xét có hệ thống
cuộc sống của cá nhân di cư. Mặc dù hữu ích khi phát triển bảng hỏi, nó chỉ ảnh hưởng một phần trong những phân
tích tiếp theo. Sử dụng cách tiếp cận quy nạp, chúng tôi cho rằng khung trên không đủ để phân tích trải nghiệm về
một số dạng thức cụ thể trong sự liên tầng xã hội – như nhóm thanh niên DTTS di cư lao động linh động, tay nghề
thấp – vấn đề trọng tâm của nghiên cứu này.







Từ 18 đến 35 tuổi vào thời điểm phỏng vấn. Trường hợp sẵn sàng tham gia nhưng dưới 18 tuổi
vào thời điểm phỏng vấn, cần yêu cầu giấy đồng thuận từ người tham gia và người bảo hộ hoặc
người giám sát trực tiếp;

Không phải cư dân của các thành phố loại một và loại hai (ở miền Bắc Việt Nam) theo giấy tờ và
hiện đang sinh sống, làm việc tại khu vực đô thị;
Không đối mặt với bất kỳ nguy cơ nào về cảm xúc, tâm lý và thể chất hoặc nguy hiểm khi tham gia
nghiên cứu.

Tuyển chọn người tham gia
Ban đầu, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp tuyết lăn (snowballing) để tuyển chọn người tham
gia. Nguyên tắc của snowballing là giới thiệu trực tiếp: chúng tôi kỳ vọng những người được mời phỏng
vấn sẽ giới thiệu người tiếp theo trong mạng lưới xã hội của họ nếu phù hợp với các tiêu chí lựa chọn.
Giả thuyết ở đây là người di cư có thể kết nối với mạng lưới của họ tại nơi đến. Khi đó, phương pháp
này sẽ thuận lợi do người cung cấp thông tin tiếp theo có mức độ tin tưởng nhất định với nghiên cứu
vì được giới thiệu thông qua người mà họ đã quen biết sẵn. Nhưng ngay khi bắt đầu triển khai, chúng
tôi nhận thấy phương pháp này cũng gặp những khó khăn về phương pháp luận. Những người đầu
tiên cung cấp thông tin nằm trong các mối liên hệ cá nhân của chúng tôi, danh sách này nhanh chóng
cạn kiệt khi họ không thể giới thiệu người mới cho nghiên cứu vì mạng lưới xã hội hậu-di cư khá hạn
chế. Quan sát này thúc đẩy chúng tôi tìm hiểu sâu hơn về vốn xã hội và mạng lưới xã hội của thanh
niên DTTS di cư, và thay đổi phương pháp tuyển chọn ban đầu.
Khi tiếp cận người tham gia và sắp xếp thời gian phỏng vấn, chúng tôi giải thích ngắn gọn về nghiên
cứu, quyền tham gia và rút khỏi nghiên cứu, và xin phép sự đồng thuận của họ bằng lời cho việc ghi
âm. Mỗi người tham gia được trả một số tiền nhỏ, thể hiện sự trân trọng đối với thời gian mà họ bỏ
ra cho phỏng vấn.
Trong quá trình nghiên cứu, nhóm thường xuyên phản ánh lại tiến trình và những kết quả đạt được.
Chúng tôi xem lại mẫu nghiên cứu và thảo luận các chiến lược nhằm đảm bảo thu hút đa dạng người
tham gia về dân tộc, độ tuổi, chuyên môn/nghề nghiệp/khu vực kinh tế, giới và nguyên quán. Kết quả
là chúng tôi tiếp cận được 29 người tham gia kết hợp từ mối liên hệ cá nhân, liên hệ các tổ chức phi
chính phủ và thông qua phương pháp tuyết lăn.
Trong số những người cung cấp thông tin, chúng tôi quyết định chọn hai người trên 40 tuổi (không
thuộc nhóm thanh niên) vì góc nhìn của họ đưa ra những so sánh có giá trị về mức độ ảnh hưởng của
tuổi lớn hơn và khoảng thời gian ở Hà Nội lâu hơn đến cảm nhận và sự lựa chọn cho cuộc sống. Chúng
tôi cũng phỏng vấn 2 người Kinh để kết hợp với một số dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn trước đó.

Địa bàn
Trong 29 cuộc phỏng vấn thực hiện với thanh niên DTTS di cư, có 13 cuộc diễn ra tại Hà Nội. Các buổi
còn lại được tiến hành ở các khu công nghiệp, các vùng đô thị ven Hà Nội (gồm Hải Dương, Bắc Ninh)
và tại quê nhà của người tham gia là Hòa Bình và Thanh Hóa.
Hầu hết các cuộc phỏng vấn cá nhân được thực hiện tại nơi công cộng như nhà hàng, quán café hoặc
quán nước ven đường. Với các chuyến thăm gia đình, nhóm nghiên cứu di chuyển về quê của người
tham gia để thực hiện phỏng vấn trong không gian thân mật và quen thuộc hơn. Với những người làm


việc ngoài Hà Nội, nhóm cũng tới các vùng đô thị họ đang sống và làm việc nhằm tối thiểu hóa sự bất
tiện cho người tham gia.

Phân tích dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng dữ liệu định tính từ phỏng vấn sâu, quan sát trong các chuyến thăm gia đình và
ghi chép thực địa của nghiên cứu viên. Dữ liệu phỏng vấn sau đó được ghi lại. Các bản gỡ băng đúng
nguyên văn và ghi chép thực địa sau đó được phân tích và phát triển thành một bảng mã (codebook).
Các nghiên cứu viên cùng mã hóa dữ liệu và thống nhất dàn ý báo cáo nghiên cứu.
Hội thảo sơ bộ trình bày những phát hiện ban đầu và tham vấn chuyên gia trong ngành được tổ chức
tại Hà Nội vào tháng 11/2018. Những phản hồi và góp ý trong hội thảo sau đó đã được đưa vào báo
cáo cuối cùng.

1.6.

Hạn chế của nghiên cứu

Đây là nghiên cứu lát cắt tìm hiểu trải nghiệm đương đại của thanh niên DTTS di cư nên còn một số
hạn chế.
Thứ nhất, do vấn đề quy mô, nghiên cứu không chỉ ra đầy đủ trải nghiệm di cư và di chuyển từ nông
thôn ra thành thị của người Kinh. Mặc dù sử dụng các tài liệu liên quan về người Kinh di cư nông thôn
– thành thị để so sánh với đối tượng nghiên cứu, chúng tôi hiểu rằng việc sử dụng dữ liệu thứ cấp

nhằm minh chứng cho các phát hiện và kết luận có giá trị riêng nhưng cũng gặp vấn đề về tính xác
đáng và hợp lệ.
Thứ hai, một số trở ngại nhất định ngăn chúng tôi thực hiện quan sát người tham gia trong bối cảnh
đô thị. Ví dụ, nhiều người cung cấp thông tin làm việc toàn thời gian và không thể dành quá nhiều thời
gian cho nghiên cứu. Do cách tổ chức cuộc sống (đặc biệt nếu họ sống cùng gia chủ), việc nghiên cứu
viên đến thăm và quan sát điều kiện sống của họ là bất tiện và nhạy cảm.
Cuối cùng, dù cố gắng lựa chọn người tham gia có xuất thân đa dạng về dân tộc, tuổi tác, nghề nghiệp,
giới, tình trạng kinh tế xã hội để khắc họa một bức tranh toàn diện hơn về thanh niên DTTS di cư,
chúng tôi đã không thể giao tiếp với những người có vốn tiếng Việt hạn chế (và dường như có mức
độ hòa nhập xã hội thấp). Ban đầu, nhóm nghiên cứu tiếp cận một NGO và đề xuất phỏng vấn những
người có mức độ hòa nhập xã hội cũng như tiếng Việt hạn chế, tuy nhiên sau đó chúng tôi không thực
hiện do những cân nhắc về đạo đức. Chúng tôi cố gắng sử dụng phương pháp tuyết lăn và các mối
liên hệ khác để tiếp cận nhóm đối tượng trên nhưng lại đối mặt với nhiều khó khăn. Điền dã nhân học
mở rộng và một chiến lược tuyển chọn khác có lẽ sẽ cần thiết cho những nghiên cứu trong tương lai.

1.7.

Phạm vi và cấu trúc

Trong báo cáo này, chúng tôi đặc biệt tập trung vào trải nghiệm di cư của thanh niên DTTS ở khu vực
đô thị như Hà Nội. Chúng tôi nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng một bức tranh toàn


diện về trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư – tại quê nhà và nơi đến, với gia đình và các thành viên
trong cộng đồng, và có lẽ với cả những bạn bè người Kinh di cư. Tuy nhiên, do quy mô nghiên cứu,
chúng tôi sẽ chỉ bàn luận những dữ liệu về trải nghiệm của thanh niên DTTS di cư tại nơi họ đến và khi
họ quay lại quê nhà.
Một điều quan trọng mà chúng tôi cần làm rõ là mặc dù thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này
được nhóm lại dưới một phạm trù rộng là người DTTS di cư (trong đối chiếu với người Kinh di cư),
nhưng trải nghiệm sống và làm việc của họ tại thành phố có sự khác biệt rõ rệt. Như chúng tôi sẽ phân

tích kỹ hơn, nghiên cứu chỉ ra những khác biệt quan trọng theo chiều dọc (giữa các cá nhân trong cùng
nhóm dân tộc) và theo chiều ngang (giữa các cá nhân và các nhóm thuộc những dân tộc khác nhau)
về tình trạng kinh tế xã hội, sự di chuyển, mạng lưới xã hội và chiến lược thích ứng tại thành thị giữa
nhóm lao động tay nghề cao (chuyên gia, lao động sáng tạo, nhân viên văn phòng) và nhóm tay nghề
thấp (công nhân, nhân viên phục vụ thuộc khu vực phi chính thức và nông dân từng di cư). Chúng tôi
hiểu rằng cách phân tách nhị nguyên như vậy có thể đơn giản hóa phổ phức tạp những khác biệt theo
chiều ngang về vị thế của thanh niên DTTS di cư. Tuy vậy, chúng tôi muốn sử dụng cách phân loại này
làm cơ sở phân tích quan trọng trong nghiên cứu.
Về cấu trúc báo cáo, đầu tiên chúng tôi trình bày những thông tin tổng quan nghiên cứu trước khi
chuyển sang phần điểm luận ngắn gọn các chính sách hiện nay, điểm luận tài liệu về người DTTS di cư
tại thành thị Việt Nam và khung phân tích được lựa chọn. Tiếp đó, chúng tôi trình bày bốn phần thực
nghiệm nhằm nêu lên những vấn đề và trải nghiệm đa dạng mà người tham gia nghiên cứu phải đương
đầu khi làm việc tại Hà Nội và các khu công nghiệp lân cận. Ở phần kết luận, chúng tôi sẽ đưa ra một
số nhận định về chính sách và các can thiệp cần chú trọng.


PHẦN 2. NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ: CHÍNH SÁCH VÀ
NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về thanh niên DTTS di cư tại Việt Nam từ điểm luận tài liệu và truyền thông
Theo số liệu thống kê gần đây, tỉ trọng di cư nội địa tại Việt Nam ước tính chiếm 13.6% tổng dân số quốc
gia, chiếm 17.3% dân số trong độ tuổi 15 – 59 và đóng góp khoảng 7% vào kinh tế quốc gia (UNESCO,
UNHABITAT, IOM, & UNDP, 2016). Trong bốn loại hình di cư (thành thị - nông thôn, nông thôn – nông
thôn, nông thôn – thành thị và thành thị - thành thị), dân số di cư từ nông thôn ra thành thị là nhóm đông
nhất so với các dòng di cư khác, với xấp xỉ 2 triệu người năm 2009, và dự kiến chạm mức 6.4 triệu người
năm 2019 (GSO & UNFPA, 2005; UNESCO và cộng sự, 2016). Các báo cáo này dựa trên số liệu người cư
trú tạm thời tại đô thị theo đăng ký chính thức, điều này hàm ý rằng con số chính xác có thể còn cao hơn
đáng kể nếu tính cả người di cư không đăng ký.
Động lực di cư nông thôn – thành thị
Các nghiên cứu di cư tại Việt Nam nhìn chung cho rằng các nhân tố kinh tế, bao gồm tìm kiếm việc làm và
thích ứng với những cơ hội mới của thị trường tiếp tục là động lực chính của di cư thành thị (Coxhead, Vu,

& Nguyen, 2016, trang 5; GSO & UNFPA, 2005; UNESCO và cộng sự, 2016; UNFPA & GSO, 2016). Cùng lúc
đó, di cư vẫn là cách thức cải thiện sinh kế hộ gia đình và chiến lược phòng ngừa rủi ro cho các hộ gia đình
nông thôn khi đối mặt với những thay đổi liên tục về kinh tế xã hội (Dinh, 2010; Le, 2014; M. T. N. Nguyen
& Locke, 2014).
Các nhân tố khác khiến người nông thôn, đặc biệt là thanh niên, di cư đến thành thị bao gồm nhu cầu học
tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn, thông qua giáo dục đào tạo chính thức và phi chính thức (Coxhead
và cộng sự, 2016; Le, 2014; UNFPA & GSO, 2016, trang 3). Hơn nữa, một số yếu tố đan cài có thể được
đặt chung dưới thuật ngữ bao trùm là động lực cá nhân, bao gồm mức độ sẵn sàng cho hôn nhân, mạng
lưới gia đình và kỳ thị xã hội do lai lịch cá nhân, tình trạng tước đoạt đất đai và di cư bắt buộc do thiên tai
(Le, 2014, trang 57; UNESCO và cộng sự, 2016, trang 2; UNFPA & GSO, 2016, trang 3).
Cuối cùng, động lực chính của di cư thành thị là những thay đổi trong phong cách sống và khát vọng, một
phần là kết quả của việc tiếp cận với thế giới rộng lớn hơn thông qua khả năng kết nối của Internet và tăng
cường dịch chuyển (Cawthorne & Ha, 2017; Dinh, 2010, trang 77; Do & Chu, 2018; L. D. Nguyen & Nguyen,
2018; UNFPA & GSO, 2016, trang 5). So với nghiên cứu tập trung vào khía cạnh kinh tế của di cư, các
nghiên cứu về chủ đề này tại nông thôn Việt Nam có số lượng ít hơn. Tuy nhiên, ngày càng nhiều tài liệu
cho rằng tồn tại mối liên hệ giữa những thay đổi văn hóa và tính chủ thể biến đổi với các lựa chọn cuộc
sống của giới trẻ người DTTS. Một điều đáng chú ý là các nghiên cứu nổi bật về thanh niên DTTS tại nông
thôn và vùng cao Việt Nam và tương tác của họ với mạng xã hội cung cấp những hiểu biết then chốt về
cách thức mà mạng xã hội tái định hình căn tính xã hội và mở rộng hiểu biết về những cơ hội bên ngoài
cộng đồng. Ví dụ, nghiên cứu về thanh niên nông thôn của Cawthorne và Ha (2017) kết luận rằng các nền
tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, được giới trẻ DTTS tại các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn và Hòa Bình sử
dụng chủ động và phổ biến, đóng vai trò quan trọng giúp họ mở rộng tầm nhìn với thế giới bên ngoài, kết
nối họ với những nhóm bạn mới và tái định hình căn tính của họ. Tương tự, Do và Chu (2018) kết luận
mạng xã hội thâm nhập chặt chẽ trong trải nghiệm hằng ngày của thanh niên DTTS tại một số bản thuộc
tỉnh Bắc Kạn. Bàn về sự di chuyển và tương tác tăng lên với người ngoài cộng đồng của thanh niên DTTS,


nghiên cứu của L. D. Nguyen và Nguyen (2018) về những quan điểm biến đổi của người trẻ cho thấy họ
đang trải qua quá trình tái định hình các đặc tính xã hội và điều chỉnh các giá trị truyền thống để thích ứng
với những thay đổi nhanh chóng trong xã hội hiện đại. Kỳ thị xã hội gắn với người DTTS, sẽ được chúng

tôi phân tích sau, cũng có thể là một động lực dẫn đến những thay đổi trên (Dinh, 2010, trang 77). Điểm
luận tái trình hiện trên truyền thông cho thấy hình ảnh người DTTS nhìn chung được xây dựng chủ yếu
gắn với khu vực nông lâm và đi cùng những hàm ý tiêu cực (lạc hậu, năng suất thấp). Do đó, thông qua di
cư, thanh niên DTTS có thể thoát khỏi sự kỳ thị bằng cách tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp và trải
nghiệm mới, với khát khao “thoát nghèo”, hoặc chính xác hơn, là kỳ vọng vượt thoát những diễn ngôn về
đói nghèo và lạc hậu đang áp đặt lên họ.
Nhân khẩu học về người di cư nông thôn – thành thị
Thanh niên DTTS di cư có xu hướng áp đảo xét theo nhân khẩu học trong dòng chảy di cư cũng như tham
gia vào lực lượng lao động mỗi năm (UNDP, 2016). Điều này được phản ánh trong cấu trúc độ tuổi và độ
tuổi trung vị (25 tuổi) của người di cư nông thôn - thành thị (Dinh, 2010, trang 77; Haughton và cộng sự,
2018, trang 215; UNESCO và cộng sự, 2016; UNFPA & GSO, 2016).
Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ di cư nhiều hơn nam giới, tức là xu hướng nữ hóa (feminisation)
trong di cư nông thôn – thành thị tại Việt Nam (UNFPA & GSO, 2016). Tuy nhiên, có sự khác biệt về giới
đối với các loại động lực di cư (di cư vì việc làm hoặc không vì việc làm), cũng như sự khác biệt về hồ sơ
nghề nghiệp và mức thu nhập giữa nam và nữ trong bối cảnh thành thị (Coxhead và cộng sự, 2016, trang
17; Haughton và cộng sự, 2018, trang 221, 223), cho thấy phụ nữ vẫn đối mặt với nhiều rào cản hơn về xã
hội, kinh tế và có nguy cơ bị bóc lột hoặc lạm dụng cao hơn so với nam giới (Le, 2014, trang 61, 62).
Không ngạc nhiên rằng thanh niên quyết định di cư không phải là những người ít được học hành nhất và
có xuất thân đặc biệt bất lợi (Dinh, 2010; UNESCO và cộng sự, 2016; UNFPA & GSO, 2016, trang 2). Thay
vào đó, hầu hết người di cư sống trong các hộ gia đình đông người (Coxhead và cộng sự, 2016, trang 17),
trình độ học vấn của họ là bậc trung học cơ sở (UNFPA & GSO, 2016, trang 2) và thu nhập rơi vào khoảng
từ trung bình đến trung bình thấp trong bối cảnh nông thôn (Coxhead và cộng sự, 2016, trang 17). Lựa
chọn di cư không điển hình đối với nhóm người khá giả hơn, chủ yếu do số tiền gửi về khi di cư thấp hơn
so với thu nhập và sinh kế của họ tại địa phương. Số liệu thống kê cũng cho thấy người di cư thường độc
thân, kết hôn muộn hơn và di cư một mình đến thành phố (UNFPA & GSO, 2016, trang 2).
Một số đặc điểm di cư
Theo truyền thống, loại hình sinh kế chính của nhiều thế hệ người DTTS là nông nghiệp, phương thức này
cung cấp nhiều hơn mức vừa đủ để duy trì cuộc sống. Nhưng với tốc độ dân số tăng nhanh, đất nông
nghiệp thu hẹp và hạn chế tiếp cận tài nguyên rừng, nhiều người quyết định hòa vào dòng chảy di cư để
tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp tại các tỉnh và thành phố khác. Di cư nội địa trở thành phương thức khả thi

với các hộ gia đình nông thôn để duy trì sinh kế, khi phải đối mặt với những thay đổi thường xuyên. Các
tài liệu về di cư nông thôn – thành thị cho thấy hình mẫu di cư chủ đạo là di cư tạm thời hoặc theo mùa
vụ (Anh và cộng sự, 2012; Karis, 2013), không dừng lại ở một nơi đến cố định mà nhiều điểm đến, với các
khoản tiền tuần hoàn gửi về cộng đồng vì lý do kinh tế và nghĩa vụ đạo đức (Luong, 2018). Người di cư
thấy họ vẫn là một phần của gia đình tại quê nhà (M. T. N. Nguyen & Locke, 2014), vì vậy, họ chọn làm
việc tại thành phố, gửi tiền về quê và duy trì kết nối với gia đình bằng những dịp về thăm nhà (Dinh, 2010).
Một phần nhỏ người di cư, thường đi khi còn trẻ vì lý do giáo dục hoặc hôn nhân, sẽ chọn định cư tại
thành phố.


Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra mạng lưới xã hội đóng vai trò then chốt trong việc kết nối người di cư với
cơ hội di cư, đồng thời ảnh hưởng đến sự lựa chọn điểm đến và cung cấp những hỗ trợ kinh tế và phi kinh
tế cho người di cư tại nơi đến (Karis, 2013; M. T. N. Nguyen & Locke, 2014, trang 867-868; UNFPA & GSO,
2016, trang 4).
Những vấn đề và thách thức tại thành thị
Về những thách thức của di cư thành thị, một số học giả chỉ ra những thách thức phổ biến mà lao động di
cư Việt Nam gặp phải tại nơi đến, bao gồm tính dễ tổn thương về kinh tế, xã hội và chính trị (Anh và cộng
sự, 2012; Haughton và cộng sự, 2018; Karis, 2013; Marx & Fleischer, 2010; Q. V. Pham & Tran, 2015).
Khi tiếp cận dịch vụ, người di cư gặp những vấn đề như công việc bấp bênh, thiếu nhà ở giá cả phải chăng,
chi phí dịch vụ công như điện nước cao hơn cư dân thành thị; hạn chế tiếp cận với các dịch vụ phúc lợi
như y tế, giáo dục, và tỉ lệ tham gia thấp trong các tổ chức chính trị văn hóa cơ sở tại khu dân cư (Le, 2014;
Q. V. Pham & Tran, 2015). Hầu hết các học giả đồng tình rằng lý do chính dẫn đến những mô dạng méo
mó của sự bấp bênh xã hội là thủ tục đăng ký hộ gia đình/đăng ký cư trú (Hộ khẩu) được thiết lập để rằng
buộc quyền tiếp cận dịch vụ tại nơi ở với tình trạng cư trú của một người. Người di cư cũng đối mặt với
các vấn đề về bất bình đẳng cơ hội việc làm, đặc biệt trong khu vực công với bất bình đẳng thu nhập
(Haughton và cộng sự, 2018). Ngoài những rào cản “cứng”, người di cư còn gặp rào cản “mềm” khác như
kỳ thị, định kiến và phân biệt đối xử từ các cơ quan Nhà nước và người dân thành thị đối với lai lịch nông
thôn của họ (Anh và cộng sự, 2012; Karis, 2013; Q. V. Pham & Tran, 2015). Điều này càng củng cố cảm giác
của họ về sự lề hóa xã hội và bất bình đẳng.


2.2. Khoảng trống nghiên cứu và thiếu sự hiện diện của người DTTS di cư trong các tài liệu
Nhiều nghiên cứu và văn bản chính sách đã bàn luận những vấn đề của người di cư ở Việt Nam (ví dụ như
Dinh (2010), Le (2014), Q. V. Pham và Tran (2015), UNFPA và GSO (2016), UNESCO và cộng sự (2016), L.
D. Nguyen và Nguyen (2018), Haughton và cộng sự (2018), Anh và cộng sự (2012), M. T. N. Nguyen và
Locke (2014), Karis (2013). Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về người DTTS di cư tại thành phố gần như thiếu
vắng. Một ngoại lệ là nghiên cứu của Coxhead và cộng sự (2016) bàn luận một phần chủ đề này, nhưng lại
bị giới hạn trong các quan sát định lượng sử dụng dữ liệu năm 2012 từ Điều tra mức sống dân cư Việt
Nam. Do thiếu sót này, hiểu biết về người DTTS di cư tại khu vực đô thị - động lực, vấn đề, thách thức, cơ
hội và các hàm ý chính sách – còn chưa đáng kể so với nghiên cứu về người Kinh di cư.
Một nhân tố khả thể góp phần giải thích điều này là tỉ lệ người DTTS di cư thấp hơn so với người Kinh và
người Hoa di cư. Số liệu chính thức cho thấy trong khi tỉ lệ di cư của người Kinh và người Hoa là khoảng
4.58% năm 2012, tỉ lệ trung bình của các nhóm dân tộc khác chỉ khoảng 2.75% (Coxhead và cộng sự, 2016,
trang 10). Đồng thời, do thiếu dữ liệu riêng về tình trạng di cư của 52 nhóm dân tộc còn lại nên ý tưởng
trên càng trở nên thách thức. Tuy nhiên, ngoài vấn đề chuyên môn và tính sẵn có của dữ liệu, chúng tôi
không thể bỏ qua thực tế rằng việc thiếu các nghiên cứu về người DTTS di cư, cả trong nước và quốc tế,
có thể phản ánh mức độ ưu tiêu thấp của giới học thuật và nhà hoạch định chính sách dành cho chủ đề
này.
Từ nguồn tài liệu sơ cấp và truyền thông4 mô tả người DTTS di cư tại thành thị còn hạn chế, một vấn đề
khác nổi lên đòi hỏi sự chú ý của chúng tôi trên phương diện học thuật là chủ nghĩa vị chủng trong chính
4

Ví dụ, bài báo trên VnExpress mô tả người Mông tại Hà Nội: là một trong rất ít các bài về chủ đề này. So với số


sách dân tộc (ethnic politics) ở Việt Nam. Nghiên cứu của A. Terry Rambo (2003), A Terry Rambo và
Jamieson (2003, trang 150), Taylor (2008) và P. Q. Pham và Hoang (2012) chỉ ra rằng chính sách dân tộc ở
Việt Nam chịu ảnh hưởng của mô hình dân tộc chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa lấy người Kinh làm trung
tâm. Các học giả trên phân tích diễn ngôn của Nhà nước về “dân tộc thiểu số” ở Việt Nam và kết luận rằng
thái độ phân biệt đối xử với người DTTS bám rễ từ chủ nghĩa người Kinh làm trung tâm và ý thức hệ tiến
hóa luận xã hội (social evolutionist ideology). Tuy nhiên, quan điểm lấy người Kinh làm trung tâm và tiến

hóa văn hóa của Nhà nước không chỉ giới hạn trong chính sách. Chúng còn tiếp diễn trên truyền thông
(iSEE, 2011) và được chuyển thể thành những can thiệp thiếu nhạy cảm về văn hóa, mà không chú ý đến
các thực hành văn hóa và vị thế văn hóa của người DTTS (Pham & Hoang, 2012, trang 72-75).
So với các nghiên cứu về trải nghiệm di cư thành thị chủ yếu của người Kinh (theo suy luận của chúng tôi
vì hiện chưa có dữ liệu nhân khẩu học), chúng tôi cho rằng định kiến văn hóa là vấn đề cá biệt với những
người di cư không phải người Kinh tại thành thị (Q. V. Pham & Tran, 2015). Nghiên cứu của Coxhead và
cộng sự (2016) có lẽ là toàn diện hơn cả xét trên khía cạnh này, khi làm sáng tỏ mối quan hệ giữa thiên
kiến/định kiến và sự dịch chuyển lao động mà người DTTS trải nghiệm, tuy nhiên, các phát hiện vẫn chưa
thật sự đầy đủ. Các tác giả trên đề xuất như sau:
“Thành viên của các nhóm DTTS ở Việt Nam rõ ràng đối mặt với các rào cản về dịch chuyển mà
không thể lý giải từ những biến khả giải của chúng tôi. Dù là về phía cung (sức kéo từ những ràng
buộc của văn hóa địa phương và mối quan hệ họ hàng) hoặc về phía cầu (sự phân biệt đối xử từ
những người tuyển dụng tiềm năng), hoặc sự pha trộn của cả hai, đều cần được khám phá”.
(Coxhead và cộng sự, 2016, trang 22).
Với số lượng hạn chế các nghiên cứu hiện hành về thanh niên DTTS di cư làm việc tại thành phố, rào cản
mà chúng tôi có thể chắc chắn hơn cả là hộ khẩu, một chính sách phân biệt đối xử, tiếp tục cản trở sự di
chuyển của tất cả các cá nhân không cư trú. Chúng tôi cũng cho rằng một rào cản khác là sự tiếp cận hạn
chế với các tổ chức chính trị-xã hội cấp cơ sở, như hội đồng ở khu dân cư (tổ dân phố) hoặc những tổ chức
quần chúng khác (Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên và Hội Cựu chiến binh). Tuy nhiên, khoảng trống lớn trong
các tài liệu hiện nay là những khác biệt văn hóa, kỳ thị và định kiến xã hội của dân địa phương đối với
người di cư, và cách các nhân tố trên cản trở hoặc thúc đẩy thanh niên DTTS di cư tạo ra những chiến lược
phản hồi mới. Đó là những phạm vi được đề cập trong nghiên cứu sơ bộ này.

2.3. Chính sách di cư thành thị (với người DTTS)
Một điều quan trọng cần lưu ý là Việt Nam không có điều luật riêng cho người di cư nội địa hoặc người
DTTS di cư trong Luật Lao động, Luật Cư trú hiện hành hoặc các luật và chính sách khác liên quan đến di
cư. Trong phần này, chúng tôi sẽ làm rõ cơ chế mà hệ thống đăng ký hộ gia đình (hộ khẩu), được thực thi
ở khu vực đô thị, tiếp tục phân biệt đối xử với người không cư trú tại thành phố, bao gồm người DTTS di
cư.
Đăng ký hộ khẩu bắt đầu ở Trung Quốc và được áp dụng tại miền Bắc Việt Nam suốt những năm 1950,

trước khi mở rộng xuống miền Nam sau thống nhất đất nước năm 1975 (Anh và cộng sự, 2012). Hệ thống
này bảo đảm khả năng tiếp cận dịch vụ phúc lợi (giáo dục, y tế, lựa chọn nhà ở, giá cả dịch vụ công) và các
quyền (sở hữu nhà cửa và sở hữu tài sản như phương tiện cá nhân) của cá nhân dựa theo khu vực đăng
lượng bài viết về di cư nội địa (phạm pháp) của người DTTS, nhận thức và sự hiểu biết của công chúng về
quy mô và các vấn đề của người DTTS di cư là rất thấp.


ký hộ gia đình. Khi một người chuyển đến khu vực hành chính khác, quyền và khả năng tiếp cận của họ sẽ
bị ảnh hưởng theo. Điều này ngăn cản họ di cư tạm thời. Nhằm hạn chế phong trào di cư nông thôn –
thành thị, các nhà hoạch định sử dụng hộ khẩu như phương tiện quản lý hiệu quả để loại trừ người không
cư trú tại đô thị khỏi hệ thống phúc lợi của thành phố (Anh và cộng sự, 2012; Haughton và cộng sự, 2018;
M. T. N. Nguyen & Locke, 2014; Q. V. Pham & Tran, 2015). Không đơn thuần là công cụ hạn chế di chuyển
giữa các vùng miền, hộ khẩu còn được xem là công cụ giúp Nhà nước thực hiện quy hoạch và giám sát
dân số (Anh và cộng sự, 2012, trang 1109). Theo thời gian, chế độ hộ khẩu dần nới lỏng và dự kiến sẽ được
loại bỏ vào năm 2020. Hiện có bốn loại hộ khẩu, theo Anh và cộng sự (2012, trang 1109):





KT1: Người đăng ký tại quận/huyện nơi người đó cư trú.
KT2: Người không đăng ký tại quận/huyện nơi người đó đó cư trú, mà đăng ký tại một
quận/huyện khác thuộc cùng tỉnh/thành phố.
KT3: Người từ một tỉnh/thành phố khác đăng ký tạm trú tại nơi đến trong khoảng thời gian một
năm, sau khoảng thời gian đó đăng ký KT3 phải được cấp lại. (Kể từ 07/2017, yêu cầu đăng ký
lại đã được bãi bỏ.)
KT4: Người từ một tỉnh/thành phố khác có đăng ký tạm trú tại nơi đến trong khoảng thời gian
sáu tháng, sau khoảng thời gian đăng ký KT4 phải được cấp lại (Kể từ 07/2017, yêu cầu đăng ký
lại đã được bãi bỏ.)
Bảng 1. Bốn loại hình đăng ký hộ khẩu hiện hành.

Nguồn: Anh và cộng sự (2012, trang 1109).

Với những rào cản mang tính cấu trúc còn tồn tại, quyền và khả năng tiếp cận của người di cư sẽ bị
hạn chế - mức độ giới hạn phản ánh địa vị kinh tế xã hội và tình trạng cư trú của người đó. Một cá
nhân không bị hạn chế khi tự đăng ký bất cứ loại hình nào trong bốn loại hộ khẩu trên, nhưng mức độ
hiểu biết về hệ thống có thể ảnh hưởng lớn đến lựa chọn của họ, và hệ quả là quyền của họ. Một hệ
thống chính thức như vậy nhìn có vẻ công bằng (miễn là một người ở đúng nơi họ đăng ký), nhưng
bản chất nó tạo ra “bất bình đẳng quy mô lớn” (“massive inequality”), như Karis (2013, trang 260) chỉ
ra, do phân phối nguồn lực bất bình đẳng và sự phát triển không đồng đều giữa khu vực nông thôn và
thành thị.
Ngoài bối cảnh đô thị, chúng tôi cho rằng các chính sách hướng đến cộng đồng nơi đi và người dân
nông thôn cũng có tác động đến sự di chuyển và di cư nông thôn-thành thị. Trong bối cảnh Việt Nam,
Chính phủ điều phối một loạt các chương trình giảm nghèo trong nhiều thập kỷ qua, đáng chú ý hơn
cả là Chương trình 135 (P135) 5 và Chương trình 30A (P30A). Thông qua trợ cấp, chuyển giao và đầu
tư cơ sở hạ tầng, các chương trình phát triển6 đặt ra mục tiêu đưa những cộng đồng bất lợi nhất thoát
khỏi đói nghèo và tiếp đến là ổn định cư trú (human movements). Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho
thấy các chương trình phát triển đồng bộ như P135 và P30A không thực sự phù hợp với đặc điểm
riêng của từng vùng miền, từng khu vực cụ thể và không đáp ứng được kỳ vọng của cư dân nông thôn
và DTTS (Do, Nguyen, & Luu, 2015; VCCI, 2014). Những ví dụ thực tế có thể kể đến chính sách xây mới
5

Cụ thể, Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế-xã hội hướng tới các xã bất lợi nhất tại khu vực DTTS
và miền núi, với mục tiêu giúp các cộng đồng DTTS ổn định an ninh xã hội tại địa phương.
6
Ví dụ, Diễn đàn quốc gia về giảm nghèo thuộc Bộ lao động, Thương binh và Xã hội (MOLISA) mô tả chi tiết các
chương trình quốc gia này, xem tại: />

các chợ ở các tỉnh Tây Bắc, nhằm tạo điều kiện cho các cộng đồng dân tộc tiếp cận thị trường tốt hơn,
nhưng sau đó chương trình này phải dừng lại do khâu thiết kế và lập kế hoạch thiếu nhạy cảm về văn
hóa.7 Tuy trọng tâm nghiên cứu này không xem xét cụ thể các chương trình phát triển trên, hầu hết

những người cung cấp thông tin8 cho nghiên cứu đều đến từ vùng Chương trình P135 và P30A. Thực
tế này thúc đẩy chúng tôi nghĩ về tính hợp lý và hiệu quả của những chương trình trên cho các nghiên
cứu trong tương lai.

2.4. Khung phân tích
Động năng di cư nội địa phức tạp của người DTTS đòi hỏi nhiều cách tiếp cận và góc nhìn để nắm bắt
và giải thích hiện tượng này, nhưng nhiều nghiên cứu có vẻ tập trung hơn vào góc độ kinh tế mà không
dành sự quan tâm thích đáng đến khía cạnh văn hóa – xã hội và tâm lý của người DTTS di cư. Để hiểu
những trải nghiệm phức hợp của thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất ba
khung phân tích, cụ thể là công lý xã hội (social justice) (Nancy Fraser, 1997; Fraser & Honneth, 2003);
lý thuyết liên tầng (intersectionality theory) (Crenshaw, 1991; Yuval-Davis, 2007) và bản dạng cá nhân
và sự tự chủ dựa vào văn hóa (culturally-informed agency and identity) (Ortner, 2006; Scott, 2009).
Đầu tiên, chúng tôi đặt khái niệm công lý xã hội làm trung tâm của khung phân tích. Chủ yếu được xây
dựng và phát triển từ ý tưởng của Nancy Fraser (1997) về công lý xã hội trong thời kỳ toàn cầu hóa và
bất bình đẳng, một số học giả cho rằng trải nghiệm của cá nhân về bất công xã hội bắt nguồn từ sự
giao thoa và pha trộn của việc thiếu nguồn lực (resources), sự thừa nhận (recognition) và sự đại diện
(representation) (Fraser, Dahl, Stoltz, & Willig, 2004; Fraser & Honneth, 2003). Do bất công hay công
lý xã hội là kết quả đan cài của nhiều hệ hình có tính liên kết và đồng thời (nguồn lực trên khía cạnh
kinh tế xã hội; sự thừa nhận trên khía cạnh văn hóa và pháp lý/chính trị; sự đại diện trên khía cạnh
văn hóa/chính trị và dân sự), khung phân tích này rất thích hợp để hiểu tính dễ tổn thương của thanh
niên DTTS di cư trong nghiên cứu từ góc nhìn đa chiều, từ đó nhằm thiết kế những hoạt động can
thiệp giúp giải quyết vấn đề. Là người DTTS và là người di cư, trong bối cảnh đô thị Việt Nam, cá nhân
đó có vị thế kép (bivalent) do kết quả giao thoa giữa những nhân tố của tính dễ tổn thương và bất
công xã hội, như được mô tả dưới đây.

7

Bài báo này trên website của Đảng cộng sản Việt Nam giải thích vì sao gần đây nhiều khu chợ được xây dựng ở
vùng DTTS nhưng cuối cùng bị cộng đồng địa phương bỏ hoang: />8
Trong nghiên cứu này, người cung cấp thông tin đến từ Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Hòa Bình, Điện Biên và Sơn La.



1. THIẾU QUYỀN DO VỊ THẾ LÀ NGƯỜI
KHÔNG CƯ TRÚ TẠI ĐÔ THỊ

1.1. Hạn chế tiếp cận các dịch vụ phúc lợi
ở thành thị
1.2. Hạn chế quyền chính trị (bầu cử) và
quyền công dân (sự tham gia trong các tổ
chức xã hội chính trị)

2. ĐẤU TRANH GIAI CẤP VỀ KINH
TẾ XÃ HỘI DO BẢN DẠNG CÁ
NHÂN LÀ NGƯỜI DI CƯ VÀ
NGƯỜI NÔNG THÔN
2.1. Định kiến về người nông
thôn/nông dân của người thành
phố
2.2. Vị thế kinh tế xã hội phân cực,
bao gồm căn tính giai cấp giữa
người giàu và người nghèo

3. CHỦ NGHĨA TRỌNG NGƯỜI
KINH TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ CĂN
TÍNH VÀ THỰC HÀNH VĂN HÓA
CỦA NGƯỜI DTTS

3.1. Chính trị tộc người và diễn
ngôn về các thực hành và thiết chế
dựa trên quan điểm/ý thức hệ tiến

hóa luận văn hóa
3.2. Định kiến và kỳ thị xã hội
được đại chúng hóa thông qua
truyền thông

Hình 1. Phân tích sự giao thoa, tương tác và ảnh hưởng của các phạm vi công lý đối với trải nghiệm về
bất công xã hội của thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này.
Như nghiên cứu sẽ phân tích trong các phần tiếp theo, sự khác biệt trong trải nghiệm giữa thanh niên
DTTS di cư và người Kinh di cư cơ bản nằm ở hệ hình thứ ba: Chủ nghĩa trọng người Kinh, hay thiếu sự
thừa nhận về văn hóa của nhóm đa số đối với các DTTS và thiếu sự tham gia của người DTTS. Tuy nhiên,
khung công lý xã hội tự thân nó không giải thích đầy đủ lý do một số thanh niên DTTS di cư có thể trải
nghiệm nhiều bất công hơn những người khác, và vì vậy, chúng tôi cần đưa ra khung phân tích thứ hai về
lý thuyết liên tầng để bổ trợ. Trong bối cảnh không gian đô thị với quyền lực bất cân xứng, thừa nhận
những khác biệt đa dạng của tất cả các nhóm có thể giúp lý giải “sự giao thoa của nhiều vị thế xã hội (social
locations), mỗi cái đều được xã hội định nghĩa, với những hạn chế và cơ hội đi kèm” (Denis, 2008, trang
681). Đó là lý do chúng tôi lựa chọn lý thuyết liên tầng làm khung phân tích thứ hai.
Như chúng tôi đã giải thích ngắn gọn trong mô tả phương pháp luận nghiên cứu, lý thuyết liên tầng
(Crenshaw, 1991; Yuval-Davis, 2007) cung cấp cho chúng tôi một ‘thấu kính’ quyền năng giúp xem xét kỹ
sự khác biệt tồn tại giữa các nhóm thanh niên DTTS di cư. Bắt nguồn từ phong trào nữ quyền 1980s 1990s, nhằm giải thích sâu hơn những vấn đề có tính phân tầng mà phụ nữ da màu trải nghiệm, lý thuyết
liên tầng trở thành sự đáp trả rộng rãi đối với phong trào chính trị căn tính (identity politics) và các phạm
trù mang tính quy chất luận (essentialist categories) (Crenshaw, 1991) mà bỏ qua những khác biệt nội
nhóm (Bastia, 2014). Nhưng một điều quan trọng nữa cần chú ý là bối cảnh của những thảo luận trước đó
về lý thuyết liên tầng là chống lại chính trị căn tính trong những cấu trúc và mối quan hệ được chính thức


hóa (chủ yếu là các thiết chế Nhà nước – quốc gia với công dân). Có không nhiều những bàn luận về các
cá nhân (đặc biệt là người di cư và người DTTS) có trải nghiệm khác biệt trong những thiết chế ít chính
thức hơn và ở quy mô nhỏ hơn (như trong cộng đồng văn hóa của họ). Do đó, khái niệm tư cách công dân
đa tầng (multi-layer citizenship) của Yuval-Davis (2007) đưa ra một cách nhìn then chốt để hiểu những trải
nghiệm phân tầng trong nội nhóm mà thanh niên DTTS di cư trong nghiên cứu này có thể trải qua.

Thứ ba, chúng tôi cho rằng căn tính văn hóa-tộc người tiếp tục đóng vai trò quan trọng giúp định hình và
tạo tính cho thanh niên DTTS trong việc định vị mạng lưới xã hội ở đô thị và phát triển những chiến lược
sáng tạo khác biệt với người Kinh di cư trong không gian đô thị. Cụ thể, chúng tôi muốn nhấn mạnh rằng
còn khoảng trống cho những bàn luận tổng thể về sự tự chủ của thanh niên DTTS di cư trong mối quan hệ
với các tác nhân quyền lực (như Nhà nước và thị trường) và các công cụ quản lý (hộ khẩu và hàm ý của nó
với công dân đô thị). Khi nói về sự tự chủ, chúng tôi không có ý nói sự tự chủ như sự phản kháng, không
chính trị hóa hay lãng mạn hóa sự đấu tranh của những người đương đầu với bất công. Hơn nữa, chúng
tôi muốn sử dụng khái niệm sự tự chủ (agency) của Ortner (2006) để làm sáng tỏ mối liên hệ giữa nhân tố
con người trong nghiên cứu này, là người di cư đô thị với hệ thống quản lý nhiều quyền lực với nhiều
chiến lược đa dạng. Chúng tôi cũng không thể bỏ qua thực tế rằng thanh niên DTTS di cư, bên cạnh tư
cách là dân di cư và phải đối mặt với một loạt thách thức mới để thích nghi cuộc sống đô thị, họ còn mang
căn tính/bản dạng văn hóa-chính trị vùng cao kiểu Zomia9 (Scott, 2009), tức là họ không quen chịu sự kiểm
soát của chính quyền (“state evasion”) khi di chuyển giữa các không gian. Dù vậy, một số bằng chứng lật
lại quan điểm của Scott (2009) khi những người Zomia hoạt động trong thị trường, nhưng tiếp tục duy trì
cảm giác và kỹ thuật “không bị kiểm soát bởi chính quyền” trong thời kỳ hội nhập kinh tế-xã hội tại “những
không gian đô thị” mới (xem Herriman và Winarnita (2016), Turner, Bonnin và Michaud (2015), hoặc
chương hai và chương ba của cuốn Thương nhân trong Sự dịch chuyển (Traders in Motion) của Endres,
Leshkowich và Turner (2018). Vì thế, mặc dù xem căn tính văn hóa kiểu Zomia là khung phân tích về nhận
thức và lịch sử kiên cường (của người DTTS), chúng tôi cũng tìm kiếm những câu chuyện giúp soi sáng một
thực tế phức tạp hơn cũng như căn tính tạm thời của “giới trẻ Zomia” khi họ định vị những cơ hội và thách
thức trong không gian đô thị.

9

Zomia là thuật ngữ địa lý được nhà sử học Willem van Schendel tại Đại học Amsterdam sử dụng, để chỉ phần lớn
lục địa Đông Nam Á có lịch sử không bị kiểm soát bởi các nhà nước (Chú thích của người dịch).


PHẦN 3. PHÓNG TO BỨC TRANH: NGƯỜI DTTS DI CƯ TRONG ĐÔ THỊ - HỌ
LÀ AI?

Trước khi bắt đầu phỏng vấn, chúng tôi hỏi người cung cấp thông tin về Giới, Dân tộc, Nguyên quán, Tình
trạng hôn nhân, Tuổi và Nghề nghiệp. Từ dữ liệu nhân khẩu học đó10, chúng tôi thiết lập hồ sơ của người
tham gia nghiên cứu. Những phân tích ban đầu giúp dự đoán một số kết quả và khơi gợi một số vấn đề
khác. Dựa vào đó, chúng tôi tiếp tục phân tích chuyên sâu dữ liệu bóc băng và làm rõ những quan sát
trong các phần sau của báo cáo.

3.1. Tộc người
La ChíCơ Tu
Kinh
3% 3%
6%
Nùng
7%

Mường
29%

Dao
7%

Thái
13%
Tày
13%

Mông
19%

Hình 2. Thành phần dân tộc của người tham gia nghiên cứu
Về lý lịch dân tộc, người tham gia nghiên cứu thuộc 9 tộc người, trong đó có 8 nhóm dân tộc chủ yếu sống

ở miền Bắc Việt Nam (Mường, Mông, Tày, Thái, Nùng, Kinh, La Chí) và 1 nhóm dân tộc bản địa ở miền
Trung Việt Nam và Lào (Cơ Tu/Katu). Người cung cấp thông tin thuộc ba hệ ngôn ngữ chính, đa số (trừ hai
người Kinh và hai người Tày không nói tiếng mẹ đẻ) đều sử dụng song ngữ tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt.
Về số người tham gia trong mỗi nhóm dân tộc, người Mường và người Mông chiếm lượng mẫu lớn nhất.
Một số người Mường được mời phỏng vấn tại Hà Nội, nhưng chủ yếu người Mường trong nghiên cứu này
là những người từng di cư và đã trở về quê nhà. Việc tuyển chọn người Mường tham gia nghiên cứu chủ
yếu dựa vào mạng lưới NGO, không thông qua phương pháp “ bóng tuyết lăn”. Tình huống trái ngược với
người Mông – chiếm số lượng lớn thứ hai trong nghiên cứu. Người Mông tham gia nghiên cứu phần lớn
được tuyển chọn thông qua mạng lưới của nghiên cứu viên người Mông hoặc phương pháp bóng tuyết
lăn, điều này cho thấy quan hệ giữa những người Mông di cư đến các khu đô thị và thành phố chặt chẽ
hơn so với các nhóm khác. Với các dân tộc còn lại, không có một phương pháp tuyển chọn nào chủ đạo,
họ được tìm kiếm nhờ quan hệ cá nhân của nhà nghiên cứu, được giới thiệu từ NGO hoặc thông qua
những người tham gia khác.

10

Chúng tôi thu thập dữ liệu từ 29 người không phải dân tộc Kinh và 02 người Kinh, như chúng tôi đã giải thích
trong phần 1.5 của báo cáo.


3.2. Nguyên quán
Thái Bình
Quảng Nam 3%
3%
Quảng Ninh
3%

Hà Nội
3%


Bắc Kạn
16%

Lai Châu
3%

Sơn La
6%
Hòa Bình
13%
Lạng Sơn
6%

Yên Bái
7%

Hà Giang
10%
Lào Cai
7%
Điện Biên
10%

Thanh Hóa
10%


Hình 3. Thành phần người tham gia theo nguyên quán. Nguồn ảnh: />Về nguyên quán của người tham gia, ngoại trừ hai người Kinh, những người còn lại đến từ ba khu vực địa
hình chính, tương ứng với khoảng cách từ nguyên quán của họ đến Hà Nội.





Khu vực địa hình đầu tiên là vùng trũng xen lẫn đồi núi, bao gồm Thanh Hóa và Quảng Ninh, cách
Hà Nội 160 – 200km.
Khu vực địa hình thứ hai là tỉnh Hòa Bình, bao gồm vùng trung du kết hợp với địa hình vùng cao,
cách Hà Nội 120km.
Khu vực địa hình thứ ba là vùng cao phía Bắc, bao gồm phần lớn các tỉnh như Lạng Sơn, Bắc Kạn,
Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Lai Châu và Sơn La. Khoảng cách từ Hà Nội đến các tỉnh này
dao động trong khoảng 250 đến 500 km, đây là khu vực xa các thành phố và khu công nghiệp


thuộc Đồng bằng sông Hồng hơn cả, như Bắc Ninh, Hài Dương, Hải Phòng hoặc Vĩnh Phúc (Hình
4).
Hiểu về nguyên quán của thanh niên DTTS di cư quan trọng không chỉ bởi khoảng cách địa lý họ di
chuyển từ quê nhà đến các thành phố và khu công nghiệp ở vùng trũng. Điều quan trọng hơn là những
bối cảnh đa dạng của cộng đồng nguyên quán – khoảng cách về xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị
của mỗi cộng đồng với thành thị – sẽ tạo ra những tác động sâu rộng đối với sự hòa nhập về mặt thể
chất và xã hội trong đô thị. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này ở những phân tích sau.

3.3. Giới và nghề nghiệp
Nông
nghiệp
21%

Nữ giới
52%

Sáng
tạo

7%
Dịch vụ
41%

Nam
giới
48%

Công
nghiệp
31%

Hình 4. Thành phần người tham gia theo Giới và Nghề nghiệp tại thời điểm phỏng vấn.
Về giới và nghề nghiệp, chúng tôi muốn so sánh hai loại dữ liệu này vì chúng gợi ý một số mối liên hệ khả
thể giữa giới và cơ hội về kinh tế tại thành thị. Đầu tiên, nữ giới tham gia nghiên cứu này nhiều hơn nam
giới - thực tế, tỉ lệ nam giới không phải người Kinh tham gia còn có thể thấp hơn nữa nếu loại trừ hai người
Kinh. Xét đến hồ sơ nghề nghiệp, chúng tôi phân loại thành bốn khu vực nghề nghiệp, cấu thành từ những
công việc như bảng dưới.
Nhóm 1: Khu vực công nghiệp
• Công nhân sản xuất
• Lắp đặt (dân dụng)
Nhóm 2: Khu vực dịch vụ
• Giúp việc gia đình
• Nhân viên ngành Thực phẩm và dịch vụ ăn uống (F&B)
• Chuyên gia (nhân viên hậu cần, nhân viên trang điểm)
• Công việc văn phòng (giám đốc, điều phối)
Nhóm 3: Khu vực nông nghiệp
Nhóm 4: Khu vực sáng tạo
• Nhà làm phim
• Họa sĩ

Bảng 2. Bốn khu vực nghề nghiệp trong nghiên cứu.
Theo Hình 5, đa phần người cung cấp thông tin (72%) làm việc trong khu vực dịch vụ và công nghiệp, trong
đó dịch vụ chiếm đa số (41%). Đây là hai khu vực điển hình ở thành phố và khu công nghiệp quanh những


×