Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Luận văn thạc sỹ: Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa Xanh Pôn – Hà nội, giai đoạn 2006 đến 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.05 MB, 111 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo
hướng dẫn: TS Nguyễn Thị Song Hà – phó chủ nhiệm bộ môn Tổ chức quản lý dược
– người thầy dù bộn bề công việc vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ và nhiệt tình chỉ bảo
để tôi có thể hoàn thành cuốn luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn TS Phạm Minh Hưng và các đồng nghiệp tại
khoa Dược bệnh viện đa khoa Xanh Pôn đã tạo điều kiện để tôi có thể học tập,
nghiên cứu, đồng thời giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Thái Hằng cùng toàn thể các thầy cô trong bộ
môn Tổ chức quản lý dược đã cho tôi các bài học kiến thức và kinh nghiệm quý báu.
Cảm ơn Ban giám hiệu, phòng đào tạo sau đại học, các thầy cô giáo trường
đại học Dược Hà nội đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập
vừa qua.
Cảm ơn các em Đào, Hạnh, Thuỷ, các tân dược sĩ khoá 59, những người cùng
nhóm nghiên cứu với tôi. Tôi học được ở các em sự nghiêm túc và cầu tiến trong
học tập.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn ở bên và là nguồn động viên
khích lệ tôi trong lúc khó khăn. Cuốn luận văn này sẽ không được hoàn thành nếu
không có sự giúp đỡ của mọi người.
Hà nội, tháng 12 năm 2009
Vũ Bích Hạnh
MỤC LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỂ
1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
3
1.1. Tổng quan về cung ứng thuốc trong bệnh viện
3


1.1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện

3
1.1.1.1. Lựa chọn thuốc

3
1.1.1.2. Quản lý việc mua thuốc

4
1.1.1.3. Quản lý cấp phát thuốc

7
1.1.1.4. Quản lý sử dụng

8
1.1.2. Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các BV những năm gần đây

9
1.1.2.1. Cung ứng thuốc tại bệnh viện ngày càng được cải thiện

9
1.1.2.2. Một số vấn đề bất cập

11
1.2. Thông tin thuốc trong bệnh viện
12
1.2.1. Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện

12
1.2.2. Nhiệm vụ của đơn vị thông tin thuốc


13
1.2.3. Thực trạng thông tin thuốc trong bệnh viện

13
1.2.4. Ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện

14
1.3. Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn- Hà nội
15
1.3.1. Giới thiệu lịch sử bệnh viện

15
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện

16
1.3.3. Cơ cấu nhân lực của bệnh viện

17
1.3.4. Mô hình tổ chức của bệnh viện

18
1.3.5. Vị trí, chức năng, nhiệm vụ và tổ chức của khoa dược

18
1.3.6. Hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị

19
1.3.6.1. Thành phần của HĐT-ĐT


19
1.3.6.2. Chức năng, nhiệm vụ của HĐT-ĐT

20
1.3.7. Hoạt động của đơn vị Thông tin thuốc

21
1.3.8. Ứng dụng tin học trong quản lý tại bệnh viện Xanh Pôn

22
1.3.8.1. Về cơ sở vật chất và mạng thông tin nội bộ

22
1.3.8.2. Về nhân lực phục vụ cho ứng dụng CNTT

22
1.3.8.3. Phần mềm ứng dụng tại bệnh viện

22
1.3.8.4. Các modul đã hoạt động phần mềm quản lý bệnh viện

22
1.3.8.5. Một số chức năng cơ bản của các phân hệ cài đặt tại khoa dược

23
1.4. Tổng quan các đề tài đã nghiên cứu trong lĩnh vực cung ứng thuốc
bệnh viện và hướng nghiên cứu của đề tài
23
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
25

2.1. Đối tượng nghiên cứu
25
2.2. Nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu
25
2.3. Phương pháp nghiên cứu
26
2.3.1. Phương pháp mô tả hồi cứu

26
2.3.2. Phương pháp mô tả cắt ngang

26
2.3.3. Phương pháp can thiệp không đối chứng

26
2.3.4. Phương pháp nghiên cứu quản trị học

27
2.3.5. Phương pháp phân tích và trình bày số liệu

27
2.3.6. Các phương pháp xử lý số liệu

27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
28
3.1. Phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu về cung ứng thuốc của bệnh
viện Xanh Pôn giai đoạn 2006-2008
28
3.1.1. Nghiên cứu việc lựa chọn thuốc


28
3.1.1.1. Quy trình lựa chọn thuốc

28
3.1.1.2. Đánh giá tính hợp lý của DMTBV

29
3.1.2. Nghiên cứu việc mua thuốc của bệnh viện

38
3.1.2.1. Phương thức cung ứng

38
3.1.2.2. Quy trình đấu thầu

39
3.1.2.3. Nguồn cung ứng thuốc

46
3.1.2.4. Công tác pha chế tại BV

48
3.1.3. Nghiên cứu hoạt động cấp phát

49
3.1.3.1. Quy trình cấp phát thuốc

49
3.1.3.2. Công tác bảo quản thuốc


51
3.1.4. Nghiên cứu việc quản lý sử dụng thuốc

53
3.1.4.1. Giám sát thực hiện danh mục thuốc

54
3.1.4.2. Nội dung giám sát sử dụng thuốc

56
3.2. Nghiên cứu triển khai công tác thông tin thuốc trong BV giai đoạn
2008-2009
59
3.2.1. Khảo sát thực trạng công tác thông tin thuốc tại BV Xanh Pôn giai đoạn
2006-2008

59
3.2.1.1. Về nhân lực

59
3.2.1.2. Cơ sở vật chất

60
3.2.1.3. Nguồn tài liệu được trang bị

60
3.2.1.4. Quy trình giải quyết một yêu cầu thông tin thuốc

62

3.2.1.5. Hình thức thông tin

62
3.2.1.6. Nội dung hoạt động của đơn vị thông tin thuốc

63
3.2.2. Kết quả điều tra nhu cầu thông tin thuốc của các bác sĩ trong BV

64
3.2.2.1. Mức độ phổ biến của đơn vị TTT trong bệnh viện

64
3.2.2.2. Mức độ tra cứu thông tin thông qua đơn vị TTT

64
3.2.2.3. Hình thức tra cứu thông tin thường được sử dụng

65
3.2.2.4. Những thuận lợi khi tra cứu TTT trên mạng

65
3.2.2.5. Nhận thức về tầm quan trọng của đơn vị TTT trong BV

66
3.2.2.6. Mức độ đáp ứng của đơn vị TTT bệnh viện

66
3.2.2.7. Hình thức trao đổi thông tin muốn nhận được

67

3.2.3. Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc bệnh viện

68
3.2.4. Sơ bộ đánh giá hoạt động của đơn vị thông tin thuốc sau khi tiến hành
can thiệp (từ tháng 3/2009 đến tháng 12/2009)

71
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN
73
4.1. Về hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn
2006-2008
73
4.1.1. Hoạt động lựa chọn thuốc

73
4.1.2. Hoạt động mua sắm thuốc

74
4.1.3. Hoạt động cấp phát thuốc

75
4.1.4. Hoạt động giám sát sử dụng thuốc

77
4.2. Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc tại bệnh viện
giai đoạn 2008-2009
80
KẾT LUẬN
83
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BS Bác sĩ
BV Bệnh viện
BYT Bộ y tế
DLS Dược lâm sàng
DMT Danh mục thuốc
DMTTY Danh mục thuốc thiết yếu
DMTCY Danh mục thuốc chủ yếu
DSĐH Dược sĩ đại học
DSTH Dược sĩ trung học
HĐT&ĐT Hội đồng thuốc và điều trị
MHBT Mô hình bệnh tật
QĐ Quyết định
TTT Thông tin thuốc
TTY Thuốc thiết yếu
VN Việt Nam
VTTH Vật tư tiêu hao
ADR
Adverse drug reaction
(Phản ứng không mong muốn của thuốc)
ICD -10
International Classification of Diseases – 10
(Phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10)
SWOT
Strength, weakness, opportunity, threat
(điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, đe dọa)
SMART
Specific, mesuarable, ambitious, realistic, timely
(cụ thể, đo được, kỳ vọng, khả thi, thời gian)

WHO
World health organization
(Tổ chức y tế thế giới)
DANH MỤC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 1.1 So sánh tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tại các tỉnh, thành phố 10
Bảng 1.2 Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong BV 10
Bảng 1.3 Cơ cấu nhân lực của bệnh viện đa khoa Xanh Pôn 17
Bảng 1.4 Chức trách của các cấp quản trị trong quản lý dược BV 21
Bảng 3.1 Cơ cấu DMTBV theo nhóm tác dụng 29
Bảng 3.2 Mô hình bệnh tật tại bệnh viện Xanh Pôn giai đoạn 2006-2008 31
Bảng 3.3 Các bệnh thường gặp tại bệnh viện trong các năm 2006-2008 32
Bảng 3.4 Tỷ lệ TTY và TCY trong DMTBV 33
Bảng 3.5 Tỷ lệ kinh phí mua thuốc so với kinh phí của bệnh viện 34
Bảng 3.6 Kinh phí một số nhóm thuốc của khoa dược bệnh viện 35
Bảng 3.7 Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại BV 36
Bảng 3.8 Cơ cấu tiền thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại BV 37
Bảng 3.9 Nội dung đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu 43
Bảng 3.10 Nội dung đánh giá về kinh nghiệm và năng lực nhà thầu 43
Bảng 3.11 Bảng so sánh giá 44
Bảng 3.12 Hệ số quy đổi (đối với thuốc ngoài đường tĩnh mạch) 44
Bảng 3.13 Danh mục các công ty cung ứng chủ yếu trong 3 năm 2006-2008 46
Bảng 3.14 Danh mục các mặt hàng pha chế tại BV trong 3 năm 48
Bảng 3.15 So sánh công việc cấp phát trước và sau khi nối mạng 51
Bảng 3.16 Các nội dung giám sát sử dụng thuốc tại các khoa điều trị 56
Bảng 3.17 Số lần báo cáo ADR 57
Bảng 3.18 Hoạt động thông tin thuốc BV năm 2008 63
Bảng 3.19 Mức độ phổ biến của đơn vị TTT trong bệnh viện 64
Bảng 3.20 Mức độ tra cứu thông tin thông qua đơn vị TTT 64
Bảng 3.21 Hình thức tra cứu thông tin thường được sử dụng 65

Bảng 3.22 Những thuận lợi khi tra cứu TTT trên mạng 65
Bảng 3.23 Nhận thức về tầm quan trọng của đơn vị TTT trong BV 66
Bảng 3.24 Mức độ đáp ứng của đơn vị TTT bệnh viện 66
Bảng 3.25 Hình thức trao đổi thông tin muốn nhận được 67
Bảng 3.26 Dự kiến mô hình hoạt động của đơn vị TTT bệnh viện 68
Bảng 3.27 Các nội dung TTT một chiều trước và sau can thiệp 71
Bảng 4.1
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cung ứng thuốc BV bằng ma
trận S.W.O.T
76
DANH MỤC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 1.1 Sơ đồ chu trình cung ứng thuốc 3
Hình 1.2 Chu trình mua sắm thuốc 4
Hình 1.3 Sơ đồ hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành 5
Hình 1.4 Chu trình quản lý sử dụng thuốc 8
Hình 1.5 Hệ thống thông tin thuốc quốc gia 13
Hình 1.6 Bệnh viện B 16
Hình 1.7 Bệnh viện Ba Đình 16
Hình 1.8 Bệnh viện Xanh Pôn cũ 16
Hình 1.9 Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn ngày nay 16
Hình 1.10 Mô hình tổ chức của bệnh viện Xanh Pôn 18
Hình 1.11 Sơ đồ tổ chức khoa dược và nhiệm vụ của từng bộ phận 19
Hình 1.12 Sơ đồ thành phần Hội đồng thuốc và điều trị 20
Hình 2.1 Tóm tắt nội dung và các chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài 25
Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu can thiệp không đối chứng 26
Hình 3.1 Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện 28
Hình 3.2
Biểu đồ 10 nhóm bệnh có số lượng mắc cao nhất tại bệnh viện Xanh
Pôn, giai đoạn 2006-2008

32
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện kinh phí mua một số nhóm thuốc qua các năm 35
Hình 3.4 Cơ cấu thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại BV 36
Hình 3.5 Cơ cấu tiền thuốc nội, thuốc ngoại sử dụng tại BV 37
Hình 3.6 Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện Xanh Pôn 40
Hình 3.7 Sơ đồ cấp phát của khoa dược 49
Hình 3.8 Mạng lưới cấp phát thuốc tại bệnh viện 49
Hình 3.9 Sơ đồ hệ thống kho tàng tại khoa dược bệnh viện 51
Hình 3.10 Mối quan hệ 3P trong BV 54
Hình 3.11 Quy trình bổ sung thay thế, loại bỏ thuốc khỏi DMT bệnh viện 55
Hình 3.12 Hình thức trao đổi thông tin các BS muốn nhận được 67
Hình 3.13 Chức năng gửi thông báo qua mạng nội bộ của phần mềm Medisoft 69
Hình 3.14 Một nội dung thông tin qua mạng 70
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò quan trọng trong công tác
chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Việc cung ứng đủ thuốc đảm bảo chất lượng
và sử dụng thuốc hợp lý cho người bệnh là 2 mục tiêu chính trong Chính sách Quốc
gia về thuốc được Chính phủ ban hành năm 1996. Trong quá trình hội nhập WTO,
Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành dược đến năm 2010
là “Phát triển ngành dược thành một ngành kinh tế – kỹ thuật mũi nhọn theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chủ động hội nhập khu vực và thế giới, nhằm đảm
bảo cung ứng thuốc thường xuyên và có chất lượng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý,
an toàn, phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân”. Như vậy, có
thể thấy tầm quan trọng của việc cung ứng thuốc trong công tác khám chữa bệnh và
mối quan tâm của Đảng, Nhà nước với vấn đề này.
Trong những năm qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong việc chấn chỉnh tình
hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong bệnh viện; tuy nhiên, việc cung ứng
thuốc đến tận tay người bệnh vẫn còn nhiều bất cập. Dưới tác động của cơ chế thị
trường, với sự phong phú các mặt hàng tên biệt dược, với nguồn kinh phí giới hạn
dành cho thuốc…việc đảm bảo cung ứng thuốc đạt tiêu chuẩn đề ra tại bệnh viện

vẫn gặp không ít khó khăn.
Ngoài ra, việc thiếu thông tin về thuốc cũng ảnh hưởng không nhỏ đến cung ứng
thuốc bệnh viện, mà chủ yếu là trong việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. Trong thời
đại bùng nổ của công nghệ thông tin, việc ứng dụng tin học trong quản lý bệnh viện
được hiểu như một lẽ tất nhiên. Có rất nhiều nguồn thông tin khác nhau về thuốc,
một số chính thống, một số mang tính chất thương mại. Việc giúp lựa chọn được
nguồn thông tin chính xác và luôn cập nhật là một trong những nhiệm vụ chủ yếu
của công tác dược bệnh viện trong thời đại mới.
Bệnh viện Xanh Pôn là một bệnh viện đa khoa hạng I, trực thuộc Sở Y tế Hà
Nội với mô hình bệnh tật phong phú, đa dạng. Việc cung ứng đủ thuốc đáp ứng
được nhu cầu khám chữa bệnh tại đây do đó càng trở nên khó khăn và hoạt động
1
thông tin thuốc càng trở nên cấp bách. Đã có những đề tài nghiên cứu về công tác
cung ứng thuốc ở một số bệnh viện ở các giai đoạn khác nhau, tuy nhiên, chưa có
đề tài nào nghiên cứu, đánh giá công tác cung ứng thuốc ở Bệnh viện Xanh Pôn
trong những năm gần đây có đảm bảo đáp ứng được nhu cầu điều trị và hoạt động
của đơn vị thông tin thuốc đã thực sự hiệu quả chưa . Do đó, chúng tôi tiến hành đề
tài nghiên cứu : “Nghiên cứu hoạt động cung ứng thuốc tại bệnh viện đa khoa
Xanh Pôn – Hà nội, giai đoạn 2006-2008” với các mục tiêu như sau:
1. Phân tích đánh giá một số chỉ tiêu về cung ứng thuốc của bệnh viện
Xanh Pôn, giai đoạn 2006-2008.
2. Nghiên cứu triển khai hệ thống thông tin thuốc trong bệnh viện, giai
đoạn 2008-2009.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị, đề xuất để nâng cao chất lượng của công tác
cung ứng thuốc nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị tại bệnh viện Xanh Pôn.
2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CUNG ỨNG THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
1.1.1. Chu trình cung ứng thuốc bệnh viện
Cung ứng thuốc là quá trình đưa thuốc từ nơi sản xuất đến tận người sử dụng.

Chu trình cung ứng thuốc bao gồm 4 hoạt động chính: Lựa chọn thuốc, mua sắm
thuốc, cấp phát thuốc và giám sát sử dụng thuốc. Cả 4 hoạt động này đều có liên
quan chặt chẽ với nhau, mỗi hoạt động đều dựa trên kết quả của hoạt động trước đó
và đồng thời cũng là nền tảng cho hoạt động kế tiếp. Chu trình cung ứng thuốc được
thể hiện theo sơ đồ ở hình 1.1.
Hình 1.1. Sơ đồ chu trình cung ứng thuốc [3]
1.1.1.1. Lựa chọn thuốc
Lựa chọn thuốc là việc xác định chủng loại thuốc để cung ứng. Đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng của Hội đồng thuốc và điều trị.
Có nhiều yếu tố quyết định đến việc xây dựng DMTBV như: mô hình bệnh tật
của bệnh viện, phác đồ điều trị, trình độ chuyên môn của thầy thuốc, kinh phí, các
chính sách về thuốc của nhà nước…[22] Do vậy, danh mục thuốc khác nhau ở mỗi
3
Lựa chọn
thuốc
Lựa chọn
thuốc
Quản lý
sử dụng
thuốc
Quản lý
sử dụng
thuốc
Mua thuốc
Mua thuốc
Cấp phát
thuốc
Cấp phát
thuốc
Các lĩnh vực

quản lý khác
( Nhân lực,tài
chính,CNTT…)
thông tin…
Các lĩnh vực
quản lý khác
( Nhân lực,tài
chính,CNTT…)
thông tin…
bệnh viện. Việc xây dựng được danh mục thuốc phù hợp quyết định rất lớn đến chất
lượng cung ứng thuốc của bệnh viện.
1.1.1.2. Quản lý việc mua thuốc
Một quá trình mua sắm thuốc hiệu quả là đảm bảo cung cấp đúng thuốc, đúng số
lượng với giá cả hợp lý và với tiêu chuẩn chất lượng được thừa nhận [6].Chu trình
mua sắm thuốc gồm các bước như trong sơ đồ sau:
Hình 1.2. Chu trình mua sắm thuốc [30]
♦ Xác định nhu cầu sử dụng thuốc:
Thông thường, việc xác định nhu cầu thuốc về số lượng thường dựa vào lượng
thuốc tồn trữ và lượng thuốc luân chuyển qua kho. Tuy nhiên, khi có sự thay đổi cơ
chế cung ứng, sự thay đổi phác đồ điều trị hoặc sử dụng thuốc không hợp lý thì việc
xác định được nhu cầu thuốc là rất khó khăn.
Trong thực tế, để xác định nhu cầu thuốc, người ta thường kết hợp các phương
pháp sau:
- Thống kê dựa trên sử dụng thuốc thực tế
- Dựa trên cơ sở quản lý các dịch vụ y tế
- Dựa trên mô hình bệnh tật và hướng dẫn thực hành điều trị tại cơ sở.
Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố ảnh hưởng như bệnh dịch, thời tiết, điều
kiện kinh tế, sức khoẻ, trình độ chuyên môn, phác đồ điều trị, những tiến bộ trong
khoa học và kỹ thuật điều trị mới, giá cả, sự xuất hiện các thuốc mới…
4

Kiểm nhận thuốc
và kiểm tra
Kiểm nhận thuốc
và kiểm tra
Thu thập thông tin
về sử dụng, đánh
giá
Thu thập thông tin
về sử dụng, đánh
giá
Thanh toán
Thanh toán
Chu trình
mua thuốc
Chu trình
mua thuốc
Chọn phương
thức mua
Chọn phương
thức mua
Xác định nhu cầu,
cân đối nhu cầu - kinh phí
Xác định nhu cầu,
cân đối nhu cầu - kinh phí
Chọn nhà cung
ứng
Chọn nhà cung
ứng
Đặt hàng,
theo dõi đơn đặt

hàng
Đặt hàng,
theo dõi đơn đặt
hàng
♦ Chọn phương thức mua:
Chỉ thị số 03/BYT-CT của Bộ Y tế ban hành ngày 25/02/1997 đã nêu rõ: “Việc
mua bán thuốc phải thực hiện qua thể thức đấu thầu, chọn thầu, chỉ định thầu công
khai theo quy định của nhà nước”. Trong quá trình triển khai thực hiện, các văn bản
về đấu thầu không ngừng được bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với tình hình
thực tế. Hiện nay, hệ thống pháp lý về đấu thầu được tổng hợp thành sơ đồ như ở
hình 1.9.
Hình 1.3. Sơ đồ hệ thống pháp lý về đấu thầu hiện hành
Thực tế, việc thực hiện đấu thầu mua sắm thuốc phải căn cứ trên Luật đấu thầu
số 61/2005/QH11, Thông tư liên tịch số 10/2007/TTLT-BYT-BTC về “Hướng dẫn
thực hiện đấu thầu cung ứng thuốc trong các cơ sở y tế công lập” và các văn bản
liên quan. Theo đó, tuỳ theo giá trị và đặc điểm của gói thầu mà BV chọn một trong
các phương thức sau: [12]
* Đấu thầu rộng rãi:
- Áp dụng cho tất cả các gói thầu thuộc phạm vi điều chỉnh.
- Không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự. Đây là hình thức được áp dụng phổ
biến nhất.
* Đấu thầu hạn chế:
- Áp dụng cho gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật, có tính đặc thù, có tính chất
nghiên cứu thử nghiệm mà chỉ 1 số nhà thầu đáp ứng được.
Thông
tư 13/
2006/
TT-
BTM
Thông tư

10/2007/
TTLT-
BYT-
BTC
Quyết
định
678/
2008/Q
Đ-
BKH
Quyết
định
731/
2008/Q
Đ-
BKH
Quyết
định
491/
2008/
QĐ-
BKH
Thông
tư 63/
2007/
TT-
BTC
Quyết
định
1408/

2008/
QĐ-
BKH
Nghị định 58/2008/NĐ-CP
Luật đấu thầu số 61/2005/QH11
5
- Phải mời tối thiểu là 5 nhà thầu có đủ năng lực tham dự.
* Chỉ định thầu:
- Lựa chọn trực tiếp nhà thầu của gói thầu để thương thảo hợp đồng.
- Có 5 trường hợp áp dụng :
• Trường hợp khẩn cấp (thiên tai, dịch bệnh), mọi thủ tục < 15 ngày
• Gói thầu theo yêu cầu của nhà đầu tư
• Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia
• Gói thầu mua sắm hàng hóa < 1 tỉ đồng
• Gói thầu mua sắm thường xuyên <100 triệu
* Chào hàng cạnh tranh:
Gói thầu có giá < 2 tỉ, áp dụng với mua sắm hàng hóa thông thường. Phải có ít
nhất 3 báo giá từ 3 nhà thầu khác nhau.
* Mua sắm trực tiếp:
Áp dụng khi hợp đồng với gói thầu có nội dung tương tự ký trước đó không quá
6 tháng và đơn giá không được vượt quá đơn giá của gói thầu tương tự trước đó.
* Tự sản xuất, pha chế tuỳ theo năng lực và điều kiện kỹ thuật cho phép
♦ Chọn nhà cung ứng:
Sau khi lựa chọn phương thức mua, cần tổ chức thực hiện đấu thầu để xác định
và chọn nhà cung ứng. Phân tích đánh giá các nhà cung ứng cũ, xem xét và đánh giá
các nhà cung ứng mới về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính và uy tín, thương
hiệu của nhà cung ứng. Bên cạnh đó, nhà cung ứng phải đảm bảo thoả mãn các yêu
cầu về kỹ thuật, biện pháp cung ứng, thời hạn thực hiện hợp đồng… Sau khi công
bố kết quả trúng thầu đã được phê duyệt, hai bên thương thảo hoàn thiện hợp đồng
và tiến hành ký kết hợp đồng mua bán bằng văn bản. Việc thương thảo cần tập

trung thống nhất các điều khoản thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên theo pháp
lệnh hợp đồng kinh tế.
♦ Đặt hàng và theo dõi đơn đặt hàng:
Để xác định số lượng thuốc đặt hàng cần phải chú ý các thông số sau:
− Mức tối thiểu: là lượng thuốc dự trữ cần thiết phải có trong kho.
6
− Mức đặt hàng: là số lượng sẽ mua trong kỳ.
− Mức tối đa: là lượng thuốc tối đa có thể chứa trong kho.
Các mức này cần phải xét duyệt lại định kỳ và rút kinh nghiệm để lên kế hoạch
cho kỳ sau.
Bên đặt hàng phải giám sát đơn đặt hàng về số lượng thuốc, chủng loại, chất
lượng, giá cả, tiến độ giao hàng như đã quy định trong hợp đồng.
♦ Nhận thuốc và kiểm nhận:
Ký kết hợp đồng đã quy định rõ địa điểm giao hàng (thường là giao hàng đến tận
kho thuốc của khoa dược bệnh viện). Khi tiến hành nhận thuốc phải đối chiếu hoá
đơn, phiếu báo lô với thực tế về tên thuốc, số lượng, hàm lượng, quy cách đóng gói,
nơi sản xuất, số kiểm soát, hạn dùng. Thuốc phải được bảo quản ở điều kiện theo
đúng yêu cầu kỹ thuật cả trong lúc vận chuyển. Phải có biên bản, sổ sách kiểm nhập
theo đúng quy chế.
♦ Thanh toán:
Thanh toán bằng tiền mặt, séc hoặc chuyển khoản theo đúng số lượng mua và
đúng giá đã trúng thầu.
♦ Thu thập thông tin về tiêu thụ:
Thông qua các báo cáo sử dụng, đánh giá lại những thuốc đã lựa chọn để chuẩn
bị cho chu kỳ mua thuốc tiếp theo.
1.1.1.3. Quản lý cấp phát thuốc
Thuốc sau khi nhập vào kho được khoa dược tồn trữ, bảo quản và cấp phát đến
các khoa lâm sàng và sau đó đến tay bệnh nhân. Quy trình giao phát thuốc từ khoa
dược đến khoa lâm sàng và từ khoa lâm sàng đến người bệnh được xây dựng cụ thể
căn cứ vào tình hình nhân lực của khoa dược, nhân lực khoa lâm sàng và căn cứ nhu

cầu điều trị của mỗi bệnh viện trên nguyên tắc phục vụ thuốc kịp thời, thuận tiện
nhất cho điều trị.
Tồn trữ bảo quản thuốc bao gồm cả quá trình xuất, nhập kho hợp lý, quá trình
kiểm tra, kiểm kê, dự trữ và các biện pháp kỹ thuật bảo quản hàng hoá. Việc thực
hiện các quy chế dược là nhiệm vụ của không chỉ khoa dược mà là của tất cả các
7
khoa có nhận và phát thuốc. Trách nhiệm của khoa dược là hướng dẫn các bác sĩ, y
tá thực hiện nghiêm túc các quy chế này và thường xuyên kiểm tra việc thực hiện
các quy chế dược tại bệnh viện.
Thuốc phải được bảo quản trong kho có đầy đủ điều kiện cần thiết thông thoáng,
chống nóng, chống ẩm mốc, mối mọt… Mỗi thuốc có yêu cầu bảo quản khác nhau
và chúng chỉ đảm bảo chất lượng khi được bảo quản đúng điều kiện ghi trên nhãn
(Ví dụ: vaccin, thuốc nội tiết, sản phẩm sinh học phải bảo quản ở nhiệt độ thấp).
Thuốc gây nghiện, hướng thần phải được bảo quản theo đúng quy chế (có tủ riêng,
do DSĐH giữ và cấp phát…)
1.1.1.4. Quản lý sử dụng
Chu trình quản lý sử dụng thuốc được mô tả như sau:
Hình 1.4. Chu trình quản lý sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc không hợp lý sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng về
kinh tế – xã hội. Trước tiên, nó làm tăng đáng kể chi phí cho hoạt động chăm sóc
sức khoẻ và làm giảm chất lượng điều trị và chăm sóc y tế. Mặt khác nó làm tăng
nguy cơ xảy ra phản ứng có hại và làm cho bệnh nhân lệ thuộc quá mức vào thuốc.
Vậy thế nào là sử dụng thuốc hợp lý?
Tổ chức y tế thế giới đã đưa ra khái niệm “Yêu cầu về sử dụng thuốc hợp lý là
bệnh nhân nhận được thuốc thích hợp với bệnh cảnh, với liều dùng thích hợp với
từng cá nhân, trong thời gian thích hợp và với giá cả thấp nhất với người đó và
cộng đồng” [5]. Công tác quản lý sử dụng thuốc là công tác của dược lâm sàng và
đơn vị thông tin thuốc.
QUẢN LÝ SỬ
DỤNG

THUỐC
Kê đơn đúng
quy định
Đóng gói, dán
nhãn
Giao phát
Hướng dẫn,
theo dõi sử
dụng
8
1.1.2. Vài nét về thực trạng cung ứng thuốc trong các bệnh viện ở nước ta
những năm gần đây
Trong những nǎm vừa qua, Bộ Y tế đã đánh giá: “Ngành dược đã có thành tích
nổi bật là đảm bảo tốt hơn nhu cầu về thuốc chữa bệnh cho nhân dân, khắc phục
được tình trạng thiếu thuốc trong những nǎm trước đây” [23]. Tình hình cung ứng
thuốc tại bệnh viện được cải thiện đáng kể nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một
số bất cập.
1.1.2.1. Cung ứng thuốc tại bệnh viện ngày càng được cải thiện
 Thị trường thuốc Việt Nam rất phong phú, có khoảng 1.500 hoạt chất với
hơn 18.000 mặt hàng, thuận lợi cho các nhà quản lý lựa chọn thuốc thích hợp, có
hiệu quả điều trị cao, phù hợp với kinh phí của bệnh viện.
 Trong Báo cáo tổng kết công tác dược năm 2007, các bệnh viện đều xây
dựng DMTBV căn cứ vào DMTCY ban hành kèm Quyết định số 03/2005/QĐ-BYT
với 646 thuốc/hoạt chất lưu hành tại thị trường Việt Nam. Danh mục ban hành năm
2008 (theo Quyết định số 05/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008) đã được sửa đổi, bổ
sung, gồm 750 thuốc/hoạt chất (tăng 16% so với năm 2005). Đây là danh mục
tương đối đầy đủ và mở rộng so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Căn
cứ vào danh mục này, các bệnh viện đều triển khai xây dựng DMT cụ thể sử dụng
trong bệnh viện.
 Trong những năm gần đây, Chính phủ và Bộ Y tế rất quan tâm đến vấn đề

mua sắm thuốc. Các văn bản pháp lý quy định hướng dẫn việc thực hiện công tác
mua thuốc tại các cơ sở y tế công lập đã được sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện.
 Tổng trị giá tiền mua thuốc sử dụng trong các bệnh viện trên toàn quốc năm
2008 là 12.322 tỉ VND, chiếm khoảng 50% tổng trị giá tiền thuốc sử dụng.
 Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh là 2 địa bàn tập trung nhiều các bệnh viện lớn,
do đó có tỉ trọng tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện cao:
9
Bảng 1.1. So sánh tiền thuốc sử dụng trong bệnh viện tại các tỉnh, thành phố
Địa bàn Trị giá tiền thuốc sử dụng (Tỷ VNĐ)
 2007 Tỉ lệ 2008 Tỉ lệ
Hà Nội 1.041,8 11% 1.383,6 11%
TP. Hồ Chí Minh 1.659,7 18% 2.127,2 17%
Các tỉnh còn lại 6.778,2 71% 8.811,9 72%
(Nguồn: Cục Quản lý khám chữa bệnh Bộ Y tế)
 Các thuốc do Ngân sách nhà nước, Quỹ Bảo hiểm Y tế chi trả, Nguồn thu
viện phí cung ứng tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập thực hiện thông qua đấu
thầu với giá cả hợp lý, ổn định trong vòng 6 tháng hoặc 12 tháng, chất lượng đảm
bảo. Qua khảo sát 776 bệnh viện có 46,39% bệnh viện tiến hành mua thuốc thông
qua đấu thầu theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tại Trung ương, từ 8/2005 đến nay có
97% trong tổng số 37 bệnh viện/viện có giường bệnh tiến hành đấu thầu rộng rãi.
 Khảo sát tình hình sử dụng thuốc nội năm 2006, 2007 ở 565 bệnh viện trong
cả nước thu được kết quả như bảng 1.2. Theo bảng này, tỷ trọng thuốc sản xuất tại
Việt Nam năm 2007 chiếm gần 50% giá trị tiền thuốc sử dụng tại các bệnh viện.
Thuốc sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là thuốc generic, giá thấp hơn thuốc nhập
ngoại nên giảm chi phí khám chữa bệnh, được khuyến khích sử dụng trong BV. Kết
quả này cũng phù hợp với thị phần thuốc sản xuất trong nước tại Việt Nam theo giá
trị tiền thuốc (52,85%).[23]
Bảng 1.2. Tỷ trọng tiền thuốc sản xuất tại Việt Nam sử dụng trong BV
Đơn vị: %
Tỷ trọng theo giá trị tiền thuốc Năm 2003 Năm 2004 Năm 2006 Năm 2007

Thuốc sản xuất tại VN 19,0 20,0 67,5 48,3
Thuốc nhập khẩu 81,0 80,0 32,5 51,7
 Trong tháng 8/2008, một số bệnh viện (BV) T.W như BV Nhi T.W, BV Phụ
sản, BV Hữu Nghị và các BV ở TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đứng trước tình
trạng khan hiếm một số loại thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao. [23] Báo cáo của
TS.Trương Quốc Cường về “Tình hình thị trường dược phẩm 07 tháng đầu năm
2008” nhận định: tình trạng thiếu thuốc này là do vướng mắc của quy định hiện
hành yêu cầu giá thuốc trúng thầu ổn định 6-12 tháng trong khi các cơ sở khám
10
chữa bệnh công lập chậm thanh toán tiền thuốc 3-12 tháng cho các doanh nghiệp.
Giá một số thuốc phê duyệt trúng thầu thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung của
giá thị trường hiện tại nên một số đơn vị trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng
thuốc, chịu phạt hợp đồng. Đứng trước tình hình đó, Bộ Y tế đã xây dựng các văn
bản chỉ đạo các công ty, bệnh viện cung ứng đủ thuốc, không để xảy ra tình trạng
thiếu thuốc: văn bản hướng dẫn điều chỉnh giá trúng thầu năm 2008 phù hợp mặt
bằng chung giá thuốc thị trường, văn bản hướng dẫn xử lý các tình huống phát sinh
khi nhà thầu từ chối cung ứng thuốc,…Bên cạnh đó, nhiều bệnh viện cũng có kế
hoạch chủ động trong cung ứng, không để xảy ra tình trạng thiếu thuốc.
1.1.2.2. Một số vấn đề bất cập
Theo báo cáo “Kiện toàn công tác quản lý nhà nước về dược trong bối cảnh hội
nhập khu vực và quốc tế” của TS. Trương Quốc Cường năm 2008, công tác đấu
thầu vẫn còn nhiều tồn tại, bất cập:
• Một số bệnh viện chưa thực hiện đấu thầu mua thuốc
• Tình trạng chỉ định thầu hoặc “bảo hộ độc quyền”
• Phê duyệt kết quả đấu thầu chậm
• Khó khăn khi thống nhất với cơ quan bảo hiểm xã hội
• Tồn tại cá biệt: giá thuốc trúng thầu cùng 1 mặt hàng có sự chênh lệch
• Thiếu 1 số thuốc chuyên khoa, cấp cứu đặc trị các bệnh hiếm gặp. [21]
• Theo thống kê của Cục Quản lý Dược, hiện nay hầu hết các bệnh viện còn
lúng túng trong việc triển khai đấu thầu mua sắm thuốc. Nguyên nhân chính là do

chưa có một tiêu chí chung để chấm điểm đánh giá lựa chọn thuốc phù hợp với kinh
phí bệnh viện. Trong khi thị trường thuốc ngày càng phong phú, đa dạng, 1 hoạt
chất có nhiều biệt dược và các thuốc mới hàng loạt ra đời, các dược sĩ, bác sĩ gặp
nhiều khó khăn trong việc cập nhật thông tin và lựa chọn thuốc.
Do vậy, các nghiên cứu về cung ứng nói chung và đấu thầu thuốc nói riêng sẽ
góp phần tích cực cho cán bộ quản lý lựa chọn và đưa ra các quyết định đúng đắn
để cải thiện các mặt còn tồn tại này. Các bệnh viện cần phải nỗ lực hơn nữa, thắt
11
chặt quản lý để đạt mục tiêu cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng đáp ứng
nhu cầu điều trị an toàn, hợp lý, hiệu quả và kinh tế.
1.2. THÔNG TIN THUỐC TRONG BỆNH VIỆN
Tin lực IEC (IEC_Information Education Communication) gồm có thông tin,
giáo dục và truyền thông đã trở thành 1 trong 4 nguồn lực cơ bản (nhân lực, vật lực,
tài lực và tin lực) để triển khai hoạt động của bất cứ chương trình dự án nào. Riêng
đối với ngành dược, thông tin thuốc là một hoạt động thiết yếu; chìa khóa để sử
dụng thuốc an toàn và hợp lý chính là thông tin thuốc.
Để nhấn mạnh vai trò của công tác thông tin, có một định nghĩa về thuốc theo
công thức: D = S + I (D: Drugs; S: Subtances; I: Information) tức là: Thuốc = Dược
chất + Thông tin.
Do được đào tạo chuyên môn liên quan đến thuốc, người dược sĩ có vai trò
chính yếu và quan trọng trong công tác thông tin thuốc. Tại bệnh viện, người dược
sĩ làm công tác TTT không những phải làm nhiệm vụ cung cấp thông tin mà còn có
tránh nhiệm huấn luyện đào tạo, giáo dục kiến thức về thông tin thuốc. Thông tin
thuốc cung cấp từ người dược sĩ có thể theo 2 cách:
• Cung cấp thông tin theo kiểu phản ứng: được hỏi và trả lời về một chuyên đề
nào đó.
• Cung cấp thông tin theo kiểu hỗ trợ: không cần được hỏi vẫn cung cấp thông
tin (góp ý đơn thuốc, tư vấn bệnh nhân dùng thuốc, in ấn tài liệu về thuốc mới
nhất tại cơ sở điều trị)
1.2.1. Vị trí của đơn vị thông tin thuốc trong bệnh viện

Thông tin thuốc bệnh viện là một phần của Hệ thống thông tin thuốc quốc gia.
Có thể thấy vị trí của đơn vị thông tin thuốc bệnh viện trong toàn bộ hệ thống thông
tin thuốc quốc gia như hình 1.5.
12
Tổ chức y tế thế giới
Các hội chuyên môn
Cục quản lý dược
Vụ điều trị
Trung tâm
Thông tin
thuốc
Trung
tâm
ADR
Hệ thống BV
Hội đồng thuốc
và điều trị BV
Chương trình
giám sát tính
kháng thuốc của
vi khuẩn (ASTS)
Trung tâm
chống độc
quốc gia
Đơn vị thông tin
thuốc trong BV
Tư vấn cho
thầy thuốc và
điều dưỡng
Giáo dục dùng

thuốc cho người
bệnh (nội và ngoại
trú)
Thông tin
thuốc cho BV
tuyến dưới
BỘ Y TẾ

×