Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

LUẬN VĂN CAO CẤP CHÍNH TRỊ : XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.81 KB, 27 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Huyện đã dấy lên phong trào nếp sống văn minh, gia đình văn hoá, xây
dựng khu dân cư, ấp văn hoá trở thành nhiệm vụ cấp thiết và có ý nghĩa đặt biệt
quan trọng của toàn Đảng bộ. Bản thân tôi là người được sinh ra và lớn lên trên
quê hương Trần Văn Thời đã từng được gắn bó với truyền thống văn hoá và
truyền thống cách mạng của quê hương trung dũng kiên cường. Tôi muốn góp
sức mình với một đề tài nhỏ với tựa đề “Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
Huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau’’ là nhằm biết ơn với nhân dân Trần Văn
Thời đã nuôi dưỡng, giáo dục và rèn luyện để bản thân tôi trở thành con người
có ích cho xã hội. Nhưng đồng thời cũng thông qua đề tài này làm cơ sở để nhà
trường đánh giá kết quả qua một năm học tập của tôi tại Phân Viện. Do sự hiểu
biết có hạn nên có một điều chắc chắn là tiểu luận này có nhiều vấn đề chưa
được hoàn chỉnh, kính mong các thầy ở khoa văn hoá xã hội chủ nghĩa chân
tình góp ý sửa chửa giúp cho.
Nhân đây tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với thầy Tiến Sĩ Đặng
Quang Thành và các thầy ở khoa văn hoá xã hội đã tận tình giảng dạy và hướng
dẩn tôi để hoàn thành tiểu luận tốt nghiệp khoa học. Tôi cũng chân thành bày tỏ
lòng biết ơn đối với tập thể các thầy, cô các khoa ở Phân Viện đã tận tình dảng
dạy, giúp tôi được năng lên về mặt kiến thức lý luận nhằm phục vụ tốt hơn
trong hoạt động thực tiển ở địa phương, đơn vị. Tôi cũng chân thành cảm ơn
ban Giám đốc, Đảng ủy, thầy chủ nhiệm cùng toàn thể cán bộ công nhân viên
của phân viện chính trị thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đở để tôi hoàn thành tốt
nhiệm vụ học tập.
*Mục đích, nhiệm vụ của đề tài khảo sát, đánh giá tình hình xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở Huyện Trần Văn Thời trong những năm gần đây. Rút ra
những bài học kinh nghiệm. Đề ra phương hướng và những giải phápcó tính
khả thi để thực hiện xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở Huyện Trần Văn Thời .
* Giá trị ý nghĩa đề tài:
Việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở nhằm thoả mãn nhu cầu hoạt
động sáng tạo cũng như tiêu dùng các giá trị, các sản phẩm văn hoácho quần
chúng ở cơ sở. Đưa văn hoá thâm nhập vào đời sống của nhân dân.


Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là bước đi đầu xây dựng nền văn hoá
Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người Việt Nam càng cao về
trí tuệ, trong sáng về đạo đức cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần.
Mục tiêu là hình thành nhân cách ông dân, giáo dục ý thức về quyền và nghĩa
vụ công dân. Đồng thời nhằm tổ chức giao lưu văn hoá với các cộng đồng nhân
dân với nhau.
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở còn là cuộc đấu tranh gay gắt trên
mặt trận tư tưởng văn hoá, mặt khác nhằm chống lại hiện tượng phản văn hoá,
lai căn, chống âm mưu” Diễn biến hoà bình” .
1


Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là tạo ra những điều kiện là cần thiết
để xây dựng nền văn hoá mới lối sống mớivà con người mới tại cơ sở.
Trong nhiều năm qua Đảng và nhà nước ta nói chung, Đảng bộ chính
quyền và ngành văn hoa huyện Trần Văn Thời nói riên đã tích cực chỉ đạo công
tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở bằng những kế hoạch, biện pháp bước đi
thích hợp, tìm kiếm con đường ngắn nhất nhằm đưa các yếu tố văn hoá thắm
sâu vào các lỉnh vực đời sống xã hội ở cơ sở, nhằm tuyên truyền đường lối, chủ
trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, một mặt tạo cho quần
chúng nhân dân có điều kiện hưởng thụ,sáng tạo đời sống văn hoá tinh thần,
phát triển đa dạng phong phú, thu ngắn sự cách biệt giữa thành thị và nông
thôn, nhằm tiếp tục sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoánông nghiệp, nông
thôn theo đường lối của Đảng đề ra. Góp phần vào việc xây dựng và phát
triểnđời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Huyện Trần Văn Thời nói riêng
và tỉnh Cà Mau nói chung ngày càng tốt đẹp hơn.

2



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN
HOÁ Ở CƠ SỞ.
I/ HỆ THỐNG KHÁI NIỆM LIÊN QUANĐẾN ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ
Ở CƠ SỞ:
1. Khái niệm về văn hoá:
Văn hoá là toàn bộ những hoạt động tinh thần do con người sáng tạo ra,
nhằm phát huy năng lực bản chất các giá trị vật chất và tinh thần dựa trên các
chuẩn mực chân – thiện –mĩ, để duy trì sự tồn tại của cá nhân và cộng đồng xã
hội.
Với ý nghĩa đó thì văn hoá có mặt trong mọi hoạt độngcủa con người,
trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội… Do đó, nói đến văn hoá là nói đến
con người, nhằm hoàn thiện con người, hoàn thiện xã hội. Con người không thể
tồn tạinếu tách rời tự nhiên, và như vậy con người không trở thành con người
nếu tách rời môi trường văn hoá.
Như vậy, dưới góc độ tìm hiểu và xây dựng lối sống văn hoá , có ý nghĩa
là những giá trị văn hoá truyền thống đã được khẳng định qua nhiềuthời kỳ
đồng thời không ngừng tạo ra những giá trị văn hoá mới , làm phong phú thêm
đời sống tinh thần của các cộng đồng dân tộc, cũng như đáp ứng nhu cầu của
con người vàxã hội trong thời đại mới. Bởi văn hoá không phải là giá trị cố
định bất biến, mà văn hoá là phát triển. Do đó văn hoá có ý nghĩa đích thực của
nó và văn hoá đóng góp vào sự phát triển của xã hội và nền văn minh nhân loại.
Trong văn kiện đại hội IV của Đảng có nêu: “Văn hoá là nền tảng tinh
thần, thể hiện tầm cao và chiều sâu trình độ phát triển của dân tộc,vừa là mục
tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội. Văn hoá Việt Nam
là sự kết tinh những giá trị tốt đẹp trong quan hệ giữa con người với con người,
giữa con người với xã hội và với thiên nhiên được đúc kết từ cuộc sống, từ thực
tiễn đấu tranh dựng nước và giữ nước của nhân dân ta hàng ngàn năm lịch sử,
tiếp thu những tinh hoa văn hoá tiên tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Theo

định hướng XHCN với những đặc trưng cơ bản là đại chúng, dân tộc, hiện đại
và nhân văn”.
Do đó, để có một chính sách đúng đắn đòi hỏi phải có sự quan tâm đầy
đủ đến các lực lượng trên các lĩnh vực nghiên cứu, sáng tạo, bảo quản và phổ
biến các giá trị văn hoá, quan tâm đến xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho các
hoạt động của văn hoá. Người ta chia văn hoá thành hai lĩnh vực: văn hoá vật
chất và văn hoá tinh thần. Sự phân chia này là cũng cần thiết để có cái nhìn toàn
diện hơn đối với các sản phẩm văn hoá. Bên cạnh những tác phẩm văn học,
những phát minh khoa học, phong tục tập quán… Còn có các sản phẩm văn hoá
vật chất, các công trình kiến trúc, lăng tẩm, di tích lịch sử…
3


Tuy nhiên sự phân chia đó chỉ có ý nghĩa tương đối, cái gọi là sản phẩm
văn hoá thực thể thật ra là vật thể hoá các giá trị về mặt tinh thần.
Như vậy xét về phương diện cấu trúc văn hoá là hoạt động tinh thần
hướng tới việc sản xuất các giá trị chân – thiện – mĩ. Tổng thể các hoạt động
văn hoá.
2. Khái niệm đời sống văn hoá.
Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội. Đời sống xã hội là
một phức tạp những hành động sống của con người, nhằm đáp ứng nhu cầu vật
chất và tinh thần của con người.
Nhu cầu vật chất được đáp ứng làm cho con người tồn tại như một sinh
thể, còn nhu cầu tinh thần giúp cho con người tồn tại như một sinh thể xã hội,
tức là một nhân cách văn hoá. Hai nhu cầu này xuất hiện từ khi con người hình
thành và phát triển theo nhu cầu tương ứng. Nhu cầu văn hoá là biểu hiện tinh
thần, nhưng nó lại không đồng nhất với nhu cầu tinh thần, chẳng hạn có những
phong tục lỗi thời, lạc hậu được coi là nhu cầu tinh thần của dân cư, nhưng
không thể coi là văn hoá được. Nhu cầu tinh thần phải hướng tới cái giá trị cao
cả, đáp ứng nhu cầu phát triển của con người. Nhu cầu văn hoá không thể là cái

bất biến mà có tính chất năng động và phát triển không ngừng, cho nên phải
thường xuyên nâng chất lượng các hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu văn hoá
của con người. Đó là hoạt động văn hoá.
Hoạt động văn hoá là một hoạt động xã hội, nếu diễn đạt theo thuật ngữ
kinh tế thì đó là quá trình sản xuất, sáng tạo, bảo quản, phân phối và tiêu dùng
các sản phẩm văn hoá do quá khứ để lại và hiện tại tạo ra. Sản phẩm văn hoá
gồm cả hữu hình và vô hình.
Các sản phẩm ấy, phối kết với hoạt động văn hoá của con người hình
thành nên môi trường văn hoá. Đó là thiên nhiên thứ hai, là vườn ươm tạo nên
nhân cách của con người. Ơ đây con người vừa là chủ lại vừa là sản phẩm của
chính họ. Phẩm chất văn hoá thể hiện ở trình độ ứng xử của con người đối với
thiên nhiên, xã hội và bản thân.
Nhờ sự xuất hiện của các phương tiện thông tin đại chúng, mà các sản
phẩm văn hoá do xã hội tạo ra có thể đến từng người. Những do yêu cầu xã hội
cần có sự điều tiết cho phù hợp với từng loại đối tượng, cho nên sản phẩm văn
hoá cần trãi qua thiết chế xã hội, tức là trãi qua trạm trung chuyển để đến với
công chúng.
Tóm lại: Đời sống văn hoá là một bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm
hai yếu tố ở trạng thái tĩnh và trạng thái động, xét về phương diện khác, đời
sống văn hoá bao gồm các hình thức sinh hoạt văn hoá hiện thực và các hình
thức văn hoá tâm lý. Tổ chức xây dựng ở cơ sở nó được diễn ra trong đời sống
hằng ngày của một cộng đồng dân cư.
Đơn vị cơ sở:
4


Đơn vị cơ sở là hình thức tổ chức hoạt động văn hoá. Đó là những cộng
đồng dân cư, làng, xã... sống chung với nhau trong các sinh hoạt vật chất và
tinh thần được diễn ra trong đời sống hằng ngày. Theo tinh thần NQTW V
(khoá 8) thì đơn vị là nhà máy, công trường, nông trường, lâm trường, đơn vị

vũ trang, Công an nhân dân, cơ quan trường học, bệnh viện, cửa hàng, hợp tác
xã, làng, xã, phường, ấp, bản, vùng dân cư, gia đình họ tộc.... Như vậy đơn vị ở
cơ sở là cộng đồng người có địa bàn sinh sống ổn định và có tổ chức hành
chính, kinh tế – xã hội.
3. Thực chất việc xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là xây dựng văn hoá
ngay trong đời sống hằng ngày của nhân dân. Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ
sở là xây dựng những điều kiện để tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí lành
mạnh, đáp ứng nhu cầu văn hoá trong thời gian nhàn rỗi của nhân dân. đây là
một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nó có ý nghĩa chiến lược đối với
sự nghiệp xây dựng nền văn hoá mới.
Muốn đạt kết quả những tiêu chí trên về đời sống văn hoá ở cơ sở, thì
phải trải qua sự phấn đấu lâu dài. Trong điều kiện nước ta còn gặp nhiều khó
khăn, chúng ta chưa thể yêu cầu đáp ứng ngay được mọi yêu cầu văn hoá của
nhân dân, cũng như chưa thể cùng lúc xây dựng đủ các thiết chế xã hội. Điều
cần nhấn mạnh là phải ra sức phấn đấu cho các hoạt động văn hoá ở cơ sở ngày
càng phong phú, thiết thực, xây dựng đời sống văn hoá phù hợp với điều kiện
cho phép ở địa phương.
II. QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG TA VỀ ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ Ở CƠ SỞ.
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá.
Hồ Chí Minh quan tâm nhiều đến đời sống văn hoá của dân tộc. Bác coi
diệt giặc dốt cũng có ý nghĩa như diệt giặc đói, giặc ngoại xâm. Người thường
nhắc nhỡ: Trong cuộc kiến thiết nước nhà có 4 vấn đề phải chú ý đến và cũng
phải coi là quan trọng như nhau đó là chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội. Tư
tưởng đó đã được trở thành đường lối chính sách văn hoá của Đảng. Khẩu hiệu
“Kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá kháng chiến” do Người nêu lên đã tạo
nên sự thống nhất hữu cơ giữa hoạt động văn hoá và công cuộc kháng chiến của
dân tộc. Sự trưởng thành của nền văn hoá cách mạng được bắt đầu từ phương
chăm đó.
Đối với Bác việc phát huy cốt cách và truyền thống văn hoá của dân tộc,

không tách rời với việc tiếp thu những tinh hoa nhân loại. Bác dạy “Khôi phục
vốn cũ thì nên khôi phục những cái gì tốt, còn cái không tốt thì phải loại dần
ra. Học cái cũ là để sáng tạo cái mới, phục vụ cho cuộc sống mới chứ không
phải quay về cái cũ.
Đối với tinh hoa nhân loại việc khai thác là để dân giàu, làm đẹp nền
văn hoá dân tộc, để phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp vốn có của
dân tộc”.
5


Tư tưởng văn hoá của Hồ Chí Minh luôn là những giá trị trung tâm, có
giá trị định hướng cho nền văn hoá dân tộc Việt Nam XHCN. Việc học tập và
vận dụng những tư tưởng của người và hoạt động xây dựng nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược
trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
2. Quan điểm của Đảng ta về văn hoá.
Từ 30/4/1975 nước nhà hoàn toàn giải phóng, cùng xây dựng đất nước đi
lên CNXH. Đặc điểm thời kỳ này là chuyển từ chống ngoại xâm sang chống
nghèo nàn, lạc hậu, từ đấu tranh chính trị và quân sự là chủ yếu sang xây dựng
kinh tế văn hoá trong tình hình mới. Song nhìn một cách tổng quát dưới sự lãnh
đạo của Đảng, chúng ta đã xây dựng được cơ bản ban đầu của một nền văn hoá
theo hướng đi lên CNXH trong phạm vi cả nước, thể hiện trên các mặt quan
điểm, lý luận, tổ chức và xây dựng đội ngũ, từng bước hình thành cơ sở vật chất
và hoàn chỉnh nội dung hoạt động. Đây là cơ sở ban đầu để xây dựng sự nghiệp
văn hoá ở nước ta hiện nay. Xây dựng nền văn hoá XHCN đậm đà bản sắc dân
tộc. Đội hội VI khẳng định: Không có hình thái tư tưởng nào có thể thay thế
cho văn học nghệ thuật trong việc xây dựng tình cảm lành mạnh, tác động sâu
sắc vào nếp nghĩ, nếp sống của con người.
Đại hội VII của Đảng tiếp tục và phát triển những luận điểm cơ bản của
đại hội VI và đến nghị quyết TW V (khoá 8) mới nhấn mạnh những nhận thức

đích thực của văn hoá nghệ thuật. Văn hoá là nhu cầu thiết yếu trong đời sống
tinh thần của xã hội, thể hiện trình độ phát triển của một đất nước, một thời đại,
là lĩnh vực sản xuất tinh thần tạo ra những giá trị văn hoá, những công trình
nghệ thuật được lưu truyền từ đời này sang đời khác làm giàu đẹp cho cuộc
sống con người.
Nghị quyết đại hội IX của Đảng tiếp tục khẳng định “ xây dựng nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đạm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động
lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội”. Mọi mặt hoạt động văn hoá đều nhằm
xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ
đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan
dung, tôn trọng tình nghĩa, lối sống văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình,
cộng đồng và xã hội.
Thực tế xu hướng phát triển của thế giới chứng minh văn hoá thật sự là
nguồn lực to lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đặc biệt là trong điều kiện
toàn cầu hiện nay. Đầu tư cho phát triển văn hoá, nâng cao đời sống tinh thần
của nhân dân tạo ra những điều kiện phát triển đất nước. Trong điều kiện nước
ta hiện nay, vai trò văn hoá được nâng lên cùng với cuộc cách mạng khoa học
công nghệ và quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất. Văn hoá còn là giá trị
khoa học công nghệ mà chúng ta tạo nên, tích luỹ được trong suốt chiều dài lịch
sử của dân tộc.
Đối với Việt Nam, những thành tựu khoa học công nghệ đã góp phần xây
dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần nâng cao dân trí,
6


cải tiến công nghệ sản xuất tạo ra sức mạnh, sức cạnh tranh của dân tộc và trên
thị trường quốc tế. Quá trình toàn cầu hoá, hợp tác hoá vừa là quá trình hợp tác
vừa là cuộc cạnh tranh khốc liệt. Một dân tộc nếu không có một nền tảng tinh
thần vững chắc, sâu sắc, chắc chắn sẽ không thu được nhiều thành công trong
cuộc cạnh tranh này, sức mạnh tinh thần là vũ khí mạnh mẽ để chúng ta đoàn

kết với nhau, tạo ra những động lực vật chất to lớn trong quá trình phân công
lao động quốc tế. Đại hội IV của Đảng có nêu: “Văn hoá trở thành nhân tố thúc
đẩy con người tự hoàn thiện nhân cách, kế thừa truyền thống cách mạng của
dân tộc, có ý thức tự lực, tự cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.
III. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ĐẶT RA VỀ TỔ CHỨC XÂY DỰNG
ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY.
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở không chỉ dừng lại ở sự thoả mãn
nhu cầu văn hoá của quần chúng nhân dân ở cơ sở, mà còn phải thông qua hoạt
động giao lưu, gắn liền với việc củng cố và hoàn thiện các thiết chế văn hoá.
Đại hội V của Đảng chỉ ra rằng: “ Một nhiệm vụ của cách mạng tư tưởng là
đưa văn hoá thâm nhập vào đời sống hằng ngày của nhân dân” tạo ra một bản
sắc văn hoá “Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Đại hội VI của Đảng nhắc đến việc “Chú trọng xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở, đưa văn hoá nghệ thuật đến với nền kinh tế mới, vùng căn cứ cách
mạng, vùng dân tộc thiểu số, vùng xa xôi hẻo lánh, quan tâm đến các tầng lớp
xã hội, thư viện, bảo tàng, công viên văn hoá.... nâng cao chất lượng và hiệu
quả của hoạt động văn hoá quần chúng, đưa nếp sống mới, gia đình văn hoá
trở thành công việc của toàn xã hội tiến hành trên cơ sở khoa học và căn cứ
thực tiễn nghiên cứu và tổng kết chu đáo” (NQTW V – khoá 6).
Đại hội VII vấn đề xây dựng đời sống văn hoá cơ sở được vạch ra theo
tinh thần định hướng cho mục tiêu chung các hoạt động văn hoá nghệ thuật
thông tin “Nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, bắt đầu từ mọi
gia đình” để từ đó cụ thể thành phương hướng hoạt động cho các thiết chế văn
hoá bằng mọi cách đưa giá trị văn hoá, văn nghệ dân tộc và thế giới đến toàn
thể nhân dân, mở rộng thông tin đại chúng, hiện đại hoá các phương tiện nghe
nhìn, tăng cường công tác phát hành sách, báo, thư viện... nhằm chuyển tải
nhanh các giá trị văn hoá đến nhân dân, đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp
sống văn minh, gia đình văn hoá có chính sách bảo vệ và phát triển văn hoá dân
tộc.
Đại hội VIII của Đảng khẳng định: “Văn hoá là nền tảng của tinh thần

xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”
và nhấn mạnh “Văn hoá phải thấm sâu thấm sâu vào các lĩnh vực chính trị,
kinh tế, an ninh quốc phòng”.
Đại IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “ Xây dựng nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế xã hội” và “Mọi hoạt động văn hoá nhằm xây dựng con
người Việt Nam phát triển toàn diện để tăng nhanh mức đầu tư của Nhà nước,
7


của xã hội cho sự nghiệp phát triển văn hoá” nâng cao chất lượng hệ thống cơ
sở hạ tầng văn hoá như: Bảo tàng thư viện, nhà văn hoá, câu lạc bộ,...Bảo tồn di
sản văn hoá, phát triển phải gắn chặt với quản lý tốt hệ thống thông tin đại
chúng, nêu cao trách nhiệm của gia đình, đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn
kết xây dựng đời sống văn hoá”.
Nghị quyết đại hội IX của Đảng cũng nêu rõ định hướng cho phát triển
văn hoá trong giai đoạn năm 2001 – 2005 là đẩy mạnh công cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xây dựng nếp sống văn minh
và gia đình văn hoá và phong trào “người tốt việc tốt” tiếp tục đưa hoạt động
văn hoá thông tin về cơ sở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc, phát
động phong trào toàn dân tham gia thực hiện nếp sống văn minh, gia đình làng
bản văn hoá. Tiến đến hoàn chỉnh hệ thống thiết chế văn hoá bằng quyền lực
của Nhà nước và mở rộng xã hội hoá, làm cho văn hoá thắm sâu vào từng khu
dân cư từng gia đình, từng người và đưa ra những chỉ tiêu cụ thể để đạt chỉ tiêu
văn hoá quốc gia, xã, phường có nhà văn hoá.
Tiếp tục thực hiện thông tư 04 của UBMTTQ Việt Nam và chỉ thị 03 của
tỉnh Cà Mau về việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết thực
hiện cuộc sống mới khu dân cư và gia đình văn hoá”. Đồng thời quán triệt nghị
quyết V của BCH TW (khoá 8) với nhiệm vụ trọng tâm cấp bách “Xây dựng tư
tưởng, đạo đức lối sống và đời sống văn hoá” Nghị quyết Đảng bọ huyện Trần

Văn Thời lần thứ X nhấn mạnh “Thực hiện chủ trương giáo dục chủ nghĩa yêu
nước với thi đua yêu nước và phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá” phấn đấu đến năm 2005 có từ 80 – 85% số hộ đạt gia đình văn hoá và
ấp văn hoá tiên tiến – xuất sắc. Thực hiện xã hội hoá các hoạt động văn hoá
nghệ thuật và TDTT.
Trên cơ sở đó, các ngành VHTT kết hợp với các ngành có liên quan xây
dựng chương trình hành động cụ thể. Đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở, xây dựng đời sống văn hoá và văn minh đô thị, vận động
toàn dân cùng xây dựng đời sống việt nViệt Nam “Lấy xây để chống” theo tinh
thần nghị định 81/CP của thủ tướng chính phủ.
Theo quan điểm của Đảng ta hiện nay cho rằng: Văn hoá là nền tảng tinh
thần, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế – xã hội. Cho
nên nhiệm vụ trọng tâm của văn hoá là xây dựng con người mới xã hội chủ
nghĩa. Vì vậy, chúng ta cần quan tâm hơn nữa công tác xây dựng đời sống văn
hoá ở cơ sở, nhằm rèn luyện nâng cao nhân cách văn hoá cho con người và
chính con người đó mới tạo nên nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là tạo những điều kiện cần thiết để
tiến hành công cuộc xây dựng nền văn hoá mới, lối sống mới và con người mới
ở cơ sở. Xây dựng mạng lưới thiết chế văn hoá, tạo cảnh quan văn hoá ở cơ sở
phù hợp với nền văn hoá ở Việt Nam, sáng tạo bảo tồn những giá trị văn hoá vật
thể cũng như văn hoá phi vật thể, những giá trị tinh thần cho đến các di tích lịch
sử, từ phong tục tập quán cho đến các sản phẩm văn hoá dân gian, những phong
8


tục tập quán tốt đẹp vừa mang tính dân tộc, vừa phù hợp với xu thế thời đại, tạo
ra động lực kinh tế phát triển.

CHƯƠNG III
THỰC TRẠNG VỀ LỐI SỐNG VĂN HOÁ CƠ SỞ Ở

HUYỆN TRẦN VĂN THỜI – TỈNH CÀ MAU
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ VĂN HOÁ CỦA HUYỆN .
1. Đặc điểm kinh tế.
Trần Văn Thời là một vùng đất mới của khu vực U Minh hạ, nằm về phía
Tây của tỉnh Cà Mau, Trần Văn Thời là tên của đồng chí bí Thư tỉnh uỷ Bạc
Liêu (cũ), được uỷ ban hình chính kháng chiến Nam bộ quyết định đặc địa danh
cho huyện từ thời kháng chiến chống Pháp (1950). Trần Văn Thời là vùng căn
cứ địa vững chắc suốt hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Đảng
bộ và nhân dân vượt qua muôn vàng khó khăn, ác liệt, anh dũng kháng chiến
chống Mỹ cứu nước, đồng thời cũng chính cửa Sông ông đốc là một trong
những nơi tập kết ra Bắc (1954) huyện đã được chủ tịch nước cộng hoà XHCN
Việt Nam phong tặng danh hiệu cao quí: huyện anh hùng lực lượng vũ trang
nhân dân (1996) đồng thời có 4 tập thể xã và 5 cá nhân anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân. Có 79 bà mẹ Việt Nam anh hùng, cùng với 2.075 liệt sỹ và
2.370 thương binh, và nhiều đối tượng chính sách khác, đặt ra cho Đảng bộ và
chính quyền huyện mối quan tâm thường xuyên phải được thực hiện tốt.
* Vị trí địa lý:
Huyện Trần Văn Thời nằm về phía tây của tỉnh Cà Mau, diện tích tự
nhiên 70,23 km2, bằng 13,44% diện tích tự nhiên của tỉnh.
- Phía Bắc tiếp giáp với huyện U Minh.
- Phía Đông tiếp giáp với Thành phố Cà Mau.
- Phía Nam tiếp giáp với huyện Cái Nước.
- Phía Tây tiếp giáp với Vịnh Thái Lan.
Toàn huyện được chia thành 09 xã và 02 thị trấn là: xã Khánh Bình
Đông, Khánh Bình, Khánh Hưng, Khánh Hải, Khánh Bình Tây, Lợi An, Phong
Lạc, Trần Hợi, Khánh Bình Tây Bắc, thị trấn Trần Văn Thời và thị trấn Sông
Đốc.
Dân số 188.497 người, bằng 16,16% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số
trung bình 269 người/km2.
Với chiều dài bờ biển 36km, có cửa Sông Đốc, có các cụm đảo gần bờ và

huyện là địa bàn được lựa chọn làm nơi tiếp bờ của tuyến đường ống dẫn khí
MP3 – Cà Mau, nên huyện Trần Văn Thời là một trong những huyện trọng
9


điểm về kinh tế của tỉnh trên cơ sở phát triển thuỷ hải sản, dịch vụ khai thác dầu
khí trong tương lai, du lịch biển đảo, vận tải sông biển... khai thác có hiệu quả
các tiềm năng lợi thế của vùng biển, ven biển kết hợp bảo vệ an ninh quốc
phòng sẽ tạo thế và lực tốt hơn để phát triển kinh tế – xã hội, góp phần bảo vệ
chủ quyền vùng biển phía tây nam của tổ quốc.
Phía Đông của huyện (khu vực xã Khánh Bình, Lợi An) tiếp giáp với khu
công nghiệp khí điện đạm Khánh An và Thành phố Cà Mau, tạo cho huyện có
điều kiện phát triển nhanh về dịch vụ, đô thị...
Trong những năm sắp tới, huyện Trần Văn Thời sẽ có nhiều tuyến giao
thông đối ngoại quan trọng, như tuyến Sông Đốc – Rạch Ráng – Rau Dừa,
tuyến Rạch Ráng – Tắc Thủ, tuyến Đá Bạc – Co Xáng – Vò Dơi – Tắc Thủ,
tuyến kênh 29 – Cái Tàu. Đây là các tuyến giao thông quan trọng, là cơ sở quan
trọng để thu hút và lan toả nhanh các yếu tố phát triển kinh tế – xã hội của
huyện.
Địa bàn huyện Trần Văn Thời nằm ở cả hai vùng qui hoạch chuyển đổi
cơ cấu sản xuất của tỉnh Cà Mau (vùng phía Nam Cà Mau và vùng phía Bắc Cà
Mau). Vì vậy, huyện có điều kiện sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản một cách đa
dạng và có khả năng tăng trưởng kinh tế nhanh.
2. Về tăng trưởng và cơ cấu kinh tế.
2.1. Tăng trưởng kinh tế.
- Tổng giá trị sản xuất của huyện năm 2000 đạt khoảng: 1.066.325
triệu đồng (giá so sánh năm 1994), tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 –
2000 là 9,35% (giá trị sản xuất của toàn tỉnh tăng bình quân hàng năm 9,40%).
+ Các ngành khu vực I (Nông – Ngư – Lâm nghiệp) tăng bình quân hàng
năm 8,40%.

+ Công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 8,85%.
+ Các ngành dịch vụ tăng bình quân 15,40%.
- Tổng giá trị tăng thêm (VA) năm 2000 đạt 465.579 triệu đồng (giá so
sánh năm 1994), nhịp độ tăng bình quân hàng năm giai đoạn 1996 – 2000 là
7,76% (trong khi GDP của tỉnh tăng bình quân hàng năm là 8%, của cả nước là
7%).
- Tốc độ tăng trưởng năm 2001 khoảng 11%, năm 2002 khoảng
11,90%, năm 2003 khoảng 13%. Như vậy nhịp độ tăng trưởng kinh tế của
huyện Trần Văn Thời những năm qua tương đương mức tăng trưởng kinh tế
của toàn tỉnh.
2.2. Cơ cấu kinh tế.
- Cơ cấu kinh tế Nông nghiệp – Dịch vụ – Công nghiệp đang được
chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ,
nhưng kinh tế Nông – Ngư – Lâm nghiệp vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền
10


kinh tế huyện trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh về tài nguyên tự nhiên của
huyện, nhất là kinh tế biển.
+ Tỷ trọng kinh tế khu vực I (Nông – Ngư – Lâm nghiệp) từ 78,85% nâm
1995 giảm xuống 68,78% năm 2000; 67,15% năm 2001; 66,93% năm 2002 và
năm 2003 là 65,4%.
+ Tỷ trọng khu vực II (Công nghiệp và xây dựng) từ 11,93% năm 1995
tăng lên 12,23% năm 2000, 13,23% năm 2001 và 13,28% năm 2002 và năm
2003 là 13,85%.
+ Tỷ trọng các ngành dịch vụ từ 9,22% năm 1995 tăng lên 18,99% năm
2000 và 19,62% năm 2001 và 19,79% năm 2002 và năm 2003 là 20,10%.
2.3. Về cơ cấu sử dụng lao động:
Lao động các ngành ở khu vực I giảm từ 93% năm 1995 xuống còn
91,25% năm 2003; lao động các ngành khu vực II tăng từ 2,46% lên 3,12%, lao

động dịch vụ tăng từ 4,65% năm 1995 lên 5,58% năm 2003. Cơ cấu lao động
có sự chuyển dịch nhưng chậm, lao động khu vực II dân chiếm tỷ trọng lớn.
Trên cơ sở đó lĩnh vực kinh doanh, thương mại, dịch vụ, toàn huyện có 1.273
hộ đăng ký kinh doanh, thu hút 2.760 lao động với tổng số vốn trên 26 tỷ đồng.
Trong đó, công nghiệp xây dựng: 105 hộ, thương mại: 809 hộ, dịch vụ khác:
359 hộ.
2.4. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị và các mô hình hoạt động phục vụ
cho sinh hoạt và hưởng thụ về đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân
gồm:
Huyện có đài phát thanh, 11 xã, thị trấn có trạm truyền thanh, mỗi ấp đều
có lo phóng thanh; có 6 bưu cục, có 5 bưu điện văn hoá xã, một thư viện huyện,
11 xã thị trấn đều có tủ sách pháp luật, có một nhà văn hoá huyện; có 7/11 xã có
phòng truyền thống. Có 337 sân thi đấu thể thao, trong đó sân bóng đá 130 sân
(thi đấu được 2 mùa mưa nắng có 2 sân) bóng chuyền 118 sân (thi đấu được 2
mùa mưa nắng có 13 sân) có một sân quần vợt và 74 sân đá cầu.
II. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HOÁ CƠ SỞ CỦA HUYỆN TRẦN VĂN THỜI – TỈNH CÀ MAU.
1. Đặc điểm tình hình thuận lợi – khó khăn chung.
1.1. Thuận lợi.
Trong năm 2003 tình hình kinh tế xã hội huyện nhà được giữ vững và có
bước phát triển. Tình hình an ninh, chính trị được ổn định. Đời sống nhân dân
trong huyện từng bước có phát triển đi lên. Cụ thể số hộ đói không còn, đời
sống nhân dân có nâng lên một bước.
Qua cuộc vận động nhân dân có nhận thức cao và thông suốt hưởng ứng
các mặt phong trào đã phát động sôi nổi và liên tục, góp phần thực hiện thắng
lợi các mục tiêu kinh tế – xã hội, an ninh – quốc phòng của huyện nhà.
11


Nhìn chung năm 2003 BCĐ. XD. ĐSVH huyện có tập trung giúp cho cơ

sở thực hiện tốt nhất là xây dựng ấp văn hoá, đồng thời củng cố nâng cao chất
lượng nội dung phong trào và huy động sức mạnh tổng hợp để xây dựng đời
sống văn hoá trên phạm vi toàn huyện.
Thường xuyên tổ chức phát động cuộc vận động toàn dân, đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá đồng thời triển khai thực hiện một trong những giải
pháp lớn mà Nghị quyết TW5 (khoá 8) đề ra “Về xây dựng và phát triển nền
văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” đưa nội dung nghị quyết
của Đảng vào cuộc sống nhân dân.
Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân
cư” được nhân rộng trong nhân dân thể hiện qua phát động các phong trào
được nhân dân đồng tình hưởng ứng, nhất là tham gia họp hội ở khu dân cư –
hộ an toàn để thảo luận bàn bạc quy ước trong ấp văn hoá, đồng thời thực hiện
6 mặt phong trào xây dựng đời sống văn hoá gồm: xây dựng nếp sống văn minh
– gia đình văn hoá, thực hiện chỉ thị 841/TTG, gia đình an toàn 5 tiêu chuẩn gia
đình nông dân văn hoá, toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống mới khu dân cư
và gương người tốt việc tốt, nếp văn hoá đã tổ chức sâu rộng trong toàn huyện,
rút ra những kinh nghiệm để các xã vận động thực hiện tốt.
Nhờ có kinh nghiệm thực tế phong trào cơ sở từ nhiều năm qua, đồng
thời phong trào được phát động trong thời điểm có nhiều sự kiện lớn kỷ niệm
các ngày lễ quan trọng mà Đảng và Nhà nước tổ chức kỷ niệm trọng thể, song
theo đó nâng dần ý thức xã hội hoá trong hoạt động văn hoá – thể thao đã tác
động mạnh đến sự chuyển biến phát triển đến đời sống văn hoá, tạo cơ sở làm
nền tảng tốt cho việc tuyên truyền triển khai thực hiện các cuộc vận động, chủ
yếu là con người mới trong xây dựng nền văn hoá xóm ấp.
1.2. Khó khăn.
Tuy nhiên bên cạnh những mặt thuận lợi nêu trên, trong năm qua ngành
văn hoá thông tin TDTT cũng còn nhiều khó khăn và hạn chế: Tổ chức bộ máy
chưa ổn định, cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, sự phối hợp giữa
các ngành có liên quan chưa thật chặt chẽ, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng
và hiệu quả hoạt động. Trong đó các hoạt động phục vụ vùng sâu, vùng xa chưa

được thực hiện thường xuyên, công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở một số
mặt chưa đạt theo chỉ tiêu đề ra. Tuy nhiên nhìn chung trong năm qua với sự nổ
lực phấn đấu của toàn ngành, các hoạt động văn hoá thông tin – thể dục thể
thao đã đạt được những thành tích rất đáng phấn khởi, với những kết quả cụ thể
như sau:
2. Hệ quả phong trào.
2.1. Về quản lý nhà nước.
Củng cố và ổn định tổ chức Đội kiểm tra 814, tăng cường thành viên của
đội, mở rộng đến các xã, thị trấn. Triển khai, quán triệt các văn bản pháp quy có
liên quan đến lĩnh vực hoạt động của ngành. Xây dựng kế hoạch và quan tâm
12


chỉ đạo thường xuyên đối với các hoạt động dịch vụ trên lĩnh vực văn hoá thông
tin. Trong năm 2003 đã tổ chức kiểm tra được 225 cơ sở có 38 trường hợp vi
phạm, đã xử lý cảnh cáo 12 vụ, xử phạt 26 vụ. Qua đó đã tịch thu và huỷ bỏ
103 đĩa CD, phạt tiền 15.700.000 đồng. Song nhìn chung năm qua công tác
kiểm tra xử lý còn hạn chế, do sự phối hợp chưa thật chặt chẽ giữa các ngành,
việc tổ chức kiểm tra chưa thường xuyên và kịp thời.
2.2. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá.
Ngay từ đầu năm, ngành đã xác định đây là công tác mủi nhọn của năm
2003. qua đó ngành đã tham mưu cho UBND huyện xây dựng và củng cố lại
các Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá từ huyện đến cơ sở. Tăng cường
phối hợp với các ngành, các cấp trong huyện đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, tạo được phong trào rộng khắp và sự
hưởng ứng nhiệt tình của nhân dân trong huyện. Trong năm 2003 huyện đã tiến
hành công nhận cho 4.050 hộ gia đình đạt chuẩn văn hoá, đạt 110.8% so với kế
hoạch đề ra, nâng tổng số gia đình đạt chuẩn văn hoá của huyện hiện nay là
30.241 hộ, đạt tỷ lệ 81,82% số hộ trong huyện. Ngoài ra, cũng đã công nhận
được 60 hộ gia đình văn hoá tiêu biểu. Cũng trong năm qua huyện đã tổ chức

công nhận 08 ấp (khóm) đạt chuẩn văn hoá, nâng tổng số ấp (khóm) văn hoá
của huyện hiện nay là 81 ấp (khóm) đạt 65,5% ấp (khóm) của huyện. Ngoài ra,
trong năm qua, huyện cũng đã công nhận 16 công sở và nơi công cộng đạt
chuẩn văn hoá, nâng tổng số đến nay toàn huyện có 64 công sở và nơi công
cộng đạt chuẩn văn hoá. Hiện nay huyện đang tập trung chỉ đạo xây dựng đơn
vị thị trấn Trần Văn Thời, phấn đấu trong đầu năm 2004 để được tỉnh công
nhận thị trấn đạt chuẩn văn hoá. Nhìn chung công tác xây dựng đời sống văn
hoá cơ sở của huyện trong năm 2003, tuy có những kết quả rất đáng kể, song
bên cạnh đó cũng còn những mặt hạn chế cần khắc phục. Sự chỉ đạo đôi lúc
chưa thật tập trung, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành thành viên
trong Ban chỉ đạo, đôi lúc còn khoán trắng cho ngành văn hoá thông tin, phong
trào ở một số nơi còn chạy theo số lượng chưa chú trọng đến chất lượng, việc
củng cố nâng cao chất lượng các ấp (khóm) đạt chuẩn văn hoá chưa được thực
hiện thường xuyên, dẫn đến một số ấp (khóm) có chiều hướng đi xuống so với
trước khi công nhận.
2.3. Phong trào xây dựng đời sống văn hoá.
Trong năm qua ngành đã đưa đi đào tạo: 01 đồng chí cử nhân chính trị,
03 đồng chí trung học chuyên nghiệp và bồi dưỡng năng khiếu nghiệp vụ
chuyên môn cho 05 đồng chí để bổ sung vào các bộ phận còn thiếu và yếu. Đặc
biệt, ngành cũng đã tranh thủ và đào tạo điều kiện đưa 09 cán bộ ở cơ sở đi học
lớp quản lý văn hoá, đây là nguồn lực quan trọng để bổ sung cho hoạt động văn
hoá ở cơ sở sau này.
2.4. Hoạt động nghiệp vụ.
Về công tác tuyên truyền, cổ động: Tập trung tuyên truyền các Nghị
quyết đại hội Đảng các cấp và các ngày lễ lớn trong năm, phục vụ mừng Đảng,
13


mừng Xuân.... Trong năm đã tổ chức được 778 buổi tuyên truyền, cắt dán 430
tấm băng rol các loại, phát hành 4.200 tài liệu, vẽ mới và sửa chữa gần 400m 2

pa nô cổ động, chiếu 36 cuồn băng video bằng màn hình 100 in, cặm 2.750 lượt
cây cờ phướng phục vụ cho 1.260.000 lượt người nghe và xem, xây dựng được
45 tin – hình cộng tác với đài truyền thanh huyện Trần Văn Thời, đài truyền
hình Cà Mau và cục văn hoá thông tin cơ sở về những hoạt động nổi bật nhất
của ngành.
2.5. Về hoạt động triển lãm, truyền thống.
Trong năm 2003 ngành đã tổ chức được 38 cuộc triễn lãm với 1.800 hiện
vật và tranh ảnh các loại, phục vụ cho gần 20.000 lượt người xem. Xây dựng
hoàn chỉnh 01 phòng truyền thống tại thị trấn Trần Văn Thời, nâng tổng số đến
nay trong toàn huyện có 7/11 đơn vị xã, thị trấn đã có phòng truyền thống.
Ngoài ra năm qua ngành cũng đã tổ chức được một cuộc hội thi vẽ tranh
thiếu nhi với nội dung chủ đề “Kể chuyện Bác Ba Phi và bảo vệ môi trường”,
có 218 em tham dự, kết quả chọn được 30 bức tranh dự treo và đã trao tặng 46
xuất quà trị giá 3.500.000 đồng cho 46 em đạt giải.
2.6. Hoạt động văn hoá văn nghệ.
Năm 2003 đã xây dựng 35 chương trình văn nghệ với gần 400 tiết mục.
Tổ chức biểu diễn 129 buổi, phục vụ cho gần 120.000 lượt người xem chủ yếu
là vùng sâu, vùng xa. Ngoài ra trong năm ngành cũng đã tổ chức phục vụ lễ hội
Nghinh Ông với nhiều hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra
trong suốt 4 ngày lễ hội đã thu hút trên 10.000 lượt người dân trong và ngoài
tỉnh đến tham dự. Đồng thời còn tổ chức nhiều hoạt động phục vụ tết của người
dân tộc Khơmer ở các chùa trong huyện.
- Đến nay huyện có 11 CLB đờn ca tài tử của các xã thị và 76 CLB của
các ấp (khóm) văn hoá, Trong năm đã tổ chức được 01 cuộc hội thi cấp huyện
có 15 đội tham dự và 14 cuộc giao lưu đờn ca tài tử giữa các xã, thị trấn trong
huyện.
2.7. Về hội thi, hội diễn.
Trong năm 2003 ngành đã tổ chức được 03 hội thi cấp huyện: Hội thi
giọng hát hay mừng Đảng, mừng xuân, Hội thi tiếng hát lãnh đạo, liên hoan
đờn ra tài tử có gần 400 thí sinh và gần 200 tiết mục tham dự. Bên cạnh phối

hợp với giáo dục, huyện đoàn tổ chức hội thi tiếng hát hoa phượng đỏ, có 45
thí sinh tham dự vòng loại, kết quả có 8 em đạt giải, phục vụ cho trên 45.000
lượt người đến xem và cổ vũ cho cuộc thi.
Ngoài ra còn xây dựng được 4 chương trình văn nghệ tham gia hội thi
cấp tỉnh. Trong đó liên quan văn nghệ quần chúng 3 dân tộc Kinh – Hoa –
Khơmẻ có 10 tiết mục tham dự, kết quả đạt Giải nhì toàn đoàn, 9/10 tiết mục
đạt giải; Hội thi hoa phượng đỏ có 12 tiết mục tham dự, kết quả đạt Giải Nhì
toàn đoàn, 9/9 tiết mục văn nghệ đều đạt giải, 2/3 tiết mục kể chuyện sách thiếu
nhi có giải. Đặc biệt các tiết mục đi tham dự cấp tỉnh chiếm 1/3 là tự biên, các
14


tiết mục này đều được hội đồng ban giám khảo đánh giá rất cao. Hội thi vẽ
tranh thiếu nhi có 46 em tham dự, kết quả có 13 em đạt giải: 01 giải nhất, 03
giải nhì, 4 giải ba và 5 giải khuyến khích.... và được tuyển chọn 03 em đi tham
dự vẽ tranh tại tỉnh An Giang. Đồng thời còn góp phần tích cực cho các chương
trình tham dự giải khu vực và toàn quốc và đạt nhiều thứ hạn cao.
2.8. Về hoạt động thư Viện.
Trong năm, Phòng văn hoá thông đã triển khai mở rộng hoạt động thư
viện xuống tận cơ sở. Đến nay đã có 13 phòng đọc và tủ sách xã thị, đồn biên
phòng, Trại giam Cái Tàu K2 và các ấp (khóm) văn hoá. Riêng thư viện huyện
năm qua đã bổ sung được 200 đầu sách và nhiều báo cáo, tạp chí các loại. Năm
qua hoạt động thư viện đã phục vụ cho trên 21.250 lượt bạn đọc: trong đó tại
thư viện huyện là 5.650 lượt bạn đọc, các xã thị là 15.600 lượt.
2.9. Hoạt động thể dục thể thao.
Trong năm 2003 đã tổ chức nhiều giải thi đấu thể thao cấp huyện phục
vụ các ngày lễ lớn trong năm: Bóng đá, bóng chuyền, quần vợt, cầu lông, cờ
tướng... và nhiều môn thi đấu dân gian khác tham gia thi đấu cấp tỉnh đã đạt
giải ba bóng đá và giải nhì cờ tướng. Đặc biệt giải bóng đá tứ hùng tổ chức tại
huyện Cái Nước đội bóng đá của huyện đã đạt giải nhất. Ngoài ra còn đưa 09

vận động viên cộng tác tham gia với đội tuyển bóng đá – bóng chuyền, cờ
tướng, cờ vua của tỉnh đi tham dự giải khu vực và toàn quốc. Bên cạnh đó
ngành còn tổ chức được 65 câu lạc bộ thể dục thể thao, hiện nay huyện có số
người tập luyện thể dục thường xuyên là 40.702 người đạt tỷ lệ 22%, có 4.323
hộ đạt chuẩn gia đình thể thao tỷ lệ 11.7% tổng số hộ toàn huyện. Nhìn chung
phong trào thể dục thể thao ở cơ sở cũng đã từng bước phát triển rõ nét song
bên cạnh còn một số mặt hạn chế về kinh phí và cán bộ chuyên môn còn thiếu
và yếu nhất là ở xã, thị trấn.
2.10. Phong trào phát triển kinh tế tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo.
Việc huy động các nguồn lực trong nhân dân đã được tập trung chỉ đạo
kỳ quyết từ huyện đến cơ sở. Trong năm qua, huy động nghĩa vụ lao động công
ích bằng tiền được 513.900.000 đồng đạt 34,88% chỉ tiêu kế hoạch, so với cùng
kỳ giảm 18,47%, huy động ngày công được 300 lực lượng với 3.000 m 3 đất,
huy động nguồn lực cơ sở hạ tầng được 999.338.000 đồng, đạt 24% kế hoạch
so với cùng kỳ giảm 5,85%.
Thực hiện chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công đạt được
nhiều kết quả đáng kể, vận động lập quỹ đền ơn đáp nghĩa được 846.479.000
đồng, đạt 124,48% so cùng kỳ tăng 19,66%, đã hoàn thành được 05 căn nhà
tình nghĩa cho đối tượng chính sách, tiến hành sửa chữa 49 căn. Thực hiện chủ
trương của tỉnh, huyện đã chỉ đạo cho các ngành chức năng khảo sát lắp đặt
điện cho 155 hộ chính sách và hộ nghèo.
Công tác xoá đói, giảm nghèo và giải quyết việc làm được đẩy mạnh hơn
nên đạt được kết quả rất phấn khởi: trong năm các ngành chức năng huyện đã
15


lập hồ sơ và tiến hành giải ngân được 19 dự án với số tiền 1 tỷ 114 triệu đồng.
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện đã cho 5.427 hộ nghèo
vay vốn phát triển sản xuất với số tiền 52 tỷ 895 triệu đồng. Uỷ ban nhân dân
tỉnh và huyện đã xuất ngân sách cứu trợ cho 155 hộ với 866 khẩu ở Hạt Kiểm

lâm rừng đặc dụng Vồ Dơi và 60 hộ dân ở Lâm ngư trường Trần Văn Thời với
tổng số tiền 68.830.000 đồng. Thực hiện chương trình xây dựng nhà cho hộ
nghèo của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, huyện đã phân bổ cho các xã xây
dựng 68 căn nhà vì người nghèo và hỗ trợ mỗi căn 500.000 đồng; các cơ quan,
đoàn thể đã vận động xây dựng nhà vì người nghèo, nhà tình thương được 110
căn, cấp 50 chiếc xuồng cho 50 hộ dân nghèo để làm phương tiện sinh hoạt và
cải thiện cuộc sống; hỗ trợ 175 triệu đồng từ kinh phí của Trung ương cho 497
hộ dân tộc đặc biệt khó khăn ở các xã thuộc chương trình 135. Ngoài ra còn chi
trợ cấp từ nguồn đảm bảo xã hội với số tiền 126.630.000 đồng cho các đối
tượng chính sách và hộ dân nghèo để ổn định cuộc sống trong lúc khó khăn.
Qua điều tra khảo sát hộ nghèo năm 2003, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn
huyện còn 11,31% (giảm 5,1% so với năm 2002). Trong năm, đã giải quyết việc
làm cho hơn 3.500 lao động, đạt 116,6% kế hoạch. Trung tâm dạy nghề huyện
cũng đã mở được 12 lớp nghề các loại, có 441 học viên theo học. Trong đó, dạy
nghề cho đối tượng chính sách 3 lớp với 62học viên. Để bồi dưỡng nghiệp vụ
cho cán bộ làm công tác xoá đói, giảm nghèo ở cơ sở, huyện đã tổ chức tập
huấn công tác xoá đói giảm nghèo và việc làm cho 167 cán bộ của 11 xã, thị
trấn.
2.11. Phong trào tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, để trợ
giúp người cô đơn, trẻ mồ côi, người bất hạnh.
Về y tế, các chỉ tiêu cơ bản hoàn thành đạt và vượt kế hoạch đề ra; công
tác khám và điều trị bệnh, công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân
được quan tâm tốt hơn, đã ngăn chặn kịp thời, khống chế không để dịch bùng
phát; các chương trình y tế quốc gia, y tế cộng đồng có sự phối hợp triển khai
thực hiện đạt hiệu quả; cơ sở vật chất, kỹ thuật từng bước được trang bị và có
nhiều dụng cụ y tế hiện đại, nâng cao chất lượng khám và điều trị, tạo được
niềm tin trong nhân dân. Thực hiện chương trình quốc gia đem lại ánh sáng cho
người mù nghèo, có 252 ca được mổ đục thuỷ tinh thể, huyện đã tiến hành tổ
chức lễ công nhận xoá mù mắt vào ngày 28/3/2003.
Trung tâm y tế Trần Văn Thời đã tổ chức khám và điều trị bệnh cho

438.798 lượt người. Trong đó có 10.794 bệnh nhân điều trị nội trú, 1.548 bệnh
nhân điều trị ngoại trú, 212 bệnh nhân chuyến tuyến. So với cùng kỳ tăng
40.824 lượt người. Công suất sử dụng giường bệnh đạt 94,81%, so với cung kỳ
giảm 0,42%. Để chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, các cơ sở y tế đã khám cho 42.997
lượt người, trong đó số bà mẹ đã được điều trị 18.916 người, so với cùng kỳ
giảm 614 lượt người; tổ chức khám cho 8.283 lượt phụ nữ mang thai, so với
cùng kỳ tăng 668 lượt người; vận động được 10.757 phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ thực hiện các biện pháp tránh thai so với cùng kỳ giảm 1.889 phụ nữ. Ngoài
16


ra còn tổ chức cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi uống Vitamin A; trẻ dưới 01 tuổi
tiêm miễn dịch cơ bản, tiêm sởi mũi 2 đạt 100% kế hoạch đề ra.
Toàn huyện có 9/11 xã, thị trấn có bác sĩ trực khám bệnh cho nhân dân,
còn 02 đơn vị có bác sĩ tăng cường (Khánh Bình và Khánh Bình Đông). Ngoài
ra các ấp, khóm đều có tổ y tế. Về xây dựng y tế đạt chuẩn quốc gia đối với 02
đơn vị Khánh Bình Tây và thị trấn Sông Đốc đến nay cơ bản hoàn thành 90%
các chuẩn quy định phấn đấu đến cuối năm 2004 được công nhận.
2.12. Phong trào Nhà nước và nhân dân cùng làm để xây dựng các
công trình công cộng.
Công tác xây dựng giao thông nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực.
Mùa khô năm 2003, toàn huyện đã huy động hơn 12.000 ngày công ra quân
thực hiện gần 100 công trình giao thông nông thôn với chiều dài 275 km; đào
đắp, ban sửa 345.000 m3 đất; bắc mới 140 cầu đôi, cầu ván trị giá khoảng
185.000.000 đồng; xây dựng 19.300 m bờ kè chống lở trên các tuyến sông,
rạch, trong đó có 168.500m bờ kè bêtông trị giá 452.000.000 đồng. Ngoài ra
còn huy động gần 5.000 ngày công phát hoang và dọn vệ sinh dọc theo các
tuyến lộ với chiều dài 168.500 m.
Thực hiện chương trình bên tông hoá giao thông nông thôn trong năm
2003. ngoài việc tập trung hoàn thành có 05 công trình chuyển tiếp lộ bê tông

từ huyện về các xã với chiều dài 9,1 km, huyện chú trọng việc xây dựng cầu bê
tông trên các tuyến lộ đã hoàn thành. Trong năm, có 9 cây cầu chuyển tiếp năm
2002 đã hoàn thành đưa vào sử dụng; các công trình làm mới là 14 cây, thực
hiện đến cuối năm 2003 hoàn thành được 07 cây, còn 07 cây chuyển tiếp sang
năm 2004; tổng kinh phí đầu tư xây dựng trong năm 2003 là 6 tỷ 262 triệu
đồng. Huyện đã triển khai xây dựng 29 km đường giao thông nông thôn ở các
xã Lợi An, Khánh Bình và thị trấn Trần Văn Thời theo cơ chế nguồn vốn 50/50,
thực hiện được 2,8 km ở thị trấn Trần Văn Thời, tổng kinh phí thực hiện công
trình lộ bê tông trong năm 2003 là 333 triệu đồng. Ngoài ra, trên địa bàn huyện
có 02 công trình lộ nhựa cấp 5 đồng bằng được trên đầu tư xây dựng gồm tuyến
Rau Dừa – Rạch Ráng, tuyến Tắc Thủ – Sông Đốc đã được triển khai song tiến
độ còn chậm.
2.13. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Nhìn chung ở lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các chỉ tiêu đều đạt so với kế
hoạch đề ra. Năm học 2002 – 2003, chất lượng giáo dục, kết quả cuối năm có
30,54% học sinh xếp loại học lực khá, giỏi; 64,71% xếp loại trung bình, 4,75%
học sinh xếp loại yếu; 98,86% học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt và khá tốt; có 23
học sinh giỏi vòng tỉnh, 164 học sinh giỏi vùng huyện. Kết quả các kỳ thi tốt
nghiệp các cấp: Tiểu học đạt 99,6%, tăng 1,3% so với năm học trước; Trung
học cơ sở đạt 96,21%, tăng 2,51% so với năm học trước; Trung học phổ thông
đạt 62,53%, tăng so với năm học trước 39,04%, trong đó trường THPT Trần
Văn Thời đạt 78,15%, trường THPT Khánh Hưng đạt 48,05%, trường THPT
Bán công Trần Văn Thời đạt 27,27%.
17


Năm học 2003 – 2004, ngành giáo dục – đào tạo đã tập trung huy động
học sinh trong độ tuổi vào lớp đạt 98% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Trong đó, số
lượng học sinh tiểu học giảm, còn học sinh Mầm non, THCS, THPT tăng so với
cùng kỳ năm học trước. Về hệ thống trường lớp được duy trì và phát triển, năm

học 2003 – 2004, thành lập mới 05 trường (03 trường Mầm non, 01 trường tiểu
học, 01 trường Phổ thông Dân lập) nâng tổng số trường trong toàn huyện lên
79 trường.
Công tác phổ cập giáo dục tiểu học – chống mù chữ và phổ cập THCS
thường xuyên được duy trì. Ngoài việc tập trung hoàn thành hồ sơ cập nhật năm
2003 huyện còn xúc tiến chỉ đạo hoàn thành hồ sơ và ra quyết định công nhận 2
xã Lợi An và Khánh Bình Tây hoàn thành phổ cập THCS trong năm 2003.
Thực hiện chương trình xoá phòng học cây lá tạm, đến nay trong toàn
huyện có 100% phòng học được xây dựng từ bán cơ bản trở lên. Đồng thời
chuẩn bị mặt bằng để triển khai thực hiện chương trình kiên cố hoá trường lớp
giai đoạn 2003 – 2005 nhằm từng bước xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn
quốc gia trên địa bàn toàn huyện. Riêng đối với 02 trường mầm non Phong Lạc
và THCS U Minh đến nay cơ bản đã hoàn thành các chuẩn quy định.
Tuy vậy, chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy và học ở cấp
trung học phổ thông chưa đạt yêu cầu. Kết quả kì thi tốt nghiệp trung học phổ
thông năm nay có chuyển biến hơn nhưng vẫn đạt thấp so với tỷ lệ chung của
tỉnh.
2.14. Phong trào đã vận động nhân dân nêu cao truyền thống văn hoá
đoàn kết phát huy dân chủ thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ chính trị – kinh
tế – xã hội của huyện nhà.
Nhiều phong trào đã tổ chức các hình thức tương trợ giúp nhau làm kinh
tế, đã huy động sức dân tự giải quyết các vấn đề thiết yếu, bức xúc trong từng
hộ gia đình, đồng thời phát huy tiềm năng nội lực của người dân trong chuyển
đổi cơ cấu kinh tế, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi...
có nhiều mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả, khôi phục phát triển nuôi
tôm sú ở vùng chuyển dịch để góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết tình
hình lao động tương đối tốt ngày trong hộ gia đình, cụm dân cư làm cho đời
sống kinh tế ngày càng ổn định từng bước phát triển đi lên. Nhờ đó người dân
tích cực hưởng ứng, điển hình là việc đóng góp xây dựng đường giao thông,
kéo điện, lưới điện trên 65% hộ dân có điện dùng, hộ dân sử dụng nước sạch

trên 98%, xây dựng trường học, xây dựng nhà tình nghĩa, tình thương... đồng
thời tham gia xây dựng các công trình phúc lợi đã được triển khai mang tính xã
hội hoá cao, trở thành việc làm thường xuyên.
Nhân dân tích cực tham gia xây dựng những mô hình tự quản xóm, ấp,
hộ an toàn, để tự hoà giải mâu thuẫn nội bộ, giáo dục cảm hoá những người lầm
lỡ, giám sát đấu tranh bài trừ tệ nạn xã hội để góp phần bảo vệ an ninh tổ quốc,
trật tự an toàn xã hội.

18


Phong trào tham gia hoạt động văn hoá, thể thao ở các ấp văn hoá trong
huyện từng bước có phát triển như tổ chức hội thi, hội diễn, hội thi “Nét đẹp
thanh niên ấp văn hoá” tạo được không khí sôi nổi sáng tạo trong xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở.
Nhận thức của mọi tầng lớp nhân dân được nâng lên. Nhân dân tham gia
đông đủ các cuộc họp, để bàn bạc dân chủ.... Quy ước ấp văn hoá đã góp phần
cụ thể hoá quy chế dân chủ một cách dễ hiểu, dễ nhớ để nhân dân dễ dàng thực
hiện.
Bên cạnh còn phát huy các công trình di tích văn hoá hiện có để trên cơ
sở giáo dục truyền thống “Quê hương Trần Văn Thời” cho nhân dân nhất là thế
hệ trẻ.
3. Những tồn tại hạn chế.
Dù đạt kết quả trên, nhưng trong công tác xây dựng ĐSVH còn một vài
xã lúng túng chưa nắm bắt vững trong quá trình xây dựng. Từ khi có tiêu chí
của Bộ VHTT ban hành. Sự nhận thức chưa sâu trong đội ngũ cán bộ cho nên
ngành nên việc tiến hành có hướng chững lại không tạp trung xây dựng ấp văn
hoá để phấn đấu những năm sau đạt đề nghị về trên công nhận đồng thời sự
phối kết hợp ở cơ sở chưa tập trung. Cán bộ VHTT của huyện thay đổi nhiều
người mới chưa có kinh nghiệm qua thực tiễn nên sự làm tham mưu thực hiện

cho công tác này còn nhiều hạn chế.
Bàn thường trực UBMTTQ từng lúc chưa quyết tâm khắc phục khó khăn
để triển khai, đăng ký, kiểm tra khu dân cư theo yêu cầu và thời gian quy định.
Ban chỉ đạo xây dựng đời sống cơ sở xã thị trấn chưa tập trung, triển khai
ra dân còn chậm, chất lượng phong trào chưa đồng đều ở các khu dân cư, các
xã kinh phí triển khai tổ chức thực hiện còn hạn chế.
4. Nguyên nhân.
4.1. Nguyên nhân mạnh.
Nhìn chung công tác xây dựng đời sống văn hoá năm 2003 được cấp uỷ,
UBND các xã, thị trấn có tập trung cao về công tác này, nhất là xây dựng các ấp
văn hoá trong huyện, những tiêu chí về vật chất và những tiêu chí về tinh thần
các ấp văn hoá, các xã – thị trấn thực hiện đạt kết quả chất lượng cao, các thiết
chế văn hoá từng bước phát triển, đồng thời củng cố nâng cao các ấp văn hoá
được trên công nhận, tiếp tục triển khai các mô hình cho các ấp mới xây dựng.
Phòng VHTT – TT là thường trực của BCĐXDĐSVH cũng thường
xuyên tham mưu báo cáo thỉnh thị các vấn đề liên quan tới công tác đời sống.
Sự nhận thức của lãnh đạo về vấn đề xây dựng đời sống văn hoá, cụ thể
trong xây dựng ấp văn hoá, có sâu sát nắm được tình hình ở cơ sở, để kịp thời
uốn nắn chỉ đạo tiếp tục thực hiện chỉ tiêu nghị quyết của huyện uỷ HĐND,
UBND huyện.

19


Công tác phối kết – hợp các ngành có nhịp nhàng hơn để đưa phong trào
đi lên, nhất là nâng cao hiệu quả hoạt động các ấp văn hoá và các khu dân cư.
Nhận thức của nhân dân được nâng lên tham gia bàn bạc dân chủ trong
xây dựng quy ước ấp văn hoá, đã góp phần cụ thể hoá quy chế dân chủ cơ sở
một cách dễ hiểu, dễ nhớ để nhân dân dễ dàng thực hiện các chủ trương của
Đảng và Nhà nước đề ra.

Cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá đã tác động
đến từng cá nhân hộ gia đình đã thể hiện rõ trong việc tuyên truyền vận động
nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách đã ban hành, cũng như sự phối
hợp các tổ chức thành viên vận động nhân dân thực hiện các phong trào trong
cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”.
4.2. Nguyên nhân tồn tại.
Công tác xây dựng đời sống văn hoá chưa đồng bộ, có nơi chưa được
quan tâm của cấp Uỷ – chính quyền và đoàn thể, việc bố trí cán bộ phụ trách
chưa thật sự phù hợp, do vậy việc phát động xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở
chưa được sâu. Một số nơi thiếu duy trì phong trào hoạt động văn hoá văn nghệ
– thể dục thể thao nói chung, công tác xây dựng đời sống văn hoá nói riêng còn
chạy theo số lượng, chất lượng chưa cao.
Tình hình hoạt động kinh doanh trái phép trên lĩnh vực văn hoá thông tin
vẫn còn diễn ra phức tạp. Công tác quản lý chuyên ngành và sự phối hợp trong
ban chỉ đạo 814 chưa được chặt chẽ.
Hiệu quả hoạt động một số địa phương chưa cao, thiếu chủ động, cán bọ
chưa ổn định, kinh phí, phương tiện trang thiết bị hoạt động còn nhiều thiếu
thốn, nhiều xã, thị trấn chưa có một thiết chế văn hoá, thể thao cụ thể.
- Ban chủ nhiệm các ấp khóm văn hoá rất lúng túng trong việc xây
dựng các chương trình kế hoạch hoạt động, do vậy việc duy trì và phát huy các
tiêu chí của các ấp khóm văn hoá là một vấn đề hết sức khó khăn.
- Một số ban chỉ đạo xã thị, ban chủ nhiệm thiếu sự đôn đốc, kiểm tra
nhắc nhở, không thường xuyên tổ chức hội họp sinh hoạt rút kinh nghiệm nên
dẫn đến một số nơi phong trào có chiều hướng đi xuống.
5. Bài học kinh nghiệm.
Từ thực tiễn hoạt động năm 2003 đã cho thấy những vấn đề cần thiết để
tổ chức hoạt động tốt cho phong trào là:
+ Trước hết cấp uỷ – uỷ ban phải có sự quan tâm sâu sát, thường xuyên
kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo phong trào, kịp thời giải quyết những vấn đề khó
khăn ở ấp văn hoá để các ấp văn hoá có điều kiện từng bước đi vào nề nếp hoạt

động tốt.
+ Đẩy mạnh thật sự dân chủ để tạo động lực nâng cao tính tự giác của
quần chúng tham gia hoạt động phong trào văn hoá – văn nghệ – TDTT và các
phong trào khác.
20


+ Cán bộ VHTT cơ sở phải kinh qua thực tiễn phong trào này mới có đủ
năng lực hoạt động trên lĩnh vực văn hoá đời sống.
+ Nếu phát triển phong trào này phải đa dạng các loại hình hoạt động ở
cơ sở rất cần tổ chức các hoạt động mẫu và định hướng cho phong trào phát
triển những năm kế tiếp đồng thời có một phần kinh phí để tổ chức đi tham
quan học hỏi các nơi có phong trào tốt nhất từ đó có những mô hình mới cách
làm cụ thể từng nơi và kinh phí cho xây dựng phong trào.
+ Quan tâm hơn, đầu tư kinh phí mua sắm cơ sở vật chất và phương tiện
hoạt động, kinh phí hoạt động nhất là ở cơ sở, có như vậy mới đáp ứng được
yêu cầu hoạt động lĩnh vực văn hoá trong giai đoạn cách mạng hiện nay, kịp
thời phát hiện khen thưởng cho phong trào nơi nào có phong trào hoạt động tốt.

CHƯƠNG III
QUAN ĐIỂM PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG
CAO ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở CƠ SỞ NĂM 2004 CỦA HUYỆN
TRẦN VĂN THỜI.
Tiếp tục thực hiện nghị quyết TW 05 (khoá 8) về xây dựng “Nền văn
hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Phấn đấu thực hiện nghị quyết
huyện uỷ – HĐND và kế hoạch UBND huyện. Năm 2004 thực hiện công tác
vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư” cần tập
trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:
I. QUAN ĐIỂM CHUNG CỦA HUYỆN.
Nâng cao hơn nữa nhận thức các cấp Uỷ Đảng, Nhà nước ban hành đoàn

thể cán bộ nhân dân về vai trò, vị trí và ý nghĩa của công tác vận động “toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”. Phát huy những kết quả
đạt được tiếp tục đẩy mạnh phong trào phát triển kinh tế – xã hội chung của
huyện. Từ đó góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế, văn hoá – xã hội mà nghị
quyết Đảng bộ huyện Trần Văn Thời lần thứ X đã đề ra.
Phát huy khả năng trong nhân dân tham gia xây dựng và phát triển văn
hoá, nâng cao mức hưởng thụ văn hoá của nhân dân tập trung những xã vùng
sâu, vùng xa nhất là vùng đồng bào dân tộc.
Kế thừa phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, phong tục tập quán
dân tộc, xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống tốt đẹp, môi trường văn hoá lành
mạnh, phòng chống tệ nạn xã hội.
Tổ chức phối hợp có hiệu quả 6 phong trào và 5 mô hình trong xây dựng
đời sống văn hoá.
Tiếp tục đẩy mạnh, mở rộng và nâng cao hơn nữa hiệu quả cuộc vận
động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá khu dân cư”, cùng các
cuộc vận động, các phong trào yêu nước do các tổ chức thành viên phát động.
21


II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ Ở
CƠ SỞ NĂM 2004 CỦA HUYỆN TRẦN VĂN THỜI.
1. Phương hướng chung.
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền phổ biến sâu rộng
đường lối chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước đến tận quần
chúng nhân dân. tổ chức thường xuyên các hoạt động văn nghệ, thể thao phục
vụ tốt tinh thần đời sống cho nhân dân.
- Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hoá”.
- Từng bước xây dựng các thiết chế văn hoá từ huyện đế cơ sở trong
đó chú trọng việc lập dự án xây dựng một số khu trung tâm văn hoá thể thao xã,

thị trấn.
- Tăng cường công tác phối hợp các ngành, tập trung hoạt động phục
vụ cơ sở, quan tâm chú trọng vùng sâu, vùng xa vùng đồng bào dân tộc.
- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trên mọi lĩnh vực văn hoá
thông tin thể dục – thể thao.
2. Nhiệm vụ và giải pháp cụ thể.
* Xây dựng đời sống văn hoá cơ sở:
xác định đây là công tá trọng tâm và xuyên suốt của ngành, trên cơ sở chỉ
tiêu nghị quyết của huyện uỷ, HĐND huyện, năm 2004, toàn huyện phấn đấu
có 85% hộ gia đình và 75% ấp (khóm) đạt chuẩn văn hoá (tính theo luỹ kế), có
từ 01 đến 02 xã, thị trấn và 70% cơ quan công sở, nơi công cộng trên địa bàn
huyện đạt chuẩn văn hoá. Tập trung nâng cao chất lượng phong trào, tăng
cường củng cố các ấp (khóm) đã đạt chuẩn, vận dụng nhiều giải pháp để duy
trì, phát triển các danh hiệu văn hoá, trong đó có việc xét công nhận các ấp
(khóm) văn hoá tiêu biểu, phấn đấu trong năm có 25 ấp (khóm) đạt danh hiệu
này.
Tổ chức kiểm tra thường xuyên, trong đó có kiểm tra chéo giữa các ấp
(khóm) với nhau. Tiến hành bầu lại BCN các ấp (khóm) hết nhiệm kỳ. Tổ chức
liên hoan gia đình văn hoá, ấp (khóm) văn hoá và một số hoạt động của phong
trào xây dựng đời sống văn hoá.
- Tổ chức sơ kết phong trào xây dựng đời sống văn hoá từ huyện xuống
các xã thị trấn.
- Tiếp tục tập huấn nghiệp vụ cho các cán bộ làm công tác xây dựng đời
sống văn hoá ở cơ sở.
- Chú trọng việc kiện toàn ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá từ
huyện đến các xã, thị trấn và Ban vận động – Ban chủ nhiệm – các câu lạc bộ
để phát huy vai trò chức năng, nhằm nâng cao các hoạt động ở các ấp, khóm.
2.1. Công tác quản lý Nhà nước.
22



Quản lý chặt chẽ các điểm đăng ký hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
văn hoá – thông tin, chú trọng các điểm karaokê, kiểm tra thực hiện chỉ thị số
09 của Chính Phủ về việc kiểm tra hoạt động văn hoá kinh doanh văn hoá
phẩm.
Tiếp tục thực hiện Nghị định 87, 88/ CP và Nghị định 31/CP của chính
phủ, tăng cường công tác kiểm tra xử lý đúng theo quy định đối với các điểm
hoạt động trên lĩnh vực văn hoá. Kiện toàn đội ngũ kiểm tra 814. Tổ chức học
tập, quán triệt nghị định 31 cho những hộ hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực
văn hoá.
2.2. Công tác tổ chức đào tạo.
- Tăng cường công tác đào tạo cán bộ, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ
cơ sở, nhất là thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá.
- Kiện toàn bộ máy tổ chức của phòng văn hoá thông tin thể dục thể
thao, trong đó có việc hình thành trung tâm văn hoá, thể thao trực thuộc của
phòng, đồng thời với việc ổn định các Ban văn hoá xã, thị trấn, nhằm đẩy mạnh
các hoạt động hoàn thành kế hoạch chỉ tiêu đề ra.
2.3. Công tác xây dựng cơ bản.
- Tiến hành lập dự án xây dựng các thiết chế văn hoá các xã, Thị và sửa
sang nâng cấp khu văn hoá huyện. Đầu tư mua sắm trang thiết bị phục vụ cho
các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ.
- Tiến hành lập kế hoạch nâng cấp sửa chữa thư viện huyện và các
phòng đọc, tủ sách ở cơ sở.
2.4. Công tác thông tin tuyên truyền.
- Tập trung tuyên truyền các Chỉ thị, Nghị quyết, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật Nhà nước các kế hoạch nhiệm vụ chính trị của địa
phương và Tết Nguyên Đán, các ngày tết của người dân tộc, lễ hội Nghinh Ông
và đặc biệt chú trọng phục vụ tuyên truyền kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện
Biên Phủ.
- Tuyên truyền phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, ma tuý, mại

dâm.
+ Số buổi tuyên truyền cổ động của huyện: 120 buổi.
+ Số buổi tuyên truyền của các xã thị: 1000 buổi.
+ Phục vụ người nghe và xem:

600.000 lượt người.

2.5. Hoạt động văn hoá văn nghệ.
- Đầu tư xây dựng 12 chượng trình mới sinh động, với nội dung chủ đề
ngợi ca về Đảng, Bác Hồ, đồng thời bám sát nhiệm vụ chính trị của địa phương,
chú trọng các chương trình phục vụ lễ hội trong năm như: Lễ hội Nghinh Ông;
Tết dương Lịch, Tết nguyên Đán; Tết của đồng bào dân tộc. Tổ chức biểu diễn
phục vụ 90 buổi trong đó chú trọng những vùng sâu, vùng xa.
23


- Xây dựng 5 chương trình tham gia hội thi cấp tỉnh, và tổ chức 06 cuộc
thi cấp huyện, chỉ đạo cho các cuộc hội thi ở cơ sở.
- Mở 5 lớp năng khiếu hè cho các em thanh thiếu niên trong toàn
huyện.
- Mở rộng giao lưu văn hoá văn nghệ với đơn vị bạn trong và ngoài
tỉnh.
2.6. Thông tin triển lãm – truyền thống.
- Tập trung bảo quản các tư liệu tranh ảnh hiện có, có kế hoạch tăng
cường bổ sung các hiện vật và tranh ảnh mới cho phòng triển lãm, các phòng
truyền thống các xã thị trấn.
- Phối hợp với trung tâm văn hoá tỉnh tổ chức 30 cuộc triển lãm tại
huyện và cơ sở, thu hút từ 70 – 75 ngàn lượt người đến xem.
- Có kế hoạch tư sửa Bia tượng đài, bia tưởng niệm ở địa phương.
- Phát hành 4.500 tài liệu tuyên truyền và vẽ mới 140 panô cổ động và

sửa chữa lại các cụm panô đã bị xuống cấp.
- Cũng cố lại các phòng truyền thống đã có và xây dựng thêm từ 2 – 3
phòng truyền thống mới cho các xã, thị trấn.
2.7. Hoạt động thư viện.
Nâng cấp, sửa chữa lại thư viện huyện, đầu tư 15 triệu đồng để bổ sung
thêm sách báo vào thư viện, phục vụ 35.000 lượt bạn đọc, quản lý chặt chẽ các
điểm phòng đọc và tủ sách cơ sở, thực hiện tốt công tác luân chuyển sách từ
tỉnh về huyện vầ từ huyện xuống cơ sở, chú trọng ở các ấp (khóm) văn hoá
vùng sâu, vùng xa và các nông lâm ngư trường.
2.8. Hoạt động thể dục thể thao.
Đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao ở cơ sở chú trọng phong trào ở
các trường hợc, thực hiện tốt theo phương châm xã hội hoá hoạt động thể dục
thể thao.
Tiếp tục thực hiện công tác điều tra gia đình thể thao, đẩy mạnh cuộc vận
động, phấn đấu năm 2004 đạt 14% (850 hộ), số người tập luyện thường xuyên
đạt 10%, mở rộng mạng các câu lạc bộ thể dục thể thao. Tổ chức và chỉ đạo các
giải thi đấu thể thao ở cơ sở và cấp huyện, tham gia đầy đủ các giải thi đấu cấp
tỉnh, cụ thể là:
- Tổ chức 20 giải thể thao cấp xã, 05 giải thể thao cấp huyện và tham
dự 03 – 04 giải thể thao cấp tỉnh... Đồng thời duy trì và phát huy thêm số vận
động tham gia vào đội tuyển của tỉnh, phấn đấu trong năm đạt từ 2 – 3 huy
chương các loại...
- Duy trì – củng cố các câu lạc bộ hiện có và thành lập 40 câu lạc bộ thể
dục, thể thao của các bộ môn cho cơ sở.
24


- Mở lớp tập huấn nghiệp vụ chuyên môn cho cơ sở và đưa đi đào tạo
cán bộ chính quy từ 01 – 02 đồng chí có trình độ để bổ sung vào các bộ phận
còn thiếu và yếu.

3. Biện pháp thực hiện.
Để thực hiện tốt công tác “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá
khu dân cư” năm 2004 để đẩy mạnh các biện pháp đồng bộ.
Tăng cường sự quan tâm của cấp uỷ Đảng, UBND để đẩy mạnh công tác
tuyên truyền sâu rộng hơn nữa. Củng cố nâng cao chất lượng các trạm truyền
thanh cho các ấp văn hoá về khắp các xã để đưa nội dung xây dựng đời sống
văn hoá kịp thời nêu các gương điển hình để góp phần thúc đẩy phong trào.
Tiếp tục củng cố BCĐ XD ĐSVH từ huyện đến xã, để nâng cao trách
nhiệm của mỗi thành viên, đồng thời có kế hoạch chỉ đạo sâu sát đôn đốc nhắc
nhỡ thực hiện tốt hơn.
Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động VH – TT, bên cạnh Nhà nước cần
đầu tư một số kinh phí để trang bị phương tiện cho cơ sở hoạt động từ đó mới
giữ vững phong trào đi lên.
Tranh thủ kinh phí hoạt động cho Ban chỉ đạo xây dựng đời sống văn hoá
huyện xã – thị trấn.
Quá trình thực hiện cần đề nghị về trên điều chỉnh các tiêu chí để phù
hợp và bổ sung một số nội dung trong xây dựng gia đình văn hoá cũng như xây
dựng ấp văn hoá.
Thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm những vi
phạm trong hoạt động văn hoá – dịch vụ văn hoá và bài trừ các tệ nạn xã hội.
Các xã cần khắc phục tốt thực hiện sổ bộ, xử lý số liệu để làm cơ sở quản
lý công tác xây dựng đời sống văn hoá cơ sở đạt kết quả tốt.
Kịp thời thỉnh thị báo cáo phản ánh phong trào xây dựng đời sống văn
hoá ở cơ sở đồng thời đẩy mạnh công tác thi đua khen thưởng nhằm ghi nhận
thành tích và khen thưởng thoả đáng để thúc đẩy thi thực hiện phong trào được
tốt hơn.
4. Kiến nghị.
Xuất phát từ kết quả đạt được cũng như những mặt hạn chế tồn tại. Để
tạo điều kiện cho các hoạt động của ngành văn hoá thông tin – thể dục thể thao
ngành phục vụ tốt hơn, chúng tôi xin có mấy kiến nghị như sau:

- Cần có sự quan tâm hơn của các cấp lãnh đạo về tổ chức bộ máy,
nhân sự và kinh phí cho các hoạt động văn hoá thông tin – thể dục thể thao từ
huyện đến cơ sở.
- Có sự chỉ đạo kỳ quyết và tập trung hơn đối với các phong trào, nhất
là phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”

25


×