Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Nhung van de thong nhat thuc hien mon Dia ly

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81 KB, 2 trang )

NHỮNG VẤN ĐỀ THỐNG NHẤT THỰC HIỆN
TRONG NĂM HỌC 2010-2011
MÔN: ĐỊA LÝ
 SỬ DỤNG CHUẨN KT-KN TRONG CTGDPT VÀ HƯỚNG DẪN
THỰC HIỆN CHUẨN KT-KN ĐỂ SOẠN GIÁO ÁN VÀ RA ĐỀ KIỂM
TRA.
I. SOẠN GIÁO ÁN:
1. Soạn mục tiêu bài học:
Dựa vào Chuẩn KT-KN trong CTGDPT.
2. Thiết kế các hoạt động trên lớp:
a) Dựa vào các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng chi tiết, cụ thể, tường minh của
Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN.
b) Nếu các yêu cầu về kiến thức, kỉ năng trong Hướng dẫn thực hiện Chuẩn
KT-KN chưa chi tiết, cụ thể, tường minh thì dựa vào nội dung SGK để chi tiết, cụ
thể, tường minh các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng.
II. RA ĐỀ KIỂM TRA:
1. Bám sát Chuẩn KT-KN: 70%
2. Vượt Chuẩn KT-KN (mở rộng mức độ nhận thức): 30%
Lưu ý:
1. Chuẩn kiến thức, kĩ năng của một đơn vị kiến thức là các yêu cầu cơ bản,
tối thiểu về kiến thức, kĩ năng của đơn vị kiến thức mà học sinh cần phải và có thể
đạt được.
Giáo viên được phép mở rộng mức độ nhận thức (biết; hiểu; vận dụng …)
nhưng không mở rộng mức độ kiến thức đảm bảo không quá tải và không quá lệ
thuộc hoàn toàn vào SGK; không cố dạy hết SGK. Việc khai thác sâu kiến thức kĩ
năng trong SGK phải phù hợp với khả năng tiếp thu của học sinh.
2. Nếu có sự không nhất quán về cùng một đơn vị kiến thức, kĩ năng giữa 3
tài liệu: Chuẩn KT-KN trong CTGDPT; Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN;
SGK thì Giáo viên phải dựa vào Chuẩn KT-KN trong CTGDPT vì:
- Chuẩn KT-KN trong CTGDPT (pháp lệnh)
- Hướng dẫn thực hiện Chuẩn KT-KN (chi tiết, cụ thể, tường minh các đơn


vị Chuẩn kiến thức kĩ năng)
- SGK (là phương tiện minh họa chủ yếu).
3. Nếu có kiến thức, kĩ năng trong Chuẩn KT-KN trong CTGDPT chưa
chuẩn giáo viên kiến nghị bằng văn bản về Bộ GD&ĐT chờ giải quyết.
4. Đối với các tiết dạy có lồng ghép Giáo dục bảo vệ môi trường thì giáo
viên buộc phải thực hiện theo yêu cầu Giáo dục bảo vệ môi trường.
 CÁC VẤN ĐỀ ĐÃ THỐNG NHẤT :
I/ Về nội dung PPCT của bộ môn:
-Thống nhất áp dụng PPCT cụ thể của năm học 2009-2010
II/ Cấu trúc soạn một giáo án
Tuần: Ngày soạn:
Tiết: ….. Bài:… TÊN BÀI ( in đậm)
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức:
2. Kỹ năng:
3. Thái độ: (nếu có lồng ghép GDBVMT)
II/ Phương tiện dạy học:
III/ Hoạt động trên lớp:
1/ Bài cũ:
2/ Bài mới:
- Giới thiệu bài:
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính
- Hoạt động 1: ( cá nhân/ cặp/
nhóm)
- Hoạt động 2: ( cá nhân/ cặp/
nhóm)
- …..
Tương ứng với tiêu mục 1
Tương ứng với tiêu mục 2
IV/ Đánh giá:

V/ Hoạt động nối tiếp:
• Riêng các tiết có nội dung lồng ghép GDBVMT thì trong giáo án soạn đến
phần có lồng ghép phải thể hiện chữ GDMT.
III/ Về cấu trúc đề kiểm tra:
- Trắc nghiệm (3 điểm)- Tự luận (7 điểm)
- Về trắc nghiệm: ít nhất có 2 hình thức trắc nghiệm( lựa chọn đúng nhất,
điền khuyết, ghép cặp). Về hình thức trắc nghiệm lựa chọn đúng nhất
mỗi câu đúng 0,25 điểm (kiểm tra 1 tiết, học kỳ) và 0,5 điểm ( kiểm tra
15 phút)
- Trong kiểm tra 1 tiết và học kỳ phần tự luận cần cố gắng sử dụng kênh
hình, bảng số liệu hoặc biểu đồ để kiểm tra kỹ năng của HS.
- Đề phài có ma trận, đáp án, biểu điểm.
- Mức độ ra đề: Biết (3 điểm), hiểu (4 điểm), vận dụng (3 điểm). Riêng
đối với HS dân tộc mức độ ra đề : Biết (5 điểm), hiểu (3 điểm), vận
dụng (2 điểm)
- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
NỘI DUNG BIẾT HIỂU VẬN DỤNG TỔNG ĐIỂM
TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL
- ……………..
TỔNG ĐIỂM 10 điểm

×