Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

(Luận văn thạc sĩ) Nghiên cứu hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 112 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG NỘI THƯƠNG
TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2010-2017

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ THẢO

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG NỘI THƯƠNG
TỈNH BẮC NINH GIAI ĐOẠN 2010-2017
Ngành: Địa lý học
Mã số: 8310501

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐỊA LÝ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS. Vũ Vân Anh

THÁI NGUYÊN - 2019


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoạt động nội thương tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2010-2017”, tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động
viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc nhất tới tất
cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn TS.
Vũ Vân Anh.
Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư Phạm -Đại
học Thái Nguyên cùng các thầy, cô giáo trong Khoa Địa Lý, phòng Đào tạo bộ phận
sau đại học đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu.
Qua đây tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các cô chú, anh chị em trong Sở
Công Thương tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Ninh, Cục thống kê tỉnh Bắc
Ninh đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu thực hiện

đề tài này tại địa phương.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 6 năm 2019
Người thực hiện
Nguyễn Thị Thảo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. iv
DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU ........................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH ......................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài....................................................... 3
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4
5. Đóng góp chính của đề tài ............................................................................... 7
6. Cấu trúc của đề tài ........................................................................................... 7
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI
VÀ HOẠT ĐỘNG NỘI THƯƠNG.................................................... 8
1.1.
Cơ sở lí luận .......................................................................................... 8

1.1.1. Một số khái niệm ................................................................................... 8
1.1.2. Vai trò, chức năng của nội thương. ..................................................... 10
1.1.3. Đặc điểm chính của nội thương........................................................... 11
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nội thương ............................. 12
1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thương ............ 16
1.2.
Cơ sở thực tiễn..................................................................................... 30
1.2.1. Khái quát về ngành nội thương Việt Nam .......................................... 30
1.2.2. Khái quát về ngành nội thương vùng ĐBSH ...................................... 33
1.3.
Vận dụng đánh giá ngành nội thương cấp tỉnh ................................... 34
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 35
Chương 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THỰC TRẠNG
HOẠT ĐỘNG NỘI THƯƠNG TỈNH BẮC NINH ........................ 36
2.1.
Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh ...... 36
2.1.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ.......................................................... 36
2.1.2. Kinh tế - xã hội .................................................................................... 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2.1.3. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên...................................... 48
2.1.4. Đánh giá chung .................................................................................... 53
2.2.
Thực trạng hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010-2017 ..... 54
2.2.1. Khái quát chung................................................................................... 54
2.2.2. Hoạt động nội thương theo ngành ....................................................... 55
2.2.3. Các hình thức chủ yếu của hoạt động nội thương ............................... 59

2.2.4. Đánh giá chung .................................................................................... 72
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 78
Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NỘI
THƯƠNG TỈNH BẮC NINH ĐẾN NĂM 2025. TẦM NHÌN
ĐẾN NĂM 2030 ................................................................................. 79
3.1.
Cơ sở đề xuất giải pháp ....................................................................... 79
3.1.1. Bối cảnh quốc tế, khu vực ................................................................... 79
3.1.2. Bối cảnh trong nước ............................................................................ 80
3.1.3. Bối cảnh trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh ................................................... 80
3.1.4. Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương
mại chủ yếu ......................................................................................... 81
3.2.
Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển....................................... 83
3.2.1. Quan điểm .......................................................................................... 83
3.2.2. Mục tiêu ............................................................................................... 84
3.2.3. Định hướng phát triển ......................................................................... 85
3.3.
Các giải pháp ....................................................................................... 86
3.3.1. Giải pháp chung................................................................................... 86
3.3.2. Giải pháp cụ thể đối với thực trạng ngành nội thương tỉnh Bắc Ninh ....... 87
3.3.3. Giải pháp đột phá ..................................................................................... 90
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 95
KẾT LUẬN....................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 97
PHỤ LỤC ẢNH
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
BQĐN

: Bình quân đầu người

HĐNT

: Hoạt động nội thương

TDVMNBB

: Trung du và miền núi Bắc Bộ

TMBLHH và DTDVTD/BQĐN : Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu
dịch vụ tiêu dùng bình quân đầu người
TMBLHH và DTDVTD

: Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch
vụ tiêu dùng

TM-DVTH

: Thương mại - Dịch vụ tổng hợp

TNBQĐN

: Thu nhập bình quân đầu người


TTTM

: Trung tâm thương mại

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1.

Giá trị sản xuất TMBLHH và DTDVTD và cơ cấu theo thành
phần kinh tế giai đoạn 2010- 2015 ................................................ 30

Bảng 1.2.

Số lượng chợ, siêu thị, trung tâm thương mại của nước ta năm 2017 .... 31

Bảng 1.3.

TMBLHH và DTDVTD theo vùng của nước ta năm 2017 ........... 33

Bảng 2.1.

Dân số và mật độ dân số tỉnh Bắc Ninh năm 2017........................ 37

Bảng 2.2.


Nguồn lao động và cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế tỉnh
Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2017 .................................................... 41

Bảng 2.3.

Giá trị sản xuất trên địa bàn theo giá hiện hành năm 2010 phân
theo khu vực kinh tế ....................................................................... 42

Bảng 2.4.

Hoạt động dịch vụ tỉnh Bắc Ninh trong cơ cấu GDP của tỉnh
giai đoạn 2010 - 2017 (phân theo ngành, giá thực tế, đơn vị %)... 54

Bảng 2.5.

Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng của Bắc Ninh phân theo thành phần kinh tế giai đoạn
2010 - 2017 .................................................................................... 57

Bảng 2.6.

TMBLHH và DTDVTD; TMBLHH và DTDVTD/BQĐN theo
giá hiện hành phân theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh giai
đoạn 2010 - 2017 ........................................................................... 58

Bảng 2.7.

Mạng lưới chợ theo đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh năm 2017 ....... 61


Bảng 2.8.

Danh sách các chợ có tình trạng sử dụng hiệu quả tại thành phố
Bắc Ninh năm 2017 ....................................................................... 62

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ:
Biểu đồ 1.1. Cơ cấu TMBLHH và DTDVTD theo ngành kinh doanh ...................... 32
Biểu đồ 2.1. TMBLHH và DTDVTD của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2017
(giá hiện hành, đơn vị tỉ đồng)............................................................... 55
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu TMBLHH và DTDVTD phân theo nhóm hàng (giá hiện hành)......56

Hình:
Hình 1.1.

Cơ cấu TMBLHH và DTDVTD theo ngành kinh doanh ...................... 32

Hình 2.1.

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh .......................................................... 39

Hình 2.2.

Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh ... 52


Hình 2.3.

Biểu đồ TMBLHH và DTDVTD của tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010
- 2017 (giá hiện hành, đơn vị tỉ đồng) ................................................... 55

Hình 2.4.

Cơ cấu TMBLHH và DTDVTD phân theo nhóm hàng (giá hiện hành) .....56

Hình 2.5.

Bản đồ thực trạng hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh ....................... 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thương mại nói chung và nội thương nói riêng thuộc nhóm ngành dịch vụ, có
lịch sử phát triển lâu đời và có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế đất
nước bởi nó đảm nhiệm vai trò giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các ngành, các vùng,
các nước với nhau. Không phải ngẫu nhiên mà người ta nói “phi thương bất phú” hay
rộng hơn là “phi dịch bất hoạt”, bởi vì nếu không có ngành thương mại nhất là nội
thương, thì các hoạt động sản xuất vật chất cũng như nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của
đời sống con người không thể được đảm bảo, được thỏa mãn, đồng thời yếu tố kích
thích tái sản xuất, phát triển kinh tế, tăng nhu cầu, điều chỉnh nhu cầu về nguồn hàng
sẽ không thể xảy ra.
So với các nhóm ngành sản xuất vật chất thì tỷ trọng của nhóm ngành dịch vụ nói

chung và ngành thương mại nói riêng trong GDP của cả nước khá cao (43,3% năm 2013,
riêng thương mại là 13,4%) [12]. Đặc biệt, việc gia nhập WTO đã và đang làm cho
ngành thương mại có cơ hội phát triển mạnh mẽ, mở rộng thị trường, giao lưu trao đổi.
Thực tế đã chứng minh, trong những năm qua, thương mại nói chung và nội thương nói
riêng ở nước ta đã có những bước chuyển mình vượt trội. Tuy nhiên, còn có nhiều vấn đề
đặt ra từ sự hội nhập, trong đó vấn đề cơ bản nhất là trao đổi hàng hóa và khả năng cạnh
tranh với thị trường thế giới.
Bắc Ninh có thế mạnh về công nghiệp và thương mại, đáp ứng nhu cầu tại chỗ
và phục vụ xuất khẩu trong đó có sự đóng góp đáng kể của nội thương. Tổng mức bán
lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khá lớn. Hoạt động mua bán, trao đổi hàng
hóa trên thị trường nội tỉnh diễn ra sôi động, nhất là ở thành phố Bắc Ninh, các thị xã,
thị trấn trung tâm huyện với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế,…
Tuy nhiên so với tiềm năng và nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng thì hoạt động
nội thương của tỉnh còn nhiều bất cập như khả năng lưu thông và trao đổi hàng hóa
do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, sự cạnh tranh của các thị trường trong và ngoài nước,
chất lượng sản phẩm chưa cao, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (mạng lưới cửa hàng
bán lẻ, chợ, siêu thị…) chưa hợp lý.
Do vậy, việc lựa chọn và thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoạt động nội
thương tỉnh Bắc Ninh” có ý nghĩa lí luận và thực tiễn. Việc nghiên cứu đề tài là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




cơ hội để tác giả vừa củng cố kiến thức địa lý học nói chung và nội thương nói
riêng, vừa giúp thêm sự hiểu biết về ngành kinh tế này của tỉnh Bắc Ninh, nơi tác
giả đang công tác.
2. Lịch sử nghiên cứu
*Trên thế giới
Thương mại nói chung và phát triển thương mại có vai trò quan trọng trong hệ

thống các ngành kinh tế quốc dân. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Kinh tế thương mại nói chung, nội thương và
ngoại thương nói riêng; hoạt động kinh tế thương mại dưới góc độ địa lý học (bao
gồm cả nội thương và ngoại thương), hoạt động phát triển thương mại bền vững…
*Ở Việt Nam
Thương mại nói chung và nội thương nói riêng có vai trò quan trọng trong hệ
thống các ngành kinh tế quốc dân. Do đó, đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn
đề này dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Kinh tế thương mại nói chung, nội thương và
ngoại thương nói riêng; hoạt động kinh tế thương mại dưới góc độ địa lý học (bao
gồm cả nội thương và ngoại thương).
Đề cập đến cơ sở lý luận của hoạt động thương mại trong đó có nội thương
trước hết phải kể đến các giáo trình của các tác giả: Đặng Đình Hào, Hoàng Đức Thân
(chủ biên), “Giáo trình kinh tế thương mại”, NXB Thống kê [4]; Viện nghiên cứu
thương mại, 2007, “Giải pháp phát triển các mô hình kinh doanh chợ”. Đề tài khoa
học cấp bộ [10]; Nguyễn Thị Nhiễu, (2007), “Nghiên cứu các hoạt động bán buôn,
bán lẻ của một số nước và kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam”, Đề tài khoa học cấp
bộ [10]; Đinh Văn Thành, 2007, “Đánh giá thực trạng và định hướng tổ chức các
kênh phân phối một số mặt hàng chủ yếu ở nước ta từ năm 2001 đến nay”. Đề tài
khoa học cấp bộ [11]. Ngoài ra còn có các bài viết được đăng trên các kỷ yếu và tạp
chí: Bộ Thương mại, 2005 “Thương mại Việt Nam 20 năm đổi mới”. Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia [2]; …
Nhìn chung có thể thấy về nội thương nói riêng đã được nghiên cứu trên rất
nhiều giáo trình, các công trình khoa học, làm cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình
nghiên cứu của tác giả vận dụng vào địa bàn cấp tỉnh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Phát triển thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội Hải Phòng của TS. Nguyễn Văn Lịch, NXB Thống kê, Hà Nội năm 2005, đã đi

sâu phân tích và làm rõ những luận cứ khoa học của việc xây dựng hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đánh giá thực trạng phát triển
thương mại trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; phân
tích tác động của hành lang kinh tế đối với việc hình thành khu vực mậu dịch tự do
ASEAN - Trung Quốc và đưa ra các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại khu
vực hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Gần đây nhất, trong cuốn “Địa lý dịch vụ, tập II: Địa lý thương mại và du
lịch” của hai tác giả Nguyễn Minh Tuệ, Lê Thông (đồng chủ biên) [17], các giáo trình
“Địa lý kinh tế - xã hội đại cương” Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) [16], “Địa lý kinh tế
- xã hội Việt Nam” Lê Thông (chủ biên) [14] đã đề cập khá chi tiết và đầy đủ về các
vấn đề của nội thương dưới góc độ địa lý học.
Nhìn chung có thể thấy về nội thương nói riêng đã được nghiên cứu trên rất nhiều
giáo trình, các công trình khoa học, đây là cơ sở lý luận và thực tiễn cho quá trình nghiên
cứu của tác giả vận dụng vào nghiên cứu hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục tiêu, nhiệm vụ và giới hạn của đề tài
3.1. Mục tiêu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về Địa lý thương mại nói chung và nội thương
nói riêng, đề tài phân tích các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng phát triển ngành nội
thương tỉnh Bắc Ninh dưới góc độ Địa lý học. Từ đó đề xuất các giải pháp góp phần
phát triển của ngành nội thương tỉnh Bắc Ninh đến 2025 tầm nhìn 2030.
3.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về hoạt động thương mại nói chung và
nội thương nói riêng.
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố hoạt động nội
thương tỉnh Bắc Ninh.
- Phân tích thực trạng phát triển hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh trong giai
đoạn 2010 – 2017 dưới góc độ địa lí học.
- Đề xuất một số giải pháp phát triển hoạt động nội thương của tỉnh trong giai
đoạn tiếp theo.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





3.3. Giới hạn nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động nội thương dưới góc độ
địa lý học, cụ thể là:
Phân tích thực trạng phát triển và phân bố hoạt động nội thương của tỉnh trong đó
tập trung phân tích các chỉ tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu
dùng, cơ cấu thương mại bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, và một số
hình thức tổ chức lãnh thổ chủ yếu của nội thương (cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị,…)
dưới góc độ địa lí học tập trung vào thương mại truyền thống, không nghiên cứu về
thương mại điện tử, sàn giáo dịch...
- Về phạm vi lãnh thổ: Nghiên cứu hoạt động nội thương trên địa bàn tỉnh với
sự phân hóa theo các huyện, thị xã, thành phố.
- Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trong giai đoạn 2010 - 2017, định
hướng đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2030.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp - lãnh thổ
Mỗi lãnh thổ địa lý có những đặc điểm riêng và nghiên cứu Địa lý là phải tìm
ra được những nét tương đồng, khác biệt giữa các lãnh thổ đó.
Trong đề tài này, quan điểm lãnh thổ được tác giả vận dụng qua việc đánh
giá, so sánh các tiềm năng cũng như thực trạng, giải pháp phát triển ngành thương
mại của tỉnh với các tỉnh xung quanh nhằm làm nổi bật nét độc đáo, riêng biệt của
tỉnh Bắc Ninh.
Các đối tượng địa lý là các địa tổng thể nên đòi hỏi phải được nghiên cứu một
cách tổng hợp.
Quan điểm tổng hợp được tác giả vận dụng qua việc đánh giá những thành tựu
trong hiện trạng phát triển hoạt động nội thương tỉnh Bắc Ninh, là kết quả tổng hợp

của những nhân tố tác động mà ở đó nổi bật hơn cả là các nhân tố về vị trí địa lý, hạ
tầng cơ sở, nguồn lao động, đường lối chính sách…
4.1.2. Quan điểm hệ thống
Thương mại là một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế quốc gia,
vùng và các tỉnh. Bản thân thương mại cũng bao gồm hai hoạt động lớn là nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




thương và ngoại thương, trong đó nội thương bao gồm nhiều phân hệ có quan hệ
mật thiết tác động qua lại với nhau. Nếu nhìn theo khía cạnh lãnh thổ thì nội
thương Bắc Ninh được cấu thành bởi nội thương của các huyện, thành phố, thị xã,
đồng thời lại là một bộ phận cấu thành nên nội thương Việt Nam. Vì vậy, thương
mại nói chung và nội thương nói riêng là vấn đề của một ngành, liên ngành và
cũng là vấn đề của từng địa phương.
4.1.3. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh
Khi phân tích các đối tượng địa lý phải đặt trong hoàn cảnh lịch sử của nó,
phải đặt các sự kiện trong quá trình tương tác vận động không ngừng.
Trong đề tài, quan điểm lịch sử - viễn cảnh được tác giả vận dụng qua việc
phân tích tác động với đối tượng trong một chuỗi thời gian dài nhằm thấy được lịch
sử phát triển cũng như xu thế phát triển trong thời gian tới.
4.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
Nội dung của phát triển bền vững có thể khái quát ở ba mục tiêu của sự phát
triển: Mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, khi nghiên cứu về thực trạng
phát triển hoạt động nội thương, ngoài việc nghiên cứu về hiệu quả kinh tế còn cần
phải quan tâm tới sự ảnh hưởng của ngành đối với xã hội, môi trường để đảm bảo sự
phát triển bền vững, lâu dài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu

Đây là phương pháp quan trọng, xuyên suốt quá trình thực hiện đề tài, được
sử dụng để tập hợp, hệ thống lại cơ sở lý luận, các thông tin, tư liệu về ngành
thương mại của Bắc Ninh.
Phương pháp thu thập tài liệu là phương pháp truyền thống được sử dụng
trong các quá trình nghiên cứu khoa học. Khoa học không thể phát triển được nếu
thiếu đi tính kế thừa, thiếu sự tích lũy của những thành tựu trong quá khứ.
Các nguồn tài liệu cần thu thập tương đối đa dạng phong phú bao gồm các tài liệu
được xuất bản, tài liệu các cơ quan lưu trữ và các tài liệu trên mạng internet.
Để tìm hiểu về vấn đề phát triển nội thương tỉnh Bắc Ninh tác giả sử dụng
phương pháp này để thu thập tài liệu có liên quan đến ngành thương mại nói chung và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




của Bắc Ninh nói riêng. Nguồn thu thập thông tin chủ yếu từ các tài liệu đã xuất bản
và internet.
4.2.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu
Trên cơ sở tập hợp, thu thập các tài liệu thứ cấp liên quan đến đề tài, tác giả tiến
hành tổng hợp, phân tích có chọn lọc các nguồn tư liệu như: các báo cáo, số liệu thống kê
của các cơ quan chức năng, các số liệu mới nhất ở thời điểm nghiên cứu.
4.2.3. Phương pháp bản đồ, GIS
Bản đồ là mô hình thu nhỏ của các đối tượng địa lý, giúp cho việc thể hiện kết
quả nghiên cứu cũng như sự phân bố các đối tượng một cách khoa học và trực quan
nhất. Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu, tác giả có sử dụng phần mềm MapInfo để
thành lập bản đồ.
Phương pháp bản đồ là phương pháp đặc trưng và không thể thiếu trong
nghiên cứu khoa học địa lí.
Biểu đồ được sử dụng để phản ánh hiện trạng và sự phát triển của ngành
thương mại theo thời gian.

Bảng số liệu thống kê và bản đồ có tác dụng minh họa cho nội dung kiến thức,
phản ánh sự phân bố không gian, các liên hệ của đối tượng địa lí kinh tế xã hội theo lãnh
thổ. Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng bản đồ để minh họa cho nội dung tiềm năng và
hiện trạng phát triển ngành nội thương tỉnh Bắc Ninh.
Sau khi thu thập thông tin cần thiết, các số liệu, bản đồ, biểu đồ cần thiết cho
việc thực hiện nghiên cứu, bằng phương pháp sử dụng GIS sẽ giúp số hóa các số liệu
và vẽ các bản đồ, biểu đồ chính xác theo cách khoa học nhất.
4.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Đây là phương pháp nghiên cứu truyền thống và đặc trưng của khoa học
Địa lý. Qua việc khảo sát thực tế địa phương, tác giả đã kiểm chứng, nghiên cứu
cụ thể để có những nhận định, đánh giá khách quan và xác thực về hoạt động nội
thương ở các địa phương.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tác giả có xin ý kiến của Giáo viên hướng
dẫn, các thầy cô của khoa Địa lý - trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, các chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




gia của Sở Công thương, Cục thống kê và Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh,… để tăng
tính khoa học và thực tiễn cho đề tài, củng cố những nhận định trong luận văn.
5. Đóng góp chính của đề tài
- Kế thừa, bổ sung và làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động nội
thương để vận dụng vào tỉnh Bắc Ninh.
- Làm rõ được những thế mạnh và hạn chế của các nhân tố ảnh hưởng đến sự
phát triển và phân bố hoạt động nội thương của tỉnh Bắc Ninh.
- Đưa ra bức tranh hoạt động nội thương và một số hình thức tổ chức lãnh thổ
của nội thương tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2010 - 2017.
- Đề xuất được một số giải pháp cụ thể phát triển nội thương của tỉnh trong

tương lai.
6. Cấu trúc của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chính
của luận văn bao gồm 3 chương, bao gồm:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn về thương mại và hoạt động nội thương.
Chương 2. Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng hoạt động nội thương tỉnh
Bắc Ninh.
Chương 3. Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động nội thương tỉnh Bắc
Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI
VÀ HOẠT ĐỘNG NỘI THƯƠNG
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm
1.1.1.1. Thương mại
Thương mại là ngành có lịch sử lâu đời và hiện là một trong những hoạt động
kinh tế quan trọng hàng đầu của khu vực dịch vụ. Cho đến nay, có rất nhiều các công
trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về thương mại. Trong các công trình nghiên cứu
đó, các tác giả đã cố gắng đưa ra những khái niệm về thương mại từ những góc độ
nghiên cứu khác nhau. Tựu chung lại trong các khái niệm đó đều hàm chứa ý nghĩa
thương mại là hoạt động trao đổi hành hóa hay dịch vụ giữa bên mua và bên bán.
Thương mại tiếng Anh là “ Trade”, vừa có nghĩa là kinh doanh, vừa có nghĩa
là trao đổi hàng hóa, dịch vụ. Ngoài ra, tiếng Anh còn dùng một thuật ngữ nữa là
“Business” hoặc “Commerce” với nghĩa buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa

hay mậu dịch. Tiếng Pháp cũng có từ “thương mại” là “Commerce” vừa có nghĩa là
mua bán hàng hóa dịch vụ. Tiếng Latinh từ “thương mại” là “Commeriume” vừa có
nghĩa là mua bán hàng hóa, vừa có nghĩa là hoạt động kinh doanh… Như vậy, khái
niệm thương mại cần được hiểu theo nghĩa hẹp và nghĩa rộng.[17]
Theo nghĩa rộng, thương mại là toàn bộ các hoạt động kinh doanh trên thị
trường. Thương mại đồng nghĩa với kinh doanh, được hiểu như là các hoạt động kinh
tế nhằm mục tiêu sinh lợi của các chủ thể kinh doanh trên thị trường.
Theo nghĩa hẹp, thương mại là quá trình mua bán hàng hóa, dịch vụ trên thị
trường. là lĩnh vực phân phối, lưu thông hàng hóa. Nếu hoạt động trao đổi hàng hóa
(kinh doanh hàng hóa) vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì người ta gọi là ngoại
thương (kinh doanh quốc tế).
1.1.1.2. Nội thương
Nội thương là hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi biên giới của một
quốc gia (thương mại nội địa). Trong hoạt động nội thương, chỉ tiêu TMBLHH và
DTDVTD được coi là một thước đo quan trọng để đánh gia hiệu quả hoạt động.[16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.1.2. Hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con
người và đi vào tiêu dùng thông qua trao đổi mua bán. Hàng hóa có hai thuộc tính: giá
trị và giá trị sử dụng. Hàng hóa là một phạm trù lịch sử, xuất hiện và tồn tại khi có
phân công lao động xã hội với những chủ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất hoặc
những chủ thể kinh doanh.
1.1.1.3. Thị trường
Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán
(hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nhau để
trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Đó là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản

phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một
loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và
giá cả cần thiết của sản phẩm và dịch vụ.[17]
Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi người mua và người bán
(hay người có nhu cầu và người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với nhau để
trao đổi, mua bán hàng hóa và dịch vụ. Đó là nơi chuyển giao quyền sở hữu sản
phẩm, dịch vụ hoặc tiền tệ, nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về một
loại sản phẩm nhất định theo các thông lệ hiện hành, từ đó xác định rõ số lượng và
giá cả cần thiết của sản phẩm và dịch vụ.
Thị trường hoạt động theo quy luật cung cầu. Cung là số lượng có để bán hoặc
số lượng mà người bán sẵn lòng bán ở một giá xác định. Lý thuyết về cung cầu và
điểm cân bằng là lý thuyết trung tâm của kinh tế học. Đường cong (D) biểu diễn như
cầu tăng lên khi giảm giá, còn đường cong (S) chỉ ra sự kết hợp giữa giá cả và số
lượng sản phẩm mà tại đó cả người mua và người bán đều thỏa thuận. Trong nền kinh
tế thị trường, giá cả có thể thay đổi nhanh chóng do sự thay đổi trong quan hệ cungcầu. về mặt lý thuyết, khi cung lớn hơn cầu, thì người sản xuất phải giảm giá, ngược
lại khi cung nhỏ hơn cầu thì người mua sẽ đẩy giá lên do họ cạnh tranh nhau để mua
được hàng. Lượng hàng hóa ra bằng lượng hành khách mua và sự cung cầu như vậy
luôn luôn cân bằng. Quy luật cung cầu quy định giá cả chỉ trong nền kinh tế thị
trường tự do cạnh tranh, nhưng trên thực tế, trong nhiều trường hợp các chính phủ
can thiệp làm hạn chế quy luật này.[16]
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




1.1.2. Vai trò, chức năng của nội thương.
1.1.2.1. Vai trò
Nội thương là một trong hai phân ngành của thương mại, làm nhiệm vụ và trao
đổi hàng hóa và dịch vụ trong một quốc gia. Là một bộ phận của nền kinh tế nội
thương đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta.

Hoạt động nội thương là điều kiện để thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.
Thông qua hoạt động buôn bán trên thị trường, nhà sản xuất được cung cấp nguyên
liệu, vật tư, máy móc và tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra. Đối với người tiêu dùng, hoạt
động nội thương không những đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của họ mà họ còn có tác
dụng tạo ra thị hiếu mới, nhu cầu mới. Điều đó đảm bảo cho quá trình sản xuất được
bình thường, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, lưu thông hàng hóa và dịch vụ trong
nước được thông suốt.
Thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến mãi… hoạt động nội thương có
vai trò rất lớn trong việc hướng dẫn tiêu dùng, tạo ra các tập quán tiêu dùng mới.
Hoạt động nội thương có vai trò rất lớn trong phân công lao động theo lãnh thổ
giữa các vùng trong nước. Đó là vì mỗi vùng tham gia vào quá trình phân công lao
động theo lãnh thổ bằng cách sản xuất ra những sản phẩm hàng hóa dựa trên các lợi
thế so sánh của mình để cung cấp cho các vùng khác, đồng thời lại tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa nhập từ ngoài vùng. Phân công lao động theo lãnh thổ càng sâu sắc thì
thương mại nói chung và nội thương nói riêng càng phát triển và ngược lại.
Trong hoạt động nội thương có sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên
thị trường trong mua bán hàng hóa, dịch vụ. Quan hệ giữa các chủ thể kinh doanh là
quan hệ bình đẳng, thuận mua vừa bán, nói cách khác là quan hệ được tiền tệ hóa. Vì
vậy, trong hoạt động buôn bán đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự năng động, sáng
tạo trong sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy cải tiến, phát huy sáng kiến để nâng cao khả
năng cạnh tranh của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Điều đó góp phần thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển nhanh chóng, giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển
trong môi trường cạnh tranh.
1.1.2.2. Chức năng
Chức năng của mỗi ngành kinh tế là một phạm trù khách quan, được hình
thành trên cơ sở phát triển lực lượng sản xuất và trình độ phân công lao động xã hội.
Ở nước ta, nội thương có những chức năng cơ bản sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





- Tổ chức quá trình lưu thông hàng hóa, dịch vụ trong nước. Đây là chức năng
xã hội của ngoại thương, đòi hỏi phải nghiên cứu và nắm vững nhu cầu cảu thị
trường, nhu cầu của xã hội, thiết lập hợp lý các mối quan hệ kinh tế trong nền kinh tế
quốc dân và thực hiện có hiệu quả các hoạt động dịch vụ trong quá trình kinh doanh.
- Thông qua quà trình lưu thông hàng hóa, nội thương thực hiện chức năng tiếp
tục quá trình sản xuất trong lưu thông hàng hóa. Thực hiện chức năng này, nội
thương phải tổ chức công tác vận chuyển hàng hóa, tiếp nhận, bảo quản, phân loại và
lồng ghép đồng bộ hàng hóa,…
- Thông qua hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa trong nước, nội thương thúc
đẩy quá trình tái sản xuất mở rộng, góp phần tăng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong
nước, từ đó làm cơ sở đẩy mạnh hoạt động ngoại thương, gắn kết thị trường trong
nước với thị trường quốc tế.
- Nội thương thực hiện chức năng chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa,
dịch vụ (từ giá trị sang giá trị sử dụng). Đây là chức năng quan trọng nhằm đáp ứng
tốt mọi nhu cầu sản xuất và đời sống, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng.
1.1.3. Đặc điểm chính của nội thương
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao, khi tất
cả các quan hệ kinh tế trong quá trình tái sản xuất xã hội đều được tiền tệ hóa, các
yếu tố của sản xuất (như đất đai và tài nguyên, vốn bằng tiền và vốn vật chất, sức lao
động, công nghệ và quản lý, các sản phẩm và dịch vụ tạo ra, chất xám,…) đều là đối
tượng mua bán và trở thành hàng hóa. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước là nền kinh tế hỗn hợp vừa có cơ chế tự điều chỉnh của thị trường và vừa có cơ
chế quản lý, điều tiết của Nhà nước. Trong điều kiện như vậy, nội thương có những
đặc điểm cơ bản sau:
- Phát triển trao đổi hàng hóa và dịch vụ trong nước dựa trên cơ sở nền kinh tế
nhiều thành phần, bao gồm kinh tế Nhà nước, kinh tế ngoài Nhà nước (kinh tế cá thể
và tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước), kinh tế có vốn đầu tư
nước ngoài.

- Phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa dưới sự quản lý của Nhà nước.
Buôn bán theo cơ chế thị trường không thể nào giải quyết được hết những vấn đề do
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chính cơ chế đó và bản thân hoạt động thương mại, dịch vụ tạo ra như vấn đề thương
mại với môi trường, nhu cầu kinh doanh với các nhu cầu xã hội, hàng giả, hàng nhái,
gian lận thương mại… Sự quản lí của nhà nước được thực hiện bằng luật pháp và các
chính sách, chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển. Nhà nước sử dụng các công
cụ đó để hoạt động thương mại ở thị trường trong nước phát triển trong trật tự, kỷ
cương, kinh doanh theo nguyên tắc của thị trường.
- Số lượng, chất lượng các sản phẩm trao đổi ngày càng tăng. Lượng hàng hóa
dịch vụ trao đổi trong lĩnh vực thương mại ngày càng tăng với nhiều chủng loại hàng
hóa khác nhau và có chất lượng, mẫu mã tốt.
- Tự do lưu thông hàng hóa dịch vụ theo quy luật kinh tế thị trường và theo
pháp luật, Sản xuất hàng hóa trước hết là sản xuất những giá trị sử dụng, nhưng
những giá trị sử dụng này phải trải qua trao đổi mới trở thành hàng hóa. Thương mại
làm cho sản xuất phù hợp với những biến đổi không ngừng của thị trường. Tự do
thương mại làm cho lưu thông hàng hóa trên thị trường trong nước nhanh chóng,
thông suốt.
- Mua bán theo giá cả thị trường. Giá cả thị trường được hình thành trên cơ sở
giá trị thị trường. Nó là giá trị trung bình của những hàng hóa chiếm phần lớn trên thị
trường. Mua bán theo giá cả thị trường trở thành động lực để thúc đẩy sản xuất kinh
doanh phát triển, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vươn lên.
- Tất cả các mối quan hệ kinh tế trong lĩnh vực nội thương đều được tiền tệ hóa
thực hiện theo định hướng của Nhà nước, tuân theo các quy luật của lưu thông hàng
hóa và của kinh tế thị trường.
1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động nội thương

1.1.4.1. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Trong xu thế hội nhập toàn cầu của nền kinh tế, mặc dù có sự phát triển của
mạng thông tin toàn cầu và mạng lưới giao thông vận tải, song vị trí địa lí vẫn được
đánh giá là một nhân tố quan trọng, một địa tô chênh lệch để định ra hướng phất triển
có lợi nhất trong phân công lao động và xây dựng mối quan hệ giao lưu trao đổi hàng
hóa giữa các vùng, các địa phương.
Thực tế cũng cho thấy những nơi có vị trí địa lý thuận lợi như nằm trên trục
đường giao thông chính, nằm ở trung tâm của thành phố, của tỉnh hay của cả nước
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




hoạt động nội thương diễn ra sôi động và có nhiều cơ hội để phát triển, nguồn hàng
phong phú và đa dạng hơn những vùng khác.
1.4.1.2. Kinh tế - xã hội
a. Những thành tựu phát triển kinh tế
Trình độ phát triển của nền kinh tế đất nước, nhất là của các ngành sản xuất vật
chất có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển hoạt động nội thương. Sự
phát triển và phân bố của ngành này chịu tác động từ trình độ chung về sự phát triển kinh
tế của nước ta và của các ngành sản xuất vật chất. Sự hình thành và phát triển của nền
sản xuất hàng hóa tạo ra khối lượng vật chất, dịch vụ khổng lồ nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao cả về chất lẫn về lượng của xã hội. Mối quan hệ cung cầu về hàng hóa và
dịch vụ trên thị trường do cơ cấu sản xuất và cơ cấu nhu cầu quyết định. Nội thương chịu
ảnh hưởng lớn từ nguồn cung cấp sản phẩm cũng như tổ chức lãnh thổ sản xuất của các
ngành kinh tế. Nguồn cung cấp các mặt hàng càng lớn, càng đa dạng thì càng có điều
kiện để hình thành các chợ đầu mối và các trung tâm thương mại. Vì vậy không phải
ngẫu nhiên mà các trung tâm thương mại lớn thường phân bố ở trung tâm kinh tế lớn của
đất nước. Rõ ràng, nền kinh tế nói chung và các ngành kinh tế nói riêng càng phát triển
thì ngành nội thương càng có cơ hội để hình thành và lớn mạnh.

b. Dân cư và nguồn lao động
- Những đặc điểm của dân cư (quy mô dân số, cơ cấu tuổi và giới tính, tốc độ
gia tăng dân số, sức mua) và các đặc điểm về văn hóa (phong tục tập quán, thói quen
tiêu dùng…) có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố nội thương. Điều đó đòi
hỏi phải nhìn thấy được bức tranh về hiện trạng và dự báo được xu hướng biến động
của thị trường tiêu dùng. Nước ta có dân số đông, cơ cấu dân số đang có sự chuyển
biến đòi hỏi phải không ngừng mở rộng mạng lưới và đa dạng hóa các loại hình tổ
chức buôn bán. Đời sống không ngừng được nâng cao làm cho sức mua ngày càng
tăng và góp phần thay đổi thói quen tiêu dùng của người dân, nhất là dân cư thành thị.
Ở thành phố, nét văn hóa nổi trội của người tiêu dùng là văn hóa đô thị: năng động,
cởi mở, lịch thiệp, có yêu cầu đa dạng về chủng loại và chất lượng hàng hóa. Đặc
điểm văn hóa - xã hội ở thành thị đã ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và thái độ của
khách hàng trong việc lựa chọn quyết định tiêu dùng sản phẩm và địa điểm mua sắm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Người tiêu dùng ở thành thị luôn có yêu cầu cao hơn so với người nông thôn về chất
lượng hàng hóa, dịch vụ khách hàng, thái độ phục vụ… Ngày nay, thói quen mua sắm
ở các siêu thị, trung tâm thương mại đã hình thành ở bộ phận ngày càng đông của dân
cư ở các thành phố lớn.
- Sự phân bố dân cư, nhất là mạng lưới điểm quần cư có ảnh hưởng rõ nét tới
sự phân bố hoạt động nội thương. Các điểm buôn bán đáp ứng nhu cầu hàng ngày của
nhân dân (như cửa hàng bán lẻ, chợ…) có bán kính phục vụ trong phạm vi nhất định.
Mạng lưới các điểm thương mại thường dày đặc, nhất là đối với điểm dân cư đô thị.
Các thành phố lớn có mạng lưới dịch vụ kinh doanh, buôn bán phức tạp, đa dạng với
quy mô lớn và hiện đại để đáp ứng cho nhu cầu của đông đảo dân cư với mức sống
cao, nhu cầu tiêu dùng lớn.
c. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật đóng góp trong giao lưu, trao đổi và
phát triển các hoạt động sản xuất và tiêu thụ. Nó có vai trò quan trọng trọng việc vận
chuyển hàng hóa, dịch vụ, thông tin, giới thiệu và quảng bá sản phẩm đến người tiêu
dùng… Những yếu tố tác động lớn tới hoạt động nội thương trước hết phải kể đến là
các yếu tố: giao thông vận tải, thông tin liên lạc và khả năng cung cấp điện. Những
nơi có hệ thống điện, giao thông thường giúp cho việc giao lưu trao đổi buôn bán
giữa các địa phương được thuận tiện hơn, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản.
d. Các nhân tố khoa học - công nghệ
Nhân tố về khoa học - công nghệ tác động mạnh mẽ đến sự hình thành và
chuyển dịch cơ cấu nội thương, mở ra những triển vọng lớn trong việc phát triển và
mở rộng nhiều hoạt động buôn bán. Có thể coi việc hình thành các siêu thị và thương
mại điện tử là những minh chứng cho nhân tố khoa học - công nghệ. Rồi hệ thống
chính sách của Nhà nước cũng như của địa phương đối với ngành này cũng là một
trong những nhân tố quan trọng hàng đầu.
e. Đường lối chính sách
Sự thay đổi môi trường kinh doanh trong nước do tiếp tục con đường đổi mới,
chủ động tham gia hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt ra những yêu cầu mới, đồng thời
tạo nên nhiều động lực mới cho hoạt động buôn bán trong nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Nền kinh tế Việt Nam đang chuyển mạnh sang cơ chế thị trường. Vì vậy,
thương mại nói chung và nội thương nói riêng cũng phải có những thay đổi từ cơ chế
vận hành, chủ thể tham gia kinh doanh, hình thức tổ chức, vốn đầu tư… sao cho hoạt
động có hiệu quả cao nhất cả về kinh tế và xã hội. Trước đây, các doanh nghiệp
thương mại hoạt động theo cơ chế tập trung, tất cả đều được “kế hoạch hóa” trước
nguồn cung ứng đầu vài cũng được lập kế hoạch, thậm chí hàng hóa sản xuất ra bán
theo giá nào, cho ai cũng được hoạch định trước, rồi cung không đủ cầu. Do vậy, môi

trường kinh doanh không có sự cạnh tranh, doanh nghiệp kinh doanh không cần
nghiên cứu thị trường vẫn có thể hoàn thành nhiệm vụ. Trải qua hơn ¼ thế kỉ đổi
mới, thương mại nội địa đã từng bước được củng cố. Chiều hướng vận động của thị
trường nội địa đã phát triển cả chiều rộng lẫn chiều sâu, từng bước hình thành các
doanh nghiệp, công ty tầm cỡ, những nhãn hiệu nổi tiếng được khẳng định trên thị
trường. Đã hình thành một thị trường buôn bán có sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt,
tạo ra động lực thúc đẩy dịch vụ buôn bán.
1.4.1.3. Điều kiện tự nhiên - Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là nhân tố cơ bản cho việc phát triển kinh tế - xã hội.
Nó vừa tạo ra các tiền đề sản xuất vật chất vừa là nguồn hàng để thực hiện hoạt động
nội thương phục vụ nhu cầu của người dân, trước hết là các mặt hàng nông, lâm và
thủy sản…
a. Địa hình và đất
Địa hình là nơi diễn ra các hoạt động kinh tế. Với hoạt động nội thương, địa
hình tạo ra cơ sở mặt bằng cho ngành phát triển - xây dựng cơ sở hạ tầng (chợ, cửa
hàng, siêu thị…). Cùng với yếu tố nguồn nước và khí hậu nó còn tác động đến cơ cấu
các mặt hàng trao đổi trên thị trường.
b. Khí hậu
Đặc điểm khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi
cho các vùng phát triển kinh tế. Ở những khu vực khí hậu thời tiết thuận lợi sẽ tạo sự
thuận lợi cho các hoạt động sản xuất vật chất trực tiếp từ đó tạo ra khối lượng hàng
hóa lớn và ngược lại. Sự đa dạng của khí hậu là yếu tố góp phần tạo nên sự phong
phú, đa dạng về sản phẩm trao đổi mua bán trên thị trường, thúc đẩy cho hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nội thương phát triển. Đặc điểm khí hậu khác nhau, nhu cầu, thị hiếu về hàng hóa
cũng khác nhau.

c. Nguồn nước
Ngoài tạo diện tích mặt nước phục vụ cho nuôi trồng thủy sản tạo mặt hàng trao
đổi, nguồn nước giúp đáp ứng nhu cầu cho các ngành kinh tế. Đặc biệt, sông ngòi còn
có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa. Ở nước ta có nhiều con sông có
giá trị vận chuyển hàng hóa lớn, đặc biệt là ở vùng Đồng bằng Sông Cửu Long.
Nguồn nước dồi dào là điều kiện để thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất vật
nuôi, cây trồng, tạo khối lượng hàng hóa nông phẩm lớn đáp ứng nhu cầu cho hoạt
động nội thương.
Sông ngòi kết hợp với địa hình còn có giá trị lớn về thủy điện - loại hàng hóa
đặc biệt không thể thiếu đối với một nền kinh tế.
d. Tài nguyên sinh vật
Nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng là cơ sở tạo ra nguồn hàng
phong phú phục vụ nhu cầu tiêu dùng, đồng thời là nguyên liệu cho các ngành sản
xuất có liên quan.
e. Tài nguyên khoáng sản
Là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa phong
phú đa dạng cho hoạt động nội thương. Là tiền đề cơ bản cho các ngành công nghiệp,
thu hút đầu tư tạo ra môi trường thuận tiện cho giao lưu trao đổi mua bán hàng hóa.
1.1.5. Một số hình thức tổ chức lãnh thổ của hoạt động nội thương
1.1.5.1. Cửa hàng bán lẻ
Cửa hàng bán lẻ là hình thức hoạt động kinh doanh theo lãnh thổ ở quy mô nhỏ
nhất, được hình thành trên cơ sở tự phát, nhỏ lẻ và đặc trưng cho loại hình thương mại
truyền thống. Thông thường, cửa hàng bán lẻ là sở hữu và chịu sự quản lý trực tiếp của
một hộ kinh doanh cá thể và thường buôn bán các mặt hàng tạp hóa, gọi là tiệm tạp hóa,
phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của một bộ phận dân cư. Ở nông thôn, các cửa
hàng bán lẻ thường phân bố rải rác trong các điểm dân cư; ở đô thị, mạng lưới của hàng
bán lẻ dày đặc hình thành trên các tuyến phố, trục đường chính.[17]
Ngày nay cùng với sự phát triển của nền kinh tế và sự đa dạng về nhu cầu, thị
hiếu của người tiêu dùng cũng như sự phong phú của các hình thức thương mại tiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





×