Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Xây dựng Đảng - CAO CẤP CHÍNH TRỊ K42-2014 XD dang 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76 KB, 5 trang )

Xây dựng Đảng - ND1 ok
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục khẳng định: “Đảng Cộng sản
Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân
lao động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và của dân tộc”.
Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn quan điểm trên đây và đề xuất các giải pháp giữ vững bản
chất giai cấp công nhân của Đảng trong tình hình hiện nay?
1. Cơ sở lý luận của quan điểm
a. Chủ nghĩa Mác – Lê nin về bản chất giai cấp công nhân của Đảng
Đối với chủ nghĩa Mác-Lênin, sự ra đời của Đảng Cộng sản trước hết là để đáp ứng đòi
hỏi sự nghiệp giải phóng giai cấp, để giải quyết mâu thuẫn đối kháng giữa giai cấp công nhân
và giai cấp tư sản. Đối với Hồ Chí Minh "cách mạng trước hết cần có Đảng" là để đáp ứng đòi
hỏi giải phóng cả dân tộc Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930) không chỉ
vì lợi ích của giai cấp công nhân hay những người cộng sản mà trước hết là để cứu lấy con Lạc,
cháu Hồng, con Rồng, cháu Tiên, con dân nước Việt. Đây là một quan điểm mới mẻ, sáng tạo
của Hồ Chí Minh về tính tất yếu phải có Đảng Cộng sản ở một nước thuộc địa.
Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ: Đảng Cộng sản là tổ chức tiên tiến của giai cấp công nhân.
Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăngghen viết: "Những người cộng sản là
bộ phận kiên quyết nhất trong các đảng công nhân ở tất cả các nước, họ là bộ phận luôn thúc
đẩy phong trào tiến lên, họ hơn bộ phận khác của giai cấp vô sản ở chỗ họ hiểu rõ những điều
kiện, tiến trình và kết quả của phong trào vô sản 3. Chủ nghĩa Mác-Lênin cho rằng, Đảng Cộng
sản là Đảng của giai cấp công nhân nhưng lợi ích của những người Cộng sản không chỉ gắn bó
chặt chẽ với giai cấp công nhân mà còn không thể tách rời lợi ích của dân tộc. Chủ nghĩa MácLênin cũng đòi hỏi giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn
lên thành giai cấp trong dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc. V.I.Lênin nhấn mạnh: Những
người cộng sản chỉ hoàn thành vai trò người chiến sĩ tiên phong đấu tranh cho tự do "khi không
một lúc nào quên vai trò đặc biệt của họ trong xã hội hiện nay, không lãng quên những nhiệm
vụ đặc biệt, có tính chất lịch sử toàn thế giới của họ là giải phóng nhân loại khỏi ách đô hộ về
kinh tế, đồng thời giương cao ngọn cờ của toàn dân đấu tranh cho tự do"4
- Để giải phóng mình, GCCN trước hết phải thanh toán GCTS ở nước mình, phải trở thành
dân tộc. Mác- Ăngghen viết trong Tuyên ngôn của ĐCS:
- “Đương nhiên là trước hết, giai cấp vô sản mỗi nước phải thanh toán xong giai cấp tư sản


nước mình đã.”
- “Vì giai cấp vô sản mỗi nước trước hết phải giành lấy chính quyền, phải tự vươn lên thành
giai cấp dân tộc, phải tự mình trở thành dân tộc,
b.Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Đảng
Sự áp bức bóc lột của thực dân, phong kiến đã đẩy nhân dân Việt Nam đến tình trạng "hấp
hối trong vòng tử địa", Hồ Chí Minh viết: "Tư bản và đế quốc chủ nghĩa nó lấy tôn giáo và văn
hóa làm cho dân ngu, lấy phép luật buộc dân lại, lấy sức mạnh làm cho dân sợ, lấy phú quý làm
cho dân tham. Nó làm cho dân nghe đến 2 chữ cách mệnh thì sợ rùng mình" l. Như vậy, có áp
bức, bóc lột thì có đấu tranh. Khi sự áp bức, bóc lột càng nặng nề, tàn bạo thì tinh thần đấu
tranh của quần chúng lao khổ càng mạnh mẽ, quyết liệt. Trước sự diệt vong của dân tộc, giống
nòi, người Việt Nam ngày càng ý thức được rằng có cách mạng thì sống, không có cách mạng
1


thì chết, "muốn sống thì phải làm cách mạng". Từ đây, Hồ Chí Minh đặt câu hỏi: "Cách mệnh
trước hết phải có cái gì?". Câu trả lời được Hồ Chí Minh khẳng định, cách đây hơn 80 năm là:
"Trước hết phải có Đảng cách mệnh".
Từ các quan điểm trên đây của chủ nghĩa Mác-Lênin, vận dụng vào thực tiễn Việt Nam, Hồ
Chí Minh và Đảng ta đã bổ sung, phát triển sáng tạo những quan điểm mới về mối quan hệ giữa
Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc Việt Nam.
Trong các Văn kiện được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ: Đảng
là đội tiên phong của giai cấp vô sản, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng. Tư
tưởng trên đây được Hồ Chí Minh quán triệt trong nhiều tác phẩm, bài nói, bài viết sau đó. Nói
chuyện với công nhân mỏ Quảng Ninh, Hồ Chí Minh vạch rõ: Đảng là tổ chức tiên phong của
nhân dân lao động mà trước hết là giai cấp công nhân.
Tuy nhiên, từ sau Cách mạng Tháng Tám 1945, quan điểm của Hồ Chí Minh về mối quan hệ
giữa Đảng với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và dân tộc có bước phát triển. Cách mạng
Tháng Tám mới thành công, Nhà nước non trẻ dân chủ cộng hòa lại bị đặt trước tình thế "ngàn
cân treo sợi tóc". Các thế lực xâm lược từ phương bắc, phương đông, phương Tây tràn vào Việt
Nam. Mục tiêu hàng đầu của chúng là "tiêu diệt Đảng ta". Trước tình hình đó, Hồ Chí Minh

vạch rõ: "Đảng không thể do dự, phải dùng mọi cách để sống còn, phải quyết đoán mau chóng,
phải dùng những phương pháp đau đớn để cứu vãn tình thế". Giải pháp đúng đến ứng phó được
Hồ Chí Minh và Đảng ta đưa ra là: ngày 11-11-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương tuyên bố tự
giải tán. Đảng rút vào hoạt động bí mật tiếp tục giữ vững vai trò lãnh đạo công cuộc kháng
chiến, kiến quốc. Lý do chính thức được Đảng giải thích là: "Để tỏ rằng, những đảng viên cộng
sản là những chiến sĩ tiên phong của dân tộc, bao giò cũng hy sinh tận tụy vì sự nghiệp giải
phóng của toàn dân, sẵn sàng đặt quyền lợi quốc dân lên trên quyền lợi của giai cấp, hy sinh
quyền lợi riêng của đảng phái cho quyền lợi chung của dân tộc". Tiếp tục phát triển tư tưởng
Đảng của dân tộc, tháng 1-1946, khi trả lời các nhà báo nước ngoài, Hồ Chí Minh nói: "vì hoàn
cảnh và trách nhiệm, tôi phải đứng ra ngoài mọi đảng phái... Nếu cần có đảng thì sẽ là Đảng
dân tộc Việt Nam. Đảng đó sẽ chỉ có một mục đích làm cho dân tộc hoàn toàn độc lập".
Tư tưởng Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và cả dân
tộc, tiếp tục được Hồ Chí Minh phát triển những năm 50.
Báo cáo chính trị tại Đại hội toàn quốc lần thứ II (1951), Hồ Chí Minh vạch rõ: "Đảng
Lao động Việt Nam là Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, cho nên nó phải là
Đảng của dân tộc Việt Nam". Trong tác phẩm Thường thức chính trị (1953), Hồ Chí Minh viết:
Đảng ta có hàng chục vạn đảng viên, Đảng có mối liên hệ chặt chẽ với quần chúng như chân
tay ruột thịt. Các đảng viên của Đảng đều quyết tâm, một lòng, một chí phụng sự giai cấp và
nhân dân. "Vì vậy, Đảng là đảng của giai cấp lao động, mà cũng là đảng của toàn dân". Tháng
10-1957, Hồ Chí Minh nói: "Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là
đội tiên phong của dân tộc".
Những năm 60 của thế kỷ XX, Hồ Chí Minh nhiều lần thể hiện quan điểm của mình về mối
quan hệ giữa Đảng Cộng sản với giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc. Phát
biểu trước những người tham dự Hội nghị bồi dưỡng chỉnh huấn Trung ương (l-1965), Hồ Chí
Minh khẳng định: "Đảng ta xứng đáng là đội tiên phong, là bộ tham mưu của giai cấp vô sản,
của nhân dân lao động và của cả dân tộc".
2. Cơ sở thực tiễn của sự diễn đạt
- Đảng ta từ khi ra đời đến nay không chỉ là đội tiên phong của giai cấp công nhân, mà còn
là đội tiên phong của nhân dân lao động và từ khi trở thành đảng cầm quyền, Đảng còn là đội
2



tiên phong của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân
lao động và của dân tộc
Luận cương cách mạng Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh trình bày tại Đại hội II của
Đảng (1951) chỉ rõ: "Đảng Lao động Việt Nam không phải chỉ là đội tiền phong và bộ tham
mưu cửa giai cấp công nhân mà thôi. Nó cũng là đội tiên phong, bộ tham mưu chung của nhân
dân lao động, mà chính vì thế, nó là đội tiên phong và bộ tham mưu của dân tộc Việt Nam nữa".
Cần nhấn mạnh rằng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đã nhiều lần chỉ rõ: Đảng Cộng sản Việt
Nam, Đảng Lao động Việt Nam là đội tiên phong, bộ tham mưu của giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và cả dân tộc Việt Nam. Tuy vậy, về thực chất chính Đảng cách mạng được thành
lập ở Việt Nam từ năm 1930 luôn là chính Đảng mang bản chất giai cấp công nhân. Ngay từ
Đại hội II, Đảng ta đã khẳng định: một Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng,
lấy dân chủ tập trung làm nguyên tắc tổ chức, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật phát
triển. Một đảng có những điều kiện cốt yếu về nền tảng tư tưởng, nguyên tắc tổ chức và quy
luật phát triển Đảng như trên thì thực tế là chính Đảng cách mạng kiểu mẫu của giai cấp công
nhân, là Đảng mácxít lêninnít.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục suy nghĩ, tìm tòi, vận dụng sáng
tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất giai cấp của Đảng và cách diễn đạt về Đảng. Báo cáo bổ
sung sửa đổi Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương khóa IX trình Đại hội X cho rằng,
hiện nay trong cách diễn đạt về Đảng cần làm rõ những nội dung cơ bản sau:
Một là, phải khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Bản chất đó được thể
hiện ở mục tiêu, lý tưởng của Đảng là chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, nền tảng tư tưởng
của Đảng là chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng
là tập trưng dân chủ, Đảng liên hệ mật thiết với quần chúng, lấy tự phê bình và phê bình làm
quy luật phát triển.
Hai là, cần thể hiện rõ hơn mối quan hệ giữa Đảng với giai cấp và dân tộc theo tư tưởng
Hồ Chí Minh. Đại hội nhấn mạnh trong điều kiện hiện nay khi chúng ta nêu cao tư tưởng đại
đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh toàn dân tộc thì cũng cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh
trong cách diễn đạt về Đảng.

Ba là, theo Hồ Chí Minh quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của dân
tộc là thống nhất, ngoài mục đích phục vụ lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
cả dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam không có mục đích nào khác. Sự ra đời, tồn tại và phát
triển của Đảng vì lợi ích của giai cấp công nhân mà cũng vì lợi ích của nhân dân lao động và cả
dân tộc Việt Nam .
Bốn là, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam không chỉ xuất thân từ giai cấp công
nhân mà được lựa chọn từ tất cả những người ưu tú, tiên tiến trong giai cấp công nhân, nhân
dân lao động và cả dân tộc. Điều lệ vắn tắt của Đảng do Hồ Chí Minh soạn thảo và được Hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thông qua đã viết: Ai tin theo chủ nghĩa Cộng sản, chương
trình Đảng và Quốc tế Cộng sản, hăng hái tranh đấu và dám hy sinh phục tùng mệnh lệnh của
Đảng, đóng đảng phí và chịu phấn đấu trong một bộ phận Đảng thì được vào Đảng. Điều lệ vắn
tắt cũng quy định những điều kiện cần thiết để công nhân, thợ thủ công, dân cày, học sinh, các
giai cấp khác, các đảng phái khác có thể gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam. Năm 1960, Hồ Chí
Minh nhấn mạnh: đảng ta là con nòi, xuất thân từ giai cấp lao động".
Quán triệt các quan điểm trên, Văn kiện Đại hội X khẳng định: "Đảng Cộng sản Việt
Nam là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao
động và của dân tộc Việt Nam; đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao
3


động và của dân tộc". Có thể nói, ở nước ta không chỉ những người cộng sản mà quần chúng
nhân dân đều coi Đảng Cộng sản Việt Nam là "Đảng của chúng ta".
Quan điểm trên đây đã tạo được sự đồng thuận cao tại hội nghị đại hội đảng các cấp tại
Đại hội X. Tại Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, có 78,7% số ủy viên tán thành. Tại Đại hội
đảng cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương số đại biểu tán thành là 72%. Tại Đại hội đảng
toàn quốc lần thứ X, số dại biểu tán thành đạt tỉ lệ 76,83%".
Tóm lại, cách diễn đạt như Văn kiện Đại hội X là sự khẳng định bản chất giai cấp công nhân
của Đảng, phù hợp với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, vừa nêu được nét đặc thù của Đảng,
phù hợp với sự phát triển sảng tạo của Hồ Chí Minh, vừa đáp ứng nguyện vọng, tình cảm của
nhân dân. Cách diễn đạt ấy hoàn toàn không phải là sự hạ thấp bản chất giai cấp công nhân của

Đảng mà chính là để hiểu bản chất ấy một cách sâu sắc, nhuần nhuyễn hơn. Cách diễn đạt của
Đại hội X, đòi hỏi Đảng chẳng những phải ngày càng nâng cao lập trường, tư tưởng phục vụ lợi
ích giai cấp công nhân mà còn phải học tập, kế thừa. phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
tăng cường sự đồng thuận xã hội, đoàn kết, tập hợp toàn dân tộc, phấn đấu cho lợi ích của nhân
dân lao động và cả dân tộc.
3. Đề xuất các giải pháp giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng trong tình
hình hiện nay
Ðể giữ vững và nâng cao bản chất giai cấp công nhân của Ðảng trong thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HÐH đất nước, cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản như sau:
Một là, Ðảng cần thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng để cán bộ, đảng viên nâng cao nhận
thức về vai trò và sứ mệnh lịch sử của GCCN; tiếp tục xây dựng và lãnh đạo thực hiện có hiệu
quả chiến lược về GCCN gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; làm cho GCCN thật sự
là nòng cốt của liên minh công nhân - nông dân - trí thức, nền tảng của khối đại đoàn kết toàn
dân tộc; chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương triển khai một cách quyết liệt, đồng bộ và
có hiệu quả Nghị quyết 20-NQ/T.Ư của Ban Chấp hành T.Ư Ðảng (khóa X).
Thứ hai, kiên định chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng sáng tạo
trong mọi hoạt động của Ðảng; thường xuyên nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, bổ sung, phát triển
lý luận, giải quyết đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra. Không ngừng nâng cao trình độ, tư
duy lý luận, khoa học cho cán bộ, đảng viên, bảo đảm cho họ nhận thức và thực hiện đúng
những vấn đề về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Thứ ba, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt của Ðảng,
tăng cường quan hệ gắn bó giữa Ðảng với nhân dân. Phát huy dân chủ phải đi đôi với giữ gìn
và tăng cường kỷ luật trong Ðảng. Xây dựng, hoàn thiện, làm theo quy chế hoạt động của các
cấp ủy Ðảng. Hoàn thiện quy chế bảo đảm quyền kiểm tra, giám sát của tập thể đối với cá nhân,
của đảng viên và nhân dân với ủy viên và tập thể cấp ủy. Kết hợp giám sát trong Ðảng với giám
sát của Nhà nước và nhân dân. Tăng cường vai trò giám sát và phản biện của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội trong việc đề ra đường lối, chủ trương, chính sách của Ðảng.
Thứ tư, xác định rõ vị trí, chức năng, nhiệm vụ, vai trò nền tảng của tổ chức cơ sở đảng, tăng
cường sức chiến đấu của các tổ chức đảng; làm cho tổ chức đảng thật sự là hạt nhân lãnh đạo,
đoàn kết, quy tụ, thống nhất lực lượng công nhân lao động, hướng họ vào các phong trào thi

đua thúc đẩy sản xuất, phát triển kinh tế.
4


Củng cố, tăng cường chất lượng hoạt động của tổ chức đảng gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ,
đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định, tuyệt đối trung thành với Ðảng, hết lòng
phấn đấu vì lợi ích của Ðảng, của dân tộc; có phẩm chất, đạo đức, lối sống trong sáng, gương
mẫu, chí công vô tư; có năng lực hoàn thành nhiệm vụ, có ý thức tổ chức kỷ luật, gắn bó mật
thiết với nhân dân; luôn giữ vững lập trường, quan điểm của GCCN. Trước hết là triển khai
thực hiện có hiệu quả Nghị quyết T.Ư 4 khóa XI: "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Ðảng
hiện nay".
Ðối với các doanh nghiệp chưa có tổ chức đảng, nhất là các doanh nghiệp ở khu vực kinh
tế ngoài nhà nước, cần có các biện pháp phù hợp để tuyên truyền vận động, tập hợp công nhân
tham gia sản xuất và hoạt động các phong trào quần chúng, từ đó tìm được những người tiên
tiến, tích cực, bồi dưỡng kết nạp họ vào Ðảng.
Thứ năm, củng cố cơ sở xã hội của Ðảng, nâng cao chất lượng GCCN, phát triển đội ngũ
công nhân trí thức. Ðây là nội dung cần được quán triệt trong thời đại kinh tế tri thức và toàn
cầu hóa, bởi chỉ có công nhân trí thức mới thật sự sở hữu được khoa học, công nghệ hiện đại.
Ðây cũng chính là cốt lõi của lực lượng sản xuất mới hiện đại - cơ sở của phát triển vượt bậc
của năng suất lao động xã hội trong thời đại của kinh tế tri thức và toàn cầu hóa.
Thứ sáu, củng cố và tăng cường chất lượng hoạt động của tổ chức công đoàn - yếu tố
quan trọng bảo đảm bản chất GCCN của Ðảng. Cần nâng cao địa vị pháp lý của tổ chức công
đoàn trong xã hội; khẩn trương thành lập tổ chức công đoàn trong những doanh nghiệp chưa có
công đoàn, trước hết là các doanh nghiệp có đông công nhân lao động; tuyển chọn, đào tạo, bố
trí đội ngũ cán bộ công đoàn có tính chuyên nghiệp vào hoạt động trong những doanh nghiệp;
xác định rõ cơ chế hoạt động của công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp với các cấp ủy Ðảng,
công đoàn cấp trên và đại diện người sử dụng lao động, để các công đoàn cơ sở trong doanh
nghiệp hoạt động có hiệu quả, thật sự là người đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của công nhân lao động, làm cho người sử dụng lao động tôn trọng và thực hiện nghiêm
pháp luật có liên quan đến quyền lợi của người lao động.

Giữ vững và tăng cường bản chất GCCN của Đảng, quán triệt quan điểm GCCN trong
công tác xây dựng Đảng là những vấn đề cốt lõi, có tính nguyên tắc, đảm bảo cho Đảng ta thật
sự là Đảng cách mạng và khoa học, xứng đáng là một Đảng kiểu mới, một Đảng chân chính
trung thành phấn đấu vì lợi ích của GCCN, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc Việt
Nam.

5



×